Chuyện Ở Nông Trại (Animal Farm)
Chương 6
Suốt năm ấy lũ súc vật làm quần quật như nô lệ. Nhưng chúng làm việc hào hứng, không tiếc công sức, chẳng so bì thiệt hơn, bởi con nào cũng hiểu mọi việc mình làm là để cho chính mình cùng là để cho hậu thế sau này, chứ không phải cho một đám con người lười nhác, trộm cắp.
Từ mùa xuân sang mùa hè, chúng làm việc tuần sáu tư tiếng; sang tháng Tám, Nã Phá Luân thông báo xếp thêm việc cả chiều Chủ nhật. Việc Chủ nhật chính là tự nguyện, nhưng ai vắng mặt sẽ bị cắt nửa khẩu phần. Đã đến thế mà một số đầu việc vẫn phải bỏ dở. Vụ gặt có phần kém thắng lợi so với năm ngoái, và có hai mảnh ruộng lẽ ra phải gieo hạt rau củ từ đầu hè thì lại không gieo, vì chưa cày xong kịp. Có thể thấy trước mùa đông tới đây sẽ cực nhọc.
Cái cối xay cũng thêm nhiều trở ngại không ngờ. Trong địa bàn trại có một mỏ đá vôi khá dồi dào, lại tìm được rất nhiều cát và xi măng trong một căn nhà phụ, cho nên vật liệu xây dựng đều đã sẵn. Nhưng thử thách mà mới đầu lũ súc vật không giải quyết nổi là làm sao đập vỡ đá thành những mảnh vừa cỡ. Xem ra không dung xà beng cuốc chim thì không xong, mà mấy món đó khong còn nào dung được vì không đứng được trên chân sau. Phải mất vài tuần vất vả công tọi, mới có con nảy ra sáng kiến lợi dụng trọng lực. Đá tẳng nằm rải rác khắp lòng mỏ, lớn quá cỡ không dung đọc vào việc gì. Lũ súc vật buộc chão xung quanh, rồi dô ta hợp lực, bò, ngựa, cừu, bất cứ con vật nào tóm được dây – cả lợn cũng thỉnh thoảng góp sức những lúc cấp bách – chúng lôi hòn đá, chậm rì rì đến phát chán, theo sườn dốc lên đầu mỏ đá, rồi đầy nhào qua mép cho rơi vỡ tan tành. Một khi đá đã vỡ thì vận chuyển chúng là việc tương đối đơn giản. Cặp ngựa chở đi từng xe đầy, bầy cừu tha đi từng viên nhỏ, ngay Muriel và Benjamin cũng tự thắng vào cổ xe kéo nhỏ rồi chở giúp mấy chuyến. Đến cuối hè, đá đã trữ được kha khá, và giai đoạn xây cất bắt đầu dưới sự giám sát của đàn lợn.
Nhưng công việc thật chạm chạp và cực nhọc. Lôi được một tảng đá lên nóc mỏ cũng mất cả ngày rã lung chùn gối, mà lắm khi nhiều tảng đẩy rơi xuống lại không chịu vỡ ra. Chúng chắc đã chẳng làm được gì nếu không có Đấu Sĩ, sức nó như bằng cả trại gộp lại. Cứ khi nào tẳng đá trượt đi, làm lũ súc vật hét lên thất vọng vì bị kéo tuột xuống dốc, lại chính Đấu Sĩ trì người, giằng dây, giữ hòn đá dừng lại. Nhìn nó nai lưng nhích từng phân lên dốc, hơi thở dồn dập, đầu móng bới đất, hai bên sườn dung mãnh bết lại vì mồ hôi, lũ súc vật lòng đầy kính phục. Thỉnh thoảng Cỏ Ba Lá nhắc nó đừng quá sức, nhưng Đấu Sĩ chẳng hề nghe. Hai khẩu hiệu “Tôi sẽ gắng sức hơn nữa” và “Nã Phá Luân lúc nào cũng đúng” xem ra đã đủ làm kim chỉ nam cho nó trong mọi vấn đề. Nó đã thỏa thuận với gà trống, sáng ra gọi nó sớm bốn lăm phút chứ không phải nửa tiếng nữa. Và hễ rảnh rang phút nào, dù nay chẳng còn mấy, nó lại một mình ra mỏ đá, xếp một xe đá vụn, tự kéo ra địa điểm xây cối xay mà chẳng cần ai giúp.
Hè năm ấy lũ súc vật cũng không đến nỗi khó sống, dù công việc có nặng nhọc. Nếu không ăn uống no đủ hơn thời Jones, ít ra chúng cũng không đói hơn. Cái lợi của việc chỉ phải nuôi thân mình, không phải đèo thêm năm con người hoang phí nữa, lớn đến nỗi vài thất bại lẻ tẻ chẳng thể ảnh hưởng gì được. Chưa kể về nhiều mặt, phương pháp của chúng lại hiệu quả và năng suất hơn. Những loại việc như nhổ cỏ chẳng hạn, chúng có thể làm kỹ đến mức con người có mơ cũng không được. Thêm nữa, vì không còn con vật nào ăn cắp, nên giờ không cần rào giậu ngăn đất canh tác nữa, bớt được khá nhiều công sức chăm nom cổng và hàng giậu. Nhưng rồi, khi hè trôi đi, nạn khan hiếm bắt đầu ngóc đầu lên ở nhiều mặt không lường được. Dầu hỏa thiếu, đinh thiếu, dây, bánh quy cho chó, sắt rèn móng ngựa cũng thiếu, toàn những thứ không thể làm ra ngay trong trại. Về sau rồi sẽ cần cả hạt giống và phân bón tổng hợp, chưa kể đủ thứ công cụ, và sau rốt, sẽ cần máy móc cho cối xay. Những thứ đó sẽ kiếm đâu ra, chưa có ai nghĩ ra được.
