Chỉ Gọi Tên Em
Chương 2
Sáng ngày hôm sau, dùng xong bữa sáng, mọi người lên đường tới Tử Cấm Thành.
Mấy sinh viên Bắc Kinh cùng đi đều là người tỉnh ngoài đến Bắc Kinh học, nhưng hầu như đều đã tới Tử Cấm Thành nên rất quen thuộc với nơi này.
Giáo viên chỉ nói giờ và địa điểm tập trung rồi rút lui để sinh viên Bắc Kinh dẫn sinh viên Đài Loan đi thăm quan.
Vừa bước vào Ngọ Môn, phản ứng đầu tiên của tất cả các sinh viên đều là phấn khích bắt chước theo mấy vị hoàng đế trong phim tức giận hét lớn: Lôi ra Ngọ Môn chém đầu!
Tuy cũng có người giải thích rằng lôi ra Ngọ Môn chỉ có ý không muốn làm ô uế Tử Cấm Thành, thực tế pháp trường nằm ở chỗ khác kia.
Thế nhưng không thể phủ nhận, ấn tượng Ngọ Môn để lại trong mọi người hầu như chỉ là chém đầu mà thôi.
Nếu như là tôi, phản ứng đầu tiên của tôi là:
Ý? Sao chưa qua Tảo* Môn đã tới Ngọ Môn rồi? Vậy cánh cổng tiếp theo liệu có phải Vãn Môn không?
* Tảo – Ngọ - Vãn: Sáng – Trưa – Tối
Nhưng tôi vốn đã chẳng phải người bình thường, vậy nên không cần để ý đến tôi làm gì.
“Lương Lương, hóa ra anh ở đây.” Noãn Noãn bất ngờ chạy đến gần tôi. “Mau! Em nhìn thấy nhà anh rồi!”
“Gì cơ?” Tuy tôi rất kinh ngạc nhưng vẫn chạy theo sau Noãn Noãn.
Chạy được hơn ba chục bước, Noãn Noãn dừng lại, thở hổn hển đưa tay phải chỉ về phía trước: “Đến nhà anh rồi này.”
Theo hướng tay em, tôi thấy một người đàn ông trung niên đang cầm một túi vải màu xám trắng.
Tôi quay lại nhìn Noãn Noãn, tay phải em ôm lấy bụng, vẻ như cười đến đau cả ruột.
“Buồn cười lắm,” tôi nói.
“Đợi đã.” Noãn Noãn phì cười, cố lấy lại vẻ bình tĩnh, nhưng chưa bình tĩnh nổi một giây đã lại phá lên cười.
“Đợi đã đợi đã…” Xem ra Noãn Noãn hình như cũng không được bình thường cho lắm.
Tuy Noãn Noãn đã dần dần ngưng cười thành tiếng nhưng ánh mắt cười có lẽ khó lòng biến mất trong chốc lát.
Tôi nghĩ chắc giờ tâm trạng em rất vui, đây hẳn là thời cơ tốt để lương tâm tôi trỗi dậy.
Xuyên qua cầu Kim Thủy, chúng tôi như quan viên thời cổ lên triều, kẻ trước người sau thẳng hàng đi về hướng Điện Thái Hòa.
Đi mãi đi mãi, tôi hắng giọng nói: “Anh phải nói với em một chuyện.”
“Có gì anh cứ nói đi.”
“Thực ra tên anh không phải Lương Lương.”
“Sao?”
“Anh nói thật đấy, tên anh không phải Lương Lương.”
Ánh mắt cười của Noãn Noãn dần dần biến mất, thay vào đó là sự nghi hoặc khó hiểu, rồi là oán trách.
“Đến tên cũng lấy ra đùa, anh bệnh đấy à.”
“Sorry.”
“Nói tiếng Anh làm gì?”
“Trong tiếng Đài Loan, những lúc thế này thường nói xin lỗi, anh không biết ở Bắc Kinh có nói thế không.”
“Anh bệnh quá hóa đần à?” Noãn Noãn suýt nữa bật cười. “Đương nhiên là giống rồi!”
Tôi cũng thấy mình hơi ngốc, ngờ nghệch cười vài tiếng.
“Ê, anh vẫn chưa nói với em sao anh lại nói tên là Lương Lương?”
“Vừa nghe thấy Noãn Noãn, phản ứng đầu tiên của anh là Lương Lương.”
“Hử?”
“Vì đông ấm, hạ mát.”
“Đồng chí này,” ánh mắt Noãn Noãn rõ vẻ nghi hoặc, “suy nghĩ của anh sâu sắc đấy.”
“Nếu như em hỏi anh em trai AB là ai?” Tôi thử giải thích suy nghĩ sâu sắc của tôi. “Anh sẽ trả lời là CD”
“Hở?” Ánh mắt Noãn Noãn càng ngờ vực.
“Cũng như khi anh vừa nghe thấy cái tên Trần Thủy Biển *, trực giác liền nghĩ ngay rằng nhà ông ta nhất định có năm anh em trai.”
* Trần Thủy Biển: Luật sư, nhân vật chính trị Đài Loan, từng giữ chức Chủ tịch Đảng Dân chủ Tiến bộ khóa 10-11, thị trưởng thành phố Đài Bắc. 12/2010 bị cáo buộc tội tham ô, phạt 17 năm 6 tháng tù, đến 19/1/2011 được tuyên bố vô tội.
“Năm anh em trai?”
“Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Trần Kim Biển, Trần Mộc Biển, Trần Thủy Biển, Trần Hỏa Biển, Trần Thổ Biển,” tôi nói. “Nhà họ xếp thứ tự theo Ngũ hành, Trần Thủy Biển là anh ba.”
“Nói như anh, Đạt Phân Kỳ * là anh cả hơn nữa còn có một em trai tên là Đạt Phân Quái à”
“Đạt Phân Kỳ là ai?”
“Anh không biết hả?” Noãn Noãn trợn tròn mắt. “Chính là người vẽ bức Nàng Mona Lisa ấy.”
* Đạt Phân Kỳ: Leonardo da Vinci
“À,” tôi gật gù, “dịch sang tiếng Đài Loan gọi là Đạt Văn Tây, ông ấy không phải anh cả mà là anh hai, vì Đạt Văn Đông, Đạt Văn Tây, Đạt Văn Nam, Đạt Văn Bắc.”
“Chỉ có cách dịch khác nhau mà anh em thiếu mất tận mấy người?”
“Xem ra là thế đấy.”
Noãn Noãn không hỏi nữa, chậm rãi bước về phía trước. Tôi đi phía sau, trong lòng thấp thỏm không yên.
Lúc sau, Noãn Noãn quay đầu lại nói: “Đừng buồn nữa. Em kể chuyện cười cho anh nghe.”
“Ừ.”
“Trên xe buýt chật kín người, có một kiều nữ vô tình giẫm phải chân một anh chàng, cô gái quay đầu chậm rãi nói: Ôi, anh, em sor¬ry anh. Kết quả anh đoán xem chàng trai đó nói gì?”
“Chàng trai đó nói gì?”
“Chàng trai trợn trừng mắt nói: ‘Gì? Cô sor¬ry tôi? Tôi mới sor¬ry cả nhà cô ấy!”
Kể xong Noãn Noãn bật cười, tôi cũng cười theo mấy tiếng.
Bởi điệu bộ Noãn Noãn trước giả làm kiều nữ yêu kiều thướt tha, sau giả làm anh chàng cộc cằn thô lỗ rất sinh động thú vị.
“Anh cho em nói một câu, em sẽ bỏ qua cho anh,” Noãn Noãn ngừng cười nói.
“Không vấn đề gì.”
“Vừa rồi anh nói sor¬ry…” Noãn Noãn cố nín cười. “Em sor¬ry cả nhà anh.”
“Rất hân hạnh.”
“Thế là hết nợ nhé,” Noãn Noãn cười nói, “nhưng về sau em vẫn gọi anh là Lương Lương.”
“Được thôi.”
“Vậy cứ thế đi, về sau biệt danh của anh sẽ là Lương Lương
Tôi gật đầu cười, cùng em bước về phía trước.
Tới khoảng sân rộng trước Điện Thái Hòa, có bạn vẫy tay về phía chúng tôi, hét: “Lại đây làm kiểu ảnh!” Tôi và Noãn Noãn vội chạy lại, dưới Điện Thái Hòa đã có hơn chục sinh viên xếp thành hai hàng.
Chuẩn bị chụp ảnh, tôi giơ ngón trỏ và ngón giữa lên làm hình chữ V, Noãn Noãn rất tò mò.
“Sinh viên Đài Loan quen làm chữ V cho cool, hoặc chếch ngón cái và ngón trỏ để dưới cằm, hoặc dùng ngón tay đặt lên má, ngón nào cũng được, gọi là làm hàng.”
Tôi vừa nói xong đã nghe thấy tiếng cậu bạn chụp ảnh hét “Kon¬ica”, giữa tiếng Kon¬ica, một tia sáng lóe lên.
Hỏi Noãn Noãn vì sao phải nói Kon¬ica?
Câu trả lời cũng như người Đài Loan hay nói chữ C trong tiếng Anh, đều là để nhe răng ra cười mà thôi.
Tôi và Noãn Noãn bước vào Điện Thái Hòa, đây là nơi hoàng đế đăng cơ, phải xem cho kĩ mới được.
Trong điện, sàn được lát bằng gạch vàng, có sáu cột trụ đường kính một mét, bề mặt chạm khắc họa tiết mây rồng thếp vàng.
Long kỷ và bình phong được đặt chính giữa sáu chiếc cột kim long, ngự trên đài cơ cao hai mét màu vàng.
Nhìn chiếc long kỷ thếp vàng, tôi bắt đầu đếm xem trên long kỷ có thật có chín con rồng hay không, đếm mãi đếm mãi đến thần người ra.
“Nhớ lại chuyện kiếp trước hả?” Noãn Noãn hỏi đùa.
“Không.” Tôi sực tỉnh, đáp: “Kiếp trước anh ở Ngọ Môn.”
“Cái anh này lạ thật đấy.” Noãn Noãn cười nói.
Sau khi ra khỏi Điện Thái Hòa, tôi vẫn đi dạo cùng Noãn Noãn.
Cảm giác phương hướng của Noãn Noãn hình như không được tốt, lại không thích nhìn biển chỉ dẫn bên đường nên thường vòng qua vòng lại một chỗ mấy lần.
Người khác đi từ Cung Càn Thanh sang Điện Dưỡng Tâm, chúng tôi lại đi từ Điện Dưỡng Tâm sang Cung Càn Thanh.
“Giời ạ, không đi lạc được đâu, anh yên tâm,” em luôn nói thế.
Trên đường đi Noãn Noãn hỏi về mọi thứ ở Đài Loan, cũng hỏi cả gia cảnh nhà tôi.
Tôi nói tôi là anh hai trong nhà, trên có một chị gái, dưới có một em gái.
“Có anh chị em chắc phải vui lắm. Không như em, là con một trong nhà,” Noãn Noãn nói.
“Nhưng anh toàn bị ăn đòn thôi.”
“Sao lại thế?”
“Lúc mấy chị em cãi nhau, bố anh khi thì nói lớn phải nhường bé, anh là đứa lớn nên bị đánh; có khi bố anh lại nói bé phải nghe lớn, anh lại thành đứa bé nên bị đánh. Vậy nên toàn bị ăn đòn.”
“Thật thế á?”
Tôi cười hì hì, nói tiếp:
“Người ta nói làm anh cả có thể bồi dưỡng phong thái lãnh đạo, anh cả khá ngang ngạnh, nhưng cũng chính ngang ngạnh nên mới thích hợp trở thành người dẫn đầu. Còn về những loại xếp giữa giữa như anh, vì hay bị đánh nênâu ngày nhìn thấy gậy là biết nói: đánh đi đánh đi, đánh chết con đi, do vậy mà học được tính độ lượng.”
