Chuyện Con Mèo Dạy Hải Âu Bay
Chương 14: Hải âu trống hay hải âu mái ?!
Phải mất ba ngày chúng mới nói chuyện được với Bốn Biển, bạn của chúng, một con mèo từng ra khơi xa, một con mèo viễn dương đích thực.
Bốn Biển là con vật may mắn của Hannes Đệ Nhị, một con thuyền lớn quyền uy chịu trách nhiệm giữ cho cửa sông Elbe thông thoáng và không còn bùn cát hay rác rưởi. Thủy thủ đoàn trên Hannes Đệ Nhị hết sức coi trọng Bốn biển, con mèo màu mật ong có đôi mắt xanh biếc, kẻ được coi là bạn đồng hành của họ trong công việc nạo vét lòng sông gian khó.
Vào những ngày mưa bão, Bốn Biển diện một bộ áo mưa vải dầu không thấm nước, được đo cắt theo đúng kích cỡ của nó, y như bộ áo mưa mà thủy thủ đoàn mặc, và nó đứng trên boong tàu cùng chịu cảnh khắc nghiệt với những thủy thù kiên cường đã quá quen thuộc với phong ba, bão tố.
Hannes Đệ Nhị còn lãnh trách nhiệm nạo vét các cảng biển ở Rotterdam, Antwerp, Copenhaghen và Bốn Biển có thể kể hàng đống chuyện thú vị về những hành trình xa xôi đó. Ồ vâng. Nó đúng là một con mèo viễn dương đích thực.
“Huây huây!” Bốn Biển hét vang khi nó bước vào cửa tiệm tạp hóa.
Con đười ươi chớp mắt mỉa mai khi quan sát con mèo tiến lại, nhảy nhót bên này, bên nọ như một thủy thủ và phớt lờ vị thế tôn quý đầy quan trọng của nó là người bán vé tham quan khu trưng bày.
“Nếu mày không biết chào hỏi cho ra đường ra lối thì ít nhất cũng trả tiền vé vào cửa, đồ khố rách kia,” Matthew gầm gừ.
“Đồ bù nhìn cánh tả! Mày vừa gọi tao là khố rách hử? Thằng soát vé xấu xí lắm mồm kia! Mày nên biết, toàn bộ đám rận rệp khắp các cảng biển trên thế giới đã từng gặm lớp da này của tao. Ngày nào đó tao sẽ kể cho mày nghe chuyện một con đỉ a đói đã cắm phập vào lưng tao và uống máu no nê tới mức nó trở nên nặng trịch và tao không vác nổi nó nữa. Rồi tao sẽ kể cho mày nghe chuyện mấy con bọ chét trên đảo Cacatúa phải đốt bảy người thì mới đủ cho bữa cocktail của chúng. Nhấc mỏ neo lên, đồ khỉ, đừng có chắn mũi tàu của tao!” Bốn Biển ra lệnh, và cứ thế đi thẳng, không để cho con đười ươi kịp phản ứng câu nào.
Khi đã tới căn phòng chứa sách, nó dừng lại ở ngưỡng cửa và lên tiếng chào bọn mèo đang tụ tập ở đó.
“Trào!” – Bốn Biển tự lên tiếng. Nó thích được nói “xin chào” bằng chất giọng khàn khó nghe nhưng ngọt ngào của Hamburg.
“Thuyền trổng! Cuối cùng anh cũng tới. Anh không biết bọn ta cần anh đến thế nào đâu!”
Chúng mau mắn kể cho Bốn Biển nghe câu chuyện của cô hải âu và những lời hứa của Zorba, những lời hứa – chúng nhấn mạnh – mà tất cả bọn mèo phải giữ.
Bốn Biển lắng nghe và gật gù rất trang trọng.
“Đồ mực mù thả bậy! Những điều kinh hoàng vẫn xảy xa trên biển. Thình thoàng tôi vẫn tự hỏi bọn người khùng hết cả rồi hay sao, họ đã biến đại dương thành một bãi rác thải khổng lồ. Tôi vừa mới đến đây sau cuộc nạo vét cửa sông Elbe và các anh không tưởng tượng nổi số rác rưởi mà thủy triều đã đánh dạt vào đó đâu. Nhiều như khe trên mai rùa biển. Chúng tôi kéo lên bao nhiêu là thùng thuốc trừ sâu, lốp xe hỏng, và hàng tấn chai nhựa đáng ghê tởm mà con người đã vứt lại trên các bãi tắm,” Bốn Biển kể, giọng bừng bừng tức giận.
“Khủng khiếp! Khủng khiếp! Nếu mọi chuyện cứ như thế này, thì chẳng mấy chốc mà từ ‘ô nhiễm’, sẽ chiếm trọn tập mười lăm, vần O mất thôi,” Einstein thở dài, hết sức căng thẳng.
“Ừm, vậy lão thủy thủ già này có thể làm gì cho con chim tội nghiệp đó?” Bốn Biển hỏi.
“Chỉ mình anh, kẻ hiểu được những bí mật của biển khơi, mới có thể nói cho chúng tôi biết con hải âu non này là trống hay mái,” Đại Tá đáp.
