Cô Gái Mãn Châu
Chương 81: Không tìm mà gặp
Một phút sau, Thất Cách Cách lau nước mắt nói với Mẫn Tuệ :
- Thư thư, tiểu muội biết rất rõ ràng tình hình này mà nghĩ đến chuyện Mãn Châu triệt binh quả là chuyện không tưởng...
Mẫn Tuệ muốn nói, nhưng Thất Cách Cách lại tiếp luôn :
- Thư thư, mình hãy bỏ chuyện ấy đi, mình nói chuyện khác, có được không?
Mẫn Tuệ lại trào nước mắt :
- Tiểu muội, tôi khổ lắm... Muội muội có biết nỗi khổ của tôi không...
Thất Cách Cách đưa tay run run vịn lấy vai Mẫn Tuệ :
- Thư thư, tiểu muội biết, nhưng dầu bằng cách nào đi nữa chúng ta vẫn là chị em, tiểu muội thấu rõ lòng chị cho nên tiểu muội trọn đời sẽ kính chị là một người chị như ruột thịt, mong chị hãy đãi em như thế, em nguyện rằng không vì một lẽ gì mà chị em mình lại quên nhau.
Mẫn Tuệ cúi đầu thật thấp, nàng không còn biết phải nói gì, lòng nàng đã nát như những giọt nước mắt của nàng...
Thất Cách Cách cũng chỉ gọi thêm được hai tiếng “thư thư” rồi hai dòng nước mắt cũng tràn vào khóe miệng.
Cả hai gục đầu vào vai nhau nức nở...
Bốn cô tỳ nữ bây giờ cũng đã bật khóc lên thành tiếng.
Thật lâu, Mẫn Tuệ vừa khóc vừa nói :
- Muội muội... chị đi...
Chỉ nói được mấy tiếng là nàng bật khóc lớn lên.
Bây giờ nàng không còn giữ gìn gì nữa...
Thất Cách Cách cố hết sức mới nói được :
- Không, thư thư, chị hãy để em đi trước...
Mẫn Tuệ dậm chân :
- Không... em đi... chị nhìn theo chắc chị không làm sao chịu nổi...
Thất Cách Cách nói :
- Thôi... được rồi, thư thư... em đưa chị đi.
Hai người vịn vào vai nhau, không một ai còn đi vững...
Bốn cô tỳ nữ lật đật chạy lại, hai cô đỡ lấy một người, cứ như thế, họ nương vào nhau, vừa đi vừa khóc...
Thật là thê thảm, trông sáu người con gái xiêu vẹo đi ra, thật không khác như đám tang gia đưa người thân yêu đi vào lòng đất...
Từ trong miếu đi ra đến cửa, không ai nói được tiếng nào.
Ngôi miếu không lớn lắm, từ trong ra cửa chỉ có một khoảng ngắn, họ đi có chậm thật, nhưng rồi vẫn phải ra tới cửa, ra tới cửa thật mau.
Mẫn Tuệ đứng lại gần như dựa lấy vai của Thất Cách Cách, giọng nàng như không còn đủ hơi :
- Muội muội, thôi, em hãy ở đây, chị đi.
Thất Cách Cách dùng cánh tay áo lụa của mình chậm nước mắt cho Mẫn Tuệ, nàng nói :
- Thư thư, chị đi. Nếu mạng em còn dài, nếu em còn có sức, em sẽ đem sanh mạng của em mà bảo hộ cho dòng họ Dương, họ Lý, họ Tổ... Chị, em là người nhà họ Dương, họ Tổ, họ Lý... Chị, ráng mà bảo trọng.
Mẫn Tuệ gần như không còn đứng vững, nàng nói :
- Muội muội cũng ráng mà bảo trọng... Chị đi.
Nàng quay ra thật nhanh, bước đi chập choạng...
Thất Cách Cách quay vào còn nhanh hơn nữa, nàng đi gần như chạy, hai dòng nước mắt tranh nhau chạy dài trên gò má tiều tụy và vừa bước lên bực thềm, hai chân nàng vùng như dính vào nhau, thân nàng loạng choạng.
Tiểu Hỷ lật đật chạy lại đỡ nàng, hai tay nàng lẩy bẩy :
- Đưa ta vào trong, đưa ta vào trong...
Tiểu Hỷ vịn Thất Cách Cách và nàng cố bước nhanh vào bóng tối.
Mông Bất Danh bước tới, nhưng Mẫn Tuệ đã khoát tay :
- Hỏng rồi, tôi không ngờ nàng quá cứng cỏi.
Mông Bất Danh dợm nói, nhưng nước mắt của Mẫn Tuệ lại trào ra và nàng bước nhanh về phía trước, ông ta chắc lưỡi lắc đầu và bước theo sau...
* * * * *
Thành Bắc Kinh rất bình tịnh.
Nhưng không khí bình tịnh nầy không phải là thứ bình tịnh yên lành.
Những nơi buôn bán vẫn hãy còn đóng cửa. Những ngõ hẻm hãy còn vắng hoe.
Những vết thương chiến đang loang lở chưa có một miếng băng.
Đền đài, mùi tanh vẫn còn rải rác khắp nơi.
Những mái ngói sụp xuống, những đống gạch vung chùn, những cột nhà cháy xém, những đống tro hãy còn chưa nguội, không đủ người quét dọn mà cũng không ai buồn quét dọn.
Cái thê lương của sau một cơn biến loạn, lòng người chua xót, cây cỏ xác xơ...
Đức Uy vẫn bằng một dáng điệu thong dong, hai tay chắp ra sau đít đi dài trên con đường lớn.
Đó là một thói quen, thói quen rèn luyện bao năm khi sống trong gian lều tranh bên dòng suối với Bố Y Hầu. Nó là một phương thức có hiệu lực làm cho lòng người trấn tĩnh, càng bấn loạn hắn càng hết sức thong dong.
Hắn hiểu rất rõ ràng, nếu Thái tử, Định Vương và Thừa Vương được nhà vua cho rời khỏi cung trước khi Lý Tự Thành công hãm và có thể đi được yên lành thì người hộ tống không thể là Cẩm Y Thị Vệ, cũng không phải là Nội Thị.
Vì nếu là như thế thì làm sao đã bao nhiêu ngày vẫn không nghe ra manh mối?
Nhưng chắc chắn là Cẩm Y Thị Vệ và Nội Thị chớ không còn ai có thể đưa Thái tử, Định Vương và Thừa Vương đi được, vậy thì muốn biết tin, chỉ có cách duy nhứt là phải tìm cho ra Cẩm Y Thị Vệ hoặc Nội Thị.
Nhưng sự thật thì Kinh sư bây giờ kể như đã mất, văn võ quần thần, trừ một số đầu hàng quân giặc, còn lại thì đã bôn đào, không biết họ về đâu, bây giờ mà muốn kiếm một người Cẩm Y Thị Vệ hay một người Nội Thị thì thật là chuyện không phải dễ.
Lòng hắn nóng như đốt, nhưng hắn biết có nóng hơn nữa cũng chẳng có gì ích lợi.
Hắn cúi mặt bước đi.
Những bước chân đều đặn, thong dong...
