Cát Bụi Giang Hồ
Chương 12: Ngưu đại gia
Cuối cùng là Thư Hương đã kiếm được đồng tiền mà trong đời nàng mới kiếm được lần thứ nhất bằng chính cái lực của mình.
Một đồng tiền thật là khó kiếm.
Đánh xe suốt một tiếng đồng hồ, lưng nàng đã mỏi nhừ, tay cầm cương, tay cầm roi ê ẩm, phồng lên mấy chỗ.
Lúc tiếp lấy đồng tiền từ nơi tay của Trương Dị, nàng muốn rơi nước mắt.
Không phải vì tủi cực mà là vì vui mừng, cái vui mừng khi kiếm được đồng tiền bằng cái lao lực của chính mình.
Trương Dị nhìn nàng, mắt hắn ngời ánh sáng, hắn cười :
- Bây giờ thì cô đã có tiền thì có thể đi ăn.
Thư Hương ưỡn ngực lớn tiếng :
- Tự ta sẽ biết đi ăn, không cần ngươi phải dạy.
Nàng nắm chặt đồng tiền trong tay, nàng cảm thấy cái đồng tiền nho nhỏ đó quí hơn cả ngọc vàng châu báo mà trước đây nàng từng có.
Nàng biết chắc chắn rằng trên đời này không một người nào có thể lừa để lấy đồng tiền đó được của nàng.
Nhất định không bao giờ làm được...
* * * * *
Thị trấn này không lớn lắm.
Thư Hương tìm một quán cơm gần nhất đi vào.
Mặc dầu trong tay chỉ nắm có một đồng tiền, nhưng nàng vẫn cảm thấy mình là một đại phú gia, chưa bao giờ nàng cảm thấy mình giàu như thế ấy.
Bằng vào dáng cách “nửa mùa” của Thư Hương, bọn tiểu nhị tuy có ném tia mắt nghi ngờ nhưng chúng vẫn phải chào mời đon đả :
- Dạ thưa, chẳng hay cô nương dùng chi?
Uống luôn nửa chén trà khách, Thư Hương mới hỏi :
- Có gà nấu Đông Cô không?
Bất luận lúc nào, bất luận ở địa phương nào, chỉ có những bậc phú gia mới có thể nói đến nấm Đông Cô, những người bình thường, chưa hửi được mùi chớ đừng nói đến việc ăn một bữa.
Món ăn đó, đối với Thư Hương là món tầm thường.
Tại Cẩm Tú sơn trang, tất cả sơn trân hải vị đều cũng là những món thường.
Chỉ tiếc một điều là vị Đào tiểu thơ biết ăn mà không bao giờ biết giá.
Tên tiểu nhị lại kéo tia mắt từ trên đầu xuống tận chân của khách và trả lời bằng thứ giọng “nhắc nhở” :
- Đông Cô thì có chớ sao không, chỉ có điều là thứ đó ở đây quí lắm.
Đúng là lời lẽ “nhà nghề”.
Đông Cô chỗ nào lại không thuộc về món quí? Thế nhưng gã nói như thế là cố ý chừa cho khách một con đường “thối hậu”.
Vì nếu tinh ý và biết xét tiền lưng, người khách có thể hỏi giá và nói một câu...
khỏa lấp “Chà, ở đây đắt thế sao? Thôi được, ta dùng thứ khác”.
Thế nhưng vị “Đào tiểu thơ” của Cẩm Tú sơn trang lại không hiểu hết cái ý tốt đó, nàng nói :
- Đâu có sao, cứ đưa lên cho ta cơm và món gà nấu Đông Cô.
Vừa nói, nàng vừa đặt đồng tiền lên mặt bàn, ra dáng ta đây là kẻ có tiền.
Tên tiểu nhị “liếc nhẹ” đồng tiền và cũng vẫn bằng cung cách “nhà nghề”, hắn thấp giọng :
- Cơm với gà nấu Đông Cô thì phải một quan, nghĩa là phải mười lần cái một tiền đó, chắc cô nương “thích” dùng món khác?
Thư Hương khựng ngay.
Thật lâu, như cảm thấy đồng tiền nằm “trống trải” quá, nàng len lén lấy bàn tay đậy lại, nàng sợ thiên hạ thấy cái “đại phú” của mình.
Bây giờ nàng đã biết được một phần vật giá.
Bằng vào tất cả kinh nghiệm nghề nghiệp... mấy chục năm, tên tiểu nhị nói nhỏ hơn chút nữa :
- Ăn “cơm mâm” đi, ở đây “cơm mâm” chỉ có một tiền, món mặn, món canh, còn cơm thì cứ ăn thả cửa.
Đổ mồ hôi nước mắt suốt một tiếng đồng hồ, được một bữa “cơm mâm” đối với một vị “tiểu thư” thì kể cũng đau, nhưng nếu với dân chuyên nghề lao lực thì như thế hẳn là được tiền, vì người ta phải làm cả nửa ngày mới được một bữa cơm.
Thư Hương cố nướt nước mắt, gật đầu :
- Được rồi, cơm mâm thì cơm mâm...
Tên tiểu nhị hô lớn vào trong :
- Ha... Cơm mâm, một người ăn, bàn bên trái, số ba.
Thư Hương nóng mặt cúi đầu.
Đã vậy mà bên trong nhà bếp còn lập lại thêm lần nữa làm cho mặt nàng càng thêm đỏ.
Nàng biết đó là bữa ăn thấp nhất trong cái quán này.
Ngay lúc đó, bàn kế bên có tiếng gọi :
- Thịt gà nấu Đông Cô, thêm món thịt bò hấp cải bẹ xanh, cá chưng nguyên con và hai cân “Trúc Diệp Thanh”.
Đúng là tiếng của Trương... Óc Mít.
Không biết bao giờ, hắn vô quán và ngồi ở bàn kế Thư Hương.
Nàng cắn răng cúi gầm mặt xuống, “không thèm” nhìn hắn.
“Cơm mâm” đã bưng lên.
Thư Hương cúi đầu ăn, như chưa bao giờ thấy được cơm như thế ấy.
Mùi gà nấu Đông Cô, mùi bò hấp cải bay hắt vào mũi nàng và thật là khốn đốn, con người có thể nhắm mắt nhưng nhất định là phải thở.
Mùi thức ăn ngon cứ tự tiện chui vào lỗ mũi, chui vào khứu giác một cách... vô giáo dục.
Thư Hương nổi đóa rủa thầm :
- Đã mập như heo mà còn ăn cố, chắc muốn người ta mau mang đi xẻ thịt!
