Chị Vợ, Anh Yêu Em
Chương 55-2: “Trước sau chẳng thấy mặt người”(*)(II)
Lời yêu đương lan vào trong gió, vang vọng đến cuối chân trời xanh ngắt của ngày đó. Không biết rằng khi xuống tóc người ấy có buồn không nhưng Hoàng Thời ông nghĩ đến là thấy trái tim đau buốt.
Thấy ông đứng bất động, Hoàng Gia Khiêm khẽ giục: “Ông ngoại, chúng ta đi thôi.”
Chú tiểu nhỏ tuổi lễ phép dẫn đường cho hai người đi về phía cửa chính của phòng sư thái. Chú tiểu để họ ngồi đợi ở phòng khách và đi vào báo với sư thái.
Một lúc sau, chú tiểu bước ra nói: “Xin lỗi chư vị thí chủ, sư thái bận chép dở Kinh Phật không tiện ra gặp hai người. Sư thái chuyển lời xin hai vị hãy về cho.”
Hoàng Gia Khiêm cũng đoán được trước kết quả này nhưng anh vẫn chờ quyết định của ông mình. Hoàng lão gia nhìn chú tiểu nhẹ giọng nói: “Nói với sư thái, ta sẽ chờ ở đây đến khi bà ấy xong việc.”
Sau đó ông lại quay sang Hoàng Gia Khiêm: “Cháu cứ đi lo việc của mình. Để ta ở đây được rồi.”
Hoàng Gia Khiêm liền nói: “Cháu sẽ ở đây với ông. Ông vừa khỏi bệnh, để ông một mình ở đây cháu không yên tâm.”
Hoàng lão gia lắc đầu: “Không sao, cháu đi lo việc của cháu đi. Ta muốn một mình ở đây suy nghĩ. Không cần lo cho ông già như ta.”
Thấy Hoàng lão gia nói đến tiếng thứ hai, Hoàng Gia Khiêm liền lễ phép lui ra ngoài. Nhưng anh vẫn cẩn thận bố trí vệ sĩ canh gác bên ngoài để bảo đảm an toàn cho ông. Một lúc sau chú tiểu mang trà bánh vào cho ông. Chốc chốc lại châm trà và thêm bánh. Ông cứ ngồi đó như pho tượng, nhìn vào gian phòng sách kế bên. Hai người cách nhau bức vách mà ngỡ như muôn trùng.
“Thiên ngôn vạn ngữ” trong năm mươi năm qua không biết bắt đầu từ đâu. Có những lời nói ra đã là quá muộn màng nhưng ông vẫn muốn gặp mặt và nói với bà. Hay cũng không cần phải nói gì, chỉ là mong muốn được gặp mặt mà thôi.
...
Bốn tiếng đồng hồ trôi qua, trời đã quá trưa, một ni cô tầm chín, mười tuổi mang mâm cơm chay vào cho ông: “Thí chủ, mời dùng cơm chay đạm bạc của chùa chúng tôi.”
Hoàng lão gia liền hỏi: “Sư thái của các người đã ăn chưa?”
Ni cô lễ phép chấp tay: “Thưa, bần ni đã mang một phần vào cho sư thái.”
Hoàng lão gia gật đầu kiên nhẫn chờ đến tận chiều tối Cao Nhã Miên vẫn không ra gặp ông. Cho đến khi Hoàng Gia Khiêm quay lại đón ông về.
Sáng hôm sau Hoàng Gia Khiêm lại đưa ông đến chùa Liên Hoa ngồi đợi. Liên tục mười ngày đều như vậy nhưng Cao Nhã Miên không hề để tâm và có ý muốn gặp. Mỗi ngày trôi qua ông đều vô vọng đến và vô vọng rời đi.
Đến ngày thứ mười một thì Hoàng lão gia thực sự đã ngã bệnh. Nhưng ông vẫn kêu Hoàng Gia Khiêm cho người khiêng ông đến. Gian phòng khách nhỏ của sư thái bây giờ lại có thêm một chiếc giường di động của Hoàng lão gia. Vẫn cơm chay ngày ba bữa, trà nước đầy đủ nhưng Cao Nhã Miên vẫn không ra gặp ông. Ông biết bà hận ông, cũng biết dù ông có làm gì thì bà cũng không tha thứ cho ông. Nhưng ông vẫn muốn đợi để gặp bà dù chỉ một lần trong đời.
Hoàng Gia Khiêm nhìn thấy tình hình không ổn liền báo cho Tinh Vân đến khuyên ông về nhà nghỉ ngơi. Sau khi nghe được sự tình cô và Đoàn Nam Phong liền tức tốc chạy đến chùa Liên Hoa.
