Chiến Tranh Và Hòa Bình
Quyển 10 - Chương 16
Sau khi hoàng thượng rời Moskva ra đi, cuộc sống ở thủ đô vẫn tiếp diễn theo đà cũ, và lối sống đó bình thường đến nỗi khó lòng nhớ lại những ngày hưng phấn, sôi sục lòng ái quốc vừa qua, và khó lòng có thể tin rằng nước Nga quả thật đang lâm nguy và các hội viên câu lạc bộ Anh đồng thời cũng là những người con của tổ quốc sẵn sàng hy sinh tất cả để cứu nước. Duy chỉ có một điều nhắc lại tâm trạng hưng phấn, sôi sục lòng ái quốc khi hoàng thượng còn ở Moskva, là cái yêu cầu hy sinh người và của, nay đã có một hình thức và đã trở thành tất yếu.
Trong khi quân địch tiến đến gần, cách nhìn của người Moskva đối với tình cảnh của mình không những không trở nên nghiêm chỉnh hơn, mà trái lại còn tỏ ra khinh suất hơn, cũng như thói thường xưa nay vẫn thế khi người ta thấy một nguy cơ sắp đến gần trong lòng người ta bao giờ cũng có hai tiếng nói cùng mạnh như nhau cất lên: một tiếng nói rất có lý khuyên người ta nên ngẫm nghĩ đến nguy cơ này ra sao và tìm cách thoát ra khỏi nó; một tiếng nói khác còn có lý hơn nữa nói với người ta rằng nghĩ đến nguy cơ thì khó khăn và khổ sở quá, vì sức con người không thể nào thấy trước mọi khả năng và thoát ra khỏi tiến trình của biến cố, cho nên tốt hơn cả là đừng nghĩ đến cái gì dễ chịu thôi. Khi ngồi riêng một mình, người ta thường nghe theo tiếng nói thứ nhất, còn khi ở giữa đám bạn bè thì lại thường nghe theo tiếng nói thứ hai nhiều hơn. Cư dân Moskva lúc bấy giờ cũng vậy. Đã từ lâu không năm nào thấy dân Moskva vui chơi nhiều như năm nay.
Những tờ yết thị của Roxtopsin trong đó vẽ một quán rượu, một ông chủ quán và một người tiểu thị dân Moskva tên là Karpuska Tsighirin, anh này là cựu chiến binh và hôm ấy hơi quá chén, nghe tin Bonaparte định tiến đánh Moskva liền nổi giận lên nguyên rủa tục tằn chửi bới cả bọn Pháp, bước khỏi quán rượu và đứng dưới quân hiệu đại bàng của hoàng gia cất tiếng nói với quần chúng đến tụ tập xung quanh, những tờ yết thị ấy được đọc và đem bàn tán xôn xao chẳng kém gì đoạn vè mới nhất của Vaxili Lvovich Puskin.
Ở câu lạc bộ, trong căn phòng ở góc nhà, người ta họp nhau lại để đọc yết thị, và có nhiều người ưa thích lối chế giễu quân Pháp của Karpuska, anh nói rằng chúng sẽ sưng phồng lên, vì ăn bắp cải(1), sẽ vỡ bụng ra vì ăn cháo rau, sẽ nghẹt thở đi vì ăn súp bắp cải rằng chúng nó đều lùn tịt và chỉ một mụ đàn bà thôi cũng có thể cắm nạng chĩa mà xóc luôn ba đứa một lúc. Nhưng cũng có nhiều người không tán thưởng cái giọng này mà nói rằng như vậy là dung tục và ngu xuẩn. Người ta kháo nhau rằng Roxtopsin đã trục xuất hết những người Pháp và thậm chí tất cả những người ngoại quốc ra khỏi Moskva, rằng trong số đó có nhiều tên gián điệp hoặc phái viên của Napoléon, nhưng người ta kháo những chuyện đó chủ yếu là để thừa dịp truyền đạt những câu dí dỏm mà Roxtopsin đã nói khi đã đưa họ đi. Khi đưa họ xuống thuyền đi Nizni, Roxtopsin có nói với họ: "Các người hãy bình tâm xuống thuyền, và đừng làm cho thuyền này trở thành chiếc thuyền của Charon"(2). Người ta kể rằng tất cả các công sở đang được rời ra khỏi Moskva và kể luôn câu đùa của Sinsin nói rằng chỉ mỗi một việc ấy thôi cũng đủ làm cho Moskva chịu ơn Napoléon rồi. Họ kể rằng trung đoàn của Mamonov sẽ tốn của ông ta đến tám mươi vạn rúp, rằng Bezukhov còn tốn nhiều tiền hơn thế cho trung đoàn dân binh của chàng ta, nhưng điều hay nhất trong hành động của Bezukhov là bản thân chàng sẽ mặc quân phục cưỡi ngựa đi trước trung đoàn và cho mọi người xem không mất tiền.