* * * * *
Một kẻ kéo xe chạy khách ngoài đường, hay là kéo xe cho một ông quan lớn, thì trên thực tế, hai tay hắn vẫn ôm gọng xe, lưng hắn vẫn lom khom, hai chân hắn vẫn phải... bỏ vó đều đều. Thế nhưng, trong lòng của kẻ kéo xe rước khách ngoài đường và trong lòng của kẻ kéo xe cho một ông quan lớn, vẫn có chỗ khác nhau.
Trên những phố lớn, thường thường có những nhà cho mướn kiệu, họ có nhiều thứ kiệu và có rất nhiều kiệu phu.
Những kiệu phu này cũng giống y như những kiệu phu của những ông hoàng bà chúa, của những vị quan to, thế nhưng trong lòng của hai hạng kiệu phu này cũng vẫn khác nhau, mặc dầu trên vai của họ cũng là cây đòn, trên cây đòn là thành kiệu và trên kiệu là bàn tọa của một người.
Người phu xe rước khách cũng như người phu kiệu khiêng mướn, bước chân của họ thật thận trọng, họ phải làm vừa lòng người khách, đồng thời họ còn phải coi chừng, họ phải né tránh những kẻ trên đường, nếu lỡ chạm nhẹ một người nào, họ lật đật dừng chân để xin lỗi, hơn lên, họ sẽ bồi thường, nếu họ làm hư đổ một vật gì.
Những anh kéo xe, những người khiêng kiệu cho ông hoàng bà chúa, những vị quan to thì không như thế, họ khác, họ vẫn cong lưng làm con ngựa người cho thiên hạ, nhưng họ chỉ cẩn thận bước chân cho chủ họ được ngồi yên, còn những kẻ đi đường, họ cứ càn lên, chết ai nấy chịu. Họ không cần ngó ai, họ đã đụng vào người ta, họ không cần xin lỗi, mà họ lại còn hoạch hoẹ chửi tưới lên đầu.
Đức Uy đã gặp những người nầy.
Hắn đang đi thì từ phía sau hắn có một chiếc kiệu trờ tới.
Hai tên khiêng kiệu đi trước nạt lớn :
- Đui hả, đi đường cái gì mà... mà đi, đi... như vậy?
Không may cho chúng là người ngồi trên kiệu kịp nhận ra Đức Uy và một bàn chân dậm mạnh trên thùng kiệu :
- Dừng lại.
Đang trớn... hùng hổ, mấy tên kiệu phu lật đật chỏi chơn, dừng lại và khúm núm vén màn.
Từ trên kiệu bước xuống một cô gái.
Nhìn qua cách ăn vận, mặc dầu thật sang, ngọc vàng đầy tay đầy ngực, nhưng ai cũng có thể nhận ra đó là một nữ tỳ.
Nữ tỳ được đi kiệu, được những tên khiêng kiệu khúm núm, thì cô nữ tỳ nầy phải là thứ nữ tỳ có hạng.
Quả thật, đó là tỳ nữ Thúy Ngọc, cô tỳ nữ của “Quận chúa” Lý Quỳnh.
Nàng bước xuống kiệu và đi ngay lại trước mặt Đức Uy, cô ta vòng tay và nở nụ cười tươi nói :
- Lý gia, trời ơi, tỳ nữ tìm gần chết.
Đức Uy sửng sốt, hắn định hỏi lại nhưng ngay lúc ấy từ trong mái hiên của một gian nhà bên trái bỗng có một lão già và hai tên đại hán áo xanh xông ra, chưa tới là họ đã tuốt đao ra khỏi vỏ.
Họ đi nhanh nhưng thật nhẹ, họ đi nhẹ nhưng vẫn làm kinh động chung quanh vì chỗ nầy trống trải, vì thế nên bốn gã áo vàng đeo kiếm hộ tống chiếc kiệu đã vung kiếm lên chận lại.
Lão già áo xanh đao pháp khá nhanh, thanh đao của ông ta nhoáng lên và thân hình đã vượt khỏi những đường kiếm của bốn tên áo vàng và lao nhanh đến gần chiếc kiệu.
Hai tên đại hán áo xanh vung đao áp đảo bốn tên áo vàng hình như họ có ý định cầm chơn để cho lão già áo xanh hành động.
Chỉ liếc qua tình hình, Đức Uy đã biết ngay, hắn kéo tay Thúy Ngọc ra phía sau lưng hắn và đưa nhẹ cây quạt về phía trước.
Thanh đao của lão già áo xanh thật mạnh, nhưng vẫn bị cánh quạt hất lui, lão hơi sửng sốt.
Đức Uy nghiêm giọng :
- Lão trượng, đã nhắm lầm người, hãy đưa hai vị đại hán kia đi nhanh đi.
Và hắn nói với Thúy Ngọc :
- Thúy cô nương, hãy bảo người của cô nương lui lại.
Bốn tên áo vàng tuy hung hãn, nhưng hai tên đại hán áo xanh không nao núng, đao pháp của họ khá vững vàng, họ lấy hai chống bốn, nhưng họ vẫn giữ chặt không cho bốn tên áo vàng tiếp cứu. Cử chỉ của Đức Uy làm cho Thúy Ngọc cũng hiểu ngay, nàng vội hét :
- Hãy lui lại để họ đi.
Bốn tên áo vàng thu kiếm, nhảy thối ra sau.
Hai tên đại hán áo xanh sửng sốt.
Lão già áo xanh dừng lại.
Ông ta đã biết sức của Đức Uy qua mô? chiêu đầu, cao thủ với nhau chỉ cần một chiêu thôi là họ đã biết địch biết mình.
Lão nhìn Đức Uy chầm chập và vụt vẫy tay, họ tiến cũng nhanh và thoái cũng nhanh, chỉ nháy mắt đã khuất mất sau những gian nhà đổ nát. Ba người áo xanh đi rồi, bốn tên áo vàng cứ đứng nhìn Đức Uy trân trối, hình như chúng bắt đầu cảm thấy nhơn vật nầy không phải tầm thường.
Thúy Ngọc cau mặt :
- Cái gì mà dòm dữ thế, dang ra canh giữ bên ngoài. Đây là bằng hữu.
Bốn tên áo vàng hình như rất kiêng Thúy Ngọc, nàng vừa nói là bọn chúng đã cúi đầu tránh giạt ra.
Cũng là nữ tỳ, nhưng nữ tỳ của Quận chúa quả có khác.
Đức Uy quay lại hỏi :
- Cô nương tìm tôi có chuyện chi?
Thúy Ngọc đáp :
- Không phải tỳ nữ tìm mà là Quận chúa.
Tuy không có ác cảm với Lý Quỳnh, nhưng nghe đến tên Lý Quỳnh là nhớ tới Lý Tự Thành, Đức Uy nhướng mắt :
- Nàng tìm tôi để làm gì nữa, hại tôi như thế còn chưa đủ hay sao?
Thúy Ngọc nói :
- Lý gia, xin Lý gia đừng như thế, Quận chúa chúng tôi nhớ Lý gia cho đến mang bịnh, ban đầu Quận chúa định sai tỳ nữ đến Chương Đức tìm Lý gia, nhưng sau nghĩ lại chắc chắn Lý gia đã đến Bắc Kinh, vì thế nên cứ lần lựa chờ đợi. Bao nhiêu ngày nay, tỳ nữ đã lục khắp thành không còn sót một ngõ ngách nào, cứ ăn rồi là đi, nhiều đêm phải đi cho đến khuya, cho đến bây giờ mới gặp, Lý gia hãy đến thăm Quận chúa chúng tôi.
