Cô Gái Mãn Châu
Chương 82: Thêm một chút tình ngăn giới tuyến
Biết đến lúc cần yên lặng, Thúy Ngọc đưa mắt ra hiệu cho ba cô bạn len lén lui ra.
Bây giờ thì Đức Uy đã thấy trọn khuôn mặt của Lý Quỳnh.
Làn da mịn ửng hồng hôm nào, bây giờ xanh mét, đôi má no tròn đều đặn bây giờ đã hóp sâu.
Cái còn linh động, còn để nhận ra nơi nàng là đôi mắt.
Nói đẹp thì Lý Quỳnh không phải là đẹp lắm, nhưng nàng là cô gái dễ nhìn, nhất là vành môi ngạo nghễ, khóe mắt ngây thơ, lúm đồng tiền trên gò má phúng phính, trông vào bộ mặt đó, người khó tính cách mấy cũng dễ có cảm tình ngay, nhưng bây giờ, tất cả chỉ còn lại đôi mắt, nhưng cũng không phải đôi mắt liến thoắng ngây thơ mà là mắt u buồn...
Bất cứ một ai, nếu đã có từng biết nàng, đã từng gặp nàng, bây giờ chứng kiến cảnh nàng tiều tụy trong tòa nhà mênh mông vắng lặng, chắc chắn không ai không khỏi thở dài ảo não.
Lý Quỳnh ở Chương Đức và Lý Quỳnh ở hiện tại gần như hai con người khác biệt.
Nhớ lại lúc ở Nam Sơn, nhớ lại cảnh nàng làm bộ vợ chồng, cùng nằm chung một giường, một gối, nhớ lại những khi săn sóc vuốt ve, mặc dầu lúc đó Đức Uy không bao giờ muốn thế, nhưng bây giờ nàng, không hiểu sao tất cả những cái kề vai dựa má của nàng lúc đó bỗng hiện lên một cách rõ ràng...
Hắn bất giác cúi mặt thở ra...
Lý Quỳnh nói bằng một giọng run run :
- Đa tạ Lý huynh...
Hai mắt nàng vùng nhắm lại, hai dòng nước mắt trào ra, môi nàng càng run rẩy hơn lên.
Thật lâu, nàng mở mắt, tiếng nói có vẻ trong hơn lúc nãy :
- Lý huynh ngồi đi.
Đức Uy bước tới, hắn ngồi xuống chiếc ghế bên giường.
Lý Quỳnh hé môi, nàng cười nhưng nhìn vào nụ cười của nàng Đức Uy bỗng nghe lòng mình nhói lên, hắn bàng hoàng tặc lưỡi.
Nàng nói :
- Tôi có lỗi với Lý huynh, mong Lý huynh tha thứ...
Nàng lại cười :
- Nhưng chắc Lý huynh đã tha thứ cho rồi, nếu không thì không bao giờ Lý huynh thèm đến đây đâu...
Đức Uy không nói, hắn nhìn nàng bằng đôi mắt thật dịu và hắn mỉm cười.
Đối với nàng, hắn không căm thù như đối với Lý Tự Thành, hắn chỉ tức giận, dầu sao thái độ tử tế của nàng đối với hắn tại Nam Sơn khi hắn đã là tên tù trong tay nàng, nhất là nàng không giết hắn, để thuốc giải phục hồi công lực lại cho hắn thì sự tức giận đó cũng đáng được bỏ qua, huống chi bây giơ nàng đang cơn bệnh, đang cô quạnh trong gian nhà vắng vẻ, hắn tuy không thể xem nàng là bạn, nhưng nếu bảo là thù thì cũng chưa đáng lắm.
Đôi mắt Lý Quỳnh vẫn không rời mặt Đức Uy, nàng nói :
- Thúy Ngọc tệ quá, đáng lý nó phải báo trước... Đáng lý không nên để Lý huynh nhìn tôi trong dáng cách như thế này, thật thì tôi không có ý làm cho thất lễ, mong Lý huynh dung cho.
Đức Uy lắc đầu :
- Cô nương đang bệnh, không nên câu nệ.
Lý Quỳnh đáp :
- Đa tạ Lý huynh, nhưng để dáng sắc tệ quá như thế này diện kiến Lý huynh thật là... kỳ quá.
Đức Uy làm thinh, mắt hắn vẫn nhìn nàng và môi vẫn giữ nụ cười.
Đó là bản tính của hắn, thích hay không, nếu không thể đối xử như kẻ thù hắn không muốn cho ai khó chịu.
Lý Quỳnh vụt hỏi :
- Thúy Ngọc đi tìm đưa Lý huynh đến đây phải không?
Đức Uy không trả lời thẳng, hắn đáp tránh đi :
- Tôi cũng thấy muốn viếng cô nương...
Lý Quỳnh nói :
- Lý huynh đừng nói thế, Lý huynh nói thế càng làm cho lòng tôi bất an, chẳng thà Thúy Ngọc đi tìm và khẩn cầu, rồi vì lòng thương hại mà Lý huynh phải đến như thế tôi sẽ đỡ hối hận hơn... Thật thì đáng lý ra Lý huynh phải căm hận, phải chán ghét, phải giết tôi mới đúng...
Đức Uy nói :
- Chuyện đã thuộc về quá khứ, cô nương hãy bỏ qua đi để lo an dưỡng tinh thần.
Lý Quỳnh nói :
- Đa tạ Lý huynh, nhưng thật thì tại Lý huynh không biết chứ tôi không có bệnh gì cả, thân thể tiều tụy như thế này đều do tôi có ý dằn vặt mình, cố ý hủy hoại mình đó thôi...
Nàng nấc lên và nước mắt trào ra...
Đức Uy làm thinh và bằng một phản ứng do sự xúc động từ trong tiềm thức, hắn cầm mảnh khăn lụa bên gối nhè nhẹ lau nước mắt cho nàng...
Hắn hành động không có một ý thức rõ ràng.
Lý Quỳnh cố gượng, nhưng giọng nàng vẫn nghẹn ngào :
- Tôi có lỗi khi giam Lý huynh, nhưng cái lỗi đó khi đến Hoàng cung tôi mới ý thức được rõ ràng... Lý huynh, tôi xin thề với đất trời, tôi không có giết bất cứ một ai, nhưng thây người, máu người đã đổ trước mặt tôi... Từ khi bắt đầu vào cửa thành dẫn đến nội cung, Lý huynh...
Nàng lại nấc lên và Đức Uy đã phải hai lần lau nước mắt cho nàng, nàng nói :
- Tiếng kêu khóc, tiếng oán than đã làm cho tôi choáng váng, lòng tôi bắt đầu khi đặt chân vào cung là bỗng dâng lên một nỗi chán nản, ngao ngán vô cùng... Tôi đã thấy thây người, tôi sợ nghe tiếng khóc, tôi sợ nghe mùi máu...
Hình như nàng thiếu hơi, nàng ngưng lại, mà có lẽ nàng cũng vì xúc động.