- Ông thì thật chẳng tha ai. - Juyly Drubeskaya nói, mấy ngón tay thon nhỏ đeo đầy nhẫn thu vén và bóp bóp mớ vải sô làm băng.
Juyly định đến hôm sau sẽ rời khỏi Moskva, nên tối nay tổ chức một buổi tiếp tân từ biệt.
- Bezukhov ridecule (lố bịch) thật, nhưng anh ta tốt bụng, đáng yêu biết chừng nào, thú vị gì cái lối châm chọc caustique (chua chát) đối với anh ta như thế!
- Phạt! - Một người trẻ tuổi ăn mặc quân phục dân binh nói. Đây là người mà Juyly gọi là chàng hiệp sĩ của tôi mai sẽ cùng nàng đi Nizni.
Trong phòng khách của Juyly, cũng như nhiều phòng khách khác ở Moskva, người ta đã giao ước với nhau là chỉ nói tiếng Nga thôi, và hễ ai nhỡ mồm nói tiếng Pháp thì phải nộp tiền phạt để cúng cho Uỷ ban cứu tế.
- Lại thêm một thành ngữ kiểu Pháp nữa, phạt đi! - Một nhà văn Nga lúc bấy giờ có mặt trong phòng khách nói - Cậu thú vị gì cái lối nghe chẳng Nga tí nào.
- Ông thì thật chẳng tha ai, - Juyly nói tiếp với người sĩ quan dân binh, không để ý đến lời bình xét của nhà văn kia. - Chữ chua chát thì tôi xin chịu lỗi, nhưng còn về cái thú được nói sự thật với ông thì tôi xin sẵn sàng chịu trả phạt lần nữa: thành ngữ kiểu Pháp thì tôi chả chịu trách nhiệm đâu, - nàng quay sang nói với nhà văn, - tôi chẳng có tiền mà cũng chẳng có thì giờ để thuê một ông thầy về học tiếng Nga như công tước Golitxyn. A, anh ta đây rồi.
- Quand on… (Khi người ta) không, không đâu, - nàng nói với viên sĩ quan dân binh - Ông không bắt được tôi đâu. Khi người ta nói đến mặt trời thì người ta trông thấy tia sáng của nó(3) - nữ chủ nhân nói, miệng mỉm cười niềm nớ với Piotr. - Chúng tôi vừa nhắc đến ông. - Juyly nói với cái lối nói dối dễ dàng thường thấy ở những người phụ nữ lịch duyệt trong trường xã giao. - Chúng tôi vừa nói rằng trung đoàn của ông nhất định là khá hơn trung đoàn của Mamonov. Ô thôi xin đừng nói chuyện trung đoàn chứ? - Juyly vừa nói vừa trao đổi một cái nhìn tinh quái và chế giễu viên sĩ quan dân binh.
Trước mặt Piotr, viên sĩ quan dân binh không còn chua chát cho lắm nữa, gương mặt anh ta lộ vẻ băn khoăn không hiểu nụ cười của Juyly có nghĩa gì. Piotr lơ đãng và hiền lành thật, nhưng nhân cách của chàng khiến cho người ta từ bỏ ngay ý định giễu cợt khi có mặt chàng.
