Cô Dâu Bé Nhỏ
Chương 5
Nửa đêm, Apơcbô đánh thức Mrinmayi dậy và bảo: “Mrinu, em có sẵn sàng đi thăm bố kkhông?”. Cô bé cầm lấy tay anh và nói: “Có”. Apơcbô thì thầm: “Vậy em đi theo anh, chúng ta cùng trốn khỏi nhà này. Anh đã chuẩn bị một cái thuyền sẵn sàng ở bến. Đi nào”.
Cô đưa mắt đầy lòng biết ơn nhìn chồng, đứng dậy, mặc quần áo và chỉ một lát sau đã sẵn sàng.
Apơcbô viết một bức thư để lại cho mẹ, đoạn cả hai người tay nắm tay rời khỏi nhà.
Họ đi dọc đường làng vắng lặng trong đêm khuya. Đây là lần đầu tiên Mrinmayi đặt tay vào tay chồng với ý thức nương tựa rất tự nhiên, và niềm vui trong trái tim cô qua sự tiếp xúc êm dịu ấy truyền sang trái tim chồng.
Ra đến bến hai người bước xuống chiếc thuyền đã chuẩn bị sẵn và mặc dầu trong lòng rạo rực phấn khích, Mrinmayi lăn ra ngủ ngay. Nhưng hôm sau, cái cảm giác được tự do mới thú vị làm sao, ôi niềm vui khó nói nên lời! Họ đi qua nhiều làng, nhiều chợ, những cánh đồng đã trồng cấy, những tốp thuyền bè bỏ neo, cắm sào đậu gần những bến có bậc thang dẫn xuống nước. Cô gái dồn dập hỏi chồng về từng chi tiết gặp trên đường đi. “Những con thuyền này từ đâu tới?”, “Những thuyền ấy chở gì?”, “Cái làng này tên gì?”… Biết bao nhiêu câu hỏi mà lời giải đáp lại không có trong những cuốn sách Apơcbô đã học ở trường. Bạn bè anh hẳn sẽ thấy tức cười nếu nghe thấy những câu anh trả lời không phải bao giờ cũng khớp với thực tế. Anh không hề ngập ngừng gọi ngay những hạt đay đựng trong bao tải là hạt vừng, gọi làng Rainaya là Pôtbia và chỉ vào toà án huyện, bảo là văn phòng của ông lãnh chúa địa phương. Apơcbô trả lời thế nào thì Mrinmayi cũng tin ngay không một chút nghi ngờ.
Hôm sau thuyền tới Kusigan. Bác Itxhan đang ngồi trên một chiếc ghế đẩu ở cạnh bàn giấy trong túp lều le lói ánh sáng tù mù của chiếc đèn dầu hình vuông. Bác đang mải mốt tính toán, quyển sổ mở trên cái bàn con trước mặt thì hai vợ chồng trẻ bước vào.
Lập tức, Mrinmayi gọi to: “Bố!”.
Tiếng ấy thốt lên bằng một giọng ngọt ngào đến thế, trước nay chưa từng vang lên dưới mái tôn này. Bác Itxhan khó khăn lắm mới cầm được nước mắt, ngồi đây sững sờ, không tìm được lời nào để mừng đôi trẻ. Con gái bác cùng chồng nó hiện ra trước bác như một nàng công chúa và một ông hoàng; giữa đám bao tải gai này bác biết kiếm đâu ra các ngai cho phù hợp với họ.
Rồi lại còn cơm nước ra sao? Con người tội nghiệp này xưa nay vẫn phải nấu nướng lấy, bữa ăn đạm bạc thường chỉ có cơm và rau muống. Chả lẽ đãi các vị khách quý như thế sao? Mrinmayi nói: “Bố ơi, cả ba bố con ta cùng làm bếp”, Apơcbô cũng hăng hái xắn tay cùng làm. Thế là trong túp lều nhỏ bé, chật chội, thiếu tiện nghi này niềm vui của họ nảy sinh từ cảnh nghèo nàn, eo hẹp, như một tia giếng phun, miệng càng nhỏ càng vọt lên cao gấp bội.