Nói là “rủa thầm” nhưng trong cơn tức tối, tiếng nói của nàng vẫn xẹt thấu đến bàn kế cận và lập tức có người lên tiếng :
- Tôi lớn hơn, tôi kiếm được nhiều tiền hơn, tự nhiên là phải được ăn nhiều hơn, đó là một sự công bình của tạo hóa, không ai có thể giận được.
Thư Hương cúi mặt nhưng vẫn cố háy dài và lại rủa thêm, nhưng bây giờ thì chỉ rủa trong bụng thôi chứ quyết không rủa cho thành tiếng.
* * * * *
Thị trấn này tuy không lớn, nhưng quán này lại không nhỏ.
Ngoài nhiều bàn bên dưới, quán còn có lầu.
Hình như trên lầu dành để cho khách sang.
Từ trên lầu bước xuống một cô gái, có thể nói là từ ngọn tóc xuống đến da chân của cô ta thảy đều đầy đủ... phấn son.
Dáng đi của cô ta thật dịu, đã dịu mà lại còn sửa bộ thêm, thành ra trông eo ếch của tô ta như hổng có xương.
Cô gái đi thẳng lại quầy tiền hất mặt bảo tên quản lý :
- Ngưu đại gia bảo ta đến lấy mười lượng bạc.
Tên quản lý cười hề hề :
- Tôi biết, tôi biết. Ngưu đại gia đã có dặn... cứ cô đến là đưa ngay.
Hắn mở tủ lấy một nén bạc nặng mười lượng đặt lên mặt quầy và cười cười :
- Thật chỉ có các cô là làm ra tiền dễ dàng hơn hết.
Cô gái cầm nén bạc uốn éo đi ra, nhưng còn quay mặt lại cười :
- Nếu ông thấy bọn này kiếm tiền được dễ như thế thì sao không cho vợ ông, con gái ông đi làm như bọn này có phải sướng không?
Tên quản lý tái mặt, y như là vừa bị người thồn một cái trứng thúi vô mồm.
Thư Hương chớp mắt lắng nghe và Trương Dị bỗng nói :
- Có phải cô cũng cảm thấy nàng đó kiếm tiền dễ quá không?
Đánh xe suốt cả tiếng đồng hồ, muốn gảy cả lưng, phồng cả tay, chỉ kiếm được có một tiền, còn xợt xợt đi lên lầu rồi trở xuống lại có đến mười lượng bạc, quả thật là một chuyện quá bất công bình.
Trương Dị lại nói :
- Họ kiếm tiền trông qua thì dễ thật, nhưng cũng không phải giá trị của đồng tiền đó nhẹ đâu, bởi vì họ phải kiếm nó bằng thanh xuân và liêm sĩ, bất cứ ai, nếu bằng lòng đem bán những thứ ấy thì kiếm tiền đều rất dễ dàng, chỉ có điều...
Hắn thở ra một hơi dài và nói tiếp :
- Tiền đó kiếm ra tuy dễ thật, nhưng nó là cả một sự tủi nhục, chỉ có tiền kiếm ra bằng lao lực của chính mình, thì khi cần tiêu mới không thẹn với lương tâm.
Thư Hương gật gật đầu.
Bỗng nhiên nàng cảm thấy hắn nói một câu chí lý.
Lần thứ nhất, nàng nhận ra tên... heo hèm này hình như không phải là ngu xuẫn.
Nàng chợt nghĩ có lẽ đầu lớn chắc cũng có chỗ hơn người và nàng cũng cảm thấy rằng hắn có ăn nhiều hơn chút nữa, cũng đáng nên... rộng lượng.
* * * * *
Trong tiệm ăn, dưới con mắt của bọn tiểu nhị, thực khách có thể chia làm hai hạng.
Hạng ăn “cơm mâm” như Thư Hương tự nhiên là hạng thứ nhất.
Hạng đó, không cần phải săn đón, mà cũng không cần có thêm nụ cười với họ, mà phải dành để nụ cười đó cho hạng của Trương Dị.
Vì dám gọi nhiều thức ăn sang, dám uống nhiều rượu thì tất nhiên cũng dám vung rất nhiều tiền.
Huống chi một người mà gọi đến năm bảy thức ăn thì nhất định là không làm sao ăn hết, không ăn hết là phải còn thừa, chỗ còn thừa đó, bọn tiểu nhị sẽ dành lại khi quét dọn.
Dưới con mắt của đám tiểu nhị, hai hạng thực khách đó thuộc hai giới tuyến hoàn toàn khác biệt, thế nhưng hôm nay lại có hai người đặc biệt.
Họ rõ ràng có quen nhau, thế nhưng vẫn ngồi hai bàn khác nhau và thức ăn cũng khác nhau.
Hai người rõ ràng có nói chuyện với nhau nhưng lại không khi nào nhìn nhau, y như là người nào cũng chỉ nói chuyện với... chính mình.
“Cũng có thể đó là hai vợ chồng đang giận nhau chăng”?
Chúng xầm xì với nhau và ném tia mắt “kém thiện lương” về phía Thư Hương...
Ở một thị trấn nhỏ, cuộc vui vẫn không phải ít, thế nhưng cái đám tiểu nhị này vẫn có thói quen chọc ghẹo con cái nhà lành, nhất là đối với những cô gái quê ra chợ.
Ngay lúc đó, trước cửa quán chợt có tiếng lục lạc khua, người ta dòm ra thấy hai con lừa thật đẹp dừng lại, và hai cậu bé từ trên lưng lừa nhảy xuống.
Thường thường lừa thì không bằng ngựa, vì lừa có vẻ hiền lành chậm chạp, nhưng hai con lừa này thì khác, lông chúng thật mướt, đầu lại cất cao, thêm vào đó yên cương mới toanh, lộng lẫy, thực khách nhìn chăm chú và không ngớt trầm trồ.
Hai cậu bé nhìn vào quán xầm xì một chút rồi đi vào, chúng chỉ độ mười ba mười bốn tuổi, nhưng dáng đi, cách nhìn trông có vẻ còn hơn người lớn.
Cậu bé áo xanh cầm roi da ngoắc ngoắc tên tiểu nhị :
- Ê, quán này lớn nhất ở đây phải không?
Thư Hương chút nữa đã bật cười.
