Cây Thập Tự Ven Đường
Chương 13
Trong khi lái xe lao đi trên xa lộ, Kathryn Dance gọi điện cho Jon Boling.
“Cuộc gặp thế nào?” vị giáo sư vui vẻ hỏi.
“Câu được viết trên blog về Travis chính xác là thế nào nhỉ? Một trong số mấy đứa trẻ đã đăng lên. ‘Thảm hại’ gì đó...”
“À,” giọng nói đã bớt hào hứng hơn. “Thất bại thảm hại.”
“À phải, một cách mô tả khá chính xác. Tôi đã thử cách tiếp cận về viễn cảnh quảng bá tích cực, nhưng ông ta lại chọn cửa số hai: Chế độ phát xít đè nát tự do báo chí. Kèm theo chút chấm phá ‘thế giới cần tôi’.”
“Ái chà. Tôi rất xin lỗi về chuyện đó. Quả là một thử nghiệm tệ hại.”
“Nó cũng đáng để thử. Nhưng tôi nghĩ tốt hơn anh nên cố tự mình tìm ra nhiều cái tên nhất có thể.”
“Tôi đã làm rồi. Đề phòng trường hợp Chilton muốn kết thúc mọi chuyện với cô. Chắc không lâu nữa tôi sẽ có được vài cái tên. À, ông ta có nói sẽ trả đũa bằng một blog đăng lên nói về cô vì đã dám đưa đề xuất đó ra không?”
Dance tặc lưỡi. “Cũng gần sát sàn sạt. Tiêu đề hẳn sẽ là Nhân viên CBI thử giở trò mua chuộc.”
“Tôi không nghĩ ông ta sẽ làm thế vì cô chỉ là một nhân vật quá nhỏ. Tôi không có ý gì cá nhân đâu nhé. Nhưng với hàng trăm nghìn người đọc những gì ông ta viết, chắc chắn ông ta có trong tay sức mạnh khiến cô phải e ngại.”
Sau đó, giọng Boling trở nên nghiêm túc hơn.
“Tôi cần báo để cô hay các bài bình luận đang trở nên ngày càng tệ hại hơn. Một số người đăng bài nói bọn họ đã tận mắt thấy Travis thực hiện những nghi lễ sùng bái quỷ dữ, hiến sinh động vật. Và có cả những câu chuyện về việc cậu ta sờ soạng các học sinh khác, cả nam lẫn nữ. Tuy vậy, như tôi thấy, tất cả đều sặc mùi giả tạo. Có vẻ như bọn họ đang thi vượt mặt lẫn nhau. Những câu chuyện được đưa ra ngày càng trở nên quái đản.”
Những tin đồn…
“Có một thứ luôn được nhắc đi nhắc lại để so sánh, một điều làm tôi nghĩ có chút ít sự thật trong đó, đó là các trò chơi nhập vai trực tuyến. Bọn họ bàn về việc cậu nhóc bị ám ảnh với đánh đấm và chết chóc. Nhất là với kiếm, dao và cắt xẻo nạn nhân của cậu ta.”
“Cậu nhóc đang chìm dần vào thế giới ảo.”
“Dường như là vậy.”
Sau khi hai người ngắt liên lạc, Dance vặn tiếng chiếc iPod Touch của mình lên. Cô đang nghe Badi Assad, nữ nghệ sĩ guitar kiêm ca sĩ xinh đẹp người Brazil. Nghe nhạc qua tai nghe trong lúc lái xe là bất hợp pháp, nhưng nghe nhạc qua loa trong một chiếc xe cảnh sát không thể đem đến chất lượng âm thanh trung thực nhất.
Cô đang cần một liều âm nhạc thật mạnh để an ủi tâm hồn.
Dance cảm nhận được tính khẩn cấp của vụ này, nhưng cô cũng là một người mẹ, cô luôn phải cân bằng giữa hai thế giới của mình. Bây giờ cô phải tới đón các con đang được mẹ cô trông nom ở bệnh viện, dành một chút thời gian bên hai đứa trẻ và đưa chúng về nhà bố mẹ cô, tại đây Stuart Dance sẽ nhận lại vai trông trẻ sau khi ông kết thúc cuộc họp ở thủy cung. Và cô sẽ quay trở lại CBI để tiếp tục cuộc truy tìm Travis Brigham.
Cô vẫn tiếp tục lái chiếc xe CVPI[1] to bự không phù hiệu - chiếc xe cảnh sát Ford. Điều khiển nó giống như việc kết hợp giữa xe đua và xe tăng. Nói vậy không có nghĩa là Dance từng có lúc lên ga chiếc xe tới tận cùng giới hạn của nó. Về bản chất cô không phải là người đam mê lái xe, và cho dù đã tham gia khóa huấn luyện truy đuổi tốc độ cao ở Sacramento, Dance vẫn không thể hình dung ra việc mình thực sự đuổi theo một người lái xe khác trên những con đường lộng gió của vùng trung tâm California. Với ý nghĩ đó, một hình ảnh từ blog lại hiện lên trong tâm trí cô - bức ảnh chụp những cây thập tự ven đường ở nơi đã xảy ra vụ tai nạn khủng khiếp trên Xa lộ 1 hôm mùng Chín tháng Sáu, bi kịch đã khởi đầu cho toàn bộ hệ lụy kinh hoàng này.
[1. Crown Victoria Police Interceptor: Một loại xe tuần tra cảnh được hang Ford sản xuất riêng cho lực lượng cảnh sát.]
Giờ đây cô đã về tới bãi đỗ của bệnh viện và trông thấy mấy chiếc xe của đội Tuần cảnh Xa lộ California, cùng hai chiếc không mang phù hiệu, tất cả đều đậu trước bệnh viện. Cô không nhớ có báo cáo nào nói đến một hoạt động của cảnh sát dẫn tới thương vong. Ra khỏi xe, cô nhận thấy đã có sự thay đổi ở phía những người phản đối. Trước hết, số lượng của họ đã tăng lên. Chừng khoảng hơn ba mươi người. Và có thêm hai nhóm phóng viên nữa đến đưa tin.
Ngoài ra, Dance cũng cảm thấy đám đông này thật huyên náo, vung vẩy các biểu ngữ và những cây thập tự của họ như những cổ động viên thể thao. Mỉm cười, ca hát. Dance cũng để ý rằng có vài người đến gần mục sư Fisk, lần lượt bắt tay ông ta. Tay bảo vệ tóc đỏ của ông ta cẩn thận đưa mắt quan sát bãi xe.
Thế rồi Dance lạnh ngắt người, miệng há hốc.
Wes và Maggie - mặt mũi ủ dột - bước ra khỏi cửa trước bệnh viện, đi cùng một phụ nữ da đen mặc bộ đồ vest màu xanh hải quân. Người phụ nữ đang dẫn hai đứa trẻ về phía mấy chiếc xe loại sedan không mang phù hiệu.
Robert Harper, người công tố viên đặc biệt cô đã gặp ngoài văn phòng của Charles Overby, xuất hiện ngay sau đó.
Sau lưng ông ta là mẹ Dance. Kèm hai bên sườn Edie Dance là hai nhân viên to con mặc đồng phục của CHP[2] và bà đang bị còng tay.
[2. California Highway Patrol: Tuần cảnh Xa lộ California.]
Dance hối hả tới trước.
“Mẹ!”, cậu bé Wes mười hai tuổi gọi lớn tiếng và chạy băng qua bãi để xe, kéo cô em gái theo sau.
“Đợi đã, các cháu không thể làm thế!”, người phụ nữ tháp tùng hai đứa trẻ la lên. Cô ta vội vàng bám theo thật nhanh.
Dance quỳ xuống, ôm lấy con trai và con gái cô.
Giọng nói nghiêm khắc của người phụ nữ vang lên từ phía bên kia bãi gửi. “Chúng tôi đang đưa bọn trẻ đi...”
“Cô sẽ không đưa ai đi hết”, Dance gằn giọng, sau đó quay lại với các con cô: “Các con không sao chứ?”.
“Họ bắt bà ngoại rồi!”, Maggie nói, nước mắt ròng ròng. Bím tóc màu hạt dẻ của cô bé nằm vắt qua vai, nơi nó đã văng lên khi con bé chạy.
“Mẹ sẽ nói chuyện với họ ngay.” Dance đứng lên. “Các con không bị đau chứ?”
“Không”, cậu bé Wes lênh khênh, đã cao gần bằng mẹ, trả lời với giọng run rẩy, “Bọn họ, cô kia và cảnh sát, họ đến đưa chúng con đi, nói sẽ đưa con và em tới chỗ nào ấy, con không biết là ở đâu”.
“Mẹ, con không muốn xa mẹ!” Maggie ôm chặt lấy cô.
Dance trấn an con gái mình. “Sẽ không ai đưa con đi đâu hết. Ổn rồi, con vào xe đi.”
Người phụ nữ trong bộ đồ xanh lại gần, hạ giọng nói, “Thưa cô, tôi e rằng...” Rồi cô ta nhận ra mình đang nói chuyện với thẻ nhân viên CBI và phù hiệu của Dance khi chúng chĩa sát mặt mình.
“Bọn trẻ sẽ đi cùng với tôi,” Dance nói.
Người phụ nữ xem qua thẻ đặc vụ, không có vẻ gì bị ấn tượng. “Đây là quy trình. Cô hiểu cho. Việc này là vì lợi ích của chính bọn trẻ. Chúng tôi sẽ tiến hành mọi việc và nếu mọi thứ được kiểm tra xong...”
“Bọn trẻ sẽ đi cùng với tôi.”
“Tôi là nhân viên xã hội của Trung tâm Bảo trợ Trẻ em hạt Monterey.” Thẻ công vụ của người phụ nữ xuất hiện.
Dance đang nghĩ có thể nên thương lượng vào lúc này, song cô vẫn lấy còng tay ở sau thắt lưng ra bằng một cử chỉ gọn ghẽ và xòe mở nó ra như một cái càng cua khổng lồ.
“Nghe tôi nói đây. Tôi là mẹ chúng. Cô biết danh tính tôi rồi. Cô cũng biết tên họ lũ trẻ. Bây giờ hãy lùi lại, nếu không tôi sẽ bắt giữ cô theo điều 207, Bộ Luật Hình sự California.”
Trông thấy cử chỉ này, đám phóng viên truyền hình dường như đồng loạt cứng người lại, hệt như một con thằn lằn cảm thấy có bọ rùa đang mò lại gần. Các ống kính camera lập tức quay cả về phía họ.
Cô ta quay về phía Robert Harper, người có vẻ đang do dự. Ông ta liếc mắt về phía đám phóng viên và có vẻ đi đến quyết định rằng trong tình huống này, một hình ảnh quảng bá tồi còn tệ hại hơn là không chút hình ảnh nào. Ông ta gật đầu.
Dance mỉm cười với hai con, cất còng tay về chỗ cũ, rồi đưa hai đứa trẻ tới xe của cô. “Sẽ ổn cả thôi. Các con đừng lo. Đây chỉ là một nhầm lẫn tệ hại thôi.”
Cô đóng cửa xe, khóa lại bằng điều khiển từ xa. Dance đùng đùng bước qua trước mặt người nhân viên xã hội, cô này cũng nhìn lại với ánh mắt thách thức sắc lẻm, tới bên cạnh mẹ cô, người đang bị đưa vào sau một chiếc xe tuần cảnh.
“Con yêu quý!” Edie Dance thốt lên.
“Mẹ, chuyện gì...”
“Cô không thể nói chuyện với nghi phạm,” Harper nói.
Dance quay ngoắt lại đối diện với Harper, cao vừa đúng bằng cô. “Đừng bày trò với tôi. Tất cả chuyện này có nghĩa là sao?”
Ông ta bình thản. “Bà ấy đang được đưa tới chỗ tạm giam của hạt để thực hiện thủ tục tố tụng và ra trước tòa để xem xét xem có được phép tại ngoại hay không. Bà ấy đã bị bắt và được thông báo về các quyền của mình. Tôi không có trách nhiệm nói bất cứ điều gì với cô.”
Các ống kính máy quay tiếp tục thu lấy từng giây của diễn biến đầy kịch tính.
Edie Dance nói với ra, “Họ nói mẹ giết Juan Millar!”
“Làm ơn hãy im lặng, bà Dance.”
Dance phẫn nộ lớn tiếng với Harper, “Đây là ‘đánh giá các cuộc điều tra’ ư? Chỉ toàn là trò rác rưởi, đúng không nào?”.
Harper thoải mái tảng lờ nữ đặc vụ.
Điện thoại di động của Dance đổ chuông, và cô bước ra bên cạnh để nghe máy. “Bố.”
“Katie, bố vừa về đến nhà và thấy cảnh sát ở đây. Cảnh sát tiểu bang. Họ đang lục soát mọi thứ. Bà Kensington bên hàng xóm nói họ mang đi mấy thùng đầy đựng đủ thứ.”
“Bố, mẹ vừa bị bắt...”
“Cái gì?”
