Cô Đơn Vào Đời
Chương 23: Tạm biệt cô Vu
Cùng với việc điền vào đơn tự nguyện phân ban, trường còn phát một bảng đánh giá nữa. Đó là bảng đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên. Dựa vào bảng đánh giá này, những giáo viên không tốt lắm sẽ được điều xuống những lớp kém hơn. Những giáo viên được đánh giá kém hơn sẽ cho thôi việc hoặc là phải qua một đợt tập huấn, sau đó, trải qua kỳ sát hạch mới được tiếp tục làm giáo viên.
Những giáo viên giảng dạy hay, nhân cách tốt sẽ được xếp loại “Ưu”.
Những giáo viên giảng không hay, nhân cách lại không tốt thì cuốn gói về quê.
Những giáo viên giảng hay nhưng nhân cách lại không tốt, ví dụ như hay đánh đập, mắng mỏ học sinh v.v.., có giáo viên còn công khai đứng trên lớp nói một học sinh nào đó là ngu như lợn, hoặc khi một học sinh nào đó không làm được một bài đơn giản thì nói là em không xứng đáng là một con người tồn tại trên Trái Đất này mà nên quay trở lại sao Hoả… tất cả những giáo viên như thế đều bị xếp loại “Kém”. Không có cách nào khác, vấn đề này thuộc về nhân cách của người làm nghề giáo.
Nhưng khó xử lý nhất là những giáo viên giống như cô Vu. Bạn có thể nói rằng cô ây là giáo viên rất hoà nhã với học sinh nhưng cũng có thể nói cô ấy là một người nhu nhược. Các tiết học của cô ấy thực sự là rất tồi. Mỗi bài luận trước tiên đều phải dành khoảng mười phút để cả lớp cùng đồng thanh đọc từ đầu đến cuối một lần. Tiếp đó lại dành mười phút để phân thành đoạn, thành từng tầng, từng lớp. Tiếp đó là mười phút để giải thích từ ngữ. Rồi mười phút để hướng dẫn làm bài tập sau phần nội dung bài luận. Tiếp đến là năm phút dành cho việc xử lý những tình huống khác xảy ra. Thế là kết thúc một tiết học. Những tình huống khác cần xử lý ở đây là trong giờ của cô luôn luôn có học sinh ở dưới hô hào ầm ĩ, đập bàn đập ghế.
Đến bây giờ tôi vẫn nhớ, mỗi lần những thằng con trai ở phía sau kêu gào ấm ĩ, cô đều dùng một giọng gần như là cầu xin, van nài: “Các em đừng làm ồn nữa! Các em đừng làm ồn nữa! Có được không?” Cô giương cao mày, đứa ánh mắt cầu xin hướng về đám học sinh.
Nghe thiên hạ đồn rằng, chồng cô Vu là công nhân của một nhà máy dệt may. Nhà còn có một bà mẹ già bảy mươi tuổi và đứa con gái chừng năm sáu tuổi. Hằng sáng, cho dù cô có giờ lên lớp sớm hay không thì tôi đều nhìn thấy cô đúng bảy giờ, có mặt tại cổng trường với chiếc xe đạp cũ nát. Nếu như ngày nào tôi không nhìn thấy cô ở cổng trường thì ngày đó chắc chắn tôi đi muộn.
Nghĩ đến mọi thứ như trên, tôi do dự trong chốc lát rồi điền cho cô Vu một chữ “Ưu”.
Tiết văn cuối cùng trước khi phân lớp, cô Vu như thường lệ, cho chúng tôi đồng thanh đọc bài một lượt, sau đó là phân đoạn. Tôi còn nhớ bài hôm đó chúng tôi học là một tác phẩm của Lỗ Tấn. Lúc sang đến phần giải thích từ ngữ, ở phía dưới có một bạn nam bỗng nhiên cao giọng nói: “Thôi, chẳng đâu vào đâu cả! Chúng em không phải là không có từ điển, cô đang làm lãng phí cả một tiết học văn của chúng em.” Câu nói đó là của một cậu học rất khá trong lớp.
Câu nói đó đã nhận được sự đồng tình của gần hết học sinh. Lớp học lập tức trở nên hỗn loạn. Không ít học sinh phẫn nộ gập ngay sách vào, đập mạnh xuống bàn.
Sau đó thi nhau nói: “Cô giảng bài chán quá! Mà không phải chán suông đâu. Cực chán!”
“Tiết cuối cùng cô còn giảng làm cái gì, tốt nhất là nghe ý kiến của chúng em đây này, về nhà chịu khó nâng cao trình độ thôi.”
Tôi ngoái đầu sang nhìn thấy Đoạn Tiểu Ngữ đang khua chân múa tay, cười nói với một cậu bạn ngồi sau những câu kiểu như là “Cuối cùng thì cũng đợi được đến ngày hôm nay.”