Nàng nhớ tiếng “ê” mà nàng đã gọi gã “heo hèm”, nàng quay lại thấy hai cậu bé này ngồ ngộ, chúng ăn vận gọn gàng và sang trọng, vẻ trông thật dễ thương, giọng nói tuy có vẻ phách lối nhưng miệng chúng thật có duyên, nhất là cái lúm đồng tiền trên má càng làm miệng chúng như luôn điểm nụ cười.
Hai cậu đều xấp xỉ tuổi nhau và phảng phất giống nhau.
Tên tiểu nhị cười hề hề mơn trớn, nhưng viên quản lý đã hớt nói :
- Vâng vâng, thưa hai cậu cứ vào, quán chúng tôi lớn nhất ở đây, nhị vị muốn dùng chi thảy đều có đủ.
Cậu bé áo xanh nhìn quanh và nói với cậu bé áo hồng :
- Ta đã nói mà cứ cải, thị trấn này nghèo mạt, tiệm quán lớn nhất gì mà tồi tàn quá.
Cậu bé áo hồng cũng nhìn quanh :
- Thây kệ, không có chỗ nào hơn thì biết làm sao.
Cậu bé áo xanh cau mặt :
- Dơ dáy quá, như thế này thì cô nương làm sao ăn được?
Cậu bé áo hồng chắc lưỡi :
- Chớ đâu có chỗ nào nữa, cứ dặn chúng sửa soạn cho sạch sẽ một chút.
Tên quản lý vội nói :
- Vâng vâng, chúng tôi sẽ cho dọn dẹp sạch sẽ, thay chén đũa mới...
Cậu bé áo xanh hất mặt :
- Tiệc thật ngon, bao nhiêu một bàn?
Tên quản lý đáp :
- Dạ thưa cao nhất là năm lượng.
Cậu bé áo xanh nhăn mặt :
- Năm lượng bạc thì làm sao mà ăn được? Bộ các ngươi tưởng bọn ta nhà quê chắc?
Tên quản lý cười cười :
- Dạ không, thông thường là như thế, chớ nếu quý khách cần hơn thì chúng tôi sẽ chọn toàn thức ăn hảo hạng, mười lăm, hai mươi lượng một bàn cũng có.
Cậu bé áo xanh chắc lưỡi gật đầu :
- Được rồi, hai mươi lượng một bàn, đặt sẵn cho ta một bàn, nhớ làm cho chu đáo rồi sẽ có thưởng thêm.
Cậu ta ném lên quày hàng một nén bạc và nói tiếp :
- Tiền cọc đó, chút nữa chúng ta trở lại.
Cậu ta kéo tay đồng bạn đi ra, cả hai đều ném về phía Thư Hương một cái nhìn thật “người lớn” và xầm xì cười rộ bước ra, nhưng trước khi lên yên, chúng lại ném thêm cái nhìn “hữu ý” bào mặt Thư Hương rồi mới chịu ra roi.
Bên trong có tiếng vỗ tay :
- Tốt quá, từ ngày bỏ quan ngoại vào đây, ta mới thấy cặp lừa này thật tốt.
Mọi người nhìn lại, thấy người nói từ trên lầu bước xuống.
Hắn là một đại hán cao lớn có hàm râu quai nón, mặt áo bành ngực, trên tay còn cầm chén rượu.
Theo sau là một gã mặt vàng bệt, hai mắt đỏ hoe, xem chừng chưa quá bốn mươi, nhưng dáng đi cóm róm, nếu không do một tật bịnh lâu đời thì chắc chắn là người tửu sắc quá độ...
Hắn cười phụ họa :
- À à... nếu Ngưu đại gia mà khen thì nhất định là tốt rồi.
Sau họ còn có hai người.
Một người cao ốm, bên hông có đeo thanh kiếm, võ kiếm đen ngòm, dáng cách trông khá ngang nhiên, chỉ có điều cặp mắt láo liên và nhất là vành môi luôn điểm nụ cười khinh khỉnh, làm như trong đời chỉ có hắn mới là anh hùng hảo hán...
Người sau cùng lớn tuổi nhất, hàm răng to bản vàng bệt của lão đã rụng gần phân nửa, số còn lại chìa ra ngoài mặt lão nhăn nheo nhưng hắn ăn mặc thì sắc mầu thật trẻ, thật sang, tay cầm cây quạt viền kim tuyến chói ngời.
Vừa bước xuống thang lầu, lão đằng hắng một tiếng lớn như ho và khạt luôn một bãi đờm xuống đất, làm như lão bước vào cầu xí chớ không phải quán ăn.
Bao nhiêu cơm vô bụng nãy giờ, thiếu chút nữa Thư Hương đã ói cả ra.
Liếc nhìn đám bốn người này, Thư Hương bỗng thấy gã Trương... Óc Mít đẹp trai hơn bao giờ hết.
Bọn chúng xuất hiện thì trong quán y như là không có một ai, vì dáng cách khệnh khạng, thái độ ồn ào của chúng.
Những người có mặt, không ai nói ra nhưng từ tia mắt của họ đủ thấy bất bình.
Ngưu đại gia nốc cạn chén rượu đánh “khà” một tiếng như rắn hổ :
- Xem dáng cách của hai đứa bé đó thì vị cô nương của chúng nhất định là “có hạng” đó nghe.
Tên mặt vàng bịnh hoạn cười hì hì :
- Cho cô ta “có hạng” đến mức nào, cứ hể đến đây là phải bái kiếm Ngưu đại gia vậy hè...
Ngưu đại gia lắc đầu :
- Tử Tú, đừng nói thế chớ, có mặt Mỹ Công và Lý công tử, nói thế không nên, giang hồ hào kiệt có nhiều, ta chỉ được bạn bè hổ trợ thế thôi...
Câu nói của Ngưu đại gia đã giới thiệu luôn cả ba tên.
Tử Tú không hiểu xuất thân ra sao, nhưng bằng cách “nói” chuyên môn của hắn, ai cũng có thể biết hắn thuộc hàng thân cận “quạt mo” của Ngưu đại gia, còn lão già cầm quạt là Âu Dương Mỹ, giang hồ ai cũng nghe lối tự xưng “Mỹ Công” của lão; tên cao ốm có kiếm võ đen là Lý công tử, chưa ai biết rõ tên hắn, nhưng chắc chắn cả hai thuộc hàng thượng khách cho nên Ngưu đại gia có hơi trọng vọng.
Âu Dương Mỹ him híp đôi mắt, cười đưa hết chân răng vàng nghệt ra ngoài :
- Ngưu huynh khiên tốn thì thôi, bất cứ ai đến nơi này cũng phải biết lễ chớ...