- Không, - Piotr cười lớn đáp, mắt nhìn xuống cái thân hình to lớn đẫy dà của mình. - Tôi thế này thì quân Pháp sẽ bắn trúng quá, vả lại tôi cũng sợ là không lên nổi ngựa.
Trong số những nhân vật được các tân khách của Juyly chọn làm đề tài nói chuyện có gia đình Roxtov.
- Nghe nói gia cảnh nhà họ sa sút lắm thì phải, - Juyly nói. - Vả lại ông ta cũng chẳng khôn ngoan tí nào, bá tước ấy mà. Gia đình Ruzumovxki muốn mua toà nhà của họ cùng với trang viên ngoại thành, thế mà công việc cứ kéo dài mãi. Ông ta nói thách quá.
- Không, hình như công việc mua bán sắp xong rồi, - có người nói, - Mặc dầu bây giờ mà còn mua gì ở Moskva thì thật là rồ dại.
- Tại sao? - Juyly nói. Chả nhẽ ông cho rằng Moskva đang bị uy hiếp chăng?
- Thế tại sao phu nhân lại ra đi?
- Tôi ấy à? Đấy kể cũng lạ. Tôi đi là vì… thì cũng chỉ vì mọi người đều đi cả, vả chăng tôi cũng chẳng phải là Jenne d'Arc(4) mà cũng chẳng phải là một người đàn bà Amazon(5)
- Thôi được rồi, được rồi, đưa thêm cho tôi mấy miếng giẻ nữa.
- Nếu ông ta biết lo liêu cho khôn khéo. Ông có thể trả hết được nợ nần đấy, - viên sĩ quan nói tiếp về bá tước Roxtov.
- Một ông già hiền lành, nhưng cũng đụt lắm. Mà tại sao họ lại ở đây lâu thế? Họ định về quê từ lâu kia mà. Hình như bây giờ Natali khoẻ rồi thì phải. - Juyly hỏi Piotr, miệng nở một nụ cười ranh mãnh.
- Họ đang đợi cậu con út, - Piotr nói, - Cậu ta gia nhập đội quân cô-dắc của Obolenxki và đã đi Belaya Ixerkova rồi. Ở đấy đang tổ chức một trung đoàn của tôi, cậu ta sắp về rồi đấy. Bá tước định đi từ lâu, nhưng bá tước phu nhân một mực không chịu rời khỏi Moskva trước khi cậu con trai về.
- Hôm kia tôi gặp ở Arkharov. Natali lại xinh đẹp và vui vẻ như xưa. Cô ta có hát một bài tình ca đấy. Có những người họ chóng khuây thật?
- Khuây gì ạ? - Piotr hỏi, có vẻ phật ý.
Juyly mỉm cười.
- Bá tước có biết rằng những trang hiệp sĩ như bá tước chỉ có thể có được trong những quyển tiểu thuyết của bà Souza không?
- Hiệp sĩ nào? Tại sao? - Piotr đỏ mặt hỏi.
- Thôi đủ rồi bá tước thân mến ạ, cả thành Moskva người ta truyền tụng đấy. Quả tình tôi xin khâm phục bá tước.
- Phạt! Phạt! - Viên sĩ quan dân binh nói.
- Thôi đẹp đi. Không sao nói chuyện được. Chán quá!
- Cả thành Moskva truyền tụng cái gì? - Piotr đứng dậy hỏi, giọng giận dữ.
- Thôi đi, bá tước ạ. Bá tước cũng biết rồi.
- Tôi chẳng biết gì hết. - Piotr nói.
- Tôi biết rằng ông rất thân với Natali, cho nên… Không, tôi xưa nay vẫn thấy Vera hơn. Cái cô Vera sao đáng yêu quá!
- Thưa phu nhân không ạ! - Piotr nói, giọng vẫn có vẻ bất bình.
