Chuyện Tháng Tư
Chương 32
Biên dịch: 1309
Thời gian chậm chạp trôi qua từng phút từng giây.
Thể lực của Vệ Lai đã khôi phục đôi chút, nhưng ý thức bắt đầu rơi vào tình trạng hỗn loạn khôn cùng — Ngoài vầng thái dương chênh chếch trên cao, cảnh tượng xung quanh đã đóng khung lại, sóng biển nhấp nhô tuần hoàn theo quy luật, đằng xa thoáng bóng hải âu vút bay, trông như sợi chỉ đen vắt ngang chân trời.
Ánh tà dương nhuộm cả mặt biển đỏ ối, cách đó không xa, thình lình bung ra một cái đầu tuần lộc, lông mi dài chớp chớp, rõ là đã kẻ mascara.
Xuất hiện ảo giác.
Vệ Lai cố nhắm chặt mắt rồi mở to, thầm mắng: Shiệt.
Anh cúi đầu nhìn Sầm Kim: “Em nói gì với tôi đi, Sầm Kim?”
Cô cũng đang ở giáp ranh mất dần ý thức, Vệ Lai vòng lấy eo cô, siết nhẹ. Cô giật nảy mình run rẩy, cơ thể bất giác co lại, đôi mắt chợt mở choàng, hỏi anh: “Tới rồi sao?”
Vệ Lai cười: “Tới đâu? Em vừa nằm mơ à?”
Bấy giờ cô mới bừng tỉnh, ngẩng đầu nhìn mặt trời đã chìm xuống biển được quá nửa, rủ rỉ: “Sắp tối rồi.”
Mặt biển nổi gió, nước biển lành lạnh, Sầm Kim kéo áo thun trùm đầu xuống, thở ra một hơi, sau đó lại tựa vào ngực anh.
Vệ Lai cúi đầu thổi tóc cô, một vài sợi tóc ướt sượt trượt qua, để lộ vùng da trắng muốt nơi cổ, trong ngần, ngậm nước, làm anh rất muốn đưa tay vuốt ve.
“Em nói chuyện với tôi đi. Tôi mà ngất là chúng ta sẽ bị đánh dạt ngay đấy, sẽ chìm xuống tận đáy mất.”
Cô uể oải gật đầu, suy nghĩ giây lát, hỏi anh: “Sao anh nhận ra không phải hải tặc thật?”
Vệ Lai trêu: “Lần trước thấy nhìn tàu phi pháp chuẩn lắm mà? Sao thế, đổi qua chiếc khác nên hết linh rồi?”
Sầm Kim chẳng còn hơi sức đáp trả anh, hừ mũi một tiếng, hai mắt vô thức khép hờ. Lông mi quét qua ngực anh, buồn buồn ngưa ngứa.
Anh nói: “5 điểm.”
Nhiều vậy?
“Thứ nhất, bọn chúng đã gọi điện cho tôi, còn muốn gặp em — Em từ chối, bảo chỉ muốn trao đổi trực tiếp với Cá Mập Hổ. Tôi lặp lại nguyên văn, chúng không có bất kỳ phản đối nào, nói cách khác, thái độ ban đầu là cực tốt.
“Nhưng từ lúc gọi điện tới khi chạm mặt, còn dẫn chúng ta lên ca-nô gắn bom, ý đồ khống chế chúng ta của chúng đã tăng lên dần, thái độ cũng kém hơn hẳn. Điều này dẫn tới hoài nghi, mục đích cuối cùng của chúng là gì.
“Thứ hai, tuy em từng đề cập đến việc hải tặc là dân nghèo, thường để chân trần, nhưng chưa chắc tất cả hải tặc đều thế. Dù sao cũng đã cướp khá nhiều tàu thuyền rồi, lấy tiền đó mua giày là hết sức bình thường — Lạ là ở chỗ, hai tên kia rõ ràng không quen đi chân trần, vậy mà còn cố giả trang học theo lối ấy.
“Như tên AK chẳng hạn, bị mẩu đá nhỏ cấn vào thôi đã la oai oái, bàn chân hơi nhấc lên là tôi thấy ngay, lòng bàn chân còn không có nổi một vết chai.
“Thứ ba, lúc em nói bị choáng, tên AK kia cũng khó chịu — Ở trên bờ oai phong lẫm liệt là thế, động một tí đã vác súng ra hằm hè, vừa lên biển đã ỉu xìu, tôi nghi là hắn say sóng — Hải tặc có thể say xe, nhưng sao lại say sóng được chứ.
“Thứ tư, khi nói lời tán tỉnh với em, tôi có chêm tiếng lóng, đoạn em làm tôi chết cuồng mất, tôi dùng nuts about you, chúng hiểu được, cả hai tên đều hiểu.”
Tiếng Anh ở Somalia không phải ngôn ngữ chính thức, một vài nhóm hải tặc còn chẳng tìm được người biết tiếng Anh — Theo ý anh, có “biết” đi chăng nữa, thì chỉ là mấy câu giao tiếp hàng ngày tương đối đơn giản.