“Vụ giết người vì nhân đạo đó. Juan Millar.”
“Ôi, Katie.”
“Con sẽ đưa bọn trẻ tới chỗ Martine, sau đó bố hãy đến gặp con tại tòa án ở Salinas. Mẹ sẽ bị khởi tố và sẽ có một phiên tòa xem xét tại ngoại.”
“Tất nhiên rồi. Bố... Bố không biết phải làm gì nữa, con gái,” giọng ông vỡ ra.
Dance cảm thấy đau nhói khi phải nghe chính bố cô - bình thường vốn luôn điềm tĩnh và biết làm chủ bản thân - trở nên tuyệt vọng đến thế.
“Chúng ta sẽ thu xếp ổn thỏa việc này,” cô nói, cố tỏ ra tự tin song trong lòng thực sự cảm thấy lo lắng và bối rối không kém gì bố mình. “Con sẽ gọi lại sau.”
Hai người ngừng liên lạc.
“Mẹ,” cô gọi qua cửa xe, cúi xuống nhìn khuôn mặt ủ rũ của mẹ mình. “Sẽ ổn cả thôi. Con sẽ gặp lại mẹ ở tòa.”
Công tố viên nghiêm giọng nói, “Đặc vụ Dance, tôi không muốn phải nhắc lại với cô lần nữa. Cô không được nói chuyện với phạm nhân.”
Cô tảng lờ Harper. “Và đừng nói lời nào với bất cứ ai,” cô dặn dò mẹ mình.
“Tôi hy vọng chúng ta sẽ không phải có thêm một rắc rối về an ninh ở đây,” người công tố viên nghiêm giọng nói.
Dance liếc mắt nhìn lại, im lặng thách thức ông ta thực hiện lời đe dọa của mình, cho dù nó có là gì đi nữa. Sau đó cô nhìn về phía đám nhân viên CHP gần đó, trong số này có một người cô từng làm việc cùng. Đôi mắt anh ta né tránh cái nhìn của cô. Lúc này tất cả mọi người ở đây đều đang nằm trong tay Harper.
Cô quay lại đi về phía xe của mình, nhưng rồi lại chuyển hướng về phía người phụ nữ tự xưng là nhân viên xã hội.
Dance đứng gần cạnh cô ta. “Mấy đứa trẻ kia đều có điện thoại di động. Tôi là số hai trong danh sách bấm số nhanh, ngay sau 911. Và tôi dám chắc chúng đã nói với cô tôi là một nhân viên thực thi pháp luật. Vậy thì vì lý do quái quỷ nào cô lại không gọi cho tôi?”
Người phụ nữ chớp mắt và lùi lại. “Cô không thể nói với tôi bằng giọng đó.”
“Vì lý do quái quỷ nào cô lại không gọi điện?”
“Tôi đang làm đúng theo quy trình.”
“Các quy trình đều đặt lợi ích của lũ trẻ lên trên hết. Cô phải liên lạc với bố mẹ hay người giám hộ của chúng trong những trường hợp như thế này.”
“Được rồi, tôi chỉ làm những gì được yêu cầu.”
“Cô đã làm việc này được bao lâu rồi?”
“Đó không phải chuyện của cô.”
“Được thôi, tôi sẽ nói cho cô hay, thưa quý cô. Có hai câu trả lời: Hoặc là chưa đủ lâu, hoặc là đã quá lâu.”
“Cô không thể...”
Nhưng Dance đã bỏ đi và đang chui trở lại vào trong xe của mình, gạt cần số. Cô vẫn để nguyên máy nổ từ lúc đến.
“Mẹ,” Maggie lên tiếng hỏi, vừa khóc vừa nấc lên thật nhói lòng. “Chuyện gì sẽ xảy ra với bà ạ?”
Dance không định sẽ nói dối các con mình. Cô đã học được rằng suy cho cùng, làm một người mẹ thì tốt hơn nên đối diện với nỗi đau và sợ hãi hơn là chối bỏ hay né tránh chúng. Nhưng cô đã phải cố hết sức để giữ cho giọng nói của mình không mang vẻ hoảng loạn.
“Bà ngoại các con sẽ phải gặp một thẩm phán, và mẹ hy vọng bà sớm quay về nhà. Sau đó người ta sẽ tìm hiểu xem chuyện gì đã xảy ra. Chỉ có điều chúng ta vẫn chưa biết được.”
Cô đưa các con đến nhà bạn thân nhất của mình, Martine Christensen, người cùng điều hành trang web âm nhạc với cô.
“Con không thích ông ta,” Wes nói.
“Ai cơ?”
“Ông Harper.”
“Mẹ cũng không thích ông ta,” Dance nói.
“Con muốn đến tòa án cùng với mẹ,” Maggie nói.
“Không, Mag. Mẹ không biết mẹ sẽ phải ở đó bao lâu.”
Dance ngoái lại nhìn và dành một nụ cười để trấn an lũ trẻ.
Nhìn khuôn mặt thất thần hoảng hốt của các con, cô càng cảm thấy bực Robert Harper hơn.
Dance cắm chiếc micro dùng cho chế độ đàm thoại rảnh tay vào điện thoại di động của cô, nghĩ ngợi trong khoảnh khắc rồi gọi cho luật sư bào chữa tốt nhất cô có thể nhớ đến lúc này. George Sheedy từng dành bốn tiếng đồng hồ cố gắng tìm cách làm mất hiệu lực lời nói của Dance trên bục nhân chứng. Ông ta đã tiến sát tới việc giành được phán quyết không có tội cho một trùm băng đảng ở Salinas, một gã hiển nhiên tội lỗi đầy mình. Nhưng những người tốt đã thắng cuộc và tên này lĩnh án chung thân. Sau phiên tòa, Sheedy đã tới gặp Dance và bắt tay cô, khen ngợi cô vì công việc xuất sắc cô đã làm trên bục nhân chứng. Cô cũng thừa nhận năng lực của ông làm cô rất ấn tượng.
Trong khi cuộc gọi đang được chuyển đến cho Sheedy, cô nhận thấy đám quay phim tiếp tục ghi lại cảnh tượng đầy kích động, tất cả đều tập trung vào chiếc xe có mẹ cô ngồi trong với đôi tay bị còng. Trông bọn họ như một đám phiến quân đang dùng súng phóng lựu tấn công vào những người lính đã bị choáng váng vì trái phá.
~*~
Kelley Morgan đã bình tĩnh lại sau khi kẻ xâm nhập từ sân sau hóa ra không phải là Người Tuyết Khủng Khiếp, nên quay sang chải chuốt mái tóc.
Cô gái tuổi vị thành niên này chưa bao giờ rời xa các dụng cụ cuốn tóc của mình.
Mái tóc của cô là thứ đáng thất vọng nhất trên thế giới. Chỉ cần một chút độ ẩm, vậy là nó xoăn tít lên và làm cô phát điên đến mức không thể chịu nổi.
Cô cần phải đi gặp Juanita, Trey và Toni ở Alvarado sau bốn mươi phút nữa, và họ là những người bạn tuyệt vời đến mức nếu cô đến trễ hơn mười phút, họ sẽ cho cô leo cây. Cô đã quên khuấy thời gian trong khi viết một bài trên mục Bri’s Town Hall ở OurWorld về Tammy Foster.
Khi Kelley ngước mắt lên nhìn vào gương, cô nhận ra không khí ẩm ướt đã biến các lọn tóc thành thứ tạo vật này. Vậy là cô đăng xuất và quay sang tấn công những lọn tóc nâu xoăn tít.
Có người từng đăng lên một blog địa phương - ẩn danh, tất nhiên rồi:
Kelley Morgan... có chuyện gì với tóc của cô ta thế nhỉ????? Trông cứ như cô ta là một cây nấm vậy. Tôi không thích những cô gái với cái đầu cạo trọc, nhưng cô ta nên chọn kiểu đầu ĐÓ. LOL. Kỳ thật, sao cô nàng không hiểu ra nhỉ.
Kelley đã khóc nức nở, sững sờ trước những lời lẽ tàn nhẫn cứa vào cô như một lưỡi dao cạo.
Bài bình luận đó chính là lý do khiến cô bênh vực Tammy trên OurWorld và đấu lý với AnonGurl - kẻ cuối cùng cô cũng đánh bại được, đó là một thời khắc thật vĩ đại.
Ngay cả lúc này, nghĩ lại bài viết tàn nhẫn về mái tóc của mình, cô gái vẫn thấy rùng mình ê chề. Và phẫn nộ. Bất chấp việc Jamie nói cậu yêu mọi thứ ở cô. Bài viết đó đã giày vò nặng nề Kelley, làm cô bé trở nên cực kỳ nhạy cảm về chủ đề tóc tai. Và khiến cô mất không biết bao nhiêu giờ. Kể từ hôm mùng Bốn tháng Tư đó, cô bé chưa từng ra ngoài lấy một lần mà không phải khổ sở vật lộn buộc mái tóc của mình vào khuôn phép.
Tốt rồi, vào việc thôi, cô gái.
Kelley rời khỏi máy tính, tới trước bàn phấn của mình và cắm điện làm nóng máy cuốn nhiệt. Chúng làm tóc cô bé chẻ ngọn, nhưng ít nhất hơi nóng cũng thuần phục được những lọn tóc phản phúc ương bướng nhất.
Cô bé bật đèn bàn phấn lên, ngồi xuống, cởi áo sơ mi ra và ném nó xuống sàn, sau đó mặc chiếc áo hai dây ra ngoài áo ngực, thích thú trước hình ảnh của ba cặp dây áo: Đỏ, hồng và đen. Cô thử máy uốn tóc. Cần vài phút nữa. Sắp được rồi. Cô bắt đầu chải. Thật là bất công hết chỗ nói. Khuôn mặt xinh xắn, ngực ngon lành, mông hết sảy. Và cái mái tóc quái gở này.
Kelley tình cờ liếc mắt nhìn về phía máy tính của mình và thấy một tin nhắn nhanh từ một người bạn.
Vào xem BC, NGAY LẬP TỨC!!!!!!!
Kelley bật cười. Tris thật hào phóng với những dấu chấm cảm.
Thông thường, cô không mấy khi đọc Bản tin Chilton - nó thường dính dáng đến chính trị nhiều hơn mức bản thân cô quan tâm - nhưng cô đã đưa nó vào đường dẫn RSS của mình sau khi Chilton bắt đầu đăng bài về vụ tai nạn hôm mùng Chín tháng Sáu với tựa đề Những cây thập tự ven đường. Kelley đã có mặt ở bữa tiệc đêm đó và, ngay trước khi Caitlin cùng những cô gái khác ra về, cô đã thấy Travis Brigham cãi cọ với Caitlin.
Cô nàng chạy tới bàn phím và gõ: Không đùa chứ?
Tris trả lời, Chilton đã bỏ hết những cái tên đi, nhưng người ta đang nói Travis đã tấn công Tammy!!
Kelley gõ: Chắc chắn hay cậu đang đoán thế?
Câu trả lời: CHẮC, CHẮC!!!! Travis nổi điên vì cô ấy chỉ trích hắn trên blog, ĐỌC ĐI!!!! NGƯỜI LÁI XE = TRAVIS và NẠN NHN = TAMMY.
Choáng váng buồn nôn, Kelley bắt đầu hối hả gõ bàn phím, mở Bản tin Chilton ra và tìm kiếm trong bài viết Những cây thập tự ven đường. Đến gần cuối, cô đọc thấy:
…
Trả lời Chilton, do BrittanyM đăng.
Có ai xem bản tin chưa???? Kẻ nào đó để lại một cây thập tự sau đó xông đến tấn công cô gái kia. Tất cả chuyện đó có nghĩa là gì? OMG, tôi dám cược đó là [người lái xe]!
…
Trả lời Chilton, do CT093 đăng.
Cảnh sát ở chỗ [xóa] nào rồi? Tôi nghe nói cô gái trong cốp xe đã bị hiếp và có những hình thập tự rạch trên người, sau đó hắn BỎ MẶC cô ấy trong cốp xe cho chết đuối. Chỉ vì cô ấy đã vạch mặt hắn - [người lái xe], ý tôi là tôi vừa xem bản tin và hắn vẫn chưa bị bắt. TẠI SAO LẠI THẾ?????
…
Trả lời Chilton, người đăng ẩn danh.
Tôi và các bạn tôi ở gần chỗ bãi biển nơi [nạn nhân] được tìm thấy và họ nghe thấy cảnh sát nói về cây thập tự này. Có vẻ như hắn để nó lại như lời cảnh cáo mọi người hãy ngậm miệng. [Nạn nhân] bị tấn công và cưỡng bức vì cô ấy đã vạch mặt [người lái xe] Ở ĐY, ý tôi là những gì cô ấy đã viết trên blog!!! Hãy chú ý nếu bạn từng chỉ trích hắn trong này và không dùng proxy hay chức năng đăng bài ẩn danh, các bạn đang hoàn toàn [xóa], hắn sẽ tìm đến các bạn!!
…
Trả lời Chilton, người đăng ẩn danh.