Đức Uy ngồi lặng lẽ, hắn biết nàng mệt nhọc, nhưng hắn không muốn cản ngăn, hắn biết một con người không nên chất chứa tâm sự, cần phải được nói ra với người mình cần nói cho lòng được nhẹ nhàng.
Ngưng một lúc, Lý Quỳnh nói tiếp :
- Bắt đầu từ khi vào đây, tôi chính thức là một Quận nương và cũng là ngày mà tôi bắt đầu thấy tất cả đều vô vị... Lý huynh, tôi đã sống nay đây mai đó, tôi đã vất vả theo anh tôi, tôi đã tủi nhục ê chề, tôi đã thấy anh tôi bôn ba lận đận, tôi cũng muốn cho anh tôi có ngày nở mặt, tôi cũng muốn tôi được vinh quang nhưng từ khi đặt chân vào cung, từ khi bắt đầu ngồi vào chiếc ghế “Quận nương”, tôi bỗng muốn sống trở lại cuộc đời cực khổ của mấy năm về trước, của những ngày trong bước gian lao... tôi đã tìm vào chỗ không người để trốn lánh tất cả, tôi muốn trốn luôn chính bản thân tôi nữa.
Nàng lại phải ngưng để thở và nàng nhìn chăm chăm vào mặt Đức Uy :
- Lý huynh, tôi không muốn chối rằng tôi đã yêu anh, gặp anh lần đầu tôi đã yêu anh. Tôi không giải thích được động cơ nào khiến cho tôi yêu anh, khi tôi biết anh đa muốn tìm anh tôi để giết... Có lẽ, từ trong tiềm thức, tôi thấy anh đúng, tôi thấy anh đáng yêu, vì thế, đã bao lần, tôi cố ngăn lòng tôi, tôi không giết anh, tôi chỉ giữ anh, tôi mượn bản tính ranh mãnh sẵn có để được chung gối với anh...
Nàng bỗng run run :
- Lý huynh, dầu sao đi nữa, tôi cũng đã mang nợ của anh chứ anh không nợ gì tôi cả, đáng lý anh không cần phải thăm tôi và tôi cũng không có quyền trách móc... Tôi cũng biết hôm nay Lý huynh đến đây chẳng qua vì lòng thương hại, nhưng tôi là con người vốn từng biết thế nào là đủ, biết hưởng lấy cái đủ đó, tôi không dám cầu mong hơn nữa...
Đức Uy nói :
- Hôm nay tôi đến đây thăm cô nương hoàn toàn là do chuyện riêng tư, vì dầu sao chúng ta cũng được kể là bạn.
Lý Quỳnh cười đau xót :
- Bạn? Đa tạ Lý huynh, nhưng tôi đâu có xứng được Lý huynh xem như thế? Con người của tôi bây giờ mang đầy tội lỗi, đã đành là do anh tôi, nhưng tôi cũng can dự một phần trong sự nổi loạn của anh tôi, tôi không thể chối bỏ phần tội lỗi.
Đức Uy làm thinh.
Nàng nói đúng nhưng cũng thật là tội nghiệp.
Lý Quỳnh vụt nói :
- Lý huynh, tôi có chuyện muốn nói với anh, tôi hoàn toàn không có ý nghĩ chuộc tội gì cả, tôi chỉ muốn cố đem cái mà mình có thể làm được để góp cùng thiên hạ... Lý huynh, có phải những người Cần Vương đang cố tìm Thái tử và nhị vị Vương gia? Phải không?
Đức Uy rúng động, hắn gật nhanh :
- Đúng rồi, sao? Cô nương biết sao?
Lý Quỳnh đáp :
- Tôi biết, Thái tử, Định Vương và Thừa Vương được cẩm y thị vệ đưa ra khỏi cung, đưa đến cho Chu Khuê và Điền Hoằng, họ là ngoại thích của Thái tử.
Đức Uy quay hẳn mình lại, hắn nhìn thẳng vào mặt Lý Quỳnh :
- Làm sao cô nương biết...
Lý Quỳnh đáp :
- Điền Hoằng là con người ra sao thì tôi không biết, nhưng Chu Khuê thì tôi biết, hắn là bà con bên ngoại của Thái tử, nhưng hắn bất trung, hắn đã cho người đến thương lượng với anh tôi yêu cầu anh tôi đừng bắt hắn, đừng động đến tài sản của hắn thì hắn sẽ tình nguyện đem dâng Thái tử...
Hai tay của Đức Uy phát run khan, hắn hỏi :
- Cô nương, tôi đến chậm rồi phải không?
Lý Quỳnh nói :
- Chậm nhưng không hoàn toàn trễ, cứ theo tôi biết thì anh tôi đã bằng lòng theo sự yêu cầu của Chu Khuê, bảo hắn đưa Thái tử vào cung, anh tôi cũng đã cho người đến tiếp xúc với hắn làm chuyện đó. Bây giờ, Lý huynh có thể theo chận dọc đường, tôi nghĩ hãy còn kịp...
Đức Uy đứng phắt lên, hắn nói :
- Về công sự, tôi xin thay mặt thần tử nhà Mình đa tạ và ghi ơn của cô nương và chuyện riêng từ, tôi xin nhớ cô nương là bạn và tôi nhất định còn nhiều thăm viếng, xin cáo từ...
* * * * *
Đức Uy ra khỏi trang viện.
Hắn vừa băng qua bên kia đường, vừa quẹo qua một ngõ hẹp thì bị chặn lại.
Đó là ba người quen mặt.
Lão già và ba đại hán áo xanh chận kiệu khi nãy.
Đức Uy dừng lại :
- Ba vị là...
Lão già áo xanh giận dữ cười gằn :
- Ta cứ tưởng người là người tốt, không ngờ lại cũng là quân giặc.
Ba thanh đao cùng nhoáng lên một lượt, hình như họ đã có dặn nhau trước rồi, vì họ đã biết sức của Đức Uy.
Nhảy tránh qua một bên, Đức Uy khoát tay :
- Hãy khoan, ba vị là...
Lão già áo xanh nói ngay :
- Hãy nghe cho rõ, Chỉ huy sứ Ngự tiền thị vệ Lạc Kiều Sanh.
Đức Uy móc Ngân Bài lệnh đưa ra :
- Lạc chỉ huy sứ, ông nhận biết vật này không?
Lạc Kiều Sanh lùi một bước, mở tròn đôi mắt :
- Ngân Bài lệnh...
Đức Uy nói luôn :
- Lý Đức Uy, y bát truyền nhân của Bố Y Hầu.
Lão già áo xanh hơi biến sắc :
- Như vậy là... Tiểu hầu gia, nhưng cớ sao ban nãy...
Đức Uy đáp :
- Không có thì giờ để nói dài đâu. Chỉ huy sứ hãy trả lời cho biết, hôm nọ ai đưa Thái tử, Định Vương, Thừa Vương đến nhà Chu Khuê?
Lạc Kiều Sanh đáp :
- Chính ty chức đưa đi, Tiểu hầu gia hỏi...
