Cô Nàng Mộ Bên
Chương 25: Désirée
Mọi chuyện y như một chuyến viễn du đến xứ sở xa lạ. Tôi đã làm bạn với những người thổ dân để học hỏi về văn hóa, phong tục tập quán của họ. Tôi hòa nhập vào ngôi làng nhỏ ở miền quê. Tôi đã cố gắng hội nhập. Không, thật sự tôi không hề muốn trở nên giỏi hơn họ - những ý nghĩ kiểu này luôn khiến tôi nhớ đến bữa ăn tối ở nhà Bengt-Göran và Violet. Ngược lại là đằng khác!
Tôi cảm thấy mình thua kém. Đa phần những người phụ nữ tôi gặp gỡ tại làng đều biết những việc mà tôi hoàn toàn không có khái niệm. Thêu đục lỗ, vải cutin, ống móc len… Họ cũng có hàng ngàn bí quyết chăm sóc em bé. Nếu tôi đến phòng tập với Arvid kêu khóc trong chiếc xe nôi, ai đó sẽ bế nó lên và dỗ nó nín ngay trong vòng hai phút. Họ biết đơm nút, thùa khuyết, may dây kéo và sửa lại quần áo. Họ cũng tự nhuộm tóc, cắt tóc cho chồng con, trao đổi với nhau những cái cành giâm hoặc củ hoa. Các luống hoa của họ là một vườn ươm giống thực sự. Tất cả hoặc ít ra phần lớn họ đều làm việc bán thời gian trên thành phố. (Tôi đang nói đến phần lớn phụ nữ nhé. Đàn ông thì hoặc làm việc toàn thời gian, hoặc thất nghiệp, đôi khi cả hai, nếu họ làm trong ngành xây dựng…).
Tối đến, cánh phụ nữ trong làng tập hát đồng ca, làm gốm và tập yoga, hoặc làm những việc khác. Đó là nếu như họ có thời gian rãnh rỗi, nếu các đức ông chồng không đi săn, chơi bowling với bạn bè hoặc đi xem khúc côn cầu.
Đàn ông và phụ nữ ở đây sống những cuộc sống hoàn toàn khác nhau, họ không có nhiều hoạt động chung. Không thể có chuyện phụ nữ đi uống bia, xem khúc côn cầu trong khi đàn ông cho bọn trẻ làm bài tập và giặt quần áo. Để có vài giọng nam trầm trong dàn đồng ca, người ta phải dùng vũ lực để bắt buộc, còn trong vườn thì các ông chỉ xuất hiện khi cần khiêng đá tiểu cảnh.
Phụ nữ không bao giờ có ý định phóng xe trượt tuyết vèo vèo trong những ngày Chủ nhật mùa đông. Nhưng họ có thể làm một giỏ thức ăn và đi dã ngoại với bọn trẻ.
Cuộc sống của hai giới gần như cách biệt với nhau, nhưng trong những lễ hội làng thì sự cách biệt đó được tháo bỏ, ít nhất ta cũng có thể nói như thế. Đàn ông và phụ nữ ca hát vang trời, uống rượu say sưa rồi quấn lấy nhau trên các bãi khiêu vũ đến tận khuya, sau đó cùng nhau chui vào các bụi rậm. Thỉnh thoảng chuyện đó lại gây ra xích mích. Nhưng tôi không nghĩ họ uống buông thả hơn dân thành phố, vạch giới hạn của họ được thiết lập rất chắc chắn. Dù sao thì, chuyện trai gái là chủ đề quan tâm cao của các mẩu chuyện phiếm, tôi có thể nhận thấy điều đó khi ngồi lại uống cà phê và quan sát sau giờ tập hát đồng ca.