(*) “Trước sau chẳng thấy mặt người
Hoa đào năm cũ còn cười gió đông”
(Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Có bản ghi là: “Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm cũ còn cười gió đông”
Nhưng mình thích từ “mặt người”. Bởi vì mình thích hai câu thơ của Thôi Hộ:
“Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.”
(Thôi Hộ)
(Mặt người nay chẳng thấy ở đâu
Chỉ còn hoa cũ cười trong gió)
Hai câu thơ trên nói về chuyện tình của Thôi Hộ trong một lần gặp gỡ tình cờ đã yêu thích một cô gái ở Đào hoa thôn - Cái thôn trồng toàn hoa đào. Năm sau quay lại không thấy cô ấy đâu đã làm một bài thơ tứ tuyệt gắn lên cửa. Vậy mà người đó nhận được đã tương tư thành bệnh. Lúc sắp chết thì gặp được người đó nên đã sống lại. Sau hai người lấy nhau, kết thúc đoàn viên vui vẻ. Hạc Giấy cũng thiệt sợ mấy ông thi nhân và sức mạnh của ngồi bút.
Về sau Nguyễn Du cũng mượn hai câu thơ này để nói về việc Kim Trọng quay lại vườn Thúy nhưng đã không còn gặư Thúy Kiều để chỉ sự lỡ duyên, muộn màng. Cảnh còn người mất là đau thương khó nói của con người.
Trong câu chuyện của Hạc Giấy, Hoàng Thời và Cao Nhã Miên cũng là lỡ duyên. Nhưng là lỡ duyên trong thời gian rất dài rất dài. Nửa đời người quay lại, cảnh không còn, chuyện xưa đã cũ. “Thương hải tang điền” cái gì cũng đã qua. Người tuy còn sống nhưng đã không còn là người xưa với mái tóc thề năm ấy. Cảnh vẫn còn, người đã mất là nỗi đau nhưng người còn mà mối quan hệ không còn như xưa nữa lại là chuyện đau như thế nào? Vài điều suy ngẫm của mình sau khi viết xong chương này.
- ----------------
Hi các bạn, bạn nào muốn hiểu về nội dung bộ này thì các bạn phải đọc phần I Thiên Kim bạc tỉ (link dưới đây).
Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ. Đừng quên bấm đề cử để ủng hộ cho cảm xúc của mình thăng hoa để ra truyện đều đều nhé!
Cám ơn các bạn!
Like page của mình để cập nhật nhanh nhất truyện của mình nhé.
ững-câu-chuyện-của-Hạc-Giấy-1088494004690757/posts/?ref=page_internal
Thấy ông đứng bất động, Hoàng Gia Khiêm khẽ giục: “Ông ngoại, chúng ta đi thôi.”
Chú tiểu nhỏ tuổi lễ phép dẫn đường cho hai người đi về phía cửa chính của phòng sư thái. Chú tiểu để họ ngồi đợi ở phòng khách và đi vào báo với sư thái.
Một lúc sau, chú tiểu bước ra nói: “Xin lỗi chư vị thí chủ, sư thái bận chép dở Kinh Phật không tiện ra gặp hai người. Sư thái chuyển lời xin hai vị hãy về cho.”
Hoàng Gia Khiêm cũng đoán được trước kết quả này nhưng anh vẫn chờ quyết định của ông mình. Hoàng lão gia nhìn chú tiểu nhẹ giọng nói: “Nói với sư thái, ta sẽ chờ ở đây đến khi bà ấy xong việc.”
Sau đó ông lại quay sang Hoàng Gia Khiêm: “Cháu cứ đi lo việc của mình. Để ta ở đây được rồi.”
Hoàng Gia Khiêm liền nói: “Cháu sẽ ở đây với ông. Ông vừa khỏi bệnh, để ông một mình ở đây cháu không yên tâm.”
Hoàng lão gia lắc đầu: “Không sao, cháu đi lo việc của cháu đi. Ta muốn một mình ở đây suy nghĩ. Không cần lo cho ông già như ta.”
Thấy Hoàng lão gia nói đến tiếng thứ hai, Hoàng Gia Khiêm liền lễ phép lui ra ngoài. Nhưng anh vẫn cẩn thận bố trí vệ sĩ canh gác bên ngoài để bảo đảm an toàn cho ông. Một lúc sau chú tiểu mang trà bánh vào cho ông. Chốc chốc lại châm trà và thêm bánh. Ông cứ ngồi đó như pho tượng, nhìn vào gian phòng sách kế bên. Hai người cách nhau bức vách mà ngỡ như muôn trùng.
“Thiên ngôn vạn ngữ” trong năm mươi năm qua không biết bắt đầu từ đâu. Có những lời nói ra đã là quá muộn màng nhưng ông vẫn muốn gặp mặt và nói với bà. Hay cũng không cần phải nói gì, chỉ là mong muốn được gặp mặt mà thôi.