Một sáng Chủ nhật khi các con vật họp mặt nhận chỉ thị, Nã Phá Luân thông báo rằng nó vừa thông qua một chính sách mới. Từ nay trở đi, Trại Súc Vật sẽ trao đổi buôn bán với các trại láng giềng, tất nhiên không nhằm mục đích thương mại mà chỉ là để có được những vật liệu đặc biệt đang cần gấp. Kế hoạch xây cối xay phải đặt lên trên tất thảy mọi thứ, nó nói. Vì thế, nó đang thỏa thuận bán một đụn cỏ khô cùng một phần vụ lúa mì năm nay, và sau này, nếu vẫn cần thêm tiền, sẽ phải bán trứng mà đắp vào, chợ Willingdon không bao giờ sợ thiếu mối. Các gà mái, Nã Phá Luân nói, nên hoan nghênh sự hy sinh ấy, coi đó là cống hiến đặc biệt của mình cho công trình xây dựng cối xay gió.
Một lần nữa lũ súc vật lại thấy lờ mờ bứt rứt. Không được giao dịch với con người, không được trao đổi buôn bán, không được dùng đến tiền bạc – chẳng phải đấy đều là những nghị quyết sớm nhất, thông qua trong kỳ Đại hội toàn thắng đầu tiên ngay sau khi Jones bị trục xuất ư? Mỗi con vật đều nhớ đã thông qua những nghị quyết ấy hay ít nhất chúng nghĩ là mình nhớ. Bốn lợn trẻ đã phản kháng hôm Nã Phá Luân bãi bỏ việc họp Đại hội bèn rụt rè cất tiếng, nhưng chúng lập tức ngậm miệng khi thấy đàn chó gừ lên dữ tợn. Rồi cũng như thường lệ, đàn cừu rộ lên “Bốn chân tốt, hai chân xấu!” và khoảnh khắc lúng túng êm thấm trôi qua. Cuối cùng, Nã Phá Luân giơ móng đề nghị trật tự rồi tuyên bố nó đã thu xếp xong hết rồi. Sẽ không có con vật nào phải giáp mặt con người, một việc hiển nhiên là không một ai muốn làm. Nó định sẽ tự mình nhận lãnh cái gánh nặng đó. Một ông Whymper nào đó, thầy cò ở Willingdon, đã nhận lời làm trung gian giữa Trại Súc Vật và thế giới bên ngoài, mỗi sáng thứ Hai sẽ tới trại nhận các yêu cầu. Nã Phá Luân kết thúc bài nói bằng tiếng hô lớn “Trại Súc Vật muôn năm!” như thường lệ, và lũ súc vật hát xong Súc vật Anh quốc thì giải tán.
Sau đó, Mồm Loa lại đi một vòng quanh trại, vỗ về trấn an các con vật. Nó cam đoan với chúng rằng việc trao đổi buôn bán hay dùng tiền bạc chưa bao giờ thông qua thành nghị quyết cả, thậm chí chưa bao giờ được đề xuất nữa. Tất cả chỉ rặt tưởng tượng, lần đầu mối dễ có khi còn ra tên Tuyết Cầu nói trí nói trả cũng nên. Vài con vật còn thoáng băn khoăn, nhưng Mồm Loa ranh mãnh hỏi: “Các đồng chí có chắc đấy không phải chuyện các đồng chí nằm mơ thấy không? Các đồng chí có gì làm bằng cho cái nghị quyết đó không? Có chỗ nào ghi chép lại không?” Và vì chắc chắn chẳng bao giờ ghi lại thành văn chuyện gì như thế, lũ súc vật bằng lòng tin rằng chúng đã nhớ nhầm.