Ngưu đại gia cười khà khà :
- Thật ra thì ở quan ngoại, tại hạ cũng không kém gì ai, nhưng vào đây rồi thì làm sao dám sánh với Mỹ Công huynh.
Âu Dương Mỹ khoát tay :
- Ngưu huynh đừng quên rằng chúng tôi từ xa đến chiêm ngưỡng Ngưu Đại huynh đó nghe...
Thư Hương thật phát gớm, bộ mặt nào cũng làm cho nàng muốn ói cả và nàng chợt nhớ đến Ngưu Ma Vương trong truyện Tây Du. Không biết “con trâu nước” đó ra sao, nhưng chắc phải hơn cái gã “Ngưu đại gia” này nhiều lắm, vì dầu sao cũng còn có được Thiết Phiến Công Chúa tôn là chồng, còn cái gã râu ria này thì chỉ có “Quỷ Dạ Xoa” dám ưng hắn mà thôi.
Ngưu đại gia vụt hỏi :
- À nè, Mỹ Công huynh đi nhiều biết rộng, chẳng hay có rõ gốc của hai chú bé cỡi lừa hồi nãy không cà?
Âu Dương Mỹ trầm ngâm và lắc đầu :
- Không rõ lắm, nhưng theo cung cách của chúng thì nếu không phải hạng con nhà cao quan hiển đạt, thì cũng là hàng vọng tộc võ lâm, nhưng cũng không lạ lắm đâu, thứ đó bây giờ cũng có nhiều...
Ngưu đại gia gật gật :
- Có thể lắm, cô nương của chúng chắc là con quan về quê viếng thăm thân thích...
Tên “Lý công tử” lắc đầu :
- Nhị vị lầm rồi...
Âu Dương Mỹ nhướng mắt :
- Sao? Lý công tử biết họ à?
Ngưu đại gia hỏi tới :
- Vị cô nương đó là...
Lý công tử chận đáp :
- Chi mà phải gọi đến “vị” lận? Hồng Nương đó.
Ngưu đại gia nhướng mắt :
- Hồng Nương?
Lý công tử hỏi :
- Hồng Nương mà Ngưu huynh không biết sao?
Ngưu đại gia cười :
- Biết thì đã biết quá rồi, nhưng Hồng Nương sao cung cách lớn lối thế?
Lý công tử nói :
- Vì Hồng Nương này rất đặc biệt.
Ngưu đại gia hình như đã “say” câu chuyện, hắn hỏi dồn :
- Đặc biệt chỗ nào?
Lý công tử đáp :
- Hồng Nương vốn để cho người ta chọn, nhưng Hồng Nương này thì lại chọn người, chẳng những người không vừa không đi, giường không vừa ý không lên, chỗ không vừa ý không đến và tự nhiên, tiền không vừa ý lại càng không được.
Ngưu đại gia mở tròn đôi mắt :
- Chi mà dử thế? Bộ trong mình cô ta có trổ hoa sao?
Lý công tử lắc đầu :
- Chẳng những không có hoa, mà cỏ cũng không có luôn.
Ngưu đại gia bật cười hô hố :
- Cha... sao mà rành quá vậy?
Âu Dương Mỹ cũng cười, vừa cười lão vừa liếc Thư Hương.
Thư Hương nghệch mặt, cô ta không biết họ nói gì nhưng không câu nào nàng hiểu cho trọn vẹn.
Nhất là hai tiếng “Hồng Nương”, nghe thật lạ tai.
Nàng dự định có dịp sẽ hỏi gã “óc mít”, cái tên “đại đầu” có lẽ là cái gì hắn cũng rành.
Ngưu đại gia lại nói :
- Cứ như thế thì cũng đâu có gì mà cô ta làm cao như thế?
Lý công tử đáp :
- Tại vì đàn ông là thứ mù, gặp kẻ càng làm cao thì họ càng bu theo dử. Vì được nên họ lại càng làm cao hơn nữa.
Ngưu đại gia gật gật :
- Đúng, đúng, như thế thì cô ta quả đã chộp được cái nhược điểm của đàn ông, chỉ nghe không mà tôi cũng bắt... táy máy rồi đây, có dịp nhất định sẽ thử chơi cho biết.
Âu Dương Mỹ vụt vỗ tay :
- Thôi, tôi nhớ ra rồi...
Ngưu đại gia hỏi :
- Sao? Mỹ Công huynh biết cô ta?
Âu Dương Mỹ hỏi :
- Người mà Lý công tử nói đó có phải là “Trương Hảo Nhi” không hè?
Lý công tử gật đầu :
- Đúng rồi, cô ta đó.
Ngưu đại gia lại cười hô hố :
- Trương Hảo Nhi? Chà, nội cái tên nghe cũng đã hay rồi, nhưng không biết “hay” ở chỗ nào đây?
Âu Dương Mỹ nói :
- Nghe nói nàng có nhiều điểm đặc biệt lắm, nàng thuộc về hàng Hồng Nương của võ lâm, nghe đâu nghề ngón thuộc vào “cứng” đó nghen.
Ngưu đại gia nhướng mắt :
- Sao? Mỹ Công huynh chắc cũng đã thấy... hưng hứng rồi à? Chà, như vậy không biết hôm nay cô ta sẽ chọn ai?
Hai người nhìn nhau cười, nhưng cái cười cơi như đã... thiếu phần thân thiết.
Chuyện đời là như thế, một khi đã dính vào hơn “tiền” và mùi “đàn bà” rồi thì rất có thể bằng hữu cũng trở thành thù địch.
Nhất là những tay này vốn không phải là bằng hữu, có bóng hồng phất qua là dễ đụng nhau.
Ngưu đại gia đưa mắt qua Lý công tử :
- Cứ theo cách nói của Lý công tử thì chắc Lý công tử đã có “thám hiểm” rồi chắc?
Lý công tử cười cười không nói.
Bất cứ ai nhìn vào bộ mặt khi cười của Lý công tử, thì bàn tay cũng làm như... ngứa ngay, nếu không có gì trở ngại, chắc sẽ dễ dàng tặng cho hắn một quả thôi sơn.
Hắn lại nhún nhún vai :
- Nhưng không biết tại làm sao Trương Hảo Nhi lại đến chỗ này, chẳng lẽ cô ta đánh hơi được Ngưu đại gia?
Ngưu đại gia cười, nhưng cái cười của hắn bây giờ nghe như cười khẩy :
- Tôi định xuất cho nàng năm trăm lượng, nhưng không biết đã đủ chưa?