“Độ lượng?” Noãn Noãn không đồng tình. “Thế gọi là chây ỳ.”
“Thế nhưng cũng có những người xếp giữa giữa rất xảo quyệt, đánh thằng anh thì họ làm thằng em, đánh thằng em thì họ làm thằng anh. Những người đó sau này lớn lên sẽ trở thành những nhân vật lợi hại.”
“Thật không?”
“Ví dụ như Trần Thủy Biển đứng thứ ba trong năm anh em trai chính là một nhân vật lợi hại biến đổi khôn lường.”
“Toàn nói bừa.” Một lúc sau, Noãn Noãn mới thốt ra câu này.
“Anh không biết em còn dẫn anh đi mấy vòng nữa mới ra khỏi Tử Cấm Thành, không nói bừa thì chán lắm.”
“Rồi, đến Ngự Hoa Viên rồi đây.” Em dừng bước chỉ về phía trước. “Qua Ngự Hoa Viên là đến Thần Vũ Môn, ra khỏi Thần Vũ Môn là ra ngoài Tử Cấm Thành rồi.”
Từ lúc bước vào Tử Cấm Thành đến giờ, cứ ngỡ thế giới đâu cũng đều cao lớn, vuông vức, rộng rãi, không ngờ Ngự Hoa Viên lại lung linh xinh xắn, thanh tịnh tú lệ thế này.
Trong vườn đầy những ngọn giả sơn, cây cổ thụ cao lớn, kỳ hoa dị thảo và những lầu gác trang nhã, dưới chân còn có đường đá quanh co uốn lượn.
Tôi và Noãn Noãn dạo qua những cây hoa, lầu gác, giả sơn trong Ngự Hoa Viên, còn thấy cả cây liên lý *.
* Hai cây có cành, nhánh hợp sinh gọi là cây liên lý.
Cây do hai nhánh chính của hai cây bách cuốn lấy mà thành, như thể một đôi tình nhân âu yếm ôm chặt lấy nhau.
Một nhóm người đang đứng dưới cây liên lý chụp ảnh, mà lại còn cứ từng đôi một nam một nữ.
Noãn Noãn nói cây liên lý này đã hơn 400 tuổi, tượng trưng cho tình yêu chân thành thuần khiết.
“Đẹp thật đấy,” ngắm nhìn chăm chú cây liên lý một lúc sau, Noãn Noãn mới nói, “phải không?”
“Đẹp thì đẹp đấy, nhưng chắc cô đơn lắm.”
“Cô đơn?”
“Vì trong hoàng cung này nó đâu chứng kiến nổi một tình yêu chân thành, thuần khiết, vậy nên cứ sống mãi vậy đó.”
“Hả?”
“Nếu như có một ngày, các cặp nam nữ trên đời đều có thể đối với nhau chân thành, thuần khiết, thì còn cần gì cây liên lý nhắc nhở chúng ta sự chân thành, thuần khiết trong tình yêu nữa? Đến lúc đó, cây liên lý có thể ngậm cười héo khô được rồi.”
“Anh ấm đầu đấy à?” Noãn Noãn chăm chú quan sát tôi. “Đợi lát em mua kem cho anh.”
“…” Phù, đúng là nóng thật.
Tháng Bảy ở Bắc Kinh khô nóng hệt ở Đài Loan, huống hồ lại đã đi bộ cả một buổi sáng.
Qua Thần Vũ Môn, tôi lại đi thẳng tiếp, Noãn Noãn ở phía sau gọi tôi: “Lương Lương! Anh đi đâu đấy? Định học theo Sùng Trinh đấy à?”
“Sùng Trinh?” Tôi dừng lại, quay đầu phát hiện Noãn Noãn bước khỏi Thần Vũ Môn liền rẽ phải.
“Khi Lý Tự Thành tấn công vào Bắc Kinh, hoàng đế Sùng Trinh cũng như anh đi thẳng đến Cảnh Sơn đối diện treo cổ tự vẫn.” Noãn Noãn cười, đưa tay vẫy tôi. “Mau qua đây, đừng nghĩ quẩn.”
“Nguy hiểm thật,” tôi quay lại cạnh rồi nói.
Ở đây có sông Hộ Thành rộng hơn 50 mét, chúng tôi tìm một chỗ ngồi nghỉ dưới bóng cây xanh mướt bên sông.
Noãn Noãn mua hai que kem, đưa cho tôi một que.
Hầu hết sinh viên đều đã đi ra, túm năm tụm ba tán chuyện, chụp ảnh hoặc uống nước giải khát.
Tôi và Noãn Noãn vừa ăn kem vừa lau mồ hôi, em nói hình như tôi đã trở về trạng thái bình thường, tôi nói điều đó chứng tỏ là không bình thường.
Tôi lại kể với Noãn Noãn, ở Đài Loan có một nơi tên là “Thiên Lãnh”, kem que ở đó cực kỳ ngon.
“Kem que chính là kem cây mà bọn em thường nói ấy.” Tôi giải thích thêm.
“Em hiểu mà.” Noãn Noãn mỉm cười, nụ cười có chút kỳ quái.
“Hì, thế lúc nào thì dẫn em đi thăm chỗ Noãn Noãn?” Noãn Noãn hỏi.
Hóa ra tôi vừa nói đến Thiên Lãnh lại làm Noãn Noãn nhớ ngay đến Noãn Noãn. Tôi nghĩ một lúc rồi nói: “Có lẽ vào mùa đông *.”
* Cũng là tên bài hát nổi tiếng năm 1988 của ca sĩ Tề Tần.
“Bài này mấy năm trước nổi lắm, gần thành Quốc ca đấy.”
Tôi đang định đáp trả thì Từ Trì đã đi về phía tôi hét lớn: “Anh Thái!”
Từ Trì tay cầm máy ảnh kỹ thuật số, nói: “Chụp cho hai người một kiểu nào.”
Tôi và Noãn Noãn lấy bức tường thành sau lưng làm nền, hai bên giữ một khoảng cách đến gió thổi gấu áo cũng chỉ vừa may chạm phải nhau.
Lúc chuẩn bị chụp, tôi theo thói quen làm hai dấu chữ V, Noãn Noãn nói tôi làm hàng, tôi bảo tôi già rồi đâu dám.
Từ Trì hét một, hai, ba, Kon¬ica, Noãn Noãn cũng nói theo “Kon¬ica”.
Tôi nhắm đúng lúc ấy hét: Ko¬dak.
“Anh nói gì đấy.” Noãn Noãn phì cười khì khì.
Từ Trì nhanh tay bấm máy, hình như đã may mắn bắt được khoảnh khắc ấy.
Noãn Noãn vội vàng chạy lại, xem xong ảnh trong máy, em căng thẳng nói: “Không được! Cậu phải xóa cái ảnh này đi.”
Tôi cũng chạy lại xem cảnh Noãn Noãn phì cười lúc nãy thế nào, nụ cười của Noãn Noãn rất rạng rỡ.
Tôi đột nhiên nhớ đến từ “kiều” mới nghe tối qua.
Người Bắc Kinh dùng chữ “kiều” xem ra cũng có lý do, đã gọi là kiều nữ, chắc chắn phải rạng rỡ kiều diễm.
“Tớ cho cậu một cây kem, cậu xóa nó đi,” Noãn Noãn nói với Từ Trì.
“Anh cho chú hai que, không được xóa,” tôi cũng nói với Từ Trì.
“Chúng ta là anh em.” Từ Trì vỗ vỗ vai tôi, “Em có chết cũng không xóa.”
Tôi rưng rưng nước mắt, nắm chặt lấy hai tay cậu ta, suýt bật khóc.
“Sao anh không cho xóa?” Giọng Noãn Noãn có chút bực bội. “Miệng em mở rộng quá, không đoan trang.”
“Sao thế được? Đấy là nụ cười tự nhiên, rất thân thiện, tóm lại chỉ có một chữ đẹp”
“Lại nói bừa nữa.”
“Em xem.” Tôi quay sang đối diện với em. “Mắt anh còn mở thao láo thế này, bừa là bừa thế nào.”
Noãn Noãn đang định phản pháo thì nghe tiếng các thầy giục mọi người tập trung.
Sinh viên tề tựu đông đủ xong cùng chụp một bức ảnh tập thể, rồi tới nhà hàng gần đó dùng cơm.
Phân nhóm quả có tác dụng, lúc ăn cơm cũng phân theo nhóm mà ngồi, không phải do dự hồ nghi gì nữa.
Tôi và Noãn Noãn cùng một nhóm, các bạn cùng bàn đại để cũng quen biết ít nhiều nên bữa ăn trôi qua rất suôn sẻ.
Bữa này có sủi cảo, mì vằn thắn, trời nóng nên tôi không có hứng ăn lắm, cũng không ăn được nhiều.
Ăn xong mọi người muốn đi dạo Bắc Hải, Bắc Hải là vườn Ngự Uyển của hoàng gia, nằm ngay phía tây bắc của Tử Cấm Thành.
Mạn phía tây của Tiền Môn có một tòa thành tròn, trong Điện Thừa Quang trên thành có thờ một bức tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đẽo bằng bạch ngọc cao gần một mét rưỡi tọa trên khám thờ Phật bằng gỗ khắc rồng mặt quay về hướng Bắc.
Tượng Phật ngọc khiết bạch vô song, phát ra những ánh hào quang dịu nhẹ, chỉ đáng tiếc bên cánh tay trái bức tượng có một vét dao chém, là dấu tích Liên quân tám nước để lại.
Tôi đoán do tám nước muốn chiếm Phật ngọc, định xẻ bức tượng ra làm tám nhưng không thành.
Có thể thấy Phật ngọc là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ, có thể khiến người ta trước cảnh binh đao máu lửa mà vẫn bình tĩnh suy xét đến phân chia công bằng.
Điện Thừa Quang trước có một đình nghỉ lát ngói lưu ly xanh, trên đài hoa sen bằng đá trong đình bày một chiếc vò ngọc hình bầu dục.
Vò ngọc màu lục thẫm có vân trắng, cao bảy mươi phân, chu vi chừng năm mét, trông như một cái bồn tắm.
…
Thầy Lý ở Bắc Kinh nói chiếc vò ngọc này là sau khi Nguyên Thế Tố * tiến vào Bắc Kinh, mở đại tiệc quân thần thưởng tướng sĩ, sai thợ lựa cả phiến ngọc thạch rồi tỉ mẩn đẽo khắc làm thành vò uống rượu, có thể chứa hơn ba mươi lít rượu.
* Nguyên Thế Tố: Hốt Tất Liệt
Vân trắng trên ngọc tạo thành những con sóng hung hãn, cuộn trào chảy xiết, những con rồng biển nhe nanh giơ vuốt vươn mình trên lớp sóng biển; cũng có cả các loài động vật biến thể có vảy như lợn, ngựa, tê giác, hệt như quỷ thần hình thú dưới Long cung trong truyền thuyết.
Toàn bộ phong cách điêu khắc thể hiện rõ khí phách hào phóng, dũng mãnh của dân tộc du mục.
“Càn Long khi còn tại vị cũng cho gọt giũa lại chiếc vò ngọc này bốn lần, do cách chế tác và phong cách giũa ngọc đời Nguyên, Thanh khác nhau, nên có thể phân biệt ra những điểm khác biệt đã từng qua gọt giũa,” thầy Lý nói. “Các bạn có nhìn ra không?”
Mọi người chăm chú quan sát chiếc vò ngọc, bàn tán sôi nổi.
Noãn Noãn hỏi tôi: “Anh nhìn ra không?”
“Đương nhiên.” Tôi gật đầu, “Vết đẽo của đời Nguyên khá tròn, còn vết của đời Thanh lại khá nông.”
