Cô Phương Bất Tự Thưởng
Quyển 2 - Chương 43
Đại quân Bắc Mạc đang trên đường trở về.
Nhược Hàn nhận được thư của Tắc Doãn do lính đưa thư mang về.
Trái tim đã trải qua bao trận chiến chùng xuống theo từng câu chữ.
Bức thư mỏng bỗng trở nên nặng trĩu, hai tay Nhược Hàn nắm chặt bức thư, nhìn về phía Sâm Vinh thở dài: “Bạch cô nương mất rồi”. Khuôn mặt của vị tướng lĩnh đứng đầu Bắc Mạc như phủ đầy một lớp sương băng giá.
Đi rồi, nữ thống soái phong thái trác tuyệt ấy đã đi rồi.
Nàng chết ở sơn mạch Tùng Sâm băng lạnh, xương cốt bị bầy lang sói tha đi khắp nơi, chỉ còn lại cây trâm dạ minh châu tinh xảo sáng trên nền tuyết.
Trận chiến Kham Bố, nàng ung dung cười nói trước đại quân Đông Lâm… Ai ngờ, bậc kỳ nữ ấy lại có kết cục thế này?
Sâm Vinh sững sờ hồi lâu, giọng rất khẽ: “Có thật không?”.
Thật không thể tin, thật khiến người ta không thể nào tin.
Bạch Sính Đình, một khúc đàn của nàng đã đuổi lui mười mấy vạn quân dưới thành Kham Bố.
Chỉ cần một khúc.
“Thượng tướng quân phu nhân Dương Phượng cũng đổ bệnh rồi.” Ngừng một chút, Nhược Hàn cười chua chát, “Chúng ta đều đã lầm”.
Sâm Vinh không hiểu.
Nhược Hàn đáp: “Sở Bắc Tiệp vì không biết nơi ẩn cư của Thượng tướng quân Tắc Doãn, nên nửa đêm mới xông vào doanh trại quân ta, lớn tiếng dọa dẫm. Hắn đã đi theo lính truyền tin của chúng ta đến chỗ Thượng tướng quân Tắc Doãn”.
Sâm Vinh biến sắc: “Đó chẳng phải vì…”.
“Sở Bắc Tiệp không đến để giết người, mà đến để tìm người, tìm vương phi của mình, Bạch Sính Đình.”
“Sở Bắc Tiệp chẳng màng sống chết, nửa đêm xâm nhập quân doanh của chúng ta không vì quốc gia đại sự mà chỉ bởi vì nhi nữ tình trường.” Sững sờ hồi lâu, Sâm Vinh thở dài, “Hóa ra Sở Bắc Tiệp tấn công Vân Thường vì Bạch cô nương. Đây không phải cái cớ, mà thực sự là như vậy”.
Nhược Hàn gật đầu, đáp: “Đúng vậy, nay Bạch cô nương đã bỏ mạng ở sơn mạch Tùng Sâm, hùng tâm tráng chí của Sở Bắc Tiệp cũng hết. Tuy hắn và Bắc Mạc ta có mối thâm thù, nhưng hắn thực sự là bậc anh hùng khó kiếm thời nay”.
Đáng tiếc và đáng buồn thay.
Một kẻ là anh hùng, một người là giai nhân.
Ông Trời thật biết trêu đùa con người.
Hai vị chiến tướng từng đi theo Sính Đình trong trận đánh Kham Bố nên lòng không khỏi buồn thương. Trầm ngân giây lát, Sâm Vinh khẽ bảo: “Dù người khác nghĩ thế nào, tối nay Sâm Vinh cũng phải tìm một nơi thắp nén nhang cho Bạch cô nương. Thuộc hạ sẽ lấy bên quản lương quân vụ ít rượu thịt ngon, còn nữa, trong doanh trại còn mấy vò rượu, thuộc hạ cũng lấy hết. Thượng tướng quân, trong quân không cho phép tướng lĩnh uống rượu, nhưng Sâm Vinh mong Thượng tướng quân nể tình, cho phép tối nay thuộc hạ được uống cho thỏa, được không?”.
“Sao lại không được?”, Nhược Hàn cảm khái, “Đêm nay, tất cả tướng lĩnh Bắc Mạc từng tham gia trận chiến Kham Bố sẽ vì Bạch cô nương mà uống say một trận dưới trăng”.
Say sẽ quên nỗi đau, sao có thể không say?
Thế gian này, liệu có mấy Bạch Sính Đình?
Sắc trời sao cứ mãi u ám, u ám đến nỗi như mang điềm chẳng lành.
Và cả đôi mắt nàng cũng như có ai đang bịt chặt, không thể mở ra được?
Trong trí nhớ, nàng đã ở giữa mênh mông tuyết trắng, hương thơm của tuyết xộc vào mũi, thấm vào gan, vào ruột.
Nàng cũng từng mặc xiêm áo lộng lẫy, chân trần đứng trên ca đài tinh tế của vương phủ, khẽ cất giọng hát. Bất chợt nhìn xuống, nàng thấy những khuôn mặt thân thuộc đi ngang qua bị giọng hát của nàng níu lại, mọi người đều say mê lắng nghe.
Nhưng rồi tất cả đều tan biến.
Khi nào? Tại sao? Nỗi bi ai bỗng đè nặng khiến người ta không hiểu rõ nguyên nhân, dường như không có lý do, bi ai vì số trời đã định, hay để bù lại sự thông minh mà ông Trời ban tặng?
“Cô nương? Cô nương?”, giọng nói từ xa vọng lại.
Sính Đình mở mắt, đôi đồng tử dần thu lại ở một điểm. Bóng người trong mắt có chút quen thuộc, nhưng nàng nhất thời không nhớ ra là đã gặp ở đâu.
Đây là đâu? Nàng quay lại, muốn nhìn xung quanh, nhưng cả người ê ẩm như bị ai đánh, khẽ động một sợi tóc cũng thấy đau.
“A…” Nàng từ từ thở ra một hơi, chờ cơn đau đi qua.
Hài tử đâu?
Đúng rồi, hài tử của nàng! Nàng bỗng choàng tỉnh, mở mắt, hai tay ôm lấy bụng, khao khát nghe được dù chỉ một động tĩnh nhỏ nơi ấy.
“Đừng sợ, chúng ta đã cho cô nương uống thuốc rồi. Cô nương và cả đứa bé trong bụng đều không sao”, khuôn mặt trước mắt nàng cười vui vẻ.
Nỗi lo lắng được dẹp yên, nàng nhìn lên trần nhà. May quá, hình như đã rất lâu rồi nàng không thấy trần nhà, mà quanh nàng chỉ có đá và tuyết, như thể sẽ không bao giờ lại được thấy trần nhà nữa.
May quá, cuối cùng nàng cũng được cứu.
“Túy Cúc đâu? Dương Phượng đâu?”, Sính Đình nhìn quanh.
“Túy Cúc là ai? Dương Phượng…” Khuôn mặt vuông vức có chút không hiểu, nhưng chỉ lúc sau lại bật cười vui vẻ, “Ta biết rồi, cô nương đang nói tới Thượng tướng quân phu nhân? Ai ya, cô nương vẫn chưa tìm thấy Thượng tướng quân phu nhân sao? Bao lâu rồi, ngựa đã sinh ra ngựa con rồi mà cô nương vẫn chưa tìm thấy người”.
Nhất định nàng đã quên mất việc gì. Lo lắng nhìn khuôn mặt đang tươi cười kia, Sính Đình sực nhớ, vội hỏi: “Huynh chính là đại hán cao lớn ta gặp trên đường tới sơn trại Đóa Đóa Nhĩ, tên A Hán?”.
“Ha ha, cô nương nhớ ra rồi đấy! Chính là ta, A Hán! Cô nương còn tặng ngựa cho ta, bảo ta giữ lại tiền tìm một thê tử tốt”, A Hán cười sang sảng, “Nói cho cô nương biết, ta đã có thê tử, sắp có tiểu A Hán rồi”.
Nóc nhà như cũng đang rung theo tiếng cười của A Hán.
Sính Đình cười theo, ngạc nhiên hỏi: “Huynh không biết Túy Cúc ư? Thế sao huynh lại biết ta ở trên núi?”.
“Ta gặp cô nương mà. Ta lên núi tìm thỏ rừng về bồi bổ cho thê tử. Có con thỏ xám bị trúng tên, nhưng vẫn chạy rất nhanh, nó chui vào đống đá nên không thấy đâu. Ta vào tìm, ai ya, thỏ đâu chẳng thấy, chỉ thấy một cô nương bị lạnh cóng trong đó”, A Hán hưng phấn kể lại, giọng vui vẻ.
“Huynh đã cứu ta?”
