Cô Nàng Mộ Bên
Chương 35: Désirée
Có những lúc tôi tự nhủ mình sắp phát điên nếu không có được vài giờ cho riêng mình!
Mấy bà vợ trong làng hay bảo là đẻ hai đứa gần nhau sẽ rất có lợi. Chúng có thể chơi cùng nhau, các giai đoạn phát triển cũng tương đồng với nhau. Lúc đầu thì mệt, nhưng về sau sẽ nhẹ nhàng! Một số bà biết là mọi việc sẽ khó khăn, nhưng vẫn sẵn lòng chấp nhận. Còn tôi á, nếu mà tôi biết chuyện, sẽ mệt mỏi như thế, thằng Nils sẽ chẳng có mặt trên cõi đời này.
May quá, tôi đã không biết!
Chỉ mỗi việc tha lôi hai đứa đã đủ mệt rồi! Cả hai đều không thể đi bộ lâu được, nên tôi phải đặt Nils ngồi trong cái xe nôi cũ và Arvid trên một cái ghế lắp thêm bên trên. Điều khiển một cỗ xe kéo với bốn con ngựa hăng máu còn dễ hơn ấy chứ! Arvid cứ nghiêng hết bên nọ lại đến bên kia, thỉnh thoảng lại véo thằng em, trong khi Nils thì muốn đứng lên và tìm cách thoát ra khỏi cái nôi. Chưa kể đến số lượng lớn tã lót đi vào và đi ra khỏi chiếc xe! Vào khoảng cuối hè thì Arvid cho thấy dấu hiệu không cần mặc tã nữa, nhưng rồi thằng bé cho tôi một vố khá đau. Lần đó khi tôi mặc cho nó một chiếc quần mới, nó quên đi vệ sinh. Nó rất xấu hổ khi bị tôi phát hiện, lại còn táo tợn đổ thừa cho Nils ị vào quần mình.
Nhưng thách thức lớn nhất đối với tôi là không lúc nào được rời mắt khỏi bọn trẻ. Lúc nào cũng phải biết chúng đang ở đâu. Chỉ cần thấy im im là y như rằng một trong hai thằng đang bày trò quậy phá. Những khi đi vệ sinh, tôi phải đưa cả hai đứa theo, ngay cả khi những màn trêu chọc em của Arvid đã chấm dứt.
Benny thì tỏ ra vô tư hơn nhiều. Một lần, sau khi từ chuồng bò về, tôi thấy anh ấy chúi mũi đọc báo trong khi Arvid đã trèo lên bàn ngay cạnh đó và lấy thìa xúc đường trong lọ ra ăn. Nils thì ở dưới gầm bàn, thằng bé đang lặng lẽ nhá một sợi dây điện bằng mấy cái răng cửa sắc bén của nó... Khi tôi cằn nhằn, Benny chỉ vừa cười vừa bảo tôi thôi đi, rồi kể một câu chuyện hài ngớ ngẩn. Một ông hàng xóm, cũng là nông dân, đi dạo bằng xe đạp cùng một đứa trong đàn con đông đảo của mình. Ông ta đặt nó ngồi trên cái giá đèo hàng phía sau yên xe. Khi một người quen đi ngang qua và hỏi tuổi của thằng bé, ông ta nhìn con mình và đáp: “Hơn ba tuổi rồi đấy!”, “Không thể nào, nó phải nhỏ hơn chứ!”... Người kia đáp. Ông bố lại nhìn thằng con và nói: “Chết rồi, tôi chở nhầm thằng bé mới sinh năm ngoái!”. Benny cười ngặt nghẽo, nhưng tôi thì thấy chẳng có gì đáng cười, vì câu chuyện đó quá đúng.
Tôi không thích giao bọn trẻ cho Benny quá lâu. Một hôm, anh ấy nói chuyện nhởn nha qua điện thoại với ai đó, hình như là người giao cỏ khô. Phía sau lưng Benny, thằng Nils đang tự tìm cách leo lên cầu thang dốc đứng. Thằng bé đã lên đến bậc thứ mười hai và rất mừng rỡ với thành tích của mình. Tôi hét tướng lên và lao đến vừa kịp lúc để đỡ lấy Nils khi nó ngã ngửa ra sau. Không buồn quay lại, Benny mắng tôi: “Yên nào, em không thấy anh đang nghe điện thoại à!”.
Khi bị tôi xách tai, anh ta còn dám cả gan biện bạch. Theo anh, lúc nào tôi cũng làm quá lên và không bao giờ tin tưởng ở trách nhiệm của anh đối với bọn trẻ.
- Giao phó cho anh thì chúng ta phải đẻ ít nhất mười đứa ấy! - Tôi sụt sịt.
- Sao vậy?
- Để trừ hao những đứa bị mất đi.
- Phỉ phui cái mồm! - Benny nói khẽ. - Đã có chuyện gì đâu!