Mảnh bằng đại học của tôi ở đây chẳng là cái gì, đó là sự thật, và tôi cũng không bao giờ đem nó ra để khoe. Chúng tôi có thể thảo luận về sách, rất nhiều phụ nữ tham gia vào các câu lạc bộ đọc sách và tỏ ra cực kỳ quan tâm với các tác phẩm mới xuất bản. Trong lĩnh vực này thì đôi lúc tôi có thể tỏa sáng một chút. Tôi chỉ có mỗi cái đó để chứng tỏ giá trị của mình.
Cánh đàn ông thì đọc các phụ trương báo thể thao.
Tôi không bao giờ đề cập đến tình hình chính trị thế giới với phụ nữ, triết học hoặc nữ quyền lại càng không. Không phải vì tôi thấy họ quá đơn giản - ngược lại là đằng khác - mà vì cánh phụ nữ trong làng có quá nhiều chủ đề khác để thảo luận. Có khi là những chuyện ngồi lê đôi mách, - tôi dám cá là cánh đàn ông cũng chẳng kém cạnh gì nữ giới về khoản này - có khi lại là công thức làm bánh, hoặc các mẹo chăm sóc nhà cửa. Phụ nữ thường xuyên là người khơi lên những chủ đề của cộng đồng: quét dọn vỉa hè, làm bánh để đem bán lấy tiền ủng hộ xây sân mới cho câu lạc bộ bóng đá thiếu niên địa phương, phản đối việc cắt giảm nhân viên tại nhà trẻ… Họ nắm quyền quyết định. Mọi việc diễn ra đều phải có bàn tay phụ nữ, mặc dù cánh đàn ông chiếm đa số trong hội đồng của làng. Chuyện này đôi khi trở nên rất buồn cười, như câu chuyện về một ông bị buộc phải tổ chức họp mặt tại nhà mình, nhưng cứ khất lần mấy tháng liền vì vợ bị ốm và ông ta không biết pha cà phê!
Có một kiểu chủ nghĩa nữ quyền thô ráp và mạnh mẽ tồn tại ở đa số các phụ nữ trong làng, đến mức nhiều khi khiến tôi ngỡ ngàng. Trong khi những nhà nữ quyền bị gắn mác chống nam giới ngay khi vừa lên tiếng chống lại sự khác biệt về mức lương trên các phương tiện truyền thông, các phụ nữ ở đây chẳng ngại ngùng gì trong việc nói xấu đàn ông. Dù không ghét đàn ông, phụ nữ ở đây cũng không đặc biệt tôn trọng họ. Các bà vợ coi chồng mình như một đứa trẻ không thông minh. Đàn ông suy nghĩ bằng cái của nợ nằm giữa hai chân, không thể giao cho họ những nhiệm vụ quan trọng được! Tốt nhất là cứ để họ đi với nhau, như thế chúng ta càng rảnh nợ! Không có ai trong số các chị em phụ nữ quanh tôi nhận ra họ đã trở thành một nhà nữ quyền.
Nói thế thì cũng vơ đũa cả nắm thật. Có những ông chồng nghỉ làm để chăm vợ đẻ, cũng có những chị phụ nữ hiểu biết về các vấn đề xã hội chẳng kém gì mấy ông, nhưng họ chỉ là cá biệt. Người ta gọi họ là “bố đảm”, “mẹ giỏi”, các bạn cũng biết rồi.
Nói chung, tôi thấy thoải mái hơn với những người trong làng so với các nơi khác. Họ không đòi hỏi, dễ chịu và tốt bụng. Nhờ thế mà tôi hoạt động xã hội nhiều hơn. Tổ chức tiệc Giáng sinh, viết một vở kịch ngắn, những chuyện đó tôi sẽ thực hiện, nhưng là sau này. Đôi khi tôi nghĩ họ cũng bàn tán về mình, nhưng có sao, tôi thấy chẳng có vấn đề gì. Sau khi sinh Arvid, tôi cảm thấy mình đã hòa nhập tốt vào cộng đồng, và mọi người đều hài lòng vì Benny đã có gia đình. Với tư cách người sản xuất sữa cuối cùng trong làng, anh gần như là người hùng trong mắt họ.