Tôi biết một cậu ở chỗ [người lái xe] tới chơi game và cậu ta nói [người lái xe] đã nói hắn sẽ tìm đến tất cả những ai đã đăng bài nói xấu mình, cậu ta định sẽ cắt cổ họ giống bọn khủng bố trên truyền hình Ả Rập, này, cớm [người lái xe] chính là tên sát thủ để lại cây thập tự ven đường!!! Và CHẮC CHẮN đúng thế!!!
…
Không... Chúa ơi, không! Kelley nhớ lại những gì cô đã đăng về Travis. Cô đã viết những gì nhỉ? Liệu cậu ta có nổi điên với cô không? Cô cuống cuồng cuộn màn hình và tìm thấy bài viết của mình.
…
Trả lời Chilton, do BellaKelley đăng.
Ông rất đúng!!! Tôi và bạn tôi có mặt ở bữa tiệc hôm mùng Chín khi chuyện đó xảy ra và [người lái xe] đã tới để [đã xóa] và hai cô gái như thế, chỉ bỏ đi thôi. Nhưng anh ta thì không, anh ta đi theo họ ra ngoài cửa khi họ về. Nhưng bản thân chúng tôi cũng đáng trách vì đã không làm gì, tất cả những người có mặt ở đó. Tất cả chúng tôi đều biết [người lái xe] là một kẻ thảm hại và bệnh hoạn và đáng ra chúng tôi phải gọi cảnh sát hay ai đó khi họ ra về. Lúc ấy tôi đã có linh cảm xấu hệt như trong phim Ghost Whisperer. Và thử nhìn xem chuyện gì đã xảy ra.
…
Tại sao? Tại sao mình lại nói thế?
Mình chẳng từng nói, “Hãy để Tammy được yên. Đừng có công kích người khác trên mạng”. Thế mà mình lại đi nói lăng nhăng về Travis.
Chết tiệt. Bây giờ cậu ta sẽ tìm đến cả mình nữa! Có phải đó chính là tiếng động mình nghe thấy bên ngoài lúc nãy không? Có khi cậu ta thực sự đang ở ngoài kia và việc em trai mình xuất hiện đã làm cậu ta sợ lánh đi.
Kelley nghĩ tới người đi xe đạp cô đã trông thấy. Khỉ thật, Travis lúc nào cũng đi xe đạp, và rất nhiều học sinh ở trường đã lôi cậu ta ra chế giễu vì cậu ta không có nổi xe hơi.
Cô cảm thấy lo sợ, bực bội, khiếp đảm...
Kelley đang nhìn chằm chằm vào những bài bình luận trên màn hình máy tính khi cô nghe thấy một tiếng động vang lên sau lưng mình.
Một tiếng răng rắc, như lúc trước.
Thêm một tiếng động nữa.
Cô gái quay lại.
Một tiếng hét chói tai kinh hoàng bật ra từ miệng Kelley.
Một khuôn mặt - khuôn mặt kinh hoàng nhất cô từng nhìn thấy - đang gườm gườm nhìn cô chằm chằm qua cửa sổ. Dòng suy nghĩ tỉnh táo của Kelley lập tức chết cứng. Cô quỳ sụp xuống, cảm thấy thứ chất lỏng nóng hổi tràn ra giữa hai chân mình khi cô mất hoàn toàn khả năng kiểm soát bàng quang. Một cơn đau nhói lên trong lồng ngực, lan lên tận hàm, rồi lên mũi, lên mắt. Kelley gần như ngừng thở.
Khuôn mặt nọ, bất động, nhìn chằm chằm vào cô với đôi mắt đen ngòm to tướng, làn da bị xé rách, mũi chỉ còn là những khe hõm, mồm bị khâu kín, đỏ lòm máu.
Cảm giác kinh hoàng tột độ từ thời thơ ấu lan đi tràn ngập khắp trong cơ thể cô.
“Không, không, không!”, Kelley khóc nấc lên như một đứa trẻ, lồm cồm bò đi nhanh và xa hết sức có thể. Cô bé đâm sầm vào tường và choáng váng nằm vật ra thảm.
Đôi mắt mở to gườm gườm, đen ngòm.
Chằm chằm nhìn thẳng vào cô.
“Không...”
Kelley cuống cuồng tuyệt vọng bò ra phía cửa, cái quần jean cô đang mặc đã ướt sũng nước tiểu, bụng cô quặn thắt.
Đôi mắt đó, cái miệng bị khâu lại đỏ lòm máu đó. Chính là người tuyết, Người Tuyết Khủng Khiếp. Tận sâu trong phần tâm trí vẫn còn hoạt động của mình, cô biết đó chỉ là một chiếc mặt nạ, được buộc lên cây bằng lăng bên ngoài cửa sổ.
Nhưng điều đó cũng không thể làm dịu bớt cơn hoảng loạn đã bùng lên trong cô - nỗi sợ hãi kinh khủng nhất từ thời thơ ấu.
Và cô cũng hiểu điều đó có nghĩa là gì.
Travis Brigham đang ở đây. Cậu ta đã tới để giết cô, giống như cậu ta đã tìm cách giết Tammy Foster.
Kelley cuối cùng cũng cố gắng đứng dậy được và loạng choạng đến bên cửa. Chạy thôi. Cuốn xéo khỏi nơi này.
Ra ngoài hành lang, cô quay về phía cửa trước.
Chết tiệt! Nó đang mở toang! Em trai cô đã không thèm khóa cửa.
Travis đang ở đây, trong nhà!
Cô có nên chạy sang phòng khách không?
Trong lúc cô gái đứng đó như đóng băng lại vì sợ hãi, kẻ tấn công ập đến Kelley từ phía sau, cánh tay hắn choàng lấy quanh cổ cô bé như một con rắn.
Kelley vùng vẫy cho tới khi kẻ tấn công gí một khẩu súng vào thái dương cô.
Cô gái nấc lên nức nở. “Làm ơn, đừng, Travis.”
“Bệnh hoạn hả?” kẻ tấn công thì thầm. “Thảm hại hả?”
“Mình xin lỗi, mình xin lỗi, mình không có ý đó!”
Trong khi kẻ tấn công lôi cô lùi ra phía sau, về phía cửa xuống tầng hầm, cô cảm thấy cánh tay hắn siết chặt hơn cho tới khi những lời van xin và tiếng nức nở của cô trở nên nhỏ lại, khẽ dần và vầng sáng từ khung cửa kính phòng khách sạch bong không vết bụi chuyển thành màu xám rồi đen kịt.
~*~
Kathryn Dance không lạ gì hệ thống tư pháp Mỹ. Cô đã từng có mặt tại các văn phòng thẩm phán và phòng xử án với tư cách phóng viên viết bài về chủ đề tội phạm, chuyên gia tư vấn cho bồi thẩm đoàn và một sĩ quan của lực lượng thực thi pháp luật.
Nhưng cô chưa bao giờ là thân nhân của bị cáo.
Sau khi rời khỏi bệnh viện, cô để các con ở lại nhà Martine và gọi điện cho Betsey, em gái cô, hiện đang chung sống với chồng ở Santa Barbara.
“Bet, mẹ gặp rắc rối rồi.”
“Cái gì? Kể cho em biết có chuyện gì đã xảy ra,” có chút quan tâm thực sự nghiêm chỉnh hiếm hoi trong giọng nói của cô em gái trẻ hơn Dance vài tuổi, thông thường khá vô lo vô nghĩ. Betsey có mái tóc lượn sóng đẹp thiên thần và không ngừng nhảy từ công việc này sang công việc khác chẳng khác gì một con bướm dạo chơi giữa những bông hoa.
Dance kể lại những chi tiết cô đã biết.
“Em sẽ gọi cho mẹ ngay bây giờ,” Betsey tuyên bố.
“Mẹ đang bị tạm giam. Họ đã tịch thu điện thoại của mẹ rồi. Sắp có một phiên xem xét khả năng cho tại ngoại. Đến lúc đó chúng ta sẽ biết nhiều hơn.”
“Em sẽ tới.”
“Có lẽ để sau thì tốt hơn.”
“Được thôi, tất nhiên rồi. Ôi, Katie, chuyện này nghiêm trọng đến mức nào?”
Dance do dự. Cô nhớ lại đôi mắt lạnh lùng, kiên quyết của Harper, đôi mắt của một nhà truyền giáo. Cô kết luận, “Có thể nghiêm trọng đấy.”
Sau khi hai chị em ngắt liên lạc, Dance đã ngay lập tức lái xe tới nơi đây, văn phòng thẩm phán sơ thẩm tại tòa án, nơi lúc này cô đang ngồi cùng bố. Người đàn ông có vóc người xương xương và mái tóc bạc trắng trông còn nhợt nhạt hơn thường lệ. Ông đã học được qua thực tế khắc nghiệt về những mối nguy hiểm mà một nhà sinh vật học biển phải đối diện với ánh mặt trời gay gắt trên đại dương. Giờ đây ông trở thành một người không thể sống thiếu kem chống nắng và mũ.
Ông khoác một cánh tay lên vai Dance.
Edie đã trải qua một giờ đồng hồ trong phòng tạm giam - nơi rất nhiều tên tội phạm bị Dance bắt giữ từng tạm trú. Nữ đặc vụ biết rõ quy trình: Mọi tư trang cá nhân đều bị tịch thu. Bạn trải qua bước kiểm tra lệnh bắt và thẩm vấn lấy thông tin ban đầu, và rồi bạn ngồi trong một phòng giam, xung quanh là những kẻ bị bắt khác. Việc duy nhất có thể làm là đợi và đợi.
Cuối cùng, bạn bị đưa đến đây, tới văn phòng lạnh lẽo không chút tình người của thẩm phán sơ thẩm để tham dự buổi xem xét tại ngoại. Quanh Dance và bố cô là thành viên của hàng chục gia đình những người bị bắt khác. Phần lớn các bị cáo có mặt tại đây, một số mặc thường phục, một số mặc bộ đồ phạm nhân liền quần màu đỏ của hạt Monterey, là những thanh niên gốc La Tinh. Dance nhận ra rất nhiều thành viên của các băng nhóm với bộ dạng nhếch nhác. Một số là người da trắng với khuôn mặt rầu rĩ, trông còn tàn tạ thảm hại hơn cả đám người La Tinh, với bộ răng và mái tóc ở tình trạng khá thê thảm. Ngồi phía cuối phòng là đội ngũ những luật sư được chỉ định cho các bị cáo. Cả những người ứng tiền bảo lãnh cũng có mặt, chờ đợi đút túi khoản mười phần trăm từ đám phạm nhân xơ xác của mình.
Dance ngước mắt lên nhìn mẹ cô khi bà bị giải vào. Tim cô đau nhói khi phải chứng kiến bà bị còng tay. Bà không mặc bộ đồ liền quần của phạm nhân. Nhưng mái tóc của mẹ cô, bình thường luôn được chải chỉn chu, bây giờ rối bù. Chiếc vòng cổ bà tự làm đã bị tịch thu trong quy trình bắt giữ. Cả nhẫn đính hôn và nhẫn cưới cũng vậy. Đôi mắt bà đỏ hoe.
Đám luật sư đi lại tha thẩn trong phòng, một số nhìn chẳng khá hơn thân chủ của họ là mấy. Chỉ có luật sư của Edie Dance đang mặc trên người một bộ vest đã được thợ may chỉnh sửa lại sau khi mua. George Sheedy hành nghề trong lĩnh vực luật hình sự ở vùng duyên hải miền Trung California từ hai thập kỷ nay. Ông ta có mái tóc rậm ngả xám, thân người hình thang ngược với đôi vai rộng và giọng trầm có thể tạo ra một phiên bản đáng kinh ngạc của “Old Man River”.
Sau cuộc nói chuyện điện thoại ngắn trên xe với Sheedy, Dance đã ngay lập tức gọi cho Michael O’Neil, anh thực sự ngỡ ngàng khi biết tin này. Sau đó cô còn gọi điện cho công tố viên hạt Monterey, Alonzo Sandy Sandoval.
“Tôi vừa biết chuyện đó, Kathryn,” Sandoval bực bội càu nhàu. “Tôi sẽ nói thẳng với cô: Chúng tôi đã cho MCSO điều tra về cái chết của Millar, chắc chắn rồi, nhưng tôi không hề biết Harper có mặt trong thành phố để làm gì. Và một cuộc bắt giữ công khai,” giọng ông lộ rõ vẻ cay đắng. “Điều đó thật không thể tha thứ được. Nếu Chưởng lý tiểu bang một mực muốn khởi tố, đáng lẽ tôi đã đề nghị cô đưa bà ấy tới.”
Dance tin ông ta. Cô và Sandy đã làm việc cùng nhau nhiều năm và tống không ít kẻ xấu vào tù, nhờ một phần vào sự tin tưởng lẫn nhau.
“Nhưng tôi rất tiếc, Kathryn. Monterey không có liên quan gì đến vụ này. Bây giờ nó nằm trong tay Harper và Sacramento.”