“Tất nhiên, tất nhiên rồi!”, A Hán làm động tác, “Cõng cô nương từ trên núi tuyết về đây, còn mang cả cung tiễn và thỏ rừng, may mà ta vẫn đủ sức. Cô nương sắp bị đông cứng, uống bao nhiêu canh thỏ rừng mới đỡ đấy. Canh thỏ rừng bồi bổ cơ thể mà. Còn cả thuốc an thai là nhờ người lấy cho thê tử nữa, đều mang ra chăm sóc cô nương”.
Nghe A Hán nói vậy, trong lòng Sính Đình vừa cảm kích vừa ái ngại.
“Xin lỗi đã làm phiền huynh.”
“Không sao, thê tử ta da dày xương khỏe, mang thai tiểu A Hán vẫn làm việc được, không sợ đâu.”
Đúng lúc A Hán đang đắc ý, bên kia nhà một nữ nhân mặc chiếc áo bông to đùng tiến lại, bụng đã nhô cao, cười hỏi: “A Hán, chàng lại đang nói chuyện một mình đấy ư?”.
“Thê tử, lại đây, cô nương ấy tỉnh rồi!”, A Hán vẫy nữ nhân đó tới, vui vẻ giới thiệu với Sính Đình, “Đây là thê tử của ta”, rồi chỉ xuống bụng thê tử, giọng rất vui, “Còn đây là tiểu A Hán”.
A Hán tẩu cười véo A Hán một cái: “Hết củi rồi, đi chặt củi đi”, rồi nói với Sính Đình, “Cô nương tỉnh rồi. Ngày đông giá buốt, sao cô nương lại một mình lên núi tuyết thế? Sơn thần Tùng Sâm không dễ đùa đâu, mùa này đến nam nhân còn không dám lên đó, A Hán là đồ ngốc mới giấu ta lên đó săn thỏ rừng”.
A Hán tẩu cũng nhiệt tình giống hệt A Hán, bô lô ba la một hồi không ngớt. Có lẽ bởi người được cứu đã tỉnh, A Hán tẩu cảm thấy rất vui, thích thú ngắm nghía Sính Đình: “Ăn thêm con gà béo nữa là sắc mặt cô nương sẽ tốt lên ngay”.
Nhưng lúc này trong lòng Sính Đình lại nghĩ đến chuyện khác.
Đã hết kỳ hạn ba ngày chưa?
Giả như cứu binh tới tìm mà không thấy nàng, Dương Phượng và Túy Cúc sẽ lo lắng biết chừng nào?
Nhưng, ông Trời vẫn từ bi cho mẫu tử nàng qua được kiếp nạn này.
Hài tử của ta thật phúc lớn, mệnh lớn.
Sính Đình dịu dàng xoa bụng, bên trong hơi cồm cộm, vừa như mềm mềm, lại như cứng cáp, một cảm giác ấm áp không nói nên lời. Đó là cảm giác của sự sống.
“A Hán tẩu, ta muốn…”
“Đói rồi à? Để ta đi lấy đồ ăn cho.” Vị A Hán tẩu này nói là làm, thật là một đôi trời sinh với A Hán.
“Không, không…”, Sính Đình lắc đầu, “Ta muốn lên đường”.
A Hán tẩu trợn mắt: “Lên đường? Bộ dạng cô nương lúc này, muốn đi đâu? Không được, không được, ta vẫn chuẩn bị ngày mai làm một con gà béo”.
“Ta nhất định phải đi”, Sính Đình cố nhổm dậy, “Ta phải đi tìm Dương Phượng, tìm Thượng tướng quân Tắc Doãn”.
A Hán ở bên ngoài chặt củi, nhưng vẫn dỏng tai nghe ngóng động tĩnh bên trong, lúc này bèn ngó đầu vào, hét lớn: “Thượng tướng quân quy ẩn rồi, cô nương không tìm được đâu. Nghe nói Đại vương cũng không tìm thấy ông ấy”.
“Không, ta biết Tắc Doãn ở đâu. Ta phải đi ngay, không tìm thấy ta, họ sẽ rất lo lắng.”
Dương Phượng và Túy Cúc nhất định sẽ rất lo lắng.
Cơn rét đậm sắp qua, ánh mặt trời chiếu rọi, nước tuyết men theo những chỗ đất trũng, chậm rãi chảy khắp nơi.
Tuyết trên sơn mạch Tùng Sâm cũng sẽ tan ra như thế sao?
Cầm hổ phù của Vân Thường, dẫn binh xuất chinh, hôm nay lên triều đường, trước mặt bá quan văn võ, Hà Hiệp hai tay kính cẩn hoàn trả hổ phù.
Trận chiến đã kết thúc, quyền lực điều động đại quân phải trả về cho Công chúa Diệu Thiên.
Thấy hổ phù trong tay Hà Hiệp quay trở về tay Công chúa trước bao ánh mắt nhìn vào, trong lòng Quý Thường Thanh thầm thở phào.
Diệu Thiên đối với Hà Hiệp tình nghĩa sâu nặng, nếu không có lão Thừa tướng này liên tục nhắc nhở, nàng sẽ không đời nào chịu ban bố vương lệnh thu hồi hổ phù.
“Phò mã giận sao?” Kết thúc buổi chầu sớm, Diệu Thiên nhìn chằm chằm hổ phù vừa được trả về, trong lòng thấp thỏm không yên, bèn vội vã sai Lục Y triệu Phò mã đến. Thấy Phò mã thần thái hưng phấn, nhận lệnh đến ngay, trong lòng nàng mới bớt lo.
Hà Hiệp ngạc nhiên: “Sao Hà Hiệp phải tức giận?”.
“Diệu Thiên thu lại hổ phù.”
Hà Hiệp hiểu ra, cười ha ha, nhìn Diệu Thiên vừa như thương xót, vừa như không biết làm thế nào cho phải, rồi lắc đầu nói: “Sao Công chúa lại nghĩ thế? Chẳng lẽ ta và nàng không phải phu thê? Ta dù đố kỵ ai thì cũng không thể đố kỵ với thê tử của mình”. Hà Hiệp ngồi xuống cạnh Diệu Thiên, nắm tay nàng, vẻ mặt bỗng trở nên thần bí, hạ giọng: “Thừa tướng chúc Công chúa sớm sinh quý tử, làm thế nào mới xin được Công chúa vương lệnh cho bản phò mã giúp một tay đây?”.
Diệu Thiên thấy Hà Hiệp ngồi xích lại, hạ giọng thì thầm, cứ ngỡ có việc gì đại sự, nên lắng tai nghe, mới biết người này đang đùa mình. Hai má đỏ bừng, nàng cau mày quay sang một bên, giận dỗi: “Vừa kết thúc buổi chầu sớm, Phò mã đã không đứng đắn rồi, để Thừa tướng biết được, chẳng biết sẽ bị giáo huấn bao nhiêu lâu”.
“Công chúa nói lời này không đúng rồi”, Hà Hiệp cực kỳ nghiêm túc, ngồi thẳng lưng, e hèm mấy tiếng, “Sinh con đẻ cái là việc lớn trong đời, ngay cả lão thần cẩn trọng như Thừa tướng cũng đã nhắc đi nhắc lại chuyện đó, sao có thể gọi là không đứng đắn? Dù Công chúa có hạ vương lệnh hay không, bản phò mã cũng phải giúp nàng việc này”.
Trong lòng cảm thấy ngọt như ngậm đường phèn, Diệu Thiên đỏ mặt: “Không tìm Phò mã giúp thì tìm ai?”, giọng nói nhỏ như tiếng muỗi kêu, khiến người ta gần như không nghe thấy.
“Thế thì tối nay ta ở phủ phò mã cung nghênh Công chúa đại giá.” Hà Hiệp khấp khởi, mặc kệ lễ nghi vương thất, khẽ thơm một cái vào má Diệu Thiên, rồi đứng dậy, “Ta đi xử lý quân vụ, Công chúa nhớ kỹ cái hẹn tối nay”.
Diệu Thiên nhìn Hà Hiệp cất bước, dáng như hổ, như rồng, khóe môi không giấu nổi nụ cười tự hào. Đúng lúc Lục Y mang chè hạt sen đường phèn đến, nhìn vẻ mặt Diệu Thiên, bèn cười nói: “Nô tỳ đã nói sáng sớm thế này cần gì phải mang nước đường lên, Công chúa vừa gặp Phò mã đã thấy ngọt đến phát ngấy rồi, sao có thể nếm vị ngọt khác được”.
“Lục Y, giờ ngươi giỏi lắm rồi, còn dám trêu cả ta?”, Diệu Thiên quay về vẻ đoan trang thường thấy, nạt một câu: “Chắc chắn là học theo Phò mã rồi”. Nhưng không nhịn được, nàng cũng bật cười.