Đức Uy điềm đạm lắc đầu :
- Cô nương, lập trường hai bên đã không giống nhau, đã thành thù địch, lòng tốt của Quận chúa của cô nương tôi không dám nhận và không dám nghe nhiều.
Thúy Ngọc khẩn khoản :
- Lý gia, xin Lý gia đừng hờn trách Quận chúa chúng tôi, Lý gia là người thấy nhiều hiểu rộng, thức phá nhơn tình, xin Lý gia cho tỳ nữ nói thẳng một câu, Đại Minh Triểu hủ bại, gian nịnh lấn áp nhà vua, cho dầu Quận chúa chúng tôi không giữ Lý gia, một mình Lý gia cũng không sao cứu vãn được thế nước, có chăng là Lý gia sẽ liều mình để chứng tỏ tinh thần thế thôi.
Thật tình Đức Uy không thể không thừa nhận lời lẽ của Thúy Ngọc là đúng, thế nhưng đứng trước một “địch nhơn” không cho phép hắn gật đầu, hắn nhún nhún vai :
- Cô nương, cô nên biết rằng vấn đề cũng giống như cha mẹ mình lâm trọng bịnh, bổn phận làm con, cho dầu biết thuốc không còn công hiệu nhưng vẫn không thể lấy mắt mà nhìn, đạo thần tử cũng thế, cho dầu biết thế nước đang suy, cũng không thể không ra sức tự nhiên, tôi cũng không bảo chuyện nầy là tại Quận chúa của cô nương giữ tôi lại Chương Đức, tôi vẫn biết đó là do Lý Tự Thành táng tận lương tâm... manh tâm tác loạn...
Thúy Ngọc nói :
- Lý gia, có thể lỗi lầm là do Vương gia của chúng tôi, Quận chúa của chúng tôi dầu có như thế nào cũng không làm sao chống lại hay phản lại anh ruột của mình, theo anh, chỉ là chuyện bất đắc dĩ, chớ Quận chúa chúng tôi chưa đáng gán tội lỗi lầm.
Nhưng cho dầu như thế nào Lý gia cũng nên đến thăm giùm Quận chúa chúng tôi, người đau đã lâu rồi, thuốc thang không thể nào thuyên giảm. Chắc Lý gia cũng thừa biết rằng tâm bịnh thì không sao có thể thuyên giảm được bằng những chén thuốc đâu.
Lý Đức Uy chớp chớp mắt, nhưng hắn lắc đầu :
- Xin cô nương lượng thứ, tôi không có thì giờ, tôi đang có nhiều công việc trọng yếu. Đại Minh triều đang lúc nguy nan, vạn sức bá tánh còn đang cần ở nơi tôi.
Thúy Ngọc nhích lên một bước, nàng nói bằng một giọng run run :
- Lý gia, tỳ nữ khẩn cầu...
Đức Uy lắc đầu :
- Cô nương, nàng vốn là người con gái, ta không muốn dùng lời lẽ nặng nề, nhứt là không có ý dùng võ lực. Ta nghĩ đến chút lòng đối xử với ta ngày hôm trước, nghĩ đến chuyện chưa xảy ra, chuyện ác nơi Chương Đức nên ta đã ngăn không cho ba người áo xanh khi nãy đụng chạm đến cô, ân nghĩa như thế cũng đã phân minh rồi, giữa chúng ta kể như không ai thiếu ai gì nữa cả, xin cô nương hãy đi đi.
Thúy Ngọc nói :
- Lý gia, những lời đó tỳ nữ đã nghe biết, nhưng bây giờ Quận chúa...
Đức Uy chận nói :
- Không, cô nương không cần phải nói thêm gì nữa cả, chỉ có một trường hợp mà tôi có thể đến, đó là khi tôi muốn giết Lý Tự Thành. Thôi, như thế là tôi đã nói rồi, tôi bận việc phải đi, cô nương hãy về đi.
Thúy Ngọc phát run, nàng nhìn hắn bằng đôi mắt đỏ hoe, vừa thất vọng vừa giận dữ, nhưng hắn đã quay mặt bỏ đi, hắn không nhìn lại song hắn nghe rõ câu nói của Thúy Ngọc :
- Lý Đức Uy, thật là ác, Quận chúa của ta nào có tội gì? Thật là tàn nhẫn, nếu biết lòng dạ ngươi như thế, khi ở Nam Sơn, ta đã xin Quận chúa giết ngươi.
Hắn không cho rằng mình ác như lời của cô ta, thế nhưng hắn vẫn thấy bất an.
Thúy Ngọc nói đúng.
Lý Quỳnh hôm đó có thể giết hắn. Để hắn sống chỉ có hại chớ không có lợi, giết hắn sẽ khỏi lo hậu hoạn, thế nhưng nàng lại không chịu giết.
Chiếc kiệu của Thúy Ngọc lướt qua mặt hắn, những tên khiêng kiệu không còn nạt nộ.
Thúy Ngọc cũng không nói thêm một tiếng nào và Đức Uy cũng không nhìn theo, hắn cứ lầm lũi bước đi.
Hắn không muốn nhìn vào mặt những con người đó, thế nhưng càng lúc, sự bất an trong lòng lại gia tăng.
Chiếc kiệu đã không còn ngó thấy, hắn vẫn bước đi, cũng bằng dáng cách thong dong, nhưng bước chân hắn hình như có lẹ hơn.
Chiếc kiệu ngoặc về hướng tây, bước chân của Đức Uy cũng ngoặc xuống hướng tây.
* * * * *
Một tòa trang viện đồ sộ phía tây thành.
Cửa sau màu đỏ, thềm lót đá hoa, những cột lớn trước thềm cũng bằng thứ đá hoa, hai con sư tử ở hai bên cũng bằng đá hoa, thật cao, cao quá đầu người.
Vòng tường thật rộng, từ hiên nhà cách vòng tường khá xa, trước sân có hòn non bộ cao gần đến đầu tường, hai bên, vườn hoa chạy dài ra tới hậu viện.
Tòa trang viện hùng vĩ, tòa nhà đó nhứt định phải là nhà quan.
Quả nhiên, khi đến gần, trước cửa tám tên áo vàng đeo kiếm.
Trên đầu tường, vọng gác cách khoảng ngăn ngắn là một tên cầm kiếm, cách phòng vệ thật nghiêm trang.
Cũng dáng cách thong dong, Đức Uy đi ngay vào cửa.
Tám tên áo vàng rẽ làm hai, một tên quát lớn :
- Đứng lại, muốn gì?
Đức Uy dừng lại đáp :
- Ta họ Lý, đến gặp Quận chúa của các ngươi.
Tên áo vàng nhìn hắn bằng đôi mắt nghi ngờ, hắn gặn lại :
- Đến gặp Quận chúa? Có biết Quận chúa hay chưa?
Đức Uy đáp :
- Có gặp một lần.
Tên áo vàng trố mắt :
- Lý Đức Uy? Phải ngươi sử dụng Ngư Trường kiếm, phải ngươi chấp chưởng “Ngân Bài lệnh” đó không?
Đức Uy gật đầu :
- Đúng rồi.