Chúng dẫn Bốn Biển tới chỗ con hải âu non đang ngủ ngon lành sau bữa tiệc mực ống mà Secretario – kẻ tuân theo lệnh của Đại Tá chịu trách nhiệm về thực phẩm – mang tới.
Bốn Biển khều một chân ra, xem xét đầu con chim, rồi vén mớ lông vũ bắt đầu trổ ra ở đuôi chim. Con hải âu non nhìn Zorba bằng đôi mắt đầy sợ hãi.
“Ôi, cái móng vuốt chẻ đôi cua kềnh!” Con mèo viễn dương thốt lên thích thú. “Cô hải âu mái hé nhỏ xinh đẹp này một ngày nào đó sẽ đẻ trứng nhiều như lông trên đuôi tôi vậy!”
Zorba liếm đầu con hải âu nhỏ. Nó thấy hối tiếc vì quên không hỏi tên hải âu mẹ, bởi chim con, được số trời định tiếp tục cuộc hành trình đã bị gián đoạn phũ phàng bởi tội lỗi của con người, sẽ thật hạnh phúc nếu được đặt theo tên mẹ mình.
“Dựa theo việc con chim non đã may mắn được chúng ta bảo vệ,” Đại Tá công bố, “ta đề nghị đặt tên nó là Lucky.”
“Ôi, cái mang cá mú đầy khe! Giờ thì đã có một cái tên tuyệt đẹp cho con,” Bốn Biển chúc mừng. “Ta chợt nhớ một chiếc du thuyền xinh đẹp mà ta từng thấy trên biển Baltic. Lucky cũng là tên của nó, và nó cũng được sơn phủ trắng bong y như cô hải âu bé bỏng này.”
“Tôi tin tưởng từ đáy lòng mình rằng bambina của chúng ta sẽ làm được những điều kỳ diệu. Sì*, chắc chắn tên của cô bé phải có trong bộ sách to tướng kia, numero* mười hai, vần L,” Secretario thêm vào.
Tất cả đều lấy làm hài lòng với cái tên Đại Tá lựa chọn. Năm con mèo đứng thành vòng tròn quanh con hải âu nhỏ, rướn lên trên hai chân sau, rồi chụm các chân trước lại tạo thành một hình vòm trên con hải âu, cùng nghi thức rửa tội theo cách những con mèo trên cảng.
“Chúng ta chào mừng con, Lucky, đứa con thân yêu của loài mèo sống trên cảng.”
“Huây! Huây! Huây!” Bốn Biển ngoao lên khoái chí.
--- ------ ------ ------
* Sì: Tiếng Ý, nghĩa là “Vâng”
* Numero: Tiếng Ý, nghĩa là “số”
Bốn Biển là con vật may mắn của Hannes Đệ Nhị, một con thuyền lớn quyền uy chịu trách nhiệm giữ cho cửa sông Elbe thông thoáng và không còn bùn cát hay rác rưởi. Thủy thủ đoàn trên Hannes Đệ Nhị hết sức coi trọng Bốn biển, con mèo màu mật ong có đôi mắt xanh biếc, kẻ được coi là bạn đồng hành của họ trong công việc nạo vét lòng sông gian khó.
Vào những ngày mưa bão, Bốn Biển diện một bộ áo mưa vải dầu không thấm nước, được đo cắt theo đúng kích cỡ của nó, y như bộ áo mưa mà thủy thủ đoàn mặc, và nó đứng trên boong tàu cùng chịu cảnh khắc nghiệt với những thủy thù kiên cường đã quá quen thuộc với phong ba, bão tố.
Hannes Đệ Nhị còn lãnh trách nhiệm nạo vét các cảng biển ở Rotterdam, Antwerp, Copenhaghen và Bốn Biển có thể kể hàng đống chuyện thú vị về những hành trình xa xôi đó. Ồ vâng. Nó đúng là một con mèo viễn dương đích thực.
“Huây huây!” Bốn Biển hét vang khi nó bước vào cửa tiệm tạp hóa.
Con đười ươi chớp mắt mỉa mai khi quan sát con mèo tiến lại, nhảy nhót bên này, bên nọ như một thủy thủ và phớt lờ vị thế tôn quý đầy quan trọng của nó là người bán vé tham quan khu trưng bày.
“Nếu mày không biết chào hỏi cho ra đường ra lối thì ít nhất cũng trả tiền vé vào cửa, đồ khố rách kia,” Matthew gầm gừ.
“Đồ bù nhìn cánh tả! Mày vừa gọi tao là khố rách hử? Thằng soát vé xấu xí lắm mồm kia! Mày nên biết, toàn bộ đám rận rệp khắp các cảng biển trên thế giới đã từng gặm lớp da này của tao. Ngày nào đó tao sẽ kể cho mày nghe chuyện một con đỉ a đói đã cắm phập vào lưng tao và uống máu no nê tới mức nó trở nên nặng trịch và tao không vác nổi nó nữa. Rồi tao sẽ kể cho mày nghe chuyện mấy con bọ chét trên đảo Cacatúa phải đốt bảy người thì mới đủ cho bữa cocktail của chúng. Nhấc mỏ neo lên, đồ khỉ, đừng có chắn mũi tàu của tao!” Bốn Biển ra lệnh, và cứ thế đi thẳng, không để cho con đười ươi kịp phản ứng câu nào.