“Thật á?” Noãn Noãn hơi cúi người, tập trung trí lực chăm chú nhìn vò ngọc.
“Nguyên tức là tròn vẹn, Thanh tức là nhẹ nông,” tôi nói. “Đây chính là thâm ý phía sau tên mỗi triều đại.”
Noãn Noãn ban đầu còn thần người ra, rồi lập tức đứng thẳng dậy, quay lại chỉ tôi nói: “Rõ ràng là không hiểu mà còn bày đặt.”
Tôi đương nhiên không hiểu, nếu như cứ chăm chú dị thường như vậy mà có thể nhìn ra điểm khác biệt thì tôi sớm đã đổi nghề làm nhà điêu khắc rồi.
Bắc Hải thực ra là hồ, giữa hồ có Đảo Ngọc, sau khi xuống thành tròn đi qua cầu Vĩnh An được lát bằng đá cẩm thạch trắng là tới.
Trên Đảo Ngọc có tòa Bạch Tháp, Noãn Noãn nói đó là biểu tượng của Bắc Hải, trong tháp còn có hai hạt xá lợi *.
* Hạt xá lợi là những hạt nhỏ có dạng viên tròn, oval, hoa sen, tượng Phật rất phong phú, hình thành sau khi thi thể của các vị cao tăng Phật giáo được hỏa táng. Theo quan điểm duy tâm và tâm linh của nhà Phật, xá lợi là kết kết quả của quá trình tu hành, khổ luyện và là kết quả của quá trình tu dưỡng đạo đức, chỉ xuất hiện ở những người có tấm lòng đại từ đại bi, luôn làm việc thiện.
Leo lên Bạch Tháp, phóng tầm mắt nhìn xa bốn phía, tầm nhìn rất đẹp, có thể thấy cả dải kiến trúc ở trung tâm Bắc Kinh.
Phía bắc Đảo Ngọc có thuyền, có thể chèo qua hồ tới bờ bắc, phần lớn các bạn đều chọn ngồi thuyền, nhưng tôi muốn đi từ cầu Trắc Sơn phía đông sang bờ đông rồi dạo quanh một vòng hồ.
Noãn Noãn nói không được, giờ trời đang nóng, nhỡ tôi say nắng váng đầu lại nói mấy câu ngớ ngẩn đến khi nam nữ trên đời đều đối với nhau chân thành thuần khiết thì Bắc Hải có thể ngậm cười mà cạn rồi.
“Xem bói bảo anh tháng này kỵ nước.” Tôi vẫn lắc đầu.
“Lại còn nói vớ vẩn nữa.” Noãn Noãn nói với người bên cạnh: “Các đồng chí, kéo anh ấy lên thuyền thôi!”
Hai cậu nam sinh người bên trái người bên phải kẹp tôi lên thuyền, Noãn Noãn cười đắc ý.
Lên bờ, một đoàn người tiến vào Cửu Long Bích.
Hai bên Cửu Long Bích đều có chín con rồng lớn, trên tường lát đá lưu ly bảy màu độc nhất vô nhị, tôi ở Đài Loan sớm đã nghe danh qua sách vở.
Tôi cố gọi Từ Trì, nhờ cậu ta giúp tôi chụp riêng một kiểu, và lại đứng trước Cửu Long Bích giơ tay chữ V.
“Rồng quẫy rồi kìa,” Noãn Noãn cười nói.
Tôi quay lại nhìn, gạch lưu ly rực rỡ sắc màu lại thêm ánh sáng phản chiếu đúng là khiến người ta có ảo giác rồng quẫy.
Rời Cửu Long Bích, qua Ngũ Long Đình, rồi lại men theo bờ tây tới Tây Môn, xe đã đợi bên ngoài Tây Môn.
Tôi lên xe, đánh một giấc thì về đến “trường ngủ” (tôi không có ý xúc phạm trường đại học này đâu).
Rửa mặt qua loa, lát sau có vị học giả đến giảng bài về Lịch sử và Văn hóa Cố Cung.
Tiết giảng rất thú vị, không phải viết lên bảng mà dùng pow¬er point chiếu rất nhiều ảnh.
Hết giờ, chúng tôi phải ở lại làm tiết mục tự giới thiệu bù cho tối qua.
Giáo viên cũng hy vọng sinh viên Đài Loan bày tỏ một chút cảm tưởng về Bắc Kinh hoặc Cố Cung.
Màn tự giới thiệu trên thực tế chỉ mang tính hình thức, bởi đám sinh viên đã quá quen với nhau rồi.
Điều khiến tôi đau đầu là cái gọi là “cảm tưởng”.
Tôi nhớ lại lúc ở sân bay đợi làm thủ tục lên máy bay rời Đài Loan, trong lòng hồ hởi phấn khởi không để đâu cho hết.
Trước khi chuyển tiếp từ Hồng Kông tới Bắc Kinh, nhìn hai chữ “Bắc Kinh” trên cửa máy bay, cảm giác phấn khởi trong tôi trở nên trong suốt, tuy vẫn tồn tại nhưng dường như quá mơ hồ.
Địa danh vẫn luôn khoan thai nằm trong sách giáo khoa của tôi từ tiểu học, trung học rồi đến cả đại học.
Tôi thường nghe nói về nó nhưng chưa từng tận mắt thấy diện mạo nó thế nào.
Tôi không thể tưởng tượng nổi sau khi tiếp xúc với Bắc Kinh, cảm xúc sẽ ra sao?
Điều này hơi giống như nghe bài hát của ai đấy cả đời, bỗng một ngày tự nhiên phải chạy lại bắt tay người ca sĩ ấy.
Bắt tay xong rồi, anh hỏi tôi cảm tưởng thế nào?
Tôi chỉ có thể nói xin đợi chút, tôi phải hỏi tay phải của tôi đã.
Lúc này tôi đứng trên bục giảng, giới thiệu xong tên mình lại phải nói ra cảm tưởng sau khi bắt tay.
Tôi có thể giơ tay phải ra bảo mọi người talk to this hand không?
Tôi chỉ có thể nói Cố Cung rất lớn, Bắc Kinh lại càng lớn, ngay đến sủi cảo và vằn thắn bữa trưa ăn cũng lớn hơn ở Đài Loan.
“Tóm lại, chỉ có một chữ LỚN,” tôi đi đến kết luận.
“Sau đó thì sao?” thầy Lý bên Bắc Kinh hỏi.
“Vì lớn, nên khiến người ta cảm thấy mình nhỏ bé.”
“Còn gì nữa?” thầy Trương bên Bắc Kinh hỏi.
“Ừm…” tôi nghĩ một lúc. “Nhỏ bé có thể giúp người ta học được cách khiêm tốn. Có điều em vốn dĩ đã là người khiêm tốn, mà lại năm phần khiêm, năm phần tốn, rất phù hợp với đạo Trung Dung. Đến Bắc Kinh, thăm xong Cố Cung, biến thành tám phần khiêm, hai phần tốn, có hơi khiêm nhường quá rồi. Em phải đi xem lại một số thứ nhỏ bé mới có thể chỉnh lại được “
Cả giảng đường yên lặng như trước giờ chiếu bóng.
“Em có thể đi xuống được chưa ạ?” đợi hồi lâu tôi mới hỏi.
Không đợi thầy giáo lên tiếng, toàn thể các bạn sinh viên đều vội vàng vỗ tay hoan nghênh tôi xuống khỏi bục giảng.
“Thế nào?” tôi ngồi về chỗ cũ, quay đầu hỏi Noãn Noãn. “Rất cảm động phải không?”
“Tóm lại, chỉ có một chữ bừa,” Noãn Noãn nói.
Tiết mục tự giới thiệu kiêm buổi phát biểu cảm tưởng kết thúc, liền đến bữa tối tôi mong đợi đã lâu.
Vì bữa trưa ăn ít nên buổi tối tôi rất mau đói.
Trước khi bước vào phòng ăn, tôi để tâm quan sát tấm biển hiệu, phát hiện một từ quan trọng: “Món Du”.
Hồi cấp Ba tôi học rất khá môn Địa lý, cũng biết Du là tên gọi tắt của Trùng Khánh, vậy nên đây hẳn là món Trùng Khánh.
Trùng Khánh ở tỉnh Tứ Xuyên, chắc cũng có nguồn gốc sâu xa với món Tứ Xuyên.
Món Tứ Xuyên…?
Tôi bắt đầu toát mồ hôi lạnh.
Tôi không giỏi ăn cay, hồi trước ở Đài Loan lần đầu đi ăn lẩu cay đã bị đau bụng mất ba ngày.
Trong ba ngày ấy, đi ra đi vào nhà vệ sinh, cuối cùng tôi cũng lĩnh ngộ ra thế nào là tí tách tí tách
“Ăn được cay không?” vừa bước vào phòng ăn, thầy Lý đã mỉm cười hỏi thăm.
Bạn đã thấy ai xé vé vào rạp rồi, phim sắp chiếu còn gào thét đòi ra chưa?
“Cũng được ạ,” tôi đành đáp.
“Vậy thì hôm nay ăn rất đã đấy,” thầy Lý lại nói.
Tôi không cầm được hai hàng nước mắt nam nhi.
Quả nhiên, món đầu tiên được bê lên đã khiến tôi liên tưởng ngay đến Biển Đỏ ở Is¬rael.
Nước canh đầy những mảng dầu đỏ trôi nổi, tôi đâu ngây thơ đến nỗi cho rằng đấy là nước cà chua.
“He he,” Noãn Noãn cười.
“Cười gì thế?” tôi hỏi.
“Nghe nói người giỏi ăn cay nhìn thấy đồ cay là mặt đỏ lên ngay; người không biết ăn cay thì mặt sẽ tái xanh.”
“Ý em là gì?”
“Không có gì,” Noãn Noãn nói. “Em thấy mặt anh rất đỏ, nên chỉ vui thay anh từ tận đáy lòng thôi.” Nói xong em lại cười khì khì mấy tiếng.
“Xin cho phép tiểu muội giới thiệu với huynh món này,” Noãn Noãn cười nói. “Đầu tiên thái cá tươi thành lát mỏng, múc dầu ớt cay từng thìa từng thìa trộn chín, thế là xong.”
“…”
“Từng thìa từng thìa đấy.” Noãn Noãn lại làm thêm động tác tay.
Tôi thử cầm bát lên, nhưng tay trái hơi run, bát lắc lư như gặp động đất.
“Xin cho phép tiểu muội phục vụ huynh.” Noãn Noãn gắp mấy miếng cá bỏ vào bát tôi, lại tưới thêm nước xốt, “Huynh thử đi.”
Tôi gắp một miếng cá lên, nuốt chửng vào bụng trước ánh mắt rạng ngời của Noãn Noãn.
Cay đến cháy da đầu mất, cảm giác như có cột khói đang bốc thẳng lên đầu.
“Thấy thế nào?” Noãn Noãn hỏi.
“Cái… đang… cay” Lưỡi tôi phồng rộp, nói không nên lời.
“Xin cho phép tiểu muội giúp huynh đưa ra kết luận,” Noãn Noãn lại nói. “Thịt cá cay, nước xốt lại càng cay, tóm lại chỉ có một chữ cay.”
“Cái này quả thực là quá cay.” Cuối cùng tôi đành thú nhận: “Anh không giỏi ăn cay.”
“Anh ăn được chứ, đừng khiêm tốn quá. Ăn nhiều chút cay nhỏ bé này đi, anh sẽ cân bằng lại, không còn quá khiêm nhường nữa đâu.”
Món thứ hai lại là một đĩa đỏ rực, trông như thể trên đĩa có lửa.
Tiêu đỏ cay chiếm đa số, thịt gà chỉ chiếm thiểu số, còn đang hồ nghi liệu có phải bây giờ tiêu cay rẻ hơn thịt gà không thì Noãn Noãn đã xúc nửa bát nhỏ đặt trước mặt tôi. Chỉ có hai miếng thịt gà, còn đâu toàn là tiêu cay.
