Chuyến Tàu 16 Giờ 50
Chương 17
Bác sĩ Quimper vừa kết thúc buổi đi khám bệnh nhân tại các gia đình xong, về đến nhà thì người giúp việc báo có Chánh thanh tra Craddock đến. Vẻ rất mỏi mệt, ông ta ra đón khách. Sau khi mời khách ngồi, viên bác sĩ gieo mình xuống ghế nệm.
- Tôi mệt bã cả người, - ông ta thở dài nói. - Tôi vừa khám cho một phụ nữ, nhưng bà ta gọi quá muộn, bây giờ mới mổ thì đã quá muộn. Mỗi lần gặp phải trường hợp như thế tôi muốn phát điên. Con người ta ở đời thường vừa dũng cảm vừa hèn nhát. Bà bệnh nhân vừa rồi đau, nhưng cố im lặng chịu đựng, chỉ vì bà ta sợ, không dám nhìn thẳng vào sự thật. Trái lại có rất nhiều người mới chỉ khó chịu một chút đã chạy đến tìm tôi, cho rằng họ bị ung thư! Xin lỗi ông thanh tra đã bắt ông nghe những chuyện không đâu. Tại tôi cần giải toả thần kinh mà. Nào, bây giờ xin ông cho biết, tôi giúp gì được cho ông đây, thưa ông thanh tra?
- Trước hết tôi phải cảm ơn bác sĩ đã khuyên tiểu thư Emma Crackenthorpe cho tôi xem lá thư ký tên bà chị dâu đã góa chồng của tiểu thư, vợ góa ông Edmund.
- Chỉ có chuyện đó thôi ạ? Nếu vậy xin nói ngay, việc đến gặp ông thanh tra chỉ là ý muốn của cô ấy. Emma rất băn khoăn chuyện đó và đã định báo cho ông biết, nhưng ngập ngừng mãi chưa quyết. Chủ yếu do mấy anh em trai của cô ấy can.
- Tại sao họ lại can?
Viên bác sĩ nhún vai:
- Có thể họ cho rằng người phụ nữ viết lá thư ấy chính là Martine thật.
- Còn ông, ông có cho người viết lá thư đó là của Martine thật không?
- Tôi không biết. Nhưng tôi cho rằng có thể là một phụ nữ tình cờ biết được câu chuyện về người vợ góa của ông con trai cả trong gia đình, thế là định lợi dụng. Nhưng bà ta đã lầm lớn, bởi Emma đâu có dễ dàng tiếp một bà chị dâu chưa hề gặp mặt mà không cảnh giác.
- Tôi cũng tin như thế. Nhưng hôm nay tôi đến gặp bác sĩ để hỏi chuyện khác. Tôi nghe nói, mới gần đây thôi, vào dịp lễ Noel, cụ Luther Crackenthorpe bị ốm rất nặng…
- Đúng thế, - viên bác sĩ nói.
Vẻ mặt ông ta đanh lại.
Chánh thanh tra Craddock do dự một lát rồi mới nói:
- Vấn đề tế nhị, nhất là khi hỏi chuyện vị bác sĩ gia đình. Cụ Luther Crackenthorpe luôn miệng khoe cụ rất khoẻ, còn bảo đến khi các con của cụ đã chết hết, cụ vẫn còn sống. Cụ luôn nói về ông, thưa bác sĩ… Xin lỗi bác sĩ…
Quimper mỉm cười:
- Xin ông thanh tra đừng ngại! Tôi đã quen với kiểu ăn nói và suy nghĩ của bệnh nhân!
- Cụ bảo rằng ông nghi có kẻ bỏ thuốc độc cho cụ.
- Làm gì có chuyện đó! Một bác sĩ đâu lại dám hồ đồ phát biểu như vậy khi chưa có xét nghiệm đích xác?
- Tôi muốn ông nói thật với tôi, quả lúc nào đó ông thoáng có ý nghĩ cụ bị đầu độc không?
- Cụ Crackenthorpe đã quen với chế độ ăn đạm bạc. Nhưng vì ngày lễ, cô Emma làm quá nhiều món cầu kỳ khiến cụ bị viêm ruột. Chỉ vậy thôi. Có điều viêm ruột lần đó hơi nặng một cách không bình thường.
Thanh tra Craddock vẫn gặng hỏi:
- Bác sĩ thấy có triệu chứng gì khiến ông nghĩ đến cụ bị đầu độc không?
