Chúng Tôi Đã Thay Đổi Như Thế Đấy
Chương 4: Xích Mích
Chủ nhật – Tháng 8: Sau một tuần nắng gắt, cơn mưa đêm xối xả đã khiến không khí xung quanh bớt ngột ngạt.
Giữa đêm, Diệp Anh đột nhiên bật dậy bởi một mùi khen khét. Cô nhìn quanh nhà thì phát hiện chiếc quạt đầu giường đang bốc khói đen, rít lên một tiếng rồi gục xuống, tắt lịm. Rút cục, chiếc quạt già yếu cũng đuối sức sau nhiều ngày phải chạy hết công suất. Cô nhanh chóng rút phích cắm rồi mở cửa ban công. Nước đang trút xuống như thể lâu ngày dồn ứ. Chỉ cần nghe tiếng cũng khiến Diệp Anh cảm thấy khoan khoái. Cô tựa đầu vào cửa rồi cứ đứng như vậy cho tới khi trời sáng.
Cánh mũi Diệp Anh khẽ cử động. Quán nước bên dưới, vài học sinh đang tụ tập. Điếu thuốc hút dở di vội dưới chân, áo sơ mi nhàu nhĩ dắt nhanh vào cạp quần. Phía đối diện, dãy cửa sắt hoen gỉ lần lượt mở ra. Vài gương mặt uể oải lay nhau gượng dậy khỏi tấm phản đặt giữa lối đi hẹp, xung quanh chất đầy hàng hóa. Những đứa trẻ chưa hết tuổi đến trường lặng lẽ, mỗi người một góc, mắt nhắm nghiền vẫn có thể thành thục công việc chúng đã làm nhiều năm. Nước da đen thô ráp từ nơi quanh năm nắng cháy da cháy thịt dần trở nên nhợt nhạt khi cả ngày bị bao kín trong bốn bức tường của gian hàng nhỏ lúc nào cũng chật ních người ra vào.
Diệp Anh nhớ lại một lần cô tới đây để chọn mua chặn giấy nhưng không ngờ chưa mua được đã vô tình làm vỡ hai chiếc cốc trên kệ kế bên. Nhân viên bán hàng ở đó, mặt mày tím tái, nhuần nhuyễn thốt ra miệng những từ ngữ cô chưa từng nghe qua. Cô chăm chú nhìn vào gương mặt nhỏ hơn em trai mình vài tuổi, rồi mở ví rút tiền đền cho chủ cửa hàng, lặng lẽ rời khỏi đó.
Cánh cửa dẫn ra ban công đã đóng lại, Diệp Anh vẫn tò mò muốn biết rút cục thành phố đông đúc này đã mang lại cho những đứa trẻ đó những gì.
Thay vì tiêu tốn một ngày chủ nhật mát mẻ trên chiếc giường cũ kĩ, Diệp Anh quyết định đi bộ qua hai con phố để tới hiệu sách quen, một hiệu sách nhỏ nằm lọt thỏm giữa những cửa hàng thời trang bắt mắt. Nếu dùng một từ để miêu tả nơi này thì đó là sách, sách và sách. Ba kệ lớn cao tới trần nhà chất đầy những sách. Thậm chí sàn nhà cũng la liệt những chồng sách cũ được bó lại với nhau bằng dây dù. Ở nơi khác có sách gì, nhất định ở đây cũng có. Sách gì ở đây có, chưa chắc nơi khác đã có. Ông chủ là một người nhỏ bé, mới ngoài 30 nhưng trông như một ông lão bất hạnh gần đất xa trời, lúc nào cũng ngồi một góc, nghiền ngẫm từng trang sách, chẳng màng tới mọi việc xung quanh. Nhưng hễ khách nói tới tên cuốn sách nào thì anh ta liền bê thang tới, với lấy cuốn đó và đặt vào tay khách trước khi họ kịp định thần.
Hiệu sách này khiến Diệp Anh nhớ đến ông nội. Ông cô rất thích đọc sách. Khi ông ốm, không thể đi lại nhiều, ngày ngày ngồi yên lặng trên chiếc ghế bành ngoài ban công, Diệp Anh vì cố làm ông vui bèn tìm mua những cuốn sách hay rồi đọc cho ông nghe. Dần dần, cô phát hiện sách cũng giống như phim ảnh, có thể bằng cách riêng, nuôi dưỡng trí tưởng tượng và trải nghiệm của mỗi người. Thực sự rất thú vị. Sau khi ông nội qua đời, đọc sách với cô đã trở thành thói quen. Hiệu sách này kể từ ngày đó cô vẫn thường xuyên lui tới.
Diệp Anh đẩy cửa bước vào, nán lại hồi lâu trước kệ sách đầu tiên để tận hưởng mùi của những cuốn sách cũ. Một thứ mùi đặc biệt. Mùi của giấy, bụi, thậm chí là mùi của ẩm mốc, mối mọt nhưng nó luôn làm tinh thần cô hưng phấn. Kệ tiếp theo chất đầy những cuốn sách đang được nhiều người tìm mua. Diệp Anh lướt ngón tay qua lượt gáy sách đầu tiên và dừng lại ở cuốn cuối cùng với tiêu đề: “Please love me”.
“Bạn nghĩ thế nào nếu kí ức biến thành đồ vật. Tôi, tất nhiên, sẽ cần một chiếc hộp lớn để ném nó vào đó, khóa kín lại. Nhưng tiếc rằng bản thân trong tay lại luôn cầm chìa khóa.”
Một phụ nữ bên cạnh đọc thành tiếng dòng mở đầu cuốn sách. Diệp Anh khẽ mỉm cười.
Cô vừa rút cuốn sách ra khỏi kệ đã bị một giọng nói làm cho giật mình.
- Cô định mua cuốn đấy à?
Từ lúc nào, Khải Hưng đã đứng sát cạnh cô. Thân hình cao lớn của anh có vẻ khó khăn khi phải di chuyển trong một nơi chật chội như thế này.
- Tôi chưa quyết định.
- Thế thì đừng mua.
Nói rồi Khải Hưng cầm cuốn sách trên tay Diệp Anh đặt trở lại kệ trước ánh mắt ngỡ ngàng của cô.
- Không hay à?
- Chẳng có gì thú vị. Nó chỉ đầu độc tâm trí cô thôi.
- Hiệu sách này đâu có bán truyện sex?
- Được thế thì đã tốt.
- Tức là còn không bằng?
- Ít nhất truyện đấy còn có kiến thức thực tế. Còn thể loại này chỉ nhồi nhét vào đầu cô ảo tưởng. Tác giả chắc chắn đã quá lứa lỡ thì, kiếm sống bằng loạt tác phẩm na ná nhau lan tràn trên mạng.
Diệp Anh mỉm cười. Cô cảm thấy cách nhìn nhận của Khải Hưng cũng có phần đúng, thậm chí không thể phủ nhận.
- Đây, để xem tôi nói có đúng không.
Khải Hưng lật mặt sau để xem phần giới thiệu về tác giả. Đột nhiên, anh dừng lại, yên lặng trong giây lát.
- Nhưng ảnh ở đây trông giống cô đấy.
- Tất nhiên. Là ảnh tôi chụp một năm trước.
Khải Hưng sửng sốt nhìn Diệp Anh. Cô bật cười.
- Không sao. Độc giả có quyền cho ý kiến.
- Không. Tôi nhớ ra để quên con Bob ở ngoài.
Khải Hưng trong chớp mắt đã biến mất. Hình ảnh cuối cùng Diệp Anh nhìn thấy là anh lôi xềnh xệch con Bob đang nằm yên lặng dưới bóng cây bên đường đi khuất khỏi hiệu sách. Trông con chó tội nghiệp như thể cần một ngụm nước hay một chiếc quạt hơn là đi dạo, nhất là khi mặt trời đã trở lại với đầy đủ sức nóng của nó.
Nghĩ tới chiếc quạt già yếu, thay vì đi mua một chiếc quạt mới, Diệp Anh lại qua nhà Đan Nguyên chơi cả buổi rồi lúc ra về cầm luôn chiếc quạt màu xanh dương cô vẫn thích, giờ mới có lí do để mượn tạm nó vài ngày. Đêm đó, cô ngủ một giấc ngon lành, không mộng mị. Chiếc quạt êm ru, quay đều.
Buổi sáng trở mình thức dậy, Diệp Anh cảm thấy khoan khoái vô cùng. Cô chưa từng thích thứ hai nhưng hôm đó, ắt hẳn là ngoại lệ. Cô quyết định ra ngoài chạy bộ thay vì gò bó bản thân giữa bốn bức tường. Cô vừa đẩy cửa bước ra đã sửng sốt không thốt thành lời khi thấy hai con chuột béo núc, lông ướt nhẹp đang cào xé một chiếc túi nilon ngay sát chân mình. Cô bấm chuông nhà hàng xóm liên hồi. Tức thì đằng sau cánh cửa sắt xuất hiện một người đàn ông, dáng điệu ngái ngủ và một con chó, tập tễnh.
