Cô Gái Mất Tích
Chương 1 - chương 1
Ngày của Nick Dunne
Khi nghĩ đến vợ mình, tôi thường nghĩ tới cái đầu của cô ấy. Trước hết là dáng hình của nó. Ngay từ lần đầu gặp gỡ, gáy cô ấy là hình ảnh đập vào mắt tôi trước tiên và các góc cạnh của nó có gì đó thật duyên dáng. Tựa như một hạt ngô bóng bẩy, cứng cáp hay một hóa thạch dưới lòng sông. Dưới thời Victoria, hình dáng như vậy sẽ được thán tụng là tuyệt đẹp. Các bạn hẳn có thể hình dung một cách dễ dàng.
Dù ở bất cứ nơi đâu, tôi đều nhận ra đầu cô ấy.
Và cả những gì đang diễn ra trong đó. Tôi cũng quan tâm tới suy nghĩ của cô ấy nữa. Bộ não, tất cả các nếp nhăn, và dòng chảy suy nghĩ lan chạy qua những nếp nhăn đó, chằng chịt như chân rết. Giống như một đứa trẻ, tôi mường tượng rằng mình đang hé mở hộp sọ của vợ, gỡ bộ não ra và nghiên cứu nó, cố gắng để bắt kịp và tóm chặt lấy những suy nghĩ của cô ấy. Em đang nghĩ gì vậy, Amy? Đó là câu hỏi mà tôi vẫn thường đặt ra trong suốt cuộc hôn nhân của mình, một cách âm thầm và không phải dành cho người có thể trả lời được. Đối với tôi, cuộc hôn nhân nào cũng bị phủ bóng bởi những câu hỏi tựa như: Em đang nghĩ gì vậy? Em cảm thấy thế nào? Em là ai? Chúng ta đã đối xử với nhau thế này sao? Rồi chúng ta sẽ phải làm gì đây?
Mắt tôi bật mở vào đúng sáu giờ sáng. Hai bờ mi không hề hấp háy, dù chỉ là chớp nhẹ theo ý thức. Sự thức tỉnh đó như thể một cái máy. Thứ âm thanh khô khốc đầy ma quái khi đôi mắt của một con rối bật mở: không gian đen đặc và rồi, màn trình diễn bắt đầu! Mặt đồng hồ báo 6:0:0 - thứ đập vào ngay trước mắt tôi. 6:0:0. Quả thực là khác biệt. Tôi hiếm khi tỉnh dậy vào giờ đúng mà thường là giờ lẻ như: 8:43, 11:51, 9:26. Cuộc sống của tôi không cần phải được báo thức.
Vào thời điểm chính xác, 6:0:0 đó, mặt trời bắt đầu le lói sau rặng cây sồi, hé lộ toàn bộ gương mặt mùa hè cáu kỉnh của Chúa trời. Ánh nắng phản chiếu lấp loáng trên mặt khúc sông đối diện ngôi nhà, như thể một ngón tay dài khó chịu đang xỉa xói qua tấm màn gió mỏng manh trong phòng ngủ để chỉ đích danh tôi. Rồi buộc tội: Ngươi đã bị phát hiện. Ngươi sẽ bị theo dõi.
Tôi vùi mình trên giường, chiếc giường New York trong ngôi nhà mới của chúng tôi. Gọi là nhà mới nhưng chúng tôi đã dọn đến đây được hai năm rồi. Nó là một ngôi nhà thuê nằm bên bờ sông Mississippi, thuộc khu ngoại ô dành cho những kẻ mới lên đời giàu có, một nơi mà tôi hằng ước ao được chuyển tới ở từ khi còn là một đứa trẻ sống trong khu nhà xây lệch tầng bình dân. Kiểu nhà vốn dĩ khá quen thuộc: nhìn chung rất rộng rãi, không đặc sắc, và là một ngôi nhà mới, mới tinh tươm, điều mà vợ tôi sẽ luôn - và tuyệt đối − ghét cay ghét đắng.
"Liệu em có nên rũ bỏ linh hồn mình trước khi bước vào trong không nhỉ?" Đó là lời đầu tiên cô ấy thốt lên khi dọn đến đây. Chúng tôi đã phải thỏa hiệp: Amy muốn chúng tôi chỉ thuê, chứ không mua căn nhà trong thị trấn Missouri nhỏ bé này, với hy vọng chắc chắn rằng chúng tôi sẽ không bị kẹt ở đây quá lâu. Nhưng những ngôi nhà cho thuê lại chỉ tập trung trong khu vực chưa hề được phát triển đó: một thị trấn bé nhỏ heo hút, gồm những căn biệt thự thuộc sở hữu của ngân hàng với mức giá khá thấp do tình trạng suy thoái kinh tế, một khu vực vốn dĩ đã phải đóng cửa trước khi nó được mở rộng thêm. Đó là một sự thỏa hiệp, nhưng Amy lại không nhìn sự việc theo hướng đó, không một chút nào. Đối với Amy, đấy là ý muốn điên rồ của tôi, một sự trả đũa khó chịu và ích kỷ. Tôi đã lôi kéo cô ấy, một cách lỗ mãng, tới một thị trấn mà cô ấy đã kịch liệt phản đối, và buộc phải sống trong căn nhà mà lúc nào cô ấy cũng mỉa mai. Theo tôi, đó không còn là thỏa hiệp nữa khi mà chỉ có một trong hai người nhìn nhận sự việc theo cách ấy, nhưng những thỏa hiệp của chúng tôi dường như lúc nào cũng đi theo chiều hướng như vậy. Một trong hai người luôn luôn phải khó chịu. Và thường thì đó là Amy.
Đừng đổ lỗi cho anh vì nỗi phiền muộn riêng có này, Amy ạ. Nỗi phiền muộn mang tên Missouri. Hãy đổ lỗi cho nền kinh tế, cho những gì không may mắn, cho bố mẹ em, cho Internet và những kẻ đã sử dụng Internet nữa. Tôi đã từng là một nhà báo chuyên viết bài về truyền hình, phim ảnh và các cuốn sách. Trở lại thời khi mọi người còn đọc những thứ in trên giấy, thời mọi người còn quan tâm đến những ý kiến của tôi. Tôi đến New York vào những năm cuối thập niên 90, giai đoạn hấp hối của thời kỳ hoàng kim, mặc dù khi đó chưa có ai nhận thức được điều này. New York là nơi tập trung của các nhà báo, những cây bút thực thụ bởi ở đây có rất nhiều tạp chí, những tạp chí thực sự. Internet thời ấy mới chỉ là một con thú nuôi mới lạ bị giữ chân trong một xó xỉnh của thế giới xuất bản phẩm - ném cho nó một ít thức ăn công nghiệp rồi ngắm nhìn nó nhảy múa với sợi dây xích mới thật dễ thương làm sao - làm gì có chuyện trong đêm tối nó lại có thể giết ta được. Hãy nghĩ mà xem: đó là thời kỳ mà những sinh viên vừa tốt nghiệp đến New York và được trả thù lao để viết bài. Chúng tôi không mảy may ngờ rằng mình đang đâm đầu vào một nghiệp sẽ biến mất chỉ trong vòng một thập kỷ nữa.