Bác sĩ nhìn mắt viên thanh tra một lát rồi mới đáp:
- Thật ra tôi thoáng có ý nghĩ đó. Bây giờ ông thanh tra thoả mãn chứ?
- Cụ thể bác sĩ thấy hiện tượng thế nào?
- Mỗi bệnh nhân bị viêm ruột có biểu hiện khác nhau, tuy nhiên trong trường hợp này tôi thấy hơi khác, không có vẻ là một ca viêm ruột bình thường, như thế có hiện tượng ngộ độc arsenic. Tuy nhiên đấy mới là phỏng đoán, chưa có gì bảo đảm. Và thầy thuốc rất có thể lầm.
- Kết luận cuối cùng của bác sĩ là thế nào?
- Tôi thấy nghi ngờ của tôi là sai, vì cụ Crackenthorpe cho biết, kiểu đau này của cụ không phải lần đầu và cụ thấy thường bị đau như thế mỗi khi ăn một bữa quá nhiều chất bổ.
- Bữa ăn thịnh soạn là do có khách về thăm.
- Đúng thế, một bữa thết đãi khách khứa.
Bác sĩ Quimper nói thêm:
- Tôi đã nghi ngờ sai. Thậm chí tôi cẩn thận, đã viết thư hỏi ý kiến ông bác sĩ cũ của cụ…
- Và ông bác sĩ kia trả lời ra sao?
- Bác sĩ Morris mắng cho tôi một chập, bảo rằng tôi điên. Đấy là hiện tượng bình thường của cụ Crackenthorpe, mỗi khi ăn một bữa quá thịnh soạn. Tóm lại, không làm gì có chuyện đầu độc.
Viên Chánh thanh tra tỏ vẻ băn khoăn:
- Tôi xin nói thẳng với bác sĩ, có những người muốn cụ Luther Crackenthorpe chết để sớm được hưởng phần tài sản thừa kế. Bởi nếu cứ để yên, cụ rất có thể sống đến chín mươi tuổi, thậm chí hơn nữa!
- Dễ thế lắm, vì cụ rất giữ gìn và tim của cụ còn rất tốt .
- Trong khi đó các con cụ đang rất cần tiền…
- Tôi hiểu, nhưng xin ông loại cô Emma ra. Vì hiện tượng viêm ruột kia thường chỉ xảy ra khi nhà có khách. Còn khi chỉ có cô Emma thì không thấy cụ có hiện tượng gì đặc biệt hết.
“Chà, ông ta tránh cho cô ta”, viên thanh tra thầm nghĩ.
Thấy Craddock không nói gì, bác sĩ Quimper chăm chú quan sát ông.
Craddock nói tiếp:
- Tất nhiên tôi không rành về chuyên môn, nhưng như thế rất có thể kẻ nào đã cho arsenic vào thức ăn cho cụ, may mà cụ có sức đề kháng tốt nên qua khỏi được.
- Thông thường muốn đầu độc để khỏi để lộ, kẻ giết người dùng mỗi lần một liều arsenic nhỏ, để nạn nhân quỵ dần. Nhưng cụ Crackenthorpe không có hiện tượng viêm ruột mãn tính. Riêng lần này liều chất độc lớn hơn, may mà cụ qua khỏi. Có thể có hai nguyên nhân, một là sức cưỡng lại của cơ thể cụ rất tốt, có thể do thủ phạm dùng liều tuy lớn hơn những lần trước, nhưng vẫn còn nhỏ. Nhưng sao y không dùng một liều lớn hơn?
Thấy viên thanh tra không trả lời, bác sĩ Quimper nói thêm:
- Xin ông thanh tra nhớ cho rằng giả thiết vừa rồi có nghĩa phải có kẻ âm mưu giết cụ. Nhưng điểm tất cả những người con của cụ, không có ai có khả năng như thế. Cho nên tôi nghĩ, có thể kết luận tôi đã tưởng tượng, thật ra không có chuyện đầu độc.
- Vấn đề lạ đấy, - Chánh thanh tra Craddock kết luận. - Cuối cùng đâm thành không có nghĩa gì hết.
- Ông thanh tra!
Tiếng gọi làm Craddock giật mình, lúc ông đang chuẩn bị giật dây chuông ở cổng dinh cơ Rutherford Hall. Quay đầu lại, ông thấy Alexander cùng đứa bạn Stoddard West đi trong bóng râm ra.
Cậu con trai của Bryan East nói khẽ:
- Cháu nghe thấy tiếng ôtô của ông! Chúng cháu có chuyện muốn nói với ông.