Ba ngày trôi qua như vậy, tàu bè đậu ở bến suốt ngày với đám người ồn ào; nhưng tối đến bờ sông trở nên vắng vẻ, và như vậy là tự do. Mấy cha con chuẩn bị bữa tối, trong nghệ thuật nấu nướng thì chưa đạt đến trình độ hoàn hảo. Thật vui biết mấy! Nào bông đùa, nào vờ cãi cọ về những thiếu sót giả định, cứ nhộn nhạo cả lên. Tất cả những cái đó thực ngớ ngẩn và dẽ thương!
Nhưng mọi sự đều có lúc kết thúc, Apơcbô không dám kéo dài đợt nghỉ. Mrinmayi năn nỉ đòi ở lại thêm ít lâu nhưng bác Itxhan cũng thấy hai vợ chồng nên trở về thì hơn.
Hôm từ biệt, bác ôm con gái và một tay đặt lên đầu con, bác dặn: “Con phải hiền hậu, mang lại hạnh phúc cho gia đình mới của con. Đừng để ai có điều gì chê trách, dù là nhỏ nhất về con Mrinu của bố”.
Vậy là Mrinmayi cùng chồng trở về, cô khóc hết nước mắt, còn bác Itxhan quay lại túp lều nhỏ bé, buồn gấp đôi trước và ngày qua ngày, tháng qua tháng, bác tiếp tục làm công việc đếm các bao tải tàu bè chở đến.
Khi hai cô cậu trốn nhà đã trở về bà mẹ lặng thinh, vẻ hờn dỗi. Bà không hề mắng cả hai lấy một câu về việc họ đã làm, thành thử họ cũng không có dịp thanh minh về hành vi của mình. Cái im lặng u ám ấy, cuối cùng, trở nên không sao chịu nổi, cho nên một hôm Apơcbô nói là trường sắp khai giảng và tỏ ý muốn trở lại học tiếp khoa luật. Bà mẹ làm ra vẻ thờ ơ, hỏi anh định thu xếp cho vợ như thế nào.
Anh đáp: “Nhà con sẽ ở lại đây”.
“Không, không”, bà mẹ kêu lên “Anh phải mang nó đi theo”.
Apơcbô tuy rất bực mình nhưng vẫn làm theo ý mẹ. Họ chuẩn bị lên đường ra tỉnh, nhưng tối hôm trước khi đi, lúc sắp đi ngủ, anh thấy Mrinmayi mắt đẫm lệ. Anh cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm và kêu lên: “Cô không muốn đi Cancơta với tôi ư?”.
“Vâng”, Mrinmayi đáp lại. Anh bèn hỏi: “Thế em không yêu anh à?”, nhưng cô gái không trả lời gì cả. Có những lúc trả lời những câu hỏi như vậy thực tế rất đơn giản, nhưng cũng có lúc chúng lại quá phức tạp, khiến một người trẻ như cô bé không thể trả lời được.
Apơcbô gặng hỏi: “Hay em không muốn bỏ Rakan ở lại một mình?”. Cô liền đáp: “Đúng thế”. Trong một thoáng, chàng trai vốn rất hãnh diện với cái bằng tú tài của mình cảm thấy mũi nhọn của ghen tuông cắm sâu vào tim. Anh nói thêm: “Anh sẽ còn lâu lắm mới về được nhà”. Mrinmayi lặng thinh không đáp. “Hai năm, có thể hơn”, anh nói tiếp. Cô bèn lạnh lùng bảo: “Lúc về anh nhớ mang về cho Rakan con dao nhíp ba lưỡi nhé”.
Apơcbô ngồi xuống giường và hỏi: “Em muốn nói là em sẽ ở lại đây phải không?”. “Không”, cô gái đáp “Tôi sẽ về bên nhà mẹ tôi”.
Apơcbô thở dài nói: “Thôi được. Anh sẽ không trở về nhà chừng nào em chưa viết thư gọi anh đến với em. Như vậy em bằng lòng chứ?”