Tôi bỗng thấy thương cô Vu vô cùng. Bao nhiêu học sinh như thế này, trong một tiết học cuối cùng, đã tặng cho cô giáo dạy mình gần một năm trời một dấu chấm vỡ nát.
Tôi quay mặt lại đưa mắt tìm ánh mắt của cô Vu, mong muốn dùng ánh mắt của mình trao cho cô một chút cảm thông, an ủi, cho dù đó chỉ là ánh mắt của một mình tôi.
Nhưng cô Vu đã quay lưng, mặt hướng lên bảng.
Qua một lúc lâu, tôi thấy lưng của cô run lên, hình như cô đã lấy hết dũng khí để quay người lại.
Trước mặt tôi lúc này là một khuôn mặt đầm đìa nước mắt.
Tôi nhìn thấy một người lớn, một người đang độ tuổi trung niên, trên mặt đã xuất hiên những nếp nhăn, một người tuổi chưa đến bốn mươi nhưng tóc đã bạc quá nửa, đứng trước mặt tôi đang khóc, không như một đứa trẻ khóc nấc lên, mà khóc lặng lẽ và nước mắt đang chảy dài trên khuôn mặt cô. Mắt cô đỏ hoe. Nước mắt lăn đều trên mặt, dường như không thể nào ngăn được. Từng giọt nước mắt của cô như đang rơi trong tim tôi, làm tôi thấy vô cùng thương cảm, vô cùng hối hận. Bỗng nhiên tôi thấy lòng mình nặng trĩu và buồn vô cùng.
Lớp học bỗng yên lặng như tờ. Tất cả đều cúi đầu không dám nhìn vào mắt cô Vu.
Cô Vu đang cố gắng kiềm chế không khóc nữa, miệng mở ra như định nói điều gì đó. Nhưng sau đó cô lắc đầu và mím môi lại. Cô không nói gì, gấp sách vở cho vào cặp rồi quay người đi ra khỏi lớp.
Từ đó trở đi cô Vu nghỉ dạy. Nghe nói trong ba lớp cô dạy, có tất cả một trăm năm mươi học sinh thì có những một trăm dấu tích vào ô đánh giá “Kém”.
Tôi nghĩ lại tiết học cuối cùng đó, nghĩ lại khuôn mặt đầy nước mắt của cô trên bục giảng hôm đó, rồi nghĩ đến mẹ già và đứa con gái của cô: Cuộc đời con người là như thế đấy, đằng đẵng và đau khổ. Chúng ta đều như vậy!
Những giáo viên giảng dạy hay, nhân cách tốt sẽ được xếp loại “Ưu”.
Những giáo viên giảng không hay, nhân cách lại không tốt thì cuốn gói về quê.
Những giáo viên giảng hay nhưng nhân cách lại không tốt, ví dụ như hay đánh đập, mắng mỏ học sinh v.v.., có giáo viên còn công khai đứng trên lớp nói một học sinh nào đó là ngu như lợn, hoặc khi một học sinh nào đó không làm được một bài đơn giản thì nói là em không xứng đáng là một con người tồn tại trên Trái Đất này mà nên quay trở lại sao Hoả… tất cả những giáo viên như thế đều bị xếp loại “Kém”. Không có cách nào khác, vấn đề này thuộc về nhân cách của người làm nghề giáo.
Nhưng khó xử lý nhất là những giáo viên giống như cô Vu. Bạn có thể nói rằng cô ây là giáo viên rất hoà nhã với học sinh nhưng cũng có thể nói cô ấy là một người nhu nhược. Các tiết học của cô ấy thực sự là rất tồi. Mỗi bài luận trước tiên đều phải dành khoảng mười phút để cả lớp cùng đồng thanh đọc từ đầu đến cuối một lần. Tiếp đó lại dành mười phút để phân thành đoạn, thành từng tầng, từng lớp. Tiếp đó là mười phút để giải thích từ ngữ. Rồi mười phút để hướng dẫn làm bài tập sau phần nội dung bài luận. Tiếp đến là năm phút dành cho việc xử lý những tình huống khác xảy ra. Thế là kết thúc một tiết học. Những tình huống khác cần xử lý ở đây là trong giờ của cô luôn luôn có học sinh ở dưới hô hào ầm ĩ, đập bàn đập ghế.
Đến bây giờ tôi vẫn nhớ, mỗi lần những thằng con trai ở phía sau kêu gào ấm ĩ, cô đều dùng một giọng gần như là cầu xin, van nài: “Các em đừng làm ồn nữa! Các em đừng làm ồn nữa! Có được không?” Cô giương cao mày, đứa ánh mắt cầu xin hướng về đám học sinh.