Vào tháng Hai, tôi lại mang bầu một lần nữa. Tôi không tin nổi chuyện đó có thể xảy ra trong khi cho co bú, dù sao thì nó cũng rất hãn hữu. Nhưng đúng là chúng tôi đã không chú ý.
Tôi cảm thấy mình thua kém. Đa phần những người phụ nữ tôi gặp gỡ tại làng đều biết những việc mà tôi hoàn toàn không có khái niệm. Thêu đục lỗ, vải cutin, ống móc len… Họ cũng có hàng ngàn bí quyết chăm sóc em bé. Nếu tôi đến phòng tập với Arvid kêu khóc trong chiếc xe nôi, ai đó sẽ bế nó lên và dỗ nó nín ngay trong vòng hai phút. Họ biết đơm nút, thùa khuyết, may dây kéo và sửa lại quần áo. Họ cũng tự nhuộm tóc, cắt tóc cho chồng con, trao đổi với nhau những cái cành giâm hoặc củ hoa. Các luống hoa của họ là một vườn ươm giống thực sự. Tất cả hoặc ít ra phần lớn họ đều làm việc bán thời gian trên thành phố. (Tôi đang nói đến phần lớn phụ nữ nhé. Đàn ông thì hoặc làm việc toàn thời gian, hoặc thất nghiệp, đôi khi cả hai, nếu họ làm trong ngành xây dựng…).
Tối đến, cánh phụ nữ trong làng tập hát đồng ca, làm gốm và tập yoga, hoặc làm những việc khác. Đó là nếu như họ có thời gian rãnh rỗi, nếu các đức ông chồng không đi săn, chơi bowling với bạn bè hoặc đi xem khúc côn cầu.
Đàn ông và phụ nữ ở đây sống những cuộc sống hoàn toàn khác nhau, họ không có nhiều hoạt động chung. Không thể có chuyện phụ nữ đi uống bia, xem khúc côn cầu trong khi đàn ông cho bọn trẻ làm bài tập và giặt quần áo. Để có vài giọng nam trầm trong dàn đồng ca, người ta phải dùng vũ lực để bắt buộc, còn trong vườn thì các ông chỉ xuất hiện khi cần khiêng đá tiểu cảnh.
Phụ nữ không bao giờ có ý định phóng xe trượt tuyết vèo vèo trong những ngày Chủ nhật mùa đông. Nhưng họ có thể làm một giỏ thức ăn và đi dã ngoại với bọn trẻ.
Cuộc sống của hai giới gần như cách biệt với nhau, nhưng trong những lễ hội làng thì sự cách biệt đó được tháo bỏ, ít nhất ta cũng có thể nói như thế. Đàn ông và phụ nữ ca hát vang trời, uống rượu say sưa rồi quấn lấy nhau trên các bãi khiêu vũ đến tận khuya, sau đó cùng nhau chui vào các bụi rậm. Thỉnh thoảng chuyện đó lại gây ra xích mích. Nhưng tôi không nghĩ họ uống buông thả hơn dân thành phố, vạch giới hạn của họ được thiết lập rất chắc chắn. Dù sao thì, chuyện trai gái là chủ đề quan tâm cao của các mẩu chuyện phiếm, tôi có thể nhận thấy điều đó khi ngồi lại uống cà phê và quan sát sau giờ tập hát đồng ca.
Mảnh bằng đại học của tôi ở đây chẳng là cái gì, đó là sự thật, và tôi cũng không bao giờ đem nó ra để khoe. Chúng tôi có thể thảo luận về sách, rất nhiều phụ nữ tham gia vào các câu lạc bộ đọc sách và tỏ ra cực kỳ quan tâm với các tác phẩm mới xuất bản. Trong lĩnh vực này thì đôi lúc tôi có thể tỏa sáng một chút. Tôi chỉ có mỗi cái đó để chứng tỏ giá trị của mình.