Mỗi sáng thứ Hai ông Whymper đều ghé qua trại như giao ước. Đấy là một người nhỏ thó, mặt mũi láu cá, tóc mai chạy xuống cằm, tiếng là thầy cò nhưng chỉ làm những vụ bé con, tuy nhiên cũng đủ nhạy bén mà đánh hơi trước tất cả đồng nghiệp là Trại Súc Vật rồi sẽ cần có môi giới, mà khoản hoa hồng rồi sẽ đáng đồng tiền bát gạo. Lũ súc vật theo dõi ông ta đến rồi đi, e dè sợ hãi, tránh đường càng kỹ càng hay. Nhưng sao đi nữa, cảnh Nã Phá Luân đứng bốn chân ra lệnh cho Whymper đứng hai chân cũng khiến chúng hãnh diện, xoa dịu phần nào nỗi bứt rứt của chúng trước tình thế mới. Quan hệ của trại với con người lúc này không còn hẳn như trước. Đám người không vì Trại Súc Vật đã phát đạt lên mà bớt ghét đi, trái lại còn ghét thậm tệ hơn nữa. Mỗi con người đều tin như tin sấm rằng chẳng sớm thì muộn trại ấy sẽ sạt nghiệp, và trên hết, rằng cái cối xay rồi sẽ đi tong. Tụ tập trong các quán rượu, bọn họ chứng minh cho nhau nghe, vẽ ra đủ thứ sơ đồ, rằng cái cối xay thế nào cũng đổ, hoặc có đứng được thì cũng chẳng đời nào chạy nổi. Nhưng dù trái ý muốn, họ vẫn nảy sinh đôi chút nể phục khi thấy lũ súc vật điều hành việc làm ăn của chúng đâu ra đấy. Một biểu hiện rõ ràng là họ bắt đầu gọi Trại Súc Vật là Trại Súc Vật, không giả vờ nó vẫn mang tên Trại Nông Trang nữa. Họ cũng đã bỏ rơi Jones, ông này đã thôi hy vọng lấy lại trại mà chuyển đi sống ở nơi khác trong hạt. Trừ Whymper ra, Trại Súc Vật chưa có liên hệ nào với thế giới bên ngoài, nhưng vẫn luôn có tin đồn là Nã Phá Luân sắp đi đến một thỏa thuận làm ăn cụ thế, hoặc với Pilkington chủ trại Rừng Cáo, hoặc với Frederick chủ trại Đồng Chôm – tuy có thẻ để ý thấy là không bao giờ với cả hai cùng lúc.
Chính vào độ nay đàn lợn đột nhiên dọn vào ngôi nhà chủ và lấy đó làm nhà ở. Lần này nữa, lũ súc vật mang máng nhớ đã có một nghị quyết cấm làm thế từ những ngày đầu, và lần này nữa Mồm Loa lại thuyết phục tất cả rằng chuyện đâu phải như thế. Nhất thiết là đàn lợn, nó nói, vì là bộ não của cả trại, càn có một nơi yên tĩnh để làm việc. Mà để xứng với phẩm giá của Lãnh tụ (vì gần đây nó đã thành thói quen tôn xưng Nã Phá Luân là “Lãnh tụ”) thì sống trong nhà hợp lẽ hơn là trong cái chuồng lợn rách. Tuy thế, vài con vật vẫn băn khoăn ghê gớm khi biết đàn lợn không chỉ ăn trong bếp, giải trí trong phòng khách, mà còn ngủ trên giường. Đấu Sĩ cho qua, như thường lệ, nhờ câu “Nã Phá Luân lúc nào cũng đúng!” nhưng Cỏ Ba Lá nghĩ mình nhớ đã có luật tuyệt đối cấm ngủ giường, bèn ra sau nhà kho, cố đánh vần Bảy Điều Răn ghi trên tường. Sau một hồi chỉ nhận được mặt vài chữ, nó đi gọi Muriel.
“Này bác Muriel,” nó hỏi, “bác đọc cho tôi Điều Răn Thứ Tư với. Chẳng phải ghi là không được ngủ trên giường hay gì đó à?”
Muriel chật vật một lúc cũng đọc ra.
“Ở đây ghi là, ‘Không con vật nào được ngủ trên giường trải ga,’” dê nói khi đọc xong.
Lạ một nỗi, Cỏ Ba Lá chẳng hề nhớ Điều Răn Thứ Tư có nói đến ga giường, nhưng tường đã ghi vậy thì chắc phải là vậy. Và Mồm Loa, lúc ấy tình cơ đi ngang, theo sau có hai ba con chó, đã kịp chỉnh lại cách nhìn vấn đề cho đúng.
“Như vậy là các đồng chí đã nghe,” nó nói, “rằng họ lợn chúng tôi bây giờ ngủ trên giường trong nhà chủ à? Như vậy thì đã làm sao? Hẳn nhiên không phải là các đồng chí đã tưởng tượng rằng từng có luật nào cấm ngủ giường chứ? Giường chỉ có nghĩa là nơi để ngủ thôi. Nói thẳng ra thì ổ rơm tàu ngựa cũng là giường chứ sao. Điều luật chỉ cấm trải ga, vì đấy là phát minh của bọn người. Chúng tôi đã tháo hết ga giường trong nhà chính, chỉ trải chăn đắp chăn ngủ thôi. Và quả là giường êm lưng ra trò! Nhưng cũng không êm quá mức cần thiết đâu, tôi bảo đảm với các đồng chí đấy, ngày nào chúng tôi cũng phải lao động chất xám mà lị. Các đồng chí không muốn tước mất phút nghỉ ngơi của chúng tôi, đúng không? Không nỡ để chúng tôi vì mệt mỏi mà không làm tròn bổn phận chứ? Hẳn là không đồng chí nào mong thấy Jones quay lại đấy nhỉ?”
Lũ súc vật tức thì cam đoan thành ý về điểm này, không bàn tán gì thêm chuyện lợn ngủ trên giường nhà chủ nữa. Rồi đến mấy hôm sau, khi có tuyên bố từ nay sáng ra bầy lợn sẽ dậy muộn hơn súc vật khác một tiếng đồng hồ, cũng không có con nào ca cẩm gì.