Cô cảm ơn vị công tố viên và ngắt liên lạc. Song ít nhất cô đã có thể thu xếp để việc xem xét cho phép tại ngoại của mẹ mình được thực hiện nhanh chóng. Theo luật pháp California, thời gian xem xét là do thẩm phán sơ thẩm quyết định. Ở một số nơi, như bên khu River và Los Angeles, phạm nhân thường ngồi trong phòng tạm giam mười hai giờ trước khi họ xuất hiện trước thẩm phán sơ thẩm. Vì đây là một vụ án mạng, rất có thể thẩm phán sơ thẩm sẽ không cho phép xem xét tại ngoại, để lại trách nhiệm này cho thẩm phán tại phiên tòa tố tụng, và ở California việc này thường diễn ra trong vòng vài ngày.
Cửa dẫn ra hành lang bên ngoài vẫn để mở, và Dance nhận thấy rất nhiều người mới đến đeo thẻ tác nghiệp truyền thông trên cổ. Không máy quay nào được phép hiện diện, nhưng vẫn có vô số tập sổ ghi chép.
Đúng là một gánh xiếc...
Một nhân viên hành chính gọi lớn, “Edith Barbara Dance”, và mẹ cô đứng dậy, ủ rũ, mắt đỏ hoe, tay vẫn bị còng. Sheedy đến bên cạnh bà. Một nhân viên áp giải đứng bên cạnh họ. Buổi làm việc này chỉ dành riêng cho xem xét chấp nhận tại ngoại, còn những trường hợp kháng cáo sẽ được xét đến sau, tại phiên tố tụng.
Harper đã yêu cầu không cho Edie được phép tại ngoại, một việc không hề làm Dance ngạc nhiên. Bố cô cứng người lại trước những lời lẽ tàn nhẫn của vị công tố viên, người đã biến Edie thành một Jack Kevorkian[3] vô cùng nguy hiểm, một người nếu được thả cho tại ngoại sẽ nhắm tới giết hại các bệnh nhân khác trước khi bỏ trốn sang Canada.
[3. Một nhà nghiên cứu bệnh học người Mỹ, thường được gọi là “Bác sĩ tử thần”. Ông đã chiến đấu không mệt mỏi trong cuộc tranh cãi về “cái chết êm ái”, giúp đưa những bệnh nhân mắc bệnh nan y, vô phương cứu chữa được kết thúc nỗi đau sớm hơn.]
Stuart sững sờ khi nghe vợ ông bị người khác gọi bằng những từ ngữ như thế.
“Không sao đâu, bố,” con gái ông thì thầm, “Đó chỉ là cách họ nói thôi.” Cho dù những lời nói ấy cũng làm tim cô đau nhói.
George Sheedy tranh luận rành mạch đề nghị thả người dưới cam kết - của chính Edie, chỉ ra việc bà không hề có tiền sử tư pháp và nguồn gốc xuất thân của bà trong cộng đồng.
Thẩm phán sơ thẩm, một người gốc La Tinh có đôi mắt nhanh nhẹn đã từng gặp qua Kathryn Dance, thể hiện rõ ông ta đang phải chịu đựng sức ép đáng kể, điều cô có thể dễ dàng nhận ra từ những biểu hiện về cử chỉ và khuôn mặt của người thẩm phán. Người thẩm phán sơ thẩm không hề muốn phải xử lý vụ này chút nào. Ông ta chỉ muốn cư xử đàng hoàng với Dance vì cô là một nhân viên công lực chừng mực, có tinh thần hợp tác. Song ông cũng ý thức được Harper là một tên tuổi lớn đến từ một thành phố lớn. Và ông thẩm phán cũng phải rất để ý tới giới truyền thông nữa.
Cuộc tranh luận tiếp tục.
Dance, một nhân viên công lực, nhận ra cô đang hồi tưởng lại giai đoạn trước trong tháng, nhớ lại hoàn cảnh diễn ra cái chết của người nhân viên cảnh sát. Cố gắng khớp các sự kiện với nhau. Cô đã nhìn thấy ai ở bệnh viện vào khoảng thời gian Juan Millar chết? Nguyên nhân chính xác gây nên cái chết đó là gì? Lúc đó mẹ cô đã ở đâu?
Lúc này, cô ngước mắt lên và thấy mẹ đang nhìn mình chăm chú. Dance mỉm cười buồn với bà. Khuôn mặt Edie không biểu lộ bất cứ cảm xúc nào. Bà quay lại phía Sheedy.
Cuối cùng, người thẩm phán thỏa hiệp. Ông ta đưa ra mức bảo lãnh tại ngoại ở nửa triệu đô la, một khoản tiền không phải quá hiếm gặp với một vụ án mạng, nhưng đồng thời cũng không quá nặng nề. Edie và Stuart không giàu có nhưng họ sở hữu vô thời hạn ngôi nhà của mình, vì ngôi nhà đó nằm ở Carmel, không xa bờ biển là mấy, hẳn nó phải trị giá tới hai triệu. Họ có thể lấy ngôi nhà làm bảo đảm để thế chấp.
Harper đón nhận tin này một cách khắc kỷ - khuôn mặt ông ta không chút tươi cười, người vươn thẳng nhưng thoải mái. Kết luận của Dance là ông ta hoàn toàn không hề bị áp lực, bất chấp kết quả bất lợi. Ông ta làm cô nhớ tới J.Doe, tên sát nhân ở Los Angeles. Một trong những lý do cô đã gặp nhiều khó khăn trong việc nhận ra màn dối trá của kẻ tình nghi là những lời tiết lộ và cảm nhận được đẩy đi rất xa, tập trung vào bản thân cũng như không mấy bối rối khi hắn nói dối nhân danh lý lẽ của mình. Điều này chắc chắn cũng có thể áp dụng cho Robert Harper.
Edie bị đưa trở lại phòng tạm giam, còn Stuart đứng dậy đi gặp nhân viên hành chính để thu xếp đóng bảo lãnh.
Trong khi Harper cài khuy áo vest và bước ra cửa, khuôn mặt vô cảm như một tấm mặt nạ, Dance chặn đường ông ta. “Tại sao ông lại làm chuyện này?”
Ông ta bình thản nhìn cô, không nói một lời.
Dance nói tiếp, “Ông có thể để hạt Monterey phụ trách vụ này. Tại sao ông lại từ tận San Francisco xuống đây? Ông đang toan tính gì vậy?” Cô đang nói đủ to để đám phóng viên gần đó nghe thấy.
Harper nói dửng dưng đều đều, “Tôi không thể thảo luận chuyện này với cô.”
“Tại sao lại là mẹ tôi?”
“Tôi không có gì để nói,” ông đẩy cửa đi ra ngoài, bước xuống các bậc thềm tòa án, dừng lại ở đó để trả lời báo chí - với những người này có vẻ ngài công tố viên có rất nhiều điều để nói.
Dance quay lại ngồi xuống một băng ghế cứng, chờ đợi bố mẹ.
Mười phút sau, George Sheedy và Stuart Dance tới chỗ cô.
Cô hỏi bố, “Việc đó ổn cả chứ bố?”
“Phải,” ông bố đáp với giọng trống rỗng.
“Chừng nào mẹ sẽ được thả?”
Stuart đưa mắt nhìn Sheedy rồi nói, “Mười phút, có khi còn sớm hơn.”
“Cảm ơn ông,” Stuart bắt tay người luật sư.
Dance gật đầu bày tỏ sự biết ơn với Sheedy, vị luật sư nói với hai bố con cô rằng ông sẽ quay lại văn phòng và sẽ bắt đầu chuẩn bị việc bào chữa ngay lập tức.
Sau khi ông ta đi khỏi, Dance hỏi bố, “Họ đã lấy gì khỏi nhà hả bố?”
“Bố không biết. Hàng xóm nói họ có vẻ quan tâm đến ga ra. Chúng ta đi khỏi đây thôi. Bố căm ghét nơi này.”
Hai người bước ra ngoài sảnh. Một vài phóng viên nhìn thấy Dance và lại gần. “Đặc vụ Dance,” một phụ nữ hỏi, “cô có thấy bối rối không khi biết mẹ mình bị bắt vì tội giết người?”
Vậy đấy, có những câu phỏng vấn chẳng khác gì dao cạo. Dance muốn đáp trả bằng lời lẽ nào đó thật sắc bén, nhưng lại nhớ tới nguyên tắc số một trong mối quan hệ với giới truyền thông: Luôn hiểu rằng mọi thứ bạn nói khi có sự hiện diện của một phóng viên sẽ xuất hiện trên bản tin lúc sáu giờ hay trên trang nhất các báo số ra hôm sau.
Nữ đặc vụ mỉm cười. “Tôi không có chút nghi ngờ nào về việc đây chỉ là một hiểu nhầm tai hại. Mẹ tôi giữ cương vị y tá đã nhiều năm nay. Bà tận tụy làm việc để cứu sống sinh mạng con người, chứ không phải để tước đoạt nó.”
“Cô có biết mẹ mình đã ký vào một đơn vận động ủng hộ Jack Kevorkian và trợ giúp việc tự sát hay không?”
Không, Dance không biết chuyện đó. Và, cô thầm tự hỏi, làm sao giới báo chí có thể biết được thông tin này nhanh đến thế? Cô trả lời, “Cô sẽ phải hỏi mẹ tôi về chuyện đó. Nhưng vận động để thay đổi pháp luật không đồng nghĩa với vi phạm pháp luật.”
Đúng lúc điện thoại di động của cô đổ chuông. Là O’Neil. Cô bước ra xa vài bước để nghe máy. “Michael, mẹ tôi sẽ được bảo lãnh tại ngoại,” cô nói.
Có một thoáng lặng im. “Tốt quá. Ơn Chúa.”
Dance nhận ra anh gọi cô vì chuyện khác, một việc nghiêm trọng. “Có chuyện gì vậy, Michael?”
“Người ta đã tìm thấy một cây thập tự nữa.”
“Một vật tưởng niệm thực sự, hay có ngày tháng tương lai được ghi trên đó không?”
“Là ngày hôm nay. Và giống hệt cây thứ nhất. Với cành cây và dây bó hoa.”
Cô tuyệt vọng nhắm mắt lại. Đừng nữa chứ.
O’Neil tiếp tục. “Nhưng nghe đã. Chúng ta có một nhân chứng. Một người đàn ông đã thấy Travis để lại cây thập tự. Có thể người này cũng đã thấy thằng bé đi hướng nào hoặc điều gì đó về cậu ta cho phép chúng ta biết nó trốn ở đâu. Cô muốn thẩm vấn nhân chứng này chứ?”
Thêm một thoáng im lặng, “Tôi sẽ đến chỗ đó sau mười phút nữa.”
O’Neil cho cô địa chỉ. Hai người ngắt liên lạc.
Dance quay sang bố mình. “Bố, con không ở lại được. Con rất xin lỗi.”
Ông quay khuôn mặt điển trai nhưng đầy phiền muộn sang phía con gái. “Sao cơ?”
“Người ta tìm thấy một cây thập tự nữa. Cậu thiếu niên có vẻ lại định tấn công một người khác. Trong ngày hôm nay. Nhưng có một nhân chứng. Con cần thẩm vấn người này.”
“Tất nhiên rồi,” nhưng giọng nói của ông không hề có chút chắc chắn nào. Vào khoảnh khắc này ông đang trải qua một cơn ác mộng - cũng gần tồi tệ bằng những gì mẹ cô phải chịu đựng - ông muốn con gái mình ở bên, với tất cả hiểu biết chuyên môn và những mối quan hệ mà cô có.
Nhưng Dance không thể xua tan khỏi tâm trí hình ảnh Tammy Foster đang mất trí vì kinh hoàng, bị trói chặt trong cốp xe, khi nước dâng lên cao dần.
Và cả hình ảnh đôi mắt Travis Brigham nữa, lạnh lẽo, đen ngòm dưới cặp lông mày rậm khi cậu ta gườm gườm nhìn ông bố, như nhân vật của cậu ta trong một trò chơi, được trang bị bằng dao hay kiếm, đang phân vân muốn bước từ thế giới ảo ra thế giới thực để giết chết ông ta.
Cô cần phải đi. Và ngay bây giờ. “Con xin lỗi,” cô ôm lấy bố.
“Mẹ con sẽ hiểu.”
Dance chạy tới xe của cô và nổ máy. Trong khi đang lái xe ra khỏi bãi để, cô liếc mắt nhìn vào gương chiếu hậu và thấy mẹ mình xuất hiện trên khung cửa dẫn vào khu tạm giam. Edie đăm đăm nhìn theo con gái bà đang rời đi. Đôi mắt hoàn toàn bình thản, khuôn mặt bà không để lộ cảm xúc nào.
Bàn chân Dance đã nhích sang cần đạp phanh. Nhưng sau đó cô nhấn ga lần nữa và bật thanh đèn nháy lên. Cô nhớ lại lời của bố mình.
Mẹ con sẽ hiểu.