Mrinmayi nghĩ câu hỏi đó không đáng trả lời, cô lăn ra ngủ. Về phần Apơcbô cả đêm đó anh không sao chợp mắt được. Ánh trăng trải xuống giường và giữa đêm khuya, chàng trai nhìn vợ trong vùng sáng đó. Anh tưởng như có ai đã dùng chiếc đũa thần bằng bạc phù phép cho nàng công chúa của anh ngủ thiếp đi. Anh chỉ cần chạm chiếc đũa vàng vào nàng để đánh thức và lấy nàng làm vợ. Chiếc đũa bạc là tiếng cười, chiếc đũa vàng là những giọt nước mắt.
Trời gần sáng, Apơcbô đánh thức Mrinmayi dậy và bảo: “Đã đến giờ đi rồi. Để anh đưa em về bên mẹ”. Khi cô vợ trẻ đứng dậy, Apơcbô cầm lấy hai tay vợ nói: “Anh xin em một điều này. Anh đã giúp em nhiều lần, bây giờ anh đòi thưởng công đây”. Cô bé rất đỗi ngạc nhiên hỏi: “Thưởng gì?”. “Em hãy thưởng cho anh một cái hôn đích thực của tình yêu”. Khi nghe lời yêu cầu kỳ lạ ấy và nhìn gương mặt chồng rất nghiêm trang, Mrinmayi phá ra cười. Cô chìa mặt ra để hôn nhưng rồi lại bật cười. Sau mấy lần thử nữa cô gái tiếp tục cười và giấu mặt sau vạt xari.
Apơcbô khẽ véo tai vợ gọi là phạt rồi đi đến một quyết định cứng rắn. Anh không muốn giành bất cứ cái gì bằng vũ lực, như vậy nhục nhã quá. Anh không muốn chìa tay ra lấy mà muốn người ta tự nguyện dâng đến cho anh như dâng lễ vật đến trước một vị thần.
Mrinmayi không cười nữa. Apơcbô đưa vợ về nhà mẹ đẻ của cô vào lúc tảng sáng trên con đường vắng ngắt. Trở về nhà anh nói với mẹ: “Con nghĩ đưa vợ theo ra Cancơta sẽ chỉ vướng víu cho việc học hành mà nhà con cũng sẽ không có bạn. Vì mẹ không muốn để vợ con ở đây nên con đã đưa sang bên ngoại”.
Hai mẹ con chia tay đều không bằng lòng nhau.
Cô đưa mắt đầy lòng biết ơn nhìn chồng, đứng dậy, mặc quần áo và chỉ một lát sau đã sẵn sàng.
Apơcbô viết một bức thư để lại cho mẹ, đoạn cả hai người tay nắm tay rời khỏi nhà.
Họ đi dọc đường làng vắng lặng trong đêm khuya. Đây là lần đầu tiên Mrinmayi đặt tay vào tay chồng với ý thức nương tựa rất tự nhiên, và niềm vui trong trái tim cô qua sự tiếp xúc êm dịu ấy truyền sang trái tim chồng.
Ra đến bến hai người bước xuống chiếc thuyền đã chuẩn bị sẵn và mặc dầu trong lòng rạo rực phấn khích, Mrinmayi lăn ra ngủ ngay. Nhưng hôm sau, cái cảm giác được tự do mới thú vị làm sao, ôi niềm vui khó nói nên lời! Họ đi qua nhiều làng, nhiều chợ, những cánh đồng đã trồng cấy, những tốp thuyền bè bỏ neo, cắm sào đậu gần những bến có bậc thang dẫn xuống nước. Cô gái dồn dập hỏi chồng về từng chi tiết gặp trên đường đi. “Những con thuyền này từ đâu tới?”, “Những thuyền ấy chở gì?”, “Cái làng này tên gì?”… Biết bao nhiêu câu hỏi mà lời giải đáp lại không có trong những cuốn sách Apơcbô đã học ở trường. Bạn bè anh hẳn sẽ thấy tức cười nếu nghe thấy những câu anh trả lời không phải bao giờ cũng khớp với thực tế. Anh không hề ngập ngừng gọi ngay những hạt đay đựng trong bao tải là hạt vừng, gọi làng Rainaya là Pôtbia và chỉ vào toà án huyện, bảo là văn phòng của ông lãnh chúa địa phương. Apơcbô trả lời thế nào thì Mrinmayi cũng tin ngay không một chút nghi ngờ.