Nghe thiên hạ đồn rằng, chồng cô Vu là công nhân của một nhà máy dệt may. Nhà còn có một bà mẹ già bảy mươi tuổi và đứa con gái chừng năm sáu tuổi. Hằng sáng, cho dù cô có giờ lên lớp sớm hay không thì tôi đều nhìn thấy cô đúng bảy giờ, có mặt tại cổng trường với chiếc xe đạp cũ nát. Nếu như ngày nào tôi không nhìn thấy cô ở cổng trường thì ngày đó chắc chắn tôi đi muộn.
Nghĩ đến mọi thứ như trên, tôi do dự trong chốc lát rồi điền cho cô Vu một chữ “Ưu”.
Tiết văn cuối cùng trước khi phân lớp, cô Vu như thường lệ, cho chúng tôi đồng thanh đọc bài một lượt, sau đó là phân đoạn. Tôi còn nhớ bài hôm đó chúng tôi học là một tác phẩm của Lỗ Tấn. Lúc sang đến phần giải thích từ ngữ, ở phía dưới có một bạn nam bỗng nhiên cao giọng nói: “Thôi, chẳng đâu vào đâu cả! Chúng em không phải là không có từ điển, cô đang làm lãng phí cả một tiết học văn của chúng em.” Câu nói đó là của một cậu học rất khá trong lớp.
Câu nói đó đã nhận được sự đồng tình của gần hết học sinh. Lớp học lập tức trở nên hỗn loạn. Không ít học sinh phẫn nộ gập ngay sách vào, đập mạnh xuống bàn.
Sau đó thi nhau nói: “Cô giảng bài chán quá! Mà không phải chán suông đâu. Cực chán!”
“Tiết cuối cùng cô còn giảng làm cái gì, tốt nhất là nghe ý kiến của chúng em đây này, về nhà chịu khó nâng cao trình độ thôi.”
Tôi ngoái đầu sang nhìn thấy Đoạn Tiểu Ngữ đang khua chân múa tay, cười nói với một cậu bạn ngồi sau những câu kiểu như là “Cuối cùng thì cũng đợi được đến ngày hôm nay.”
Tôi bỗng thấy thương cô Vu vô cùng. Bao nhiêu học sinh như thế này, trong một tiết học cuối cùng, đã tặng cho cô giáo dạy mình gần một năm trời một dấu chấm vỡ nát.
Tôi quay mặt lại đưa mắt tìm ánh mắt của cô Vu, mong muốn dùng ánh mắt của mình trao cho cô một chút cảm thông, an ủi, cho dù đó chỉ là ánh mắt của một mình tôi.
Nhưng cô Vu đã quay lưng, mặt hướng lên bảng.
Qua một lúc lâu, tôi thấy lưng của cô run lên, hình như cô đã lấy hết dũng khí để quay người lại.
Trước mặt tôi lúc này là một khuôn mặt đầm đìa nước mắt.
Tôi nhìn thấy một người lớn, một người đang độ tuổi trung niên, trên mặt đã xuất hiên những nếp nhăn, một người tuổi chưa đến bốn mươi nhưng tóc đã bạc quá nửa, đứng trước mặt tôi đang khóc, không như một đứa trẻ khóc nấc lên, mà khóc lặng lẽ và nước mắt đang chảy dài trên khuôn mặt cô. Mắt cô đỏ hoe. Nước mắt lăn đều trên mặt, dường như không thể nào ngăn được. Từng giọt nước mắt của cô như đang rơi trong tim tôi, làm tôi thấy vô cùng thương cảm, vô cùng hối hận. Bỗng nhiên tôi thấy lòng mình nặng trĩu và buồn vô cùng.
Lớp học bỗng yên lặng như tờ. Tất cả đều cúi đầu không dám nhìn vào mắt cô Vu.
Cô Vu đang cố gắng kiềm chế không khóc nữa, miệng mở ra như định nói điều gì đó. Nhưng sau đó cô lắc đầu và mím môi lại. Cô không nói gì, gấp sách vở cho vào cặp rồi quay người đi ra khỏi lớp.
Từ đó trở đi cô Vu nghỉ dạy. Nghe nói trong ba lớp cô dạy, có tất cả một trăm năm mươi học sinh thì có những một trăm dấu tích vào ô đánh giá “Kém”.
Tôi nghĩ lại tiết học cuối cùng đó, nghĩ lại khuôn mặt đầy nước mắt của cô trên bục giảng hôm đó, rồi nghĩ đến mẹ già và đứa con gái của cô: Cuộc đời con người là như thế đấy, đằng đẵng và đau khổ. Chúng ta đều như vậy!
Tác giả :
Dịch Phấn Hàn