Đêm đó khi đến phủ phò mã, xuống xe ngựa, nàng vẫn không thấy Hà Hiệp đâu. Đông Chước chạy đến thỉnh an: “Công chúa điện hạ, Phò mã sai người đến chuyển lời, hôm nay Phò mã phải xử lý việc quân, nên về muộn một chút. Cơm tối đã chuẩn bị xong, Phò mã dặn chuẩn bị toàn những món Công chúa thích ăn, Công chúa dùng cơm ở phòng bên của hậu viện được không?”.
Diệu Thiên nghe thấy Hà Hiệp chưa về, không khỏi cảm thấy thất vọng, đành gật đầu: “Tùy ngươi”.
“Vậy bảo bọn họ bày đồ ăn ở phòng bên của hậu viện.”
Cơm canh quả nhiên vừa miệng, Diệu Thiên vẫn thường đến phủ phò mã, các đầu bếp trong phủ đã quen với khẩu vị của nàng nên dốc hết tâm huyết vào từng món, thậm chí còn làm tinh tế hơn các đầu bếp trong vương cung.
Nhưng Hà Hiệp không có ở đây, Diệu Thiên cảm thấy thực vô vị. Nàn uể oải nhấc đũa, mấy lần ngẩng lên nhìn sắc trời, rồi bảo Lục Y sai người đi nghe ngóng tình hình.
Lục Y đáp: “Không cần Công chúa dặn dò, nô tỳ đã sai người đi hỏi từ trước rồi. Tuy đại chiến đã kết thúc, nhưng phải trợ cấp khao thưởng quân sĩ, cũng rất bận rộn”.
Diệu Thiên thở dài buồn bã.
Đợi đến hơn nửa canh giờ, Lục Y nãy giờ vẫn chăm chú nhìn ra ngoài cửa sổ bỗng kêu lên: “Phò mã về rồi!”.
Diệu Thiên mừng thầm, nhanh chóng đứng dậy nhìn ra ngoài cửa sổ, quả nhiên, hình bóng oai phong quen thuộc ấy đang tiến về phía này. Hà Hiệp vừa vào đến cửa đã lau mồ hôi, cười hỏi: “Công chúa đã dùng cơm chưa?”.
“Ăn rồi, Phò mã ăn chưa?”
“Đâu có thời gian mà ăn!” Hà Hiệp vứt chiếc khăn trắng lau mồ hôi cho người theo hầu, ngồi xuống bên bàn. Diệu Thiên vội sai thị nữ mang cơm canh nóng lên, rồi tự mình lấy cho Phò mã đôi đũa. Hà Hiệp nhận lấy, cười với nàng, vừa gắp thức ăn vừa giải thích: “Ta cũng muốn về sớm, nhưng việc hôm nay không làm cho hết, ngày mai càng không có thời gian. Bắt Công chúa phải đợi, thực là lỗi của ta”.
“Việc quân bận như thế, thiếp thấy hay là điều hai vị quan võ qua, giúp Phò mã gánh vác một phần công việc.”
Hà Hiệp vội vã và cơm, lắc đầu nói: “Giờ không lo người ít, chỉ lo người đông, điều hai người nữa tới lại càng thêm bận”.
Thấy Diệu Thiên không hiểu. Hà Hiệp nhẫn nại giải thích: “Những việc trợ cấp khao thưởng, bình xét cấp bậc đều không khó. Cái khó nằm ở chỗ điều động tiền lương[1]. Trong phạm vi cai quản của ta không có kho tiền lương riêng chỉ dùng cho việc quân, món tiền nào cũng phải xin lĩnh bên quốc khố. Xin lĩnh một món không biết phải có bao nhiêu cái gật đầu của các quan, phải viết bao nhiêu tờ khai. Ta có thể đợi, nhưng các binh sĩ trong quân thì đợi thế nào? Hôm nay ta mất bao nhiêu thời gian ở bên quốc khố, họ mới chịu phê duyệt tiền thưởng cho năm ngàn người đầu tiên, ngày mai lại tiếp tục phải sang bên đó”.
[1] Thời trước, khi thu thuế ruộng, có thể thu lương thực, có thể thu tiền, nên gọi chung là tiền lương.
Diệu Thiên nghe rất chăm chú, tay cũng cầm đôi đũa, vừa gắp thức ăn cho Hà Hiệp, vừa chậm rãi đáp: “Đây không phải chuyện nhỏ, khao thưởng trợ cấp chậm trễ thế này, các binh sĩ sẽ không vui, như thế chẳng phải sẽ khiến lòng quân dao động sao?”.
Rõ ràng Hà Hiệp đã rất mệt, bát cơm đầu tiên nhanh chóng chui vào bụng, lại bảo thị nữ xới thêm bát nữa. Hà Hiệp tán đồng: “Công chúa nói rất đúng. Nhưng hiện giờ ta không lo lắng điều này, cùng lắm thì ta mệt thêm một chút, kiểu gì cũng xong. Nhưng điều động tiền lương cho quân chậm chạp như vậy, nhỡ khi chiến tranh xảy ra, tình thế nguy cấp, lấy đâu thời gian mà xin xỏ hết cấp này đến cấp khác? Quân Đông Lâm đã đến đây một lần, quen thuộc đường sá địa hình, lần sau đến, chưa chắc họ đã cho chúng ta thời gian chuẩn bị như lần này”.
Hà Hiệp trước nay nổi danh tướng tài, Diệu Thiên cũng đã chấp chính nhiều ngày, biết hắn nói không sai, nên chẳng hề do dự mà bảo ngay: “Đúng là quân binh cần có kho tiền lương riêng của mình. Buổi chầu sớm mai thiếp sẽ hạ vương lệnh, lập ra một kho mới giao cho Phò mã quản lý. Có tiền, có lương thực mới dễ cầm quân”.
Hà Hiệp khẽ cười khuyên giải: “Công chúa đừng vội hạ lệnh, hãy cứ bàn bạc với Thừa tướng trước thì hơn. Đến lúc làm rồi mà Thừa tướng không biết, ông ấy sẽ lại giáo huấn chúng ta”.
“Phò mã yên tâm, những việc có lợi cho Vân Thường, Thừa tướng vẫn luôn đồng ý.”
Nói xong chuyện chính, Hà Hiệp cũng dùng cơm xong, bèn thoải mái vươn vai. Hà Hiệp nhìn sang Diệu Thiên, mỉm cười tà ý: “Đã nói xong việc quốc gia đại sự, giờ đến chuyện giữa phu thê chúng ta. Công chúa muốn nghe lời ngon tiếng ngọt gì, xin hãy hạ vương lệnh”.
Diệu Thiên giận dỗi: “Phò mã đàng hoàng lúc nãy chạy đi đâu mất rồi? Thiếp sẽ chẳng bao giờ ra vương lệnh này, Phò mã toàn nói những lời ngon tiếng ngọt, khiến người ta không nghe nổi”.
Hà Hiệp sảng khoái tiếp lời: “Được, vậy từ nay ta sẽ không nói nữa, Công chúa đừng có đau lòng. Để ta nghĩ xem, nếu đã không thể nói những lời ngọt ngào, thì phải làm gì để vui lòng ái thê của ta”.
Diệu Thiên nhìn Hà Hiệp nghĩ ngợi sâu xa, dưới ánh nến, hai hàng mày nhướng lên khiến khuôn mặt càng thêm tuấn tú, có thêm chút tà ý khiến người ta yêu thích. Xung quanh toàn tâm phúc, không có người ngoài, Diệu Thiên cũng không còn vẻ gò bó của chủ nhân một nước nữa, mà tươi cười chọc ngón tay vào vai Hà Hiệp, nũng nịu: “Phò mã không được giả vờ, nhìn bộ dạng chàng thế này, chắc chắn còn đang giấu thiếp điều gì. Phò mã mau mang ra tiến cống, nếu không đừng trách thiếp dùng gia pháp hầu hạ”.
Thấy ái thê nũng nịu, Hà Hiệp liền nắm lấy cổ tay Diệu Thiên, hơi dùng lực. Diệu Thiên kêu lên một tiếng, người co lại. Hà Hiệp ôm lấy eo nàng, rồi thuận đà bế nàng ngồi lên đùi mình, vuốt ve khuôn mặt nàng, hỏi: “Ca vũ có thích không?”.
“Ca vũ gì?”.
Đôi mắt lấp lánh như kim cương đen nhìn chăm chăm Diệu Thiên, Hà Hiệp bất ngờ cúi xuống, cắn nhẹ vào gáy nàng. Diệu Thiên kêu lên một tiếng, còn chưa kịp trách cứ, Hà Hiệp đã trêu: “Công chúa lại gạt ta rồi. Hôm trước phủ phò mã có mời một đoàn ca vũ Bắc Mạc, người nào cũng xinh đẹp đến động lòng. Chuyện lớn như thế mà không ai bẩm báo với Công chúa sao? Nàng không biết thật à? E là đã ghen bóng ghen gió từ hôm đó tới nay rồi… A, đau quá…”.