Không, mẹ sẽ không hiểu, Dance thầm nghĩ. Chắc chắn bà không thể hiểu.
“Cuộc gặp thế nào?” vị giáo sư vui vẻ hỏi.
“Câu được viết trên blog về Travis chính xác là thế nào nhỉ? Một trong số mấy đứa trẻ đã đăng lên. ‘Thảm hại’ gì đó...”
“À,” giọng nói đã bớt hào hứng hơn. “Thất bại thảm hại.”
“À phải, một cách mô tả khá chính xác. Tôi đã thử cách tiếp cận về viễn cảnh quảng bá tích cực, nhưng ông ta lại chọn cửa số hai: Chế độ phát xít đè nát tự do báo chí. Kèm theo chút chấm phá ‘thế giới cần tôi’.”
“Ái chà. Tôi rất xin lỗi về chuyện đó. Quả là một thử nghiệm tệ hại.”
“Nó cũng đáng để thử. Nhưng tôi nghĩ tốt hơn anh nên cố tự mình tìm ra nhiều cái tên nhất có thể.”
“Tôi đã làm rồi. Đề phòng trường hợp Chilton muốn kết thúc mọi chuyện với cô. Chắc không lâu nữa tôi sẽ có được vài cái tên. À, ông ta có nói sẽ trả đũa bằng một blog đăng lên nói về cô vì đã dám đưa đề xuất đó ra không?”
Dance tặc lưỡi. “Cũng gần sát sàn sạt. Tiêu đề hẳn sẽ là Nhân viên CBI thử giở trò mua chuộc.”
“Tôi không nghĩ ông ta sẽ làm thế vì cô chỉ là một nhân vật quá nhỏ. Tôi không có ý gì cá nhân đâu nhé. Nhưng với hàng trăm nghìn người đọc những gì ông ta viết, chắc chắn ông ta có trong tay sức mạnh khiến cô phải e ngại.”
Sau đó, giọng Boling trở nên nghiêm túc hơn.
“Tôi cần báo để cô hay các bài bình luận đang trở nên ngày càng tệ hại hơn. Một số người đăng bài nói bọn họ đã tận mắt thấy Travis thực hiện những nghi lễ sùng bái quỷ dữ, hiến sinh động vật. Và có cả những câu chuyện về việc cậu ta sờ soạng các học sinh khác, cả nam lẫn nữ. Tuy vậy, như tôi thấy, tất cả đều sặc mùi giả tạo. Có vẻ như bọn họ đang thi vượt mặt lẫn nhau. Những câu chuyện được đưa ra ngày càng trở nên quái đản.”
Những tin đồn…
“Có một thứ luôn được nhắc đi nhắc lại để so sánh, một điều làm tôi nghĩ có chút ít sự thật trong đó, đó là các trò chơi nhập vai trực tuyến. Bọn họ bàn về việc cậu nhóc bị ám ảnh với đánh đấm và chết chóc. Nhất là với kiếm, dao và cắt xẻo nạn nhân của cậu ta.”
“Cậu nhóc đang chìm dần vào thế giới ảo.”
“Dường như là vậy.”
Sau khi hai người ngắt liên lạc, Dance vặn tiếng chiếc iPod Touch của mình lên. Cô đang nghe Badi Assad, nữ nghệ sĩ guitar kiêm ca sĩ xinh đẹp người Brazil. Nghe nhạc qua tai nghe trong lúc lái xe là bất hợp pháp, nhưng nghe nhạc qua loa trong một chiếc xe cảnh sát không thể đem đến chất lượng âm thanh trung thực nhất.
Cô đang cần một liều âm nhạc thật mạnh để an ủi tâm hồn.
Dance cảm nhận được tính khẩn cấp của vụ này, nhưng cô cũng là một người mẹ, cô luôn phải cân bằng giữa hai thế giới của mình. Bây giờ cô phải tới đón các con đang được mẹ cô trông nom ở bệnh viện, dành một chút thời gian bên hai đứa trẻ và đưa chúng về nhà bố mẹ cô, tại đây Stuart Dance sẽ nhận lại vai trông trẻ sau khi ông kết thúc cuộc họp ở thủy cung. Và cô sẽ quay trở lại CBI để tiếp tục cuộc truy tìm Travis Brigham.
Cô vẫn tiếp tục lái chiếc xe CVPI[1] to bự không phù hiệu - chiếc xe cảnh sát Ford. Điều khiển nó giống như việc kết hợp giữa xe đua và xe tăng. Nói vậy không có nghĩa là Dance từng có lúc lên ga chiếc xe tới tận cùng giới hạn của nó. Về bản chất cô không phải là người đam mê lái xe, và cho dù đã tham gia khóa huấn luyện truy đuổi tốc độ cao ở Sacramento, Dance vẫn không thể hình dung ra việc mình thực sự đuổi theo một người lái xe khác trên những con đường lộng gió của vùng trung tâm California. Với ý nghĩ đó, một hình ảnh từ blog lại hiện lên trong tâm trí cô - bức ảnh chụp những cây thập tự ven đường ở nơi đã xảy ra vụ tai nạn khủng khiếp trên Xa lộ 1 hôm mùng Chín tháng Sáu, bi kịch đã khởi đầu cho toàn bộ hệ lụy kinh hoàng này.
[1. Crown Victoria Police Interceptor: Một loại xe tuần tra cảnh được hang Ford sản xuất riêng cho lực lượng cảnh sát.]
Giờ đây cô đã về tới bãi đỗ của bệnh viện và trông thấy mấy chiếc xe của đội Tuần cảnh Xa lộ California, cùng hai chiếc không mang phù hiệu, tất cả đều đậu trước bệnh viện. Cô không nhớ có báo cáo nào nói đến một hoạt động của cảnh sát dẫn tới thương vong. Ra khỏi xe, cô nhận thấy đã có sự thay đổi ở phía những người phản đối. Trước hết, số lượng của họ đã tăng lên. Chừng khoảng hơn ba mươi người. Và có thêm hai nhóm phóng viên nữa đến đưa tin.
Ngoài ra, Dance cũng cảm thấy đám đông này thật huyên náo, vung vẩy các biểu ngữ và những cây thập tự của họ như những cổ động viên thể thao. Mỉm cười, ca hát. Dance cũng để ý rằng có vài người đến gần mục sư Fisk, lần lượt bắt tay ông ta. Tay bảo vệ tóc đỏ của ông ta cẩn thận đưa mắt quan sát bãi xe.
Thế rồi Dance lạnh ngắt người, miệng há hốc.
Wes và Maggie - mặt mũi ủ dột - bước ra khỏi cửa trước bệnh viện, đi cùng một phụ nữ da đen mặc bộ đồ vest màu xanh hải quân. Người phụ nữ đang dẫn hai đứa trẻ về phía mấy chiếc xe loại sedan không mang phù hiệu.
Robert Harper, người công tố viên đặc biệt cô đã gặp ngoài văn phòng của Charles Overby, xuất hiện ngay sau đó.
Sau lưng ông ta là mẹ Dance. Kèm hai bên sườn Edie Dance là hai nhân viên to con mặc đồng phục của CHP[2] và bà đang bị còng tay.
[2. California Highway Patrol: Tuần cảnh Xa lộ California.]
Dance hối hả tới trước.
“Mẹ!”, cậu bé Wes mười hai tuổi gọi lớn tiếng và chạy băng qua bãi để xe, kéo cô em gái theo sau.
“Đợi đã, các cháu không thể làm thế!”, người phụ nữ tháp tùng hai đứa trẻ la lên. Cô ta vội vàng bám theo thật nhanh.
Dance quỳ xuống, ôm lấy con trai và con gái cô.
Giọng nói nghiêm khắc của người phụ nữ vang lên từ phía bên kia bãi gửi. “Chúng tôi đang đưa bọn trẻ đi...”
“Cô sẽ không đưa ai đi hết”, Dance gằn giọng, sau đó quay lại với các con cô: “Các con không sao chứ?”.
“Họ bắt bà ngoại rồi!”, Maggie nói, nước mắt ròng ròng. Bím tóc màu hạt dẻ của cô bé nằm vắt qua vai, nơi nó đã văng lên khi con bé chạy.
“Mẹ sẽ nói chuyện với họ ngay.” Dance đứng lên. “Các con không bị đau chứ?”
“Không”, cậu bé Wes lênh khênh, đã cao gần bằng mẹ, trả lời với giọng run rẩy, “Bọn họ, cô kia và cảnh sát, họ đến đưa chúng con đi, nói sẽ đưa con và em tới chỗ nào ấy, con không biết là ở đâu”.
“Mẹ, con không muốn xa mẹ!” Maggie ôm chặt lấy cô.
Dance trấn an con gái mình. “Sẽ không ai đưa con đi đâu hết. Ổn rồi, con vào xe đi.”
Người phụ nữ trong bộ đồ xanh lại gần, hạ giọng nói, “Thưa cô, tôi e rằng...” Rồi cô ta nhận ra mình đang nói chuyện với thẻ nhân viên CBI và phù hiệu của Dance khi chúng chĩa sát mặt mình.
“Bọn trẻ sẽ đi cùng với tôi,” Dance nói.
Người phụ nữ xem qua thẻ đặc vụ, không có vẻ gì bị ấn tượng. “Đây là quy trình. Cô hiểu cho. Việc này là vì lợi ích của chính bọn trẻ. Chúng tôi sẽ tiến hành mọi việc và nếu mọi thứ được kiểm tra xong...”
“Bọn trẻ sẽ đi cùng với tôi.”
“Tôi là nhân viên xã hội của Trung tâm Bảo trợ Trẻ em hạt Monterey.” Thẻ công vụ của người phụ nữ xuất hiện.
Dance đang nghĩ có thể nên thương lượng vào lúc này, song cô vẫn lấy còng tay ở sau thắt lưng ra bằng một cử chỉ gọn ghẽ và xòe mở nó ra như một cái càng cua khổng lồ.
“Nghe tôi nói đây. Tôi là mẹ chúng. Cô biết danh tính tôi rồi. Cô cũng biết tên họ lũ trẻ. Bây giờ hãy lùi lại, nếu không tôi sẽ bắt giữ cô theo điều 207, Bộ Luật Hình sự California.”
Trông thấy cử chỉ này, đám phóng viên truyền hình dường như đồng loạt cứng người lại, hệt như một con thằn lằn cảm thấy có bọ rùa đang mò lại gần. Các ống kính camera lập tức quay cả về phía họ.
Cô ta quay về phía Robert Harper, người có vẻ đang do dự. Ông ta liếc mắt về phía đám phóng viên và có vẻ đi đến quyết định rằng trong tình huống này, một hình ảnh quảng bá tồi còn tệ hại hơn là không chút hình ảnh nào. Ông ta gật đầu.
Dance mỉm cười với hai con, cất còng tay về chỗ cũ, rồi đưa hai đứa trẻ tới xe của cô. “Sẽ ổn cả thôi. Các con đừng lo. Đây chỉ là một nhầm lẫn tệ hại thôi.”
Cô đóng cửa xe, khóa lại bằng điều khiển từ xa. Dance đùng đùng bước qua trước mặt người nhân viên xã hội, cô này cũng nhìn lại với ánh mắt thách thức sắc lẻm, tới bên cạnh mẹ cô, người đang bị đưa vào sau một chiếc xe tuần cảnh.
“Con yêu quý!” Edie Dance thốt lên.
“Mẹ, chuyện gì...”
“Cô không thể nói chuyện với nghi phạm,” Harper nói.
Dance quay ngoắt lại đối diện với Harper, cao vừa đúng bằng cô. “Đừng bày trò với tôi. Tất cả chuyện này có nghĩa là sao?”
Ông ta bình thản. “Bà ấy đang được đưa tới chỗ tạm giam của hạt để thực hiện thủ tục tố tụng và ra trước tòa để xem xét xem có được phép tại ngoại hay không. Bà ấy đã bị bắt và được thông báo về các quyền của mình. Tôi không có trách nhiệm nói bất cứ điều gì với cô.”
Các ống kính máy quay tiếp tục thu lấy từng giây của diễn biến đầy kịch tính.
Edie Dance nói với ra, “Họ nói mẹ giết Juan Millar!”
“Làm ơn hãy im lặng, bà Dance.”
Dance phẫn nộ lớn tiếng với Harper, “Đây là ‘đánh giá các cuộc điều tra’ ư? Chỉ toàn là trò rác rưởi, đúng không nào?”.
Harper thoải mái tảng lờ nữ đặc vụ.
Điện thoại di động của Dance đổ chuông, và cô bước ra bên cạnh để nghe máy. “Bố.”
“Katie, bố vừa về đến nhà và thấy cảnh sát ở đây. Cảnh sát tiểu bang. Họ đang lục soát mọi thứ. Bà Kensington bên hàng xóm nói họ mang đi mấy thùng đầy đựng đủ thứ.”
“Bố, mẹ vừa bị bắt...”
“Cái gì?”
“Vụ giết người vì nhân đạo đó. Juan Millar.”
“Ôi, Katie.”