Hai tên áo vàng đứng đầu tái mặt, chúng thét rập lên và tuốt kiếm phóng thẳng vào phía Đức Uy.
Đám thuộc hạ áo vàng của Lý Tự Thành không thấy mang phù hiệu cấp bực như bọn Cúc Hoa đảo, nhưng chúng có cách đeo kiếm khác nhau, hay nói đúng hơn là những tên đeo trường kiếm thì hầu hết là “kiếm sĩ” cao nhứt, hàng cận vệ của Lý Tự Thành.
Hai tên áo vàng vừa rút kiếm ra thì hai mũi kiếm đã bay luôn vào hai nơi yếu hại nhứt trên mình của Đức Uy, nghĩa là rút kiếm và phát chiêu một lượt.
Những kẻ đánh bằng lối đó thường thường trình độ kiếm pháp đã rất vững vàng.
Một tay của Đức Uy vẫn chấp sau đít, một tay hắn đưa ra, cánh quạt của hắn sấp lại, mũi quạt chênh chếch vào hai thân kiếm.
Hai tiếng thép khua dính liền nhau, hai thanh kiếm giạt ra ngoài, hai tên áo vàng dội ngược.
Lý Đức Uy không tấn công theo, hắn đứng yên một chỗ và nói :
- Các ngươi như thế là dại. Ta đến đây chưa có dấu hiệu gây hấn mà là để gặp Quận chúa của các ngươi, tại làm sao không vào thông báo mà lại cố tình rước họa vào thân?
Nhưng lúc đó thì cả bốn tên ở hai bên tường và sáu tên đứng trong cửa đả ào ra, chúng quát tháo ầm ỉ.
Đức Uy nhét cây quạt vào lưng và rút thanh Ngư Trường kiếm.
Mười mấy tên áo vàng từ đầu tường nhảy xuống, những thanh kiếm trên tay họ tủa ra chụp xuống đầu Đức Uy như một màn lưới thép.
Thay vì tràn ngang để tránh, Đức Uy lại nhún chơn nhảy thẳng lên, thanh Ngư Trường kiếm khoa trên đầu hắn như cái nón.
Nhiều tiếng thép khua lên, nhiều tia lửa nhoáng ra tung tóe, bốn thanh trường kiếm vuột tay văng dội chơn tường, mười mấy tên áo vàng bật ngửa vô trong.
Những tên còn lại bắt đầu ngán ngẩm, chúng không dám xông vào, nhưng cũng không chạy, cứ chàng ràng sát bên cửa quát tháo dậy lên.
Từ trong tòa trang viện, tuôn ra bốn cô thiếu nữ tay cầm trường kiếm, dẫn đầu là Thúy Ngọc, vừa thấy Đức Uy là nàng hớt hãi kêu lên :
- Lý gia...
Giọng kêu của cô ta chỉ có vẻ bất ngờ và mừng rỡ chớ không hoảng sợ...
Nàng dẫn ba cô thiếu nữ lao ra thật nhanh và thét lớn :
- Tránh ra, không được vô lễ với Lý gia.
Một tên áo vàng vòng tay :
- Thúy cô nương, người nầy là Ngư Trường kiếm.
Thúy Ngọc cau mặt :
- Ta không có đui, ta không biết đó là Ngư Trường kiếm à? Người là bằng hữu của Quận chúa, đến thăm Quận chúa, các ngươi định cản phải không?
“Thập Bát Kim Xoa” là đoàn nữ hộ vệ của Quận chúa Lý Quỳnh, cấp bực không biết như thế nào, nhưng uy thế thì tự nhiên cao hơn bọn kiếm sĩ áo vàng và người cầm đầu “Thập Bát Kim Xoa” tự nhiên là có quyền ra lịnh, đám áo vàng lập tức cúi đầu giạt ra hai bên, vẻ hung hăng trên mặt chúng cũng lập tức tan đi mất hết.
Thúy Ngọc bước tới, vòng tay trước mặt Đức Uy :
- Tỳ nữ xin nhận tội với Lý gia.
Đức Uy nói :
- Cô nương hãy đưa tôi vào gặp Quận chúa.
Hình như Thúy Ngọc rất xúc động, giọng nàng không được bình thường, nàng nói hơi run vì mừng rỡ :
- Lý gia, tỳ nữ xin cảm kích trọn đời.
Nàng vẫy tay cho ba cô gái theo mình, đưa Đức Uy đi thẳng vào cửa giữa.
Bước vào trong vòng tường, đi vào hành lang của tòa trang viện, khung cảnh điêu tàn của chiến loạn bị bỏ hẳn bên ngoài, nơi đây, không những không bị tàn phá mà lại còn trang hoàng lộng lẫy.
Thúy Ngọc đưa Đức Uy vào mô? gian phòng trang nhã, vắng hoe, trước hai cánh cửa màu hồng buông màn lụa mỏng, Đức Uy dừng lại trên tấm thảm nhung.
Tấm màn trắng bên giường động nhẹ và từ trong đó phát ra tiếng yếu ớt :
- Ai đó?
Thúy Ngọc lên tiếng :
- Tỳ nữ Thúy Ngọc, bẩm Quận chúa.
Giọng Lý Quỳnh như trách :
- Đi đâu mà biệt mất, ta gọi người mấy lần cũng không thấy đâu cả.
Như thế thì nàng không biết Thúy Ngọc đi kiếm Đức Uy, như vậy là cô tỳ nữ tự động đi tìm chớ không phải do chủ khiến.
Thúy Ngọc nhẹ bước vào và khi nàng vén tấm màn là Đức Uy nhìn thấy.
Lý Quỳnh nằm trên cái gối hoa thật thấp, tấm mền phủ kín ngực nàng, mớ tóc đen huyền rối bời lòa xòa phủ kín đôi mắt xanh xao.
Người con gái liến thoắng và nũng nịu trước mặt hắn, nghiêm nghị oai vệ như vị tướng chỉ huy trước đám thuộc hạ áo vàng hôm nào, không còn nữa, trước Đức Uy bây giờ là một cô gái nhỏ nằm trên giường bịnh, giọng nói yếu ớt, giữa gian phòng mênh mông vắng lặng nghe lạc lõng, cô độc lạ lùng.
Đức Uy nhè nhẹ thở ra.
Bao nhiêu tức tối trong con người hắn như tan đi mất hết.
Lý Quỳnh vẫn không hé mắt, nàng hỏi nho nhỏ :
- Thúy Ngọc hỏi sao không nói? Ngươi đi đâu vậy?
Thúy Ngọc, bước lại gần giường hơn chút nữa, nước mắt cô ta bỗng ứa ra và cô ta gọi nhỏ :
- Quận chúa, quay ra mở mắt xem nè, có ai nè...
Lý Quỳnh chắc lưỡi :
- Ai? Ai cũng đừng đến cả. Để cho ta yên ở nơi nầy, sống cũng được, chết cũng xong.
Giọng nói của nàng đã yếu, hơi hám lại vô cùng chán nản, chứng tỏ nàng đã trải qua nhiều ngày khủng hoảng tâm tư.
Nói thì nói thế, nhưng nàng cũng quay mặt ra ngoài và mở mắt.
Nàng hé mắt từ từ uể oải, nhưng khi thấy bóng Đức Uy, không biết nàng thấy có rõ không, nhưng hai mắt vui mở mắt lớn thật nhanh, ánh mắt thất thần trân tráo.