Vào khoảng giữa thu, khi tôi bắt đầu cho hai thằng bé đi nhà trẻ, tôi nhận ra một điều. Khi bọn trẻ dơ dáy, hoặc quần áo lấm lem, tôi luôn là người bị mang tiếng, mặc dù chính Benny là người đã để bọn trẻ trong tình trạng như thế. Trong những dịp hiếm hoi mà anh nhận nhiệm vụ đưa hai đứa ra ngoài, anh không bao giờ để ý để tứ gì hết. Nhiều lần tôi ê cả mặt, không biết phải chui vào đâu nữa, khi nhận ra anh cứ thế đưa con đi sau khi chúng lăn lê bò toài trong chuồng bò. Nếu chúng tôi đi đến một cửa hàng trong thành phố và bọn trẻ bắt đầu khóc mếu thì mọi người lập tức nhìn vào tôi chứ không phải Benny. Tự dưng tất cả trách nhiệm đều đổ xuống đầu tôi trong mọi tình huống. Thế đấy!
Nghe thì có vẻ tôi hay ôn khó kể khổ, và đúng là bọn trẻ làm tôi kiệt sức thật sự, nhưng từ trong thâm tâm tôi luôn tự nhủ chính con cái đã mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Chúng khiến tôi cười suốt! Tôi thuộc dạng bà mẹ hổ báo. Ai dại dột thử đụng đến hai đứa bé mà xem, tôi chẳng ngoạm vào cẳng chân cho biết thân.
Ngày tôi quay lại thư viện là giữa tháng Mười một. Tôi đã đưa hai thằng bé đến nhà trẻ và đi vào thành phố trên chiếc xe hơi trống vắng một cách lạ lùng. Tôi còn nhớ cảm giác sung sướng khi bước đi giữa các kệ sách một cách lặng lẽ, không cần phải quay nhìn xung quanh như một con cú để xác định vị trí. Tôi ngồi đọc báo trong giờ nghỉ trưa, tự do đi vệ sinh một mình, ăn trưa cùng với các đồng nghiệp và thả cửa buôn chuyện mà không bị quấy rầy...
Tóm lại là, chẳng có gì căng thẳng hơn việc làm cha mẹ của hai thằng con ít tuổi. À không, có thể nghề kiểm soát không lưu sẽ căng hơn. Với tất cả những đám mây mù và khoảng không ken đầy những chiếc phản lực. Nhưng ngay cả các nhân viên không lưu cũng được về nhà nghỉ ngơi trong vài tiếng.
Chúng ta không ý thức được hết những phiền phức khi quyết định có con, nhưng như thế càng tốt. Vì chúng ta cũng không biết mình có thể yêu thương trẻ con đến mức phi thường như vậy. Chúng ta không hề chuẩn bị cho điều đó. Nhờ có bọn trẻ, cuộc sống bỗng trở nên trọn vẹn và ý nghĩa.
Mấy bà vợ trong làng hay bảo là đẻ hai đứa gần nhau sẽ rất có lợi. Chúng có thể chơi cùng nhau, các giai đoạn phát triển cũng tương đồng với nhau. Lúc đầu thì mệt, nhưng về sau sẽ nhẹ nhàng! Một số bà biết là mọi việc sẽ khó khăn, nhưng vẫn sẵn lòng chấp nhận. Còn tôi á, nếu mà tôi biết chuyện, sẽ mệt mỏi như thế, thằng Nils sẽ chẳng có mặt trên cõi đời này.
May quá, tôi đã không biết!
Chỉ mỗi việc tha lôi hai đứa đã đủ mệt rồi! Cả hai đều không thể đi bộ lâu được, nên tôi phải đặt Nils ngồi trong cái xe nôi cũ và Arvid trên một cái ghế lắp thêm bên trên. Điều khiển một cỗ xe kéo với bốn con ngựa hăng máu còn dễ hơn ấy chứ! Arvid cứ nghiêng hết bên nọ lại đến bên kia, thỉnh thoảng lại véo thằng em, trong khi Nils thì muốn đứng lên và tìm cách thoát ra khỏi cái nôi. Chưa kể đến số lượng lớn tã lót đi vào và đi ra khỏi chiếc xe! Vào khoảng cuối hè thì Arvid cho thấy dấu hiệu không cần mặc tã nữa, nhưng rồi thằng bé cho tôi một vố khá đau. Lần đó khi tôi mặc cho nó một chiếc quần mới, nó quên đi vệ sinh. Nó rất xấu hổ khi bị tôi phát hiện, lại còn táo tợn đổ thừa cho Nils ị vào quần mình.
Nhưng thách thức lớn nhất đối với tôi là không lúc nào được rời mắt khỏi bọn trẻ. Lúc nào cũng phải biết chúng đang ở đâu. Chỉ cần thấy im im là y như rằng một trong hai thằng đang bày trò quậy phá. Những khi đi vệ sinh, tôi phải đưa cả hai đứa theo, ngay cả khi những màn trêu chọc em của Arvid đã chấm dứt.