Đến mùa thu, lũ súc vật đã mệt lử nhưng mãn nguyện. Vừa qua một năm làm lụng không ngơi, dự trữ thức ăn mùa đông cũng vợi nhiều sau khi bán bớ cỏ khô và lúa mì, nhưng cái cối xay đủ bù đắp cho mọi thứ. Bây giờ cối đã xây được gần nửa . Sau vụ gặt là một đợt mấy ngày trời hanh quang quẻ, lũ súc vật làm tróc vẩy trầy vi, thấy miễn sao đắp thêm được một fut tường thì có còng lưng kéo đá cả ngày tới tới lui lui cũng bõ. Đấu Sĩ còn ban đêm ra đó, một mình mang vác thêm một hai giờ nữa dưới trăng rằm trung thu. Được lúc rảnh, mỗi con vật lại đi vòng quanh cái cối xay xây dở, mê mẫn ngắm những bức tườn sao mà chắc, sao mà thẳng tắp, trầm trồ sao chúng lại xây được một thứ hùng vĩ dường này. Chỉ có Benjamin là nhất định không chịu lấy đó làm phấn chấn, dù như lệ thường, nó chẳng nói gì ngoài lời bình bí hiểm rằng loài lừa sống lâu.
Tháng Mười một đến, gió Tây Nam gào rú. Kế hoạch xây cất phải hoãn lại vì trời ẩm, xi măng không trộn được. Cuối cùng đến một đêm bão nổi vù vù, chuồng trại rung lên tận móng, mấy viên ngói nóc nhà kho bị thổi bay mất. Gà mái choàng tỉnh, rú lên kinh hãi vì cả chuồng cùng một lúc mơi thấy tiếng súng nổ đằng xa. Sáng ra các con vật ra khỏi chuòng, thấy cột cờ đã nằm sống soài, cuối vườn quả một cây du bật rễ gọn tênh như củ cải. Mới nhìn đến đó thì tất thảy súc vật đều bật thét lên một tiếng đau lòng. Cảnh tượng kinh hoàng vừa đập vào mắt chúng. Cối xay gió đã đổ sụp.
Nhất tề như một chúng chạy xô lên đồi. Nã Phá Luân ngày thường hiếm khi rảo bước, lúc này phi lên trước tất cả. Đúng thế, thành quả khổ nhọc bấy nay đang nằm phơi trước mắt, bị san bằng đến tận nền, những hòn đá bao công vất vả đập vỡ khuan lên nay nằm ngổn ngang xung quanh. Không thốt nổi lời nào, tất cả rầu rĩ đứng nhìn đống đá tan tành. Nã Phá Luân lặng im đi đi lại lại, thỉnh thoảng hít hít mặt đất. Cái đuôi chĩa ra cứng đờ, quật qua quật lại choanh choách, dấu hiệu của việc nó đang tư duy dữ dội. Thình lình, nó dừng phắt lại như thể đã tính xong trong đầu.
“Các đồng chí,” giọng nó trầm xuống, “các đồng chí có biết ai là kẻ đã gây ra cảnh này không? Có biết ai là kẻ thù đang đêm tới đây phá tan cối xay của chúng ta không? TUYẾT CẦU!” nó thình lình rống lên như sấm. “Chính tên Tuyết Cầu là thủ phạm chuyện này! Chỉ vì dã tâm đen tối, muốn phá hoại kế hoạch của chúng ta, muốn trả thù vụ trục xuất nhục nhã ngày trước, tên phản bội đã lén lút mượn bóng tối tới đây hủy hoại thành tựu cả năm qua của chúng ta. Các đồng chí, ngay bây giờ tôi tuyên án tử tên Tuyết Cầu. Huân chương Thú Hùng hạng nhì kèm theo nửa thúng táo sẽ thưởng cho bất kỳ ai bắt hắn đền tội. Một thúng đầy thưởng cho ai bắt sống được hắn ta.”
Lũ súc vật choáng váng không tả xiết khi thấy có kẻ, dù là Tuyết Cầu đi nữa, lại đang tâm làm chuyện tày trời như vậy. Chúng thét lên căm phẫn, con nào cũng bắt đầu nghĩ cách làm sao tóm cổ Tuyết Cầu nếu có ngày nó quay lại. Gần nưh ngay tức thì, một loạt vết chân lợn đã được phát hiện trên mặt cỏ cách gò đất không xa. Nã Phá Luân phán đoán, Tuyết Cầu hẳn là chạy đến từ phía trại Rừng Cáo.
“Không thể chậm trễ thêm nữa, các đồng chí!” Nã Phá Luân kêu lớn sau khi thẩm tra xong các vết chân. “Còn rất nhiều việc phải làm. Ngay sáng nay ta sẽ bắt tay xây lại cối xay, ta sẽ xây tiếp suốt mùa đông bất kể là mưa hay nắng. Ta sẽ dạy cho tên phản phúc khốn nạn kia đừng tưởng phá hoại chiến công của chúng ta là chuyện dễ. Hãy nhớ lấy, hỡi các đồng chí, kế hoạch của chúng ta tuyệt đối không được thay đổi: tất cả phải hoàn thành chính xác đến từng ngày. Tiến lên, các đồng chí! Cối xay muôn năm! Trại Súc Vật muôn năm!”
