Chiến Tranh Và Hòa Bình
Quyển 9 - Chương 5
gia, những con người như thế rất cần, cũng như loài lang sói cần cho bộ máy của thiên nhiên vậy. Và bao giờ những con người như thế cũng tồn tại, cũng xuất hiện, cũng được duy trì, mặc dầu hình như chúng ta khó lòng quan niệm nổi làm sao họ lại có mặt và được gần gũi vị thủ lĩnh. Nhà nước như vậy. Chỉ có sự cần thiết ấy mới cắt nghĩa được tại sao một người dốt nát, thô lỗ như Arakseyev, một người tàn nhẫn đã từng tự tay mình vặt ria mép của các binh sĩ thủ pháo, và không thể xông pha nguy hiểm vì thần kinh bạc nhược, lại có thể giữ được một cương vị có quyền lực như vậy bên cạnh một nhân cách cao quý, hào hiệp nhân từ như vua Alekxandr.
Balasov gặp nguyên soái Davu trong một căn nhà kho của nông dân, đang ngồi trên một cái thùng rượu viết hý hoáy (nguyên soái đang tính sổ). Viên sĩ quan phụ tá đứng bên cạnh ông ta. Kể ra thì cũng có thể tìm được một chỗ tốt hơn, nhưng nguyên soái Davu thuộc hạng người cố ý đặt mình vào những hoàn cảnh sinh hoạt khổ sở nhất để cho mình có quyền được cau có như vậy, cũng với mục đích ấy, họ bao giờ cũng bận bịu và vội vã. "Làm sao tôi có thể nghĩ đến khía cạnh vui sướng của đời người, một khi - các ông cũng thấy đấy - Tôi ngồi trên một chiếc thùng rượu, trong một căn nhà kho bẩn thỉu như thế này để làm việc", - vẻ mặt của Davu như muốn nói thế. Hứng thú và nhu cầu chủ yếu của loại người này là hễ gặp ai đang say sưa với cuộc sống thì ném thẳng vào mặt họ sức hoạt động buồn tẻ và kiên gan của mình.
Davu tự cho mình hưởng cái thú vị ấy khi Balasov được đưa ra gặp ông ta. Ông ta đang mải mê làm việc khi viên tướng Nga bước vào. Ông ta nhìn qua đôi mục kỉnh, và khi trông thấy gương mặt phấn chấn của Balasov bấy giờ đang chịu ảnh hưởng của buổi sáng tươi đẹp và của cuộc nói chuyện với Mura, ông ta không đứng dậy, thậm chí cũng không nhúc nhích, mà lại còn cau mày thêm, miệng mỉm cười một nụ cười hiểm độc.
Nhận thấy trên mặt Balasov cái ấn tượng khó chịu do cách tiếp đón này gây nên. Davu ngẩng đầu lên và hỏi ông ta đến có việc gì, vẻ mặt lạnh nhạt.
Cho rằng sở dĩ Davu tiếp đón mình như vậy chẳng qua vì ông ta không biết rằng mình là tướng hành dinh của hoàng đế Alekxandr và hơn nữa là người đại diện của hoàng đế trước mặt Napoléon, Balasov vội vàng nói rõ chức tước và sứ mệnh của mình, trái với điều ông ta mong đợi, Davu nghe xong lại càng có vẻ cau có và thô lỗ hơn.
- Thế thư đâu? - Davu nói. - Ông đưa đây cho tôi, tôi sẽ gửi lên hoàng đế!
Balasov nói rằng mình được lệnh trao bức thư tận tay hoàng đế.
- Lệnh của hoàng đế bên các ông thì có hiệu lực trong quân đội của các ông, còn ở đây, - Davu nói, - Người ta bảo gì thì ông cứ thế mà làm.
Và như để cho viên tướng Nga thấy rõ hơn nữa rằng ông ta đang lệ thuộc vào vũ lực thô bạo, Davu cho sĩ quan phụ tá đi gọi trực nhật.
Balasov rút phong thư của hoàng thượng ra, và đặt lên bàn (bàn đây là một cánh cửa hãy còn cả bản lề đặt lên trên hai cái thùng rượu) Davu cầm phong thư và đọc mấy dòng chữ đề ngoài bì.
- Ngài muốn tỏ kính nể tôi hay không, điều đó hoàn toàn thuộc quyền ngài, - Balasov nói - Nhưng xin ngài lưu ý cho rằng tôi có vinh dự làm phó tướng hành dinh của Hoàng đế…
Davu im lặng nhìn Balasov, và hình như lấy làm khoái chí khi thấy vẻ mặt của ông này hơi xúc động và bối rối.