“Đây là gà cay, nghe nói tiêu cay mới là nguyên liệu chính, thịt gà chỉ là phụ liệu thôi,” Noãn Noãn cười nói.
Tôi không dám ăn riêng tiêu cay, đành gắp đồng thời cả gà cả tiêu, trên bột tiêu còn mấy hạt nho nhỏ.
Mới nhai một miếng, tôi đã quên mất sự tồn tại của cái ghế bởi toàn mông tê liệt.
“Đừng coi thường mấy hạt be bé này, đây là tiêu hoa đấy.” Noãn Noãn dùng đũa khều mấy hạt nhỏ trên lớp tiêu đỏ cay. “Sẽ làm anh cay đến nhảy dis¬co luôn.”
Món này vừa tê vừa cay, quả thật quá chán chường, quá lạc hồn rồi.
“Lương Lương, anh khóc rồi à?”, Noãn Noãn hỏi.
“Dân tộc mình trước đây khổ quá.” Tôi lau lau khóe mắt. “Thật là khiến người ta thương cảm.”
“Vậy ăn nhiều chút, nuôi dưỡng tinh thần cho tốt mới báo đáp tổ quốc được.”
“Anh không ăn nổi nữa đâu.”
“Được mà.”
“Noãn Noãn, anh sai rồi. Tha cho anh đi.”
Noãn Noãn cười sặc sụa, bộ dạng rất vui vẻ.
Bụng đói cồn cào, tôi lại miễn cưỡng cầm đũa lên.
“Ăn tê sẽ hết ghê, ăn cay sẽ khỏi say,” tôi nói.
“Anh nói gì đấy?” Noãn Noãn hỏi.
Tôi nghĩ tôi đã cay đến nước mắt nước mũi ròng ròng, không biết nói trăng nói sao gì nữa rồi.
“Không ngờ món Tứ Xuyên lại cay tê thế này,” tôi lấy cốc nước, uống một hơi xong mới nói.
“Đây là món Trùng Khánh. Anh mà nói đây là món Tứ Xuyên thì người Trùng Khánh chắc chắn không tha cho anh đâu.”
“Hóa ra món Trùng Khánh không à?”
“Anh mà nói món Trùng Khánh không phải món Tứ Xuyên thì người Thành Đô chắc chắn sẽ tủi thân lắm đấy.”
“Này, anh chỉ là một kẻ đáng thương không ăn được cay lại phải nhét tiêu đầy bụng, đừng làm khó anh nữa đi.”
“Thực ra là vì món Trùng Khánh muốn tách riêng, trở thành hệ ẩm thực thứ chín của Trung Quốc, nhưng món Tứ Xuyên lại không đồng ý.”
“Món Trùng Khánh với món Tứ Xuyên có gì khác nhau?”
“Đơn giản mà nói thì, món Tứ Xuyên có vị cay dịu dàng uyển chuyển, món Trùng Khánh lại cay kiểu thô mộc phóng khoáng.” Noãn Noãn cười cười. “Đợi lát nữa em chọn thứ gì không quá cay cho anh.”
“Vô cùng cảm kích.” Tôi vội vàng cảm ơn.
“Em chỉ có thể cố hết sức thôi. Dù gì chuyện này cũng như tìm xương trong trứng.”
Tôi thở dài, xem ra tối nay phải chịu bụng đói rồi.
“Sao tối nay lại phải ăn món Trùng Khánh cay thế này chứ?”
“Em nghĩ các thầy có lẽ đang muốn thị uy với mấy sinh viên Đài Loan các anh đấy.”
“Thị uy đáng nhẽ nên làm từ tối qua lúc xuống máy bay mới phải.”
“Nếu như tối qua đã thị uy, nhỡ may làm quá, các anh lại chạy hết về Đài Loan thì sao được,” Noãn Noãn nói. “Hôm nay làm vẫn tốt hơn, đã lên sân khấu, hóa trang xong xuôi rồi, các anh còn có thể không hát được không.”
“Nham hiểm thật"
“Em đùa đấy, anh đừng có tưởng thật.”
Noãn Noãn dường như đã trở thành một viên quan nếm độc, ăn trước xem có cay hay không rồi mới quyết định gắp cho tôi.
Lúc gắp thức ăn cho tôi, em còn tiện thể bỏ luôn mấy thứ tiêu cay với tiêu hoa.
Chỉ đáng tiếc là món Trùng Khánh thô mộc phóng khoáng, bỏ đi tiêu cay cũng chẳng thể thanh tao nho nhã nổi.
Kết quả là cả bữa ăn tôi chỉ ăn được vài miếng, đến canh cũng không dám uống.
Nhưng các sinh viên Đài Loan khác thì ăn rất đã, chỉ có hai ba người bị bất tỉnh vì quá cay.
Tôi về phòng nghỉ, không chịu nổi bụng rỗng lại mò ra đường kiếm hàng ăn gọi một bát mì.
Một bát mì cực to được bê lên, tôi nhìn quanh bàn chỉ có mỗi đũa, bèn đứng dậy đi đến quầy, hỏi: “Cô có muỗng canh không?”
“Cái gì?” Cô bán mì hình như không nghe rõ.
Tôi nghĩ chắc cô không nghe được giọng Đài Loan, bèn thử uốn đầu lưỡi hỏi lại lần nữa: “Muỗng canh?”
“Cái gì?” Cô vẫn không hiểu.
Tôi đành dùng tay làm động tác múc canh đưa lên miệng.
“Thìa chứ gì?” Cô lấy một cái thìa đưa cho tôi, miệng còn nói lớn: “Thìa là thìa, nói cái gì mà muỗng canh? Muỗng muỗi gì?” Khách trong tiệm cười ha hả, cô bán mì cũng cười theo như thể thi xem ai cười to hơn.
Cô này, tôi từ Đài Loan đến không hiểu gì, cô nên nhỏ tiếng một chút, có phải tôi đỡ ngượng hơn bao nhiêu không.
Tôi ăn vội ăn vàng nửa bát mì rồi biến thẳng.
Trên đường về ký túc, tôi gặp cậu em khóa dưới đi vệ sinh. “Em bị đau bụng,” cậu ta nói.
“Đỡ chưa?” tôi hỏi.
“Chưa anh ạ.” Cậu ta lắc đầu. “Lại sắp bét bung ra như hoa hướng dương rồi đây.”
“Thằng đần!” Tôi vội vàng bịt miệng cậu ta lại. “Không được nói mấy lời đấy ở đây.”
Tôi cùng cậu ta về phòng, vừa may gặp đúng Cao Lượng.
“Anh Thái, mọi người định đi dạo phố ẩm thực, anh đi cùng đi,” cậu ta nói.
Hóa ra sinh viên Bắc Kinh sợ sinh viên Đài Loan không quen ăn cay bèn đưa ra đề nghị đi phố ẩm thực đánh chén.
Các giáo viên cũng không cấm cản, chỉ dặn dò ra ngoài chú ý cẩn thận, đừng về muộn, đừng giả hồ đồ tưởng phố bar là phố ẩm thực.
Phố ẩm thực cũng giống như chợ đêm Đài Loan, chỉ có điều chợ đêm Đài Loan bán cả mấy thứ như quần áo, giầy dép, CD, thỉnh thoảng còn có cả quầy coi bói, tiệm mát xa, còn phố ẩm thực chỉ có toàn đồ ăn.
Vừa ăn hơn nửa bát mì, tôi cũng không thấy đói nên chỉ ngắm nghía đây đó, dù gì ngắm cũng không mất tiền.
Lòng vòng một hồi, hương thức ăn bắt đầu kích thích làm tôi muốn thử chút ít.
“Lương Lương.” Tôi quay lại thì thấy Noãn Noãn, em đưa cho tôi hai xiên thịt dê, nói: “Này, cho anh.”
“Không cay chứ?”, tôi hỏi.
“Anh thử xem.”
Tôi hơi hãi, dùng mũi hít ngửi mấy cái, lại lè lưỡi liếm thử.
“Úi chao, hâm quá đấy,” Noãn Noãn cười nói. “Cứ như con cún ấy.”
“Hình như không cay lắm,” tôi nói.
“Em cố ý bảo người ta không cho cay quá mà,” Noãn Noãn nói.
“Cảm ơn em nhé.”
Noãn Noãn mỉm cười, “Buổi tối anh ăn ít, lát nữa ăn thêm nhiều vào.”
Tôi kể với Noãn Noãn chuyện lẻn ra ăn mì, tiện thể kể luôn quá trình hỏi xin muỗng lại thành trò cười.
Noãn Noãn cười đến không khép nổi miệng, khó khăn lắm mới ngừng lại nói: “Dù gì thì cũng ăn rồi, chúng ta ăn thêm ít đồ ăn vặt nữa.” Nói xong bèn kéo tôi đi ăn Lư Đả Cổn, Ái Oa Oa, Uyển Đậu Hoàng* mang đậm phong vị Bắc Kinh.
*Lư Đả Cổn: Bánh cuộn bột nếp nhân đậu đỏ.
Ái Oa Oa: Xôi nếp nhân đậu đỏ phủ dừa bào.
Uyển Đậu Hoàng: Bánh đậu, thường có màu vàng, dùng trong ngày 3/3 âm lịch.
Nói theo cách của Đài Loan, mấy món này đều có thể quy vào đồ ngọt.
Chúng tôi gắng hết sức để ăn mỗi thứ một ít, nếu ăn không hết thì lại chuyển cho các bạn khác bên cạnh, rồi nói: “Cho cậu một ít, coi như làm quen.”
Dạo phố hơn một tiếng, mọi người bèn kéo về trường học.
Tôi ăn no quá, về đến phòng là nằm vật xuống nghỉ, cậu em khóa dưới và Từ Trì, Cao Lượng còn xem lại mấy bức ảnh đã chụp trong ngày.
“Anh Thái, gà của anh này,” Từ Trì gọi.
Tôi nhảy một phát từ trên giường xuống (tôi vẫn đang nằm trên giường mà), xúm lại với bọn họ, hỏi: “Đâu?”
Từ Trì giơ máy ảnh ra trước mặt tôi, màn hình máy ảnh hiện lên rõ ràng nụ cười của Noãn Noãn.
Tôi nhìn chăm chăm Noãn Noãn mấy giây, Từ Trì chuyển sang ảnh tiếp theo, tôi lập tức chuyển lại, lại nhìn chăm chăm mấy giây nữa.
“Anh Thái, anh về Đài Loan rồi em sẽ gửi cho anh mấy cái ảnh này,” Từ Trì nói.
“Trì huynh.” Tôi sung sướng ôm chầm lấy cậu ta. “Tôi gọi cậu là Trì huynh được không?”
Tối hôm đó tâm trạng bốn người chúng tôi đều rất phấn khởi, chém gió mãi đến tận khuya.
Cậu em khóa dưới thỉnh thoảng đang chém dở lại chạy vào nhà vệ sinh, Cao Lượng hỏi: “Không sao chứ?”
“Mông em thành tranh Phạn Cốc rồi đây,” cậu ta đáp.
Từ Trì và Cao Lượng hồi lâu sau mới hiểu ra Phạn Cốc chính là Phạn Cao, tức Van Gogh, chỉ vì cách phiên âm khác nhau mà thôi.
Tôi ngẫm nghĩ rất lâu mới nhớ ra loài hoa Van Gogh thích vẽ nhất là hoa hướng dương.
Định trèo xuống giường dưới tẩn cho cậu ta một trận vì cái tội nói năng bừa bãi, nhưng thấy cậu ta mồm miệng há hốc, mặt mũi ngu ngu, chắc đang ngủ mơ rồi. Tôi đành trèo lên giường mình, nhắm mắt nghĩ đến nụ cười của Noãn Noãn mà chìm vào giấc ngủ.