Đức Uy nói nhanh :
- Chu Khuê thay lòng, đã đem Thái tử hiến dâng cho Sấm tặc, Lý Tự Thành đã cho người đến nhà họ Chu, nhanh lên kẻo không còn kịp nữa.
Lạc Kiều Sanh tái mặt :
- Làm sao Tiểu hầu gia...
Đức Uy nói :
- Nếu tôi không quen được người của họ thì Thái tử đã thọ tai ương, hãy đưa đường đi ngay.
Không dám hỏi thêm, Lạc Kiều Sanh vẫy tay cho hai tên thuộc hạ và băng mình đi trước.
* * * * *
Chỉ huy sứ của Ngự tiền thị vệ quả là phải hơn người khác.
Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ông ta đã vượt hơn mười dặm.
Cách đó chừng nửa dặm nữa, có một tòa trang viện chung quanh cây cối um tùm.
Lạc Kiều Sanh dừng lại chỉ tay :
- Tiểu hầu gia, đó là trang viện của Gia Định Bá.
Đức Uy đáp :
- Tôi thấy, nhưng chư vị không nhìn ra chuyện khác lạ đó hay sao?
Lạc Kiều Sanh nói :
- Nếu có điề? gì không hay xảy ra thì ty chức đáng tội chết vì để tránh tai mắt của Sấm tặc nên sau khi đưa Thái tử đến đây, ty chức không dám trở lại thăm, ty chức dự định chờ cho tình hình thuận lợi đưa Thái tử đến trung dinh Ngô tổng đốc...
Đức Uy lắc đầu :
- Thật là nguy hiểm, chờ đến chừng đó thì chắc Chỉ huy sứ không còn nhìn thấy được Thái tử nữa...
Lạc Kiều Sanh rất bình tĩnh, ông ta nói :
- Điều này ty chức thật muốn nói từ lúc mới được Tiểu hầu gia cho tin, ty chức đảm bảo Thái tử an toàn, vì Gia Định Bá Chu Khuê vốn là ngoại tổ của Thái tử.
Đức Uy sửng sốt...
Lúc nghe Lý Quỳnh nói, hắn cứ tưởng Chu Khuê là người ngoại thích nghĩa là chỉ là một bà con dòng họ bên ngoại của Thái tử thôi, chớ không ngờ lại là “ông ngoại”.
Nếu là “ông ngoại” thì sao lại có chuyện bán đứng cháu ngoại của mình? Rõ ràng Lý Quỳnh nói hắn còn nhớ rõ, nàng bảo: “Điền Hoằng thì tôi không biết con người ra sao, chứ Chu Khuê thì đã thay lòng...”
Hắn cau mặt nói với Lạc Kiều Sanh :
- Nếu là ngoại tổ của Thái tử thì làm sao lại có chuyện như thế này...
Lạc Kiều Sanh nói :
- Chính ty chức cũng nghĩ như thế, nhưng chẳng hay ai báo tin cho Tiểu hầu gia?
Đức Uy đáp :
- Chính người em gái ruột của Lý Tự Thành cho tôi biết như thế.
Lạc Kiều Sanh nghi ngờ :
- Không biết đây có phải là một chuyện đánh lừa không...?
Vừa đi vừa nói, bốn người đã đến gần trang viện Gia Định Bá, Đức Uy đứng lại trầm ngâm :
- Cũng mong đây là chuyện tôi bị lừa, nhưng dầu sao, như thế thì chúng cũng biết chỗ Thái tử rồi, chỗ này không còn là chỗ an toàn nữa, chúng ta cứ vào bái kiến rồi sẽ tính sau.
Lạc Kiều Sanh gật đầu :
- Vâng, xin để ty chức vào gõ cửa.
Khi Lạc Kiều Sanh vừa bước lại trước hai cánh cổng nhưng chưa kịp gõ thì từ trên một tàng cây hai bên vụt có ba bóng người lao xuống...
Lạc Kiều Sanh lùi lại và thanh đao tuốt ra khỏi vỏ thật nhanh.
Đức Uy kêu lên :
- Khoan, người của ta!
Ba bóng người lao xuống đúng là Lăng Phong, Phan Ngọc và Kim Khuê.
Lăng Phong nói nhanh :
- Lý huynh đã đến thật đúng lúc, tôi cho người đi tìm suốt buổi nay...
Đức Uy hỏi :
- Vừa nghe Thái tử ở đây nên vội tới, có thật Thái tử ở trong đó không?
Lăng Phong đáp :
- Anh em tôi có nghe tin rõ ràng mấy ngày trước đây mấy vị Cẩm y thị vệ đưa đến.
Đức Uy hỏi :
- Nhưng hiện tại có Thái tử trong đó không?
Lăng Phong lắc đầu :
- Điều đó thì không biết, anh em chúng tôi vừa đến giữ tại đây vì chờ người đưa tin cho Lý huynh, chúng tôi không dám đường đột yết kiến.
Đức Uy hỏi :
- Ba vị đến bao giờ?
Lăng Phong đáp :
- Trời vừa sáng thì chúng tôi đã đến.
Đức Uy gật đầu :
- Chư vị thật là mệt nhọc, xin giới thiệu đây là Lạc chỉ huy sứ thị vệ.
Bọn Lăng Phong bước tới vòng tay :
- Chúng tiểu sinh kính ra mắt Đô chỉ huy sứ.
Lạc Kiều Sanh đáp lễ và Đức Uy nói luôn :
- Ba vị đây là những tuấn kiệt ưu tú của Cùng Gia bang.
Lạc Kiều Sanh gật đầu :
- Chư vị thật xứng đáng là nghĩa sĩ trung can, những tên loạn thần hưởng lộc triều đình mà manh tâm phản trắc thật đáng hổ thẹn.
Lăng Phong vòng tay :
- Đô chỉ huy sứ quá khen cho, chúng tôi chỉ cố hết sức mình để đền ơn thủy thổ.
Đám trẻ tuổi của Cùng Gia bang quả là lanh lợi, họ không đả động đến triều đình, họ chỉ nói đến giang sơn...
Họ không hưởng lộc triều đình, nhưng họ là con dân một nước, họ là những người căm thù đám quan lại lộng quyền, họ bằng lòng sống cuộc đời thấp nhất trong dân gian, nhưng họ không bằng lòng đứng ngang hàng với đám người áo rộng mão cao mà luôn khinh dễ...
Câu nói khéo của Lăng Phong hình như Lạc Kiều Sanh nghe biết, vì ông ta cũng đã từng nghe khí tiết của nhân vật chính phái giang hồ, nhất là lòng cương trực của đám Cùng Gia bang, cho nên với đám loạn thần tặc tử vốn là kẻ đồng liêu.
Không có thì giờ để trấn tĩnh, Đức Uy vội nói :
- Xin Đô chỉ huy sứ gõ cửa.