Nắm vững phương ngữ đâu phải chuyện dễ. Nai học tiếng Trung, suýt chút thì teo não, còn thường tự suy diễn xuyên tạc, đuổi theo anh chất vấn: “Anh rể và cô em vợ đều là người một nhà, sao lại không được yêu thương lẫn nhau?”
Anh dừng ngay chỗ này.
Quả nhiên Sầm Kim hỏi tiếp: “Thứ năm là gì?”
“Khả năng quan sát nhạy bén, tố chất cơ bản của chủ lực.”
Sầm Kim ngẩng đầu, hơi bực lườm anh.
Vệ Lai nhướng mày: “Nhìn cái chi?”
Sầm Kim chỉ muốn cắn anh một phát, tiếc là chẳng còn tí sức nào.
Thật đúng là trẻ con 3 tuổi, cô nói thuyền phi pháp có 4 điểm, anh nhất định phải chế thêm một điểm cho nhiều hơn…
Lườm hồi lâu, chợt bật cười.
Anh chàng này, cứ cái bộ dáng sao cũng được ấy, luôn luôn tươi cười, bị bão cát chôn vùi cũng cười, bị dìm trong nước đến mệt lả cũng cười, lại còn cột thành một đôi cùng sống cùng chết. Đúng là chưa từng thấy anh nổi giận. Lần ở sân bay Thổ Nhĩ Kỳ, anh trở mặt được vài giây là đã tươi tắn ngay lại. Ban sáng anh quật túi hành lý cũng là cố ý tỏ vẻ.
Chợt dòng nước có biến hóa nho nhỏ, loáng thoáng, từ phương xa vọng đến tiếng mô-tơ xình xịch.
Vệ Lai cảm khái: “Âm thanh này thật êm tai.”
***
Nhóm Santos vốn định ra biển từ sớm, thông thường, ngư dân bản địa sẽ đi kéo lưới ngay sau bữa trưa, không cần tránh nắng nóng — Kéo lưới lên xong thì tranh thủ suốt đoạn đường về, họ có thể mổ cá trên thuyền, mượn ánh nắng thiêu đốt giữa biển sấy cho khô quá nửa, thế này sau khi cập bờ, chỉ cần phơi thêm vài ngày là có được cá khô.
Hôm nay ra biển muộn là do mới sáng sớm hải tặc đã xuất hiện ở làng họ, còn dẫn đi hai du khách nước ngoài.
Đây là chuyện lớn trong làng, dân làng túm tụm bàn luận sôi nổi, đến cả đám dê cũng lân la lại gần hóng hớt. Chủ đề từ báo lên cơ quan chính phủ thế nào, cho tới có muốn ra biển kéo cá hay không, cuối cùng tập trung hết vào chuyện sau.
Dẫu sao người ngoại quốc vẫn chỉ là người ngoại quốc, nhưng cá lại liên quan trực tiếp tới cái bụng sẽ đói hay no.
Một phái cho rằng hải tặc đã nghênh ngang vào làng vậy, chắc chắn hiện giờ trên biển không an toàn. Một phái khác nhận định ngược lại, nơi hải tặc mới quét qua sẽ yên ổn thái bình, còn nữa, không kéo cá về, chẳng lẽ cạp đất mà ăn?
Tiếng thuyền chạy càng lúc càng gần, cuối cùng phái nào thắng thế, vừa nhìn đã biết ngay.
Vệ Lai thở ra một hơi dài, tháo chiếc quần buộc ngang lưng họ: “Đây, tự mặc vào đi, có người đến rồi.”
Sầm Kim cười nhạt: “Giờ lại để tôi tự mặc à? Ai cởi?”
Ý gì thế này, ai cởi ra thì phải mặc vào?
Vệ Lai nói: “Thật tôi chẳng còn hơi sức lặn xuống mặc giùm em đâu, hoặc là cứ để vậy cho họ nhìn đi.”
Loại quần jean bó sát người này, đã ngấm nước, còn bị xoắn thành dây cột, muốn mặc ngay dưới nước thì phải đổ không ít công sức rồi.
Đàn ông sẽ có lúc mệt mỏi, giờ này phút này, chân dài đẹp mấy cũng chẳng hấp dẫn nổi anh.
Sầm Kim lại rất thoáng: “Bị nhìn thì đã sao, đâu phải tôi chưa từng mặc bikini dạo quanh bãi biển — Khi đó còn có cả hàng trăm hàng ngàn anh chàng xa lạ nữa kìa. Vả lại, ở đây tôi là người ngoại quốc, không sợ nghe họ đàm tiếu, dù sao thì nghe cũng chẳng hiểu.”
Da mặt siêu hạng này là làm bằng gì thế? Bao nhiêu văn hóa truyền thống dân tộc cha mẹ nuôi em cố công bồi dưỡng đã bay biến đâu hết rồi?
Thuyền dừng lại gần đấy, trên thuyền truyền đến mấy tiếng lao nhao kinh ngạc của nhóm Santos.
Vệ Lai cắn răng, cuối cùng hạ quyết tâm, đảo mình lặn xuống.