Hôm sau thuyền tới Kusigan. Bác Itxhan đang ngồi trên một chiếc ghế đẩu ở cạnh bàn giấy trong túp lều le lói ánh sáng tù mù của chiếc đèn dầu hình vuông. Bác đang mải mốt tính toán, quyển sổ mở trên cái bàn con trước mặt thì hai vợ chồng trẻ bước vào.
Lập tức, Mrinmayi gọi to: “Bố!”.
Tiếng ấy thốt lên bằng một giọng ngọt ngào đến thế, trước nay chưa từng vang lên dưới mái tôn này. Bác Itxhan khó khăn lắm mới cầm được nước mắt, ngồi đây sững sờ, không tìm được lời nào để mừng đôi trẻ. Con gái bác cùng chồng nó hiện ra trước bác như một nàng công chúa và một ông hoàng; giữa đám bao tải gai này bác biết kiếm đâu ra các ngai cho phù hợp với họ.
Rồi lại còn cơm nước ra sao? Con người tội nghiệp này xưa nay vẫn phải nấu nướng lấy, bữa ăn đạm bạc thường chỉ có cơm và rau muống. Chả lẽ đãi các vị khách quý như thế sao? Mrinmayi nói: “Bố ơi, cả ba bố con ta cùng làm bếp”, Apơcbô cũng hăng hái xắn tay cùng làm. Thế là trong túp lều nhỏ bé, chật chội, thiếu tiện nghi này niềm vui của họ nảy sinh từ cảnh nghèo nàn, eo hẹp, như một tia giếng phun, miệng càng nhỏ càng vọt lên cao gấp bội.
Ba ngày trôi qua như vậy, tàu bè đậu ở bến suốt ngày với đám người ồn ào; nhưng tối đến bờ sông trở nên vắng vẻ, và như vậy là tự do. Mấy cha con chuẩn bị bữa tối, trong nghệ thuật nấu nướng thì chưa đạt đến trình độ hoàn hảo. Thật vui biết mấy! Nào bông đùa, nào vờ cãi cọ về những thiếu sót giả định, cứ nhộn nhạo cả lên. Tất cả những cái đó thực ngớ ngẩn và dẽ thương!
Nhưng mọi sự đều có lúc kết thúc, Apơcbô không dám kéo dài đợt nghỉ. Mrinmayi năn nỉ đòi ở lại thêm ít lâu nhưng bác Itxhan cũng thấy hai vợ chồng nên trở về thì hơn.
Hôm từ biệt, bác ôm con gái và một tay đặt lên đầu con, bác dặn: “Con phải hiền hậu, mang lại hạnh phúc cho gia đình mới của con. Đừng để ai có điều gì chê trách, dù là nhỏ nhất về con Mrinu của bố”.
Vậy là Mrinmayi cùng chồng trở về, cô khóc hết nước mắt, còn bác Itxhan quay lại túp lều nhỏ bé, buồn gấp đôi trước và ngày qua ngày, tháng qua tháng, bác tiếp tục làm công việc đếm các bao tải tàu bè chở đến.
Khi hai cô cậu trốn nhà đã trở về bà mẹ lặng thinh, vẻ hờn dỗi. Bà không hề mắng cả hai lấy một câu về việc họ đã làm, thành thử họ cũng không có dịp thanh minh về hành vi của mình. Cái im lặng u ám ấy, cuối cùng, trở nên không sao chịu nổi, cho nên một hôm Apơcbô nói là trường sắp khai giảng và tỏ ý muốn trở lại học tiếp khoa luật. Bà mẹ làm ra vẻ thờ ơ, hỏi anh định thu xếp cho vợ như thế nào.
Anh đáp: “Nhà con sẽ ở lại đây”.
“Không, không”, bà mẹ kêu lên “Anh phải mang nó đi theo”.