Lạc Kiều Sanh dẫn hai tên tùy tùng bước tới đưa tay gõ cửa, một lúc sau, có một đại hán trung niên ra mở cửa, người này ăn vận khá sang trọng, có lẽ là người nhà của Gia Định Bá.
Lạc Kiều Sanh nói nhỏ với người đó mấy câu và đứng giạt ra.
Người trung niên lật đật bước về phía Đức Uy vòng tay :
- Không biết Tiểu hầu gia giá lâm, tiểu nhân thất lễ.
Lạc Kiều Sanh rước nói :
- Tiểu hầu gia, đây là Chu Đạt nhân huynh, cháu gọi Gia Định Bá đại nhân bằng bác ruột.
Đức Uy vòng tay :
- Không dám, vì sự an nguy của Thái tử nếu chúng tôi mạo muội đến đây, xin phiền Chu huynh dẫn kiến.
Chu Đạt nói :
- Tiểu hầu gia thật không may, bá phụ tôi đã đi Giang Nam, có lẽ mấy hôm nữa mới về. Về chuyện an toàn cho Thái tử thì xin Tiểu hầu gia yên lòng, vì lo chuyện an toàn nên bá phụ tôi đã đưa ngài đến phủ của Điền đại nhân.
Đức Uy cau mặt :
- Gia Định Bá đưa Thái tử đến phủ Điền đại nhân bao giờ?
Chu Đạt đáp :
- Trước ngày bá phụ tôi đi.
Lạc Kiều Sanh đưa mắt cho Đức Uy ngầm hội ý...
Đức Uy hỏi :
- Người của Sấm tặc có đến đây chăng?
Chu Đạt đáp :
- Thật chẳng dám giấu Tiểu hầu gia, chính vì chuyện chúng có đến đây nên bá phụ tôi mới đưa Thái tử đến phủ của Điền đại nhân.
Trầm ngâm một lúc, Đức Uy quay qua hỏi Lạc Kiều Sanh :
- Lạc chỉ huy sứ có biết phủ của Điền đại nhân chăng?
Lạc Kiều Sanh vội đáp :
- Có biết, từ đây đi về hướng Tây khoảng chừng năm dặm...
Đức Uy vòng tay nói với Chu Đạt :
- Không dám quấy rầy, chúng tôi xin từ giã để đến chỗ Điền đại nhân.
Chu Đạt lật đật hỏi :
- Tiểu hầu gia... xin thỉnh chư vị vào trong dùng trà...
Đức Uy đáp :
- Đa tạ Chu huynh, sự an nguy của Thái tử là trọng, xin cho hẹn sau này có dịp sẽ đến viếng thăm quí phủ.
Hắn quay mình ra hiệu cho Lạc Kiều Sanh và đám Lăng Phong đằng sau, nghe tiếng Chu Đạt nói với :
- Xin Tiểu hầu gia thứ cho tiểu nhân không tiễn đưa xa.
Đức Uy quay lại vòng tay lần nữa :
- Không dám, xin Chu huynh an nghỉ.
* * * * *
Qua khỏi một đám ruộng dưa là đến bìa rừng.
Qua khỏi một truông ruộng lại gặp một đám rừng chồi, Đức Uy đứng lại nói với Lăng Phong :
- Lăng huynh đệ, hãy xem thử phía Chu gia.
Như một con vượn, Lăng Phong nhún chân vút lên một cành cây cao, hắn nhìn lại hướng Chu gia một lúc rồi nhảy xuống lắc đầu :
- Không thấy người nào nơi cửa cả.
Đức Uy nói :
- Xin phiền ba vị giữ nơi đây, nếu thấy người trong nhà họ Chu có động tĩnh gì thì cho một vị sang Điền phủ thông báo cho tôi biết. Con người Chu Đạt tôi thấy khá thâm trầm, xin chư vị phải hết sức cẩn thận.
Lăng Phong cười :
- Lý huynh an lòng, gì thì không dám nói, chứ chuyện đề phòng thì Cùng Gia bang coi như chuyện môn.
Đức Uy cũng cười và cùng với bọn Lạc Kiều Sanh rẽ nhanh về hướng tây...
* * * * *
Không bao lâu, Đức Uy đã vượt gần năm dặm.
Lòng nôn nóng đã giúp cho họ đi nhanh hơn mức bình thường. Tòa trang viện của Điền Hoằng của nhỏ hơn của Gia Định Bá, nhưng trông vào cũng khá là khí phái, họ thuộc ngoại thích Hoàng gia, sự nghiệp của họ không thể nhỏ.
Vòng tường khá rộng, khá cao, nhưng bốn phía im lìm.
Bọn Đức Uy từ phía đông đi vòng qua hướng tây. Tòa trang viện qua cửa về tây.
Và vừa đến trước cửa, Đức Uy vùng khựng lại.
Lạc Kiều Sanh nhích tới...
Cửa ngoài chỉ khép hờ, cánh bên phải nhích vô, đứng ngoài có thể dòm thấy bên trong...
Một tiếng động nhỏ, một con chó ló đầu ra...
Đức Uy cảm thấy một luồng ớn lạnh chạy dài từ xương sống, hắn nắm chắc hai tay...
Con chó máu vấy đầy mình, vừa thấy đám Đức Uy nó quay đầu bỏ chạy...
Không còn chờ hỏi Đức Uy gì nữa cả, Lạc Kiều Sanh nhảy tới tông cửa chạy vào.
Cả bốn người khựng lại điếng hồn.
Từ trong nhà ra đến ngoài sân, thây người ngang dọc.
Già có, trẻ có, thanh niên, thiếu nữ cả những đứa trẻ, lớp nằm vắt bậc thềm, lớp quặp mình trên những chậu hoa, có nhiều thây co quắp tận chân tường.
Máu đã xám đen.
Giữa sân, trong hành làng nhiều cô gái, thiếu phụ lõa thể, chỉ nhìn qua biết ngay họ đã bị hãm hiếp trước khi chết.
Bất cứ ai dầu cứng rắn cách mấy, trước sự tàn sát dã man này cũng phải rùng mình.
Từ trong nhà dẫn ra ngoài sân, những y phục còn dấu xếp, những thứ trang sức vung vãi, chứng tỏ ngoài chuyện giết người chúng còn cướp của...
Hai hàm răng của Đức Uy cắn chặt, thật lâu, hắn định thần nói với Lạc Kiều Sanh :
- Chỉ huy sứ hãy cùng với nhị vị đi xem xét khắp nơi coi... còn ai không.
Hắn tránh cái ý và tiếng nói tìm xem có xác của Thái tử và hai vị Vương gia, hắn không dám nói mà cũng không dám nghĩ.
Dấu máu, vết thương đã nói cho người ta biết rằng những xác chết có lẽ cũng đã hơn một ngày rồi, nếu có người ngất ngư thì bây giờ cũng không còn sống được.
Hắn muốn kiểm điểm xác chết lại cho thật chắc mà thôi.