Tôi đã có được công việc đó và cũng mất việc trong vòng mười một năm, quả thực là ngắn ngủi. Khắp cả nước, các tạp chí bắt đầu khốn đốn, không thể chống chịu được trước căn bệnh truyền nhiễm bất ngờ do sự đổ vỡ của nền kinh tế đưa lại. Những người cầm bút (theo quan niệm của tôi là những nhà văn có khát khao, những nhà tư tưởng, những người mà bộ não của họ không hoạt động đủ nhanh để viết blog, để nối kết hay đưa tin trên trang mạng xã hội, mà chỉ là những kẻ kiêu ngạo lỗi thời và cứng đầu) coi như xong. Chúng tôi giống như những người thợ làm mũ cho phụ nữ hay những nhà sản xuất roi da: Thời đại của chúng tôi đã chấm hết. Ba tuần sau khi tôi bị liệt vào diện cắt giảm, Amy cũng mất việc, thế đấy.(Lúc này tôi có thể cảm thấy Amy đang nhìn qua vai tôi, cười nhạt khi tôi kể lể về sự nghiệp, nỗi bất hạnh của mình và gói gọn sự kinh qua của cô ấy chỉ trong một câu nói. Cô ấy sẽ nói với bạn một câu nói đặc trưng. Nick ấy mà, cô ấy sẽ nói vậy. Nó đã trở thành điệp khúc của cô ấy rồi: Nick ấy mà… và dù có nói gì tiếp sau đó đi nữa, dù gì thì cũng là tôi ấy mà, dốt tệ.) Hai kẻ trưởng thành không công ăn việc làm, dành hàng tuần liền lang thang khắp khu phố nhà giàu Brooklyn của chúng tôi trong bộ đồ ngủ và đôi bít tất, mặc kệ tương lai, vứt bừa bãi trên mặt bàn và sofa những bức thư còn chưa mở, ăn kem lúc mười giờ sáng và vùi mình trong những giấc ngủ trưa thật dài.
Rồi một hôm điện thoại đổ chuông. Đứa em gái song sinh của tôi ở bên kia đầu dây. Margo đã dọn từ New York về nhà sau khi bị tinh giản một năm trước đó - con bé lúc nào cũng đi trước tôi một bước, ngay cả với cái vận rủi chết tiệt này. Margo gọi từ ngôi nhà thân yêu ở Bắc Carthage, Missouri, nơi chúng tôi đã lớn lên. Và khi nghe giọng nói của con bé, tôi như nhìn thấy hình ảnh của nó lúc mười tuổi, với mái tóc đen nhánh và mặc chiếc quần soóc yếm đang ngồi trên cầu tàu phía sau nhà ông bà tôi, rũ rượi như một cái gối cũ nhàu, đôi chân gầy nhẳng đang đung đưa khỏa nước, mắt ngắm nhìn dòng chảy của con sông lùa qua đôi bàn chân nhỏ xinh như con cá trắng của mình một cách chăm chú và vô cùng bình thản, dù mới chỉ là một đứa trẻ.
Giọng nói của Margo ấm áp và dịu dàng ngay cả khi con bé thông báo tin buồn: Người mẹ kiên cường của chúng tôi đang hấp hối. Cha chúng tôi gần như đã ra đi - tư duy (hay công kích) và trái tim (khốn khổ) của ông đã trở nên mệt mỏi khi dần bước sang thế giới bên kia. Nhưng có vẻ như mẹ chúng tôi sẽ đánh bại ông ở đó.Khoảng sáu tháng, có lẽ là một năm, bà đã thành công. Tôi biết Margo đã tự mình đến gặp bác sĩ, thận trọng ghi lại những điều cần lưu ý qua những dòng chữ nguệch ngoạc của mình, và rồi rơm rớm nước mắt khi cố đọc lại những gì mình đã viết.Ngày giờ và liều lượng.
"Chết tiệt, em không hiểu gì đây nữa, số chín chăng? Mà chẳng thấy có nghĩa nữa cơ chứ?" Con bé thốt lên khiến dòng suy nghĩ của tôi bị ngắt quãng. Đây là một nhiệm vụ, một ý định nằm gọn trong lòng bàn tay em gái tôi như một quả mận. Tôi gần như đã khóc một cách khuây khỏa.
"Anh sẽ về nhà, Go. Bọn anh sẽ về nhà. Em không nên một mình gánh vác tất cả những việc này."
Con bé đã không tin lời tôi. Tôi có thể nghe tiếng nó thở hắt ra ở bên kia đầu dây.
"Anh nói nghiêm túc đấy, Go. Tại sao lại không chứ? Ở đây chẳng còn gì nữa."
Một tiếng thở dài đáp lại. "Còn chị Amy thì sao?"
Đó chính điều mà tôi đã không cân nhắc kỹ. Tôi đã quá đơn giản khi nghĩ rằng tôi sẽ gói ghém cả người vợ New York của mình cùng những mối bận tâm và niềm tự hào về New York của cô ấy, tách rời cô ấy khỏi cha mẹ mình - rũ bỏ lại sau lưng vùng đất hứa Manhattan cuồng nhiệt và đầy đam mê - rồi đưa cô ấy đến một thị trấn nhỏ bé nằm bên sông ở Missouri, và mọi việc sẽ lại ổn thỏa.
Tôi đã không nhận thức được mình mới ngu ngốc, mới ảo tưởng, mới - đúng vậy, mới Nick ấy mà làm sao khi tư duy theo cách đó. Điều này sẽ chỉ đưa đến bất hạnh mà thôi.
"Amy sẽ ổn thôi. Amy…" Những gì tôi nên nói tiếp là "Amy yêu mẹ mà." Nhưng tôi không thể nói với Go rằng Amy yêu quý mẹ chúng tôi, bởi sau chừng ấy thời gian, Amy vẫn chỉ biết về mẹ tôi rất ít. Đôi lần gặp gỡ khiến họ vẫn còn xa lạ với nhau. Rồi Amy sẽ lại mổ xẻ các cuộc đàm thoại của họ những ngày sau đó - "Mẹ có ý gì vậy khi…" - như thể mẹ tôi là một phụ nữ thị tộc quê mùa cổ hủ nào đó đến từ vùng lãnh nguyên với những tảng thịt bò Tây Tạng mới xẻ và một ít cúc áo để trao đổi hàng hóa, cố gắng để có được thứ gì đó từ Amy mà không phải trả giá vậy.