- Thư thư, tiểu muội biết rất rõ ràng tình hình này mà nghĩ đến chuyện Mãn Châu triệt binh quả là chuyện không tưởng...
Mẫn Tuệ muốn nói, nhưng Thất Cách Cách lại tiếp luôn :
- Thư thư, mình hãy bỏ chuyện ấy đi, mình nói chuyện khác, có được không?
Mẫn Tuệ lại trào nước mắt :
- Tiểu muội, tôi khổ lắm... Muội muội có biết nỗi khổ của tôi không...
Thất Cách Cách đưa tay run run vịn lấy vai Mẫn Tuệ :
- Thư thư, tiểu muội biết, nhưng dầu bằng cách nào đi nữa chúng ta vẫn là chị em, tiểu muội thấu rõ lòng chị cho nên tiểu muội trọn đời sẽ kính chị là một người chị như ruột thịt, mong chị hãy đãi em như thế, em nguyện rằng không vì một lẽ gì mà chị em mình lại quên nhau.
Mẫn Tuệ cúi đầu thật thấp, nàng không còn biết phải nói gì, lòng nàng đã nát như những giọt nước mắt của nàng...
Thất Cách Cách cũng chỉ gọi thêm được hai tiếng “thư thư” rồi hai dòng nước mắt cũng tràn vào khóe miệng.
Cả hai gục đầu vào vai nhau nức nở...
Bốn cô tỳ nữ bây giờ cũng đã bật khóc lên thành tiếng.
Thật lâu, Mẫn Tuệ vừa khóc vừa nói :
- Muội muội... chị đi...
Chỉ nói được mấy tiếng là nàng bật khóc lớn lên.
Bây giờ nàng không còn giữ gìn gì nữa...
Thất Cách Cách cố hết sức mới nói được :
- Không, thư thư, chị hãy để em đi trước...
Mẫn Tuệ dậm chân :
- Không... em đi... chị nhìn theo chắc chị không làm sao chịu nổi...
Thất Cách Cách nói :
- Thôi... được rồi, thư thư... em đưa chị đi.
Hai người vịn vào vai nhau, không một ai còn đi vững...
Bốn cô tỳ nữ lật đật chạy lại, hai cô đỡ lấy một người, cứ như thế, họ nương vào nhau, vừa đi vừa khóc...
Thật là thê thảm, trông sáu người con gái xiêu vẹo đi ra, thật không khác như đám tang gia đưa người thân yêu đi vào lòng đất...
Từ trong miếu đi ra đến cửa, không ai nói được tiếng nào.
Ngôi miếu không lớn lắm, từ trong ra cửa chỉ có một khoảng ngắn, họ đi có chậm thật, nhưng rồi vẫn phải ra tới cửa, ra tới cửa thật mau.
Mẫn Tuệ đứng lại gần như dựa lấy vai của Thất Cách Cách, giọng nàng như không còn đủ hơi :
- Muội muội, thôi, em hãy ở đây, chị đi.
Thất Cách Cách dùng cánh tay áo lụa của mình chậm nước mắt cho Mẫn Tuệ, nàng nói :
- Thư thư, chị đi. Nếu mạng em còn dài, nếu em còn có sức, em sẽ đem sanh mạng của em mà bảo hộ cho dòng họ Dương, họ Lý, họ Tổ... Chị, em là người nhà họ Dương, họ Tổ, họ Lý... Chị, ráng mà bảo trọng.
Mẫn Tuệ gần như không còn đứng vững, nàng nói :
- Muội muội cũng ráng mà bảo trọng... Chị đi.
Nàng quay ra thật nhanh, bước đi chập choạng...
Thất Cách Cách quay vào còn nhanh hơn nữa, nàng đi gần như chạy, hai dòng nước mắt tranh nhau chạy dài trên gò má tiều tụy và vừa bước lên bực thềm, hai chân nàng vùng như dính vào nhau, thân nàng loạng choạng.
Tiểu Hỷ lật đật chạy lại đỡ nàng, hai tay nàng lẩy bẩy :
- Đưa ta vào trong, đưa ta vào trong...
Tiểu Hỷ vịn Thất Cách Cách và nàng cố bước nhanh vào bóng tối.
Mông Bất Danh bước tới, nhưng Mẫn Tuệ đã khoát tay :
- Hỏng rồi, tôi không ngờ nàng quá cứng cỏi.
Mông Bất Danh dợm nói, nhưng nước mắt của Mẫn Tuệ lại trào ra và nàng bước nhanh về phía trước, ông ta chắc lưỡi lắc đầu và bước theo sau...
* * * * *
Thành Bắc Kinh rất bình tịnh.
Nhưng không khí bình tịnh nầy không phải là thứ bình tịnh yên lành.
Những nơi buôn bán vẫn hãy còn đóng cửa. Những ngõ hẻm hãy còn vắng hoe.
Những vết thương chiến đang loang lở chưa có một miếng băng.
Đền đài, mùi tanh vẫn còn rải rác khắp nơi.
Những mái ngói sụp xuống, những đống gạch vung chùn, những cột nhà cháy xém, những đống tro hãy còn chưa nguội, không đủ người quét dọn mà cũng không ai buồn quét dọn.
Cái thê lương của sau một cơn biến loạn, lòng người chua xót, cây cỏ xác xơ...
Đức Uy vẫn bằng một dáng điệu thong dong, hai tay chắp ra sau đít đi dài trên con đường lớn.
Đó là một thói quen, thói quen rèn luyện bao năm khi sống trong gian lều tranh bên dòng suối với Bố Y Hầu. Nó là một phương thức có hiệu lực làm cho lòng người trấn tĩnh, càng bấn loạn hắn càng hết sức thong dong.
Hắn hiểu rất rõ ràng, nếu Thái tử, Định Vương và Thừa Vương được nhà vua cho rời khỏi cung trước khi Lý Tự Thành công hãm và có thể đi được yên lành thì người hộ tống không thể là Cẩm Y Thị Vệ, cũng không phải là Nội Thị.
Vì nếu là như thế thì làm sao đã bao nhiêu ngày vẫn không nghe ra manh mối?
Nhưng chắc chắn là Cẩm Y Thị Vệ và Nội Thị chớ không còn ai có thể đưa Thái tử, Định Vương và Thừa Vương đi được, vậy thì muốn biết tin, chỉ có cách duy nhứt là phải tìm cho ra Cẩm Y Thị Vệ hoặc Nội Thị.
Nhưng sự thật thì Kinh sư bây giờ kể như đã mất, văn võ quần thần, trừ một số đầu hàng quân giặc, còn lại thì đã bôn đào, không biết họ về đâu, bây giờ mà muốn kiếm một người Cẩm Y Thị Vệ hay một người Nội Thị thì thật là chuyện không phải dễ.
Lòng hắn nóng như đốt, nhưng hắn biết có nóng hơn nữa cũng chẳng có gì ích lợi.
Hắn cúi mặt bước đi.
Những bước chân đều đặn, thong dong...
* * * * *
Một kẻ kéo xe chạy khách ngoài đường, hay là kéo xe cho một ông quan lớn, thì trên thực tế, hai tay hắn vẫn ôm gọng xe, lưng hắn vẫn lom khom, hai chân hắn vẫn phải... bỏ vó đều đều. Thế nhưng, trong lòng của kẻ kéo xe rước khách ngoài đường và trong lòng của kẻ kéo xe cho một ông quan lớn, vẫn có chỗ khác nhau.