Diệu Thiên giận dữ véo Hà Hiệp một cái, rồi thu tay về, quay mặt đi, nói: “Phò mã nhìn nhầm người rồi, thiếp không phải nữ nhân ghen bậy”.
Hà Hiệp xoa cánh tay bị véo: “Nếu không ghen sao lại mạnh tay như thế?”, rồi áp sát lại gần, hạ giọng nói khẽ vào tai Diệu Thiên, “Bẩm Công chúa, hai ngày nay ta bận việc, còn chưa kịp nhìn qua một lần. Chi bằng đêm nay gọi họ ra ca múa, chúng ta uống rượu lấy hứng, cũng là tránh cho Công chúa một mình ở trong cung ghen bóng ghen gió”.
Diệu Thiên nghe Hà Hiệp nói chưa từng gặp những nữ nhân đó, trong lòng vô cùng vui vẻ, quay sang, hỏi: “Thú vị thế sao? Vậy thiếp phải xem xem ca múa Bắc Mạc có gì đặc sắc”. Nàng xoa tay cho Hà Hiệp, thẹn thùng: “Đau thật à?”.
Không hỏi thì thôi, hỏi đến, Hà Hiệp liền nhăn nhó ngay lập tức: “Đau lắm, đau hơn bị trúng một kiếm”.
Diệu Thiên lại đấm cho Hà Hiệp một cái, khẽ mắng: “Cái gì mà danh tướng thiên hạ, uy danh lẫy lừng, sao cứ gặp thiếp là lại thiếu đứng đắn thế này?”.
“Nàng đâu phải binh lính của ta, ta đứng đắn làm gì?” Hà Hiệp không còn gây chuyện, cười vang sảng khoái, hào khí ngút trời.
Lính truyền lệnh đã cho đám ca nữ Bắc Mạc đến, múa hát ngay trên bậc thềm đá trước tiểu đình trong hậu viện. Phu thê hai người ngồi trong đình vui vẻ thưởng rượu.
Đêm đó, ông Trời cũng như tác thành cho họ, vầng trăng tròn vành vạnh trên cao soi tỏ một vườn tuyết vẫn chưa tan hết.
Đám ca vũ mặc y phục Bắc Mạc, màu sắc vô cùng sặc sỡ, thắt lưng đeo trống, thân hình linh hoạt, hai tay gõ trống. Diệu Thiên chưa bao giờ được xem nên cảm thấy vô cùng mới mẻ, hứng thú.
Rõ ràng đã mệt nhọc cả ngày, nhưng Hà Hiệp còn hứng thú hơn cả Diệu Thiên. Hết một điệu, hắn vỗ tay tán thưởng: “Múa rất đẹp, vì điệu này, chúng ta cùng cạn ba chén”.
Diệu Thiên uống cùng Hà Hiệp một chén, rồi che miệng, lắc đầu nói: “Phò mã, tửu lượng của thiếp không so được với chàng, không cần uống ba chén, một chén là đủ rồi”.
Hà Hiệp đang vui, cũng không cố ép, bèn gật đầu: “Công chúa cứ tùy ý, nhưng điệu múa uyển chuyển này thật khiến người ta mê đắm. Nhất định ta phải uống ba chén góp vui”.
Uống liền hai chén, hắn giơ kiếm hát vang.
“Phi thiên vũ[2], trường không mộng, tình ý chưa từng trọng…”
[2] Đây là điệu múa mà các cô gái múa cùng dải tơ lụa trong tiếng tiêu và tiếng đàn tỳ bà.
Giọng hát trong, làn hơi dày, vô cùng êm ái. Đã nghe quen những lời ngon ngọt của Hà Hiệp, nhưng chưa từng biết phu quân mình còn hát hay đến thế, ánh mắt Diệu Thiên vô cùng ngạc nhiên.
Hà Hiệp chỉ hát một câu rồi thôi, cánh tay cầm kiếm cũng ngừng lại, quay đầu cười nói: “Điệu múa trống lúc nãy rất đẹp, còn điệu trống nào nữa không? Múa tiếp một điệu nữa đi”.
Cứ thế, trăng đã lên cao, tám, chín phần rượu đã chui vào bụng Hà Hiệp. Dù tửu lượng tốt đến mức nào, thân thể hắn cũng phải loạng choạng.
Diệu Thiên sợ Hà Hiệp uống nhiều hại đến sức khỏe, dịu giọng khuyên: “Ca vũ tuy hay, nhưng chúng ta cũng đã thỏa hứng. Vào phòng nghỉ ngơi được không?”.
Hà Hiệp không tham uống, trước nay lại hết sức chiều chuộng Diệu Thiên nên đặt ngay chén xuống: “Đúng thế, cũng nên nghỉ ngơi, Công chúa mệt rồi”.
Hắn đứng dậy, muốn đuổi lui đám thị nữ thị vệ, một mình bế Diệu Thiên, bước vào phòng.
Hai người vui vẻ đến quá nửa đêm, đám người hầu hạ cũng đã buồn ngủ, thấy chủ nhân cuối cùng cũng biết là phải nghỉ ngơi, trong lòng họ thầm hô vạn tuế, đám ca vũ Bắc Mạc thì càng như được đại xá.
Chỉ đợi Hà Hiệp và Diệu Thiên vào phòng, ở hậu viện người tắt đèn thì tắt đèn, người thu dọn thì thu dọn, chẳng mấy chốc hậu viện huyên náo ồn ào ban nãy giờ đã chìm trong yên tĩnh.
Chỉ có vầng trăng vẫn sáng vằng vặc trên trời cao.
Khí lạnh từ từ chuyển động.
Đông Chước cũng mệt cả một ngày, vừa lên giường nhắm mắt đã ngủ ngay. Không biết tại sao đang ngủ hắn bỗng choàng tỉnh, mở mắt nhìn ra ngoài. Trăng vẫn sáng vằng vặc, xem ra hắn chưa ngủ được bao lâu.
Bất giác Đông Chước nhớ đến Sính Đình.
Sính Đình không những thích ngắm trăng, mà còn rất thích ngắm sao. Chẳng biết hiện giờ Sính Đình thế nào.
Nghĩ đến đây, Đông Chước tỉnh hoàn toàn, dứt khoát đứng dậy, bước ra khỏi phòng. Gió lạnh ùa tới khiến hắn giật mình.
Gió như mơ hồ mang đến cả điều gì.
Bỗng cảm thấy lạ, Đông Chước dừng bước, lắng tai nghe. Đúng thế, quả là có tiếng gì đó. Hắn cứ bước, vòng qua hậu viện, tiếng kiếm xé gió càng lúc càng mạnh.
Ngẩng lên nhìn, Đông Chước bất giác ngẩn người.
Ánh trăng vằng vặc, đường kiếm âm u lạnh lẽo.
Nơi hậu viện lạnh giá, một bóng người thoăn thoắt trên nền tuyết trắng.
“Thiếu gia…”, Đông Chước khẽ gọi.
Dường như Hà Hiệp hoàn toàn không biết bên cạnh có người, hai mắt ngời sáng, bảo kiếm đến đâu, ánh trăng đến đấy.
Thấy Hà Hiệp thế kiếm đang hăng, tiếng gió vun vút khắp nơi như muốn trút sạch mọi nỗi oán hận chốn trần gian, Đông Chước chỉ biết đứng yên một bên.
Không ai có thể làm phiền Hà Hiệp lúc này.
Danh tướng thiên hạ, tiểu Kính An vương, đương kim phò mã Vân Thường, lúc này trong tay đang nắm chắc bảo kiếm.
Dưới ánh trăng, Hà Hiệp say múa cùng bảo kiếm.
Múa hết bộ Kính An kiếm pháp, trán đầy mồ hôi, chiếc áo mỏng dính chặt vào cơ thể, Hà Hiệp mới thu kiếm về, khuôn mặt chẳng chút cảm xúc, lúc ngang qua Đông Chước, lãnh đạm buông một câu: “Bắc Mạc có câu, Sính Đình đi rồi”.
Xách kiếm quay về tẩm phòng có Diệu Thiên đang ngủ, Hà Hiệp khẽ đẩy cửa, bước vào phòng.
Cửa phòng yên ắng khép lại.
Đông Chước đứng im trong gió.
Không gian tĩnh mịch, mọi người chìm sâu trong giấc mộng ngọt ngào.
Tiếng trống canh từ xa vọng lại, khiến nơi đây càng thêm vắng lặng.
Sính Đình, khóe miệng duyên những lúc mỉm cười.
Sính Đình, tỷ tỷ thích ngắm trăng.