Mấy sinh viên Bắc Kinh cùng đi đều là người tỉnh ngoài đến Bắc Kinh học, nhưng hầu như đều đã tới Tử Cấm Thành nên rất quen thuộc với nơi này.
Giáo viên chỉ nói giờ và địa điểm tập trung rồi rút lui để sinh viên Bắc Kinh dẫn sinh viên Đài Loan đi thăm quan.
Vừa bước vào Ngọ Môn, phản ứng đầu tiên của tất cả các sinh viên đều là phấn khích bắt chước theo mấy vị hoàng đế trong phim tức giận hét lớn: Lôi ra Ngọ Môn chém đầu!
Tuy cũng có người giải thích rằng lôi ra Ngọ Môn chỉ có ý không muốn làm ô uế Tử Cấm Thành, thực tế pháp trường nằm ở chỗ khác kia.
Thế nhưng không thể phủ nhận, ấn tượng Ngọ Môn để lại trong mọi người hầu như chỉ là chém đầu mà thôi.
Nếu như là tôi, phản ứng đầu tiên của tôi là:
Ý? Sao chưa qua Tảo* Môn đã tới Ngọ Môn rồi? Vậy cánh cổng tiếp theo liệu có phải Vãn Môn không?
* Tảo – Ngọ - Vãn: Sáng – Trưa – Tối
Nhưng tôi vốn đã chẳng phải người bình thường, vậy nên không cần để ý đến tôi làm gì.
“Lương Lương, hóa ra anh ở đây.” Noãn Noãn bất ngờ chạy đến gần tôi. “Mau! Em nhìn thấy nhà anh rồi!”
“Gì cơ?” Tuy tôi rất kinh ngạc nhưng vẫn chạy theo sau Noãn Noãn.
Chạy được hơn ba chục bước, Noãn Noãn dừng lại, thở hổn hển đưa tay phải chỉ về phía trước: “Đến nhà anh rồi này.”
Theo hướng tay em, tôi thấy một người đàn ông trung niên đang cầm một túi vải màu xám trắng.
Tôi quay lại nhìn Noãn Noãn, tay phải em ôm lấy bụng, vẻ như cười đến đau cả ruột.
“Buồn cười lắm,” tôi nói.
“Đợi đã.” Noãn Noãn phì cười, cố lấy lại vẻ bình tĩnh, nhưng chưa bình tĩnh nổi một giây đã lại phá lên cười.
“Đợi đã đợi đã…” Xem ra Noãn Noãn hình như cũng không được bình thường cho lắm.
Tuy Noãn Noãn đã dần dần ngưng cười thành tiếng nhưng ánh mắt cười có lẽ khó lòng biến mất trong chốc lát.
Tôi nghĩ chắc giờ tâm trạng em rất vui, đây hẳn là thời cơ tốt để lương tâm tôi trỗi dậy.
Xuyên qua cầu Kim Thủy, chúng tôi như quan viên thời cổ lên triều, kẻ trước người sau thẳng hàng đi về hướng Điện Thái Hòa.
Đi mãi đi mãi, tôi hắng giọng nói: “Anh phải nói với em một chuyện.”
“Có gì anh cứ nói đi.”
“Thực ra tên anh không phải Lương Lương.”
“Sao?”
“Anh nói thật đấy, tên anh không phải Lương Lương.”
Ánh mắt cười của Noãn Noãn dần dần biến mất, thay vào đó là sự nghi hoặc khó hiểu, rồi là oán trách.
“Đến tên cũng lấy ra đùa, anh bệnh đấy à.”
“Sorry.”
“Nói tiếng Anh làm gì?”
“Trong tiếng Đài Loan, những lúc thế này thường nói xin lỗi, anh không biết ở Bắc Kinh có nói thế không.”
“Anh bệnh quá hóa đần à?” Noãn Noãn suýt nữa bật cười. “Đương nhiên là giống rồi!”
Tôi cũng thấy mình hơi ngốc, ngờ nghệch cười vài tiếng.
“Ê, anh vẫn chưa nói với em sao anh lại nói tên là Lương Lương?”
“Vừa nghe thấy Noãn Noãn, phản ứng đầu tiên của anh là Lương Lương.”
“Hử?”
“Vì đông ấm, hạ mát.”
“Đồng chí này,” ánh mắt Noãn Noãn rõ vẻ nghi hoặc, “suy nghĩ của anh sâu sắc đấy.”
“Nếu như em hỏi anh em trai AB là ai?” Tôi thử giải thích suy nghĩ sâu sắc của tôi. “Anh sẽ trả lời là CD”
“Hở?” Ánh mắt Noãn Noãn càng ngờ vực.
“Cũng như khi anh vừa nghe thấy cái tên Trần Thủy Biển *, trực giác liền nghĩ ngay rằng nhà ông ta nhất định có năm anh em trai.”
* Trần Thủy Biển: Luật sư, nhân vật chính trị Đài Loan, từng giữ chức Chủ tịch Đảng Dân chủ Tiến bộ khóa 10-11, thị trưởng thành phố Đài Bắc. 12/2010 bị cáo buộc tội tham ô, phạt 17 năm 6 tháng tù, đến 19/1/2011 được tuyên bố vô tội.
“Năm anh em trai?”
“Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Trần Kim Biển, Trần Mộc Biển, Trần Thủy Biển, Trần Hỏa Biển, Trần Thổ Biển,” tôi nói. “Nhà họ xếp thứ tự theo Ngũ hành, Trần Thủy Biển là anh ba.”
“Nói như anh, Đạt Phân Kỳ * là anh cả hơn nữa còn có một em trai tên là Đạt Phân Quái à”
“Đạt Phân Kỳ là ai?”
“Anh không biết hả?” Noãn Noãn trợn tròn mắt. “Chính là người vẽ bức Nàng Mona Lisa ấy.”
* Đạt Phân Kỳ: Leonardo da Vinci
“À,” tôi gật gù, “dịch sang tiếng Đài Loan gọi là Đạt Văn Tây, ông ấy không phải anh cả mà là anh hai, vì Đạt Văn Đông, Đạt Văn Tây, Đạt Văn Nam, Đạt Văn Bắc.”
“Chỉ có cách dịch khác nhau mà anh em thiếu mất tận mấy người?”
“Xem ra là thế đấy.”
Noãn Noãn không hỏi nữa, chậm rãi bước về phía trước. Tôi đi phía sau, trong lòng thấp thỏm không yên.
Lúc sau, Noãn Noãn quay đầu lại nói: “Đừng buồn nữa. Em kể chuyện cười cho anh nghe.”
“Ừ.”
“Trên xe buýt chật kín người, có một kiều nữ vô tình giẫm phải chân một anh chàng, cô gái quay đầu chậm rãi nói: Ôi, anh, em sor¬ry anh. Kết quả anh đoán xem chàng trai đó nói gì?”
“Chàng trai đó nói gì?”
“Chàng trai trợn trừng mắt nói: ‘Gì? Cô sor¬ry tôi? Tôi mới sor¬ry cả nhà cô ấy!”
Kể xong Noãn Noãn bật cười, tôi cũng cười theo mấy tiếng.
Bởi điệu bộ Noãn Noãn trước giả làm kiều nữ yêu kiều thướt tha, sau giả làm anh chàng cộc cằn thô lỗ rất sinh động thú vị.
“Anh cho em nói một câu, em sẽ bỏ qua cho anh,” Noãn Noãn ngừng cười nói.
“Không vấn đề gì.”
“Vừa rồi anh nói sor¬ry…” Noãn Noãn cố nín cười. “Em sor¬ry cả nhà anh.”
“Rất hân hạnh.”
“Thế là hết nợ nhé,” Noãn Noãn cười nói, “nhưng về sau em vẫn gọi anh là Lương Lương.”
“Được thôi.”
“Vậy cứ thế đi, về sau biệt danh của anh sẽ là Lương Lương
Tôi gật đầu cười, cùng em bước về phía trước.
Tới khoảng sân rộng trước Điện Thái Hòa, có bạn vẫy tay về phía chúng tôi, hét: “Lại đây làm kiểu ảnh!” Tôi và Noãn Noãn vội chạy lại, dưới Điện Thái Hòa đã có hơn chục sinh viên xếp thành hai hàng.
Chuẩn bị chụp ảnh, tôi giơ ngón trỏ và ngón giữa lên làm hình chữ V, Noãn Noãn rất tò mò.
“Sinh viên Đài Loan quen làm chữ V cho cool, hoặc chếch ngón cái và ngón trỏ để dưới cằm, hoặc dùng ngón tay đặt lên má, ngón nào cũng được, gọi là làm hàng.”
Tôi vừa nói xong đã nghe thấy tiếng cậu bạn chụp ảnh hét “Kon¬ica”, giữa tiếng Kon¬ica, một tia sáng lóe lên.
Hỏi Noãn Noãn vì sao phải nói Kon¬ica?
Câu trả lời cũng như người Đài Loan hay nói chữ C trong tiếng Anh, đều là để nhe răng ra cười mà thôi.
Tôi và Noãn Noãn bước vào Điện Thái Hòa, đây là nơi hoàng đế đăng cơ, phải xem cho kĩ mới được.
Trong điện, sàn được lát bằng gạch vàng, có sáu cột trụ đường kính một mét, bề mặt chạm khắc họa tiết mây rồng thếp vàng.
Long kỷ và bình phong được đặt chính giữa sáu chiếc cột kim long, ngự trên đài cơ cao hai mét màu vàng.
Nhìn chiếc long kỷ thếp vàng, tôi bắt đầu đếm xem trên long kỷ có thật có chín con rồng hay không, đếm mãi đếm mãi đến thần người ra.
“Nhớ lại chuyện kiếp trước hả?” Noãn Noãn hỏi đùa.
“Không.” Tôi sực tỉnh, đáp: “Kiếp trước anh ở Ngọ Môn.”
“Cái anh này lạ thật đấy.” Noãn Noãn cười nói.
Sau khi ra khỏi Điện Thái Hòa, tôi vẫn đi dạo cùng Noãn Noãn.
Cảm giác phương hướng của Noãn Noãn hình như không được tốt, lại không thích nhìn biển chỉ dẫn bên đường nên thường vòng qua vòng lại một chỗ mấy lần.
Người khác đi từ Cung Càn Thanh sang Điện Dưỡng Tâm, chúng tôi lại đi từ Điện Dưỡng Tâm sang Cung Càn Thanh.
“Giời ạ, không đi lạc được đâu, anh yên tâm,” em luôn nói thế.
Trên đường đi Noãn Noãn hỏi về mọi thứ ở Đài Loan, cũng hỏi cả gia cảnh nhà tôi.
Tôi nói tôi là anh hai trong nhà, trên có một chị gái, dưới có một em gái.
“Có anh chị em chắc phải vui lắm. Không như em, là con một trong nhà,” Noãn Noãn nói.
“Nhưng anh toàn bị ăn đòn thôi.”
“Sao lại thế?”
“Lúc mấy chị em cãi nhau, bố anh khi thì nói lớn phải nhường bé, anh là đứa lớn nên bị đánh; có khi bố anh lại nói bé phải nghe lớn, anh lại thành đứa bé nên bị đánh. Vậy nên toàn bị ăn đòn.”
“Thật thế á?”
Tôi cười hì hì, nói tiếp:
“Người ta nói làm anh cả có thể bồi dưỡng phong thái lãnh đạo, anh cả khá ngang ngạnh, nhưng cũng chính ngang ngạnh nên mới thích hợp trở thành người dẫn đầu. Còn về những loại xếp giữa giữa như anh, vì hay bị đánh nênâu ngày nhìn thấy gậy là biết nói: đánh đi đánh đi, đánh chết con đi, do vậy mà học được tính độ lượng.”