Trên những phố lớn, thường thường có những nhà cho mướn kiệu, họ có nhiều thứ kiệu và có rất nhiều kiệu phu.
Những kiệu phu này cũng giống y như những kiệu phu của những ông hoàng bà chúa, của những vị quan to, thế nhưng trong lòng của hai hạng kiệu phu này cũng vẫn khác nhau, mặc dầu trên vai của họ cũng là cây đòn, trên cây đòn là thành kiệu và trên kiệu là bàn tọa của một người.
Người phu xe rước khách cũng như người phu kiệu khiêng mướn, bước chân của họ thật thận trọng, họ phải làm vừa lòng người khách, đồng thời họ còn phải coi chừng, họ phải né tránh những kẻ trên đường, nếu lỡ chạm nhẹ một người nào, họ lật đật dừng chân để xin lỗi, hơn lên, họ sẽ bồi thường, nếu họ làm hư đổ một vật gì.
Những anh kéo xe, những người khiêng kiệu cho ông hoàng bà chúa, những vị quan to thì không như thế, họ khác, họ vẫn cong lưng làm con ngựa người cho thiên hạ, nhưng họ chỉ cẩn thận bước chân cho chủ họ được ngồi yên, còn những kẻ đi đường, họ cứ càn lên, chết ai nấy chịu. Họ không cần ngó ai, họ đã đụng vào người ta, họ không cần xin lỗi, mà họ lại còn hoạch hoẹ chửi tưới lên đầu.
Đức Uy đã gặp những người nầy.
Hắn đang đi thì từ phía sau hắn có một chiếc kiệu trờ tới.
Hai tên khiêng kiệu đi trước nạt lớn :
- Đui hả, đi đường cái gì mà... mà đi, đi... như vậy?
Không may cho chúng là người ngồi trên kiệu kịp nhận ra Đức Uy và một bàn chân dậm mạnh trên thùng kiệu :
- Dừng lại.
Đang trớn... hùng hổ, mấy tên kiệu phu lật đật chỏi chơn, dừng lại và khúm núm vén màn.
Từ trên kiệu bước xuống một cô gái.
Nhìn qua cách ăn vận, mặc dầu thật sang, ngọc vàng đầy tay đầy ngực, nhưng ai cũng có thể nhận ra đó là một nữ tỳ.
Nữ tỳ được đi kiệu, được những tên khiêng kiệu khúm núm, thì cô nữ tỳ nầy phải là thứ nữ tỳ có hạng.
Quả thật, đó là tỳ nữ Thúy Ngọc, cô tỳ nữ của “Quận chúa” Lý Quỳnh.
Nàng bước xuống kiệu và đi ngay lại trước mặt Đức Uy, cô ta vòng tay và nở nụ cười tươi nói :
- Lý gia, trời ơi, tỳ nữ tìm gần chết.
Đức Uy sửng sốt, hắn định hỏi lại nhưng ngay lúc ấy từ trong mái hiên của một gian nhà bên trái bỗng có một lão già và hai tên đại hán áo xanh xông ra, chưa tới là họ đã tuốt đao ra khỏi vỏ.
Họ đi nhanh nhưng thật nhẹ, họ đi nhẹ nhưng vẫn làm kinh động chung quanh vì chỗ nầy trống trải, vì thế nên bốn gã áo vàng đeo kiếm hộ tống chiếc kiệu đã vung kiếm lên chận lại.
Lão già áo xanh đao pháp khá nhanh, thanh đao của ông ta nhoáng lên và thân hình đã vượt khỏi những đường kiếm của bốn tên áo vàng và lao nhanh đến gần chiếc kiệu.
Hai tên đại hán áo xanh vung đao áp đảo bốn tên áo vàng hình như họ có ý định cầm chơn để cho lão già áo xanh hành động.
Chỉ liếc qua tình hình, Đức Uy đã biết ngay, hắn kéo tay Thúy Ngọc ra phía sau lưng hắn và đưa nhẹ cây quạt về phía trước.
Thanh đao của lão già áo xanh thật mạnh, nhưng vẫn bị cánh quạt hất lui, lão hơi sửng sốt.
Đức Uy nghiêm giọng :
- Lão trượng, đã nhắm lầm người, hãy đưa hai vị đại hán kia đi nhanh đi.
Và hắn nói với Thúy Ngọc :
- Thúy cô nương, hãy bảo người của cô nương lui lại.
Bốn tên áo vàng tuy hung hãn, nhưng hai tên đại hán áo xanh không nao núng, đao pháp của họ khá vững vàng, họ lấy hai chống bốn, nhưng họ vẫn giữ chặt không cho bốn tên áo vàng tiếp cứu. Cử chỉ của Đức Uy làm cho Thúy Ngọc cũng hiểu ngay, nàng vội hét :
- Hãy lui lại để họ đi.
Bốn tên áo vàng thu kiếm, nhảy thối ra sau.
Hai tên đại hán áo xanh sửng sốt.
Lão già áo xanh dừng lại.
Ông ta đã biết sức của Đức Uy qua mô? chiêu đầu, cao thủ với nhau chỉ cần một chiêu thôi là họ đã biết địch biết mình.
Lão nhìn Đức Uy chầm chập và vụt vẫy tay, họ tiến cũng nhanh và thoái cũng nhanh, chỉ nháy mắt đã khuất mất sau những gian nhà đổ nát. Ba người áo xanh đi rồi, bốn tên áo vàng cứ đứng nhìn Đức Uy trân trối, hình như chúng bắt đầu cảm thấy nhơn vật nầy không phải tầm thường.
Thúy Ngọc cau mặt :
- Cái gì mà dòm dữ thế, dang ra canh giữ bên ngoài. Đây là bằng hữu.
Bốn tên áo vàng hình như rất kiêng Thúy Ngọc, nàng vừa nói là bọn chúng đã cúi đầu tránh giạt ra.
Cũng là nữ tỳ, nhưng nữ tỳ của Quận chúa quả có khác.
Đức Uy quay lại hỏi :
- Cô nương tìm tôi có chuyện chi?
Thúy Ngọc đáp :
- Không phải tỳ nữ tìm mà là Quận chúa.
Tuy không có ác cảm với Lý Quỳnh, nhưng nghe đến tên Lý Quỳnh là nhớ tới Lý Tự Thành, Đức Uy nhướng mắt :
- Nàng tìm tôi để làm gì nữa, hại tôi như thế còn chưa đủ hay sao?
Thúy Ngọc nói :
- Lý gia, xin Lý gia đừng như thế, Quận chúa chúng tôi nhớ Lý gia cho đến mang bịnh, ban đầu Quận chúa định sai tỳ nữ đến Chương Đức tìm Lý gia, nhưng sau nghĩ lại chắc chắn Lý gia đã đến Bắc Kinh, vì thế nên cứ lần lựa chờ đợi. Bao nhiêu ngày nay, tỳ nữ đã lục khắp thành không còn sót một ngõ ngách nào, cứ ăn rồi là đi, nhiều đêm phải đi cho đến khuya, cho đến bây giờ mới gặp, Lý gia hãy đến thăm Quận chúa chúng tôi.