Ngay khi cả người vừa ngập nước, thân thể cuộn tròn, tiện thể cởi quần soóc của mình, thuận dòng lặn sâu, vừa chạm đến mắt cá chân cô thì xỏ quần vào, sẵn đà nổi lên cũng kéo theo, xoắn chặt lưng quần rồi vặn ngược nhét vô trong, phòng ngừa tuột mất.
Sau đó ào một tiếng trồi lên, nước chảy ròng ròng từ chân mày xuống, thấy mấy người trên thuyền ùa đến vươn tay kéo họ. Vệ Lai ôm Sầm Kim, nghiến răng trèo trẹo bên tai cô: “Tại em mà anh đây phải lột sạch còn mỗi cái quần lót, em ráng mà nhớ kỹ ân tình này.”
Anh dồn sức nâng cô lên cao, người trên thuyền đỡ lấy.
Lại có người tới kéo anh, Vệ Lai khoát khoát tay, vịn mạn thuyền nghỉ tạm, tiếp đó hai tay gồng sức bật hẳn lên thuyền.
Khoảnh khắc rời khỏi nước, anh hi vọng ngư dân trên thuyền vĩnh viễn quên đi cảnh này: Một vệ sĩ chủ lực, chỉ mặc độc cái quần lót, đằng sau quần lót còn dắt súng…
Người và dê làng Boko, đúng là người và dê mà anh không đời nào muốn gặp lại nữa.
Anh kiệt sức ngồi vật xuống sàn, nghỉ một chút, với tay ra sau rút súng.
Santos đang vội nói với anh: “Hải tặc đẩy các anh xuống biển à? Làng chúng tôi đã cử người đến làng lớn kia báo cảnh sát rồi, nhưng chẳng biết hôm nay cảnh sát có ca trực hay kh…”
Chợt thấy thân súng sáng loáng, cả người rét run, giật lùi ra sau.
Mấy ngư dân khác trên thuyền cũng không hẹn mà cùng đứng hình.
Vệ Lai chưa phát hiện, trong mắt dính nước biển khá khó chịu, anh liên tục nhắm vào mở ra. Đoạn cúi xuống tháo súng, dốc hết nước bên trong — Sau khi súng rơi vô nước, nếu bỏ bừa đấy để rỉ sét, lúc bắn lại sẽ dễ bị nổ nòng, bởi vậy phải lau chùi cho sạch.
Anh gỡ ổ đạn vẩy vẩy, khi vô tình ngước mắt lên, mấy người kia đồng loạt giật lùi, có cậu chàng tính nhặt xiên cá bên cạnh, thấy Vệ Lai nhìn mình, lập tức rụt tay.
Vệ Lai cười ha ha, nói: “Đừng lo… Không liên quan tới các anh, các anh cứ kéo cá trước đi, xong thì xin giúp tôi một việc…”
Anh lắp ổ đạn vào đánh tách, xoay thử xem đã khớp chưa, tiếp đó cười lạnh nhìn ra mặt biển xa xa: “Chở tôi chạy vài vòng quanh khu này… Lỡ đâu có ai rơi xuống nước, chúng ta còn cứu được, nhỉ.”
***
Sau khi thuyền cá lượn vài vòng trên mặt biển bao la, trời bắt đầu tối dần, Santos cẩn thận bật đèn bão. Cá sống mắc lưới được trút ra chồng chất giữa khoang, quẫy bật tanh tách, mắt trợn tròn, mang phập phồng — Không một ngư dân nào dám tới xử lý, họ ngồi bó gối, bất an nhìn lẫn nhau.
Tìm hai người trên biển, chắc chẳng khác mò kim đáy biển là bao.
Vệ Lai thấy không có hi vọng lắm: “Được rồi, quay về thôi.”
Santos nhanh nhẹn chuyển hướng, tiếng mô-tơ vang lên, đuôi thuyền bắt đầu đảo nước, đầu thuyền sáng ánh cam nhàn nhạt.
Chạy qua một đoạn, quay đầu nhìn, bóng đêm loang loáng trông như chiếc miệng truy đuổi sát sao, mau chóng nuốt trọn vệt sóng trắng xóa nổi sau đuôi thuyền.
Sầm Kim nhích lại gần anh, nhỏ giọng hỏi: “Hai tên kia… sẽ chết à?”
Vệ Lai nói: “Tôi nghiêng về giả thiết là không sao.”
Kẻ có thể lập kế hoạch giết người chặt chẽ, còn tính được cả chiêu dự phòng làm nổ ca-nô này, thì không thể không có phương án thoát thân và tiếp ứng chu toàn — Bất kể là dùng cách gì, xác suất để hai tên đó bình an thoát hiểm còn lớn hơn bọn anh rất nhiều.
Sầm Kim không nói thêm gì nữa.
Cảm giác như vừa vượt qua chặng đường biển ngột ngạt dài đằng đẵng, cuối cùng đã đến lúc cập bờ. Nói thật Vệ Lai còn chẳng nhận ra đấy là một ngôi làng — Làng Boko không có thói quen bật đèn, từ trên biển nhìn lại, chỉ thấy một mảng tăm tối mịt mùng, nào có khác gì những vùng hoang vu.
Vệ Lai đưa Sầm Kim trở lại nhà tranh.