Lý công tử lại nhún nhún vai không nói...
Lâu quá không “nâng” được tiếng nào, gã Tử Tú bây giờ mới chìa bộ mặt vàng nghệt tới trước cười hì hì :
- Bộ cô ta có bịt vàng sao? Năm trăm lượng là đủ cho cô ta chạy theo lên giường liền. Bây giờ để tôi đi dọn phòng hoa cho Ngưu đại gia là vừa đấy.
Con người lóm thóm quả xứng với tư cách của hắn, hình như thấy thiên hạ nhốm chân là lật đật thụp xuống “độ” ngay.
Ngưu đại gia lắc đầu :
- Khoan, ta còn phải tính lại xem, chưa chắc cô nàng chịu mà ta đã chịu, năm trăm lượng đâu phải là dễ kiếm.
Bợ một cái không trúng ngay bàn tọa mà lại trợt xuống chân, Tử Tú hỉnh hỉnh bộ mặt bịnh hoạn của hắn lên cười hì hì, trông thật là thảm hại...
Âu Dương Mỹ cười lớn :
- Cứ sửa soạn đi, chỉ cần có tân nương thì lo gì không có tân lang.
Thư Hương dằn hết muốn nổi, cũng may khi đó bọn Ngưu đại gia đi trở lên lầu, nàng vội hỏi ngay :
- Nè, Hồng Nương là cái gì? Bộ tân nương phải không?
Trương Dị bật cười :
- Có lúc cũng là... tân nương.
Thư Hương hỏi :
- Nhưng tân nương của ai?
Trương Dị đáp :
- Rất nhiều người.
Thư Hương nhướng mắt :
- Một người thì làm sao lại làm tân nương cho nhiều người được?
Trương Dị quay lại nhìn nàng khá lâu và hỏi :
- Cô không hiểu thật à?
Thư Hương cự nự :
- Hiểu thì ai lại tốn công hỏi làm chi?
Trương Dị thở ra :
- Cô ta có thể làm tân nương cho nhiều người được, là vì mỗi một đêm cô ta có thể thay năm ba vị tân lang.
Một đồng tiền thật là khó kiếm.
Đánh xe suốt một tiếng đồng hồ, lưng nàng đã mỏi nhừ, tay cầm cương, tay cầm roi ê ẩm, phồng lên mấy chỗ.
Lúc tiếp lấy đồng tiền từ nơi tay của Trương Dị, nàng muốn rơi nước mắt.
Không phải vì tủi cực mà là vì vui mừng, cái vui mừng khi kiếm được đồng tiền bằng cái lao lực của chính mình.
Trương Dị nhìn nàng, mắt hắn ngời ánh sáng, hắn cười :
- Bây giờ thì cô đã có tiền thì có thể đi ăn.
Thư Hương ưỡn ngực lớn tiếng :
- Tự ta sẽ biết đi ăn, không cần ngươi phải dạy.
Nàng nắm chặt đồng tiền trong tay, nàng cảm thấy cái đồng tiền nho nhỏ đó quí hơn cả ngọc vàng châu báo mà trước đây nàng từng có.
Nàng biết chắc chắn rằng trên đời này không một người nào có thể lừa để lấy đồng tiền đó được của nàng.
Nhất định không bao giờ làm được...
* * * * *
Thị trấn này không lớn lắm.
Thư Hương tìm một quán cơm gần nhất đi vào.
Mặc dầu trong tay chỉ nắm có một đồng tiền, nhưng nàng vẫn cảm thấy mình là một đại phú gia, chưa bao giờ nàng cảm thấy mình giàu như thế ấy.
Bằng vào dáng cách “nửa mùa” của Thư Hương, bọn tiểu nhị tuy có ném tia mắt nghi ngờ nhưng chúng vẫn phải chào mời đon đả :
- Dạ thưa, chẳng hay cô nương dùng chi?
Uống luôn nửa chén trà khách, Thư Hương mới hỏi :
- Có gà nấu Đông Cô không?
Bất luận lúc nào, bất luận ở địa phương nào, chỉ có những bậc phú gia mới có thể nói đến nấm Đông Cô, những người bình thường, chưa hửi được mùi chớ đừng nói đến việc ăn một bữa.
Món ăn đó, đối với Thư Hương là món tầm thường.
Tại Cẩm Tú sơn trang, tất cả sơn trân hải vị đều cũng là những món thường.
Chỉ tiếc một điều là vị Đào tiểu thơ biết ăn mà không bao giờ biết giá.
Tên tiểu nhị lại kéo tia mắt từ trên đầu xuống tận chân của khách và trả lời bằng thứ giọng “nhắc nhở” :
- Đông Cô thì có chớ sao không, chỉ có điều là thứ đó ở đây quí lắm.
Đúng là lời lẽ “nhà nghề”.
Đông Cô chỗ nào lại không thuộc về món quí? Thế nhưng gã nói như thế là cố ý chừa cho khách một con đường “thối hậu”.
Vì nếu tinh ý và biết xét tiền lưng, người khách có thể hỏi giá và nói một câu...
khỏa lấp “Chà, ở đây đắt thế sao? Thôi được, ta dùng thứ khác”.
Thế nhưng vị “Đào tiểu thơ” của Cẩm Tú sơn trang lại không hiểu hết cái ý tốt đó, nàng nói :
- Đâu có sao, cứ đưa lên cho ta cơm và món gà nấu Đông Cô.
Vừa nói, nàng vừa đặt đồng tiền lên mặt bàn, ra dáng ta đây là kẻ có tiền.
Tên tiểu nhị “liếc nhẹ” đồng tiền và cũng vẫn bằng cung cách “nhà nghề”, hắn thấp giọng :
- Cơm với gà nấu Đông Cô thì phải một quan, nghĩa là phải mười lần cái một tiền đó, chắc cô nương “thích” dùng món khác?
Thư Hương khựng ngay.
Thật lâu, như cảm thấy đồng tiền nằm “trống trải” quá, nàng len lén lấy bàn tay đậy lại, nàng sợ thiên hạ thấy cái “đại phú” của mình.
Bây giờ nàng đã biết được một phần vật giá.
Bằng vào tất cả kinh nghiệm nghề nghiệp... mấy chục năm, tên tiểu nhị nói nhỏ hơn chút nữa :
- Ăn “cơm mâm” đi, ở đây “cơm mâm” chỉ có một tiền, món mặn, món canh, còn cơm thì cứ ăn thả cửa.