Đã đi rồi.
Nhược Hàn nhận được thư của Tắc Doãn do lính đưa thư mang về.
Trái tim đã trải qua bao trận chiến chùng xuống theo từng câu chữ.
Bức thư mỏng bỗng trở nên nặng trĩu, hai tay Nhược Hàn nắm chặt bức thư, nhìn về phía Sâm Vinh thở dài: “Bạch cô nương mất rồi”. Khuôn mặt của vị tướng lĩnh đứng đầu Bắc Mạc như phủ đầy một lớp sương băng giá.
Đi rồi, nữ thống soái phong thái trác tuyệt ấy đã đi rồi.
Nàng chết ở sơn mạch Tùng Sâm băng lạnh, xương cốt bị bầy lang sói tha đi khắp nơi, chỉ còn lại cây trâm dạ minh châu tinh xảo sáng trên nền tuyết.
Trận chiến Kham Bố, nàng ung dung cười nói trước đại quân Đông Lâm… Ai ngờ, bậc kỳ nữ ấy lại có kết cục thế này?
Sâm Vinh sững sờ hồi lâu, giọng rất khẽ: “Có thật không?”.
Thật không thể tin, thật khiến người ta không thể nào tin.
Bạch Sính Đình, một khúc đàn của nàng đã đuổi lui mười mấy vạn quân dưới thành Kham Bố.
Chỉ cần một khúc.
“Thượng tướng quân phu nhân Dương Phượng cũng đổ bệnh rồi.” Ngừng một chút, Nhược Hàn cười chua chát, “Chúng ta đều đã lầm”.
Sâm Vinh không hiểu.
Nhược Hàn đáp: “Sở Bắc Tiệp vì không biết nơi ẩn cư của Thượng tướng quân Tắc Doãn, nên nửa đêm mới xông vào doanh trại quân ta, lớn tiếng dọa dẫm. Hắn đã đi theo lính truyền tin của chúng ta đến chỗ Thượng tướng quân Tắc Doãn”.
Sâm Vinh biến sắc: “Đó chẳng phải vì…”.
“Sở Bắc Tiệp không đến để giết người, mà đến để tìm người, tìm vương phi của mình, Bạch Sính Đình.”
“Sở Bắc Tiệp chẳng màng sống chết, nửa đêm xâm nhập quân doanh của chúng ta không vì quốc gia đại sự mà chỉ bởi vì nhi nữ tình trường.” Sững sờ hồi lâu, Sâm Vinh thở dài, “Hóa ra Sở Bắc Tiệp tấn công Vân Thường vì Bạch cô nương. Đây không phải cái cớ, mà thực sự là như vậy”.
Nhược Hàn gật đầu, đáp: “Đúng vậy, nay Bạch cô nương đã bỏ mạng ở sơn mạch Tùng Sâm, hùng tâm tráng chí của Sở Bắc Tiệp cũng hết. Tuy hắn và Bắc Mạc ta có mối thâm thù, nhưng hắn thực sự là bậc anh hùng khó kiếm thời nay”.
Đáng tiếc và đáng buồn thay.
Một kẻ là anh hùng, một người là giai nhân.
Ông Trời thật biết trêu đùa con người.
Hai vị chiến tướng từng đi theo Sính Đình trong trận đánh Kham Bố nên lòng không khỏi buồn thương. Trầm ngân giây lát, Sâm Vinh khẽ bảo: “Dù người khác nghĩ thế nào, tối nay Sâm Vinh cũng phải tìm một nơi thắp nén nhang cho Bạch cô nương. Thuộc hạ sẽ lấy bên quản lương quân vụ ít rượu thịt ngon, còn nữa, trong doanh trại còn mấy vò rượu, thuộc hạ cũng lấy hết. Thượng tướng quân, trong quân không cho phép tướng lĩnh uống rượu, nhưng Sâm Vinh mong Thượng tướng quân nể tình, cho phép tối nay thuộc hạ được uống cho thỏa, được không?”.
“Sao lại không được?”, Nhược Hàn cảm khái, “Đêm nay, tất cả tướng lĩnh Bắc Mạc từng tham gia trận chiến Kham Bố sẽ vì Bạch cô nương mà uống say một trận dưới trăng”.
Say sẽ quên nỗi đau, sao có thể không say?
Thế gian này, liệu có mấy Bạch Sính Đình?
Sắc trời sao cứ mãi u ám, u ám đến nỗi như mang điềm chẳng lành.
Và cả đôi mắt nàng cũng như có ai đang bịt chặt, không thể mở ra được?
Trong trí nhớ, nàng đã ở giữa mênh mông tuyết trắng, hương thơm của tuyết xộc vào mũi, thấm vào gan, vào ruột.
Nàng cũng từng mặc xiêm áo lộng lẫy, chân trần đứng trên ca đài tinh tế của vương phủ, khẽ cất giọng hát. Bất chợt nhìn xuống, nàng thấy những khuôn mặt thân thuộc đi ngang qua bị giọng hát của nàng níu lại, mọi người đều say mê lắng nghe.
Nhưng rồi tất cả đều tan biến.
Khi nào? Tại sao? Nỗi bi ai bỗng đè nặng khiến người ta không hiểu rõ nguyên nhân, dường như không có lý do, bi ai vì số trời đã định, hay để bù lại sự thông minh mà ông Trời ban tặng?
“Cô nương? Cô nương?”, giọng nói từ xa vọng lại.
Sính Đình mở mắt, đôi đồng tử dần thu lại ở một điểm. Bóng người trong mắt có chút quen thuộc, nhưng nàng nhất thời không nhớ ra là đã gặp ở đâu.
Đây là đâu? Nàng quay lại, muốn nhìn xung quanh, nhưng cả người ê ẩm như bị ai đánh, khẽ động một sợi tóc cũng thấy đau.
“A…” Nàng từ từ thở ra một hơi, chờ cơn đau đi qua.
Hài tử đâu?
Đúng rồi, hài tử của nàng! Nàng bỗng choàng tỉnh, mở mắt, hai tay ôm lấy bụng, khao khát nghe được dù chỉ một động tĩnh nhỏ nơi ấy.
“Đừng sợ, chúng ta đã cho cô nương uống thuốc rồi. Cô nương và cả đứa bé trong bụng đều không sao”, khuôn mặt trước mắt nàng cười vui vẻ.
Nỗi lo lắng được dẹp yên, nàng nhìn lên trần nhà. May quá, hình như đã rất lâu rồi nàng không thấy trần nhà, mà quanh nàng chỉ có đá và tuyết, như thể sẽ không bao giờ lại được thấy trần nhà nữa.
May quá, cuối cùng nàng cũng được cứu.
“Túy Cúc đâu? Dương Phượng đâu?”, Sính Đình nhìn quanh.
“Túy Cúc là ai? Dương Phượng…” Khuôn mặt vuông vức có chút không hiểu, nhưng chỉ lúc sau lại bật cười vui vẻ, “Ta biết rồi, cô nương đang nói tới Thượng tướng quân phu nhân? Ai ya, cô nương vẫn chưa tìm thấy Thượng tướng quân phu nhân sao? Bao lâu rồi, ngựa đã sinh ra ngựa con rồi mà cô nương vẫn chưa tìm thấy người”.
Nhất định nàng đã quên mất việc gì. Lo lắng nhìn khuôn mặt đang tươi cười kia, Sính Đình sực nhớ, vội hỏi: “Huynh chính là đại hán cao lớn ta gặp trên đường tới sơn trại Đóa Đóa Nhĩ, tên A Hán?”.
“Ha ha, cô nương nhớ ra rồi đấy! Chính là ta, A Hán! Cô nương còn tặng ngựa cho ta, bảo ta giữ lại tiền tìm một thê tử tốt”, A Hán cười sang sảng, “Nói cho cô nương biết, ta đã có thê tử, sắp có tiểu A Hán rồi”.
Nóc nhà như cũng đang rung theo tiếng cười của A Hán.
Sính Đình cười theo, ngạc nhiên hỏi: “Huynh không biết Túy Cúc ư? Thế sao huynh lại biết ta ở trên núi?”.
“Ta gặp cô nương mà. Ta lên núi tìm thỏ rừng về bồi bổ cho thê tử. Có con thỏ xám bị trúng tên, nhưng vẫn chạy rất nhanh, nó chui vào đống đá nên không thấy đâu. Ta vào tìm, ai ya, thỏ đâu chẳng thấy, chỉ thấy một cô nương bị lạnh cóng trong đó”, A Hán hưng phấn kể lại, giọng vui vẻ.
“Huynh đã cứu ta?”