Đức Uy là con người trầm lặng, bây giờ lại còn trầm lặng hơn nữa, hắn đứng sững giữa nhà như trồng, da mặt hắn tái xanh sát khí tràn đầy...
Bây giờ thì Đức Uy đã thấy trọn khuôn mặt của Lý Quỳnh.
Làn da mịn ửng hồng hôm nào, bây giờ xanh mét, đôi má no tròn đều đặn bây giờ đã hóp sâu.
Cái còn linh động, còn để nhận ra nơi nàng là đôi mắt.
Nói đẹp thì Lý Quỳnh không phải là đẹp lắm, nhưng nàng là cô gái dễ nhìn, nhất là vành môi ngạo nghễ, khóe mắt ngây thơ, lúm đồng tiền trên gò má phúng phính, trông vào bộ mặt đó, người khó tính cách mấy cũng dễ có cảm tình ngay, nhưng bây giờ, tất cả chỉ còn lại đôi mắt, nhưng cũng không phải đôi mắt liến thoắng ngây thơ mà là mắt u buồn...
Bất cứ một ai, nếu đã có từng biết nàng, đã từng gặp nàng, bây giờ chứng kiến cảnh nàng tiều tụy trong tòa nhà mênh mông vắng lặng, chắc chắn không ai không khỏi thở dài ảo não.
Lý Quỳnh ở Chương Đức và Lý Quỳnh ở hiện tại gần như hai con người khác biệt.
Nhớ lại lúc ở Nam Sơn, nhớ lại cảnh nàng làm bộ vợ chồng, cùng nằm chung một giường, một gối, nhớ lại những khi săn sóc vuốt ve, mặc dầu lúc đó Đức Uy không bao giờ muốn thế, nhưng bây giờ nàng, không hiểu sao tất cả những cái kề vai dựa má của nàng lúc đó bỗng hiện lên một cách rõ ràng...
Hắn bất giác cúi mặt thở ra...
Lý Quỳnh nói bằng một giọng run run :
- Đa tạ Lý huynh...
Hai mắt nàng vùng nhắm lại, hai dòng nước mắt trào ra, môi nàng càng run rẩy hơn lên.
Thật lâu, nàng mở mắt, tiếng nói có vẻ trong hơn lúc nãy :
- Lý huynh ngồi đi.
Đức Uy bước tới, hắn ngồi xuống chiếc ghế bên giường.
Lý Quỳnh hé môi, nàng cười nhưng nhìn vào nụ cười của nàng Đức Uy bỗng nghe lòng mình nhói lên, hắn bàng hoàng tặc lưỡi.
Nàng nói :
- Tôi có lỗi với Lý huynh, mong Lý huynh tha thứ...
Nàng lại cười :
- Nhưng chắc Lý huynh đã tha thứ cho rồi, nếu không thì không bao giờ Lý huynh thèm đến đây đâu...
Đức Uy không nói, hắn nhìn nàng bằng đôi mắt thật dịu và hắn mỉm cười.
Đối với nàng, hắn không căm thù như đối với Lý Tự Thành, hắn chỉ tức giận, dầu sao thái độ tử tế của nàng đối với hắn tại Nam Sơn khi hắn đã là tên tù trong tay nàng, nhất là nàng không giết hắn, để thuốc giải phục hồi công lực lại cho hắn thì sự tức giận đó cũng đáng được bỏ qua, huống chi bây giơ nàng đang cơn bệnh, đang cô quạnh trong gian nhà vắng vẻ, hắn tuy không thể xem nàng là bạn, nhưng nếu bảo là thù thì cũng chưa đáng lắm.
Đôi mắt Lý Quỳnh vẫn không rời mặt Đức Uy, nàng nói :
- Thúy Ngọc tệ quá, đáng lý nó phải báo trước... Đáng lý không nên để Lý huynh nhìn tôi trong dáng cách như thế này, thật thì tôi không có ý làm cho thất lễ, mong Lý huynh dung cho.
Đức Uy lắc đầu :
- Cô nương đang bệnh, không nên câu nệ.
Lý Quỳnh đáp :
- Đa tạ Lý huynh, nhưng để dáng sắc tệ quá như thế này diện kiến Lý huynh thật là... kỳ quá.
Đức Uy làm thinh, mắt hắn vẫn nhìn nàng và môi vẫn giữ nụ cười.
Đó là bản tính của hắn, thích hay không, nếu không thể đối xử như kẻ thù hắn không muốn cho ai khó chịu.
Lý Quỳnh vụt hỏi :
- Thúy Ngọc đi tìm đưa Lý huynh đến đây phải không?
Đức Uy không trả lời thẳng, hắn đáp tránh đi :
- Tôi cũng thấy muốn viếng cô nương...
Lý Quỳnh nói :
- Lý huynh đừng nói thế, Lý huynh nói thế càng làm cho lòng tôi bất an, chẳng thà Thúy Ngọc đi tìm và khẩn cầu, rồi vì lòng thương hại mà Lý huynh phải đến như thế tôi sẽ đỡ hối hận hơn... Thật thì đáng lý ra Lý huynh phải căm hận, phải chán ghét, phải giết tôi mới đúng...
Đức Uy nói :
- Chuyện đã thuộc về quá khứ, cô nương hãy bỏ qua đi để lo an dưỡng tinh thần.
Lý Quỳnh nói :
- Đa tạ Lý huynh, nhưng thật thì tại Lý huynh không biết chứ tôi không có bệnh gì cả, thân thể tiều tụy như thế này đều do tôi có ý dằn vặt mình, cố ý hủy hoại mình đó thôi...
Nàng nấc lên và nước mắt trào ra...
Đức Uy làm thinh và bằng một phản ứng do sự xúc động từ trong tiềm thức, hắn cầm mảnh khăn lụa bên gối nhè nhẹ lau nước mắt cho nàng...
Hắn hành động không có một ý thức rõ ràng.
Lý Quỳnh cố gượng, nhưng giọng nàng vẫn nghẹn ngào :
- Tôi có lỗi khi giam Lý huynh, nhưng cái lỗi đó khi đến Hoàng cung tôi mới ý thức được rõ ràng... Lý huynh, tôi xin thề với đất trời, tôi không có giết bất cứ một ai, nhưng thây người, máu người đã đổ trước mặt tôi... Từ khi bắt đầu vào cửa thành dẫn đến nội cung, Lý huynh...
Nàng lại nấc lên và Đức Uy đã phải hai lần lau nước mắt cho nàng, nàng nói :
- Tiếng kêu khóc, tiếng oán than đã làm cho tôi choáng váng, lòng tôi bắt đầu khi đặt chân vào cung là bỗng dâng lên một nỗi chán nản, ngao ngán vô cùng... Tôi đã thấy thây người, tôi sợ nghe tiếng khóc, tôi sợ nghe mùi máu...
Hình như nàng thiếu hơi, nàng ngưng lại, mà có lẽ nàng cũng vì xúc động.
Đức Uy ngồi lặng lẽ, hắn biết nàng mệt nhọc, nhưng hắn không muốn cản ngăn, hắn biết một con người không nên chất chứa tâm sự, cần phải được nói ra với người mình cần nói cho lòng được nhẹ nhàng.