- Vậy hai cậu đi theo tôi vào nhà!
Viên Chánh thanh tra định giật dây chuông thì Alexander níu vạt áo ông, ngăn lại:
- Chúng cháu tìm được một vật chứng! - cậu ta hổn hển nói.
“Chỉ tại cái cô Lucy với những mảnh giấy chết tiệt của cô ta! Craddock thầm nghĩ, nhưng ông cố nén lại.
- Tốt lắm, - ông đáp, - Vào nhà với tôi rồi kể tôi nghe.
- Không! - cậu bé nói. - Vào nhà thế nào cũng có người cản trở. Xin ông đi với chúng cháu vào nhà thắng ngựa. Để cháu dẫn ông đi.
Viên Chánh thanh tra miễn cưỡng đi theo hai cậu ra khu chuồng ngựa. Stoddard mở một cánh cửa rất nặng, lần mò trong bóng tối: cậu ta bấm một ngọn đèn pin đã yếu. Xưa kia đây là một nơi sạch sẽ xứng đáng với thời Nữ hoàng Victoria thì nay chỉ còn là một cái kho chưa những thứ bỏ đi thảm hại đủ loại.
- Chúng cháu rất hay vào đây, - Alexander nói. - Chỗ này tuyệt đối an toàn.
Đôi mắt hiếu kỳ sau cặp kính cận của Stoddard ánh lên, cậu ta reo to:
- Đúng là một tài liệu quan trọng, chúng cháu mới phát hiện ra chiều nay!
- Chắc chắn ông phải phục chúng cháu lắm!
Không thứ gì có thể lọt được mắt chúng cháu. Chúng cháu lục hết các thùng rác, các hốc cây nhé!…
- Chúng cháu moi được tài liệu này trong đống giấy lộn bác trông vườn thu lại, định cho vào lò đun nước để đốt…
- Trong đống giấy lộn ở lò đun nước? - Craddock ngạc nhiên.
Viên Chánh thanh tra ngạc nhiên là phải, vì Lucy nói đã bỏ mảnh giấy cô viết vào chuồng lợn kia mà.
Alexander ra lệnh cho bạn:
- Tháo găng tay ra!
Stoddard thận trọng tháo găng, lấy ra một mảnh giấy cuộn lại cẩn thận, rồi mở ra.
Đó là một chiếc phong bì đã bị vò nhàu. Cậu bé đưa viên thanh tra
Craddock cầm lấy đọc địa chỉ ghi ngoài: Gửi bà Martine Crackenthorpe, số nhà 126 phố Elvers, London N.10. Bên trong không có gì.
Alexander đã liến thoắng:
- Nghĩa là bác ấy đã đến đây. Là cháu nói đến bác người Pháp, vợ bác Edmund đã chết ấy. Mọi người đang đau đầu về bác ấy. Như vậy tức là bác ấy đã đến đây và đánh rơi chiếc phong bì này ngoài vườn, khiến bác trông vườn nhặt được định đốt cùng với số giấy lộn khác.
Stoddard bổ sung:
- Như vậy tức là tử thi trong cỗ quan tài cổ kia chính là của bà ấy rồi!
- Cũng có thể là như thế, - viên Chánh thanh tra nói, có lẽ cốt để hai đứa trẻ khỏi thất vọng.
Nhưng quả thật, chiếc phong bì này cũng làm ông suy nghĩ.
- Vậy là chúng cháu đã lập được một chiến công lớn, trước khi rời khỏi dinh cơ Rutherford Hall.
- Các cháu sắp đi đâu à? - Craddock hỏi, làm ra bộ chưa biết.
Alexander nói:
- Đúng thế! Mai chúng cháu đến nhà bạn Stoddard thăm cha mẹ bạn ấy ít ngày rồi tựu trường… Nhà bạn ấy vĩ đại lắm nhé! Xây từ thời Nữ hoàng Anne kia đấy.
- Không phải đâu! - Stoddard cãi.
- Thì mẹ cậu nói với mình mà lại.
- Mẹ mình là người gốc Pháp, không biết gì về kiến trúc Anh đâu.
Trong lúc đó, Chánh thanh tra Craddock vẫn trầm ngâm ngắm chiếc phong bì. Không thể của Lucy viết, vì có cả dấu bưu điện kia mà. Nhưng sao chỉ có phong bì, còn thư bên trong đâu? Nhưng chợt nhớ ra hai đứa trẻ đang chờ ý kiến của mình, viên thanh tra bỏ chiếc phong bì vào túi, nói:
- Các cháu đã giúp cảnh sát được một việc cực kỳ quan trọng đấy!