“Tất nhiên, tất nhiên rồi!”, A Hán làm động tác, “Cõng cô nương từ trên núi tuyết về đây, còn mang cả cung tiễn và thỏ rừng, may mà ta vẫn đủ sức. Cô nương sắp bị đông cứng, uống bao nhiêu canh thỏ rừng mới đỡ đấy. Canh thỏ rừng bồi bổ cơ thể mà. Còn cả thuốc an thai là nhờ người lấy cho thê tử nữa, đều mang ra chăm sóc cô nương”.
Nghe A Hán nói vậy, trong lòng Sính Đình vừa cảm kích vừa ái ngại.
“Xin lỗi đã làm phiền huynh.”
“Không sao, thê tử ta da dày xương khỏe, mang thai tiểu A Hán vẫn làm việc được, không sợ đâu.”
Đúng lúc A Hán đang đắc ý, bên kia nhà một nữ nhân mặc chiếc áo bông to đùng tiến lại, bụng đã nhô cao, cười hỏi: “A Hán, chàng lại đang nói chuyện một mình đấy ư?”.
“Thê tử, lại đây, cô nương ấy tỉnh rồi!”, A Hán vẫy nữ nhân đó tới, vui vẻ giới thiệu với Sính Đình, “Đây là thê tử của ta”, rồi chỉ xuống bụng thê tử, giọng rất vui, “Còn đây là tiểu A Hán”.
A Hán tẩu cười véo A Hán một cái: “Hết củi rồi, đi chặt củi đi”, rồi nói với Sính Đình, “Cô nương tỉnh rồi. Ngày đông giá buốt, sao cô nương lại một mình lên núi tuyết thế? Sơn thần Tùng Sâm không dễ đùa đâu, mùa này đến nam nhân còn không dám lên đó, A Hán là đồ ngốc mới giấu ta lên đó săn thỏ rừng”.
A Hán tẩu cũng nhiệt tình giống hệt A Hán, bô lô ba la một hồi không ngớt. Có lẽ bởi người được cứu đã tỉnh, A Hán tẩu cảm thấy rất vui, thích thú ngắm nghía Sính Đình: “Ăn thêm con gà béo nữa là sắc mặt cô nương sẽ tốt lên ngay”.
Nhưng lúc này trong lòng Sính Đình lại nghĩ đến chuyện khác.
Đã hết kỳ hạn ba ngày chưa?
Giả như cứu binh tới tìm mà không thấy nàng, Dương Phượng và Túy Cúc sẽ lo lắng biết chừng nào?
Nhưng, ông Trời vẫn từ bi cho mẫu tử nàng qua được kiếp nạn này.
Hài tử của ta thật phúc lớn, mệnh lớn.
Sính Đình dịu dàng xoa bụng, bên trong hơi cồm cộm, vừa như mềm mềm, lại như cứng cáp, một cảm giác ấm áp không nói nên lời. Đó là cảm giác của sự sống.
“A Hán tẩu, ta muốn…”
“Đói rồi à? Để ta đi lấy đồ ăn cho.” Vị A Hán tẩu này nói là làm, thật là một đôi trời sinh với A Hán.
“Không, không…”, Sính Đình lắc đầu, “Ta muốn lên đường”.
A Hán tẩu trợn mắt: “Lên đường? Bộ dạng cô nương lúc này, muốn đi đâu? Không được, không được, ta vẫn chuẩn bị ngày mai làm một con gà béo”.
“Ta nhất định phải đi”, Sính Đình cố nhổm dậy, “Ta phải đi tìm Dương Phượng, tìm Thượng tướng quân Tắc Doãn”.
A Hán ở bên ngoài chặt củi, nhưng vẫn dỏng tai nghe ngóng động tĩnh bên trong, lúc này bèn ngó đầu vào, hét lớn: “Thượng tướng quân quy ẩn rồi, cô nương không tìm được đâu. Nghe nói Đại vương cũng không tìm thấy ông ấy”.
“Không, ta biết Tắc Doãn ở đâu. Ta phải đi ngay, không tìm thấy ta, họ sẽ rất lo lắng.”
Dương Phượng và Túy Cúc nhất định sẽ rất lo lắng.
Cơn rét đậm sắp qua, ánh mặt trời chiếu rọi, nước tuyết men theo những chỗ đất trũng, chậm rãi chảy khắp nơi.
Tuyết trên sơn mạch Tùng Sâm cũng sẽ tan ra như thế sao?
Cầm hổ phù của Vân Thường, dẫn binh xuất chinh, hôm nay lên triều đường, trước mặt bá quan văn võ, Hà Hiệp hai tay kính cẩn hoàn trả hổ phù.
Trận chiến đã kết thúc, quyền lực điều động đại quân phải trả về cho Công chúa Diệu Thiên.
Thấy hổ phù trong tay Hà Hiệp quay trở về tay Công chúa trước bao ánh mắt nhìn vào, trong lòng Quý Thường Thanh thầm thở phào.
Diệu Thiên đối với Hà Hiệp tình nghĩa sâu nặng, nếu không có lão Thừa tướng này liên tục nhắc nhở, nàng sẽ không đời nào chịu ban bố vương lệnh thu hồi hổ phù.
“Phò mã giận sao?” Kết thúc buổi chầu sớm, Diệu Thiên nhìn chằm chằm hổ phù vừa được trả về, trong lòng thấp thỏm không yên, bèn vội vã sai Lục Y triệu Phò mã đến. Thấy Phò mã thần thái hưng phấn, nhận lệnh đến ngay, trong lòng nàng mới bớt lo.
Hà Hiệp ngạc nhiên: “Sao Hà Hiệp phải tức giận?”.
“Diệu Thiên thu lại hổ phù.”
Hà Hiệp hiểu ra, cười ha ha, nhìn Diệu Thiên vừa như thương xót, vừa như không biết làm thế nào cho phải, rồi lắc đầu nói: “Sao Công chúa lại nghĩ thế? Chẳng lẽ ta và nàng không phải phu thê? Ta dù đố kỵ ai thì cũng không thể đố kỵ với thê tử của mình”. Hà Hiệp ngồi xuống cạnh Diệu Thiên, nắm tay nàng, vẻ mặt bỗng trở nên thần bí, hạ giọng: “Thừa tướng chúc Công chúa sớm sinh quý tử, làm thế nào mới xin được Công chúa vương lệnh cho bản phò mã giúp một tay đây?”.
Diệu Thiên thấy Hà Hiệp ngồi xích lại, hạ giọng thì thầm, cứ ngỡ có việc gì đại sự, nên lắng tai nghe, mới biết người này đang đùa mình. Hai má đỏ bừng, nàng cau mày quay sang một bên, giận dỗi: “Vừa kết thúc buổi chầu sớm, Phò mã đã không đứng đắn rồi, để Thừa tướng biết được, chẳng biết sẽ bị giáo huấn bao nhiêu lâu”.
“Công chúa nói lời này không đúng rồi”, Hà Hiệp cực kỳ nghiêm túc, ngồi thẳng lưng, e hèm mấy tiếng, “Sinh con đẻ cái là việc lớn trong đời, ngay cả lão thần cẩn trọng như Thừa tướng cũng đã nhắc đi nhắc lại chuyện đó, sao có thể gọi là không đứng đắn? Dù Công chúa có hạ vương lệnh hay không, bản phò mã cũng phải giúp nàng việc này”.
Trong lòng cảm thấy ngọt như ngậm đường phèn, Diệu Thiên đỏ mặt: “Không tìm Phò mã giúp thì tìm ai?”, giọng nói nhỏ như tiếng muỗi kêu, khiến người ta gần như không nghe thấy.
“Thế thì tối nay ta ở phủ phò mã cung nghênh Công chúa đại giá.” Hà Hiệp khấp khởi, mặc kệ lễ nghi vương thất, khẽ thơm một cái vào má Diệu Thiên, rồi đứng dậy, “Ta đi xử lý quân vụ, Công chúa nhớ kỹ cái hẹn tối nay”.
Diệu Thiên nhìn Hà Hiệp cất bước, dáng như hổ, như rồng, khóe môi không giấu nổi nụ cười tự hào. Đúng lúc Lục Y mang chè hạt sen đường phèn đến, nhìn vẻ mặt Diệu Thiên, bèn cười nói: “Nô tỳ đã nói sáng sớm thế này cần gì phải mang nước đường lên, Công chúa vừa gặp Phò mã đã thấy ngọt đến phát ngấy rồi, sao có thể nếm vị ngọt khác được”.
“Lục Y, giờ ngươi giỏi lắm rồi, còn dám trêu cả ta?”, Diệu Thiên quay về vẻ đoan trang thường thấy, nạt một câu: “Chắc chắn là học theo Phò mã rồi”. Nhưng không nhịn được, nàng cũng bật cười.