- Ông sẽ được đối xử một cách xứng đáng với cương vị của ông. - Nói đoạn Davu đút phong thư vào túi và ra khỏi gian nhà kho.
Một phút sau viên sĩ quan hành dinh của Davu là De Castre bước vào và dẫn Balasov vào căn buồng dành riêng cho ông ta.
Hôm ấy Balasov xuống ăn bữa trưa với nguyên soái Davu trên cánh cửa đặt trên hai cái thùng rượu vừa rồi dùng làm bàn viết.
Ngày hôm sau, Davu ra đi rất sớm, sau khi mời Balasov đến và lên giọng hách dịch yêu cầu Balasov ở lại đây, khi có lệnh đi đâu thì cũng đi với hành lý của nguyên soái, và chỉ nói chuyện với một mình De Castre mà thôi.
Sau bốn ngày sống hiu quạnh trong cảnh buồn chán với ý thức rằng mình bị lệ thuộc vào quyền lực của kẻ khác và chẳng được ai coi ra gì - một ý thức càng rõ rệt hơn nữa là vì vừa mới đây ông ta đang sống giữa một môi trường quyền quý - sau mấy chuyến cùng di chuyển với mớ hành lý của nguyên soái Davu và với quân đội Pháp cũng đi qua cái trạm ngắn đường mà bốn ngày trước đây ông đã ra đi.
Ngày hôm sau quan thị tùng của hoàng đế là bá tước de Tuyren(1) đến gặp Balasov và cho ông ta biết rằng hoàng đế Napoléon đã chuẩn y cho ông đến bệ kiến.
Trước toà nhà mà người ta dẫn đến, trước đây bốn ngày có có những người lính canh của trung đoàn Preobrazenxki đứng gác, thì bây giờ lại có hai người lính thủ pháo Pháp mặc quân phục xanh xẻ ngực và đội mũ lông, một đoàn hộ tống phiêu kỵ và kỵ binh U-lan, và một đoàn tuỳ tùng lộng lẫy gồm những tướng tá, những sĩ quan phụ tá, những chú thị đồng, đang đứng trước thềm xung quanh con ngựa cưỡi và người giám mã mamluk(2) Rustan của Napoléon để chờ hoàng đế ra. Napoléon tiếp Balasov ngay trong toà nhà ở Vilna, nơi mà Balasov đã gặp Alekxander trước khi ra đi.
Chú thích:(1) Lính đánh thuê của vua Ai Cập, vốn là người ngoại quốc bị bắt về nuôi từ bé.
(2) Người giám mã mamluk của Napoléon là một vật kỷ niệm của chiến dịch Ai Cập
Balasov gặp nguyên soái Davu trong một căn nhà kho của nông dân, đang ngồi trên một cái thùng rượu viết hý hoáy (nguyên soái đang tính sổ). Viên sĩ quan phụ tá đứng bên cạnh ông ta. Kể ra thì cũng có thể tìm được một chỗ tốt hơn, nhưng nguyên soái Davu thuộc hạng người cố ý đặt mình vào những hoàn cảnh sinh hoạt khổ sở nhất để cho mình có quyền được cau có như vậy, cũng với mục đích ấy, họ bao giờ cũng bận bịu và vội vã. "Làm sao tôi có thể nghĩ đến khía cạnh vui sướng của đời người, một khi - các ông cũng thấy đấy - Tôi ngồi trên một chiếc thùng rượu, trong một căn nhà kho bẩn thỉu như thế này để làm việc", - vẻ mặt của Davu như muốn nói thế. Hứng thú và nhu cầu chủ yếu của loại người này là hễ gặp ai đang say sưa với cuộc sống thì ném thẳng vào mặt họ sức hoạt động buồn tẻ và kiên gan của mình.
Davu tự cho mình hưởng cái thú vị ấy khi Balasov được đưa ra gặp ông ta. Ông ta đang mải mê làm việc khi viên tướng Nga bước vào. Ông ta nhìn qua đôi mục kỉnh, và khi trông thấy gương mặt phấn chấn của Balasov bấy giờ đang chịu ảnh hưởng của buổi sáng tươi đẹp và của cuộc nói chuyện với Mura, ông ta không đứng dậy, thậm chí cũng không nhúc nhích, mà lại còn cau mày thêm, miệng mỉm cười một nụ cười hiểm độc.