Đức Uy điềm đạm lắc đầu :
- Cô nương, lập trường hai bên đã không giống nhau, đã thành thù địch, lòng tốt của Quận chúa của cô nương tôi không dám nhận và không dám nghe nhiều.
Thúy Ngọc khẩn khoản :
- Lý gia, xin Lý gia đừng hờn trách Quận chúa chúng tôi, Lý gia là người thấy nhiều hiểu rộng, thức phá nhơn tình, xin Lý gia cho tỳ nữ nói thẳng một câu, Đại Minh Triểu hủ bại, gian nịnh lấn áp nhà vua, cho dầu Quận chúa chúng tôi không giữ Lý gia, một mình Lý gia cũng không sao cứu vãn được thế nước, có chăng là Lý gia sẽ liều mình để chứng tỏ tinh thần thế thôi.
Thật tình Đức Uy không thể không thừa nhận lời lẽ của Thúy Ngọc là đúng, thế nhưng đứng trước một “địch nhơn” không cho phép hắn gật đầu, hắn nhún nhún vai :
- Cô nương, cô nên biết rằng vấn đề cũng giống như cha mẹ mình lâm trọng bịnh, bổn phận làm con, cho dầu biết thuốc không còn công hiệu nhưng vẫn không thể lấy mắt mà nhìn, đạo thần tử cũng thế, cho dầu biết thế nước đang suy, cũng không thể không ra sức tự nhiên, tôi cũng không bảo chuyện nầy là tại Quận chúa của cô nương giữ tôi lại Chương Đức, tôi vẫn biết đó là do Lý Tự Thành táng tận lương tâm... manh tâm tác loạn...
Thúy Ngọc nói :
- Lý gia, có thể lỗi lầm là do Vương gia của chúng tôi, Quận chúa của chúng tôi dầu có như thế nào cũng không làm sao chống lại hay phản lại anh ruột của mình, theo anh, chỉ là chuyện bất đắc dĩ, chớ Quận chúa chúng tôi chưa đáng gán tội lỗi lầm.
Nhưng cho dầu như thế nào Lý gia cũng nên đến thăm giùm Quận chúa chúng tôi, người đau đã lâu rồi, thuốc thang không thể nào thuyên giảm. Chắc Lý gia cũng thừa biết rằng tâm bịnh thì không sao có thể thuyên giảm được bằng những chén thuốc đâu.
Lý Đức Uy chớp chớp mắt, nhưng hắn lắc đầu :
- Xin cô nương lượng thứ, tôi không có thì giờ, tôi đang có nhiều công việc trọng yếu. Đại Minh triều đang lúc nguy nan, vạn sức bá tánh còn đang cần ở nơi tôi.
Thúy Ngọc nhích lên một bước, nàng nói bằng một giọng run run :
- Lý gia, tỳ nữ khẩn cầu...
Đức Uy lắc đầu :
- Cô nương, nàng vốn là người con gái, ta không muốn dùng lời lẽ nặng nề, nhứt là không có ý dùng võ lực. Ta nghĩ đến chút lòng đối xử với ta ngày hôm trước, nghĩ đến chuyện chưa xảy ra, chuyện ác nơi Chương Đức nên ta đã ngăn không cho ba người áo xanh khi nãy đụng chạm đến cô, ân nghĩa như thế cũng đã phân minh rồi, giữa chúng ta kể như không ai thiếu ai gì nữa cả, xin cô nương hãy đi đi.
Thúy Ngọc nói :
- Lý gia, những lời đó tỳ nữ đã nghe biết, nhưng bây giờ Quận chúa...
Đức Uy chận nói :
- Không, cô nương không cần phải nói thêm gì nữa cả, chỉ có một trường hợp mà tôi có thể đến, đó là khi tôi muốn giết Lý Tự Thành. Thôi, như thế là tôi đã nói rồi, tôi bận việc phải đi, cô nương hãy về đi.
Thúy Ngọc phát run, nàng nhìn hắn bằng đôi mắt đỏ hoe, vừa thất vọng vừa giận dữ, nhưng hắn đã quay mặt bỏ đi, hắn không nhìn lại song hắn nghe rõ câu nói của Thúy Ngọc :
- Lý Đức Uy, thật là ác, Quận chúa của ta nào có tội gì? Thật là tàn nhẫn, nếu biết lòng dạ ngươi như thế, khi ở Nam Sơn, ta đã xin Quận chúa giết ngươi.
Hắn không cho rằng mình ác như lời của cô ta, thế nhưng hắn vẫn thấy bất an.
Thúy Ngọc nói đúng.
Lý Quỳnh hôm đó có thể giết hắn. Để hắn sống chỉ có hại chớ không có lợi, giết hắn sẽ khỏi lo hậu hoạn, thế nhưng nàng lại không chịu giết.
Chiếc kiệu của Thúy Ngọc lướt qua mặt hắn, những tên khiêng kiệu không còn nạt nộ.
Thúy Ngọc cũng không nói thêm một tiếng nào và Đức Uy cũng không nhìn theo, hắn cứ lầm lũi bước đi.
Hắn không muốn nhìn vào mặt những con người đó, thế nhưng càng lúc, sự bất an trong lòng lại gia tăng.
Chiếc kiệu đã không còn ngó thấy, hắn vẫn bước đi, cũng bằng dáng cách thong dong, nhưng bước chân hắn hình như có lẹ hơn.
Chiếc kiệu ngoặc về hướng tây, bước chân của Đức Uy cũng ngoặc xuống hướng tây.
* * * * *
Một tòa trang viện đồ sộ phía tây thành.
Cửa sau màu đỏ, thềm lót đá hoa, những cột lớn trước thềm cũng bằng thứ đá hoa, hai con sư tử ở hai bên cũng bằng đá hoa, thật cao, cao quá đầu người.
Vòng tường thật rộng, từ hiên nhà cách vòng tường khá xa, trước sân có hòn non bộ cao gần đến đầu tường, hai bên, vườn hoa chạy dài ra tới hậu viện.
Tòa trang viện hùng vĩ, tòa nhà đó nhứt định phải là nhà quan.
Quả nhiên, khi đến gần, trước cửa tám tên áo vàng đeo kiếm.
Trên đầu tường, vọng gác cách khoảng ngăn ngắn là một tên cầm kiếm, cách phòng vệ thật nghiêm trang.
Cũng dáng cách thong dong, Đức Uy đi ngay vào cửa.
Tám tên áo vàng rẽ làm hai, một tên quát lớn :
- Đứng lại, muốn gì?
Đức Uy dừng lại đáp :
- Ta họ Lý, đến gặp Quận chúa của các ngươi.
Tên áo vàng nhìn hắn bằng đôi mắt nghi ngờ, hắn gặn lại :
- Đến gặp Quận chúa? Có biết Quận chúa hay chưa?
Đức Uy đáp :
- Có gặp một lần.
Tên áo vàng trố mắt :
- Lý Đức Uy? Phải ngươi sử dụng Ngư Trường kiếm, phải ngươi chấp chưởng “Ngân Bài lệnh” đó không?
Đức Uy gật đầu :
- Đúng rồi.
Hai tên áo vàng đứng đầu tái mặt, chúng thét rập lên và tuốt kiếm phóng thẳng vào phía Đức Uy.