“Con sẽ đưa bọn trẻ tới chỗ Martine, sau đó bố hãy đến gặp con tại tòa án ở Salinas. Mẹ sẽ bị khởi tố và sẽ có một phiên tòa xem xét tại ngoại.”
“Tất nhiên rồi. Bố... Bố không biết phải làm gì nữa, con gái,” giọng ông vỡ ra.
Dance cảm thấy đau nhói khi phải nghe chính bố cô - bình thường vốn luôn điềm tĩnh và biết làm chủ bản thân - trở nên tuyệt vọng đến thế.
“Chúng ta sẽ thu xếp ổn thỏa việc này,” cô nói, cố tỏ ra tự tin song trong lòng thực sự cảm thấy lo lắng và bối rối không kém gì bố mình. “Con sẽ gọi lại sau.”
Hai người ngừng liên lạc.
“Mẹ,” cô gọi qua cửa xe, cúi xuống nhìn khuôn mặt ủ rũ của mẹ mình. “Sẽ ổn cả thôi. Con sẽ gặp lại mẹ ở tòa.”
Công tố viên nghiêm giọng nói, “Đặc vụ Dance, tôi không muốn phải nhắc lại với cô lần nữa. Cô không được nói chuyện với phạm nhân.”
Cô tảng lờ Harper. “Và đừng nói lời nào với bất cứ ai,” cô dặn dò mẹ mình.
“Tôi hy vọng chúng ta sẽ không phải có thêm một rắc rối về an ninh ở đây,” người công tố viên nghiêm giọng nói.
Dance liếc mắt nhìn lại, im lặng thách thức ông ta thực hiện lời đe dọa của mình, cho dù nó có là gì đi nữa. Sau đó cô nhìn về phía đám nhân viên CHP gần đó, trong số này có một người cô từng làm việc cùng. Đôi mắt anh ta né tránh cái nhìn của cô. Lúc này tất cả mọi người ở đây đều đang nằm trong tay Harper.
Cô quay lại đi về phía xe của mình, nhưng rồi lại chuyển hướng về phía người phụ nữ tự xưng là nhân viên xã hội.
Dance đứng gần cạnh cô ta. “Mấy đứa trẻ kia đều có điện thoại di động. Tôi là số hai trong danh sách bấm số nhanh, ngay sau 911. Và tôi dám chắc chúng đã nói với cô tôi là một nhân viên thực thi pháp luật. Vậy thì vì lý do quái quỷ nào cô lại không gọi cho tôi?”
Người phụ nữ chớp mắt và lùi lại. “Cô không thể nói với tôi bằng giọng đó.”
“Vì lý do quái quỷ nào cô lại không gọi điện?”
“Tôi đang làm đúng theo quy trình.”
“Các quy trình đều đặt lợi ích của lũ trẻ lên trên hết. Cô phải liên lạc với bố mẹ hay người giám hộ của chúng trong những trường hợp như thế này.”
“Được rồi, tôi chỉ làm những gì được yêu cầu.”
“Cô đã làm việc này được bao lâu rồi?”
“Đó không phải chuyện của cô.”
“Được thôi, tôi sẽ nói cho cô hay, thưa quý cô. Có hai câu trả lời: Hoặc là chưa đủ lâu, hoặc là đã quá lâu.”
“Cô không thể...”
Nhưng Dance đã bỏ đi và đang chui trở lại vào trong xe của mình, gạt cần số. Cô vẫn để nguyên máy nổ từ lúc đến.
“Mẹ,” Maggie lên tiếng hỏi, vừa khóc vừa nấc lên thật nhói lòng. “Chuyện gì sẽ xảy ra với bà ạ?”
Dance không định sẽ nói dối các con mình. Cô đã học được rằng suy cho cùng, làm một người mẹ thì tốt hơn nên đối diện với nỗi đau và sợ hãi hơn là chối bỏ hay né tránh chúng. Nhưng cô đã phải cố hết sức để giữ cho giọng nói của mình không mang vẻ hoảng loạn.
“Bà ngoại các con sẽ phải gặp một thẩm phán, và mẹ hy vọng bà sớm quay về nhà. Sau đó người ta sẽ tìm hiểu xem chuyện gì đã xảy ra. Chỉ có điều chúng ta vẫn chưa biết được.”
Cô đưa các con đến nhà bạn thân nhất của mình, Martine Christensen, người cùng điều hành trang web âm nhạc với cô.
“Con không thích ông ta,” Wes nói.
“Ai cơ?”
“Ông Harper.”
“Mẹ cũng không thích ông ta,” Dance nói.
“Con muốn đến tòa án cùng với mẹ,” Maggie nói.
“Không, Mag. Mẹ không biết mẹ sẽ phải ở đó bao lâu.”
Dance ngoái lại nhìn và dành một nụ cười để trấn an lũ trẻ.
Nhìn khuôn mặt thất thần hoảng hốt của các con, cô càng cảm thấy bực Robert Harper hơn.
Dance cắm chiếc micro dùng cho chế độ đàm thoại rảnh tay vào điện thoại di động của cô, nghĩ ngợi trong khoảnh khắc rồi gọi cho luật sư bào chữa tốt nhất cô có thể nhớ đến lúc này. George Sheedy từng dành bốn tiếng đồng hồ cố gắng tìm cách làm mất hiệu lực lời nói của Dance trên bục nhân chứng. Ông ta đã tiến sát tới việc giành được phán quyết không có tội cho một trùm băng đảng ở Salinas, một gã hiển nhiên tội lỗi đầy mình. Nhưng những người tốt đã thắng cuộc và tên này lĩnh án chung thân. Sau phiên tòa, Sheedy đã tới gặp Dance và bắt tay cô, khen ngợi cô vì công việc xuất sắc cô đã làm trên bục nhân chứng. Cô cũng thừa nhận năng lực của ông làm cô rất ấn tượng.
Trong khi cuộc gọi đang được chuyển đến cho Sheedy, cô nhận thấy đám quay phim tiếp tục ghi lại cảnh tượng đầy kích động, tất cả đều tập trung vào chiếc xe có mẹ cô ngồi trong với đôi tay bị còng. Trông bọn họ như một đám phiến quân đang dùng súng phóng lựu tấn công vào những người lính đã bị choáng váng vì trái phá.
~*~
Kelley Morgan đã bình tĩnh lại sau khi kẻ xâm nhập từ sân sau hóa ra không phải là Người Tuyết Khủng Khiếp, nên quay sang chải chuốt mái tóc.
Cô gái tuổi vị thành niên này chưa bao giờ rời xa các dụng cụ cuốn tóc của mình.
Mái tóc của cô là thứ đáng thất vọng nhất trên thế giới. Chỉ cần một chút độ ẩm, vậy là nó xoăn tít lên và làm cô phát điên đến mức không thể chịu nổi.
Cô cần phải đi gặp Juanita, Trey và Toni ở Alvarado sau bốn mươi phút nữa, và họ là những người bạn tuyệt vời đến mức nếu cô đến trễ hơn mười phút, họ sẽ cho cô leo cây. Cô đã quên khuấy thời gian trong khi viết một bài trên mục Bri’s Town Hall ở OurWorld về Tammy Foster.
Khi Kelley ngước mắt lên nhìn vào gương, cô nhận ra không khí ẩm ướt đã biến các lọn tóc thành thứ tạo vật này. Vậy là cô đăng xuất và quay sang tấn công những lọn tóc nâu xoăn tít.
Có người từng đăng lên một blog địa phương - ẩn danh, tất nhiên rồi:
Kelley Morgan... có chuyện gì với tóc của cô ta thế nhỉ????? Trông cứ như cô ta là một cây nấm vậy. Tôi không thích những cô gái với cái đầu cạo trọc, nhưng cô ta nên chọn kiểu đầu ĐÓ. LOL. Kỳ thật, sao cô nàng không hiểu ra nhỉ.
Kelley đã khóc nức nở, sững sờ trước những lời lẽ tàn nhẫn cứa vào cô như một lưỡi dao cạo.
Bài bình luận đó chính là lý do khiến cô bênh vực Tammy trên OurWorld và đấu lý với AnonGurl - kẻ cuối cùng cô cũng đánh bại được, đó là một thời khắc thật vĩ đại.
Ngay cả lúc này, nghĩ lại bài viết tàn nhẫn về mái tóc của mình, cô gái vẫn thấy rùng mình ê chề. Và phẫn nộ. Bất chấp việc Jamie nói cậu yêu mọi thứ ở cô. Bài viết đó đã giày vò nặng nề Kelley, làm cô bé trở nên cực kỳ nhạy cảm về chủ đề tóc tai. Và khiến cô mất không biết bao nhiêu giờ. Kể từ hôm mùng Bốn tháng Tư đó, cô bé chưa từng ra ngoài lấy một lần mà không phải khổ sở vật lộn buộc mái tóc của mình vào khuôn phép.
Tốt rồi, vào việc thôi, cô gái.
Kelley rời khỏi máy tính, tới trước bàn phấn của mình và cắm điện làm nóng máy cuốn nhiệt. Chúng làm tóc cô bé chẻ ngọn, nhưng ít nhất hơi nóng cũng thuần phục được những lọn tóc phản phúc ương bướng nhất.
Cô bé bật đèn bàn phấn lên, ngồi xuống, cởi áo sơ mi ra và ném nó xuống sàn, sau đó mặc chiếc áo hai dây ra ngoài áo ngực, thích thú trước hình ảnh của ba cặp dây áo: Đỏ, hồng và đen. Cô thử máy uốn tóc. Cần vài phút nữa. Sắp được rồi. Cô bắt đầu chải. Thật là bất công hết chỗ nói. Khuôn mặt xinh xắn, ngực ngon lành, mông hết sảy. Và cái mái tóc quái gở này.
Kelley tình cờ liếc mắt nhìn về phía máy tính của mình và thấy một tin nhắn nhanh từ một người bạn.
Vào xem BC, NGAY LẬP TỨC!!!!!!!
Kelley bật cười. Tris thật hào phóng với những dấu chấm cảm.
Thông thường, cô không mấy khi đọc Bản tin Chilton - nó thường dính dáng đến chính trị nhiều hơn mức bản thân cô quan tâm - nhưng cô đã đưa nó vào đường dẫn RSS của mình sau khi Chilton bắt đầu đăng bài về vụ tai nạn hôm mùng Chín tháng Sáu với tựa đề Những cây thập tự ven đường. Kelley đã có mặt ở bữa tiệc đêm đó và, ngay trước khi Caitlin cùng những cô gái khác ra về, cô đã thấy Travis Brigham cãi cọ với Caitlin.
Cô nàng chạy tới bàn phím và gõ: Không đùa chứ?
Tris trả lời, Chilton đã bỏ hết những cái tên đi, nhưng người ta đang nói Travis đã tấn công Tammy!!
Kelley gõ: Chắc chắn hay cậu đang đoán thế?
Câu trả lời: CHẮC, CHẮC!!!! Travis nổi điên vì cô ấy chỉ trích hắn trên blog, ĐỌC ĐI!!!! NGƯỜI LÁI XE = TRAVIS và NẠN NHN = TAMMY.
Choáng váng buồn nôn, Kelley bắt đầu hối hả gõ bàn phím, mở Bản tin Chilton ra và tìm kiếm trong bài viết Những cây thập tự ven đường. Đến gần cuối, cô đọc thấy:
…
Trả lời Chilton, do BrittanyM đăng.
Có ai xem bản tin chưa???? Kẻ nào đó để lại một cây thập tự sau đó xông đến tấn công cô gái kia. Tất cả chuyện đó có nghĩa là gì? OMG, tôi dám cược đó là [người lái xe]!
…
Trả lời Chilton, do CT093 đăng.
Cảnh sát ở chỗ [xóa] nào rồi? Tôi nghe nói cô gái trong cốp xe đã bị hiếp và có những hình thập tự rạch trên người, sau đó hắn BỎ MẶC cô ấy trong cốp xe cho chết đuối. Chỉ vì cô ấy đã vạch mặt hắn - [người lái xe], ý tôi là tôi vừa xem bản tin và hắn vẫn chưa bị bắt. TẠI SAO LẠI THẾ?????
…
Trả lời Chilton, người đăng ẩn danh.
Tôi và các bạn tôi ở gần chỗ bãi biển nơi [nạn nhân] được tìm thấy và họ nghe thấy cảnh sát nói về cây thập tự này. Có vẻ như hắn để nó lại như lời cảnh cáo mọi người hãy ngậm miệng. [Nạn nhân] bị tấn công và cưỡng bức vì cô ấy đã vạch mặt [người lái xe] Ở ĐY, ý tôi là những gì cô ấy đã viết trên blog!!! Hãy chú ý nếu bạn từng chỉ trích hắn trong này và không dùng proxy hay chức năng đăng bài ẩn danh, các bạn đang hoàn toàn [xóa], hắn sẽ tìm đến các bạn!!
…
Trả lời Chilton, người đăng ẩn danh.