Từ mùa xuân sang mùa hè, chúng làm việc tuần sáu tư tiếng; sang tháng Tám, Nã Phá Luân thông báo xếp thêm việc cả chiều Chủ nhật. Việc Chủ nhật chính là tự nguyện, nhưng ai vắng mặt sẽ bị cắt nửa khẩu phần. Đã đến thế mà một số đầu việc vẫn phải bỏ dở. Vụ gặt có phần kém thắng lợi so với năm ngoái, và có hai mảnh ruộng lẽ ra phải gieo hạt rau củ từ đầu hè thì lại không gieo, vì chưa cày xong kịp. Có thể thấy trước mùa đông tới đây sẽ cực nhọc.
Cái cối xay cũng thêm nhiều trở ngại không ngờ. Trong địa bàn trại có một mỏ đá vôi khá dồi dào, lại tìm được rất nhiều cát và xi măng trong một căn nhà phụ, cho nên vật liệu xây dựng đều đã sẵn. Nhưng thử thách mà mới đầu lũ súc vật không giải quyết nổi là làm sao đập vỡ đá thành những mảnh vừa cỡ. Xem ra không dung xà beng cuốc chim thì không xong, mà mấy món đó khong còn nào dung được vì không đứng được trên chân sau. Phải mất vài tuần vất vả công tọi, mới có con nảy ra sáng kiến lợi dụng trọng lực. Đá tẳng nằm rải rác khắp lòng mỏ, lớn quá cỡ không dung đọc vào việc gì. Lũ súc vật buộc chão xung quanh, rồi dô ta hợp lực, bò, ngựa, cừu, bất cứ con vật nào tóm được dây – cả lợn cũng thỉnh thoảng góp sức những lúc cấp bách – chúng lôi hòn đá, chậm rì rì đến phát chán, theo sườn dốc lên đầu mỏ đá, rồi đầy nhào qua mép cho rơi vỡ tan tành. Một khi đá đã vỡ thì vận chuyển chúng là việc tương đối đơn giản. Cặp ngựa chở đi từng xe đầy, bầy cừu tha đi từng viên nhỏ, ngay Muriel và Benjamin cũng tự thắng vào cổ xe kéo nhỏ rồi chở giúp mấy chuyến. Đến cuối hè, đá đã trữ được kha khá, và giai đoạn xây cất bắt đầu dưới sự giám sát của đàn lợn.
Nhưng công việc thật chạm chạp và cực nhọc. Lôi được một tảng đá lên nóc mỏ cũng mất cả ngày rã lung chùn gối, mà lắm khi nhiều tảng đẩy rơi xuống lại không chịu vỡ ra. Chúng chắc đã chẳng làm được gì nếu không có Đấu Sĩ, sức nó như bằng cả trại gộp lại. Cứ khi nào tẳng đá trượt đi, làm lũ súc vật hét lên thất vọng vì bị kéo tuột xuống dốc, lại chính Đấu Sĩ trì người, giằng dây, giữ hòn đá dừng lại. Nhìn nó nai lưng nhích từng phân lên dốc, hơi thở dồn dập, đầu móng bới đất, hai bên sườn dung mãnh bết lại vì mồ hôi, lũ súc vật lòng đầy kính phục. Thỉnh thoảng Cỏ Ba Lá nhắc nó đừng quá sức, nhưng Đấu Sĩ chẳng hề nghe. Hai khẩu hiệu “Tôi sẽ gắng sức hơn nữa” và “Nã Phá Luân lúc nào cũng đúng” xem ra đã đủ làm kim chỉ nam cho nó trong mọi vấn đề. Nó đã thỏa thuận với gà trống, sáng ra gọi nó sớm bốn lăm phút chứ không phải nửa tiếng nữa. Và hễ rảnh rang phút nào, dù nay chẳng còn mấy, nó lại một mình ra mỏ đá, xếp một xe đá vụn, tự kéo ra địa điểm xây cối xay mà chẳng cần ai giúp.
Hè năm ấy lũ súc vật cũng không đến nỗi khó sống, dù công việc có nặng nhọc. Nếu không ăn uống no đủ hơn thời Jones, ít ra chúng cũng không đói hơn. Cái lợi của việc chỉ phải nuôi thân mình, không phải đèo thêm năm con người hoang phí nữa, lớn đến nỗi vài thất bại lẻ tẻ chẳng thể ảnh hưởng gì được. Chưa kể về nhiều mặt, phương pháp của chúng lại hiệu quả và năng suất hơn. Những loại việc như nhổ cỏ chẳng hạn, chúng có thể làm kỹ đến mức con người có mơ cũng không được. Thêm nữa, vì không còn con vật nào ăn cắp, nên giờ không cần rào giậu ngăn đất canh tác nữa, bớt được khá nhiều công sức chăm nom cổng và hàng giậu. Nhưng rồi, khi hè trôi đi, nạn khan hiếm bắt đầu ngóc đầu lên ở nhiều mặt không lường được. Dầu hỏa thiếu, đinh thiếu, dây, bánh quy cho chó, sắt rèn móng ngựa cũng thiếu, toàn những thứ không thể làm ra ngay trong trại. Về sau rồi sẽ cần cả hạt giống và phân bón tổng hợp, chưa kể đủ thứ công cụ, và sau rốt, sẽ cần máy móc cho cối xay. Những thứ đó sẽ kiếm đâu ra, chưa có ai nghĩ ra được.