Đám thuộc hạ áo vàng của Lý Tự Thành không thấy mang phù hiệu cấp bực như bọn Cúc Hoa đảo, nhưng chúng có cách đeo kiếm khác nhau, hay nói đúng hơn là những tên đeo trường kiếm thì hầu hết là “kiếm sĩ” cao nhứt, hàng cận vệ của Lý Tự Thành.
Hai tên áo vàng vừa rút kiếm ra thì hai mũi kiếm đã bay luôn vào hai nơi yếu hại nhứt trên mình của Đức Uy, nghĩa là rút kiếm và phát chiêu một lượt.
Những kẻ đánh bằng lối đó thường thường trình độ kiếm pháp đã rất vững vàng.
Một tay của Đức Uy vẫn chấp sau đít, một tay hắn đưa ra, cánh quạt của hắn sấp lại, mũi quạt chênh chếch vào hai thân kiếm.
Hai tiếng thép khua dính liền nhau, hai thanh kiếm giạt ra ngoài, hai tên áo vàng dội ngược.
Lý Đức Uy không tấn công theo, hắn đứng yên một chỗ và nói :
- Các ngươi như thế là dại. Ta đến đây chưa có dấu hiệu gây hấn mà là để gặp Quận chúa của các ngươi, tại làm sao không vào thông báo mà lại cố tình rước họa vào thân?
Nhưng lúc đó thì cả bốn tên ở hai bên tường và sáu tên đứng trong cửa đả ào ra, chúng quát tháo ầm ỉ.
Đức Uy nhét cây quạt vào lưng và rút thanh Ngư Trường kiếm.
Mười mấy tên áo vàng từ đầu tường nhảy xuống, những thanh kiếm trên tay họ tủa ra chụp xuống đầu Đức Uy như một màn lưới thép.
Thay vì tràn ngang để tránh, Đức Uy lại nhún chơn nhảy thẳng lên, thanh Ngư Trường kiếm khoa trên đầu hắn như cái nón.
Nhiều tiếng thép khua lên, nhiều tia lửa nhoáng ra tung tóe, bốn thanh trường kiếm vuột tay văng dội chơn tường, mười mấy tên áo vàng bật ngửa vô trong.
Những tên còn lại bắt đầu ngán ngẩm, chúng không dám xông vào, nhưng cũng không chạy, cứ chàng ràng sát bên cửa quát tháo dậy lên.
Từ trong tòa trang viện, tuôn ra bốn cô thiếu nữ tay cầm trường kiếm, dẫn đầu là Thúy Ngọc, vừa thấy Đức Uy là nàng hớt hãi kêu lên :
- Lý gia...
Giọng kêu của cô ta chỉ có vẻ bất ngờ và mừng rỡ chớ không hoảng sợ...
Nàng dẫn ba cô thiếu nữ lao ra thật nhanh và thét lớn :
- Tránh ra, không được vô lễ với Lý gia.
Một tên áo vàng vòng tay :
- Thúy cô nương, người nầy là Ngư Trường kiếm.
Thúy Ngọc cau mặt :
- Ta không có đui, ta không biết đó là Ngư Trường kiếm à? Người là bằng hữu của Quận chúa, đến thăm Quận chúa, các ngươi định cản phải không?
“Thập Bát Kim Xoa” là đoàn nữ hộ vệ của Quận chúa Lý Quỳnh, cấp bực không biết như thế nào, nhưng uy thế thì tự nhiên cao hơn bọn kiếm sĩ áo vàng và người cầm đầu “Thập Bát Kim Xoa” tự nhiên là có quyền ra lịnh, đám áo vàng lập tức cúi đầu giạt ra hai bên, vẻ hung hăng trên mặt chúng cũng lập tức tan đi mất hết.
Thúy Ngọc bước tới, vòng tay trước mặt Đức Uy :
- Tỳ nữ xin nhận tội với Lý gia.
Đức Uy nói :
- Cô nương hãy đưa tôi vào gặp Quận chúa.
Hình như Thúy Ngọc rất xúc động, giọng nàng không được bình thường, nàng nói hơi run vì mừng rỡ :
- Lý gia, tỳ nữ xin cảm kích trọn đời.
Nàng vẫy tay cho ba cô gái theo mình, đưa Đức Uy đi thẳng vào cửa giữa.
Bước vào trong vòng tường, đi vào hành lang của tòa trang viện, khung cảnh điêu tàn của chiến loạn bị bỏ hẳn bên ngoài, nơi đây, không những không bị tàn phá mà lại còn trang hoàng lộng lẫy.
Thúy Ngọc đưa Đức Uy vào mô? gian phòng trang nhã, vắng hoe, trước hai cánh cửa màu hồng buông màn lụa mỏng, Đức Uy dừng lại trên tấm thảm nhung.
Tấm màn trắng bên giường động nhẹ và từ trong đó phát ra tiếng yếu ớt :
- Ai đó?
Thúy Ngọc lên tiếng :
- Tỳ nữ Thúy Ngọc, bẩm Quận chúa.
Giọng Lý Quỳnh như trách :
- Đi đâu mà biệt mất, ta gọi người mấy lần cũng không thấy đâu cả.
Như thế thì nàng không biết Thúy Ngọc đi kiếm Đức Uy, như vậy là cô tỳ nữ tự động đi tìm chớ không phải do chủ khiến.
Thúy Ngọc nhẹ bước vào và khi nàng vén tấm màn là Đức Uy nhìn thấy.
Lý Quỳnh nằm trên cái gối hoa thật thấp, tấm mền phủ kín ngực nàng, mớ tóc đen huyền rối bời lòa xòa phủ kín đôi mắt xanh xao.
Người con gái liến thoắng và nũng nịu trước mặt hắn, nghiêm nghị oai vệ như vị tướng chỉ huy trước đám thuộc hạ áo vàng hôm nào, không còn nữa, trước Đức Uy bây giờ là một cô gái nhỏ nằm trên giường bịnh, giọng nói yếu ớt, giữa gian phòng mênh mông vắng lặng nghe lạc lõng, cô độc lạ lùng.
Đức Uy nhè nhẹ thở ra.
Bao nhiêu tức tối trong con người hắn như tan đi mất hết.
Lý Quỳnh vẫn không hé mắt, nàng hỏi nho nhỏ :
- Thúy Ngọc hỏi sao không nói? Ngươi đi đâu vậy?
Thúy Ngọc, bước lại gần giường hơn chút nữa, nước mắt cô ta bỗng ứa ra và cô ta gọi nhỏ :
- Quận chúa, quay ra mở mắt xem nè, có ai nè...
Lý Quỳnh chắc lưỡi :
- Ai? Ai cũng đừng đến cả. Để cho ta yên ở nơi nầy, sống cũng được, chết cũng xong.
Giọng nói của nàng đã yếu, hơi hám lại vô cùng chán nản, chứng tỏ nàng đã trải qua nhiều ngày khủng hoảng tâm tư.
Nói thì nói thế, nhưng nàng cũng quay mặt ra ngoài và mở mắt.
Nàng hé mắt từ từ uể oải, nhưng khi thấy bóng Đức Uy, không biết nàng thấy có rõ không, nhưng hai mắt vui mở mắt lớn thật nhanh, ánh mắt thất thần trân tráo.
Tác giả :
Cổ Long