- Tôi mệt bã cả người, - ông ta thở dài nói. - Tôi vừa khám cho một phụ nữ, nhưng bà ta gọi quá muộn, bây giờ mới mổ thì đã quá muộn. Mỗi lần gặp phải trường hợp như thế tôi muốn phát điên. Con người ta ở đời thường vừa dũng cảm vừa hèn nhát. Bà bệnh nhân vừa rồi đau, nhưng cố im lặng chịu đựng, chỉ vì bà ta sợ, không dám nhìn thẳng vào sự thật. Trái lại có rất nhiều người mới chỉ khó chịu một chút đã chạy đến tìm tôi, cho rằng họ bị ung thư! Xin lỗi ông thanh tra đã bắt ông nghe những chuyện không đâu. Tại tôi cần giải toả thần kinh mà. Nào, bây giờ xin ông cho biết, tôi giúp gì được cho ông đây, thưa ông thanh tra?
- Trước hết tôi phải cảm ơn bác sĩ đã khuyên tiểu thư Emma Crackenthorpe cho tôi xem lá thư ký tên bà chị dâu đã góa chồng của tiểu thư, vợ góa ông Edmund.
- Chỉ có chuyện đó thôi ạ? Nếu vậy xin nói ngay, việc đến gặp ông thanh tra chỉ là ý muốn của cô ấy. Emma rất băn khoăn chuyện đó và đã định báo cho ông biết, nhưng ngập ngừng mãi chưa quyết. Chủ yếu do mấy anh em trai của cô ấy can.
- Tại sao họ lại can?
Viên bác sĩ nhún vai:
- Có thể họ cho rằng người phụ nữ viết lá thư ấy chính là Martine thật.
- Còn ông, ông có cho người viết lá thư đó là của Martine thật không?
- Tôi không biết. Nhưng tôi cho rằng có thể là một phụ nữ tình cờ biết được câu chuyện về người vợ góa của ông con trai cả trong gia đình, thế là định lợi dụng. Nhưng bà ta đã lầm lớn, bởi Emma đâu có dễ dàng tiếp một bà chị dâu chưa hề gặp mặt mà không cảnh giác.
- Tôi cũng tin như thế. Nhưng hôm nay tôi đến gặp bác sĩ để hỏi chuyện khác. Tôi nghe nói, mới gần đây thôi, vào dịp lễ Noel, cụ Luther Crackenthorpe bị ốm rất nặng…
- Đúng thế, - viên bác sĩ nói.
Vẻ mặt ông ta đanh lại.
Chánh thanh tra Craddock do dự một lát rồi mới nói:
- Vấn đề tế nhị, nhất là khi hỏi chuyện vị bác sĩ gia đình. Cụ Luther Crackenthorpe luôn miệng khoe cụ rất khoẻ, còn bảo đến khi các con của cụ đã chết hết, cụ vẫn còn sống. Cụ luôn nói về ông, thưa bác sĩ… Xin lỗi bác sĩ…
Quimper mỉm cười:
- Xin ông thanh tra đừng ngại! Tôi đã quen với kiểu ăn nói và suy nghĩ của bệnh nhân!
- Cụ bảo rằng ông nghi có kẻ bỏ thuốc độc cho cụ.
- Làm gì có chuyện đó! Một bác sĩ đâu lại dám hồ đồ phát biểu như vậy khi chưa có xét nghiệm đích xác?
- Tôi muốn ông nói thật với tôi, quả lúc nào đó ông thoáng có ý nghĩ cụ bị đầu độc không?
- Cụ Crackenthorpe đã quen với chế độ ăn đạm bạc. Nhưng vì ngày lễ, cô Emma làm quá nhiều món cầu kỳ khiến cụ bị viêm ruột. Chỉ vậy thôi. Có điều viêm ruột lần đó hơi nặng một cách không bình thường.
Thanh tra Craddock vẫn gặng hỏi:
- Bác sĩ thấy có triệu chứng gì khiến ông nghĩ đến cụ bị đầu độc không?
Bác sĩ nhìn mắt viên thanh tra một lát rồi mới đáp:
- Thật ra tôi thoáng có ý nghĩ đó. Bây giờ ông thanh tra thoả mãn chứ?
- Cụ thể bác sĩ thấy hiện tượng thế nào?