Ngưng một lúc, Lý Quỳnh nói tiếp :
- Bắt đầu từ khi vào đây, tôi chính thức là một Quận nương và cũng là ngày mà tôi bắt đầu thấy tất cả đều vô vị... Lý huynh, tôi đã sống nay đây mai đó, tôi đã vất vả theo anh tôi, tôi đã tủi nhục ê chề, tôi đã thấy anh tôi bôn ba lận đận, tôi cũng muốn cho anh tôi có ngày nở mặt, tôi cũng muốn tôi được vinh quang nhưng từ khi đặt chân vào cung, từ khi bắt đầu ngồi vào chiếc ghế “Quận nương”, tôi bỗng muốn sống trở lại cuộc đời cực khổ của mấy năm về trước, của những ngày trong bước gian lao... tôi đã tìm vào chỗ không người để trốn lánh tất cả, tôi muốn trốn luôn chính bản thân tôi nữa.
Nàng lại phải ngưng để thở và nàng nhìn chăm chăm vào mặt Đức Uy :
- Lý huynh, tôi không muốn chối rằng tôi đã yêu anh, gặp anh lần đầu tôi đã yêu anh. Tôi không giải thích được động cơ nào khiến cho tôi yêu anh, khi tôi biết anh đa muốn tìm anh tôi để giết... Có lẽ, từ trong tiềm thức, tôi thấy anh đúng, tôi thấy anh đáng yêu, vì thế, đã bao lần, tôi cố ngăn lòng tôi, tôi không giết anh, tôi chỉ giữ anh, tôi mượn bản tính ranh mãnh sẵn có để được chung gối với anh...
Nàng bỗng run run :
- Lý huynh, dầu sao đi nữa, tôi cũng đã mang nợ của anh chứ anh không nợ gì tôi cả, đáng lý anh không cần phải thăm tôi và tôi cũng không có quyền trách móc... Tôi cũng biết hôm nay Lý huynh đến đây chẳng qua vì lòng thương hại, nhưng tôi là con người vốn từng biết thế nào là đủ, biết hưởng lấy cái đủ đó, tôi không dám cầu mong hơn nữa...
Đức Uy nói :
- Hôm nay tôi đến đây thăm cô nương hoàn toàn là do chuyện riêng tư, vì dầu sao chúng ta cũng được kể là bạn.
Lý Quỳnh cười đau xót :
- Bạn? Đa tạ Lý huynh, nhưng tôi đâu có xứng được Lý huynh xem như thế? Con người của tôi bây giờ mang đầy tội lỗi, đã đành là do anh tôi, nhưng tôi cũng can dự một phần trong sự nổi loạn của anh tôi, tôi không thể chối bỏ phần tội lỗi.
Đức Uy làm thinh.
Nàng nói đúng nhưng cũng thật là tội nghiệp.
Lý Quỳnh vụt nói :
- Lý huynh, tôi có chuyện muốn nói với anh, tôi hoàn toàn không có ý nghĩ chuộc tội gì cả, tôi chỉ muốn cố đem cái mà mình có thể làm được để góp cùng thiên hạ... Lý huynh, có phải những người Cần Vương đang cố tìm Thái tử và nhị vị Vương gia? Phải không?
Đức Uy rúng động, hắn gật nhanh :
- Đúng rồi, sao? Cô nương biết sao?
Lý Quỳnh đáp :
- Tôi biết, Thái tử, Định Vương và Thừa Vương được cẩm y thị vệ đưa ra khỏi cung, đưa đến cho Chu Khuê và Điền Hoằng, họ là ngoại thích của Thái tử.
Đức Uy quay hẳn mình lại, hắn nhìn thẳng vào mặt Lý Quỳnh :
- Làm sao cô nương biết...
Lý Quỳnh đáp :
- Điền Hoằng là con người ra sao thì tôi không biết, nhưng Chu Khuê thì tôi biết, hắn là bà con bên ngoại của Thái tử, nhưng hắn bất trung, hắn đã cho người đến thương lượng với anh tôi yêu cầu anh tôi đừng bắt hắn, đừng động đến tài sản của hắn thì hắn sẽ tình nguyện đem dâng Thái tử...
Hai tay của Đức Uy phát run khan, hắn hỏi :
- Cô nương, tôi đến chậm rồi phải không?
Lý Quỳnh nói :
- Chậm nhưng không hoàn toàn trễ, cứ theo tôi biết thì anh tôi đã bằng lòng theo sự yêu cầu của Chu Khuê, bảo hắn đưa Thái tử vào cung, anh tôi cũng đã cho người đến tiếp xúc với hắn làm chuyện đó. Bây giờ, Lý huynh có thể theo chận dọc đường, tôi nghĩ hãy còn kịp...
Đức Uy đứng phắt lên, hắn nói :
- Về công sự, tôi xin thay mặt thần tử nhà Mình đa tạ và ghi ơn của cô nương và chuyện riêng từ, tôi xin nhớ cô nương là bạn và tôi nhất định còn nhiều thăm viếng, xin cáo từ...
* * * * *
Đức Uy ra khỏi trang viện.
Hắn vừa băng qua bên kia đường, vừa quẹo qua một ngõ hẹp thì bị chặn lại.
Đó là ba người quen mặt.
Lão già và ba đại hán áo xanh chận kiệu khi nãy.
Đức Uy dừng lại :
- Ba vị là...
Lão già áo xanh giận dữ cười gằn :
- Ta cứ tưởng người là người tốt, không ngờ lại cũng là quân giặc.
Ba thanh đao cùng nhoáng lên một lượt, hình như họ đã có dặn nhau trước rồi, vì họ đã biết sức của Đức Uy.
Nhảy tránh qua một bên, Đức Uy khoát tay :
- Hãy khoan, ba vị là...
Lão già áo xanh nói ngay :
- Hãy nghe cho rõ, Chỉ huy sứ Ngự tiền thị vệ Lạc Kiều Sanh.
Đức Uy móc Ngân Bài lệnh đưa ra :
- Lạc chỉ huy sứ, ông nhận biết vật này không?
Lạc Kiều Sanh lùi một bước, mở tròn đôi mắt :
- Ngân Bài lệnh...
Đức Uy nói luôn :
- Lý Đức Uy, y bát truyền nhân của Bố Y Hầu.
Lão già áo xanh hơi biến sắc :
- Như vậy là... Tiểu hầu gia, nhưng cớ sao ban nãy...
Đức Uy đáp :
- Không có thì giờ để nói dài đâu. Chỉ huy sứ hãy trả lời cho biết, hôm nọ ai đưa Thái tử, Định Vương, Thừa Vương đến nhà Chu Khuê?
Lạc Kiều Sanh đáp :
- Chính ty chức đưa đi, Tiểu hầu gia hỏi...