- Mới sáng ra. Gì đấy?
Diệp Anh nhướn mày, chỉ tay vào túi rác dưới chân. Phần thức ăn thừa bị bới tung, vương vãi một góc. Cô thoáng thấy một bóng người trong nhà Khải Hưng. Cô đoán hôm qua anh đã có một bữa tối vui vẻ và thứ dưới chân cô lúc này là tất cả những gì còn sót lại.
- Chuột!
Vừa nghe vậy, Khải Hưng và con Bob lập tức lùi về sau. Diệp Anh tiến lại gần, nói rành rọt.
- Lần sau nếu anh còn vứt rác ở đây, tôi sẽ tìm và giết đúng hai con chuột đấy rồi vứt sang nhà anh!
Khải Hưng liếc nhìn vào nhà rồi quay lại, giật nhẹ tay áo Diệp Anh.
- Cô đi chạy bộ đúng không? Vậy tiện đường vứt hộ tôi. Cô có vẻ không sợ. Còn tôi đến nhìn cũng thấy gai người chứ chưa nói đến việc cầm thứ nó vừa liếm vào.
Cánh cửa đóng lại. Tia đỏ trong mắt Diệp Anh nổi cả lên. Cô dùng chân đá mạnh khiến rác trong túi thay vì dồn lại một góc giờ vung vãi khắp nơi.
Xuống đến tầng 1, Diệp Anh cảm thấy gai người khi bị móng tay ai đó chạm nhẹ lên vai. Cô giật mình quay lại. Chiếc đầm đen bó sát, một phụ nữ mảnh khảnh lênh khênh trên đôi giầy cao gót 10 phân nổi bật với phần đế màu đồng. Cả thân hình nghiêng hẳn sang bên bởi giỏ hoa quả đang cầm trên tay.
Diệp Anh nhướn mày như thể muốn hỏi có chuyện gì xảy ra.
- Em sống ở khu này à?
Diệp Anh gật đầu.
- Em có thể chuyển cái này cho người sống ở phòng 304 hộ chị được không?
Người phụ nữ đó tiến lại gần Diệp Anh. Cô từ từ lùi về sau.
- Cái này, chị tự đưa tiện hơn. Tôi không quen chị, cũng không biết trong đấy có gì.
- Bên ngoài thế nào bên trong y như vậy. Em có thể kiểm tra. Chị chỉ biết địa chỉ mà không có số điện thoại nên đã đợi ở đây mấy ngày rồi.
Nói tới đây, Diệp Anh bất chợt nhớ ra người phụ nữ này. Vài ngày trước, cô thấy cô ta xuất hiện ở đây, đợi rất lâu, dáng vẻ sốt ruột. Còn Khải Hưng sau khi gần về tới nhà thì đột nhiên quay lại, vòng qua sau, đi lên bằng lối phụ.
Cơ mặt Diệp Anh dần giãn ra. Giọng điệu cũng thay đổi.
- Sáng nay anh ấy đi chạy bộ. Chị qua nhà em ngồi một lát. Ban công nhà em nhìn được qua nhà bên đấy. Sáng đèn tức là anh ấy về thay quần áo đi làm.
Cô ta nhìn Diệp Anh, khuôn miệng rộng mở căng hết cỡ. Màu son đỏ tươi nổi bật trên nước da bánh mật.
Cô ta theo Diệp Anh về nhà. Vào tới nơi, thứ gì cũng cầm lên xem xét. Cái chê quá nhỏ, cái lại chê đã lỗi thời. Sau đó, dùng giọng mũi thể hiện sự cảm thương đối với một người phải sống lủi thủi trong căn nhà chật hẹp và ngày ngày viết lách, một công việc nhàm chán. Câu chuyện còn tiếp diễn nếu con Bob không sủa và Khải Hưng không quát nó im lặng. Đôi chân khẳng khiu của cô ta tức thì rời khỏi nhà Diệp Anh cùng với giỏ hoa quả. Diệp Anh ngồi lại, nhâm nhi tách trà còn nóng.
Cô liếc nhìn bắp chân mình. Có lẽ nó vẫn giữ nguyên hiện trạng kể từ khi tuổi dậy thì kết thúc. Lúc trước, một người bạn từng nói với Diệp Anh, 5 phút đầu gặp mặt, đàn ông sẽ bắt chuyện với người phụ nữ có nhan sắc rồi tùy vào hương vị cuộc chuyện mà quyết định có nên tiếp tục tìm hiểu về những gì ẩn sau vẻ ngoài đó hay không. Diệp Anh nhún vai, liệt những kẻ đó vào loại nông cạn. Nhưng khi trưởng thành, cô hiểu rõ: Giờ mọi người có quá ít thời gian gặp gỡ và cơ hội tìm hiểu nhau. Vì thế dựa vào vẻ ngoài, có lẽ là con đường thuận tiện nhất. Cũng giống như khi vào siêu thị, ngổn ngàng rất nhiều loại hàng hóa, chúng ta chỉ có thể dựa vào nhãn hiệu để quyết định nên hay không nên dùng thử.
Hai ngày sau đó, lại có một phụ nữ tới tìm Khải Hưng. Người này chừng 40 tuổi, ăn vận giản dị, điệu bộ hết sức nhã nhặn, dẫn theo một người đàn ông ngoài 20 tuổi. Diệp Anh trong lòng thầm khâm phục Khải Hưng. Hoa thơm trong vườn đều bị anh hái hết. Diệp Anh vẫn theo lệ cũ, mời khách uống trà nhưng trà chưa kịp uống, cửa nhà cũng chưa kịp mở thì Khải Hưng đã đi làm về. Anh nhìn người phụ nữ đó trừng trừng, rồi quay sang nhìn Diệp Anh như thể cô sắp dẫn vào nhà một tên cướp.
Người phụ nữ tiến lại, đặt túi đồ ngay dưới chân Khải Hưng rồi quay lưng bỏ đi.
Khải Hưng lẳng lặng, lần lượt nhặt lấy từng thứ đồ trong túi, ném xuống cầu thang. Người đàn ông kia vô thức chạy theo. Hụt chân, anh ta ngã sấp mặt xuống đất. Diệp Anh bước tới gần, hai tay xoắn lại với nhau, không biết có nên can thiệp vào chuyện chẳng liên can đến mình. Khải Hưng vẫn chưa ngừng lại. Quả cam cuối cùng anh dùng hết sức ném, trúng ngay lưng Diệp Anh. Cô hét lớn:
- Này!
Khải Hưng đóng sầm cửa. Người phụ nữ đó tiến lại gần người đàn ông, xem xét rồi dùng những ngón tay mảnh khảnh, xoa nhẹ. Anh ta chỉ kêu lên những tiếng khó hiểu như một con chim bị mắc nghẹn, chân đập xuống nền đất. Diệp Anh đột nhiên cảm thấy người phụ nữ trước mặt cô hiện giờ rất cô độc, dù nét mặt bà không biến sắc, cử chỉ vẫn thư thái như lúc đầu.
Diệp Anh chạy vào nhà lấy ra một miếng cao dán. Khi quay trở ra, hai người đó đã ra về. Cô cúi đầu, nhìn xuống lối đi phụ. Những bậc cầu thang hẹp, đôi giầy vải màu xám bị trận mưa bóng mây làm cho ướt sũng. Sau đó, trời lại nắng đẹp. Vũng nước phía trước khu nhà nhanh chóng bốc hơi.
Thứ 5 – Tháng 8: Trời bắt đầu giảm nhiệt nhờ những cơn mưa rào.
Khi bị ốm nằm trên ghế sofa, thằng bé trông như một chú cún nhỏ bị mắc mưa. Nhưng chỉ một tuần sau, nó đã trả lại Đan Nguyên nguyên vẹn mọi cảm giác nặng nề.
Cô kiên nhẫn trước cậu học trò ngỗ nghịch. Thằng bé trùm kín người bằng một chiếc chăn bông chỉ để lộ hai con mắt nhưng điều hòa vẫn để ở nhiệt độ thấp nhất. Theo nó, đó là cách điều hòa thân nhiệt theo công thức: nóng + lạnh = ấm.