- Tôi tuyệt nhiên không hề lĩnh lấy vai trò làm hiệp sĩ cho tiểu thư Roxtov, và đã một lần…
- Ai tự thanh minh tức là thú tội rồi! - Juyly mỉm cười, vừa nói vừa phẩy mớ vải sô, rồi muốn cho phần kết thúc câu chuyện vừa qua thuộc về mình, nàng lập tức chuyển sang chuyện khác - Hôm nay tôi vừa mới vừa được biết: hôm qua cô Maria Bolkonxkaya đáng thương kia vừa mới về đến Moskva. Các ngài đã nghe nói chưa. Ôngt hân sinh cô ấy vừa mới mất đấy.
- Thế à! Bây giờ cô ấy ở đâu? Được gặp cô ấy thì hay qua, - Piotr nói.
- Suốt tối hôm qua tôi ngồi chơi với cô ấy. Hôm nay hoặc sáng mai cô ta sẽ về trang viên ngoại thành với đứa cháu.
- Thế cô ấy ra sao? - Piotr nói.
- Chẳng sao cả, cô ấy buồn. Nhưng ông có biết ai vừa cứu cô ta không? Nikolai Roxtov. Đấy là cả một thiên diễm tình. Người ta vây bắt cô ta, toan giết chết, họ đánh người nhà cô bị thương. Chàng đã lao tới và cứu thoát nàng…
- Lại thêm một thiên diễm tình nữa, - viên sĩ quan dân binh nói. - Quả thật cuộc bôn ba chung này đã làm cho các cô gái già kiếm được chồng tất. Katis là một, công tước tiểu thư Bolkonxkaya là hai.
- Ông ạ, quả tình tôi nghĩ rằng cô ấy hơi phải lòng chàng thanh niên kia rồi đấy.
- Phạt! Phạt! Phạt!
- Nhưng nếu nói tiếng Nga thì nói thế nào bây giờ…
Chú thích:(1) Những món ăn dân tộc của người Nga.
(2) Charon là người trở đò ngang trên sông Sticxơ, con sông ngăn dương thế với âm ty (trong thần thoại Hy Lạp).
(3) Một câu tục ngữ Pháp dịch ra tiếng Nga. Ý nói: "Người ấy thiêng thật. Vừa nhắc đến tên đã thấy người rồi".
(4) Jenne d'Arc, nữ anh hùng Pháp (1412-1431) đã cầm quân chiến đấu chống quân xâm lược Anh.
(5) Theo thần thoại Hy Lạp, Amazon là một xứ sớ ở miền Hắc Hải, dân toàn đàn bà. Đàn bà cưỡi ngựa và chiến đấu rất giỏi.
Trong khi quân địch tiến đến gần, cách nhìn của người Moskva đối với tình cảnh của mình không những không trở nên nghiêm chỉnh hơn, mà trái lại còn tỏ ra khinh suất hơn, cũng như thói thường xưa nay vẫn thế khi người ta thấy một nguy cơ sắp đến gần trong lòng người ta bao giờ cũng có hai tiếng nói cùng mạnh như nhau cất lên: một tiếng nói rất có lý khuyên người ta nên ngẫm nghĩ đến nguy cơ này ra sao và tìm cách thoát ra khỏi nó; một tiếng nói khác còn có lý hơn nữa nói với người ta rằng nghĩ đến nguy cơ thì khó khăn và khổ sở quá, vì sức con người không thể nào thấy trước mọi khả năng và thoát ra khỏi tiến trình của biến cố, cho nên tốt hơn cả là đừng nghĩ đến cái gì dễ chịu thôi. Khi ngồi riêng một mình, người ta thường nghe theo tiếng nói thứ nhất, còn khi ở giữa đám bạn bè thì lại thường nghe theo tiếng nói thứ hai nhiều hơn. Cư dân Moskva lúc bấy giờ cũng vậy. Đã từ lâu không năm nào thấy dân Moskva vui chơi nhiều như năm nay.