Amy không tỏ ý muốn tìm hiểu về gia đình tôi cũng như không quan tâm đến nơi tôi sinh ra, nhưng dù sao đi nữa, vì một lý do nào đấy tôi đã cho rằng trở về nhà là một ý hay.
Hơi thở của tôi làm chiếc gối trở nên ấm áp. Tôi đổi chủ đề trong tâm trí mình. Hôm nay không phải là ngày để tiếp tục đoán xét hay nuối tiếc nữa, mà là một ngày hành động. Từ dưới nhà, tôi có thể nghe thấy thứ âm thanh tưởng như đã biến mất vẳng lên: Amy đang chuẩn bị bữa sáng. Tiếng va đập trên giá bát bằng gỗ (cộc cộc!), tiếng đặt để những chiếc hộp thiếc và hộp thủy tinh (lạch cạch!), tiếng di chuyển và sắp xếp bộ xoong nồi kim loại và chảo sắt (loảng xoảng!). Bản nhạc bếp núc bắt đầu nổi lên, huyên náo một cách sinh động cho đến hồi kết, chiếc khuôn bánh rơi xuống dội lên một hồi âm thanh trên sàn nhà rồi đập vào tường tạo ra một tiếng xanh-ban chói tai. Một món gì đó ấn tượng đang được chế biến, có lẽ là bánh kếp, bởi bánh kếp rất đặc biệt và hôm nay chắc hẳn Amy muốn làm món gì đó thật đặc biệt.
Hôm nay là kỷ niệm năm năm ngày cưới của chúng tôi.
Tôi bước chân trần tới gần mép cầu thang đứng nghe ngóng, dũi dũi những ngón chân của mình vào đám lông của tấm thảm trải sàn, điều mà về mặt nguyên tắc Amy ghét cay ghét đắng. Tôi băn khoăn xem liệu mình đã sẵn sàng xuống giúp cô ấy chưa. Amy đang ở trong bếp, hoàn toàn không để ý tới sự lưỡng lự của tôi. Cô ấy đang ngân nga một giai điệu gì đó nghe sầu não và quen thuộc. Tôi cố vắt óc nhớ xem đó là giai điệu nào - một bài dân ca hay sao ấy? Hay một bài hát ru nhỉ? - và rồi tôi nhận ra đó là bản nhạc Suicide is painless trong bộ phim M.A.S.H. Nghĩ vậy tôi liền bước xuống nhà.
Tôi quanh quẩn ở lối vào và nhìn ngắm vợ mình. Mái tóc màu vàng bơ của Amy được buộc túm lên kiểu đuôi ngựa, đu đưa một cách vui mắt như thể đang nhảy dây, trong khi cô ấy vừa đưa đầu ngón tay bị bỏng lên mút lấy mút để, vừa ấm ứ trong miệng. Amy ngân nga một mình vì cô ấy là người vô địch trong việc lời các bài hát. Lần đầu tiên chúng tôi hẹn hò, một bài hát của nhóm nhạc Genesis vang lên trên sóng phát thanh: "Nàng dường như có cái chạm tay vô hình, yeah." Và Amy đã hát theo rằng "Nàng nhấc chiếc mũ của tôi ra rồi đặt lên giá trên cùng." Khi tôi thắc mắc tại sao cô ấy lại nghĩ lời hát của mình hợp lý, thì Amy đáp cô ấy luôn cho rằng người phụ nữ trong bài hát đó thực lòng yêu mến người đàn ông kia bởi nàng đã đặt chiếc mũ của anh ta lên giá trên cùng. Tôi nhận ra mình đã thích Amy từ đó, rất thích, một người con gái có lời giải nghĩa cho mọi vấn đề.
Điều gì đó đã cắt ngang dòng hồi tưởng về một kỷ niệm đẹp đẽ và cảm giác lạnh thấu xương.
Amy vừa chăm chú nhìn chiếc bánh kếp đang xèo xèo trên chảo, vừa liếm thứ gì đó trên cổ tay mình. Trông cô ấy thật viên mãn, theo cách của một người vợ. Nếu tôi ôm Amy trong vòng tay mình thì hẳn cô ấy sẽ có mùi của dâu tây và đường kính.
Khi phát hiện thấy tôi lôi thôi trong chiếc quần soóc kiểu boxer đang thập thò ở đó với mái tóc dựng đứng Heat Miser, Amy tựa người vào quầy bếp và cất tiếng: "Ồ, xin chào, gã bảnh trai."
Mật đắng và sợ hãi dấn dứ trong cổ họng tôi.Tôi thầm nghĩ: Thôi nào, tiến lên.
Tôi bắt tay vào công việc khá muộn.Cô em gái và tôi đã cùng thực hiện một ý tưởng điên rồ khi cả hai dọn về nhà.Chúng tôi đã thực hiện điều mà chúng tôi luôn bàn tới.Đó là mở một quán bar. Chúng tôi mượn tiền của Amy để làm điều đó, 80.000 đô-la, một khoản tiền mà đối với Amy đã từng không là gì cả, nhưng tại thời điểm ấy thì gần như là tất cả. Tôi thề sẽ trả lại cho cô ấy, cộng thêm cả tiền lãi nữa. Tôi sẽ không bao giờ là gã đàn ông mượn tiền vợ - và tôi cảm nhận được cái trề môi của cha tôi khi ông biết về ý tưởng này. Lối nói đả kích thường thấy của ông là "Trên đời có rất nhiều loại đàn ông,vế còn lại thì bỏ ngỏ và con là loại lầm lối."
Nhưng thành thật mà nói, đó là một quyết định thực tế, một bước kinh doanh nhạy bén. Cả Amy và tôi đều cần có công việc mới, và đây sẽ là công việc của tôi. Rồi sau này cô ấy cũng sẽ đi làm, hoặc có thể không, nhưng trong khi chờ đợi thì đây chính là một nguồn thu nhập, được hiện thực hóa nhờ có nguồn quỹ tín thác cuối cùng của Amy. Giống như khu McMansion mà tôi đã thuê, quán bar được trang hoàng như một biểu tượng trong ký ức tuổi thơ tôi - một nơi mà những người trưởng thành có thể đến và làm bất cứ điều gì họ muốn. Có lẽ đó là nguyên do vì sao tôi lại khăng khăng muốn mua nó sau khi bị tước mất kế sinh nhai. Nó nhắc nhở tôi rằng, trên hết, tôi là một người đàn ông trưởng thành, một người có ích, cho dù đã mất đi sự nghiệp giúp cho tôi trở thành con người như thế. Tôi sẽ không lập lại sai lầm đó nữa: Hàng tá những nhà báo sẽ tiếp tục bị thải loại - vì Internet, vì suy thoái kinh tế, vì công chúng Mỹ, những người thà xem tivi hay chơi các trò điện tử hoặc cập nhật thông tin với bạn bè mình trên các trang mạng, kiểu như, mưa vãi! Nhưng sẽ không điều gì mang lại cảm giác hứng khởi bằng bên ly whisky vào một ngày ấm áp trong quầy bar tối mờ và dễ chịu. Thế giới luôn có nhu cầu về một thứ đồ uống nào đó.