Tôi biết một cậu ở chỗ [người lái xe] tới chơi game và cậu ta nói [người lái xe] đã nói hắn sẽ tìm đến tất cả những ai đã đăng bài nói xấu mình, cậu ta định sẽ cắt cổ họ giống bọn khủng bố trên truyền hình Ả Rập, này, cớm [người lái xe] chính là tên sát thủ để lại cây thập tự ven đường!!! Và CHẮC CHẮN đúng thế!!!
…
Không... Chúa ơi, không! Kelley nhớ lại những gì cô đã đăng về Travis. Cô đã viết những gì nhỉ? Liệu cậu ta có nổi điên với cô không? Cô cuống cuồng cuộn màn hình và tìm thấy bài viết của mình.
…
Trả lời Chilton, do BellaKelley đăng.
Ông rất đúng!!! Tôi và bạn tôi có mặt ở bữa tiệc hôm mùng Chín khi chuyện đó xảy ra và [người lái xe] đã tới để [đã xóa] và hai cô gái như thế, chỉ bỏ đi thôi. Nhưng anh ta thì không, anh ta đi theo họ ra ngoài cửa khi họ về. Nhưng bản thân chúng tôi cũng đáng trách vì đã không làm gì, tất cả những người có mặt ở đó. Tất cả chúng tôi đều biết [người lái xe] là một kẻ thảm hại và bệnh hoạn và đáng ra chúng tôi phải gọi cảnh sát hay ai đó khi họ ra về. Lúc ấy tôi đã có linh cảm xấu hệt như trong phim Ghost Whisperer. Và thử nhìn xem chuyện gì đã xảy ra.
…
Tại sao? Tại sao mình lại nói thế?
Mình chẳng từng nói, “Hãy để Tammy được yên. Đừng có công kích người khác trên mạng”. Thế mà mình lại đi nói lăng nhăng về Travis.
Chết tiệt. Bây giờ cậu ta sẽ tìm đến cả mình nữa! Có phải đó chính là tiếng động mình nghe thấy bên ngoài lúc nãy không? Có khi cậu ta thực sự đang ở ngoài kia và việc em trai mình xuất hiện đã làm cậu ta sợ lánh đi.
Kelley nghĩ tới người đi xe đạp cô đã trông thấy. Khỉ thật, Travis lúc nào cũng đi xe đạp, và rất nhiều học sinh ở trường đã lôi cậu ta ra chế giễu vì cậu ta không có nổi xe hơi.
Cô cảm thấy lo sợ, bực bội, khiếp đảm...
Kelley đang nhìn chằm chằm vào những bài bình luận trên màn hình máy tính khi cô nghe thấy một tiếng động vang lên sau lưng mình.
Một tiếng răng rắc, như lúc trước.
Thêm một tiếng động nữa.
Cô gái quay lại.
Một tiếng hét chói tai kinh hoàng bật ra từ miệng Kelley.
Một khuôn mặt - khuôn mặt kinh hoàng nhất cô từng nhìn thấy - đang gườm gườm nhìn cô chằm chằm qua cửa sổ. Dòng suy nghĩ tỉnh táo của Kelley lập tức chết cứng. Cô quỳ sụp xuống, cảm thấy thứ chất lỏng nóng hổi tràn ra giữa hai chân mình khi cô mất hoàn toàn khả năng kiểm soát bàng quang. Một cơn đau nhói lên trong lồng ngực, lan lên tận hàm, rồi lên mũi, lên mắt. Kelley gần như ngừng thở.
Khuôn mặt nọ, bất động, nhìn chằm chằm vào cô với đôi mắt đen ngòm to tướng, làn da bị xé rách, mũi chỉ còn là những khe hõm, mồm bị khâu kín, đỏ lòm máu.
Cảm giác kinh hoàng tột độ từ thời thơ ấu lan đi tràn ngập khắp trong cơ thể cô.
“Không, không, không!”, Kelley khóc nấc lên như một đứa trẻ, lồm cồm bò đi nhanh và xa hết sức có thể. Cô bé đâm sầm vào tường và choáng váng nằm vật ra thảm.
Đôi mắt mở to gườm gườm, đen ngòm.
Chằm chằm nhìn thẳng vào cô.
“Không...”
Kelley cuống cuồng tuyệt vọng bò ra phía cửa, cái quần jean cô đang mặc đã ướt sũng nước tiểu, bụng cô quặn thắt.
Đôi mắt đó, cái miệng bị khâu lại đỏ lòm máu đó. Chính là người tuyết, Người Tuyết Khủng Khiếp. Tận sâu trong phần tâm trí vẫn còn hoạt động của mình, cô biết đó chỉ là một chiếc mặt nạ, được buộc lên cây bằng lăng bên ngoài cửa sổ.
Nhưng điều đó cũng không thể làm dịu bớt cơn hoảng loạn đã bùng lên trong cô - nỗi sợ hãi kinh khủng nhất từ thời thơ ấu.
Và cô cũng hiểu điều đó có nghĩa là gì.
Travis Brigham đang ở đây. Cậu ta đã tới để giết cô, giống như cậu ta đã tìm cách giết Tammy Foster.
Kelley cuối cùng cũng cố gắng đứng dậy được và loạng choạng đến bên cửa. Chạy thôi. Cuốn xéo khỏi nơi này.
Ra ngoài hành lang, cô quay về phía cửa trước.
Chết tiệt! Nó đang mở toang! Em trai cô đã không thèm khóa cửa.
Travis đang ở đây, trong nhà!
Cô có nên chạy sang phòng khách không?
Trong lúc cô gái đứng đó như đóng băng lại vì sợ hãi, kẻ tấn công ập đến Kelley từ phía sau, cánh tay hắn choàng lấy quanh cổ cô bé như một con rắn.
Kelley vùng vẫy cho tới khi kẻ tấn công gí một khẩu súng vào thái dương cô.
Cô gái nấc lên nức nở. “Làm ơn, đừng, Travis.”
“Bệnh hoạn hả?” kẻ tấn công thì thầm. “Thảm hại hả?”
“Mình xin lỗi, mình xin lỗi, mình không có ý đó!”
Trong khi kẻ tấn công lôi cô lùi ra phía sau, về phía cửa xuống tầng hầm, cô cảm thấy cánh tay hắn siết chặt hơn cho tới khi những lời van xin và tiếng nức nở của cô trở nên nhỏ lại, khẽ dần và vầng sáng từ khung cửa kính phòng khách sạch bong không vết bụi chuyển thành màu xám rồi đen kịt.
~*~
Kathryn Dance không lạ gì hệ thống tư pháp Mỹ. Cô đã từng có mặt tại các văn phòng thẩm phán và phòng xử án với tư cách phóng viên viết bài về chủ đề tội phạm, chuyên gia tư vấn cho bồi thẩm đoàn và một sĩ quan của lực lượng thực thi pháp luật.
Nhưng cô chưa bao giờ là thân nhân của bị cáo.
Sau khi rời khỏi bệnh viện, cô để các con ở lại nhà Martine và gọi điện cho Betsey, em gái cô, hiện đang chung sống với chồng ở Santa Barbara.
“Bet, mẹ gặp rắc rối rồi.”
“Cái gì? Kể cho em biết có chuyện gì đã xảy ra,” có chút quan tâm thực sự nghiêm chỉnh hiếm hoi trong giọng nói của cô em gái trẻ hơn Dance vài tuổi, thông thường khá vô lo vô nghĩ. Betsey có mái tóc lượn sóng đẹp thiên thần và không ngừng nhảy từ công việc này sang công việc khác chẳng khác gì một con bướm dạo chơi giữa những bông hoa.
Dance kể lại những chi tiết cô đã biết.
“Em sẽ gọi cho mẹ ngay bây giờ,” Betsey tuyên bố.
“Mẹ đang bị tạm giam. Họ đã tịch thu điện thoại của mẹ rồi. Sắp có một phiên xem xét khả năng cho tại ngoại. Đến lúc đó chúng ta sẽ biết nhiều hơn.”
“Em sẽ tới.”
“Có lẽ để sau thì tốt hơn.”
“Được thôi, tất nhiên rồi. Ôi, Katie, chuyện này nghiêm trọng đến mức nào?”
Dance do dự. Cô nhớ lại đôi mắt lạnh lùng, kiên quyết của Harper, đôi mắt của một nhà truyền giáo. Cô kết luận, “Có thể nghiêm trọng đấy.”
Sau khi hai chị em ngắt liên lạc, Dance đã ngay lập tức lái xe tới nơi đây, văn phòng thẩm phán sơ thẩm tại tòa án, nơi lúc này cô đang ngồi cùng bố. Người đàn ông có vóc người xương xương và mái tóc bạc trắng trông còn nhợt nhạt hơn thường lệ. Ông đã học được qua thực tế khắc nghiệt về những mối nguy hiểm mà một nhà sinh vật học biển phải đối diện với ánh mặt trời gay gắt trên đại dương. Giờ đây ông trở thành một người không thể sống thiếu kem chống nắng và mũ.
Ông khoác một cánh tay lên vai Dance.
Edie đã trải qua một giờ đồng hồ trong phòng tạm giam - nơi rất nhiều tên tội phạm bị Dance bắt giữ từng tạm trú. Nữ đặc vụ biết rõ quy trình: Mọi tư trang cá nhân đều bị tịch thu. Bạn trải qua bước kiểm tra lệnh bắt và thẩm vấn lấy thông tin ban đầu, và rồi bạn ngồi trong một phòng giam, xung quanh là những kẻ bị bắt khác. Việc duy nhất có thể làm là đợi và đợi.
Cuối cùng, bạn bị đưa đến đây, tới văn phòng lạnh lẽo không chút tình người của thẩm phán sơ thẩm để tham dự buổi xem xét tại ngoại. Quanh Dance và bố cô là thành viên của hàng chục gia đình những người bị bắt khác. Phần lớn các bị cáo có mặt tại đây, một số mặc thường phục, một số mặc bộ đồ phạm nhân liền quần màu đỏ của hạt Monterey, là những thanh niên gốc La Tinh. Dance nhận ra rất nhiều thành viên của các băng nhóm với bộ dạng nhếch nhác. Một số là người da trắng với khuôn mặt rầu rĩ, trông còn tàn tạ thảm hại hơn cả đám người La Tinh, với bộ răng và mái tóc ở tình trạng khá thê thảm. Ngồi phía cuối phòng là đội ngũ những luật sư được chỉ định cho các bị cáo. Cả những người ứng tiền bảo lãnh cũng có mặt, chờ đợi đút túi khoản mười phần trăm từ đám phạm nhân xơ xác của mình.
Dance ngước mắt lên nhìn mẹ cô khi bà bị giải vào. Tim cô đau nhói khi phải chứng kiến bà bị còng tay. Bà không mặc bộ đồ liền quần của phạm nhân. Nhưng mái tóc của mẹ cô, bình thường luôn được chải chỉn chu, bây giờ rối bù. Chiếc vòng cổ bà tự làm đã bị tịch thu trong quy trình bắt giữ. Cả nhẫn đính hôn và nhẫn cưới cũng vậy. Đôi mắt bà đỏ hoe.
Đám luật sư đi lại tha thẩn trong phòng, một số nhìn chẳng khá hơn thân chủ của họ là mấy. Chỉ có luật sư của Edie Dance đang mặc trên người một bộ vest đã được thợ may chỉnh sửa lại sau khi mua. George Sheedy hành nghề trong lĩnh vực luật hình sự ở vùng duyên hải miền Trung California từ hai thập kỷ nay. Ông ta có mái tóc rậm ngả xám, thân người hình thang ngược với đôi vai rộng và giọng trầm có thể tạo ra một phiên bản đáng kinh ngạc của “Old Man River”.
Sau cuộc nói chuyện điện thoại ngắn trên xe với Sheedy, Dance đã ngay lập tức gọi cho Michael O’Neil, anh thực sự ngỡ ngàng khi biết tin này. Sau đó cô còn gọi điện cho công tố viên hạt Monterey, Alonzo Sandy Sandoval.
“Tôi vừa biết chuyện đó, Kathryn,” Sandoval bực bội càu nhàu. “Tôi sẽ nói thẳng với cô: Chúng tôi đã cho MCSO điều tra về cái chết của Millar, chắc chắn rồi, nhưng tôi không hề biết Harper có mặt trong thành phố để làm gì. Và một cuộc bắt giữ công khai,” giọng ông lộ rõ vẻ cay đắng. “Điều đó thật không thể tha thứ được. Nếu Chưởng lý tiểu bang một mực muốn khởi tố, đáng lẽ tôi đã đề nghị cô đưa bà ấy tới.”
Dance tin ông ta. Cô và Sandy đã làm việc cùng nhau nhiều năm và tống không ít kẻ xấu vào tù, nhờ một phần vào sự tin tưởng lẫn nhau.
“Nhưng tôi rất tiếc, Kathryn. Monterey không có liên quan gì đến vụ này. Bây giờ nó nằm trong tay Harper và Sacramento.”