Những tờ yết thị của Roxtopsin trong đó vẽ một quán rượu, một ông chủ quán và một người tiểu thị dân Moskva tên là Karpuska Tsighirin, anh này là cựu chiến binh và hôm ấy hơi quá chén, nghe tin Bonaparte định tiến đánh Moskva liền nổi giận lên nguyên rủa tục tằn chửi bới cả bọn Pháp, bước khỏi quán rượu và đứng dưới quân hiệu đại bàng của hoàng gia cất tiếng nói với quần chúng đến tụ tập xung quanh, những tờ yết thị ấy được đọc và đem bàn tán xôn xao chẳng kém gì đoạn vè mới nhất của Vaxili Lvovich Puskin.
Ở câu lạc bộ, trong căn phòng ở góc nhà, người ta họp nhau lại để đọc yết thị, và có nhiều người ưa thích lối chế giễu quân Pháp của Karpuska, anh nói rằng chúng sẽ sưng phồng lên, vì ăn bắp cải(1), sẽ vỡ bụng ra vì ăn cháo rau, sẽ nghẹt thở đi vì ăn súp bắp cải rằng chúng nó đều lùn tịt và chỉ một mụ đàn bà thôi cũng có thể cắm nạng chĩa mà xóc luôn ba đứa một lúc. Nhưng cũng có nhiều người không tán thưởng cái giọng này mà nói rằng như vậy là dung tục và ngu xuẩn. Người ta kháo nhau rằng Roxtopsin đã trục xuất hết những người Pháp và thậm chí tất cả những người ngoại quốc ra khỏi Moskva, rằng trong số đó có nhiều tên gián điệp hoặc phái viên của Napoléon, nhưng người ta kháo những chuyện đó chủ yếu là để thừa dịp truyền đạt những câu dí dỏm mà Roxtopsin đã nói khi đã đưa họ đi. Khi đưa họ xuống thuyền đi Nizni, Roxtopsin có nói với họ: "Các người hãy bình tâm xuống thuyền, và đừng làm cho thuyền này trở thành chiếc thuyền của Charon"(2). Người ta kể rằng tất cả các công sở đang được rời ra khỏi Moskva và kể luôn câu đùa của Sinsin nói rằng chỉ mỗi một việc ấy thôi cũng đủ làm cho Moskva chịu ơn Napoléon rồi. Họ kể rằng trung đoàn của Mamonov sẽ tốn của ông ta đến tám mươi vạn rúp, rằng Bezukhov còn tốn nhiều tiền hơn thế cho trung đoàn dân binh của chàng ta, nhưng điều hay nhất trong hành động của Bezukhov là bản thân chàng sẽ mặc quân phục cưỡi ngựa đi trước trung đoàn và cho mọi người xem không mất tiền.
- Ông thì thật chẳng tha ai. - Juyly Drubeskaya nói, mấy ngón tay thon nhỏ đeo đầy nhẫn thu vén và bóp bóp mớ vải sô làm băng.
Juyly định đến hôm sau sẽ rời khỏi Moskva, nên tối nay tổ chức một buổi tiếp tân từ biệt.
- Bezukhov ridecule (lố bịch) thật, nhưng anh ta tốt bụng, đáng yêu biết chừng nào, thú vị gì cái lối châm chọc caustique (chua chát) đối với anh ta như thế!
- Phạt! - Một người trẻ tuổi ăn mặc quân phục dân binh nói. Đây là người mà Juyly gọi là chàng hiệp sĩ của tôi mai sẽ cùng nàng đi Nizni.
Trong phòng khách của Juyly, cũng như nhiều phòng khách khác ở Moskva, người ta đã giao ước với nhau là chỉ nói tiếng Nga thôi, và hễ ai nhỡ mồm nói tiếng Pháp thì phải nộp tiền phạt để cúng cho Uỷ ban cứu tế.
- Lại thêm một thành ngữ kiểu Pháp nữa, phạt đi! - Một nhà văn Nga lúc bấy giờ có mặt trong phòng khách nói - Cậu thú vị gì cái lối nghe chẳng Nga tí nào.