Tờ bài tập suốt cả tiếng đồng hồ chỉ viết được vài chữ. Nó lấy lí do nhất quyết bút chì phải nhọn mới viết bài nên cứ hí hoáy gọt tới gọt lui cho tới lúc đầu chì nhọn hoắt mới thôi. Nhưng đầu chì nhọn thường hay gãy, lại thêm thằng bé cố tình ấn mạnh. Vậy là cứ gọt rồi lại gãy rồi lại gọt. Cả buổi học, vỏ bút gọt ra càng lúc càng nhiều còn kiến thức chẳng thu được bao nhiêu. Kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm của thằng bé khiến Đan Nguyên lo lắng. Ngọt nhạt không xong cô bèn nghiêm nghị, quát:
- Thế con có học hay không?
- Con có nói không học đâu?
- Vậy thì chú ý vào bài, đừng có hí hoáy với cái bút chì nữa. Lấy bút mực mà viết.
Thằng bé nhìn Đan Nguyên, bỏ chiếc bút chì lên bàn rồi lục tìm dưới đáy cặp một chiếc bút mực. Đan Nguyên trong lòng thở phào vì cuối cùng nó cũng biết sơ. Nhưng chiếc bút nó lấy ra lại là một chiếc bút hỏng. Khi viết thì nét được nét mất. Sau đó, mực trào qua ngòi bút. Thằng bé còn cố ý quẹt tay qua lại khiến chữ trong bài nhòe nhoẹt, chỉ nhìn thấy những vệt dài màu tím.
- Lấy bút của cô mà viết, Đan Nguyên đặt trước mặt thằng bé một chiếc bút khác.
Thằng bé đột nhiên bật dậy khỏi ghế.
- Con chào cô.
- Con đi đâu?, Đan Nguyên sửng sốt.
- Không con ở nhà con. Cô về nhà cô thôi. Hết giờ rồi.
Đan Nguyên liếc nhìn đồng hồ đeo tay, từ tốn trả lời:
- Con ngồi xuống đi. Khi nào cô nói hết giờ thì mới hết giờ.
Thằng bé lẳng lặng ngồi xuống, miệng vẫn không thôi lẩm bẩm:
- Ở lớp mỗi lần con đòi cô giáo cho nghỉ sớm cô lại bảo không ai có thể thay đổi được giờ học, khi nào nghỉ là nghỉ.
Đan Nguyên không trả lời, vẫn cúi đầu chăm chú nhìn vào cuốn sách trước mặt.
- Mai con sẽ hỏi tại sao cô ấy lại nói dối.
Đan Nguyên thở dài, lặng lẽ thu dọn sách vở.
- Được. Vậy hôm nay mình nghỉ. Con nhớ làm bài tập cô giao.
- Con cũng không chắc có làm được không. Tuần này con khá bận.
- Con bận việc gì?
- Thì con cũng có chuyện này chuyện kia.
Đan Nguyên khẽ liếc nhìn ra ngoài cửa sổ, trời vẫn mưa. Thật não nề. Cô thở dài, bước xuống cầu thang. Bác giúp việc nhìn thấy cô thì tất tả chạy lại.
- Cô giáo có mang áo mưa không? Nếu không để tôi đưa cho cô một cái.
- Dạ, thế bác cho cháu xin.
Thằng bé đột nhiên chạy lại, láu táu.
- Để con đi lấy cho.
Trong chớp mắt, thằng bé đã hai tay đưa cho Đan Nguyên một chiếc áo mưa màu xanh nhạt. Cô mỉm cười vì nghĩ thằng bé chỉ lười học chứ không có ý ghét bỏ gì cô.
Một đường sét gấp khúc rạch ngang trời. Linh An rùng mình, phóng nhanh hơn để về kịp bữa cơm nóng mẹ cô đang chờ sẵn. Chiếc xe buýt cách đó không xa đột nhiên tấp vào bến, không một tín hiệu. Phụ xe kéo cửa kính, ném xuống vỉa hè một túi nilon. Chiếc xe nhanh chóng rời đi, chiếm lĩnh lòng đường. Phía trước Linh An, một người đàn ông dừng xe đạp ngay sát vỉa hè, nhặt lấy từ túi rác đó hai chiếc hộp nhựa. Một chiếc ôtô 4 chỗ vượt lên trước, nước tạo sóng, đổ ụp vào người đàn ông đó. Ông ta vẫn điềm nhiên bỏ hai chiếc hộp vào rọ xe rồi khom lưng đạp nhanh tới cuối đường. Túi rác với bọc ngoài bị xé rách. Đồ ăn thừa và vài mẩu giấy nham nhở trôi nổi trên lớp nước đen ngòm.
Xóm trọ Đan Nguyên từng sống được dựng ngay sát một con sông, quanh năm bốc mùi hôi thối, tệ nhất là vào lúc mưa bão, nước dềnh lên, tràn cả vào nhà. Ai hễ đi qua đây đều cau mày, lấy tay bịt mũi nhưng cô thắc mắc không biết những thứ dưới tầng đáy của lớp nước đen ngòm kia có phần nào đóng góp của họ.
Đan Nguyên rùng mình vì lạnh. Dòng suy nghĩ đứt đoạn. Cô cảm thấy nước đang chảy qua áo sơ mi, ngấm vào người. Cô dừng xe sát lề đường, vòng tay qua sau. Cô phát hiện vài lỗ thủng nhỏ trên áo mưa mà lúc mặc ở hiên vì tối cô không để ý. Cô thở dài đoán biết ai là tác giả. Cô lên xe, cố chớp hai con mắt nhoèn nhoẹt nước tìm nơi bán áo mưa. Nhưng may mắn đã từ bỏ cô. Vậy là cả chặng đường dài, cô ướt sũng, run rẩy trong gió lạnh.
Cô về nhà với chiếc áo mưa thủng trên người, ướt như chuột lột.
Vừa ngồi sấy tóc, Đan Nguyên vừa nghĩ tới nghiệt duyên giữa cô giữa thằng bé đó. Cô đi dạy để không có thời gian nghĩ tới việc làm thiết kế. Khi cô nhận được thông báo trúng tuyển vào vị trí thiết kế cho một công ty tổ chức hôn lễ, cô đã bỏ việc ở trường và tới làm cho công ty đó. Ngày đầu đi làm, cô phát hiện giám đốc của cô chính là bố thằng bé, hơn thế còn bắt tay cô và nhất quyết gửi gắm thằng bé cho cô.
Nghĩ tới đây, cô lắc mái tóc còn ướt nhẹp như thể để những lo lắng bay biến hết. Cô nghiến răng khẳng định quyết tâm ngày mai sẽ tới trước mặt sếp cô mà nói rằng con trai ông ta là một con quỷ còn cô là một người bình thường, mà người thường thì không thể đối phó nổi với quỷ.
Sáng hôm sau khi tới phòng giám đốc, Đan Nguyên bước vào với dáng vẻ từ tốn. Quốc Dũng đang ngồi đó, trước bàn làm việc, chăm chú nhìn vào màn hình máy vi tính. Vẻ luộm thuộm thường thấy khi ở nhà đã được lột bỏ hoàn toàn, thay vào đó là thái độ nghiêm túc và đĩnh đạc. Đan Nguyên trong đầu thầm đồng ý với câu Diệp Anh từng nói: “Đàn ông khi tập trung làm việc là hấp dẫn nhất”.
Đan Nguyên hắng giọng nhưng chưa kịp mở lời đã bị thái độ niềm nở của Quốc Dũng làm cho nao núng.
- Tốt quá. Tôi cũng có chuyện muốn nói. Cô vào đi.
Đan Nguyên bối rối ngồi xuống ghế.
- Cám ơn cô chuyện thằng cu Bin nhà tôi. Chưa có gia sư nào trụ được với nó quá 2 ngày. Vậy mà cô đã dạy được tới bây giờ.
Đan Nguyên ậm ừ như thể có điều muốn nói. Quốc Dũng phần nào đoán biết được suy nghĩ của cô, nhanh chóng đón đầu.
- Mẹ nó mất từ khi thằng bé mới sinh, tôi lại bận công việc nên đôi khi nó muốn làm mọi chuyện quá lên để thu hút sự chú ý của mọi người.
Chưa từng gặp mẹ thằng bé, Đan Nguyên chỉ đơn giản nghĩ rằng cô ấy cũng như sếp cô tối ngày lo công việc nên thường xuyên vắng nhà chứ không nghĩ cô ấy đã qua đời. Cô đột nhiên đưa mắt nhìn vào khung ảnh trước mặt.
- À tấm ảnh này, là tôi lấy ảnh của cô ấy ghép vào.
Quốc Dũng dừng lại trước tấm ảnh đó trong giây lát. Anh như đang dùng ánh mắt vuốt ve lên gương mặt người phụ nữ trong ảnh. Đan Nguyên bất giác nhìn theo.
- Thế cô có chuyện gì muốn nói với tôi?
Đan Nguyên bối rối xoắn ngón tay lại với nhau.
- Tôi nghĩ giám đốc nên mua cho thằng bé một chiếc bút mực.