Một sáng Chủ nhật khi các con vật họp mặt nhận chỉ thị, Nã Phá Luân thông báo rằng nó vừa thông qua một chính sách mới. Từ nay trở đi, Trại Súc Vật sẽ trao đổi buôn bán với các trại láng giềng, tất nhiên không nhằm mục đích thương mại mà chỉ là để có được những vật liệu đặc biệt đang cần gấp. Kế hoạch xây cối xay phải đặt lên trên tất thảy mọi thứ, nó nói. Vì thế, nó đang thỏa thuận bán một đụn cỏ khô cùng một phần vụ lúa mì năm nay, và sau này, nếu vẫn cần thêm tiền, sẽ phải bán trứng mà đắp vào, chợ Willingdon không bao giờ sợ thiếu mối. Các gà mái, Nã Phá Luân nói, nên hoan nghênh sự hy sinh ấy, coi đó là cống hiến đặc biệt của mình cho công trình xây dựng cối xay gió.
Một lần nữa lũ súc vật lại thấy lờ mờ bứt rứt. Không được giao dịch với con người, không được trao đổi buôn bán, không được dùng đến tiền bạc – chẳng phải đấy đều là những nghị quyết sớm nhất, thông qua trong kỳ Đại hội toàn thắng đầu tiên ngay sau khi Jones bị trục xuất ư? Mỗi con vật đều nhớ đã thông qua những nghị quyết ấy hay ít nhất chúng nghĩ là mình nhớ. Bốn lợn trẻ đã phản kháng hôm Nã Phá Luân bãi bỏ việc họp Đại hội bèn rụt rè cất tiếng, nhưng chúng lập tức ngậm miệng khi thấy đàn chó gừ lên dữ tợn. Rồi cũng như thường lệ, đàn cừu rộ lên “Bốn chân tốt, hai chân xấu!” và khoảnh khắc lúng túng êm thấm trôi qua. Cuối cùng, Nã Phá Luân giơ móng đề nghị trật tự rồi tuyên bố nó đã thu xếp xong hết rồi. Sẽ không có con vật nào phải giáp mặt con người, một việc hiển nhiên là không một ai muốn làm. Nó định sẽ tự mình nhận lãnh cái gánh nặng đó. Một ông Whymper nào đó, thầy cò ở Willingdon, đã nhận lời làm trung gian giữa Trại Súc Vật và thế giới bên ngoài, mỗi sáng thứ Hai sẽ tới trại nhận các yêu cầu. Nã Phá Luân kết thúc bài nói bằng tiếng hô lớn “Trại Súc Vật muôn năm!” như thường lệ, và lũ súc vật hát xong Súc vật Anh quốc thì giải tán.
Sau đó, Mồm Loa lại đi một vòng quanh trại, vỗ về trấn an các con vật. Nó cam đoan với chúng rằng việc trao đổi buôn bán hay dùng tiền bạc chưa bao giờ thông qua thành nghị quyết cả, thậm chí chưa bao giờ được đề xuất nữa. Tất cả chỉ rặt tưởng tượng, lần đầu mối dễ có khi còn ra tên Tuyết Cầu nói trí nói trả cũng nên. Vài con vật còn thoáng băn khoăn, nhưng Mồm Loa ranh mãnh hỏi: “Các đồng chí có chắc đấy không phải chuyện các đồng chí nằm mơ thấy không? Các đồng chí có gì làm bằng cho cái nghị quyết đó không? Có chỗ nào ghi chép lại không?” Và vì chắc chắn chẳng bao giờ ghi lại thành văn chuyện gì như thế, lũ súc vật bằng lòng tin rằng chúng đã nhớ nhầm.