- Mỗi bệnh nhân bị viêm ruột có biểu hiện khác nhau, tuy nhiên trong trường hợp này tôi thấy hơi khác, không có vẻ là một ca viêm ruột bình thường, như thế có hiện tượng ngộ độc arsenic. Tuy nhiên đấy mới là phỏng đoán, chưa có gì bảo đảm. Và thầy thuốc rất có thể lầm.
- Kết luận cuối cùng của bác sĩ là thế nào?
- Tôi thấy nghi ngờ của tôi là sai, vì cụ Crackenthorpe cho biết, kiểu đau này của cụ không phải lần đầu và cụ thấy thường bị đau như thế mỗi khi ăn một bữa quá nhiều chất bổ.
- Bữa ăn thịnh soạn là do có khách về thăm.
- Đúng thế, một bữa thết đãi khách khứa.
Bác sĩ Quimper nói thêm:
- Tôi đã nghi ngờ sai. Thậm chí tôi cẩn thận, đã viết thư hỏi ý kiến ông bác sĩ cũ của cụ…
- Và ông bác sĩ kia trả lời ra sao?
- Bác sĩ Morris mắng cho tôi một chập, bảo rằng tôi điên. Đấy là hiện tượng bình thường của cụ Crackenthorpe, mỗi khi ăn một bữa quá thịnh soạn. Tóm lại, không làm gì có chuyện đầu độc.
Viên Chánh thanh tra tỏ vẻ băn khoăn:
- Tôi xin nói thẳng với bác sĩ, có những người muốn cụ Luther Crackenthorpe chết để sớm được hưởng phần tài sản thừa kế. Bởi nếu cứ để yên, cụ rất có thể sống đến chín mươi tuổi, thậm chí hơn nữa!
- Dễ thế lắm, vì cụ rất giữ gìn và tim của cụ còn rất tốt .
- Trong khi đó các con cụ đang rất cần tiền…
- Tôi hiểu, nhưng xin ông loại cô Emma ra. Vì hiện tượng viêm ruột kia thường chỉ xảy ra khi nhà có khách. Còn khi chỉ có cô Emma thì không thấy cụ có hiện tượng gì đặc biệt hết.
“Chà, ông ta tránh cho cô ta”, viên thanh tra thầm nghĩ.
Thấy Craddock không nói gì, bác sĩ Quimper chăm chú quan sát ông.
Craddock nói tiếp:
- Tất nhiên tôi không rành về chuyên môn, nhưng như thế rất có thể kẻ nào đã cho arsenic vào thức ăn cho cụ, may mà cụ có sức đề kháng tốt nên qua khỏi được.
- Thông thường muốn đầu độc để khỏi để lộ, kẻ giết người dùng mỗi lần một liều arsenic nhỏ, để nạn nhân quỵ dần. Nhưng cụ Crackenthorpe không có hiện tượng viêm ruột mãn tính. Riêng lần này liều chất độc lớn hơn, may mà cụ qua khỏi. Có thể có hai nguyên nhân, một là sức cưỡng lại của cơ thể cụ rất tốt, có thể do thủ phạm dùng liều tuy lớn hơn những lần trước, nhưng vẫn còn nhỏ. Nhưng sao y không dùng một liều lớn hơn?
Thấy viên thanh tra không trả lời, bác sĩ Quimper nói thêm:
- Xin ông thanh tra nhớ cho rằng giả thiết vừa rồi có nghĩa phải có kẻ âm mưu giết cụ. Nhưng điểm tất cả những người con của cụ, không có ai có khả năng như thế. Cho nên tôi nghĩ, có thể kết luận tôi đã tưởng tượng, thật ra không có chuyện đầu độc.
- Vấn đề lạ đấy, - Chánh thanh tra Craddock kết luận. - Cuối cùng đâm thành không có nghĩa gì hết.
- Ông thanh tra!
Tiếng gọi làm Craddock giật mình, lúc ông đang chuẩn bị giật dây chuông ở cổng dinh cơ Rutherford Hall. Quay đầu lại, ông thấy Alexander cùng đứa bạn Stoddard West đi trong bóng râm ra.
Cậu con trai của Bryan East nói khẽ:
- Cháu nghe thấy tiếng ôtô của ông! Chúng cháu có chuyện muốn nói với ông.
- Vậy hai cậu đi theo tôi vào nhà!
Viên Chánh thanh tra định giật dây chuông thì Alexander níu vạt áo ông, ngăn lại:
- Chúng cháu tìm được một vật chứng! - cậu ta hổn hển nói.