Xe van đỗ trước cửa. Trải qua một ngày tàn khốc, đến cả chiếc xe cà tàng này cũng hóa thành căn phòng ấm áp, tất cả vẫn nguyên vẹn. Sầm Kim tính vào nhà, Vệ Lai giữ cô lại, ý bảo chỉ dừng chốc lát: “Không ở đây nữa, lên xe đi.”
Xe chạy khỏi Boko, anh nhờ Sầm Kim đưa túi hành lý cho mình, lục quần áo ra, vừa lái xe vừa mặc vào, vô tình liếc nhìn Sầm Kim trong kính chiếu hậu: “Em không thay đồ à?”
“Mất sạch rồi.”
Cô vốn mang rất ít hành lý, hơn nữa, những thứ hành lý quan trọng, bao gồm cả điện thoại vệ tinh, đều đã bùng cháy theo chiếc ca-nô nọ. Vệ Lai mắng thầm, lôi sơmi của mình trong túi ra thảy cho cô: “Ráng mặc tạm đi.”
Chỗ ngồi phía sau truyền lại tiếng loạt soạt, Vệ Lai bẻ kính chiếu hậu qua không nhìn nữa: “Tôi biết phương hướng đại khái thôi, đêm nay chắc sẽ đến được ngôi làng lớn Santos hay nhắc tới kia — Bên đấy có điện thoại, tôi phải mau chóng liên lạc với phía Nai, bằng không tất cả sẽ đứt đoạn ở đây.”
Sầm Kim ậm ừ đáp: “Tốt.”
Đúng lúc bẻ kính chiếu hậu trở lại, anh thấy cô đang cúi đầu cài nút, vạt áo sơmi phủ chéo lên đùi — Sơmi của anh, cô có thể mặc thành váy đầm rồi.
Vệ Lai đạp chân ga, nhờ cô hỗ trợ quan sát ngoài xe — Chẳng biết ngôi làng được gọi là “lớn” ấy lớn đến mức nào, ngộ nhỡ chỉ loanh quanh phạm vi chừng vài chục hộ thì khả năng bỏ sót sẽ rất cao.
May mắn là không xảy ra — Trong làng có điện thoại, đồng thời còn kéo được điện. Ước chừng sau khi chạy hơn nửa tiếng, Sầm Kim bắt gặp ánh đèn cách đó không xa, kịp thời nhắc anh.
Vệ Lai quay đầu xe lại, chầm chậm chạy vào làng.
Khu này có nhiều hơi thở của xã hội văn minh hơn làng Boko một tẹo: Tuy vẫn còn nhà tranh xiêu vẹo và ít dê thả rông, thi thoảng có thể thấy được vài căn nhà xây bằng gạch bùn. Trên mặt đất bùn rộng lớn, tại nơi sáng sủa nhất là chiếc container cũ kỹ được sửa làm nhà ở, dưới mái hiên có treo bóng đèn. Quanh thân container đã khoét mấy cánh cửa, trên cửa đóng bảng hiệu màu trắng chữ đen, là cơ quan hành chính của làng.
Một cánh cửa ở giữa mở toang, bên trong láo nháo, xôn xao, chẳng ngờ lại có khá nhiều người đang xếp thành hàng dài. Vệ Lai dừng xe, rảo bước đi vào, tất cả đều kinh ngạc nhìn anh.
Sầm Kim cũng tới gần, đứng chờ ngoài cửa.
Hàng người bắt đầu từ một chiếc bàn kê trong góc phòng rồi kéo dài ra. Một anh chàng da đen mặc sơmi trắng đang nói gì đó với người đứng đầu hàng, vừa nhác thấy anh thì hơi sửng sốt.
Vệ Lai trầm giọng hỏi: “Điện thoại ở đâu?”
Người kia buột miệng đáp: “Phòng bên cạnh.”
Vệ Lai không quan tâm anh ta nữa, xoay người đi qua phòng bên. Bấy giờ người kia mới sực tỉnh, vừa lớn tiếng gọi vừa đuổi tới: “Hey! Hey, tôi là cảnh sát!”
Vệ Lai mở bung cửa phòng, kéo dây bật đèn, rồi trở ra đẩy nhẹ Sầm Kim về phía tay cảnh sát kia: “Nói với anh ta, chúng ta là du khách quốc tế bị hải tặc đánh cướp — Em cứ tùy ý sáng tạo nội dung, đừng quấy rầy tôi gọi điện thoại là được.”
Anh khép cửa phòng, chặn mọi âm thanh huyên náo ầm ĩ ngoài cửa.
Không có ai theo vào, loại tình huống này, anh biết Sầm Kim kiểm soát được.
Vệ Lai thở hắt ra, đi đến trước bàn cầm ống nghe lên. Bấm số điện thoại, chờ dài cả cổ, thậm chí còn phải qua một lần chuyển đường dây thủ công. Rốt cuộc đầu kia đã có người nhận.
“Alô?”
Giọng của Nai, không khí Helsinki xa cách đã lâu phả thẳng vào mặt, tựa hồ còn phảng phất một ít buốt giá chưa tan của mùa này.
Vệ Lai nói: “Tôi đây.”