Cánh đàn ông thì đọc các phụ trương báo thể thao.
Tôi không bao giờ đề cập đến tình hình chính trị thế giới với phụ nữ, triết học hoặc nữ quyền lại càng không. Không phải vì tôi thấy họ quá đơn giản - ngược lại là đằng khác - mà vì cánh phụ nữ trong làng có quá nhiều chủ đề khác để thảo luận. Có khi là những chuyện ngồi lê đôi mách, - tôi dám cá là cánh đàn ông cũng chẳng kém cạnh gì nữ giới về khoản này - có khi lại là công thức làm bánh, hoặc các mẹo chăm sóc nhà cửa. Phụ nữ thường xuyên là người khơi lên những chủ đề của cộng đồng: quét dọn vỉa hè, làm bánh để đem bán lấy tiền ủng hộ xây sân mới cho câu lạc bộ bóng đá thiếu niên địa phương, phản đối việc cắt giảm nhân viên tại nhà trẻ… Họ nắm quyền quyết định. Mọi việc diễn ra đều phải có bàn tay phụ nữ, mặc dù cánh đàn ông chiếm đa số trong hội đồng của làng. Chuyện này đôi khi trở nên rất buồn cười, như câu chuyện về một ông bị buộc phải tổ chức họp mặt tại nhà mình, nhưng cứ khất lần mấy tháng liền vì vợ bị ốm và ông ta không biết pha cà phê!
Có một kiểu chủ nghĩa nữ quyền thô ráp và mạnh mẽ tồn tại ở đa số các phụ nữ trong làng, đến mức nhiều khi khiến tôi ngỡ ngàng. Trong khi những nhà nữ quyền bị gắn mác chống nam giới ngay khi vừa lên tiếng chống lại sự khác biệt về mức lương trên các phương tiện truyền thông, các phụ nữ ở đây chẳng ngại ngùng gì trong việc nói xấu đàn ông. Dù không ghét đàn ông, phụ nữ ở đây cũng không đặc biệt tôn trọng họ. Các bà vợ coi chồng mình như một đứa trẻ không thông minh. Đàn ông suy nghĩ bằng cái của nợ nằm giữa hai chân, không thể giao cho họ những nhiệm vụ quan trọng được! Tốt nhất là cứ để họ đi với nhau, như thế chúng ta càng rảnh nợ! Không có ai trong số các chị em phụ nữ quanh tôi nhận ra họ đã trở thành một nhà nữ quyền.
Nói thế thì cũng vơ đũa cả nắm thật. Có những ông chồng nghỉ làm để chăm vợ đẻ, cũng có những chị phụ nữ hiểu biết về các vấn đề xã hội chẳng kém gì mấy ông, nhưng họ chỉ là cá biệt. Người ta gọi họ là “bố đảm”, “mẹ giỏi”, các bạn cũng biết rồi.
Nói chung, tôi thấy thoải mái hơn với những người trong làng so với các nơi khác. Họ không đòi hỏi, dễ chịu và tốt bụng. Nhờ thế mà tôi hoạt động xã hội nhiều hơn. Tổ chức tiệc Giáng sinh, viết một vở kịch ngắn, những chuyện đó tôi sẽ thực hiện, nhưng là sau này. Đôi khi tôi nghĩ họ cũng bàn tán về mình, nhưng có sao, tôi thấy chẳng có vấn đề gì. Sau khi sinh Arvid, tôi cảm thấy mình đã hòa nhập tốt vào cộng đồng, và mọi người đều hài lòng vì Benny đã có gia đình. Với tư cách người sản xuất sữa cuối cùng trong làng, anh gần như là người hùng trong mắt họ.
Vào tháng Hai, tôi lại mang bầu một lần nữa. Tôi không tin nổi chuyện đó có thể xảy ra trong khi cho co bú, dù sao thì nó cũng rất hãn hữu. Nhưng đúng là chúng tôi đã không chú ý.
Tác giả :
Katarina Mazetti