Quán bar của chúng tôi được bài trí theo kiểu quây góc với phong cách nghệ thuật chắp vá và ngẫu hứng. Điểm nhấn nổi bật nhất là hàng loạt những chiếc đầu rồng và gương mặt thiên thần thời nữ hoàng Victoria được tạc nổi trên mặt gỗ sồi đặt ở phía sau quầy - một kiểu chơi đồ gỗ xa xỉ trong thời đại mà thứ gì cũng được làm từ nhựa dẻo. Không gian còn lại trong quán, trên thực tế không đáng để mắt tới, là một loạt các thiết kế rất tầm thường tiêu biểu cho các thập niên trước: kiểu ván sàn sơn bóng thời Eisenhower mà mép gỗ xung quanh khiến nó trông giống như ổ bánh mỳ cháy, những bức tường ốp gỗ không rõ có phải xuất phát từ một bộ phim khiêu dâm từ những năm 70 hay không nữa, những chiếc đèn sàn halogen, một thứ tình cờ gợi nhớ tới căn phòng ở ký túc xá của tôi từ thập niên 90. Hiệu ứng cuối cùng lại tạo ra một không gian ấm cúng lạ thường - trông nó giống như ngôi nhà của ai đó bị sao nhãng chăm chút hơn là một quán bar. Và điều vui nhất là: Chúng tôi có chung bãi để xe với một sàn chơi bowling ở địa phương, và mỗi khi cánh cửa quán chúng tôi mở ra, một loạt những âm thanh loảng xoảng vang lên như một tràng pháo tay đón chào ở ngay lối vào dành cho khách.
Chúng tôi đặt tên quán bar là Quán Bar. "Mọi người sẽ nghĩ chúng ta có vẻ châm biếm chứ không phải là những kẻ thất nghiệp sáng tạo." Em gái tôi cắt nghĩa.
Vâng, chúng tôi đã nghĩ mình là những công dân New York tài ba - khi cái tên kia chỉ là một trò vui mà không ai có thể hiểu được ý nghĩa của nó, theo cách mà chúng tôi hiểu. Chẳng phải siêu phàm gì. Chúng tôi hình dung người dân địa phương sẽ chun mũi mà hỏi rằng: Sao lại đặt tên là Quán Bar? Nhưng vị khách đầu tiên của chúng tôi, một phụ nữ có mái tóc màu xám tro đeo cặp kính mắt tròn và mặc bộ đồ thể dục màu hồng, đã phát biểu: "Tôi thích cái tên này. Giống như trong phim Bữa sáng ở Tiffany vậy, khi Audrey Hepburn đặt tên con mèo của mình là Mèo."
Kể từ ấy chúng tôi thấy mình bớt hợm hĩnh hơn, và đó là một dấu hiệu tốt.
Tôi đánh xe vào bãi đỗ và chờ đợi cho đến khi âm thanh của tiếng giật bóng từ sàn bowling vang lên - xin cảm ơn, xin cảm ơn các bạn - rồi mới bước ra khỏi xe. Tôi rất yêu thích không gian quanh đây, một cảnh quan hoàn mỹ chưa hề bị nhàm chán: phía bên kia con phố là bưu điện thâm thấp được xây bằng gạch vàng (lúc này đang đóng cửa, vì là thứ bảy), tòa văn phòng khiêm tốn sơn màu be chạy dọc theo con phố (giờ cũng đang tạm nghỉ). Thị trấn này không phồn thịnh, nó đã không còn như thế nữa, dù trên bất cứ phương diện nào. Quỷ tha ma bắt, nó thậm chí còn không phải là duy nhất, mà chỉ là một trong hai thị trấn Carthage, thuộc Missouri - thị trấn của chúng tôi đúng ra là Bắc Carthage, nên tưởng như chúng là hai thị trấn song sinh. Thực ra thị trấn của chúng tôi cách thị trấn kia đến hàng trăm dặm và nhỏ hơn: một thị trấn cổ kính nhỏ xinh của những năm 50 đã được mở rộng thành một khu ngoại ô cỡ trung tiêu chuẩn và trở nên phát triển. Nhưng nó là nơi mẹ tôi lớn lên, là nơi bà nuôi dưỡng tôi và Margo trưởng thành, nên nó chứa đựng lịch sử. Chí ít thì nó cũng là thị trấn của tôi.
Khi băng qua bãi đỗ xe được đổ nền bê-tông và ngập cỏ dại để đi về phía quán bar, tôi nhìn xuôi theo con phố và thấy dòng sông. Chính là nó, thứ khiến tôi luôn yêu quý thị trấn này: Chúng tôi đã không xây một kè sông an toàn để nhìn xuống dòng Mississippi, mà chúng tôi ở ngay trên con sông. Tôi có thể đi xuống cuối con phố, bước ngay vào một quãng dốc gần một mét không khó khăn gì và thẳng tiến tới Tennessee. Mọi tòa nhà ở khu trung tâm đều được đánh dấu những mực nước sông dâng lên trong các trận lụt năm 1961, 1975, 1984, 1993, 2007, 2008, 2011. Và còn nhiều điều khác nữa.
Hiện giờ thì dòng sông không đầy nước, nhưng tốc độ chảy khá lớn với những dòng nước xiết. Một nhóm hai người đàn ông đang di chuyển theo tốc độ của dòng sông, mắt họ chăm chăm nhìn xuống chân, hai bờ vai căng ra, bước sải một cách vững vàng. Khi tôi đang quan sát họ thì bỗng nhiên một người ngước lên nhìn tôi, khuôn mặt anh ta bị khuất bóng, một hình trái xoan tối đen. Tôi liền quay đi.
Tôi có cảm giác hối thúc muốn bước ngay vào trong quán. Khi tôi đi được chừng sáu mươi mét thì thấy cổ mình đổ mồ hôi ròng ròng. Từ trên cao mặt trời vẫn chiếu xuống tia nhìn khó chịu. Ngươi đã bị phát hiện.
Ruột gan tôi như lộn tùng phèo, và tôi rảo bước hơn. Tôi cần uống một thứ gì đó.