Đêm đó khi đến phủ phò mã, xuống xe ngựa, nàng vẫn không thấy Hà Hiệp đâu. Đông Chước chạy đến thỉnh an: “Công chúa điện hạ, Phò mã sai người đến chuyển lời, hôm nay Phò mã phải xử lý việc quân, nên về muộn một chút. Cơm tối đã chuẩn bị xong, Phò mã dặn chuẩn bị toàn những món Công chúa thích ăn, Công chúa dùng cơm ở phòng bên của hậu viện được không?”.
Diệu Thiên nghe thấy Hà Hiệp chưa về, không khỏi cảm thấy thất vọng, đành gật đầu: “Tùy ngươi”.
“Vậy bảo bọn họ bày đồ ăn ở phòng bên của hậu viện.”
Cơm canh quả nhiên vừa miệng, Diệu Thiên vẫn thường đến phủ phò mã, các đầu bếp trong phủ đã quen với khẩu vị của nàng nên dốc hết tâm huyết vào từng món, thậm chí còn làm tinh tế hơn các đầu bếp trong vương cung.
Nhưng Hà Hiệp không có ở đây, Diệu Thiên cảm thấy thực vô vị. Nàn uể oải nhấc đũa, mấy lần ngẩng lên nhìn sắc trời, rồi bảo Lục Y sai người đi nghe ngóng tình hình.
Lục Y đáp: “Không cần Công chúa dặn dò, nô tỳ đã sai người đi hỏi từ trước rồi. Tuy đại chiến đã kết thúc, nhưng phải trợ cấp khao thưởng quân sĩ, cũng rất bận rộn”.
Diệu Thiên thở dài buồn bã.
Đợi đến hơn nửa canh giờ, Lục Y nãy giờ vẫn chăm chú nhìn ra ngoài cửa sổ bỗng kêu lên: “Phò mã về rồi!”.
Diệu Thiên mừng thầm, nhanh chóng đứng dậy nhìn ra ngoài cửa sổ, quả nhiên, hình bóng oai phong quen thuộc ấy đang tiến về phía này. Hà Hiệp vừa vào đến cửa đã lau mồ hôi, cười hỏi: “Công chúa đã dùng cơm chưa?”.
“Ăn rồi, Phò mã ăn chưa?”
“Đâu có thời gian mà ăn!” Hà Hiệp vứt chiếc khăn trắng lau mồ hôi cho người theo hầu, ngồi xuống bên bàn. Diệu Thiên vội sai thị nữ mang cơm canh nóng lên, rồi tự mình lấy cho Phò mã đôi đũa. Hà Hiệp nhận lấy, cười với nàng, vừa gắp thức ăn vừa giải thích: “Ta cũng muốn về sớm, nhưng việc hôm nay không làm cho hết, ngày mai càng không có thời gian. Bắt Công chúa phải đợi, thực là lỗi của ta”.
“Việc quân bận như thế, thiếp thấy hay là điều hai vị quan võ qua, giúp Phò mã gánh vác một phần công việc.”
Hà Hiệp vội vã và cơm, lắc đầu nói: “Giờ không lo người ít, chỉ lo người đông, điều hai người nữa tới lại càng thêm bận”.
Thấy Diệu Thiên không hiểu. Hà Hiệp nhẫn nại giải thích: “Những việc trợ cấp khao thưởng, bình xét cấp bậc đều không khó. Cái khó nằm ở chỗ điều động tiền lương[1]. Trong phạm vi cai quản của ta không có kho tiền lương riêng chỉ dùng cho việc quân, món tiền nào cũng phải xin lĩnh bên quốc khố. Xin lĩnh một món không biết phải có bao nhiêu cái gật đầu của các quan, phải viết bao nhiêu tờ khai. Ta có thể đợi, nhưng các binh sĩ trong quân thì đợi thế nào? Hôm nay ta mất bao nhiêu thời gian ở bên quốc khố, họ mới chịu phê duyệt tiền thưởng cho năm ngàn người đầu tiên, ngày mai lại tiếp tục phải sang bên đó”.
[1] Thời trước, khi thu thuế ruộng, có thể thu lương thực, có thể thu tiền, nên gọi chung là tiền lương.
Diệu Thiên nghe rất chăm chú, tay cũng cầm đôi đũa, vừa gắp thức ăn cho Hà Hiệp, vừa chậm rãi đáp: “Đây không phải chuyện nhỏ, khao thưởng trợ cấp chậm trễ thế này, các binh sĩ sẽ không vui, như thế chẳng phải sẽ khiến lòng quân dao động sao?”.
Rõ ràng Hà Hiệp đã rất mệt, bát cơm đầu tiên nhanh chóng chui vào bụng, lại bảo thị nữ xới thêm bát nữa. Hà Hiệp tán đồng: “Công chúa nói rất đúng. Nhưng hiện giờ ta không lo lắng điều này, cùng lắm thì ta mệt thêm một chút, kiểu gì cũng xong. Nhưng điều động tiền lương cho quân chậm chạp như vậy, nhỡ khi chiến tranh xảy ra, tình thế nguy cấp, lấy đâu thời gian mà xin xỏ hết cấp này đến cấp khác? Quân Đông Lâm đã đến đây một lần, quen thuộc đường sá địa hình, lần sau đến, chưa chắc họ đã cho chúng ta thời gian chuẩn bị như lần này”.
Hà Hiệp trước nay nổi danh tướng tài, Diệu Thiên cũng đã chấp chính nhiều ngày, biết hắn nói không sai, nên chẳng hề do dự mà bảo ngay: “Đúng là quân binh cần có kho tiền lương riêng của mình. Buổi chầu sớm mai thiếp sẽ hạ vương lệnh, lập ra một kho mới giao cho Phò mã quản lý. Có tiền, có lương thực mới dễ cầm quân”.
Hà Hiệp khẽ cười khuyên giải: “Công chúa đừng vội hạ lệnh, hãy cứ bàn bạc với Thừa tướng trước thì hơn. Đến lúc làm rồi mà Thừa tướng không biết, ông ấy sẽ lại giáo huấn chúng ta”.
“Phò mã yên tâm, những việc có lợi cho Vân Thường, Thừa tướng vẫn luôn đồng ý.”
Nói xong chuyện chính, Hà Hiệp cũng dùng cơm xong, bèn thoải mái vươn vai. Hà Hiệp nhìn sang Diệu Thiên, mỉm cười tà ý: “Đã nói xong việc quốc gia đại sự, giờ đến chuyện giữa phu thê chúng ta. Công chúa muốn nghe lời ngon tiếng ngọt gì, xin hãy hạ vương lệnh”.
Diệu Thiên giận dỗi: “Phò mã đàng hoàng lúc nãy chạy đi đâu mất rồi? Thiếp sẽ chẳng bao giờ ra vương lệnh này, Phò mã toàn nói những lời ngon tiếng ngọt, khiến người ta không nghe nổi”.
Hà Hiệp sảng khoái tiếp lời: “Được, vậy từ nay ta sẽ không nói nữa, Công chúa đừng có đau lòng. Để ta nghĩ xem, nếu đã không thể nói những lời ngọt ngào, thì phải làm gì để vui lòng ái thê của ta”.
Diệu Thiên nhìn Hà Hiệp nghĩ ngợi sâu xa, dưới ánh nến, hai hàng mày nhướng lên khiến khuôn mặt càng thêm tuấn tú, có thêm chút tà ý khiến người ta yêu thích. Xung quanh toàn tâm phúc, không có người ngoài, Diệu Thiên cũng không còn vẻ gò bó của chủ nhân một nước nữa, mà tươi cười chọc ngón tay vào vai Hà Hiệp, nũng nịu: “Phò mã không được giả vờ, nhìn bộ dạng chàng thế này, chắc chắn còn đang giấu thiếp điều gì. Phò mã mau mang ra tiến cống, nếu không đừng trách thiếp dùng gia pháp hầu hạ”.
Thấy ái thê nũng nịu, Hà Hiệp liền nắm lấy cổ tay Diệu Thiên, hơi dùng lực. Diệu Thiên kêu lên một tiếng, người co lại. Hà Hiệp ôm lấy eo nàng, rồi thuận đà bế nàng ngồi lên đùi mình, vuốt ve khuôn mặt nàng, hỏi: “Ca vũ có thích không?”.
“Ca vũ gì?”.
Đôi mắt lấp lánh như kim cương đen nhìn chăm chăm Diệu Thiên, Hà Hiệp bất ngờ cúi xuống, cắn nhẹ vào gáy nàng. Diệu Thiên kêu lên một tiếng, còn chưa kịp trách cứ, Hà Hiệp đã trêu: “Công chúa lại gạt ta rồi. Hôm trước phủ phò mã có mời một đoàn ca vũ Bắc Mạc, người nào cũng xinh đẹp đến động lòng. Chuyện lớn như thế mà không ai bẩm báo với Công chúa sao? Nàng không biết thật à? E là đã ghen bóng ghen gió từ hôm đó tới nay rồi… A, đau quá…”.