Nhận thấy trên mặt Balasov cái ấn tượng khó chịu do cách tiếp đón này gây nên. Davu ngẩng đầu lên và hỏi ông ta đến có việc gì, vẻ mặt lạnh nhạt.
Cho rằng sở dĩ Davu tiếp đón mình như vậy chẳng qua vì ông ta không biết rằng mình là tướng hành dinh của hoàng đế Alekxandr và hơn nữa là người đại diện của hoàng đế trước mặt Napoléon, Balasov vội vàng nói rõ chức tước và sứ mệnh của mình, trái với điều ông ta mong đợi, Davu nghe xong lại càng có vẻ cau có và thô lỗ hơn.
- Thế thư đâu? - Davu nói. - Ông đưa đây cho tôi, tôi sẽ gửi lên hoàng đế!
Balasov nói rằng mình được lệnh trao bức thư tận tay hoàng đế.
- Lệnh của hoàng đế bên các ông thì có hiệu lực trong quân đội của các ông, còn ở đây, - Davu nói, - Người ta bảo gì thì ông cứ thế mà làm.
Và như để cho viên tướng Nga thấy rõ hơn nữa rằng ông ta đang lệ thuộc vào vũ lực thô bạo, Davu cho sĩ quan phụ tá đi gọi trực nhật.
Balasov rút phong thư của hoàng thượng ra, và đặt lên bàn (bàn đây là một cánh cửa hãy còn cả bản lề đặt lên trên hai cái thùng rượu) Davu cầm phong thư và đọc mấy dòng chữ đề ngoài bì.
- Ngài muốn tỏ kính nể tôi hay không, điều đó hoàn toàn thuộc quyền ngài, - Balasov nói - Nhưng xin ngài lưu ý cho rằng tôi có vinh dự làm phó tướng hành dinh của Hoàng đế…
Davu im lặng nhìn Balasov, và hình như lấy làm khoái chí khi thấy vẻ mặt của ông này hơi xúc động và bối rối.
- Ông sẽ được đối xử một cách xứng đáng với cương vị của ông. - Nói đoạn Davu đút phong thư vào túi và ra khỏi gian nhà kho.
Một phút sau viên sĩ quan hành dinh của Davu là De Castre bước vào và dẫn Balasov vào căn buồng dành riêng cho ông ta.
Hôm ấy Balasov xuống ăn bữa trưa với nguyên soái Davu trên cánh cửa đặt trên hai cái thùng rượu vừa rồi dùng làm bàn viết.
Ngày hôm sau, Davu ra đi rất sớm, sau khi mời Balasov đến và lên giọng hách dịch yêu cầu Balasov ở lại đây, khi có lệnh đi đâu thì cũng đi với hành lý của nguyên soái, và chỉ nói chuyện với một mình De Castre mà thôi.
Sau bốn ngày sống hiu quạnh trong cảnh buồn chán với ý thức rằng mình bị lệ thuộc vào quyền lực của kẻ khác và chẳng được ai coi ra gì - một ý thức càng rõ rệt hơn nữa là vì vừa mới đây ông ta đang sống giữa một môi trường quyền quý - sau mấy chuyến cùng di chuyển với mớ hành lý của nguyên soái Davu và với quân đội Pháp cũng đi qua cái trạm ngắn đường mà bốn ngày trước đây ông đã ra đi.
Ngày hôm sau quan thị tùng của hoàng đế là bá tước de Tuyren(1) đến gặp Balasov và cho ông ta biết rằng hoàng đế Napoléon đã chuẩn y cho ông đến bệ kiến.
Trước toà nhà mà người ta dẫn đến, trước đây bốn ngày có có những người lính canh của trung đoàn Preobrazenxki đứng gác, thì bây giờ lại có hai người lính thủ pháo Pháp mặc quân phục xanh xẻ ngực và đội mũ lông, một đoàn hộ tống phiêu kỵ và kỵ binh U-lan, và một đoàn tuỳ tùng lộng lẫy gồm những tướng tá, những sĩ quan phụ tá, những chú thị đồng, đang đứng trước thềm xung quanh con ngựa cưỡi và người giám mã mamluk(2) Rustan của Napoléon để chờ hoàng đế ra. Napoléon tiếp Balasov ngay trong toà nhà ở Vilna, nơi mà Balasov đã gặp Alekxander trước khi ra đi.
Chú thích:(1) Lính đánh thuê của vua Ai Cập, vốn là người ngoại quốc bị bắt về nuôi từ bé.
(2) Người giám mã mamluk của Napoléon là một vật kỷ niệm của chiến dịch Ai Cập
Tác giả :
Leo Tolstoy