Benny thì tỏ ra vô tư hơn nhiều. Một lần, sau khi từ chuồng bò về, tôi thấy anh ấy chúi mũi đọc báo trong khi Arvid đã trèo lên bàn ngay cạnh đó và lấy thìa xúc đường trong lọ ra ăn. Nils thì ở dưới gầm bàn, thằng bé đang lặng lẽ nhá một sợi dây điện bằng mấy cái răng cửa sắc bén của nó... Khi tôi cằn nhằn, Benny chỉ vừa cười vừa bảo tôi thôi đi, rồi kể một câu chuyện hài ngớ ngẩn. Một ông hàng xóm, cũng là nông dân, đi dạo bằng xe đạp cùng một đứa trong đàn con đông đảo của mình. Ông ta đặt nó ngồi trên cái giá đèo hàng phía sau yên xe. Khi một người quen đi ngang qua và hỏi tuổi của thằng bé, ông ta nhìn con mình và đáp: “Hơn ba tuổi rồi đấy!”, “Không thể nào, nó phải nhỏ hơn chứ!”... Người kia đáp. Ông bố lại nhìn thằng con và nói: “Chết rồi, tôi chở nhầm thằng bé mới sinh năm ngoái!”. Benny cười ngặt nghẽo, nhưng tôi thì thấy chẳng có gì đáng cười, vì câu chuyện đó quá đúng.
Tôi không thích giao bọn trẻ cho Benny quá lâu. Một hôm, anh ấy nói chuyện nhởn nha qua điện thoại với ai đó, hình như là người giao cỏ khô. Phía sau lưng Benny, thằng Nils đang tự tìm cách leo lên cầu thang dốc đứng. Thằng bé đã lên đến bậc thứ mười hai và rất mừng rỡ với thành tích của mình. Tôi hét tướng lên và lao đến vừa kịp lúc để đỡ lấy Nils khi nó ngã ngửa ra sau. Không buồn quay lại, Benny mắng tôi: “Yên nào, em không thấy anh đang nghe điện thoại à!”.
Khi bị tôi xách tai, anh ta còn dám cả gan biện bạch. Theo anh, lúc nào tôi cũng làm quá lên và không bao giờ tin tưởng ở trách nhiệm của anh đối với bọn trẻ.
- Giao phó cho anh thì chúng ta phải đẻ ít nhất mười đứa ấy! - Tôi sụt sịt.
- Sao vậy?
- Để trừ hao những đứa bị mất đi.
- Phỉ phui cái mồm! - Benny nói khẽ. - Đã có chuyện gì đâu!
Vào khoảng giữa thu, khi tôi bắt đầu cho hai thằng bé đi nhà trẻ, tôi nhận ra một điều. Khi bọn trẻ dơ dáy, hoặc quần áo lấm lem, tôi luôn là người bị mang tiếng, mặc dù chính Benny là người đã để bọn trẻ trong tình trạng như thế. Trong những dịp hiếm hoi mà anh nhận nhiệm vụ đưa hai đứa ra ngoài, anh không bao giờ để ý để tứ gì hết. Nhiều lần tôi ê cả mặt, không biết phải chui vào đâu nữa, khi nhận ra anh cứ thế đưa con đi sau khi chúng lăn lê bò toài trong chuồng bò. Nếu chúng tôi đi đến một cửa hàng trong thành phố và bọn trẻ bắt đầu khóc mếu thì mọi người lập tức nhìn vào tôi chứ không phải Benny. Tự dưng tất cả trách nhiệm đều đổ xuống đầu tôi trong mọi tình huống. Thế đấy!
Nghe thì có vẻ tôi hay ôn khó kể khổ, và đúng là bọn trẻ làm tôi kiệt sức thật sự, nhưng từ trong thâm tâm tôi luôn tự nhủ chính con cái đã mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Chúng khiến tôi cười suốt! Tôi thuộc dạng bà mẹ hổ báo. Ai dại dột thử đụng đến hai đứa bé mà xem, tôi chẳng ngoạm vào cẳng chân cho biết thân.
Ngày tôi quay lại thư viện là giữa tháng Mười một. Tôi đã đưa hai thằng bé đến nhà trẻ và đi vào thành phố trên chiếc xe hơi trống vắng một cách lạ lùng. Tôi còn nhớ cảm giác sung sướng khi bước đi giữa các kệ sách một cách lặng lẽ, không cần phải quay nhìn xung quanh như một con cú để xác định vị trí. Tôi ngồi đọc báo trong giờ nghỉ trưa, tự do đi vệ sinh một mình, ăn trưa cùng với các đồng nghiệp và thả cửa buôn chuyện mà không bị quấy rầy...
Tóm lại là, chẳng có gì căng thẳng hơn việc làm cha mẹ của hai thằng con ít tuổi. À không, có thể nghề kiểm soát không lưu sẽ căng hơn. Với tất cả những đám mây mù và khoảng không ken đầy những chiếc phản lực. Nhưng ngay cả các nhân viên không lưu cũng được về nhà nghỉ ngơi trong vài tiếng.
Chúng ta không ý thức được hết những phiền phức khi quyết định có con, nhưng như thế càng tốt. Vì chúng ta cũng không biết mình có thể yêu thương trẻ con đến mức phi thường như vậy. Chúng ta không hề chuẩn bị cho điều đó. Nhờ có bọn trẻ, cuộc sống bỗng trở nên trọn vẹn và ý nghĩa.
Tác giả :
Katarina Mazetti