Đan Nguyên nhanh chóng hối hận vì câu nói của mình. Quốc Dũng cũng có vẻ ngạc nhiên nhưng vẫn điềm tĩnh trả lời.
- Được. Tôi sẽ chú ý. Lần sau cần gì cô cứ nói.
Đan Nguyên trở về phòng làm việc, buông tay, ngồi phịch xuống ghế. Cô lấy xấp tài liệu trên bàn đập liên tiếp vào đầu.
Tối hôm đó, trước lúc chìm vào giấc ngủ, cô lơ mơ nhớ đến ánh mắt của Quốc Dũng. Có điều gì đó rất kì lạ. Nó sâu và buồn bã. Nó như có thể nắm lấy và bóp nghẹt trái tim người đối diện.
Đan Nguyên đã có một giấc mơ.
Cô bước chậm trong một khu vườn lạ, phủ kín những bông hoa trắng ngà. Một luồng không khí nhẹ thổi tới khiến mọi vật khẽ chuyển mình rung động. Cánh hoa nương theo hướng gió, bứt khỏi cành, vỡ tan thành từng giọt nước nhỏ li ti. Đột nhiên, cô nhận ra phía trước một dáng người quen thuộc. Cô chạy theo, gọi với nhưng không gian xung quanh vẫn im lặng, nín thinh. Cô lạnh. Cô sợ. Cô hoang mang. Cô cố sức đuổi kịp bóng hình trước mắt, đang dần biến mất.
Cô hụt chân, rơi xuống giữa một đám cỏ cao, mềm mại. Cô nhắm mắt, hít một hơi căng tràn lồng ngực. Một hương thơm dịu nhẹ, phảng phất khắp nơi trong không khí, pha chút vị của thảo mộc, của gỗ rừng, chút ẩm ướt của nước, của rong rêu, chút yên tĩnh của khoảng lặng lúc ban mai. Tất cả tạo ra trong cô một khoảng lặng. Một khoảng lặng để nghe rõ hơn âm thanh đâu đó, xa xăm.
Tiếng piano. Bài “If I can see you again” (Yiruma).
Thứ 4 – Tháng 9: Cả ngày oi bức. Không biết gió đã bị ai thâu hết. Mây đen dồn tụ một góc nhưng đến một giọt mưa cũng không rớt xuống.
Vì một xích mích nhỏ giữa hai học sinh đột nhiên chuyển thành vụ ẩu đả giữa các phụ huynh mà Linh An phải mất tới 2 tiếng đồng hồ ở lại trung tâm dạy nhạc để giải quyết. Vừa vào tới nhà hàng cô đã liếc nhìn đồng hồ. Cô đến muộn chính xác là 2 tiếng 30 phút. Bước những bước dài trên đôi giầy cao gót, cô dáo dác nhìn quanh xem có cặp kính râm nào đang hướng vào mình không.
Anh quản lí nhà hàng luôn đeo kính râm mặc cho trời nóng hay lạnh, sáng hay tối, trong nhà hay ngoài trời. Dáng người anh ta cao lớn với cặp kính đen luôn làm e dè những kẻ muốn kiếm chuyện ở nhà hàng. Nhưng lúc anh ta bỏ kính ra mới thực sự đáng sợ. Một bên mắt trắng dã tới độ chẳng nhìn thấy lòng đen còn bên kia lại luôn nhìn về hướng vô định, nó bị lác. Linh An nghe các nhân viên đồn nhau rằng anh ta trước kia chuyên cho vay nặng lãi, sau khi kết hôn thì hoàn lương rồi tới quản lí nhà hàng cho em rể. Hai mắt của anh ta là do quãng đời đó để lại.
Càng tới gần phòng thay đồ, Linh An càng đi như chạy. Đột nhiên, gót giầy cô miết theo nền đất. Phút chốc, cô đã nằm dài trên sàn nhà. Cô đưa tay quẹt thử xung quanh. Mùi xà phòng. Cô giận tới run người. Lúc này, Nhật Minh xuất hiện, đi qua cô rồi tới chỉnh cho chiếc biển cảnh báo “Đang cọ rửa. Không đi qua lối này” vào đúng chỗ. Giờ cô mới nhìn rõ dáng người vừa lướt qua mình là ai.
- Anh lau nhà sao không đặt biển cảnh báo?
- Nếu cô không chạy thì đã nhìn thấy nó rồi.
Linh An cảm thấy da mặt mình nóng ran. Cô cố gượng dậy nhưng xà phòng trơn trượt khiến cô lại ngã xuống một lần nữa.
- Cô nằm đấy cũng được nhưng che lại đi, chỗ kia rách đấy.
Linh An nhớ lại âm thanh kì lạ khi cô tiếp đất. Giờ cô có thể đoán được vị trí của chỗ rách nhờ vào hướng tay Nhật Minh chỉ. Anh đi vào phòng để đồ rồi cầm ra một chiếc chổi lau, lau sạch chỗ xà phòng trên sàn, chỉ chừa lại đúng chỗ Linh An đang nằm. Cổ họng Linh An nghẹn ứ.
Sau đó, chính anh quản lí đã giúp cô đứng dậy. Câu đầu tiên anh ta nói với cô bằng thứ giọng trầm nhưng vang và gắt khi tháo bỏ cặp kính râm là: “Hãy nhìn vào mắt tôi!” Mọi âm thanh xung quanh đều lập tức biến mất trong con ngươi trắng dã đang hướng thẳng vào cô. Khi đã tới được phòng thay đồ, cô vẫn nghe tiếng Nhật Minh bình thản dọn dẹp bên ngoài.
Buổi tối hôm đó diễn ra suôn sẻ. Hơn thế, chủ nhà hàng còn cùng vợ ghé qua nghe cô đàn. Hai người lấy làm thích thú. Họ mời cô ở lại ăn tối. Trái với anh trai mình, vợ của chủ nhà hàng là một người có học thức, ăn nói cũng hết sức sắc sảo. Khi chồng mình tò mò về vụ scandale trước đây của Linh An, bà ấy bèn ngăn lại, nói: “Là nghệ sĩ thì nên biểu diễn bằng tâm can nhưng cũng không nhất thiết phải đem hết tâm can đó nói cho mọi người biết.” Hôm đó là một ngày hi hữu mà Linh An không phải e sợ khi chia sẻ những suy nghĩ của mình với người lạ. Bữa tối kết thúc, họ ngỏ ý đưa cô về nhà vì vợ của chủ nhà hàng rất muốn ghé qua chào bố mẹ Linh An.
Nhưng có một chuyện đã xảy ra.
Linh An muốn gọi điện trước cho mẹ cô để báo sẽ có khách đến nhà nhưng lục tới túi thì phát hiện ví của cô đã biến mất. Chuyện nhỏ hóa lớn khi cô nói người cuối cùng cô nhìn thấy ở gần phòng thay đồ trước khi cô rời khỏi là Nhật Minh. Mọi người đổ dồn ánh nhìn về phía anh. Không nói nhưng chắc chắn trong lòng ai cũng nghi hoặc. Nhật Minh giống như một kẻ phạm tội bỏ trốn, không nhà, không bạn. Anh biết vậy nhưng không lấy làm bối rối hay tức giận, từ từ đặt đống đồ đang bê trên tay xuống đất, hỏi:
- Cô đã tìm ở chỗ lúc nãy cô ngã chưa?
Tức thì Linh An chạy tới hành lang gần phòng thay đồ. Cô dáo dác tìm. Cuối cùng cũng phát hiện chiếc ví bên cạnh một thùng rác. Cô cười trừ nhìn mọi người rồi nhét vội ví vào trong túi. Cô vốn định mở miệng xin lỗi Nhật Minh nhưng đã bị anh chặn lại.
- Cô mở ra để mọi người cùng xem có mất thứ gì không.
Cô nhìn anh. Anh nhìn cô. Cái nhìn sắc lạnh. Cô từ từ mở ví ra. Mọi thứ vẫn y nguyên không xi xuyển. Nhật Minh bê lại đống đồ vừa đặt xuống rồi bỏ đi. Mọi người cũng lần lượt tản ra.
Linh An nhìn về phía cuối hành lang. Tối đen.
Ánh mắt của mọi người xung quanh nhìn Nhật Minh ban nãy khiến Linh An bất giác nhớ lại lần bản thân bị đánh ghen ở quán ăn. Tò mò, gièm pha, dè bỉu, cảm giác nhất thời của những người xa lạ bủa vây lấy cô trong những tiếng xì xào. Lúc đó, cô từng nghĩ nếu là bản thân mình, cô thà bỏ đi, chứ nhất định không tùy tiện ném vào người khác sự khinh miệt đó. Nhưng xem ra, ai cũng như ai, nếu không có thời gian tìm hiểu, vẫn luôn dựa vào bề ngoài và tình huống trước mắt để phán đoán, đó vốn là lẽ tự nhiên.