Khi đã tới căn phòng chứa sách, nó dừng lại ở ngưỡng cửa và lên tiếng chào bọn mèo đang tụ tập ở đó.
“Trào!” – Bốn Biển tự lên tiếng. Nó thích được nói “xin chào” bằng chất giọng khàn khó nghe nhưng ngọt ngào của Hamburg.
“Thuyền trổng! Cuối cùng anh cũng tới. Anh không biết bọn ta cần anh đến thế nào đâu!”
Chúng mau mắn kể cho Bốn Biển nghe câu chuyện của cô hải âu và những lời hứa của Zorba, những lời hứa – chúng nhấn mạnh – mà tất cả bọn mèo phải giữ.
Bốn Biển lắng nghe và gật gù rất trang trọng.
“Đồ mực mù thả bậy! Những điều kinh hoàng vẫn xảy xa trên biển. Thình thoàng tôi vẫn tự hỏi bọn người khùng hết cả rồi hay sao, họ đã biến đại dương thành một bãi rác thải khổng lồ. Tôi vừa mới đến đây sau cuộc nạo vét cửa sông Elbe và các anh không tưởng tượng nổi số rác rưởi mà thủy triều đã đánh dạt vào đó đâu. Nhiều như khe trên mai rùa biển. Chúng tôi kéo lên bao nhiêu là thùng thuốc trừ sâu, lốp xe hỏng, và hàng tấn chai nhựa đáng ghê tởm mà con người đã vứt lại trên các bãi tắm,” Bốn Biển kể, giọng bừng bừng tức giận.
“Khủng khiếp! Khủng khiếp! Nếu mọi chuyện cứ như thế này, thì chẳng mấy chốc mà từ ‘ô nhiễm’, sẽ chiếm trọn tập mười lăm, vần O mất thôi,” Einstein thở dài, hết sức căng thẳng.
“Ừm, vậy lão thủy thủ già này có thể làm gì cho con chim tội nghiệp đó?” Bốn Biển hỏi.
“Chỉ mình anh, kẻ hiểu được những bí mật của biển khơi, mới có thể nói cho chúng tôi biết con hải âu non này là trống hay mái,” Đại Tá đáp.
Chúng dẫn Bốn Biển tới chỗ con hải âu non đang ngủ ngon lành sau bữa tiệc mực ống mà Secretario – kẻ tuân theo lệnh của Đại Tá chịu trách nhiệm về thực phẩm – mang tới.
Bốn Biển khều một chân ra, xem xét đầu con chim, rồi vén mớ lông vũ bắt đầu trổ ra ở đuôi chim. Con hải âu non nhìn Zorba bằng đôi mắt đầy sợ hãi.
“Ôi, cái móng vuốt chẻ đôi cua kềnh!” Con mèo viễn dương thốt lên thích thú. “Cô hải âu mái hé nhỏ xinh đẹp này một ngày nào đó sẽ đẻ trứng nhiều như lông trên đuôi tôi vậy!”
Zorba liếm đầu con hải âu nhỏ. Nó thấy hối tiếc vì quên không hỏi tên hải âu mẹ, bởi chim con, được số trời định tiếp tục cuộc hành trình đã bị gián đoạn phũ phàng bởi tội lỗi của con người, sẽ thật hạnh phúc nếu được đặt theo tên mẹ mình.
“Dựa theo việc con chim non đã may mắn được chúng ta bảo vệ,” Đại Tá công bố, “ta đề nghị đặt tên nó là Lucky.”
“Ôi, cái mang cá mú đầy khe! Giờ thì đã có một cái tên tuyệt đẹp cho con,” Bốn Biển chúc mừng. “Ta chợt nhớ một chiếc du thuyền xinh đẹp mà ta từng thấy trên biển Baltic. Lucky cũng là tên của nó, và nó cũng được sơn phủ trắng bong y như cô hải âu bé bỏng này.”
“Tôi tin tưởng từ đáy lòng mình rằng bambina của chúng ta sẽ làm được những điều kỳ diệu. Sì*, chắc chắn tên của cô bé phải có trong bộ sách to tướng kia, numero* mười hai, vần L,” Secretario thêm vào.
Tất cả đều lấy làm hài lòng với cái tên Đại Tá lựa chọn. Năm con mèo đứng thành vòng tròn quanh con hải âu nhỏ, rướn lên trên hai chân sau, rồi chụm các chân trước lại tạo thành một hình vòm trên con hải âu, cùng nghi thức rửa tội theo cách những con mèo trên cảng.
“Chúng ta chào mừng con, Lucky, đứa con thân yêu của loài mèo sống trên cảng.”
“Huây! Huây! Huây!” Bốn Biển ngoao lên khoái chí.
--- ------ ------ ------
* Sì: Tiếng Ý, nghĩa là “Vâng”
* Numero: Tiếng Ý, nghĩa là “số”
Tác giả :
Luis Sepúlveda