Đổ mồ hôi nước mắt suốt một tiếng đồng hồ, được một bữa “cơm mâm” đối với một vị “tiểu thư” thì kể cũng đau, nhưng nếu với dân chuyên nghề lao lực thì như thế hẳn là được tiền, vì người ta phải làm cả nửa ngày mới được một bữa cơm.
Thư Hương cố nướt nước mắt, gật đầu :
- Được rồi, cơm mâm thì cơm mâm...
Tên tiểu nhị hô lớn vào trong :
- Ha... Cơm mâm, một người ăn, bàn bên trái, số ba.
Thư Hương nóng mặt cúi đầu.
Đã vậy mà bên trong nhà bếp còn lập lại thêm lần nữa làm cho mặt nàng càng thêm đỏ.
Nàng biết đó là bữa ăn thấp nhất trong cái quán này.
Ngay lúc đó, bàn kế bên có tiếng gọi :
- Thịt gà nấu Đông Cô, thêm món thịt bò hấp cải bẹ xanh, cá chưng nguyên con và hai cân “Trúc Diệp Thanh”.
Đúng là tiếng của Trương... Óc Mít.
Không biết bao giờ, hắn vô quán và ngồi ở bàn kế Thư Hương.
Nàng cắn răng cúi gầm mặt xuống, “không thèm” nhìn hắn.
“Cơm mâm” đã bưng lên.
Thư Hương cúi đầu ăn, như chưa bao giờ thấy được cơm như thế ấy.
Mùi gà nấu Đông Cô, mùi bò hấp cải bay hắt vào mũi nàng và thật là khốn đốn, con người có thể nhắm mắt nhưng nhất định là phải thở.
Mùi thức ăn ngon cứ tự tiện chui vào lỗ mũi, chui vào khứu giác một cách... vô giáo dục.
Thư Hương nổi đóa rủa thầm :
- Đã mập như heo mà còn ăn cố, chắc muốn người ta mau mang đi xẻ thịt!
Nói là “rủa thầm” nhưng trong cơn tức tối, tiếng nói của nàng vẫn xẹt thấu đến bàn kế cận và lập tức có người lên tiếng :
- Tôi lớn hơn, tôi kiếm được nhiều tiền hơn, tự nhiên là phải được ăn nhiều hơn, đó là một sự công bình của tạo hóa, không ai có thể giận được.
Thư Hương cúi mặt nhưng vẫn cố háy dài và lại rủa thêm, nhưng bây giờ thì chỉ rủa trong bụng thôi chứ quyết không rủa cho thành tiếng.
* * * * *
Thị trấn này tuy không lớn, nhưng quán này lại không nhỏ.
Ngoài nhiều bàn bên dưới, quán còn có lầu.
Hình như trên lầu dành để cho khách sang.
Từ trên lầu bước xuống một cô gái, có thể nói là từ ngọn tóc xuống đến da chân của cô ta thảy đều đầy đủ... phấn son.
Dáng đi của cô ta thật dịu, đã dịu mà lại còn sửa bộ thêm, thành ra trông eo ếch của tô ta như hổng có xương.
Cô gái đi thẳng lại quầy tiền hất mặt bảo tên quản lý :
- Ngưu đại gia bảo ta đến lấy mười lượng bạc.
Tên quản lý cười hề hề :
- Tôi biết, tôi biết. Ngưu đại gia đã có dặn... cứ cô đến là đưa ngay.
Hắn mở tủ lấy một nén bạc nặng mười lượng đặt lên mặt quầy và cười cười :
- Thật chỉ có các cô là làm ra tiền dễ dàng hơn hết.
Cô gái cầm nén bạc uốn éo đi ra, nhưng còn quay mặt lại cười :
- Nếu ông thấy bọn này kiếm tiền được dễ như thế thì sao không cho vợ ông, con gái ông đi làm như bọn này có phải sướng không?
Tên quản lý tái mặt, y như là vừa bị người thồn một cái trứng thúi vô mồm.
Thư Hương chớp mắt lắng nghe và Trương Dị bỗng nói :
- Có phải cô cũng cảm thấy nàng đó kiếm tiền dễ quá không?
Đánh xe suốt cả tiếng đồng hồ, muốn gảy cả lưng, phồng cả tay, chỉ kiếm được có một tiền, còn xợt xợt đi lên lầu rồi trở xuống lại có đến mười lượng bạc, quả thật là một chuyện quá bất công bình.
Trương Dị lại nói :
- Họ kiếm tiền trông qua thì dễ thật, nhưng cũng không phải giá trị của đồng tiền đó nhẹ đâu, bởi vì họ phải kiếm nó bằng thanh xuân và liêm sĩ, bất cứ ai, nếu bằng lòng đem bán những thứ ấy thì kiếm tiền đều rất dễ dàng, chỉ có điều...
Hắn thở ra một hơi dài và nói tiếp :
- Tiền đó kiếm ra tuy dễ thật, nhưng nó là cả một sự tủi nhục, chỉ có tiền kiếm ra bằng lao lực của chính mình, thì khi cần tiêu mới không thẹn với lương tâm.
Thư Hương gật gật đầu.
Bỗng nhiên nàng cảm thấy hắn nói một câu chí lý.
Lần thứ nhất, nàng nhận ra tên... heo hèm này hình như không phải là ngu xuẫn.
Nàng chợt nghĩ có lẽ đầu lớn chắc cũng có chỗ hơn người và nàng cũng cảm thấy rằng hắn có ăn nhiều hơn chút nữa, cũng đáng nên... rộng lượng.
* * * * *
Trong tiệm ăn, dưới con mắt của bọn tiểu nhị, thực khách có thể chia làm hai hạng.
Hạng ăn “cơm mâm” như Thư Hương tự nhiên là hạng thứ nhất.
Hạng đó, không cần phải săn đón, mà cũng không cần có thêm nụ cười với họ, mà phải dành để nụ cười đó cho hạng của Trương Dị.
Vì dám gọi nhiều thức ăn sang, dám uống nhiều rượu thì tất nhiên cũng dám vung rất nhiều tiền.
Huống chi một người mà gọi đến năm bảy thức ăn thì nhất định là không làm sao ăn hết, không ăn hết là phải còn thừa, chỗ còn thừa đó, bọn tiểu nhị sẽ dành lại khi quét dọn.
Dưới con mắt của đám tiểu nhị, hai hạng thực khách đó thuộc hai giới tuyến hoàn toàn khác biệt, thế nhưng hôm nay lại có hai người đặc biệt.