Giữa đêm, Diệp Anh đột nhiên bật dậy bởi một mùi khen khét. Cô nhìn quanh nhà thì phát hiện chiếc quạt đầu giường đang bốc khói đen, rít lên một tiếng rồi gục xuống, tắt lịm. Rút cục, chiếc quạt già yếu cũng đuối sức sau nhiều ngày phải chạy hết công suất. Cô nhanh chóng rút phích cắm rồi mở cửa ban công. Nước đang trút xuống như thể lâu ngày dồn ứ. Chỉ cần nghe tiếng cũng khiến Diệp Anh cảm thấy khoan khoái. Cô tựa đầu vào cửa rồi cứ đứng như vậy cho tới khi trời sáng.
Cánh mũi Diệp Anh khẽ cử động. Quán nước bên dưới, vài học sinh đang tụ tập. Điếu thuốc hút dở di vội dưới chân, áo sơ mi nhàu nhĩ dắt nhanh vào cạp quần. Phía đối diện, dãy cửa sắt hoen gỉ lần lượt mở ra. Vài gương mặt uể oải lay nhau gượng dậy khỏi tấm phản đặt giữa lối đi hẹp, xung quanh chất đầy hàng hóa. Những đứa trẻ chưa hết tuổi đến trường lặng lẽ, mỗi người một góc, mắt nhắm nghiền vẫn có thể thành thục công việc chúng đã làm nhiều năm. Nước da đen thô ráp từ nơi quanh năm nắng cháy da cháy thịt dần trở nên nhợt nhạt khi cả ngày bị bao kín trong bốn bức tường của gian hàng nhỏ lúc nào cũng chật ních người ra vào.
Diệp Anh nhớ lại một lần cô tới đây để chọn mua chặn giấy nhưng không ngờ chưa mua được đã vô tình làm vỡ hai chiếc cốc trên kệ kế bên. Nhân viên bán hàng ở đó, mặt mày tím tái, nhuần nhuyễn thốt ra miệng những từ ngữ cô chưa từng nghe qua. Cô chăm chú nhìn vào gương mặt nhỏ hơn em trai mình vài tuổi, rồi mở ví rút tiền đền cho chủ cửa hàng, lặng lẽ rời khỏi đó.
Cánh cửa dẫn ra ban công đã đóng lại, Diệp Anh vẫn tò mò muốn biết rút cục thành phố đông đúc này đã mang lại cho những đứa trẻ đó những gì.
Thay vì tiêu tốn một ngày chủ nhật mát mẻ trên chiếc giường cũ kĩ, Diệp Anh quyết định đi bộ qua hai con phố để tới hiệu sách quen, một hiệu sách nhỏ nằm lọt thỏm giữa những cửa hàng thời trang bắt mắt. Nếu dùng một từ để miêu tả nơi này thì đó là sách, sách và sách. Ba kệ lớn cao tới trần nhà chất đầy những sách. Thậm chí sàn nhà cũng la liệt những chồng sách cũ được bó lại với nhau bằng dây dù. Ở nơi khác có sách gì, nhất định ở đây cũng có. Sách gì ở đây có, chưa chắc nơi khác đã có. Ông chủ là một người nhỏ bé, mới ngoài 30 nhưng trông như một ông lão bất hạnh gần đất xa trời, lúc nào cũng ngồi một góc, nghiền ngẫm từng trang sách, chẳng màng tới mọi việc xung quanh. Nhưng hễ khách nói tới tên cuốn sách nào thì anh ta liền bê thang tới, với lấy cuốn đó và đặt vào tay khách trước khi họ kịp định thần.
Hiệu sách này khiến Diệp Anh nhớ đến ông nội. Ông cô rất thích đọc sách. Khi ông ốm, không thể đi lại nhiều, ngày ngày ngồi yên lặng trên chiếc ghế bành ngoài ban công, Diệp Anh vì cố làm ông vui bèn tìm mua những cuốn sách hay rồi đọc cho ông nghe. Dần dần, cô phát hiện sách cũng giống như phim ảnh, có thể bằng cách riêng, nuôi dưỡng trí tưởng tượng và trải nghiệm của mỗi người. Thực sự rất thú vị. Sau khi ông nội qua đời, đọc sách với cô đã trở thành thói quen. Hiệu sách này kể từ ngày đó cô vẫn thường xuyên lui tới.
Diệp Anh đẩy cửa bước vào, nán lại hồi lâu trước kệ sách đầu tiên để tận hưởng mùi của những cuốn sách cũ. Một thứ mùi đặc biệt. Mùi của giấy, bụi, thậm chí là mùi của ẩm mốc, mối mọt nhưng nó luôn làm tinh thần cô hưng phấn. Kệ tiếp theo chất đầy những cuốn sách đang được nhiều người tìm mua. Diệp Anh lướt ngón tay qua lượt gáy sách đầu tiên và dừng lại ở cuốn cuối cùng với tiêu đề: “Please love me”.
“Bạn nghĩ thế nào nếu kí ức biến thành đồ vật. Tôi, tất nhiên, sẽ cần một chiếc hộp lớn để ném nó vào đó, khóa kín lại. Nhưng tiếc rằng bản thân trong tay lại luôn cầm chìa khóa.”
Một phụ nữ bên cạnh đọc thành tiếng dòng mở đầu cuốn sách. Diệp Anh khẽ mỉm cười.
Cô vừa rút cuốn sách ra khỏi kệ đã bị một giọng nói làm cho giật mình.
- Cô định mua cuốn đấy à?
Từ lúc nào, Khải Hưng đã đứng sát cạnh cô. Thân hình cao lớn của anh có vẻ khó khăn khi phải di chuyển trong một nơi chật chội như thế này.
- Tôi chưa quyết định.
- Thế thì đừng mua.
Nói rồi Khải Hưng cầm cuốn sách trên tay Diệp Anh đặt trở lại kệ trước ánh mắt ngỡ ngàng của cô.
- Không hay à?
- Chẳng có gì thú vị. Nó chỉ đầu độc tâm trí cô thôi.
- Hiệu sách này đâu có bán truyện sex?
- Được thế thì đã tốt.
- Tức là còn không bằng?
- Ít nhất truyện đấy còn có kiến thức thực tế. Còn thể loại này chỉ nhồi nhét vào đầu cô ảo tưởng. Tác giả chắc chắn đã quá lứa lỡ thì, kiếm sống bằng loạt tác phẩm na ná nhau lan tràn trên mạng.
Diệp Anh mỉm cười. Cô cảm thấy cách nhìn nhận của Khải Hưng cũng có phần đúng, thậm chí không thể phủ nhận.
- Đây, để xem tôi nói có đúng không.
Khải Hưng lật mặt sau để xem phần giới thiệu về tác giả. Đột nhiên, anh dừng lại, yên lặng trong giây lát.
- Nhưng ảnh ở đây trông giống cô đấy.
- Tất nhiên. Là ảnh tôi chụp một năm trước.
Khải Hưng sửng sốt nhìn Diệp Anh. Cô bật cười.
- Không sao. Độc giả có quyền cho ý kiến.
- Không. Tôi nhớ ra để quên con Bob ở ngoài.
Khải Hưng trong chớp mắt đã biến mất. Hình ảnh cuối cùng Diệp Anh nhìn thấy là anh lôi xềnh xệch con Bob đang nằm yên lặng dưới bóng cây bên đường đi khuất khỏi hiệu sách. Trông con chó tội nghiệp như thể cần một ngụm nước hay một chiếc quạt hơn là đi dạo, nhất là khi mặt trời đã trở lại với đầy đủ sức nóng của nó.
Nghĩ tới chiếc quạt già yếu, thay vì đi mua một chiếc quạt mới, Diệp Anh lại qua nhà Đan Nguyên chơi cả buổi rồi lúc ra về cầm luôn chiếc quạt màu xanh dương cô vẫn thích, giờ mới có lí do để mượn tạm nó vài ngày. Đêm đó, cô ngủ một giấc ngon lành, không mộng mị. Chiếc quạt êm ru, quay đều.
Buổi sáng trở mình thức dậy, Diệp Anh cảm thấy khoan khoái vô cùng. Cô chưa từng thích thứ hai nhưng hôm đó, ắt hẳn là ngoại lệ. Cô quyết định ra ngoài chạy bộ thay vì gò bó bản thân giữa bốn bức tường. Cô vừa đẩy cửa bước ra đã sửng sốt không thốt thành lời khi thấy hai con chuột béo núc, lông ướt nhẹp đang cào xé một chiếc túi nilon ngay sát chân mình. Cô bấm chuông nhà hàng xóm liên hồi. Tức thì đằng sau cánh cửa sắt xuất hiện một người đàn ông, dáng điệu ngái ngủ và một con chó, tập tễnh.