...
Bốn tiếng đồng hồ trôi qua, trời đã quá trưa, một ni cô tầm chín, mười tuổi mang mâm cơm chay vào cho ông: “Thí chủ, mời dùng cơm chay đạm bạc của chùa chúng tôi.”
Hoàng lão gia liền hỏi: “Sư thái của các người đã ăn chưa?”
Ni cô lễ phép chấp tay: “Thưa, bần ni đã mang một phần vào cho sư thái.”
Hoàng lão gia gật đầu kiên nhẫn chờ đến tận chiều tối Cao Nhã Miên vẫn không ra gặp ông. Cho đến khi Hoàng Gia Khiêm quay lại đón ông về.
Sáng hôm sau Hoàng Gia Khiêm lại đưa ông đến chùa Liên Hoa ngồi đợi. Liên tục mười ngày đều như vậy nhưng Cao Nhã Miên không hề để tâm và có ý muốn gặp. Mỗi ngày trôi qua ông đều vô vọng đến và vô vọng rời đi.
Đến ngày thứ mười một thì Hoàng lão gia thực sự đã ngã bệnh. Nhưng ông vẫn kêu Hoàng Gia Khiêm cho người khiêng ông đến. Gian phòng khách nhỏ của sư thái bây giờ lại có thêm một chiếc giường di động của Hoàng lão gia. Vẫn cơm chay ngày ba bữa, trà nước đầy đủ nhưng Cao Nhã Miên vẫn không ra gặp ông. Ông biết bà hận ông, cũng biết dù ông có làm gì thì bà cũng không tha thứ cho ông. Nhưng ông vẫn muốn đợi để gặp bà dù chỉ một lần trong đời.
Hoàng Gia Khiêm nhìn thấy tình hình không ổn liền báo cho Tinh Vân đến khuyên ông về nhà nghỉ ngơi. Sau khi nghe được sự tình cô và Đoàn Nam Phong liền tức tốc chạy đến chùa Liên Hoa.
(*) “Trước sau chẳng thấy mặt người
Hoa đào năm cũ còn cười gió đông”
(Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Có bản ghi là: “Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm cũ còn cười gió đông”
Nhưng mình thích từ “mặt người”. Bởi vì mình thích hai câu thơ của Thôi Hộ:
“Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.”
(Thôi Hộ)
(Mặt người nay chẳng thấy ở đâu
Chỉ còn hoa cũ cười trong gió)
Hai câu thơ trên nói về chuyện tình của Thôi Hộ trong một lần gặp gỡ tình cờ đã yêu thích một cô gái ở Đào hoa thôn - Cái thôn trồng toàn hoa đào. Năm sau quay lại không thấy cô ấy đâu đã làm một bài thơ tứ tuyệt gắn lên cửa. Vậy mà người đó nhận được đã tương tư thành bệnh. Lúc sắp chết thì gặp được người đó nên đã sống lại. Sau hai người lấy nhau, kết thúc đoàn viên vui vẻ. Hạc Giấy cũng thiệt sợ mấy ông thi nhân và sức mạnh của ngồi bút.
Về sau Nguyễn Du cũng mượn hai câu thơ này để nói về việc Kim Trọng quay lại vườn Thúy nhưng đã không còn gặư Thúy Kiều để chỉ sự lỡ duyên, muộn màng. Cảnh còn người mất là đau thương khó nói của con người.
Trong câu chuyện của Hạc Giấy, Hoàng Thời và Cao Nhã Miên cũng là lỡ duyên. Nhưng là lỡ duyên trong thời gian rất dài rất dài. Nửa đời người quay lại, cảnh không còn, chuyện xưa đã cũ. “Thương hải tang điền” cái gì cũng đã qua. Người tuy còn sống nhưng đã không còn là người xưa với mái tóc thề năm ấy. Cảnh vẫn còn, người đã mất là nỗi đau nhưng người còn mà mối quan hệ không còn như xưa nữa lại là chuyện đau như thế nào? Vài điều suy ngẫm của mình sau khi viết xong chương này.
- ----------------
Hi các bạn, bạn nào muốn hiểu về nội dung bộ này thì các bạn phải đọc phần I Thiên Kim bạc tỉ (link dưới đây).
Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ. Đừng quên bấm đề cử để ủng hộ cho cảm xúc của mình thăng hoa để ra truyện đều đều nhé!
Cám ơn các bạn!
Like page của mình để cập nhật nhanh nhất truyện của mình nhé.
ững-câu-chuyện-của-Hạc-Giấy-1088494004690757/posts/?ref=page_internal
Tác giả :
Hacgiay181