“Độ lượng?” Noãn Noãn không đồng tình. “Thế gọi là chây ỳ.”
“Thế nhưng cũng có những người xếp giữa giữa rất xảo quyệt, đánh thằng anh thì họ làm thằng em, đánh thằng em thì họ làm thằng anh. Những người đó sau này lớn lên sẽ trở thành những nhân vật lợi hại.”
“Thật không?”
“Ví dụ như Trần Thủy Biển đứng thứ ba trong năm anh em trai chính là một nhân vật lợi hại biến đổi khôn lường.”
“Toàn nói bừa.” Một lúc sau, Noãn Noãn mới thốt ra câu này.
“Anh không biết em còn dẫn anh đi mấy vòng nữa mới ra khỏi Tử Cấm Thành, không nói bừa thì chán lắm.”
“Rồi, đến Ngự Hoa Viên rồi đây.” Em dừng bước chỉ về phía trước. “Qua Ngự Hoa Viên là đến Thần Vũ Môn, ra khỏi Thần Vũ Môn là ra ngoài Tử Cấm Thành rồi.”
Từ lúc bước vào Tử Cấm Thành đến giờ, cứ ngỡ thế giới đâu cũng đều cao lớn, vuông vức, rộng rãi, không ngờ Ngự Hoa Viên lại lung linh xinh xắn, thanh tịnh tú lệ thế này.
Trong vườn đầy những ngọn giả sơn, cây cổ thụ cao lớn, kỳ hoa dị thảo và những lầu gác trang nhã, dưới chân còn có đường đá quanh co uốn lượn.
Tôi và Noãn Noãn dạo qua những cây hoa, lầu gác, giả sơn trong Ngự Hoa Viên, còn thấy cả cây liên lý *.
* Hai cây có cành, nhánh hợp sinh gọi là cây liên lý.
Cây do hai nhánh chính của hai cây bách cuốn lấy mà thành, như thể một đôi tình nhân âu yếm ôm chặt lấy nhau.
Một nhóm người đang đứng dưới cây liên lý chụp ảnh, mà lại còn cứ từng đôi một nam một nữ.
Noãn Noãn nói cây liên lý này đã hơn 400 tuổi, tượng trưng cho tình yêu chân thành thuần khiết.
“Đẹp thật đấy,” ngắm nhìn chăm chú cây liên lý một lúc sau, Noãn Noãn mới nói, “phải không?”
“Đẹp thì đẹp đấy, nhưng chắc cô đơn lắm.”
“Cô đơn?”
“Vì trong hoàng cung này nó đâu chứng kiến nổi một tình yêu chân thành, thuần khiết, vậy nên cứ sống mãi vậy đó.”
“Hả?”
“Nếu như có một ngày, các cặp nam nữ trên đời đều có thể đối với nhau chân thành, thuần khiết, thì còn cần gì cây liên lý nhắc nhở chúng ta sự chân thành, thuần khiết trong tình yêu nữa? Đến lúc đó, cây liên lý có thể ngậm cười héo khô được rồi.”
“Anh ấm đầu đấy à?” Noãn Noãn chăm chú quan sát tôi. “Đợi lát em mua kem cho anh.”
“…” Phù, đúng là nóng thật.
Tháng Bảy ở Bắc Kinh khô nóng hệt ở Đài Loan, huống hồ lại đã đi bộ cả một buổi sáng.
Qua Thần Vũ Môn, tôi lại đi thẳng tiếp, Noãn Noãn ở phía sau gọi tôi: “Lương Lương! Anh đi đâu đấy? Định học theo Sùng Trinh đấy à?”
“Sùng Trinh?” Tôi dừng lại, quay đầu phát hiện Noãn Noãn bước khỏi Thần Vũ Môn liền rẽ phải.
“Khi Lý Tự Thành tấn công vào Bắc Kinh, hoàng đế Sùng Trinh cũng như anh đi thẳng đến Cảnh Sơn đối diện treo cổ tự vẫn.” Noãn Noãn cười, đưa tay vẫy tôi. “Mau qua đây, đừng nghĩ quẩn.”
“Nguy hiểm thật,” tôi quay lại cạnh rồi nói.
Ở đây có sông Hộ Thành rộng hơn 50 mét, chúng tôi tìm một chỗ ngồi nghỉ dưới bóng cây xanh mướt bên sông.
Noãn Noãn mua hai que kem, đưa cho tôi một que.
Hầu hết sinh viên đều đã đi ra, túm năm tụm ba tán chuyện, chụp ảnh hoặc uống nước giải khát.
Tôi và Noãn Noãn vừa ăn kem vừa lau mồ hôi, em nói hình như tôi đã trở về trạng thái bình thường, tôi nói điều đó chứng tỏ là không bình thường.
Tôi lại kể với Noãn Noãn, ở Đài Loan có một nơi tên là “Thiên Lãnh”, kem que ở đó cực kỳ ngon.
“Kem que chính là kem cây mà bọn em thường nói ấy.” Tôi giải thích thêm.
“Em hiểu mà.” Noãn Noãn mỉm cười, nụ cười có chút kỳ quái.
“Hì, thế lúc nào thì dẫn em đi thăm chỗ Noãn Noãn?” Noãn Noãn hỏi.
Hóa ra tôi vừa nói đến Thiên Lãnh lại làm Noãn Noãn nhớ ngay đến Noãn Noãn. Tôi nghĩ một lúc rồi nói: “Có lẽ vào mùa đông *.”
* Cũng là tên bài hát nổi tiếng năm 1988 của ca sĩ Tề Tần.
“Bài này mấy năm trước nổi lắm, gần thành Quốc ca đấy.”
Tôi đang định đáp trả thì Từ Trì đã đi về phía tôi hét lớn: “Anh Thái!”
Từ Trì tay cầm máy ảnh kỹ thuật số, nói: “Chụp cho hai người một kiểu nào.”
Tôi và Noãn Noãn lấy bức tường thành sau lưng làm nền, hai bên giữ một khoảng cách đến gió thổi gấu áo cũng chỉ vừa may chạm phải nhau.
Lúc chuẩn bị chụp, tôi theo thói quen làm hai dấu chữ V, Noãn Noãn nói tôi làm hàng, tôi bảo tôi già rồi đâu dám.
Từ Trì hét một, hai, ba, Kon¬ica, Noãn Noãn cũng nói theo “Kon¬ica”.
Tôi nhắm đúng lúc ấy hét: Ko¬dak.
“Anh nói gì đấy.” Noãn Noãn phì cười khì khì.
Từ Trì nhanh tay bấm máy, hình như đã may mắn bắt được khoảnh khắc ấy.
Noãn Noãn vội vàng chạy lại, xem xong ảnh trong máy, em căng thẳng nói: “Không được! Cậu phải xóa cái ảnh này đi.”
Tôi cũng chạy lại xem cảnh Noãn Noãn phì cười lúc nãy thế nào, nụ cười của Noãn Noãn rất rạng rỡ.
Tôi đột nhiên nhớ đến từ “kiều” mới nghe tối qua.
Người Bắc Kinh dùng chữ “kiều” xem ra cũng có lý do, đã gọi là kiều nữ, chắc chắn phải rạng rỡ kiều diễm.
“Tớ cho cậu một cây kem, cậu xóa nó đi,” Noãn Noãn nói với Từ Trì.
“Anh cho chú hai que, không được xóa,” tôi cũng nói với Từ Trì.
“Chúng ta là anh em.” Từ Trì vỗ vỗ vai tôi, “Em có chết cũng không xóa.”
Tôi rưng rưng nước mắt, nắm chặt lấy hai tay cậu ta, suýt bật khóc.
“Sao anh không cho xóa?” Giọng Noãn Noãn có chút bực bội. “Miệng em mở rộng quá, không đoan trang.”
“Sao thế được? Đấy là nụ cười tự nhiên, rất thân thiện, tóm lại chỉ có một chữ đẹp”
“Lại nói bừa nữa.”
“Em xem.” Tôi quay sang đối diện với em. “Mắt anh còn mở thao láo thế này, bừa là bừa thế nào.”
Noãn Noãn đang định phản pháo thì nghe tiếng các thầy giục mọi người tập trung.
Sinh viên tề tựu đông đủ xong cùng chụp một bức ảnh tập thể, rồi tới nhà hàng gần đó dùng cơm.
Phân nhóm quả có tác dụng, lúc ăn cơm cũng phân theo nhóm mà ngồi, không phải do dự hồ nghi gì nữa.
Tôi và Noãn Noãn cùng một nhóm, các bạn cùng bàn đại để cũng quen biết ít nhiều nên bữa ăn trôi qua rất suôn sẻ.
Bữa này có sủi cảo, mì vằn thắn, trời nóng nên tôi không có hứng ăn lắm, cũng không ăn được nhiều.
Ăn xong mọi người muốn đi dạo Bắc Hải, Bắc Hải là vườn Ngự Uyển của hoàng gia, nằm ngay phía tây bắc của Tử Cấm Thành.
Mạn phía tây của Tiền Môn có một tòa thành tròn, trong Điện Thừa Quang trên thành có thờ một bức tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đẽo bằng bạch ngọc cao gần một mét rưỡi tọa trên khám thờ Phật bằng gỗ khắc rồng mặt quay về hướng Bắc.
Tượng Phật ngọc khiết bạch vô song, phát ra những ánh hào quang dịu nhẹ, chỉ đáng tiếc bên cánh tay trái bức tượng có một vét dao chém, là dấu tích Liên quân tám nước để lại.
Tôi đoán do tám nước muốn chiếm Phật ngọc, định xẻ bức tượng ra làm tám nhưng không thành.
Có thể thấy Phật ngọc là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ, có thể khiến người ta trước cảnh binh đao máu lửa mà vẫn bình tĩnh suy xét đến phân chia công bằng.
Điện Thừa Quang trước có một đình nghỉ lát ngói lưu ly xanh, trên đài hoa sen bằng đá trong đình bày một chiếc vò ngọc hình bầu dục.
Vò ngọc màu lục thẫm có vân trắng, cao bảy mươi phân, chu vi chừng năm mét, trông như một cái bồn tắm.
…
Thầy Lý ở Bắc Kinh nói chiếc vò ngọc này là sau khi Nguyên Thế Tố * tiến vào Bắc Kinh, mở đại tiệc quân thần thưởng tướng sĩ, sai thợ lựa cả phiến ngọc thạch rồi tỉ mẩn đẽo khắc làm thành vò uống rượu, có thể chứa hơn ba mươi lít rượu.
* Nguyên Thế Tố: Hốt Tất Liệt
Vân trắng trên ngọc tạo thành những con sóng hung hãn, cuộn trào chảy xiết, những con rồng biển nhe nanh giơ vuốt vươn mình trên lớp sóng biển; cũng có cả các loài động vật biến thể có vảy như lợn, ngựa, tê giác, hệt như quỷ thần hình thú dưới Long cung trong truyền thuyết.
Toàn bộ phong cách điêu khắc thể hiện rõ khí phách hào phóng, dũng mãnh của dân tộc du mục.
“Càn Long khi còn tại vị cũng cho gọt giũa lại chiếc vò ngọc này bốn lần, do cách chế tác và phong cách giũa ngọc đời Nguyên, Thanh khác nhau, nên có thể phân biệt ra những điểm khác biệt đã từng qua gọt giũa,” thầy Lý nói. “Các bạn có nhìn ra không?”
Mọi người chăm chú quan sát chiếc vò ngọc, bàn tán sôi nổi.
Noãn Noãn hỏi tôi: “Anh nhìn ra không?”
“Đương nhiên.” Tôi gật đầu, “Vết đẽo của đời Nguyên khá tròn, còn vết của đời Thanh lại khá nông.”
“Thật á?” Noãn Noãn hơi cúi người, tập trung trí lực chăm chú nhìn vò ngọc.