Thời gian chậm chạp trôi qua từng phút từng giây.
Thể lực của Vệ Lai đã khôi phục đôi chút, nhưng ý thức bắt đầu rơi vào tình trạng hỗn loạn khôn cùng — Ngoài vầng thái dương chênh chếch trên cao, cảnh tượng xung quanh đã đóng khung lại, sóng biển nhấp nhô tuần hoàn theo quy luật, đằng xa thoáng bóng hải âu vút bay, trông như sợi chỉ đen vắt ngang chân trời.
Ánh tà dương nhuộm cả mặt biển đỏ ối, cách đó không xa, thình lình bung ra một cái đầu tuần lộc, lông mi dài chớp chớp, rõ là đã kẻ mascara.
Xuất hiện ảo giác.
Vệ Lai cố nhắm chặt mắt rồi mở to, thầm mắng: Shiệt.
Anh cúi đầu nhìn Sầm Kim: “Em nói gì với tôi đi, Sầm Kim?”
Cô cũng đang ở giáp ranh mất dần ý thức, Vệ Lai vòng lấy eo cô, siết nhẹ. Cô giật nảy mình run rẩy, cơ thể bất giác co lại, đôi mắt chợt mở choàng, hỏi anh: “Tới rồi sao?”
Vệ Lai cười: “Tới đâu? Em vừa nằm mơ à?”
Bấy giờ cô mới bừng tỉnh, ngẩng đầu nhìn mặt trời đã chìm xuống biển được quá nửa, rủ rỉ: “Sắp tối rồi.”
Mặt biển nổi gió, nước biển lành lạnh, Sầm Kim kéo áo thun trùm đầu xuống, thở ra một hơi, sau đó lại tựa vào ngực anh.
Vệ Lai cúi đầu thổi tóc cô, một vài sợi tóc ướt sượt trượt qua, để lộ vùng da trắng muốt nơi cổ, trong ngần, ngậm nước, làm anh rất muốn đưa tay vuốt ve.
“Em nói chuyện với tôi đi. Tôi mà ngất là chúng ta sẽ bị đánh dạt ngay đấy, sẽ chìm xuống tận đáy mất.”
Cô uể oải gật đầu, suy nghĩ giây lát, hỏi anh: “Sao anh nhận ra không phải hải tặc thật?”
Vệ Lai trêu: “Lần trước thấy nhìn tàu phi pháp chuẩn lắm mà? Sao thế, đổi qua chiếc khác nên hết linh rồi?”
Sầm Kim chẳng còn hơi sức đáp trả anh, hừ mũi một tiếng, hai mắt vô thức khép hờ. Lông mi quét qua ngực anh, buồn buồn ngưa ngứa.
Anh nói: “5 điểm.”
Nhiều vậy?
“Thứ nhất, bọn chúng đã gọi điện cho tôi, còn muốn gặp em — Em từ chối, bảo chỉ muốn trao đổi trực tiếp với Cá Mập Hổ. Tôi lặp lại nguyên văn, chúng không có bất kỳ phản đối nào, nói cách khác, thái độ ban đầu là cực tốt.
“Nhưng từ lúc gọi điện tới khi chạm mặt, còn dẫn chúng ta lên ca-nô gắn bom, ý đồ khống chế chúng ta của chúng đã tăng lên dần, thái độ cũng kém hơn hẳn. Điều này dẫn tới hoài nghi, mục đích cuối cùng của chúng là gì.
“Thứ hai, tuy em từng đề cập đến việc hải tặc là dân nghèo, thường để chân trần, nhưng chưa chắc tất cả hải tặc đều thế. Dù sao cũng đã cướp khá nhiều tàu thuyền rồi, lấy tiền đó mua giày là hết sức bình thường — Lạ là ở chỗ, hai tên kia rõ ràng không quen đi chân trần, vậy mà còn cố giả trang học theo lối ấy.
“Như tên AK chẳng hạn, bị mẩu đá nhỏ cấn vào thôi đã la oai oái, bàn chân hơi nhấc lên là tôi thấy ngay, lòng bàn chân còn không có nổi một vết chai.
“Thứ ba, lúc em nói bị choáng, tên AK kia cũng khó chịu — Ở trên bờ oai phong lẫm liệt là thế, động một tí đã vác súng ra hằm hè, vừa lên biển đã ỉu xìu, tôi nghi là hắn say sóng — Hải tặc có thể say xe, nhưng sao lại say sóng được chứ.
“Thứ tư, khi nói lời tán tỉnh với em, tôi có chêm tiếng lóng, đoạn em làm tôi chết cuồng mất, tôi dùng nuts about you, chúng hiểu được, cả hai tên đều hiểu.”
Tiếng Anh ở Somalia không phải ngôn ngữ chính thức, một vài nhóm hải tặc còn chẳng tìm được người biết tiếng Anh — Theo ý anh, có “biết” đi chăng nữa, thì chỉ là mấy câu giao tiếp hàng ngày tương đối đơn giản.