- Mới sáng ra. Gì đấy?
Diệp Anh nhướn mày, chỉ tay vào túi rác dưới chân. Phần thức ăn thừa bị bới tung, vương vãi một góc. Cô thoáng thấy một bóng người trong nhà Khải Hưng. Cô đoán hôm qua anh đã có một bữa tối vui vẻ và thứ dưới chân cô lúc này là tất cả những gì còn sót lại.
- Chuột!
Vừa nghe vậy, Khải Hưng và con Bob lập tức lùi về sau. Diệp Anh tiến lại gần, nói rành rọt.
- Lần sau nếu anh còn vứt rác ở đây, tôi sẽ tìm và giết đúng hai con chuột đấy rồi vứt sang nhà anh!
Khải Hưng liếc nhìn vào nhà rồi quay lại, giật nhẹ tay áo Diệp Anh.
- Cô đi chạy bộ đúng không? Vậy tiện đường vứt hộ tôi. Cô có vẻ không sợ. Còn tôi đến nhìn cũng thấy gai người chứ chưa nói đến việc cầm thứ nó vừa liếm vào.
Cánh cửa đóng lại. Tia đỏ trong mắt Diệp Anh nổi cả lên. Cô dùng chân đá mạnh khiến rác trong túi thay vì dồn lại một góc giờ vung vãi khắp nơi.
Xuống đến tầng 1, Diệp Anh cảm thấy gai người khi bị móng tay ai đó chạm nhẹ lên vai. Cô giật mình quay lại. Chiếc đầm đen bó sát, một phụ nữ mảnh khảnh lênh khênh trên đôi giầy cao gót 10 phân nổi bật với phần đế màu đồng. Cả thân hình nghiêng hẳn sang bên bởi giỏ hoa quả đang cầm trên tay.
Diệp Anh nhướn mày như thể muốn hỏi có chuyện gì xảy ra.
- Em sống ở khu này à?
Diệp Anh gật đầu.
- Em có thể chuyển cái này cho người sống ở phòng 304 hộ chị được không?
Người phụ nữ đó tiến lại gần Diệp Anh. Cô từ từ lùi về sau.
- Cái này, chị tự đưa tiện hơn. Tôi không quen chị, cũng không biết trong đấy có gì.
- Bên ngoài thế nào bên trong y như vậy. Em có thể kiểm tra. Chị chỉ biết địa chỉ mà không có số điện thoại nên đã đợi ở đây mấy ngày rồi.
Nói tới đây, Diệp Anh bất chợt nhớ ra người phụ nữ này. Vài ngày trước, cô thấy cô ta xuất hiện ở đây, đợi rất lâu, dáng vẻ sốt ruột. Còn Khải Hưng sau khi gần về tới nhà thì đột nhiên quay lại, vòng qua sau, đi lên bằng lối phụ.
Cơ mặt Diệp Anh dần giãn ra. Giọng điệu cũng thay đổi.
- Sáng nay anh ấy đi chạy bộ. Chị qua nhà em ngồi một lát. Ban công nhà em nhìn được qua nhà bên đấy. Sáng đèn tức là anh ấy về thay quần áo đi làm.
Cô ta nhìn Diệp Anh, khuôn miệng rộng mở căng hết cỡ. Màu son đỏ tươi nổi bật trên nước da bánh mật.
Cô ta theo Diệp Anh về nhà. Vào tới nơi, thứ gì cũng cầm lên xem xét. Cái chê quá nhỏ, cái lại chê đã lỗi thời. Sau đó, dùng giọng mũi thể hiện sự cảm thương đối với một người phải sống lủi thủi trong căn nhà chật hẹp và ngày ngày viết lách, một công việc nhàm chán. Câu chuyện còn tiếp diễn nếu con Bob không sủa và Khải Hưng không quát nó im lặng. Đôi chân khẳng khiu của cô ta tức thì rời khỏi nhà Diệp Anh cùng với giỏ hoa quả. Diệp Anh ngồi lại, nhâm nhi tách trà còn nóng.
Cô liếc nhìn bắp chân mình. Có lẽ nó vẫn giữ nguyên hiện trạng kể từ khi tuổi dậy thì kết thúc. Lúc trước, một người bạn từng nói với Diệp Anh, 5 phút đầu gặp mặt, đàn ông sẽ bắt chuyện với người phụ nữ có nhan sắc rồi tùy vào hương vị cuộc chuyện mà quyết định có nên tiếp tục tìm hiểu về những gì ẩn sau vẻ ngoài đó hay không. Diệp Anh nhún vai, liệt những kẻ đó vào loại nông cạn. Nhưng khi trưởng thành, cô hiểu rõ: Giờ mọi người có quá ít thời gian gặp gỡ và cơ hội tìm hiểu nhau. Vì thế dựa vào vẻ ngoài, có lẽ là con đường thuận tiện nhất. Cũng giống như khi vào siêu thị, ngổn ngàng rất nhiều loại hàng hóa, chúng ta chỉ có thể dựa vào nhãn hiệu để quyết định nên hay không nên dùng thử.
Hai ngày sau đó, lại có một phụ nữ tới tìm Khải Hưng. Người này chừng 40 tuổi, ăn vận giản dị, điệu bộ hết sức nhã nhặn, dẫn theo một người đàn ông ngoài 20 tuổi. Diệp Anh trong lòng thầm khâm phục Khải Hưng. Hoa thơm trong vườn đều bị anh hái hết. Diệp Anh vẫn theo lệ cũ, mời khách uống trà nhưng trà chưa kịp uống, cửa nhà cũng chưa kịp mở thì Khải Hưng đã đi làm về. Anh nhìn người phụ nữ đó trừng trừng, rồi quay sang nhìn Diệp Anh như thể cô sắp dẫn vào nhà một tên cướp.
Người phụ nữ tiến lại, đặt túi đồ ngay dưới chân Khải Hưng rồi quay lưng bỏ đi.
Khải Hưng lẳng lặng, lần lượt nhặt lấy từng thứ đồ trong túi, ném xuống cầu thang. Người đàn ông kia vô thức chạy theo. Hụt chân, anh ta ngã sấp mặt xuống đất. Diệp Anh bước tới gần, hai tay xoắn lại với nhau, không biết có nên can thiệp vào chuyện chẳng liên can đến mình. Khải Hưng vẫn chưa ngừng lại. Quả cam cuối cùng anh dùng hết sức ném, trúng ngay lưng Diệp Anh. Cô hét lớn:
- Này!
Khải Hưng đóng sầm cửa. Người phụ nữ đó tiến lại gần người đàn ông, xem xét rồi dùng những ngón tay mảnh khảnh, xoa nhẹ. Anh ta chỉ kêu lên những tiếng khó hiểu như một con chim bị mắc nghẹn, chân đập xuống nền đất. Diệp Anh đột nhiên cảm thấy người phụ nữ trước mặt cô hiện giờ rất cô độc, dù nét mặt bà không biến sắc, cử chỉ vẫn thư thái như lúc đầu.
Diệp Anh chạy vào nhà lấy ra một miếng cao dán. Khi quay trở ra, hai người đó đã ra về. Cô cúi đầu, nhìn xuống lối đi phụ. Những bậc cầu thang hẹp, đôi giầy vải màu xám bị trận mưa bóng mây làm cho ướt sũng. Sau đó, trời lại nắng đẹp. Vũng nước phía trước khu nhà nhanh chóng bốc hơi.
Thứ 5 – Tháng 8: Trời bắt đầu giảm nhiệt nhờ những cơn mưa rào.
Khi bị ốm nằm trên ghế sofa, thằng bé trông như một chú cún nhỏ bị mắc mưa. Nhưng chỉ một tuần sau, nó đã trả lại Đan Nguyên nguyên vẹn mọi cảm giác nặng nề.
Cô kiên nhẫn trước cậu học trò ngỗ nghịch. Thằng bé trùm kín người bằng một chiếc chăn bông chỉ để lộ hai con mắt nhưng điều hòa vẫn để ở nhiệt độ thấp nhất. Theo nó, đó là cách điều hòa thân nhiệt theo công thức: nóng + lạnh = ấm.
Tờ bài tập suốt cả tiếng đồng hồ chỉ viết được vài chữ. Nó lấy lí do nhất quyết bút chì phải nhọn mới viết bài nên cứ hí hoáy gọt tới gọt lui cho tới lúc đầu chì nhọn hoắt mới thôi. Nhưng đầu chì nhọn thường hay gãy, lại thêm thằng bé cố tình ấn mạnh. Vậy là cứ gọt rồi lại gãy rồi lại gọt. Cả buổi học, vỏ bút gọt ra càng lúc càng nhiều còn kiến thức chẳng thu được bao nhiêu. Kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm của thằng bé khiến Đan Nguyên lo lắng. Ngọt nhạt không xong cô bèn nghiêm nghị, quát:
- Thế con có học hay không?