Khi nghĩ đến vợ mình, tôi thường nghĩ tới cái đầu của cô ấy. Trước hết là dáng hình của nó. Ngay từ lần đầu gặp gỡ, gáy cô ấy là hình ảnh đập vào mắt tôi trước tiên và các góc cạnh của nó có gì đó thật duyên dáng. Tựa như một hạt ngô bóng bẩy, cứng cáp hay một hóa thạch dưới lòng sông. Dưới thời Victoria, hình dáng như vậy sẽ được thán tụng là tuyệt đẹp. Các bạn hẳn có thể hình dung một cách dễ dàng.
Dù ở bất cứ nơi đâu, tôi đều nhận ra đầu cô ấy.
Và cả những gì đang diễn ra trong đó. Tôi cũng quan tâm tới suy nghĩ của cô ấy nữa. Bộ não, tất cả các nếp nhăn, và dòng chảy suy nghĩ lan chạy qua những nếp nhăn đó, chằng chịt như chân rết. Giống như một đứa trẻ, tôi mường tượng rằng mình đang hé mở hộp sọ của vợ, gỡ bộ não ra và nghiên cứu nó, cố gắng để bắt kịp và tóm chặt lấy những suy nghĩ của cô ấy. Em đang nghĩ gì vậy, Amy? Đó là câu hỏi mà tôi vẫn thường đặt ra trong suốt cuộc hôn nhân của mình, một cách âm thầm và không phải dành cho người có thể trả lời được. Đối với tôi, cuộc hôn nhân nào cũng bị phủ bóng bởi những câu hỏi tựa như: Em đang nghĩ gì vậy? Em cảm thấy thế nào? Em là ai? Chúng ta đã đối xử với nhau thế này sao? Rồi chúng ta sẽ phải làm gì đây?
Mắt tôi bật mở vào đúng sáu giờ sáng. Hai bờ mi không hề hấp háy, dù chỉ là chớp nhẹ theo ý thức. Sự thức tỉnh đó như thể một cái máy. Thứ âm thanh khô khốc đầy ma quái khi đôi mắt của một con rối bật mở: không gian đen đặc và rồi, màn trình diễn bắt đầu! Mặt đồng hồ báo 6:0:0 - thứ đập vào ngay trước mắt tôi. 6:0:0. Quả thực là khác biệt. Tôi hiếm khi tỉnh dậy vào giờ đúng mà thường là giờ lẻ như: 8:43, 11:51, 9:26. Cuộc sống của tôi không cần phải được báo thức.
Vào thời điểm chính xác, 6:0:0 đó, mặt trời bắt đầu le lói sau rặng cây sồi, hé lộ toàn bộ gương mặt mùa hè cáu kỉnh của Chúa trời. Ánh nắng phản chiếu lấp loáng trên mặt khúc sông đối diện ngôi nhà, như thể một ngón tay dài khó chịu đang xỉa xói qua tấm màn gió mỏng manh trong phòng ngủ để chỉ đích danh tôi. Rồi buộc tội: Ngươi đã bị phát hiện. Ngươi sẽ bị theo dõi.
Tôi vùi mình trên giường, chiếc giường New York trong ngôi nhà mới của chúng tôi. Gọi là nhà mới nhưng chúng tôi đã dọn đến đây được hai năm rồi. Nó là một ngôi nhà thuê nằm bên bờ sông Mississippi, thuộc khu ngoại ô dành cho những kẻ mới lên đời giàu có, một nơi mà tôi hằng ước ao được chuyển tới ở từ khi còn là một đứa trẻ sống trong khu nhà xây lệch tầng bình dân. Kiểu nhà vốn dĩ khá quen thuộc: nhìn chung rất rộng rãi, không đặc sắc, và là một ngôi nhà mới, mới tinh tươm, điều mà vợ tôi sẽ luôn - và tuyệt đối − ghét cay ghét đắng.
"Liệu em có nên rũ bỏ linh hồn mình trước khi bước vào trong không nhỉ?" Đó là lời đầu tiên cô ấy thốt lên khi dọn đến đây. Chúng tôi đã phải thỏa hiệp: Amy muốn chúng tôi chỉ thuê, chứ không mua căn nhà trong thị trấn Missouri nhỏ bé này, với hy vọng chắc chắn rằng chúng tôi sẽ không bị kẹt ở đây quá lâu. Nhưng những ngôi nhà cho thuê lại chỉ tập trung trong khu vực chưa hề được phát triển đó: một thị trấn bé nhỏ heo hút, gồm những căn biệt thự thuộc sở hữu của ngân hàng với mức giá khá thấp do tình trạng suy thoái kinh tế, một khu vực vốn dĩ đã phải đóng cửa trước khi nó được mở rộng thêm. Đó là một sự thỏa hiệp, nhưng Amy lại không nhìn sự việc theo hướng đó, không một chút nào. Đối với Amy, đấy là ý muốn điên rồ của tôi, một sự trả đũa khó chịu và ích kỷ. Tôi đã lôi kéo cô ấy, một cách lỗ mãng, tới một thị trấn mà cô ấy đã kịch liệt phản đối, và buộc phải sống trong căn nhà mà lúc nào cô ấy cũng mỉa mai. Theo tôi, đó không còn là thỏa hiệp nữa khi mà chỉ có một trong hai người nhìn nhận sự việc theo cách ấy, nhưng những thỏa hiệp của chúng tôi dường như lúc nào cũng đi theo chiều hướng như vậy. Một trong hai người luôn luôn phải khó chịu. Và thường thì đó là Amy.
Đừng đổ lỗi cho anh vì nỗi phiền muộn riêng có này, Amy ạ. Nỗi phiền muộn mang tên Missouri. Hãy đổ lỗi cho nền kinh tế, cho những gì không may mắn, cho bố mẹ em, cho Internet và những kẻ đã sử dụng Internet nữa. Tôi đã từng là một nhà báo chuyên viết bài về truyền hình, phim ảnh và các cuốn sách. Trở lại thời khi mọi người còn đọc những thứ in trên giấy, thời mọi người còn quan tâm đến những ý kiến của tôi. Tôi đến New York vào những năm cuối thập niên 90, giai đoạn hấp hối của thời kỳ hoàng kim, mặc dù khi đó chưa có ai nhận thức được điều này. New York là nơi tập trung của các nhà báo, những cây bút thực thụ bởi ở đây có rất nhiều tạp chí, những tạp chí thực sự. Internet thời ấy mới chỉ là một con thú nuôi mới lạ bị giữ chân trong một xó xỉnh của thế giới xuất bản phẩm - ném cho nó một ít thức ăn công nghiệp rồi ngắm nhìn nó nhảy múa với sợi dây xích mới thật dễ thương làm sao - làm gì có chuyện trong đêm tối nó lại có thể giết ta được. Hãy nghĩ mà xem: đó là thời kỳ mà những sinh viên vừa tốt nghiệp đến New York và được trả thù lao để viết bài. Chúng tôi không mảy may ngờ rằng mình đang đâm đầu vào một nghiệp sẽ biến mất chỉ trong vòng một thập kỷ nữa.