Diệu Thiên giận dữ véo Hà Hiệp một cái, rồi thu tay về, quay mặt đi, nói: “Phò mã nhìn nhầm người rồi, thiếp không phải nữ nhân ghen bậy”.
Hà Hiệp xoa cánh tay bị véo: “Nếu không ghen sao lại mạnh tay như thế?”, rồi áp sát lại gần, hạ giọng nói khẽ vào tai Diệu Thiên, “Bẩm Công chúa, hai ngày nay ta bận việc, còn chưa kịp nhìn qua một lần. Chi bằng đêm nay gọi họ ra ca múa, chúng ta uống rượu lấy hứng, cũng là tránh cho Công chúa một mình ở trong cung ghen bóng ghen gió”.
Diệu Thiên nghe Hà Hiệp nói chưa từng gặp những nữ nhân đó, trong lòng vô cùng vui vẻ, quay sang, hỏi: “Thú vị thế sao? Vậy thiếp phải xem xem ca múa Bắc Mạc có gì đặc sắc”. Nàng xoa tay cho Hà Hiệp, thẹn thùng: “Đau thật à?”.
Không hỏi thì thôi, hỏi đến, Hà Hiệp liền nhăn nhó ngay lập tức: “Đau lắm, đau hơn bị trúng một kiếm”.
Diệu Thiên lại đấm cho Hà Hiệp một cái, khẽ mắng: “Cái gì mà danh tướng thiên hạ, uy danh lẫy lừng, sao cứ gặp thiếp là lại thiếu đứng đắn thế này?”.
“Nàng đâu phải binh lính của ta, ta đứng đắn làm gì?” Hà Hiệp không còn gây chuyện, cười vang sảng khoái, hào khí ngút trời.
Lính truyền lệnh đã cho đám ca nữ Bắc Mạc đến, múa hát ngay trên bậc thềm đá trước tiểu đình trong hậu viện. Phu thê hai người ngồi trong đình vui vẻ thưởng rượu.
Đêm đó, ông Trời cũng như tác thành cho họ, vầng trăng tròn vành vạnh trên cao soi tỏ một vườn tuyết vẫn chưa tan hết.
Đám ca vũ mặc y phục Bắc Mạc, màu sắc vô cùng sặc sỡ, thắt lưng đeo trống, thân hình linh hoạt, hai tay gõ trống. Diệu Thiên chưa bao giờ được xem nên cảm thấy vô cùng mới mẻ, hứng thú.
Rõ ràng đã mệt nhọc cả ngày, nhưng Hà Hiệp còn hứng thú hơn cả Diệu Thiên. Hết một điệu, hắn vỗ tay tán thưởng: “Múa rất đẹp, vì điệu này, chúng ta cùng cạn ba chén”.
Diệu Thiên uống cùng Hà Hiệp một chén, rồi che miệng, lắc đầu nói: “Phò mã, tửu lượng của thiếp không so được với chàng, không cần uống ba chén, một chén là đủ rồi”.
Hà Hiệp đang vui, cũng không cố ép, bèn gật đầu: “Công chúa cứ tùy ý, nhưng điệu múa uyển chuyển này thật khiến người ta mê đắm. Nhất định ta phải uống ba chén góp vui”.
Uống liền hai chén, hắn giơ kiếm hát vang.
“Phi thiên vũ[2], trường không mộng, tình ý chưa từng trọng…”
[2] Đây là điệu múa mà các cô gái múa cùng dải tơ lụa trong tiếng tiêu và tiếng đàn tỳ bà.
Giọng hát trong, làn hơi dày, vô cùng êm ái. Đã nghe quen những lời ngon ngọt của Hà Hiệp, nhưng chưa từng biết phu quân mình còn hát hay đến thế, ánh mắt Diệu Thiên vô cùng ngạc nhiên.
Hà Hiệp chỉ hát một câu rồi thôi, cánh tay cầm kiếm cũng ngừng lại, quay đầu cười nói: “Điệu múa trống lúc nãy rất đẹp, còn điệu trống nào nữa không? Múa tiếp một điệu nữa đi”.
Cứ thế, trăng đã lên cao, tám, chín phần rượu đã chui vào bụng Hà Hiệp. Dù tửu lượng tốt đến mức nào, thân thể hắn cũng phải loạng choạng.
Diệu Thiên sợ Hà Hiệp uống nhiều hại đến sức khỏe, dịu giọng khuyên: “Ca vũ tuy hay, nhưng chúng ta cũng đã thỏa hứng. Vào phòng nghỉ ngơi được không?”.
Hà Hiệp không tham uống, trước nay lại hết sức chiều chuộng Diệu Thiên nên đặt ngay chén xuống: “Đúng thế, cũng nên nghỉ ngơi, Công chúa mệt rồi”.
Hắn đứng dậy, muốn đuổi lui đám thị nữ thị vệ, một mình bế Diệu Thiên, bước vào phòng.
Hai người vui vẻ đến quá nửa đêm, đám người hầu hạ cũng đã buồn ngủ, thấy chủ nhân cuối cùng cũng biết là phải nghỉ ngơi, trong lòng họ thầm hô vạn tuế, đám ca vũ Bắc Mạc thì càng như được đại xá.
Chỉ đợi Hà Hiệp và Diệu Thiên vào phòng, ở hậu viện người tắt đèn thì tắt đèn, người thu dọn thì thu dọn, chẳng mấy chốc hậu viện huyên náo ồn ào ban nãy giờ đã chìm trong yên tĩnh.
Chỉ có vầng trăng vẫn sáng vằng vặc trên trời cao.
Khí lạnh từ từ chuyển động.
Đông Chước cũng mệt cả một ngày, vừa lên giường nhắm mắt đã ngủ ngay. Không biết tại sao đang ngủ hắn bỗng choàng tỉnh, mở mắt nhìn ra ngoài. Trăng vẫn sáng vằng vặc, xem ra hắn chưa ngủ được bao lâu.
Bất giác Đông Chước nhớ đến Sính Đình.
Sính Đình không những thích ngắm trăng, mà còn rất thích ngắm sao. Chẳng biết hiện giờ Sính Đình thế nào.
Nghĩ đến đây, Đông Chước tỉnh hoàn toàn, dứt khoát đứng dậy, bước ra khỏi phòng. Gió lạnh ùa tới khiến hắn giật mình.
Gió như mơ hồ mang đến cả điều gì.
Bỗng cảm thấy lạ, Đông Chước dừng bước, lắng tai nghe. Đúng thế, quả là có tiếng gì đó. Hắn cứ bước, vòng qua hậu viện, tiếng kiếm xé gió càng lúc càng mạnh.
Ngẩng lên nhìn, Đông Chước bất giác ngẩn người.
Ánh trăng vằng vặc, đường kiếm âm u lạnh lẽo.
Nơi hậu viện lạnh giá, một bóng người thoăn thoắt trên nền tuyết trắng.
“Thiếu gia…”, Đông Chước khẽ gọi.
Dường như Hà Hiệp hoàn toàn không biết bên cạnh có người, hai mắt ngời sáng, bảo kiếm đến đâu, ánh trăng đến đấy.
Thấy Hà Hiệp thế kiếm đang hăng, tiếng gió vun vút khắp nơi như muốn trút sạch mọi nỗi oán hận chốn trần gian, Đông Chước chỉ biết đứng yên một bên.
Không ai có thể làm phiền Hà Hiệp lúc này.
Danh tướng thiên hạ, tiểu Kính An vương, đương kim phò mã Vân Thường, lúc này trong tay đang nắm chắc bảo kiếm.
Dưới ánh trăng, Hà Hiệp say múa cùng bảo kiếm.
Múa hết bộ Kính An kiếm pháp, trán đầy mồ hôi, chiếc áo mỏng dính chặt vào cơ thể, Hà Hiệp mới thu kiếm về, khuôn mặt chẳng chút cảm xúc, lúc ngang qua Đông Chước, lãnh đạm buông một câu: “Bắc Mạc có câu, Sính Đình đi rồi”.
Xách kiếm quay về tẩm phòng có Diệu Thiên đang ngủ, Hà Hiệp khẽ đẩy cửa, bước vào phòng.
Cửa phòng yên ắng khép lại.
Đông Chước đứng im trong gió.
Không gian tĩnh mịch, mọi người chìm sâu trong giấc mộng ngọt ngào.
Tiếng trống canh từ xa vọng lại, khiến nơi đây càng thêm vắng lặng.
Sính Đình, khóe miệng duyên những lúc mỉm cười.
Sính Đình, tỷ tỷ thích ngắm trăng.
Đã đi rồi.
Tác giả :
Phong Lộng