“Nguyên tức là tròn vẹn, Thanh tức là nhẹ nông,” tôi nói. “Đây chính là thâm ý phía sau tên mỗi triều đại.”
Noãn Noãn ban đầu còn thần người ra, rồi lập tức đứng thẳng dậy, quay lại chỉ tôi nói: “Rõ ràng là không hiểu mà còn bày đặt.”
Tôi đương nhiên không hiểu, nếu như cứ chăm chú dị thường như vậy mà có thể nhìn ra điểm khác biệt thì tôi sớm đã đổi nghề làm nhà điêu khắc rồi.
Bắc Hải thực ra là hồ, giữa hồ có Đảo Ngọc, sau khi xuống thành tròn đi qua cầu Vĩnh An được lát bằng đá cẩm thạch trắng là tới.
Trên Đảo Ngọc có tòa Bạch Tháp, Noãn Noãn nói đó là biểu tượng của Bắc Hải, trong tháp còn có hai hạt xá lợi *.
* Hạt xá lợi là những hạt nhỏ có dạng viên tròn, oval, hoa sen, tượng Phật rất phong phú, hình thành sau khi thi thể của các vị cao tăng Phật giáo được hỏa táng. Theo quan điểm duy tâm và tâm linh của nhà Phật, xá lợi là kết kết quả của quá trình tu hành, khổ luyện và là kết quả của quá trình tu dưỡng đạo đức, chỉ xuất hiện ở những người có tấm lòng đại từ đại bi, luôn làm việc thiện.
Leo lên Bạch Tháp, phóng tầm mắt nhìn xa bốn phía, tầm nhìn rất đẹp, có thể thấy cả dải kiến trúc ở trung tâm Bắc Kinh.
Phía bắc Đảo Ngọc có thuyền, có thể chèo qua hồ tới bờ bắc, phần lớn các bạn đều chọn ngồi thuyền, nhưng tôi muốn đi từ cầu Trắc Sơn phía đông sang bờ đông rồi dạo quanh một vòng hồ.
Noãn Noãn nói không được, giờ trời đang nóng, nhỡ tôi say nắng váng đầu lại nói mấy câu ngớ ngẩn đến khi nam nữ trên đời đều đối với nhau chân thành thuần khiết thì Bắc Hải có thể ngậm cười mà cạn rồi.
“Xem bói bảo anh tháng này kỵ nước.” Tôi vẫn lắc đầu.
“Lại còn nói vớ vẩn nữa.” Noãn Noãn nói với người bên cạnh: “Các đồng chí, kéo anh ấy lên thuyền thôi!”
Hai cậu nam sinh người bên trái người bên phải kẹp tôi lên thuyền, Noãn Noãn cười đắc ý.
Lên bờ, một đoàn người tiến vào Cửu Long Bích.
Hai bên Cửu Long Bích đều có chín con rồng lớn, trên tường lát đá lưu ly bảy màu độc nhất vô nhị, tôi ở Đài Loan sớm đã nghe danh qua sách vở.
Tôi cố gọi Từ Trì, nhờ cậu ta giúp tôi chụp riêng một kiểu, và lại đứng trước Cửu Long Bích giơ tay chữ V.
“Rồng quẫy rồi kìa,” Noãn Noãn cười nói.
Tôi quay lại nhìn, gạch lưu ly rực rỡ sắc màu lại thêm ánh sáng phản chiếu đúng là khiến người ta có ảo giác rồng quẫy.
Rời Cửu Long Bích, qua Ngũ Long Đình, rồi lại men theo bờ tây tới Tây Môn, xe đã đợi bên ngoài Tây Môn.
Tôi lên xe, đánh một giấc thì về đến “trường ngủ” (tôi không có ý xúc phạm trường đại học này đâu).
Rửa mặt qua loa, lát sau có vị học giả đến giảng bài về Lịch sử và Văn hóa Cố Cung.
Tiết giảng rất thú vị, không phải viết lên bảng mà dùng pow¬er point chiếu rất nhiều ảnh.
Hết giờ, chúng tôi phải ở lại làm tiết mục tự giới thiệu bù cho tối qua.
Giáo viên cũng hy vọng sinh viên Đài Loan bày tỏ một chút cảm tưởng về Bắc Kinh hoặc Cố Cung.
Màn tự giới thiệu trên thực tế chỉ mang tính hình thức, bởi đám sinh viên đã quá quen với nhau rồi.
Điều khiến tôi đau đầu là cái gọi là “cảm tưởng”.
Tôi nhớ lại lúc ở sân bay đợi làm thủ tục lên máy bay rời Đài Loan, trong lòng hồ hởi phấn khởi không để đâu cho hết.
Trước khi chuyển tiếp từ Hồng Kông tới Bắc Kinh, nhìn hai chữ “Bắc Kinh” trên cửa máy bay, cảm giác phấn khởi trong tôi trở nên trong suốt, tuy vẫn tồn tại nhưng dường như quá mơ hồ.
Địa danh vẫn luôn khoan thai nằm trong sách giáo khoa của tôi từ tiểu học, trung học rồi đến cả đại học.
Tôi thường nghe nói về nó nhưng chưa từng tận mắt thấy diện mạo nó thế nào.
Tôi không thể tưởng tượng nổi sau khi tiếp xúc với Bắc Kinh, cảm xúc sẽ ra sao?
Điều này hơi giống như nghe bài hát của ai đấy cả đời, bỗng một ngày tự nhiên phải chạy lại bắt tay người ca sĩ ấy.
Bắt tay xong rồi, anh hỏi tôi cảm tưởng thế nào?
Tôi chỉ có thể nói xin đợi chút, tôi phải hỏi tay phải của tôi đã.
Lúc này tôi đứng trên bục giảng, giới thiệu xong tên mình lại phải nói ra cảm tưởng sau khi bắt tay.
Tôi có thể giơ tay phải ra bảo mọi người talk to this hand không?
Tôi chỉ có thể nói Cố Cung rất lớn, Bắc Kinh lại càng lớn, ngay đến sủi cảo và vằn thắn bữa trưa ăn cũng lớn hơn ở Đài Loan.
“Tóm lại, chỉ có một chữ LỚN,” tôi đi đến kết luận.
“Sau đó thì sao?” thầy Lý bên Bắc Kinh hỏi.
“Vì lớn, nên khiến người ta cảm thấy mình nhỏ bé.”
“Còn gì nữa?” thầy Trương bên Bắc Kinh hỏi.
“Ừm…” tôi nghĩ một lúc. “Nhỏ bé có thể giúp người ta học được cách khiêm tốn. Có điều em vốn dĩ đã là người khiêm tốn, mà lại năm phần khiêm, năm phần tốn, rất phù hợp với đạo Trung Dung. Đến Bắc Kinh, thăm xong Cố Cung, biến thành tám phần khiêm, hai phần tốn, có hơi khiêm nhường quá rồi. Em phải đi xem lại một số thứ nhỏ bé mới có thể chỉnh lại được “
Cả giảng đường yên lặng như trước giờ chiếu bóng.
“Em có thể đi xuống được chưa ạ?” đợi hồi lâu tôi mới hỏi.
Không đợi thầy giáo lên tiếng, toàn thể các bạn sinh viên đều vội vàng vỗ tay hoan nghênh tôi xuống khỏi bục giảng.
“Thế nào?” tôi ngồi về chỗ cũ, quay đầu hỏi Noãn Noãn. “Rất cảm động phải không?”
“Tóm lại, chỉ có một chữ bừa,” Noãn Noãn nói.
Tiết mục tự giới thiệu kiêm buổi phát biểu cảm tưởng kết thúc, liền đến bữa tối tôi mong đợi đã lâu.
Vì bữa trưa ăn ít nên buổi tối tôi rất mau đói.
Trước khi bước vào phòng ăn, tôi để tâm quan sát tấm biển hiệu, phát hiện một từ quan trọng: “Món Du”.
Hồi cấp Ba tôi học rất khá môn Địa lý, cũng biết Du là tên gọi tắt của Trùng Khánh, vậy nên đây hẳn là món Trùng Khánh.
Trùng Khánh ở tỉnh Tứ Xuyên, chắc cũng có nguồn gốc sâu xa với món Tứ Xuyên.
Món Tứ Xuyên…?
Tôi bắt đầu toát mồ hôi lạnh.
Tôi không giỏi ăn cay, hồi trước ở Đài Loan lần đầu đi ăn lẩu cay đã bị đau bụng mất ba ngày.
Trong ba ngày ấy, đi ra đi vào nhà vệ sinh, cuối cùng tôi cũng lĩnh ngộ ra thế nào là tí tách tí tách
“Ăn được cay không?” vừa bước vào phòng ăn, thầy Lý đã mỉm cười hỏi thăm.
Bạn đã thấy ai xé vé vào rạp rồi, phim sắp chiếu còn gào thét đòi ra chưa?
“Cũng được ạ,” tôi đành đáp.
“Vậy thì hôm nay ăn rất đã đấy,” thầy Lý lại nói.
Tôi không cầm được hai hàng nước mắt nam nhi.
Quả nhiên, món đầu tiên được bê lên đã khiến tôi liên tưởng ngay đến Biển Đỏ ở Is¬rael.
Nước canh đầy những mảng dầu đỏ trôi nổi, tôi đâu ngây thơ đến nỗi cho rằng đấy là nước cà chua.
“He he,” Noãn Noãn cười.
“Cười gì thế?” tôi hỏi.
“Nghe nói người giỏi ăn cay nhìn thấy đồ cay là mặt đỏ lên ngay; người không biết ăn cay thì mặt sẽ tái xanh.”
“Ý em là gì?”
“Không có gì,” Noãn Noãn nói. “Em thấy mặt anh rất đỏ, nên chỉ vui thay anh từ tận đáy lòng thôi.” Nói xong em lại cười khì khì mấy tiếng.
“Xin cho phép tiểu muội giới thiệu với huynh món này,” Noãn Noãn cười nói. “Đầu tiên thái cá tươi thành lát mỏng, múc dầu ớt cay từng thìa từng thìa trộn chín, thế là xong.”
“…”
“Từng thìa từng thìa đấy.” Noãn Noãn lại làm thêm động tác tay.
Tôi thử cầm bát lên, nhưng tay trái hơi run, bát lắc lư như gặp động đất.
“Xin cho phép tiểu muội phục vụ huynh.” Noãn Noãn gắp mấy miếng cá bỏ vào bát tôi, lại tưới thêm nước xốt, “Huynh thử đi.”
Tôi gắp một miếng cá lên, nuốt chửng vào bụng trước ánh mắt rạng ngời của Noãn Noãn.
Cay đến cháy da đầu mất, cảm giác như có cột khói đang bốc thẳng lên đầu.
“Thấy thế nào?” Noãn Noãn hỏi.
“Cái… đang… cay” Lưỡi tôi phồng rộp, nói không nên lời.
“Xin cho phép tiểu muội giúp huynh đưa ra kết luận,” Noãn Noãn lại nói. “Thịt cá cay, nước xốt lại càng cay, tóm lại chỉ có một chữ cay.”
“Cái này quả thực là quá cay.” Cuối cùng tôi đành thú nhận: “Anh không giỏi ăn cay.”
“Anh ăn được chứ, đừng khiêm tốn quá. Ăn nhiều chút cay nhỏ bé này đi, anh sẽ cân bằng lại, không còn quá khiêm nhường nữa đâu.”
Món thứ hai lại là một đĩa đỏ rực, trông như thể trên đĩa có lửa.
Tiêu đỏ cay chiếm đa số, thịt gà chỉ chiếm thiểu số, còn đang hồ nghi liệu có phải bây giờ tiêu cay rẻ hơn thịt gà không thì Noãn Noãn đã xúc nửa bát nhỏ đặt trước mặt tôi. Chỉ có hai miếng thịt gà, còn đâu toàn là tiêu cay.