Họ rõ ràng có quen nhau, thế nhưng vẫn ngồi hai bàn khác nhau và thức ăn cũng khác nhau.
Hai người rõ ràng có nói chuyện với nhau nhưng lại không khi nào nhìn nhau, y như là người nào cũng chỉ nói chuyện với... chính mình.
“Cũng có thể đó là hai vợ chồng đang giận nhau chăng”?
Chúng xầm xì với nhau và ném tia mắt “kém thiện lương” về phía Thư Hương...
Ở một thị trấn nhỏ, cuộc vui vẫn không phải ít, thế nhưng cái đám tiểu nhị này vẫn có thói quen chọc ghẹo con cái nhà lành, nhất là đối với những cô gái quê ra chợ.
Ngay lúc đó, trước cửa quán chợt có tiếng lục lạc khua, người ta dòm ra thấy hai con lừa thật đẹp dừng lại, và hai cậu bé từ trên lưng lừa nhảy xuống.
Thường thường lừa thì không bằng ngựa, vì lừa có vẻ hiền lành chậm chạp, nhưng hai con lừa này thì khác, lông chúng thật mướt, đầu lại cất cao, thêm vào đó yên cương mới toanh, lộng lẫy, thực khách nhìn chăm chú và không ngớt trầm trồ.
Hai cậu bé nhìn vào quán xầm xì một chút rồi đi vào, chúng chỉ độ mười ba mười bốn tuổi, nhưng dáng đi, cách nhìn trông có vẻ còn hơn người lớn.
Cậu bé áo xanh cầm roi da ngoắc ngoắc tên tiểu nhị :
- Ê, quán này lớn nhất ở đây phải không?
Thư Hương chút nữa đã bật cười.
Nàng nhớ tiếng “ê” mà nàng đã gọi gã “heo hèm”, nàng quay lại thấy hai cậu bé này ngồ ngộ, chúng ăn vận gọn gàng và sang trọng, vẻ trông thật dễ thương, giọng nói tuy có vẻ phách lối nhưng miệng chúng thật có duyên, nhất là cái lúm đồng tiền trên má càng làm miệng chúng như luôn điểm nụ cười.
Hai cậu đều xấp xỉ tuổi nhau và phảng phất giống nhau.
Tên tiểu nhị cười hề hề mơn trớn, nhưng viên quản lý đã hớt nói :
- Vâng vâng, thưa hai cậu cứ vào, quán chúng tôi lớn nhất ở đây, nhị vị muốn dùng chi thảy đều có đủ.
Cậu bé áo xanh nhìn quanh và nói với cậu bé áo hồng :
- Ta đã nói mà cứ cải, thị trấn này nghèo mạt, tiệm quán lớn nhất gì mà tồi tàn quá.
Cậu bé áo hồng cũng nhìn quanh :
- Thây kệ, không có chỗ nào hơn thì biết làm sao.
Cậu bé áo xanh cau mặt :
- Dơ dáy quá, như thế này thì cô nương làm sao ăn được?
Cậu bé áo hồng chắc lưỡi :
- Chớ đâu có chỗ nào nữa, cứ dặn chúng sửa soạn cho sạch sẽ một chút.
Tên quản lý vội nói :
- Vâng vâng, chúng tôi sẽ cho dọn dẹp sạch sẽ, thay chén đũa mới...
Cậu bé áo xanh hất mặt :
- Tiệc thật ngon, bao nhiêu một bàn?
Tên quản lý đáp :
- Dạ thưa cao nhất là năm lượng.
Cậu bé áo xanh nhăn mặt :
- Năm lượng bạc thì làm sao mà ăn được? Bộ các ngươi tưởng bọn ta nhà quê chắc?
Tên quản lý cười cười :
- Dạ không, thông thường là như thế, chớ nếu quý khách cần hơn thì chúng tôi sẽ chọn toàn thức ăn hảo hạng, mười lăm, hai mươi lượng một bàn cũng có.
Cậu bé áo xanh chắc lưỡi gật đầu :
- Được rồi, hai mươi lượng một bàn, đặt sẵn cho ta một bàn, nhớ làm cho chu đáo rồi sẽ có thưởng thêm.
Cậu ta ném lên quày hàng một nén bạc và nói tiếp :
- Tiền cọc đó, chút nữa chúng ta trở lại.
Cậu ta kéo tay đồng bạn đi ra, cả hai đều ném về phía Thư Hương một cái nhìn thật “người lớn” và xầm xì cười rộ bước ra, nhưng trước khi lên yên, chúng lại ném thêm cái nhìn “hữu ý” bào mặt Thư Hương rồi mới chịu ra roi.
Bên trong có tiếng vỗ tay :
- Tốt quá, từ ngày bỏ quan ngoại vào đây, ta mới thấy cặp lừa này thật tốt.
Mọi người nhìn lại, thấy người nói từ trên lầu bước xuống.
Hắn là một đại hán cao lớn có hàm râu quai nón, mặt áo bành ngực, trên tay còn cầm chén rượu.
Theo sau là một gã mặt vàng bệt, hai mắt đỏ hoe, xem chừng chưa quá bốn mươi, nhưng dáng đi cóm róm, nếu không do một tật bịnh lâu đời thì chắc chắn là người tửu sắc quá độ...
Hắn cười phụ họa :
- À à... nếu Ngưu đại gia mà khen thì nhất định là tốt rồi.
Sau họ còn có hai người.
Một người cao ốm, bên hông có đeo thanh kiếm, võ kiếm đen ngòm, dáng cách trông khá ngang nhiên, chỉ có điều cặp mắt láo liên và nhất là vành môi luôn điểm nụ cười khinh khỉnh, làm như trong đời chỉ có hắn mới là anh hùng hảo hán...
Người sau cùng lớn tuổi nhất, hàm răng to bản vàng bệt của lão đã rụng gần phân nửa, số còn lại chìa ra ngoài mặt lão nhăn nheo nhưng hắn ăn mặc thì sắc mầu thật trẻ, thật sang, tay cầm cây quạt viền kim tuyến chói ngời.
Vừa bước xuống thang lầu, lão đằng hắng một tiếng lớn như ho và khạt luôn một bãi đờm xuống đất, làm như lão bước vào cầu xí chớ không phải quán ăn.
Bao nhiêu cơm vô bụng nãy giờ, thiếu chút nữa Thư Hương đã ói cả ra.
Liếc nhìn đám bốn người này, Thư Hương bỗng thấy gã Trương... Óc Mít đẹp trai hơn bao giờ hết.