Apơcbô tuy rất bực mình nhưng vẫn làm theo ý mẹ. Họ chuẩn bị lên đường ra tỉnh, nhưng tối hôm trước khi đi, lúc sắp đi ngủ, anh thấy Mrinmayi mắt đẫm lệ. Anh cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm và kêu lên: “Cô không muốn đi Cancơta với tôi ư?”.
“Vâng”, Mrinmayi đáp lại. Anh bèn hỏi: “Thế em không yêu anh à?”, nhưng cô gái không trả lời gì cả. Có những lúc trả lời những câu hỏi như vậy thực tế rất đơn giản, nhưng cũng có lúc chúng lại quá phức tạp, khiến một người trẻ như cô bé không thể trả lời được.
Apơcbô gặng hỏi: “Hay em không muốn bỏ Rakan ở lại một mình?”. Cô liền đáp: “Đúng thế”. Trong một thoáng, chàng trai vốn rất hãnh diện với cái bằng tú tài của mình cảm thấy mũi nhọn của ghen tuông cắm sâu vào tim. Anh nói thêm: “Anh sẽ còn lâu lắm mới về được nhà”. Mrinmayi lặng thinh không đáp. “Hai năm, có thể hơn”, anh nói tiếp. Cô bèn lạnh lùng bảo: “Lúc về anh nhớ mang về cho Rakan con dao nhíp ba lưỡi nhé”.
Apơcbô ngồi xuống giường và hỏi: “Em muốn nói là em sẽ ở lại đây phải không?”. “Không”, cô gái đáp “Tôi sẽ về bên nhà mẹ tôi”.
Apơcbô thở dài nói: “Thôi được. Anh sẽ không trở về nhà chừng nào em chưa viết thư gọi anh đến với em. Như vậy em bằng lòng chứ?”
Mrinmayi nghĩ câu hỏi đó không đáng trả lời, cô lăn ra ngủ. Về phần Apơcbô cả đêm đó anh không sao chợp mắt được. Ánh trăng trải xuống giường và giữa đêm khuya, chàng trai nhìn vợ trong vùng sáng đó. Anh tưởng như có ai đã dùng chiếc đũa thần bằng bạc phù phép cho nàng công chúa của anh ngủ thiếp đi. Anh chỉ cần chạm chiếc đũa vàng vào nàng để đánh thức và lấy nàng làm vợ. Chiếc đũa bạc là tiếng cười, chiếc đũa vàng là những giọt nước mắt.
Trời gần sáng, Apơcbô đánh thức Mrinmayi dậy và bảo: “Đã đến giờ đi rồi. Để anh đưa em về bên mẹ”. Khi cô vợ trẻ đứng dậy, Apơcbô cầm lấy hai tay vợ nói: “Anh xin em một điều này. Anh đã giúp em nhiều lần, bây giờ anh đòi thưởng công đây”. Cô bé rất đỗi ngạc nhiên hỏi: “Thưởng gì?”. “Em hãy thưởng cho anh một cái hôn đích thực của tình yêu”. Khi nghe lời yêu cầu kỳ lạ ấy và nhìn gương mặt chồng rất nghiêm trang, Mrinmayi phá ra cười. Cô chìa mặt ra để hôn nhưng rồi lại bật cười. Sau mấy lần thử nữa cô gái tiếp tục cười và giấu mặt sau vạt xari.
Apơcbô khẽ véo tai vợ gọi là phạt rồi đi đến một quyết định cứng rắn. Anh không muốn giành bất cứ cái gì bằng vũ lực, như vậy nhục nhã quá. Anh không muốn chìa tay ra lấy mà muốn người ta tự nguyện dâng đến cho anh như dâng lễ vật đến trước một vị thần.
Mrinmayi không cười nữa. Apơcbô đưa vợ về nhà mẹ đẻ của cô vào lúc tảng sáng trên con đường vắng ngắt. Trở về nhà anh nói với mẹ: “Con nghĩ đưa vợ theo ra Cancơta sẽ chỉ vướng víu cho việc học hành mà nhà con cũng sẽ không có bạn. Vì mẹ không muốn để vợ con ở đây nên con đã đưa sang bên ngoại”.
Hai mẹ con chia tay đều không bằng lòng nhau.
Tác giả :
Tagore