- Con có nói không học đâu?
- Vậy thì chú ý vào bài, đừng có hí hoáy với cái bút chì nữa. Lấy bút mực mà viết.
Thằng bé nhìn Đan Nguyên, bỏ chiếc bút chì lên bàn rồi lục tìm dưới đáy cặp một chiếc bút mực. Đan Nguyên trong lòng thở phào vì cuối cùng nó cũng biết sơ. Nhưng chiếc bút nó lấy ra lại là một chiếc bút hỏng. Khi viết thì nét được nét mất. Sau đó, mực trào qua ngòi bút. Thằng bé còn cố ý quẹt tay qua lại khiến chữ trong bài nhòe nhoẹt, chỉ nhìn thấy những vệt dài màu tím.
- Lấy bút của cô mà viết, Đan Nguyên đặt trước mặt thằng bé một chiếc bút khác.
Thằng bé đột nhiên bật dậy khỏi ghế.
- Con chào cô.
- Con đi đâu?, Đan Nguyên sửng sốt.
- Không con ở nhà con. Cô về nhà cô thôi. Hết giờ rồi.
Đan Nguyên liếc nhìn đồng hồ đeo tay, từ tốn trả lời:
- Con ngồi xuống đi. Khi nào cô nói hết giờ thì mới hết giờ.
Thằng bé lẳng lặng ngồi xuống, miệng vẫn không thôi lẩm bẩm:
- Ở lớp mỗi lần con đòi cô giáo cho nghỉ sớm cô lại bảo không ai có thể thay đổi được giờ học, khi nào nghỉ là nghỉ.
Đan Nguyên không trả lời, vẫn cúi đầu chăm chú nhìn vào cuốn sách trước mặt.
- Mai con sẽ hỏi tại sao cô ấy lại nói dối.
Đan Nguyên thở dài, lặng lẽ thu dọn sách vở.
- Được. Vậy hôm nay mình nghỉ. Con nhớ làm bài tập cô giao.
- Con cũng không chắc có làm được không. Tuần này con khá bận.
- Con bận việc gì?
- Thì con cũng có chuyện này chuyện kia.
Đan Nguyên khẽ liếc nhìn ra ngoài cửa sổ, trời vẫn mưa. Thật não nề. Cô thở dài, bước xuống cầu thang. Bác giúp việc nhìn thấy cô thì tất tả chạy lại.
- Cô giáo có mang áo mưa không? Nếu không để tôi đưa cho cô một cái.
- Dạ, thế bác cho cháu xin.
Thằng bé đột nhiên chạy lại, láu táu.
- Để con đi lấy cho.
Trong chớp mắt, thằng bé đã hai tay đưa cho Đan Nguyên một chiếc áo mưa màu xanh nhạt. Cô mỉm cười vì nghĩ thằng bé chỉ lười học chứ không có ý ghét bỏ gì cô.
Một đường sét gấp khúc rạch ngang trời. Linh An rùng mình, phóng nhanh hơn để về kịp bữa cơm nóng mẹ cô đang chờ sẵn. Chiếc xe buýt cách đó không xa đột nhiên tấp vào bến, không một tín hiệu. Phụ xe kéo cửa kính, ném xuống vỉa hè một túi nilon. Chiếc xe nhanh chóng rời đi, chiếm lĩnh lòng đường. Phía trước Linh An, một người đàn ông dừng xe đạp ngay sát vỉa hè, nhặt lấy từ túi rác đó hai chiếc hộp nhựa. Một chiếc ôtô 4 chỗ vượt lên trước, nước tạo sóng, đổ ụp vào người đàn ông đó. Ông ta vẫn điềm nhiên bỏ hai chiếc hộp vào rọ xe rồi khom lưng đạp nhanh tới cuối đường. Túi rác với bọc ngoài bị xé rách. Đồ ăn thừa và vài mẩu giấy nham nhở trôi nổi trên lớp nước đen ngòm.
Xóm trọ Đan Nguyên từng sống được dựng ngay sát một con sông, quanh năm bốc mùi hôi thối, tệ nhất là vào lúc mưa bão, nước dềnh lên, tràn cả vào nhà. Ai hễ đi qua đây đều cau mày, lấy tay bịt mũi nhưng cô thắc mắc không biết những thứ dưới tầng đáy của lớp nước đen ngòm kia có phần nào đóng góp của họ.
Đan Nguyên rùng mình vì lạnh. Dòng suy nghĩ đứt đoạn. Cô cảm thấy nước đang chảy qua áo sơ mi, ngấm vào người. Cô dừng xe sát lề đường, vòng tay qua sau. Cô phát hiện vài lỗ thủng nhỏ trên áo mưa mà lúc mặc ở hiên vì tối cô không để ý. Cô thở dài đoán biết ai là tác giả. Cô lên xe, cố chớp hai con mắt nhoèn nhoẹt nước tìm nơi bán áo mưa. Nhưng may mắn đã từ bỏ cô. Vậy là cả chặng đường dài, cô ướt sũng, run rẩy trong gió lạnh.
Cô về nhà với chiếc áo mưa thủng trên người, ướt như chuột lột.
Vừa ngồi sấy tóc, Đan Nguyên vừa nghĩ tới nghiệt duyên giữa cô giữa thằng bé đó. Cô đi dạy để không có thời gian nghĩ tới việc làm thiết kế. Khi cô nhận được thông báo trúng tuyển vào vị trí thiết kế cho một công ty tổ chức hôn lễ, cô đã bỏ việc ở trường và tới làm cho công ty đó. Ngày đầu đi làm, cô phát hiện giám đốc của cô chính là bố thằng bé, hơn thế còn bắt tay cô và nhất quyết gửi gắm thằng bé cho cô.
Nghĩ tới đây, cô lắc mái tóc còn ướt nhẹp như thể để những lo lắng bay biến hết. Cô nghiến răng khẳng định quyết tâm ngày mai sẽ tới trước mặt sếp cô mà nói rằng con trai ông ta là một con quỷ còn cô là một người bình thường, mà người thường thì không thể đối phó nổi với quỷ.
Sáng hôm sau khi tới phòng giám đốc, Đan Nguyên bước vào với dáng vẻ từ tốn. Quốc Dũng đang ngồi đó, trước bàn làm việc, chăm chú nhìn vào màn hình máy vi tính. Vẻ luộm thuộm thường thấy khi ở nhà đã được lột bỏ hoàn toàn, thay vào đó là thái độ nghiêm túc và đĩnh đạc. Đan Nguyên trong đầu thầm đồng ý với câu Diệp Anh từng nói: “Đàn ông khi tập trung làm việc là hấp dẫn nhất”.
Đan Nguyên hắng giọng nhưng chưa kịp mở lời đã bị thái độ niềm nở của Quốc Dũng làm cho nao núng.
- Tốt quá. Tôi cũng có chuyện muốn nói. Cô vào đi.
Đan Nguyên bối rối ngồi xuống ghế.
- Cám ơn cô chuyện thằng cu Bin nhà tôi. Chưa có gia sư nào trụ được với nó quá 2 ngày. Vậy mà cô đã dạy được tới bây giờ.
Đan Nguyên ậm ừ như thể có điều muốn nói. Quốc Dũng phần nào đoán biết được suy nghĩ của cô, nhanh chóng đón đầu.
- Mẹ nó mất từ khi thằng bé mới sinh, tôi lại bận công việc nên đôi khi nó muốn làm mọi chuyện quá lên để thu hút sự chú ý của mọi người.
Chưa từng gặp mẹ thằng bé, Đan Nguyên chỉ đơn giản nghĩ rằng cô ấy cũng như sếp cô tối ngày lo công việc nên thường xuyên vắng nhà chứ không nghĩ cô ấy đã qua đời. Cô đột nhiên đưa mắt nhìn vào khung ảnh trước mặt.
- À tấm ảnh này, là tôi lấy ảnh của cô ấy ghép vào.
Quốc Dũng dừng lại trước tấm ảnh đó trong giây lát. Anh như đang dùng ánh mắt vuốt ve lên gương mặt người phụ nữ trong ảnh. Đan Nguyên bất giác nhìn theo.
- Thế cô có chuyện gì muốn nói với tôi?
Đan Nguyên bối rối xoắn ngón tay lại với nhau.
- Tôi nghĩ giám đốc nên mua cho thằng bé một chiếc bút mực.
Đan Nguyên nhanh chóng hối hận vì câu nói của mình. Quốc Dũng cũng có vẻ ngạc nhiên nhưng vẫn điềm tĩnh trả lời.