- Ông thì thật chẳng tha ai, - Juyly nói tiếp với người sĩ quan dân binh, không để ý đến lời bình xét của nhà văn kia. - Chữ chua chát thì tôi xin chịu lỗi, nhưng còn về cái thú được nói sự thật với ông thì tôi xin sẵn sàng chịu trả phạt lần nữa: thành ngữ kiểu Pháp thì tôi chả chịu trách nhiệm đâu, - nàng quay sang nói với nhà văn, - tôi chẳng có tiền mà cũng chẳng có thì giờ để thuê một ông thầy về học tiếng Nga như công tước Golitxyn. A, anh ta đây rồi.
- Quand on… (Khi người ta) không, không đâu, - nàng nói với viên sĩ quan dân binh - Ông không bắt được tôi đâu. Khi người ta nói đến mặt trời thì người ta trông thấy tia sáng của nó(3) - nữ chủ nhân nói, miệng mỉm cười niềm nớ với Piotr. - Chúng tôi vừa nhắc đến ông. - Juyly nói với cái lối nói dối dễ dàng thường thấy ở những người phụ nữ lịch duyệt trong trường xã giao. - Chúng tôi vừa nói rằng trung đoàn của ông nhất định là khá hơn trung đoàn của Mamonov. Ô thôi xin đừng nói chuyện trung đoàn chứ? - Juyly vừa nói vừa trao đổi một cái nhìn tinh quái và chế giễu viên sĩ quan dân binh.
Trước mặt Piotr, viên sĩ quan dân binh không còn chua chát cho lắm nữa, gương mặt anh ta lộ vẻ băn khoăn không hiểu nụ cười của Juyly có nghĩa gì. Piotr lơ đãng và hiền lành thật, nhưng nhân cách của chàng khiến cho người ta từ bỏ ngay ý định giễu cợt khi có mặt chàng.
- Không, - Piotr cười lớn đáp, mắt nhìn xuống cái thân hình to lớn đẫy dà của mình. - Tôi thế này thì quân Pháp sẽ bắn trúng quá, vả lại tôi cũng sợ là không lên nổi ngựa.
Trong số những nhân vật được các tân khách của Juyly chọn làm đề tài nói chuyện có gia đình Roxtov.
- Nghe nói gia cảnh nhà họ sa sút lắm thì phải, - Juyly nói. - Vả lại ông ta cũng chẳng khôn ngoan tí nào, bá tước ấy mà. Gia đình Ruzumovxki muốn mua toà nhà của họ cùng với trang viên ngoại thành, thế mà công việc cứ kéo dài mãi. Ông ta nói thách quá.
- Không, hình như công việc mua bán sắp xong rồi, - có người nói, - Mặc dầu bây giờ mà còn mua gì ở Moskva thì thật là rồ dại.
- Tại sao? - Juyly nói. Chả nhẽ ông cho rằng Moskva đang bị uy hiếp chăng?
- Thế tại sao phu nhân lại ra đi?
- Tôi ấy à? Đấy kể cũng lạ. Tôi đi là vì… thì cũng chỉ vì mọi người đều đi cả, vả chăng tôi cũng chẳng phải là Jenne d'Arc(4) mà cũng chẳng phải là một người đàn bà Amazon(5)
- Thôi được rồi, được rồi, đưa thêm cho tôi mấy miếng giẻ nữa.
- Nếu ông ta biết lo liêu cho khôn khéo. Ông có thể trả hết được nợ nần đấy, - viên sĩ quan nói tiếp về bá tước Roxtov.
- Một ông già hiền lành, nhưng cũng đụt lắm. Mà tại sao họ lại ở đây lâu thế? Họ định về quê từ lâu kia mà. Hình như bây giờ Natali khoẻ rồi thì phải. - Juyly hỏi Piotr, miệng nở một nụ cười ranh mãnh.
- Họ đang đợi cậu con út, - Piotr nói, - Cậu ta gia nhập đội quân cô-dắc của Obolenxki và đã đi Belaya Ixerkova rồi. Ở đấy đang tổ chức một trung đoàn của tôi, cậu ta sắp về rồi đấy. Bá tước định đi từ lâu, nhưng bá tước phu nhân một mực không chịu rời khỏi Moskva trước khi cậu con trai về.