Đức Uy nói nhanh :
- Chu Khuê thay lòng, đã đem Thái tử hiến dâng cho Sấm tặc, Lý Tự Thành đã cho người đến nhà họ Chu, nhanh lên kẻo không còn kịp nữa.
Lạc Kiều Sanh tái mặt :
- Làm sao Tiểu hầu gia...
Đức Uy nói :
- Nếu tôi không quen được người của họ thì Thái tử đã thọ tai ương, hãy đưa đường đi ngay.
Không dám hỏi thêm, Lạc Kiều Sanh vẫy tay cho hai tên thuộc hạ và băng mình đi trước.
* * * * *
Chỉ huy sứ của Ngự tiền thị vệ quả là phải hơn người khác.
Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ông ta đã vượt hơn mười dặm.
Cách đó chừng nửa dặm nữa, có một tòa trang viện chung quanh cây cối um tùm.
Lạc Kiều Sanh dừng lại chỉ tay :
- Tiểu hầu gia, đó là trang viện của Gia Định Bá.
Đức Uy đáp :
- Tôi thấy, nhưng chư vị không nhìn ra chuyện khác lạ đó hay sao?
Lạc Kiều Sanh nói :
- Nếu có điề? gì không hay xảy ra thì ty chức đáng tội chết vì để tránh tai mắt của Sấm tặc nên sau khi đưa Thái tử đến đây, ty chức không dám trở lại thăm, ty chức dự định chờ cho tình hình thuận lợi đưa Thái tử đến trung dinh Ngô tổng đốc...
Đức Uy lắc đầu :
- Thật là nguy hiểm, chờ đến chừng đó thì chắc Chỉ huy sứ không còn nhìn thấy được Thái tử nữa...
Lạc Kiều Sanh rất bình tĩnh, ông ta nói :
- Điều này ty chức thật muốn nói từ lúc mới được Tiểu hầu gia cho tin, ty chức đảm bảo Thái tử an toàn, vì Gia Định Bá Chu Khuê vốn là ngoại tổ của Thái tử.
Đức Uy sửng sốt...
Lúc nghe Lý Quỳnh nói, hắn cứ tưởng Chu Khuê là người ngoại thích nghĩa là chỉ là một bà con dòng họ bên ngoại của Thái tử thôi, chớ không ngờ lại là “ông ngoại”.
Nếu là “ông ngoại” thì sao lại có chuyện bán đứng cháu ngoại của mình? Rõ ràng Lý Quỳnh nói hắn còn nhớ rõ, nàng bảo: “Điền Hoằng thì tôi không biết con người ra sao, chứ Chu Khuê thì đã thay lòng...”
Hắn cau mặt nói với Lạc Kiều Sanh :
- Nếu là ngoại tổ của Thái tử thì làm sao lại có chuyện như thế này...
Lạc Kiều Sanh nói :
- Chính ty chức cũng nghĩ như thế, nhưng chẳng hay ai báo tin cho Tiểu hầu gia?
Đức Uy đáp :
- Chính người em gái ruột của Lý Tự Thành cho tôi biết như thế.
Lạc Kiều Sanh nghi ngờ :
- Không biết đây có phải là một chuyện đánh lừa không...?
Vừa đi vừa nói, bốn người đã đến gần trang viện Gia Định Bá, Đức Uy đứng lại trầm ngâm :
- Cũng mong đây là chuyện tôi bị lừa, nhưng dầu sao, như thế thì chúng cũng biết chỗ Thái tử rồi, chỗ này không còn là chỗ an toàn nữa, chúng ta cứ vào bái kiến rồi sẽ tính sau.
Lạc Kiều Sanh gật đầu :
- Vâng, xin để ty chức vào gõ cửa.
Khi Lạc Kiều Sanh vừa bước lại trước hai cánh cổng nhưng chưa kịp gõ thì từ trên một tàng cây hai bên vụt có ba bóng người lao xuống...
Lạc Kiều Sanh lùi lại và thanh đao tuốt ra khỏi vỏ thật nhanh.
Đức Uy kêu lên :
- Khoan, người của ta!
Ba bóng người lao xuống đúng là Lăng Phong, Phan Ngọc và Kim Khuê.
Lăng Phong nói nhanh :
- Lý huynh đã đến thật đúng lúc, tôi cho người đi tìm suốt buổi nay...
Đức Uy hỏi :
- Vừa nghe Thái tử ở đây nên vội tới, có thật Thái tử ở trong đó không?
Lăng Phong đáp :
- Anh em tôi có nghe tin rõ ràng mấy ngày trước đây mấy vị Cẩm y thị vệ đưa đến.
Đức Uy hỏi :
- Nhưng hiện tại có Thái tử trong đó không?
Lăng Phong lắc đầu :
- Điều đó thì không biết, anh em chúng tôi vừa đến giữ tại đây vì chờ người đưa tin cho Lý huynh, chúng tôi không dám đường đột yết kiến.
Đức Uy hỏi :
- Ba vị đến bao giờ?
Lăng Phong đáp :
- Trời vừa sáng thì chúng tôi đã đến.
Đức Uy gật đầu :
- Chư vị thật là mệt nhọc, xin giới thiệu đây là Lạc chỉ huy sứ thị vệ.
Bọn Lăng Phong bước tới vòng tay :
- Chúng tiểu sinh kính ra mắt Đô chỉ huy sứ.
Lạc Kiều Sanh đáp lễ và Đức Uy nói luôn :
- Ba vị đây là những tuấn kiệt ưu tú của Cùng Gia bang.
Lạc Kiều Sanh gật đầu :
- Chư vị thật xứng đáng là nghĩa sĩ trung can, những tên loạn thần hưởng lộc triều đình mà manh tâm phản trắc thật đáng hổ thẹn.
Lăng Phong vòng tay :
- Đô chỉ huy sứ quá khen cho, chúng tôi chỉ cố hết sức mình để đền ơn thủy thổ.
Đám trẻ tuổi của Cùng Gia bang quả là lanh lợi, họ không đả động đến triều đình, họ chỉ nói đến giang sơn...
Họ không hưởng lộc triều đình, nhưng họ là con dân một nước, họ là những người căm thù đám quan lại lộng quyền, họ bằng lòng sống cuộc đời thấp nhất trong dân gian, nhưng họ không bằng lòng đứng ngang hàng với đám người áo rộng mão cao mà luôn khinh dễ...
Câu nói khéo của Lăng Phong hình như Lạc Kiều Sanh nghe biết, vì ông ta cũng đã từng nghe khí tiết của nhân vật chính phái giang hồ, nhất là lòng cương trực của đám Cùng Gia bang, cho nên với đám loạn thần tặc tử vốn là kẻ đồng liêu.
Không có thì giờ để trấn tĩnh, Đức Uy vội nói :
- Xin Đô chỉ huy sứ gõ cửa.
Lạc Kiều Sanh dẫn hai tên tùy tùng bước tới đưa tay gõ cửa, một lúc sau, có một đại hán trung niên ra mở cửa, người này ăn vận khá sang trọng, có lẽ là người nhà của Gia Định Bá.