- Được. Tôi sẽ chú ý. Lần sau cần gì cô cứ nói.
Đan Nguyên trở về phòng làm việc, buông tay, ngồi phịch xuống ghế. Cô lấy xấp tài liệu trên bàn đập liên tiếp vào đầu.
Tối hôm đó, trước lúc chìm vào giấc ngủ, cô lơ mơ nhớ đến ánh mắt của Quốc Dũng. Có điều gì đó rất kì lạ. Nó sâu và buồn bã. Nó như có thể nắm lấy và bóp nghẹt trái tim người đối diện.
Đan Nguyên đã có một giấc mơ.
Cô bước chậm trong một khu vườn lạ, phủ kín những bông hoa trắng ngà. Một luồng không khí nhẹ thổi tới khiến mọi vật khẽ chuyển mình rung động. Cánh hoa nương theo hướng gió, bứt khỏi cành, vỡ tan thành từng giọt nước nhỏ li ti. Đột nhiên, cô nhận ra phía trước một dáng người quen thuộc. Cô chạy theo, gọi với nhưng không gian xung quanh vẫn im lặng, nín thinh. Cô lạnh. Cô sợ. Cô hoang mang. Cô cố sức đuổi kịp bóng hình trước mắt, đang dần biến mất.
Cô hụt chân, rơi xuống giữa một đám cỏ cao, mềm mại. Cô nhắm mắt, hít một hơi căng tràn lồng ngực. Một hương thơm dịu nhẹ, phảng phất khắp nơi trong không khí, pha chút vị của thảo mộc, của gỗ rừng, chút ẩm ướt của nước, của rong rêu, chút yên tĩnh của khoảng lặng lúc ban mai. Tất cả tạo ra trong cô một khoảng lặng. Một khoảng lặng để nghe rõ hơn âm thanh đâu đó, xa xăm.
Tiếng piano. Bài “If I can see you again” (Yiruma).
Thứ 4 – Tháng 9: Cả ngày oi bức. Không biết gió đã bị ai thâu hết. Mây đen dồn tụ một góc nhưng đến một giọt mưa cũng không rớt xuống.
Vì một xích mích nhỏ giữa hai học sinh đột nhiên chuyển thành vụ ẩu đả giữa các phụ huynh mà Linh An phải mất tới 2 tiếng đồng hồ ở lại trung tâm dạy nhạc để giải quyết. Vừa vào tới nhà hàng cô đã liếc nhìn đồng hồ. Cô đến muộn chính xác là 2 tiếng 30 phút. Bước những bước dài trên đôi giầy cao gót, cô dáo dác nhìn quanh xem có cặp kính râm nào đang hướng vào mình không.
Anh quản lí nhà hàng luôn đeo kính râm mặc cho trời nóng hay lạnh, sáng hay tối, trong nhà hay ngoài trời. Dáng người anh ta cao lớn với cặp kính đen luôn làm e dè những kẻ muốn kiếm chuyện ở nhà hàng. Nhưng lúc anh ta bỏ kính ra mới thực sự đáng sợ. Một bên mắt trắng dã tới độ chẳng nhìn thấy lòng đen còn bên kia lại luôn nhìn về hướng vô định, nó bị lác. Linh An nghe các nhân viên đồn nhau rằng anh ta trước kia chuyên cho vay nặng lãi, sau khi kết hôn thì hoàn lương rồi tới quản lí nhà hàng cho em rể. Hai mắt của anh ta là do quãng đời đó để lại.
Càng tới gần phòng thay đồ, Linh An càng đi như chạy. Đột nhiên, gót giầy cô miết theo nền đất. Phút chốc, cô đã nằm dài trên sàn nhà. Cô đưa tay quẹt thử xung quanh. Mùi xà phòng. Cô giận tới run người. Lúc này, Nhật Minh xuất hiện, đi qua cô rồi tới chỉnh cho chiếc biển cảnh báo “Đang cọ rửa. Không đi qua lối này” vào đúng chỗ. Giờ cô mới nhìn rõ dáng người vừa lướt qua mình là ai.
- Anh lau nhà sao không đặt biển cảnh báo?
- Nếu cô không chạy thì đã nhìn thấy nó rồi.
Linh An cảm thấy da mặt mình nóng ran. Cô cố gượng dậy nhưng xà phòng trơn trượt khiến cô lại ngã xuống một lần nữa.
- Cô nằm đấy cũng được nhưng che lại đi, chỗ kia rách đấy.
Linh An nhớ lại âm thanh kì lạ khi cô tiếp đất. Giờ cô có thể đoán được vị trí của chỗ rách nhờ vào hướng tay Nhật Minh chỉ. Anh đi vào phòng để đồ rồi cầm ra một chiếc chổi lau, lau sạch chỗ xà phòng trên sàn, chỉ chừa lại đúng chỗ Linh An đang nằm. Cổ họng Linh An nghẹn ứ.
Sau đó, chính anh quản lí đã giúp cô đứng dậy. Câu đầu tiên anh ta nói với cô bằng thứ giọng trầm nhưng vang và gắt khi tháo bỏ cặp kính râm là: “Hãy nhìn vào mắt tôi!” Mọi âm thanh xung quanh đều lập tức biến mất trong con ngươi trắng dã đang hướng thẳng vào cô. Khi đã tới được phòng thay đồ, cô vẫn nghe tiếng Nhật Minh bình thản dọn dẹp bên ngoài.
Buổi tối hôm đó diễn ra suôn sẻ. Hơn thế, chủ nhà hàng còn cùng vợ ghé qua nghe cô đàn. Hai người lấy làm thích thú. Họ mời cô ở lại ăn tối. Trái với anh trai mình, vợ của chủ nhà hàng là một người có học thức, ăn nói cũng hết sức sắc sảo. Khi chồng mình tò mò về vụ scandale trước đây của Linh An, bà ấy bèn ngăn lại, nói: “Là nghệ sĩ thì nên biểu diễn bằng tâm can nhưng cũng không nhất thiết phải đem hết tâm can đó nói cho mọi người biết.” Hôm đó là một ngày hi hữu mà Linh An không phải e sợ khi chia sẻ những suy nghĩ của mình với người lạ. Bữa tối kết thúc, họ ngỏ ý đưa cô về nhà vì vợ của chủ nhà hàng rất muốn ghé qua chào bố mẹ Linh An.
Nhưng có một chuyện đã xảy ra.
Linh An muốn gọi điện trước cho mẹ cô để báo sẽ có khách đến nhà nhưng lục tới túi thì phát hiện ví của cô đã biến mất. Chuyện nhỏ hóa lớn khi cô nói người cuối cùng cô nhìn thấy ở gần phòng thay đồ trước khi cô rời khỏi là Nhật Minh. Mọi người đổ dồn ánh nhìn về phía anh. Không nói nhưng chắc chắn trong lòng ai cũng nghi hoặc. Nhật Minh giống như một kẻ phạm tội bỏ trốn, không nhà, không bạn. Anh biết vậy nhưng không lấy làm bối rối hay tức giận, từ từ đặt đống đồ đang bê trên tay xuống đất, hỏi:
- Cô đã tìm ở chỗ lúc nãy cô ngã chưa?
Tức thì Linh An chạy tới hành lang gần phòng thay đồ. Cô dáo dác tìm. Cuối cùng cũng phát hiện chiếc ví bên cạnh một thùng rác. Cô cười trừ nhìn mọi người rồi nhét vội ví vào trong túi. Cô vốn định mở miệng xin lỗi Nhật Minh nhưng đã bị anh chặn lại.
- Cô mở ra để mọi người cùng xem có mất thứ gì không.
Cô nhìn anh. Anh nhìn cô. Cái nhìn sắc lạnh. Cô từ từ mở ví ra. Mọi thứ vẫn y nguyên không xi xuyển. Nhật Minh bê lại đống đồ vừa đặt xuống rồi bỏ đi. Mọi người cũng lần lượt tản ra.
Linh An nhìn về phía cuối hành lang. Tối đen.
Ánh mắt của mọi người xung quanh nhìn Nhật Minh ban nãy khiến Linh An bất giác nhớ lại lần bản thân bị đánh ghen ở quán ăn. Tò mò, gièm pha, dè bỉu, cảm giác nhất thời của những người xa lạ bủa vây lấy cô trong những tiếng xì xào. Lúc đó, cô từng nghĩ nếu là bản thân mình, cô thà bỏ đi, chứ nhất định không tùy tiện ném vào người khác sự khinh miệt đó. Nhưng xem ra, ai cũng như ai, nếu không có thời gian tìm hiểu, vẫn luôn dựa vào bề ngoài và tình huống trước mắt để phán đoán, đó vốn là lẽ tự nhiên.
Tác giả :
Maldives