Mỗi sáng thứ Hai ông Whymper đều ghé qua trại như giao ước. Đấy là một người nhỏ thó, mặt mũi láu cá, tóc mai chạy xuống cằm, tiếng là thầy cò nhưng chỉ làm những vụ bé con, tuy nhiên cũng đủ nhạy bén mà đánh hơi trước tất cả đồng nghiệp là Trại Súc Vật rồi sẽ cần có môi giới, mà khoản hoa hồng rồi sẽ đáng đồng tiền bát gạo. Lũ súc vật theo dõi ông ta đến rồi đi, e dè sợ hãi, tránh đường càng kỹ càng hay. Nhưng sao đi nữa, cảnh Nã Phá Luân đứng bốn chân ra lệnh cho Whymper đứng hai chân cũng khiến chúng hãnh diện, xoa dịu phần nào nỗi bứt rứt của chúng trước tình thế mới. Quan hệ của trại với con người lúc này không còn hẳn như trước. Đám người không vì Trại Súc Vật đã phát đạt lên mà bớt ghét đi, trái lại còn ghét thậm tệ hơn nữa. Mỗi con người đều tin như tin sấm rằng chẳng sớm thì muộn trại ấy sẽ sạt nghiệp, và trên hết, rằng cái cối xay rồi sẽ đi tong. Tụ tập trong các quán rượu, bọn họ chứng minh cho nhau nghe, vẽ ra đủ thứ sơ đồ, rằng cái cối xay thế nào cũng đổ, hoặc có đứng được thì cũng chẳng đời nào chạy nổi. Nhưng dù trái ý muốn, họ vẫn nảy sinh đôi chút nể phục khi thấy lũ súc vật điều hành việc làm ăn của chúng đâu ra đấy. Một biểu hiện rõ ràng là họ bắt đầu gọi Trại Súc Vật là Trại Súc Vật, không giả vờ nó vẫn mang tên Trại Nông Trang nữa. Họ cũng đã bỏ rơi Jones, ông này đã thôi hy vọng lấy lại trại mà chuyển đi sống ở nơi khác trong hạt. Trừ Whymper ra, Trại Súc Vật chưa có liên hệ nào với thế giới bên ngoài, nhưng vẫn luôn có tin đồn là Nã Phá Luân sắp đi đến một thỏa thuận làm ăn cụ thế, hoặc với Pilkington chủ trại Rừng Cáo, hoặc với Frederick chủ trại Đồng Chôm – tuy có thẻ để ý thấy là không bao giờ với cả hai cùng lúc.
Chính vào độ nay đàn lợn đột nhiên dọn vào ngôi nhà chủ và lấy đó làm nhà ở. Lần này nữa, lũ súc vật mang máng nhớ đã có một nghị quyết cấm làm thế từ những ngày đầu, và lần này nữa Mồm Loa lại thuyết phục tất cả rằng chuyện đâu phải như thế. Nhất thiết là đàn lợn, nó nói, vì là bộ não của cả trại, càn có một nơi yên tĩnh để làm việc. Mà để xứng với phẩm giá của Lãnh tụ (vì gần đây nó đã thành thói quen tôn xưng Nã Phá Luân là “Lãnh tụ”) thì sống trong nhà hợp lẽ hơn là trong cái chuồng lợn rách. Tuy thế, vài con vật vẫn băn khoăn ghê gớm khi biết đàn lợn không chỉ ăn trong bếp, giải trí trong phòng khách, mà còn ngủ trên giường. Đấu Sĩ cho qua, như thường lệ, nhờ câu “Nã Phá Luân lúc nào cũng đúng!” nhưng Cỏ Ba Lá nghĩ mình nhớ đã có luật tuyệt đối cấm ngủ giường, bèn ra sau nhà kho, cố đánh vần Bảy Điều Răn ghi trên tường. Sau một hồi chỉ nhận được mặt vài chữ, nó đi gọi Muriel.
“Này bác Muriel,” nó hỏi, “bác đọc cho tôi Điều Răn Thứ Tư với. Chẳng phải ghi là không được ngủ trên giường hay gì đó à?”
Muriel chật vật một lúc cũng đọc ra.
“Ở đây ghi là, ‘Không con vật nào được ngủ trên giường trải ga,’” dê nói khi đọc xong.
Lạ một nỗi, Cỏ Ba Lá chẳng hề nhớ Điều Răn Thứ Tư có nói đến ga giường, nhưng tường đã ghi vậy thì chắc phải là vậy. Và Mồm Loa, lúc ấy tình cơ đi ngang, theo sau có hai ba con chó, đã kịp chỉnh lại cách nhìn vấn đề cho đúng.
“Như vậy là các đồng chí đã nghe,” nó nói, “rằng họ lợn chúng tôi bây giờ ngủ trên giường trong nhà chủ à? Như vậy thì đã làm sao? Hẳn nhiên không phải là các đồng chí đã tưởng tượng rằng từng có luật nào cấm ngủ giường chứ? Giường chỉ có nghĩa là nơi để ngủ thôi. Nói thẳng ra thì ổ rơm tàu ngựa cũng là giường chứ sao. Điều luật chỉ cấm trải ga, vì đấy là phát minh của bọn người. Chúng tôi đã tháo hết ga giường trong nhà chính, chỉ trải chăn đắp chăn ngủ thôi. Và quả là giường êm lưng ra trò! Nhưng cũng không êm quá mức cần thiết đâu, tôi bảo đảm với các đồng chí đấy, ngày nào chúng tôi cũng phải lao động chất xám mà lị. Các đồng chí không muốn tước mất phút nghỉ ngơi của chúng tôi, đúng không? Không nỡ để chúng tôi vì mệt mỏi mà không làm tròn bổn phận chứ? Hẳn là không đồng chí nào mong thấy Jones quay lại đấy nhỉ?”
Lũ súc vật tức thì cam đoan thành ý về điểm này, không bàn tán gì thêm chuyện lợn ngủ trên giường nhà chủ nữa. Rồi đến mấy hôm sau, khi có tuyên bố từ nay sáng ra bầy lợn sẽ dậy muộn hơn súc vật khác một tiếng đồng hồ, cũng không có con nào ca cẩm gì.