“Đây là gà cay, nghe nói tiêu cay mới là nguyên liệu chính, thịt gà chỉ là phụ liệu thôi,” Noãn Noãn cười nói.
Tôi không dám ăn riêng tiêu cay, đành gắp đồng thời cả gà cả tiêu, trên bột tiêu còn mấy hạt nho nhỏ.
Mới nhai một miếng, tôi đã quên mất sự tồn tại của cái ghế bởi toàn mông tê liệt.
“Đừng coi thường mấy hạt be bé này, đây là tiêu hoa đấy.” Noãn Noãn dùng đũa khều mấy hạt nhỏ trên lớp tiêu đỏ cay. “Sẽ làm anh cay đến nhảy dis¬co luôn.”
Món này vừa tê vừa cay, quả thật quá chán chường, quá lạc hồn rồi.
“Lương Lương, anh khóc rồi à?”, Noãn Noãn hỏi.
“Dân tộc mình trước đây khổ quá.” Tôi lau lau khóe mắt. “Thật là khiến người ta thương cảm.”
“Vậy ăn nhiều chút, nuôi dưỡng tinh thần cho tốt mới báo đáp tổ quốc được.”
“Anh không ăn nổi nữa đâu.”
“Được mà.”
“Noãn Noãn, anh sai rồi. Tha cho anh đi.”
Noãn Noãn cười sặc sụa, bộ dạng rất vui vẻ.
Bụng đói cồn cào, tôi lại miễn cưỡng cầm đũa lên.
“Ăn tê sẽ hết ghê, ăn cay sẽ khỏi say,” tôi nói.
“Anh nói gì đấy?” Noãn Noãn hỏi.
Tôi nghĩ tôi đã cay đến nước mắt nước mũi ròng ròng, không biết nói trăng nói sao gì nữa rồi.
“Không ngờ món Tứ Xuyên lại cay tê thế này,” tôi lấy cốc nước, uống một hơi xong mới nói.
“Đây là món Trùng Khánh. Anh mà nói đây là món Tứ Xuyên thì người Trùng Khánh chắc chắn không tha cho anh đâu.”
“Hóa ra món Trùng Khánh không à?”
“Anh mà nói món Trùng Khánh không phải món Tứ Xuyên thì người Thành Đô chắc chắn sẽ tủi thân lắm đấy.”
“Này, anh chỉ là một kẻ đáng thương không ăn được cay lại phải nhét tiêu đầy bụng, đừng làm khó anh nữa đi.”
“Thực ra là vì món Trùng Khánh muốn tách riêng, trở thành hệ ẩm thực thứ chín của Trung Quốc, nhưng món Tứ Xuyên lại không đồng ý.”
“Món Trùng Khánh với món Tứ Xuyên có gì khác nhau?”
“Đơn giản mà nói thì, món Tứ Xuyên có vị cay dịu dàng uyển chuyển, món Trùng Khánh lại cay kiểu thô mộc phóng khoáng.” Noãn Noãn cười cười. “Đợi lát nữa em chọn thứ gì không quá cay cho anh.”
“Vô cùng cảm kích.” Tôi vội vàng cảm ơn.
“Em chỉ có thể cố hết sức thôi. Dù gì chuyện này cũng như tìm xương trong trứng.”
Tôi thở dài, xem ra tối nay phải chịu bụng đói rồi.
“Sao tối nay lại phải ăn món Trùng Khánh cay thế này chứ?”
“Em nghĩ các thầy có lẽ đang muốn thị uy với mấy sinh viên Đài Loan các anh đấy.”
“Thị uy đáng nhẽ nên làm từ tối qua lúc xuống máy bay mới phải.”
“Nếu như tối qua đã thị uy, nhỡ may làm quá, các anh lại chạy hết về Đài Loan thì sao được,” Noãn Noãn nói. “Hôm nay làm vẫn tốt hơn, đã lên sân khấu, hóa trang xong xuôi rồi, các anh còn có thể không hát được không.”
“Nham hiểm thật"
“Em đùa đấy, anh đừng có tưởng thật.”
Noãn Noãn dường như đã trở thành một viên quan nếm độc, ăn trước xem có cay hay không rồi mới quyết định gắp cho tôi.
Lúc gắp thức ăn cho tôi, em còn tiện thể bỏ luôn mấy thứ tiêu cay với tiêu hoa.
Chỉ đáng tiếc là món Trùng Khánh thô mộc phóng khoáng, bỏ đi tiêu cay cũng chẳng thể thanh tao nho nhã nổi.
Kết quả là cả bữa ăn tôi chỉ ăn được vài miếng, đến canh cũng không dám uống.
Nhưng các sinh viên Đài Loan khác thì ăn rất đã, chỉ có hai ba người bị bất tỉnh vì quá cay.
Tôi về phòng nghỉ, không chịu nổi bụng rỗng lại mò ra đường kiếm hàng ăn gọi một bát mì.
Một bát mì cực to được bê lên, tôi nhìn quanh bàn chỉ có mỗi đũa, bèn đứng dậy đi đến quầy, hỏi: “Cô có muỗng canh không?”
“Cái gì?” Cô bán mì hình như không nghe rõ.
Tôi nghĩ chắc cô không nghe được giọng Đài Loan, bèn thử uốn đầu lưỡi hỏi lại lần nữa: “Muỗng canh?”
“Cái gì?” Cô vẫn không hiểu.
Tôi đành dùng tay làm động tác múc canh đưa lên miệng.
“Thìa chứ gì?” Cô lấy một cái thìa đưa cho tôi, miệng còn nói lớn: “Thìa là thìa, nói cái gì mà muỗng canh? Muỗng muỗi gì?” Khách trong tiệm cười ha hả, cô bán mì cũng cười theo như thể thi xem ai cười to hơn.
Cô này, tôi từ Đài Loan đến không hiểu gì, cô nên nhỏ tiếng một chút, có phải tôi đỡ ngượng hơn bao nhiêu không.
Tôi ăn vội ăn vàng nửa bát mì rồi biến thẳng.
Trên đường về ký túc, tôi gặp cậu em khóa dưới đi vệ sinh. “Em bị đau bụng,” cậu ta nói.
“Đỡ chưa?” tôi hỏi.
“Chưa anh ạ.” Cậu ta lắc đầu. “Lại sắp bét bung ra như hoa hướng dương rồi đây.”
“Thằng đần!” Tôi vội vàng bịt miệng cậu ta lại. “Không được nói mấy lời đấy ở đây.”
Tôi cùng cậu ta về phòng, vừa may gặp đúng Cao Lượng.
“Anh Thái, mọi người định đi dạo phố ẩm thực, anh đi cùng đi,” cậu ta nói.
Hóa ra sinh viên Bắc Kinh sợ sinh viên Đài Loan không quen ăn cay bèn đưa ra đề nghị đi phố ẩm thực đánh chén.
Các giáo viên cũng không cấm cản, chỉ dặn dò ra ngoài chú ý cẩn thận, đừng về muộn, đừng giả hồ đồ tưởng phố bar là phố ẩm thực.
Phố ẩm thực cũng giống như chợ đêm Đài Loan, chỉ có điều chợ đêm Đài Loan bán cả mấy thứ như quần áo, giầy dép, CD, thỉnh thoảng còn có cả quầy coi bói, tiệm mát xa, còn phố ẩm thực chỉ có toàn đồ ăn.
Vừa ăn hơn nửa bát mì, tôi cũng không thấy đói nên chỉ ngắm nghía đây đó, dù gì ngắm cũng không mất tiền.
Lòng vòng một hồi, hương thức ăn bắt đầu kích thích làm tôi muốn thử chút ít.
“Lương Lương.” Tôi quay lại thì thấy Noãn Noãn, em đưa cho tôi hai xiên thịt dê, nói: “Này, cho anh.”
“Không cay chứ?”, tôi hỏi.
“Anh thử xem.”
Tôi hơi hãi, dùng mũi hít ngửi mấy cái, lại lè lưỡi liếm thử.
“Úi chao, hâm quá đấy,” Noãn Noãn cười nói. “Cứ như con cún ấy.”
“Hình như không cay lắm,” tôi nói.
“Em cố ý bảo người ta không cho cay quá mà,” Noãn Noãn nói.
“Cảm ơn em nhé.”
Noãn Noãn mỉm cười, “Buổi tối anh ăn ít, lát nữa ăn thêm nhiều vào.”
Tôi kể với Noãn Noãn chuyện lẻn ra ăn mì, tiện thể kể luôn quá trình hỏi xin muỗng lại thành trò cười.
Noãn Noãn cười đến không khép nổi miệng, khó khăn lắm mới ngừng lại nói: “Dù gì thì cũng ăn rồi, chúng ta ăn thêm ít đồ ăn vặt nữa.” Nói xong bèn kéo tôi đi ăn Lư Đả Cổn, Ái Oa Oa, Uyển Đậu Hoàng* mang đậm phong vị Bắc Kinh.
*Lư Đả Cổn: Bánh cuộn bột nếp nhân đậu đỏ.
Ái Oa Oa: Xôi nếp nhân đậu đỏ phủ dừa bào.
Uyển Đậu Hoàng: Bánh đậu, thường có màu vàng, dùng trong ngày 3/3 âm lịch.
Nói theo cách của Đài Loan, mấy món này đều có thể quy vào đồ ngọt.
Chúng tôi gắng hết sức để ăn mỗi thứ một ít, nếu ăn không hết thì lại chuyển cho các bạn khác bên cạnh, rồi nói: “Cho cậu một ít, coi như làm quen.”
Dạo phố hơn một tiếng, mọi người bèn kéo về trường học.
Tôi ăn no quá, về đến phòng là nằm vật xuống nghỉ, cậu em khóa dưới và Từ Trì, Cao Lượng còn xem lại mấy bức ảnh đã chụp trong ngày.
“Anh Thái, gà của anh này,” Từ Trì gọi.
Tôi nhảy một phát từ trên giường xuống (tôi vẫn đang nằm trên giường mà), xúm lại với bọn họ, hỏi: “Đâu?”
Từ Trì giơ máy ảnh ra trước mặt tôi, màn hình máy ảnh hiện lên rõ ràng nụ cười của Noãn Noãn.
Tôi nhìn chăm chăm Noãn Noãn mấy giây, Từ Trì chuyển sang ảnh tiếp theo, tôi lập tức chuyển lại, lại nhìn chăm chăm mấy giây nữa.
“Anh Thái, anh về Đài Loan rồi em sẽ gửi cho anh mấy cái ảnh này,” Từ Trì nói.
“Trì huynh.” Tôi sung sướng ôm chầm lấy cậu ta. “Tôi gọi cậu là Trì huynh được không?”
Tối hôm đó tâm trạng bốn người chúng tôi đều rất phấn khởi, chém gió mãi đến tận khuya.
Cậu em khóa dưới thỉnh thoảng đang chém dở lại chạy vào nhà vệ sinh, Cao Lượng hỏi: “Không sao chứ?”
“Mông em thành tranh Phạn Cốc rồi đây,” cậu ta đáp.
Từ Trì và Cao Lượng hồi lâu sau mới hiểu ra Phạn Cốc chính là Phạn Cao, tức Van Gogh, chỉ vì cách phiên âm khác nhau mà thôi.
Tôi ngẫm nghĩ rất lâu mới nhớ ra loài hoa Van Gogh thích vẽ nhất là hoa hướng dương.
Định trèo xuống giường dưới tẩn cho cậu ta một trận vì cái tội nói năng bừa bãi, nhưng thấy cậu ta mồm miệng há hốc, mặt mũi ngu ngu, chắc đang ngủ mơ rồi. Tôi đành trèo lên giường mình, nhắm mắt nghĩ đến nụ cười của Noãn Noãn mà chìm vào giấc ngủ.
Tác giả :
Thái Trí Hằng