Tôi đã có được công việc đó và cũng mất việc trong vòng mười một năm, quả thực là ngắn ngủi. Khắp cả nước, các tạp chí bắt đầu khốn đốn, không thể chống chịu được trước căn bệnh truyền nhiễm bất ngờ do sự đổ vỡ của nền kinh tế đưa lại. Những người cầm bút (theo quan niệm của tôi là những nhà văn có khát khao, những nhà tư tưởng, những người mà bộ não của họ không hoạt động đủ nhanh để viết blog, để nối kết hay đưa tin trên trang mạng xã hội, mà chỉ là những kẻ kiêu ngạo lỗi thời và cứng đầu) coi như xong. Chúng tôi giống như những người thợ làm mũ cho phụ nữ hay những nhà sản xuất roi da: Thời đại của chúng tôi đã chấm hết. Ba tuần sau khi tôi bị liệt vào diện cắt giảm, Amy cũng mất việc, thế đấy.(Lúc này tôi có thể cảm thấy Amy đang nhìn qua vai tôi, cười nhạt khi tôi kể lể về sự nghiệp, nỗi bất hạnh của mình và gói gọn sự kinh qua của cô ấy chỉ trong một câu nói. Cô ấy sẽ nói với bạn một câu nói đặc trưng. Nick ấy mà, cô ấy sẽ nói vậy. Nó đã trở thành điệp khúc của cô ấy rồi: Nick ấy mà… và dù có nói gì tiếp sau đó đi nữa, dù gì thì cũng là tôi ấy mà, dốt tệ.) Hai kẻ trưởng thành không công ăn việc làm, dành hàng tuần liền lang thang khắp khu phố nhà giàu Brooklyn của chúng tôi trong bộ đồ ngủ và đôi bít tất, mặc kệ tương lai, vứt bừa bãi trên mặt bàn và sofa những bức thư còn chưa mở, ăn kem lúc mười giờ sáng và vùi mình trong những giấc ngủ trưa thật dài.
Rồi một hôm điện thoại đổ chuông. Đứa em gái song sinh của tôi ở bên kia đầu dây. Margo đã dọn từ New York về nhà sau khi bị tinh giản một năm trước đó - con bé lúc nào cũng đi trước tôi một bước, ngay cả với cái vận rủi chết tiệt này. Margo gọi từ ngôi nhà thân yêu ở Bắc Carthage, Missouri, nơi chúng tôi đã lớn lên. Và khi nghe giọng nói của con bé, tôi như nhìn thấy hình ảnh của nó lúc mười tuổi, với mái tóc đen nhánh và mặc chiếc quần soóc yếm đang ngồi trên cầu tàu phía sau nhà ông bà tôi, rũ rượi như một cái gối cũ nhàu, đôi chân gầy nhẳng đang đung đưa khỏa nước, mắt ngắm nhìn dòng chảy của con sông lùa qua đôi bàn chân nhỏ xinh như con cá trắng của mình một cách chăm chú và vô cùng bình thản, dù mới chỉ là một đứa trẻ.
Giọng nói của Margo ấm áp và dịu dàng ngay cả khi con bé thông báo tin buồn: Người mẹ kiên cường của chúng tôi đang hấp hối. Cha chúng tôi gần như đã ra đi - tư duy (hay công kích) và trái tim (khốn khổ) của ông đã trở nên mệt mỏi khi dần bước sang thế giới bên kia. Nhưng có vẻ như mẹ chúng tôi sẽ đánh bại ông ở đó.Khoảng sáu tháng, có lẽ là một năm, bà đã thành công. Tôi biết Margo đã tự mình đến gặp bác sĩ, thận trọng ghi lại những điều cần lưu ý qua những dòng chữ nguệch ngoạc của mình, và rồi rơm rớm nước mắt khi cố đọc lại những gì mình đã viết.Ngày giờ và liều lượng.
"Chết tiệt, em không hiểu gì đây nữa, số chín chăng? Mà chẳng thấy có nghĩa nữa cơ chứ?" Con bé thốt lên khiến dòng suy nghĩ của tôi bị ngắt quãng. Đây là một nhiệm vụ, một ý định nằm gọn trong lòng bàn tay em gái tôi như một quả mận. Tôi gần như đã khóc một cách khuây khỏa.
"Anh sẽ về nhà, Go. Bọn anh sẽ về nhà. Em không nên một mình gánh vác tất cả những việc này."
Con bé đã không tin lời tôi. Tôi có thể nghe tiếng nó thở hắt ra ở bên kia đầu dây.
"Anh nói nghiêm túc đấy, Go. Tại sao lại không chứ? Ở đây chẳng còn gì nữa."
Một tiếng thở dài đáp lại. "Còn chị Amy thì sao?"
Đó chính điều mà tôi đã không cân nhắc kỹ. Tôi đã quá đơn giản khi nghĩ rằng tôi sẽ gói ghém cả người vợ New York của mình cùng những mối bận tâm và niềm tự hào về New York của cô ấy, tách rời cô ấy khỏi cha mẹ mình - rũ bỏ lại sau lưng vùng đất hứa Manhattan cuồng nhiệt và đầy đam mê - rồi đưa cô ấy đến một thị trấn nhỏ bé nằm bên sông ở Missouri, và mọi việc sẽ lại ổn thỏa.
Tôi đã không nhận thức được mình mới ngu ngốc, mới ảo tưởng, mới - đúng vậy, mới Nick ấy mà làm sao khi tư duy theo cách đó. Điều này sẽ chỉ đưa đến bất hạnh mà thôi.
"Amy sẽ ổn thôi. Amy…" Những gì tôi nên nói tiếp là "Amy yêu mẹ mà." Nhưng tôi không thể nói với Go rằng Amy yêu quý mẹ chúng tôi, bởi sau chừng ấy thời gian, Amy vẫn chỉ biết về mẹ tôi rất ít. Đôi lần gặp gỡ khiến họ vẫn còn xa lạ với nhau. Rồi Amy sẽ lại mổ xẻ các cuộc đàm thoại của họ những ngày sau đó - "Mẹ có ý gì vậy khi…" - như thể mẹ tôi là một phụ nữ thị tộc quê mùa cổ hủ nào đó đến từ vùng lãnh nguyên với những tảng thịt bò Tây Tạng mới xẻ và một ít cúc áo để trao đổi hàng hóa, cố gắng để có được thứ gì đó từ Amy mà không phải trả giá vậy.