Nắm vững phương ngữ đâu phải chuyện dễ. Nai học tiếng Trung, suýt chút thì teo não, còn thường tự suy diễn xuyên tạc, đuổi theo anh chất vấn: “Anh rể và cô em vợ đều là người một nhà, sao lại không được yêu thương lẫn nhau?”
Anh dừng ngay chỗ này.
Quả nhiên Sầm Kim hỏi tiếp: “Thứ năm là gì?”
“Khả năng quan sát nhạy bén, tố chất cơ bản của chủ lực.”
Sầm Kim ngẩng đầu, hơi bực lườm anh.
Vệ Lai nhướng mày: “Nhìn cái chi?”
Sầm Kim chỉ muốn cắn anh một phát, tiếc là chẳng còn tí sức nào.
Thật đúng là trẻ con 3 tuổi, cô nói thuyền phi pháp có 4 điểm, anh nhất định phải chế thêm một điểm cho nhiều hơn…
Lườm hồi lâu, chợt bật cười.
Anh chàng này, cứ cái bộ dáng sao cũng được ấy, luôn luôn tươi cười, bị bão cát chôn vùi cũng cười, bị dìm trong nước đến mệt lả cũng cười, lại còn cột thành một đôi cùng sống cùng chết. Đúng là chưa từng thấy anh nổi giận. Lần ở sân bay Thổ Nhĩ Kỳ, anh trở mặt được vài giây là đã tươi tắn ngay lại. Ban sáng anh quật túi hành lý cũng là cố ý tỏ vẻ.
Chợt dòng nước có biến hóa nho nhỏ, loáng thoáng, từ phương xa vọng đến tiếng mô-tơ xình xịch.
Vệ Lai cảm khái: “Âm thanh này thật êm tai.”
***
Nhóm Santos vốn định ra biển từ sớm, thông thường, ngư dân bản địa sẽ đi kéo lưới ngay sau bữa trưa, không cần tránh nắng nóng — Kéo lưới lên xong thì tranh thủ suốt đoạn đường về, họ có thể mổ cá trên thuyền, mượn ánh nắng thiêu đốt giữa biển sấy cho khô quá nửa, thế này sau khi cập bờ, chỉ cần phơi thêm vài ngày là có được cá khô.
Hôm nay ra biển muộn là do mới sáng sớm hải tặc đã xuất hiện ở làng họ, còn dẫn đi hai du khách nước ngoài.
Đây là chuyện lớn trong làng, dân làng túm tụm bàn luận sôi nổi, đến cả đám dê cũng lân la lại gần hóng hớt. Chủ đề từ báo lên cơ quan chính phủ thế nào, cho tới có muốn ra biển kéo cá hay không, cuối cùng tập trung hết vào chuyện sau.
Dẫu sao người ngoại quốc vẫn chỉ là người ngoại quốc, nhưng cá lại liên quan trực tiếp tới cái bụng sẽ đói hay no.
Một phái cho rằng hải tặc đã nghênh ngang vào làng vậy, chắc chắn hiện giờ trên biển không an toàn. Một phái khác nhận định ngược lại, nơi hải tặc mới quét qua sẽ yên ổn thái bình, còn nữa, không kéo cá về, chẳng lẽ cạp đất mà ăn?
Tiếng thuyền chạy càng lúc càng gần, cuối cùng phái nào thắng thế, vừa nhìn đã biết ngay.
Vệ Lai thở ra một hơi dài, tháo chiếc quần buộc ngang lưng họ: “Đây, tự mặc vào đi, có người đến rồi.”
Sầm Kim cười nhạt: “Giờ lại để tôi tự mặc à? Ai cởi?”
Ý gì thế này, ai cởi ra thì phải mặc vào?
Vệ Lai nói: “Thật tôi chẳng còn hơi sức lặn xuống mặc giùm em đâu, hoặc là cứ để vậy cho họ nhìn đi.”
Loại quần jean bó sát người này, đã ngấm nước, còn bị xoắn thành dây cột, muốn mặc ngay dưới nước thì phải đổ không ít công sức rồi.
Đàn ông sẽ có lúc mệt mỏi, giờ này phút này, chân dài đẹp mấy cũng chẳng hấp dẫn nổi anh.
Sầm Kim lại rất thoáng: “Bị nhìn thì đã sao, đâu phải tôi chưa từng mặc bikini dạo quanh bãi biển — Khi đó còn có cả hàng trăm hàng ngàn anh chàng xa lạ nữa kìa. Vả lại, ở đây tôi là người ngoại quốc, không sợ nghe họ đàm tiếu, dù sao thì nghe cũng chẳng hiểu.”
Da mặt siêu hạng này là làm bằng gì thế? Bao nhiêu văn hóa truyền thống dân tộc cha mẹ nuôi em cố công bồi dưỡng đã bay biến đâu hết rồi?
Thuyền dừng lại gần đấy, trên thuyền truyền đến mấy tiếng lao nhao kinh ngạc của nhóm Santos.
Vệ Lai cắn răng, cuối cùng hạ quyết tâm, đảo mình lặn xuống.
Ngay khi cả người vừa ngập nước, thân thể cuộn tròn, tiện thể cởi quần soóc của mình, thuận dòng lặn sâu, vừa chạm đến mắt cá chân cô thì xỏ quần vào, sẵn đà nổi lên cũng kéo theo, xoắn chặt lưng quần rồi vặn ngược nhét vô trong, phòng ngừa tuột mất.