“Chỉ tại cái cô Lucy với những mảnh giấy chết tiệt của cô ta! Craddock thầm nghĩ, nhưng ông cố nén lại.
- Tốt lắm, - ông đáp, - Vào nhà với tôi rồi kể tôi nghe.
- Không! - cậu bé nói. - Vào nhà thế nào cũng có người cản trở. Xin ông đi với chúng cháu vào nhà thắng ngựa. Để cháu dẫn ông đi.
Viên Chánh thanh tra miễn cưỡng đi theo hai cậu ra khu chuồng ngựa. Stoddard mở một cánh cửa rất nặng, lần mò trong bóng tối: cậu ta bấm một ngọn đèn pin đã yếu. Xưa kia đây là một nơi sạch sẽ xứng đáng với thời Nữ hoàng Victoria thì nay chỉ còn là một cái kho chưa những thứ bỏ đi thảm hại đủ loại.
- Chúng cháu rất hay vào đây, - Alexander nói. - Chỗ này tuyệt đối an toàn.
Đôi mắt hiếu kỳ sau cặp kính cận của Stoddard ánh lên, cậu ta reo to:
- Đúng là một tài liệu quan trọng, chúng cháu mới phát hiện ra chiều nay!
- Chắc chắn ông phải phục chúng cháu lắm!
Không thứ gì có thể lọt được mắt chúng cháu. Chúng cháu lục hết các thùng rác, các hốc cây nhé!…
- Chúng cháu moi được tài liệu này trong đống giấy lộn bác trông vườn thu lại, định cho vào lò đun nước để đốt…
- Trong đống giấy lộn ở lò đun nước? - Craddock ngạc nhiên.
Viên Chánh thanh tra ngạc nhiên là phải, vì Lucy nói đã bỏ mảnh giấy cô viết vào chuồng lợn kia mà.
Alexander ra lệnh cho bạn:
- Tháo găng tay ra!
Stoddard thận trọng tháo găng, lấy ra một mảnh giấy cuộn lại cẩn thận, rồi mở ra.
Đó là một chiếc phong bì đã bị vò nhàu. Cậu bé đưa viên thanh tra
Craddock cầm lấy đọc địa chỉ ghi ngoài: Gửi bà Martine Crackenthorpe, số nhà 126 phố Elvers, London N.10. Bên trong không có gì.
Alexander đã liến thoắng:
- Nghĩa là bác ấy đã đến đây. Là cháu nói đến bác người Pháp, vợ bác Edmund đã chết ấy. Mọi người đang đau đầu về bác ấy. Như vậy tức là bác ấy đã đến đây và đánh rơi chiếc phong bì này ngoài vườn, khiến bác trông vườn nhặt được định đốt cùng với số giấy lộn khác.
Stoddard bổ sung:
- Như vậy tức là tử thi trong cỗ quan tài cổ kia chính là của bà ấy rồi!
- Cũng có thể là như thế, - viên Chánh thanh tra nói, có lẽ cốt để hai đứa trẻ khỏi thất vọng.
Nhưng quả thật, chiếc phong bì này cũng làm ông suy nghĩ.
- Vậy là chúng cháu đã lập được một chiến công lớn, trước khi rời khỏi dinh cơ Rutherford Hall.
- Các cháu sắp đi đâu à? - Craddock hỏi, làm ra bộ chưa biết.
Alexander nói:
- Đúng thế! Mai chúng cháu đến nhà bạn Stoddard thăm cha mẹ bạn ấy ít ngày rồi tựu trường… Nhà bạn ấy vĩ đại lắm nhé! Xây từ thời Nữ hoàng Anne kia đấy.
- Không phải đâu! - Stoddard cãi.
- Thì mẹ cậu nói với mình mà lại.
- Mẹ mình là người gốc Pháp, không biết gì về kiến trúc Anh đâu.
Trong lúc đó, Chánh thanh tra Craddock vẫn trầm ngâm ngắm chiếc phong bì. Không thể của Lucy viết, vì có cả dấu bưu điện kia mà. Nhưng sao chỉ có phong bì, còn thư bên trong đâu? Nhưng chợt nhớ ra hai đứa trẻ đang chờ ý kiến của mình, viên thanh tra bỏ chiếc phong bì vào túi, nói:
- Các cháu đã giúp cảnh sát được một việc cực kỳ quan trọng đấy!
Tác giả :
Agatha Christie