Cô cảm ơn vị công tố viên và ngắt liên lạc. Song ít nhất cô đã có thể thu xếp để việc xem xét cho phép tại ngoại của mẹ mình được thực hiện nhanh chóng. Theo luật pháp California, thời gian xem xét là do thẩm phán sơ thẩm quyết định. Ở một số nơi, như bên khu River và Los Angeles, phạm nhân thường ngồi trong phòng tạm giam mười hai giờ trước khi họ xuất hiện trước thẩm phán sơ thẩm. Vì đây là một vụ án mạng, rất có thể thẩm phán sơ thẩm sẽ không cho phép xem xét tại ngoại, để lại trách nhiệm này cho thẩm phán tại phiên tòa tố tụng, và ở California việc này thường diễn ra trong vòng vài ngày.
Cửa dẫn ra hành lang bên ngoài vẫn để mở, và Dance nhận thấy rất nhiều người mới đến đeo thẻ tác nghiệp truyền thông trên cổ. Không máy quay nào được phép hiện diện, nhưng vẫn có vô số tập sổ ghi chép.
Đúng là một gánh xiếc...
Một nhân viên hành chính gọi lớn, “Edith Barbara Dance”, và mẹ cô đứng dậy, ủ rũ, mắt đỏ hoe, tay vẫn bị còng. Sheedy đến bên cạnh bà. Một nhân viên áp giải đứng bên cạnh họ. Buổi làm việc này chỉ dành riêng cho xem xét chấp nhận tại ngoại, còn những trường hợp kháng cáo sẽ được xét đến sau, tại phiên tố tụng.
Harper đã yêu cầu không cho Edie được phép tại ngoại, một việc không hề làm Dance ngạc nhiên. Bố cô cứng người lại trước những lời lẽ tàn nhẫn của vị công tố viên, người đã biến Edie thành một Jack Kevorkian[3] vô cùng nguy hiểm, một người nếu được thả cho tại ngoại sẽ nhắm tới giết hại các bệnh nhân khác trước khi bỏ trốn sang Canada.
[3. Một nhà nghiên cứu bệnh học người Mỹ, thường được gọi là “Bác sĩ tử thần”. Ông đã chiến đấu không mệt mỏi trong cuộc tranh cãi về “cái chết êm ái”, giúp đưa những bệnh nhân mắc bệnh nan y, vô phương cứu chữa được kết thúc nỗi đau sớm hơn.]
Stuart sững sờ khi nghe vợ ông bị người khác gọi bằng những từ ngữ như thế.
“Không sao đâu, bố,” con gái ông thì thầm, “Đó chỉ là cách họ nói thôi.” Cho dù những lời nói ấy cũng làm tim cô đau nhói.
George Sheedy tranh luận rành mạch đề nghị thả người dưới cam kết - của chính Edie, chỉ ra việc bà không hề có tiền sử tư pháp và nguồn gốc xuất thân của bà trong cộng đồng.
Thẩm phán sơ thẩm, một người gốc La Tinh có đôi mắt nhanh nhẹn đã từng gặp qua Kathryn Dance, thể hiện rõ ông ta đang phải chịu đựng sức ép đáng kể, điều cô có thể dễ dàng nhận ra từ những biểu hiện về cử chỉ và khuôn mặt của người thẩm phán. Người thẩm phán sơ thẩm không hề muốn phải xử lý vụ này chút nào. Ông ta chỉ muốn cư xử đàng hoàng với Dance vì cô là một nhân viên công lực chừng mực, có tinh thần hợp tác. Song ông cũng ý thức được Harper là một tên tuổi lớn đến từ một thành phố lớn. Và ông thẩm phán cũng phải rất để ý tới giới truyền thông nữa.
Cuộc tranh luận tiếp tục.
Dance, một nhân viên công lực, nhận ra cô đang hồi tưởng lại giai đoạn trước trong tháng, nhớ lại hoàn cảnh diễn ra cái chết của người nhân viên cảnh sát. Cố gắng khớp các sự kiện với nhau. Cô đã nhìn thấy ai ở bệnh viện vào khoảng thời gian Juan Millar chết? Nguyên nhân chính xác gây nên cái chết đó là gì? Lúc đó mẹ cô đã ở đâu?
Lúc này, cô ngước mắt lên và thấy mẹ đang nhìn mình chăm chú. Dance mỉm cười buồn với bà. Khuôn mặt Edie không biểu lộ bất cứ cảm xúc nào. Bà quay lại phía Sheedy.
Cuối cùng, người thẩm phán thỏa hiệp. Ông ta đưa ra mức bảo lãnh tại ngoại ở nửa triệu đô la, một khoản tiền không phải quá hiếm gặp với một vụ án mạng, nhưng đồng thời cũng không quá nặng nề. Edie và Stuart không giàu có nhưng họ sở hữu vô thời hạn ngôi nhà của mình, vì ngôi nhà đó nằm ở Carmel, không xa bờ biển là mấy, hẳn nó phải trị giá tới hai triệu. Họ có thể lấy ngôi nhà làm bảo đảm để thế chấp.
Harper đón nhận tin này một cách khắc kỷ - khuôn mặt ông ta không chút tươi cười, người vươn thẳng nhưng thoải mái. Kết luận của Dance là ông ta hoàn toàn không hề bị áp lực, bất chấp kết quả bất lợi. Ông ta làm cô nhớ tới J.Doe, tên sát nhân ở Los Angeles. Một trong những lý do cô đã gặp nhiều khó khăn trong việc nhận ra màn dối trá của kẻ tình nghi là những lời tiết lộ và cảm nhận được đẩy đi rất xa, tập trung vào bản thân cũng như không mấy bối rối khi hắn nói dối nhân danh lý lẽ của mình. Điều này chắc chắn cũng có thể áp dụng cho Robert Harper.
Edie bị đưa trở lại phòng tạm giam, còn Stuart đứng dậy đi gặp nhân viên hành chính để thu xếp đóng bảo lãnh.
Trong khi Harper cài khuy áo vest và bước ra cửa, khuôn mặt vô cảm như một tấm mặt nạ, Dance chặn đường ông ta. “Tại sao ông lại làm chuyện này?”
Ông ta bình thản nhìn cô, không nói một lời.
Dance nói tiếp, “Ông có thể để hạt Monterey phụ trách vụ này. Tại sao ông lại từ tận San Francisco xuống đây? Ông đang toan tính gì vậy?” Cô đang nói đủ to để đám phóng viên gần đó nghe thấy.
Harper nói dửng dưng đều đều, “Tôi không thể thảo luận chuyện này với cô.”
“Tại sao lại là mẹ tôi?”
“Tôi không có gì để nói,” ông đẩy cửa đi ra ngoài, bước xuống các bậc thềm tòa án, dừng lại ở đó để trả lời báo chí - với những người này có vẻ ngài công tố viên có rất nhiều điều để nói.
Dance quay lại ngồi xuống một băng ghế cứng, chờ đợi bố mẹ.
Mười phút sau, George Sheedy và Stuart Dance tới chỗ cô.
Cô hỏi bố, “Việc đó ổn cả chứ bố?”
“Phải,” ông bố đáp với giọng trống rỗng.
“Chừng nào mẹ sẽ được thả?”
Stuart đưa mắt nhìn Sheedy rồi nói, “Mười phút, có khi còn sớm hơn.”
“Cảm ơn ông,” Stuart bắt tay người luật sư.
Dance gật đầu bày tỏ sự biết ơn với Sheedy, vị luật sư nói với hai bố con cô rằng ông sẽ quay lại văn phòng và sẽ bắt đầu chuẩn bị việc bào chữa ngay lập tức.
Sau khi ông ta đi khỏi, Dance hỏi bố, “Họ đã lấy gì khỏi nhà hả bố?”
“Bố không biết. Hàng xóm nói họ có vẻ quan tâm đến ga ra. Chúng ta đi khỏi đây thôi. Bố căm ghét nơi này.”
Hai người bước ra ngoài sảnh. Một vài phóng viên nhìn thấy Dance và lại gần. “Đặc vụ Dance,” một phụ nữ hỏi, “cô có thấy bối rối không khi biết mẹ mình bị bắt vì tội giết người?”
Vậy đấy, có những câu phỏng vấn chẳng khác gì dao cạo. Dance muốn đáp trả bằng lời lẽ nào đó thật sắc bén, nhưng lại nhớ tới nguyên tắc số một trong mối quan hệ với giới truyền thông: Luôn hiểu rằng mọi thứ bạn nói khi có sự hiện diện của một phóng viên sẽ xuất hiện trên bản tin lúc sáu giờ hay trên trang nhất các báo số ra hôm sau.
Nữ đặc vụ mỉm cười. “Tôi không có chút nghi ngờ nào về việc đây chỉ là một hiểu nhầm tai hại. Mẹ tôi giữ cương vị y tá đã nhiều năm nay. Bà tận tụy làm việc để cứu sống sinh mạng con người, chứ không phải để tước đoạt nó.”
“Cô có biết mẹ mình đã ký vào một đơn vận động ủng hộ Jack Kevorkian và trợ giúp việc tự sát hay không?”
Không, Dance không biết chuyện đó. Và, cô thầm tự hỏi, làm sao giới báo chí có thể biết được thông tin này nhanh đến thế? Cô trả lời, “Cô sẽ phải hỏi mẹ tôi về chuyện đó. Nhưng vận động để thay đổi pháp luật không đồng nghĩa với vi phạm pháp luật.”
Đúng lúc điện thoại di động của cô đổ chuông. Là O’Neil. Cô bước ra xa vài bước để nghe máy. “Michael, mẹ tôi sẽ được bảo lãnh tại ngoại,” cô nói.
Có một thoáng lặng im. “Tốt quá. Ơn Chúa.”
Dance nhận ra anh gọi cô vì chuyện khác, một việc nghiêm trọng. “Có chuyện gì vậy, Michael?”
“Người ta đã tìm thấy một cây thập tự nữa.”
“Một vật tưởng niệm thực sự, hay có ngày tháng tương lai được ghi trên đó không?”
“Là ngày hôm nay. Và giống hệt cây thứ nhất. Với cành cây và dây bó hoa.”
Cô tuyệt vọng nhắm mắt lại. Đừng nữa chứ.
O’Neil tiếp tục. “Nhưng nghe đã. Chúng ta có một nhân chứng. Một người đàn ông đã thấy Travis để lại cây thập tự. Có thể người này cũng đã thấy thằng bé đi hướng nào hoặc điều gì đó về cậu ta cho phép chúng ta biết nó trốn ở đâu. Cô muốn thẩm vấn nhân chứng này chứ?”
Thêm một thoáng im lặng, “Tôi sẽ đến chỗ đó sau mười phút nữa.”
O’Neil cho cô địa chỉ. Hai người ngắt liên lạc.
Dance quay sang bố mình. “Bố, con không ở lại được. Con rất xin lỗi.”
Ông quay khuôn mặt điển trai nhưng đầy phiền muộn sang phía con gái. “Sao cơ?”
“Người ta tìm thấy một cây thập tự nữa. Cậu thiếu niên có vẻ lại định tấn công một người khác. Trong ngày hôm nay. Nhưng có một nhân chứng. Con cần thẩm vấn người này.”
“Tất nhiên rồi,” nhưng giọng nói của ông không hề có chút chắc chắn nào. Vào khoảnh khắc này ông đang trải qua một cơn ác mộng - cũng gần tồi tệ bằng những gì mẹ cô phải chịu đựng - ông muốn con gái mình ở bên, với tất cả hiểu biết chuyên môn và những mối quan hệ mà cô có.
Nhưng Dance không thể xua tan khỏi tâm trí hình ảnh Tammy Foster đang mất trí vì kinh hoàng, bị trói chặt trong cốp xe, khi nước dâng lên cao dần.
Và cả hình ảnh đôi mắt Travis Brigham nữa, lạnh lẽo, đen ngòm dưới cặp lông mày rậm khi cậu ta gườm gườm nhìn ông bố, như nhân vật của cậu ta trong một trò chơi, được trang bị bằng dao hay kiếm, đang phân vân muốn bước từ thế giới ảo ra thế giới thực để giết chết ông ta.
Cô cần phải đi. Và ngay bây giờ. “Con xin lỗi,” cô ôm lấy bố.
“Mẹ con sẽ hiểu.”
Dance chạy tới xe của cô và nổ máy. Trong khi đang lái xe ra khỏi bãi để, cô liếc mắt nhìn vào gương chiếu hậu và thấy mẹ mình xuất hiện trên khung cửa dẫn vào khu tạm giam. Edie đăm đăm nhìn theo con gái bà đang rời đi. Đôi mắt hoàn toàn bình thản, khuôn mặt bà không để lộ cảm xúc nào.
Bàn chân Dance đã nhích sang cần đạp phanh. Nhưng sau đó cô nhấn ga lần nữa và bật thanh đèn nháy lên. Cô nhớ lại lời của bố mình.
Mẹ con sẽ hiểu.
Không, mẹ sẽ không hiểu, Dance thầm nghĩ. Chắc chắn bà không thể hiểu.
Tác giả :
Jeffery Deaver