Lạc Kiều Sanh nói nhỏ với người đó mấy câu và đứng giạt ra.
Người trung niên lật đật bước về phía Đức Uy vòng tay :
- Không biết Tiểu hầu gia giá lâm, tiểu nhân thất lễ.
Lạc Kiều Sanh rước nói :
- Tiểu hầu gia, đây là Chu Đạt nhân huynh, cháu gọi Gia Định Bá đại nhân bằng bác ruột.
Đức Uy vòng tay :
- Không dám, vì sự an nguy của Thái tử nếu chúng tôi mạo muội đến đây, xin phiền Chu huynh dẫn kiến.
Chu Đạt nói :
- Tiểu hầu gia thật không may, bá phụ tôi đã đi Giang Nam, có lẽ mấy hôm nữa mới về. Về chuyện an toàn cho Thái tử thì xin Tiểu hầu gia yên lòng, vì lo chuyện an toàn nên bá phụ tôi đã đưa ngài đến phủ của Điền đại nhân.
Đức Uy cau mặt :
- Gia Định Bá đưa Thái tử đến phủ Điền đại nhân bao giờ?
Chu Đạt đáp :
- Trước ngày bá phụ tôi đi.
Lạc Kiều Sanh đưa mắt cho Đức Uy ngầm hội ý...
Đức Uy hỏi :
- Người của Sấm tặc có đến đây chăng?
Chu Đạt đáp :
- Thật chẳng dám giấu Tiểu hầu gia, chính vì chuyện chúng có đến đây nên bá phụ tôi mới đưa Thái tử đến phủ của Điền đại nhân.
Trầm ngâm một lúc, Đức Uy quay qua hỏi Lạc Kiều Sanh :
- Lạc chỉ huy sứ có biết phủ của Điền đại nhân chăng?
Lạc Kiều Sanh vội đáp :
- Có biết, từ đây đi về hướng Tây khoảng chừng năm dặm...
Đức Uy vòng tay nói với Chu Đạt :
- Không dám quấy rầy, chúng tôi xin từ giã để đến chỗ Điền đại nhân.
Chu Đạt lật đật hỏi :
- Tiểu hầu gia... xin thỉnh chư vị vào trong dùng trà...
Đức Uy đáp :
- Đa tạ Chu huynh, sự an nguy của Thái tử là trọng, xin cho hẹn sau này có dịp sẽ đến viếng thăm quí phủ.
Hắn quay mình ra hiệu cho Lạc Kiều Sanh và đám Lăng Phong đằng sau, nghe tiếng Chu Đạt nói với :
- Xin Tiểu hầu gia thứ cho tiểu nhân không tiễn đưa xa.
Đức Uy quay lại vòng tay lần nữa :
- Không dám, xin Chu huynh an nghỉ.
* * * * *
Qua khỏi một đám ruộng dưa là đến bìa rừng.
Qua khỏi một truông ruộng lại gặp một đám rừng chồi, Đức Uy đứng lại nói với Lăng Phong :
- Lăng huynh đệ, hãy xem thử phía Chu gia.
Như một con vượn, Lăng Phong nhún chân vút lên một cành cây cao, hắn nhìn lại hướng Chu gia một lúc rồi nhảy xuống lắc đầu :
- Không thấy người nào nơi cửa cả.
Đức Uy nói :
- Xin phiền ba vị giữ nơi đây, nếu thấy người trong nhà họ Chu có động tĩnh gì thì cho một vị sang Điền phủ thông báo cho tôi biết. Con người Chu Đạt tôi thấy khá thâm trầm, xin chư vị phải hết sức cẩn thận.
Lăng Phong cười :
- Lý huynh an lòng, gì thì không dám nói, chứ chuyện đề phòng thì Cùng Gia bang coi như chuyện môn.
Đức Uy cũng cười và cùng với bọn Lạc Kiều Sanh rẽ nhanh về hướng tây...
* * * * *
Không bao lâu, Đức Uy đã vượt gần năm dặm.
Lòng nôn nóng đã giúp cho họ đi nhanh hơn mức bình thường. Tòa trang viện của Điền Hoằng của nhỏ hơn của Gia Định Bá, nhưng trông vào cũng khá là khí phái, họ thuộc ngoại thích Hoàng gia, sự nghiệp của họ không thể nhỏ.
Vòng tường khá rộng, khá cao, nhưng bốn phía im lìm.
Bọn Đức Uy từ phía đông đi vòng qua hướng tây. Tòa trang viện qua cửa về tây.
Và vừa đến trước cửa, Đức Uy vùng khựng lại.
Lạc Kiều Sanh nhích tới...
Cửa ngoài chỉ khép hờ, cánh bên phải nhích vô, đứng ngoài có thể dòm thấy bên trong...
Một tiếng động nhỏ, một con chó ló đầu ra...
Đức Uy cảm thấy một luồng ớn lạnh chạy dài từ xương sống, hắn nắm chắc hai tay...
Con chó máu vấy đầy mình, vừa thấy đám Đức Uy nó quay đầu bỏ chạy...
Không còn chờ hỏi Đức Uy gì nữa cả, Lạc Kiều Sanh nhảy tới tông cửa chạy vào.
Cả bốn người khựng lại điếng hồn.
Từ trong nhà ra đến ngoài sân, thây người ngang dọc.
Già có, trẻ có, thanh niên, thiếu nữ cả những đứa trẻ, lớp nằm vắt bậc thềm, lớp quặp mình trên những chậu hoa, có nhiều thây co quắp tận chân tường.
Máu đã xám đen.
Giữa sân, trong hành làng nhiều cô gái, thiếu phụ lõa thể, chỉ nhìn qua biết ngay họ đã bị hãm hiếp trước khi chết.
Bất cứ ai dầu cứng rắn cách mấy, trước sự tàn sát dã man này cũng phải rùng mình.
Từ trong nhà dẫn ra ngoài sân, những y phục còn dấu xếp, những thứ trang sức vung vãi, chứng tỏ ngoài chuyện giết người chúng còn cướp của...
Hai hàm răng của Đức Uy cắn chặt, thật lâu, hắn định thần nói với Lạc Kiều Sanh :
- Chỉ huy sứ hãy cùng với nhị vị đi xem xét khắp nơi coi... còn ai không.
Hắn tránh cái ý và tiếng nói tìm xem có xác của Thái tử và hai vị Vương gia, hắn không dám nói mà cũng không dám nghĩ.
Dấu máu, vết thương đã nói cho người ta biết rằng những xác chết có lẽ cũng đã hơn một ngày rồi, nếu có người ngất ngư thì bây giờ cũng không còn sống được.
Hắn muốn kiểm điểm xác chết lại cho thật chắc mà thôi.
Đức Uy là con người trầm lặng, bây giờ lại còn trầm lặng hơn nữa, hắn đứng sững giữa nhà như trồng, da mặt hắn tái xanh sát khí tràn đầy...
Tác giả :
Cổ Long