Amy không tỏ ý muốn tìm hiểu về gia đình tôi cũng như không quan tâm đến nơi tôi sinh ra, nhưng dù sao đi nữa, vì một lý do nào đấy tôi đã cho rằng trở về nhà là một ý hay.
Hơi thở của tôi làm chiếc gối trở nên ấm áp. Tôi đổi chủ đề trong tâm trí mình. Hôm nay không phải là ngày để tiếp tục đoán xét hay nuối tiếc nữa, mà là một ngày hành động. Từ dưới nhà, tôi có thể nghe thấy thứ âm thanh tưởng như đã biến mất vẳng lên: Amy đang chuẩn bị bữa sáng. Tiếng va đập trên giá bát bằng gỗ (cộc cộc!), tiếng đặt để những chiếc hộp thiếc và hộp thủy tinh (lạch cạch!), tiếng di chuyển và sắp xếp bộ xoong nồi kim loại và chảo sắt (loảng xoảng!). Bản nhạc bếp núc bắt đầu nổi lên, huyên náo một cách sinh động cho đến hồi kết, chiếc khuôn bánh rơi xuống dội lên một hồi âm thanh trên sàn nhà rồi đập vào tường tạo ra một tiếng xanh-ban chói tai. Một món gì đó ấn tượng đang được chế biến, có lẽ là bánh kếp, bởi bánh kếp rất đặc biệt và hôm nay chắc hẳn Amy muốn làm món gì đó thật đặc biệt.
Hôm nay là kỷ niệm năm năm ngày cưới của chúng tôi.
Tôi bước chân trần tới gần mép cầu thang đứng nghe ngóng, dũi dũi những ngón chân của mình vào đám lông của tấm thảm trải sàn, điều mà về mặt nguyên tắc Amy ghét cay ghét đắng. Tôi băn khoăn xem liệu mình đã sẵn sàng xuống giúp cô ấy chưa. Amy đang ở trong bếp, hoàn toàn không để ý tới sự lưỡng lự của tôi. Cô ấy đang ngân nga một giai điệu gì đó nghe sầu não và quen thuộc. Tôi cố vắt óc nhớ xem đó là giai điệu nào - một bài dân ca hay sao ấy? Hay một bài hát ru nhỉ? - và rồi tôi nhận ra đó là bản nhạc Suicide is painless trong bộ phim M.A.S.H. Nghĩ vậy tôi liền bước xuống nhà.
Tôi quanh quẩn ở lối vào và nhìn ngắm vợ mình. Mái tóc màu vàng bơ của Amy được buộc túm lên kiểu đuôi ngựa, đu đưa một cách vui mắt như thể đang nhảy dây, trong khi cô ấy vừa đưa đầu ngón tay bị bỏng lên mút lấy mút để, vừa ấm ứ trong miệng. Amy ngân nga một mình vì cô ấy là người vô địch trong việc lời các bài hát. Lần đầu tiên chúng tôi hẹn hò, một bài hát của nhóm nhạc Genesis vang lên trên sóng phát thanh: "Nàng dường như có cái chạm tay vô hình, yeah." Và Amy đã hát theo rằng "Nàng nhấc chiếc mũ của tôi ra rồi đặt lên giá trên cùng." Khi tôi thắc mắc tại sao cô ấy lại nghĩ lời hát của mình hợp lý, thì Amy đáp cô ấy luôn cho rằng người phụ nữ trong bài hát đó thực lòng yêu mến người đàn ông kia bởi nàng đã đặt chiếc mũ của anh ta lên giá trên cùng. Tôi nhận ra mình đã thích Amy từ đó, rất thích, một người con gái có lời giải nghĩa cho mọi vấn đề.
Điều gì đó đã cắt ngang dòng hồi tưởng về một kỷ niệm đẹp đẽ và cảm giác lạnh thấu xương.
Amy vừa chăm chú nhìn chiếc bánh kếp đang xèo xèo trên chảo, vừa liếm thứ gì đó trên cổ tay mình. Trông cô ấy thật viên mãn, theo cách của một người vợ. Nếu tôi ôm Amy trong vòng tay mình thì hẳn cô ấy sẽ có mùi của dâu tây và đường kính.
Khi phát hiện thấy tôi lôi thôi trong chiếc quần soóc kiểu boxer đang thập thò ở đó với mái tóc dựng đứng Heat Miser, Amy tựa người vào quầy bếp và cất tiếng: "Ồ, xin chào, gã bảnh trai."
Mật đắng và sợ hãi dấn dứ trong cổ họng tôi.Tôi thầm nghĩ: Thôi nào, tiến lên.
Tôi bắt tay vào công việc khá muộn.Cô em gái và tôi đã cùng thực hiện một ý tưởng điên rồ khi cả hai dọn về nhà.Chúng tôi đã thực hiện điều mà chúng tôi luôn bàn tới.Đó là mở một quán bar. Chúng tôi mượn tiền của Amy để làm điều đó, 80.000 đô-la, một khoản tiền mà đối với Amy đã từng không là gì cả, nhưng tại thời điểm ấy thì gần như là tất cả. Tôi thề sẽ trả lại cho cô ấy, cộng thêm cả tiền lãi nữa. Tôi sẽ không bao giờ là gã đàn ông mượn tiền vợ - và tôi cảm nhận được cái trề môi của cha tôi khi ông biết về ý tưởng này. Lối nói đả kích thường thấy của ông là "Trên đời có rất nhiều loại đàn ông,vế còn lại thì bỏ ngỏ và con là loại lầm lối."
Nhưng thành thật mà nói, đó là một quyết định thực tế, một bước kinh doanh nhạy bén. Cả Amy và tôi đều cần có công việc mới, và đây sẽ là công việc của tôi. Rồi sau này cô ấy cũng sẽ đi làm, hoặc có thể không, nhưng trong khi chờ đợi thì đây chính là một nguồn thu nhập, được hiện thực hóa nhờ có nguồn quỹ tín thác cuối cùng của Amy. Giống như khu McMansion mà tôi đã thuê, quán bar được trang hoàng như một biểu tượng trong ký ức tuổi thơ tôi - một nơi mà những người trưởng thành có thể đến và làm bất cứ điều gì họ muốn. Có lẽ đó là nguyên do vì sao tôi lại khăng khăng muốn mua nó sau khi bị tước mất kế sinh nhai. Nó nhắc nhở tôi rằng, trên hết, tôi là một người đàn ông trưởng thành, một người có ích, cho dù đã mất đi sự nghiệp giúp cho tôi trở thành con người như thế. Tôi sẽ không lập lại sai lầm đó nữa: Hàng tá những nhà báo sẽ tiếp tục bị thải loại - vì Internet, vì suy thoái kinh tế, vì công chúng Mỹ, những người thà xem tivi hay chơi các trò điện tử hoặc cập nhật thông tin với bạn bè mình trên các trang mạng, kiểu như, mưa vãi! Nhưng sẽ không điều gì mang lại cảm giác hứng khởi bằng bên ly whisky vào một ngày ấm áp trong quầy bar tối mờ và dễ chịu. Thế giới luôn có nhu cầu về một thứ đồ uống nào đó.