- Hôm kia tôi gặp ở Arkharov. Natali lại xinh đẹp và vui vẻ như xưa. Cô ta có hát một bài tình ca đấy. Có những người họ chóng khuây thật?
- Khuây gì ạ? - Piotr hỏi, có vẻ phật ý.
Juyly mỉm cười.
- Bá tước có biết rằng những trang hiệp sĩ như bá tước chỉ có thể có được trong những quyển tiểu thuyết của bà Souza không?
- Hiệp sĩ nào? Tại sao? - Piotr đỏ mặt hỏi.
- Thôi đủ rồi bá tước thân mến ạ, cả thành Moskva người ta truyền tụng đấy. Quả tình tôi xin khâm phục bá tước.
- Phạt! Phạt! - Viên sĩ quan dân binh nói.
- Thôi đẹp đi. Không sao nói chuyện được. Chán quá!
- Cả thành Moskva truyền tụng cái gì? - Piotr đứng dậy hỏi, giọng giận dữ.
- Thôi đi, bá tước ạ. Bá tước cũng biết rồi.
- Tôi chẳng biết gì hết. - Piotr nói.
- Tôi biết rằng ông rất thân với Natali, cho nên… Không, tôi xưa nay vẫn thấy Vera hơn. Cái cô Vera sao đáng yêu quá!
- Thưa phu nhân không ạ! - Piotr nói, giọng vẫn có vẻ bất bình.
- Tôi tuyệt nhiên không hề lĩnh lấy vai trò làm hiệp sĩ cho tiểu thư Roxtov, và đã một lần…
- Ai tự thanh minh tức là thú tội rồi! - Juyly mỉm cười, vừa nói vừa phẩy mớ vải sô, rồi muốn cho phần kết thúc câu chuyện vừa qua thuộc về mình, nàng lập tức chuyển sang chuyện khác - Hôm nay tôi vừa mới vừa được biết: hôm qua cô Maria Bolkonxkaya đáng thương kia vừa mới về đến Moskva. Các ngài đã nghe nói chưa. Ôngt hân sinh cô ấy vừa mới mất đấy.
- Thế à! Bây giờ cô ấy ở đâu? Được gặp cô ấy thì hay qua, - Piotr nói.
- Suốt tối hôm qua tôi ngồi chơi với cô ấy. Hôm nay hoặc sáng mai cô ta sẽ về trang viên ngoại thành với đứa cháu.
- Thế cô ấy ra sao? - Piotr nói.
- Chẳng sao cả, cô ấy buồn. Nhưng ông có biết ai vừa cứu cô ta không? Nikolai Roxtov. Đấy là cả một thiên diễm tình. Người ta vây bắt cô ta, toan giết chết, họ đánh người nhà cô bị thương. Chàng đã lao tới và cứu thoát nàng…
- Lại thêm một thiên diễm tình nữa, - viên sĩ quan dân binh nói. - Quả thật cuộc bôn ba chung này đã làm cho các cô gái già kiếm được chồng tất. Katis là một, công tước tiểu thư Bolkonxkaya là hai.
- Ông ạ, quả tình tôi nghĩ rằng cô ấy hơi phải lòng chàng thanh niên kia rồi đấy.
- Phạt! Phạt! Phạt!
- Nhưng nếu nói tiếng Nga thì nói thế nào bây giờ…
Chú thích:(1) Những món ăn dân tộc của người Nga.
(2) Charon là người trở đò ngang trên sông Sticxơ, con sông ngăn dương thế với âm ty (trong thần thoại Hy Lạp).
(3) Một câu tục ngữ Pháp dịch ra tiếng Nga. Ý nói: "Người ấy thiêng thật. Vừa nhắc đến tên đã thấy người rồi".
(4) Jenne d'Arc, nữ anh hùng Pháp (1412-1431) đã cầm quân chiến đấu chống quân xâm lược Anh.
(5) Theo thần thoại Hy Lạp, Amazon là một xứ sớ ở miền Hắc Hải, dân toàn đàn bà. Đàn bà cưỡi ngựa và chiến đấu rất giỏi.
Tác giả :
Leo Tolstoy