Đến mùa thu, lũ súc vật đã mệt lử nhưng mãn nguyện. Vừa qua một năm làm lụng không ngơi, dự trữ thức ăn mùa đông cũng vợi nhiều sau khi bán bớ cỏ khô và lúa mì, nhưng cái cối xay đủ bù đắp cho mọi thứ. Bây giờ cối đã xây được gần nửa . Sau vụ gặt là một đợt mấy ngày trời hanh quang quẻ, lũ súc vật làm tróc vẩy trầy vi, thấy miễn sao đắp thêm được một fut tường thì có còng lưng kéo đá cả ngày tới tới lui lui cũng bõ. Đấu Sĩ còn ban đêm ra đó, một mình mang vác thêm một hai giờ nữa dưới trăng rằm trung thu. Được lúc rảnh, mỗi con vật lại đi vòng quanh cái cối xay xây dở, mê mẫn ngắm những bức tườn sao mà chắc, sao mà thẳng tắp, trầm trồ sao chúng lại xây được một thứ hùng vĩ dường này. Chỉ có Benjamin là nhất định không chịu lấy đó làm phấn chấn, dù như lệ thường, nó chẳng nói gì ngoài lời bình bí hiểm rằng loài lừa sống lâu.
Tháng Mười một đến, gió Tây Nam gào rú. Kế hoạch xây cất phải hoãn lại vì trời ẩm, xi măng không trộn được. Cuối cùng đến một đêm bão nổi vù vù, chuồng trại rung lên tận móng, mấy viên ngói nóc nhà kho bị thổi bay mất. Gà mái choàng tỉnh, rú lên kinh hãi vì cả chuồng cùng một lúc mơi thấy tiếng súng nổ đằng xa. Sáng ra các con vật ra khỏi chuòng, thấy cột cờ đã nằm sống soài, cuối vườn quả một cây du bật rễ gọn tênh như củ cải. Mới nhìn đến đó thì tất thảy súc vật đều bật thét lên một tiếng đau lòng. Cảnh tượng kinh hoàng vừa đập vào mắt chúng. Cối xay gió đã đổ sụp.
Nhất tề như một chúng chạy xô lên đồi. Nã Phá Luân ngày thường hiếm khi rảo bước, lúc này phi lên trước tất cả. Đúng thế, thành quả khổ nhọc bấy nay đang nằm phơi trước mắt, bị san bằng đến tận nền, những hòn đá bao công vất vả đập vỡ khuan lên nay nằm ngổn ngang xung quanh. Không thốt nổi lời nào, tất cả rầu rĩ đứng nhìn đống đá tan tành. Nã Phá Luân lặng im đi đi lại lại, thỉnh thoảng hít hít mặt đất. Cái đuôi chĩa ra cứng đờ, quật qua quật lại choanh choách, dấu hiệu của việc nó đang tư duy dữ dội. Thình lình, nó dừng phắt lại như thể đã tính xong trong đầu.
“Các đồng chí,” giọng nó trầm xuống, “các đồng chí có biết ai là kẻ đã gây ra cảnh này không? Có biết ai là kẻ thù đang đêm tới đây phá tan cối xay của chúng ta không? TUYẾT CẦU!” nó thình lình rống lên như sấm. “Chính tên Tuyết Cầu là thủ phạm chuyện này! Chỉ vì dã tâm đen tối, muốn phá hoại kế hoạch của chúng ta, muốn trả thù vụ trục xuất nhục nhã ngày trước, tên phản bội đã lén lút mượn bóng tối tới đây hủy hoại thành tựu cả năm qua của chúng ta. Các đồng chí, ngay bây giờ tôi tuyên án tử tên Tuyết Cầu. Huân chương Thú Hùng hạng nhì kèm theo nửa thúng táo sẽ thưởng cho bất kỳ ai bắt hắn đền tội. Một thúng đầy thưởng cho ai bắt sống được hắn ta.”
Lũ súc vật choáng váng không tả xiết khi thấy có kẻ, dù là Tuyết Cầu đi nữa, lại đang tâm làm chuyện tày trời như vậy. Chúng thét lên căm phẫn, con nào cũng bắt đầu nghĩ cách làm sao tóm cổ Tuyết Cầu nếu có ngày nó quay lại. Gần nưh ngay tức thì, một loạt vết chân lợn đã được phát hiện trên mặt cỏ cách gò đất không xa. Nã Phá Luân phán đoán, Tuyết Cầu hẳn là chạy đến từ phía trại Rừng Cáo.
“Không thể chậm trễ thêm nữa, các đồng chí!” Nã Phá Luân kêu lớn sau khi thẩm tra xong các vết chân. “Còn rất nhiều việc phải làm. Ngay sáng nay ta sẽ bắt tay xây lại cối xay, ta sẽ xây tiếp suốt mùa đông bất kể là mưa hay nắng. Ta sẽ dạy cho tên phản phúc khốn nạn kia đừng tưởng phá hoại chiến công của chúng ta là chuyện dễ. Hãy nhớ lấy, hỡi các đồng chí, kế hoạch của chúng ta tuyệt đối không được thay đổi: tất cả phải hoàn thành chính xác đến từng ngày. Tiến lên, các đồng chí! Cối xay muôn năm! Trại Súc Vật muôn năm!”
Tác giả :
George Orwell