Quán bar của chúng tôi được bài trí theo kiểu quây góc với phong cách nghệ thuật chắp vá và ngẫu hứng. Điểm nhấn nổi bật nhất là hàng loạt những chiếc đầu rồng và gương mặt thiên thần thời nữ hoàng Victoria được tạc nổi trên mặt gỗ sồi đặt ở phía sau quầy - một kiểu chơi đồ gỗ xa xỉ trong thời đại mà thứ gì cũng được làm từ nhựa dẻo. Không gian còn lại trong quán, trên thực tế không đáng để mắt tới, là một loạt các thiết kế rất tầm thường tiêu biểu cho các thập niên trước: kiểu ván sàn sơn bóng thời Eisenhower mà mép gỗ xung quanh khiến nó trông giống như ổ bánh mỳ cháy, những bức tường ốp gỗ không rõ có phải xuất phát từ một bộ phim khiêu dâm từ những năm 70 hay không nữa, những chiếc đèn sàn halogen, một thứ tình cờ gợi nhớ tới căn phòng ở ký túc xá của tôi từ thập niên 90. Hiệu ứng cuối cùng lại tạo ra một không gian ấm cúng lạ thường - trông nó giống như ngôi nhà của ai đó bị sao nhãng chăm chút hơn là một quán bar. Và điều vui nhất là: Chúng tôi có chung bãi để xe với một sàn chơi bowling ở địa phương, và mỗi khi cánh cửa quán chúng tôi mở ra, một loạt những âm thanh loảng xoảng vang lên như một tràng pháo tay đón chào ở ngay lối vào dành cho khách.
Chúng tôi đặt tên quán bar là Quán Bar. "Mọi người sẽ nghĩ chúng ta có vẻ châm biếm chứ không phải là những kẻ thất nghiệp sáng tạo." Em gái tôi cắt nghĩa.
Vâng, chúng tôi đã nghĩ mình là những công dân New York tài ba - khi cái tên kia chỉ là một trò vui mà không ai có thể hiểu được ý nghĩa của nó, theo cách mà chúng tôi hiểu. Chẳng phải siêu phàm gì. Chúng tôi hình dung người dân địa phương sẽ chun mũi mà hỏi rằng: Sao lại đặt tên là Quán Bar? Nhưng vị khách đầu tiên của chúng tôi, một phụ nữ có mái tóc màu xám tro đeo cặp kính mắt tròn và mặc bộ đồ thể dục màu hồng, đã phát biểu: "Tôi thích cái tên này. Giống như trong phim Bữa sáng ở Tiffany vậy, khi Audrey Hepburn đặt tên con mèo của mình là Mèo."
Kể từ ấy chúng tôi thấy mình bớt hợm hĩnh hơn, và đó là một dấu hiệu tốt.
Tôi đánh xe vào bãi đỗ và chờ đợi cho đến khi âm thanh của tiếng giật bóng từ sàn bowling vang lên - xin cảm ơn, xin cảm ơn các bạn - rồi mới bước ra khỏi xe. Tôi rất yêu thích không gian quanh đây, một cảnh quan hoàn mỹ chưa hề bị nhàm chán: phía bên kia con phố là bưu điện thâm thấp được xây bằng gạch vàng (lúc này đang đóng cửa, vì là thứ bảy), tòa văn phòng khiêm tốn sơn màu be chạy dọc theo con phố (giờ cũng đang tạm nghỉ). Thị trấn này không phồn thịnh, nó đã không còn như thế nữa, dù trên bất cứ phương diện nào. Quỷ tha ma bắt, nó thậm chí còn không phải là duy nhất, mà chỉ là một trong hai thị trấn Carthage, thuộc Missouri - thị trấn của chúng tôi đúng ra là Bắc Carthage, nên tưởng như chúng là hai thị trấn song sinh. Thực ra thị trấn của chúng tôi cách thị trấn kia đến hàng trăm dặm và nhỏ hơn: một thị trấn cổ kính nhỏ xinh của những năm 50 đã được mở rộng thành một khu ngoại ô cỡ trung tiêu chuẩn và trở nên phát triển. Nhưng nó là nơi mẹ tôi lớn lên, là nơi bà nuôi dưỡng tôi và Margo trưởng thành, nên nó chứa đựng lịch sử. Chí ít thì nó cũng là thị trấn của tôi.
Khi băng qua bãi đỗ xe được đổ nền bê-tông và ngập cỏ dại để đi về phía quán bar, tôi nhìn xuôi theo con phố và thấy dòng sông. Chính là nó, thứ khiến tôi luôn yêu quý thị trấn này: Chúng tôi đã không xây một kè sông an toàn để nhìn xuống dòng Mississippi, mà chúng tôi ở ngay trên con sông. Tôi có thể đi xuống cuối con phố, bước ngay vào một quãng dốc gần một mét không khó khăn gì và thẳng tiến tới Tennessee. Mọi tòa nhà ở khu trung tâm đều được đánh dấu những mực nước sông dâng lên trong các trận lụt năm 1961, 1975, 1984, 1993, 2007, 2008, 2011. Và còn nhiều điều khác nữa.
Hiện giờ thì dòng sông không đầy nước, nhưng tốc độ chảy khá lớn với những dòng nước xiết. Một nhóm hai người đàn ông đang di chuyển theo tốc độ của dòng sông, mắt họ chăm chăm nhìn xuống chân, hai bờ vai căng ra, bước sải một cách vững vàng. Khi tôi đang quan sát họ thì bỗng nhiên một người ngước lên nhìn tôi, khuôn mặt anh ta bị khuất bóng, một hình trái xoan tối đen. Tôi liền quay đi.
Tôi có cảm giác hối thúc muốn bước ngay vào trong quán. Khi tôi đi được chừng sáu mươi mét thì thấy cổ mình đổ mồ hôi ròng ròng. Từ trên cao mặt trời vẫn chiếu xuống tia nhìn khó chịu. Ngươi đã bị phát hiện.
Ruột gan tôi như lộn tùng phèo, và tôi rảo bước hơn. Tôi cần uống một thứ gì đó.
Tác giả :
Gillian Flynn