Sau đó ào một tiếng trồi lên, nước chảy ròng ròng từ chân mày xuống, thấy mấy người trên thuyền ùa đến vươn tay kéo họ. Vệ Lai ôm Sầm Kim, nghiến răng trèo trẹo bên tai cô: “Tại em mà anh đây phải lột sạch còn mỗi cái quần lót, em ráng mà nhớ kỹ ân tình này.”
Anh dồn sức nâng cô lên cao, người trên thuyền đỡ lấy.
Lại có người tới kéo anh, Vệ Lai khoát khoát tay, vịn mạn thuyền nghỉ tạm, tiếp đó hai tay gồng sức bật hẳn lên thuyền.
Khoảnh khắc rời khỏi nước, anh hi vọng ngư dân trên thuyền vĩnh viễn quên đi cảnh này: Một vệ sĩ chủ lực, chỉ mặc độc cái quần lót, đằng sau quần lót còn dắt súng…
Người và dê làng Boko, đúng là người và dê mà anh không đời nào muốn gặp lại nữa.
Anh kiệt sức ngồi vật xuống sàn, nghỉ một chút, với tay ra sau rút súng.
Santos đang vội nói với anh: “Hải tặc đẩy các anh xuống biển à? Làng chúng tôi đã cử người đến làng lớn kia báo cảnh sát rồi, nhưng chẳng biết hôm nay cảnh sát có ca trực hay kh…”
Chợt thấy thân súng sáng loáng, cả người rét run, giật lùi ra sau.
Mấy ngư dân khác trên thuyền cũng không hẹn mà cùng đứng hình.
Vệ Lai chưa phát hiện, trong mắt dính nước biển khá khó chịu, anh liên tục nhắm vào mở ra. Đoạn cúi xuống tháo súng, dốc hết nước bên trong — Sau khi súng rơi vô nước, nếu bỏ bừa đấy để rỉ sét, lúc bắn lại sẽ dễ bị nổ nòng, bởi vậy phải lau chùi cho sạch.
Anh gỡ ổ đạn vẩy vẩy, khi vô tình ngước mắt lên, mấy người kia đồng loạt giật lùi, có cậu chàng tính nhặt xiên cá bên cạnh, thấy Vệ Lai nhìn mình, lập tức rụt tay.
Vệ Lai cười ha ha, nói: “Đừng lo… Không liên quan tới các anh, các anh cứ kéo cá trước đi, xong thì xin giúp tôi một việc…”
Anh lắp ổ đạn vào đánh tách, xoay thử xem đã khớp chưa, tiếp đó cười lạnh nhìn ra mặt biển xa xa: “Chở tôi chạy vài vòng quanh khu này… Lỡ đâu có ai rơi xuống nước, chúng ta còn cứu được, nhỉ.”
***
Sau khi thuyền cá lượn vài vòng trên mặt biển bao la, trời bắt đầu tối dần, Santos cẩn thận bật đèn bão. Cá sống mắc lưới được trút ra chồng chất giữa khoang, quẫy bật tanh tách, mắt trợn tròn, mang phập phồng — Không một ngư dân nào dám tới xử lý, họ ngồi bó gối, bất an nhìn lẫn nhau.
Tìm hai người trên biển, chắc chẳng khác mò kim đáy biển là bao.
Vệ Lai thấy không có hi vọng lắm: “Được rồi, quay về thôi.”
Santos nhanh nhẹn chuyển hướng, tiếng mô-tơ vang lên, đuôi thuyền bắt đầu đảo nước, đầu thuyền sáng ánh cam nhàn nhạt.
Chạy qua một đoạn, quay đầu nhìn, bóng đêm loang loáng trông như chiếc miệng truy đuổi sát sao, mau chóng nuốt trọn vệt sóng trắng xóa nổi sau đuôi thuyền.
Sầm Kim nhích lại gần anh, nhỏ giọng hỏi: “Hai tên kia… sẽ chết à?”
Vệ Lai nói: “Tôi nghiêng về giả thiết là không sao.”
Kẻ có thể lập kế hoạch giết người chặt chẽ, còn tính được cả chiêu dự phòng làm nổ ca-nô này, thì không thể không có phương án thoát thân và tiếp ứng chu toàn — Bất kể là dùng cách gì, xác suất để hai tên đó bình an thoát hiểm còn lớn hơn bọn anh rất nhiều.
Sầm Kim không nói thêm gì nữa.
Cảm giác như vừa vượt qua chặng đường biển ngột ngạt dài đằng đẵng, cuối cùng đã đến lúc cập bờ. Nói thật Vệ Lai còn chẳng nhận ra đấy là một ngôi làng — Làng Boko không có thói quen bật đèn, từ trên biển nhìn lại, chỉ thấy một mảng tăm tối mịt mùng, nào có khác gì những vùng hoang vu.
Vệ Lai đưa Sầm Kim trở lại nhà tranh.
Xe van đỗ trước cửa. Trải qua một ngày tàn khốc, đến cả chiếc xe cà tàng này cũng hóa thành căn phòng ấm áp, tất cả vẫn nguyên vẹn. Sầm Kim tính vào nhà, Vệ Lai giữ cô lại, ý bảo chỉ dừng chốc lát: “Không ở đây nữa, lên xe đi.”
Xe chạy khỏi Boko, anh nhờ Sầm Kim đưa túi hành lý cho mình, lục quần áo ra, vừa lái xe vừa mặc vào, vô tình liếc nhìn Sầm Kim trong kính chiếu hậu: “Em không thay đồ à?”
“Mất sạch rồi.”
Cô vốn mang rất ít hành lý, hơn nữa, những thứ hành lý quan trọng, bao gồm cả điện thoại vệ tinh, đều đã bùng cháy theo chiếc ca-nô nọ. Vệ Lai mắng thầm, lôi sơmi của mình trong túi ra thảy cho cô: “Ráng mặc tạm đi.”
Chỗ ngồi phía sau truyền lại tiếng loạt soạt, Vệ Lai bẻ kính chiếu hậu qua không nhìn nữa: “Tôi biết phương hướng đại khái thôi, đêm nay chắc sẽ đến được ngôi làng lớn Santos hay nhắc tới kia — Bên đấy có điện thoại, tôi phải mau chóng liên lạc với phía Nai, bằng không tất cả sẽ đứt đoạn ở đây.”
Sầm Kim ậm ừ đáp: “Tốt.”
Đúng lúc bẻ kính chiếu hậu trở lại, anh thấy cô đang cúi đầu cài nút, vạt áo sơmi phủ chéo lên đùi — Sơmi của anh, cô có thể mặc thành váy đầm rồi.
Vệ Lai đạp chân ga, nhờ cô hỗ trợ quan sát ngoài xe — Chẳng biết ngôi làng được gọi là “lớn” ấy lớn đến mức nào, ngộ nhỡ chỉ loanh quanh phạm vi chừng vài chục hộ thì khả năng bỏ sót sẽ rất cao.
May mắn là không xảy ra — Trong làng có điện thoại, đồng thời còn kéo được điện. Ước chừng sau khi chạy hơn nửa tiếng, Sầm Kim bắt gặp ánh đèn cách đó không xa, kịp thời nhắc anh.
Vệ Lai quay đầu xe lại, chầm chậm chạy vào làng.
Khu này có nhiều hơi thở của xã hội văn minh hơn làng Boko một tẹo: Tuy vẫn còn nhà tranh xiêu vẹo và ít dê thả rông, thi thoảng có thể thấy được vài căn nhà xây bằng gạch bùn. Trên mặt đất bùn rộng lớn, tại nơi sáng sủa nhất là chiếc container cũ kỹ được sửa làm nhà ở, dưới mái hiên có treo bóng đèn. Quanh thân container đã khoét mấy cánh cửa, trên cửa đóng bảng hiệu màu trắng chữ đen, là cơ quan hành chính của làng.
Một cánh cửa ở giữa mở toang, bên trong láo nháo, xôn xao, chẳng ngờ lại có khá nhiều người đang xếp thành hàng dài. Vệ Lai dừng xe, rảo bước đi vào, tất cả đều kinh ngạc nhìn anh.
Sầm Kim cũng tới gần, đứng chờ ngoài cửa.
Hàng người bắt đầu từ một chiếc bàn kê trong góc phòng rồi kéo dài ra. Một anh chàng da đen mặc sơmi trắng đang nói gì đó với người đứng đầu hàng, vừa nhác thấy anh thì hơi sửng sốt.
Vệ Lai trầm giọng hỏi: “Điện thoại ở đâu?”
Người kia buột miệng đáp: “Phòng bên cạnh.”
Vệ Lai không quan tâm anh ta nữa, xoay người đi qua phòng bên. Bấy giờ người kia mới sực tỉnh, vừa lớn tiếng gọi vừa đuổi tới: “Hey! Hey, tôi là cảnh sát!”
Vệ Lai mở bung cửa phòng, kéo dây bật đèn, rồi trở ra đẩy nhẹ Sầm Kim về phía tay cảnh sát kia: “Nói với anh ta, chúng ta là du khách quốc tế bị hải tặc đánh cướp — Em cứ tùy ý sáng tạo nội dung, đừng quấy rầy tôi gọi điện thoại là được.”
Anh khép cửa phòng, chặn mọi âm thanh huyên náo ầm ĩ ngoài cửa.
Không có ai theo vào, loại tình huống này, anh biết Sầm Kim kiểm soát được.
Vệ Lai thở hắt ra, đi đến trước bàn cầm ống nghe lên. Bấm số điện thoại, chờ dài cả cổ, thậm chí còn phải qua một lần chuyển đường dây thủ công. Rốt cuộc đầu kia đã có người nhận.
“Alô?”
Giọng của Nai, không khí Helsinki xa cách đã lâu phả thẳng vào mặt, tựa hồ còn phảng phất một ít buốt giá chưa tan của mùa này.
Vệ Lai nói: “Tôi đây.”
Tác giả :
Vĩ Ngư