Bọn chúng xuất hiện thì trong quán y như là không có một ai, vì dáng cách khệnh khạng, thái độ ồn ào của chúng.
Những người có mặt, không ai nói ra nhưng từ tia mắt của họ đủ thấy bất bình.
Ngưu đại gia nốc cạn chén rượu đánh “khà” một tiếng như rắn hổ :
- Xem dáng cách của hai đứa bé đó thì vị cô nương của chúng nhất định là “có hạng” đó nghe.
Tên mặt vàng bịnh hoạn cười hì hì :
- Cho cô ta “có hạng” đến mức nào, cứ hể đến đây là phải bái kiếm Ngưu đại gia vậy hè...
Ngưu đại gia lắc đầu :
- Tử Tú, đừng nói thế chớ, có mặt Mỹ Công và Lý công tử, nói thế không nên, giang hồ hào kiệt có nhiều, ta chỉ được bạn bè hổ trợ thế thôi...
Câu nói của Ngưu đại gia đã giới thiệu luôn cả ba tên.
Tử Tú không hiểu xuất thân ra sao, nhưng bằng cách “nói” chuyên môn của hắn, ai cũng có thể biết hắn thuộc hàng thân cận “quạt mo” của Ngưu đại gia, còn lão già cầm quạt là Âu Dương Mỹ, giang hồ ai cũng nghe lối tự xưng “Mỹ Công” của lão; tên cao ốm có kiếm võ đen là Lý công tử, chưa ai biết rõ tên hắn, nhưng chắc chắn cả hai thuộc hàng thượng khách cho nên Ngưu đại gia có hơi trọng vọng.
Âu Dương Mỹ him híp đôi mắt, cười đưa hết chân răng vàng nghệt ra ngoài :
- Ngưu huynh khiên tốn thì thôi, bất cứ ai đến nơi này cũng phải biết lễ chớ...
Ngưu đại gia cười khà khà :
- Thật ra thì ở quan ngoại, tại hạ cũng không kém gì ai, nhưng vào đây rồi thì làm sao dám sánh với Mỹ Công huynh.
Âu Dương Mỹ khoát tay :
- Ngưu huynh đừng quên rằng chúng tôi từ xa đến chiêm ngưỡng Ngưu Đại huynh đó nghe...
Thư Hương thật phát gớm, bộ mặt nào cũng làm cho nàng muốn ói cả và nàng chợt nhớ đến Ngưu Ma Vương trong truyện Tây Du. Không biết “con trâu nước” đó ra sao, nhưng chắc phải hơn cái gã “Ngưu đại gia” này nhiều lắm, vì dầu sao cũng còn có được Thiết Phiến Công Chúa tôn là chồng, còn cái gã râu ria này thì chỉ có “Quỷ Dạ Xoa” dám ưng hắn mà thôi.
Ngưu đại gia vụt hỏi :
- À nè, Mỹ Công huynh đi nhiều biết rộng, chẳng hay có rõ gốc của hai chú bé cỡi lừa hồi nãy không cà?
Âu Dương Mỹ trầm ngâm và lắc đầu :
- Không rõ lắm, nhưng theo cung cách của chúng thì nếu không phải hạng con nhà cao quan hiển đạt, thì cũng là hàng vọng tộc võ lâm, nhưng cũng không lạ lắm đâu, thứ đó bây giờ cũng có nhiều...
Ngưu đại gia gật gật :
- Có thể lắm, cô nương của chúng chắc là con quan về quê viếng thăm thân thích...
Tên “Lý công tử” lắc đầu :
- Nhị vị lầm rồi...
Âu Dương Mỹ nhướng mắt :
- Sao? Lý công tử biết họ à?
Ngưu đại gia hỏi tới :
- Vị cô nương đó là...
Lý công tử chận đáp :
- Chi mà phải gọi đến “vị” lận? Hồng Nương đó.
Ngưu đại gia nhướng mắt :
- Hồng Nương?
Lý công tử hỏi :
- Hồng Nương mà Ngưu huynh không biết sao?
Ngưu đại gia cười :
- Biết thì đã biết quá rồi, nhưng Hồng Nương sao cung cách lớn lối thế?
Lý công tử nói :
- Vì Hồng Nương này rất đặc biệt.
Ngưu đại gia hình như đã “say” câu chuyện, hắn hỏi dồn :
- Đặc biệt chỗ nào?
Lý công tử đáp :
- Hồng Nương vốn để cho người ta chọn, nhưng Hồng Nương này thì lại chọn người, chẳng những người không vừa không đi, giường không vừa ý không lên, chỗ không vừa ý không đến và tự nhiên, tiền không vừa ý lại càng không được.
Ngưu đại gia mở tròn đôi mắt :
- Chi mà dử thế? Bộ trong mình cô ta có trổ hoa sao?
Lý công tử lắc đầu :
- Chẳng những không có hoa, mà cỏ cũng không có luôn.
Ngưu đại gia bật cười hô hố :
- Cha... sao mà rành quá vậy?
Âu Dương Mỹ cũng cười, vừa cười lão vừa liếc Thư Hương.
Thư Hương nghệch mặt, cô ta không biết họ nói gì nhưng không câu nào nàng hiểu cho trọn vẹn.
Nhất là hai tiếng “Hồng Nương”, nghe thật lạ tai.
Nàng dự định có dịp sẽ hỏi gã “óc mít”, cái tên “đại đầu” có lẽ là cái gì hắn cũng rành.
Ngưu đại gia lại nói :
- Cứ như thế thì cũng đâu có gì mà cô ta làm cao như thế?
Lý công tử đáp :
- Tại vì đàn ông là thứ mù, gặp kẻ càng làm cao thì họ càng bu theo dử. Vì được nên họ lại càng làm cao hơn nữa.
Ngưu đại gia gật gật :
- Đúng, đúng, như thế thì cô ta quả đã chộp được cái nhược điểm của đàn ông, chỉ nghe không mà tôi cũng bắt... táy máy rồi đây, có dịp nhất định sẽ thử chơi cho biết.
Âu Dương Mỹ vụt vỗ tay :
- Thôi, tôi nhớ ra rồi...
Ngưu đại gia hỏi :
- Sao? Mỹ Công huynh biết cô ta?
Âu Dương Mỹ hỏi :
- Người mà Lý công tử nói đó có phải là “Trương Hảo Nhi” không hè?
Lý công tử gật đầu :
- Đúng rồi, cô ta đó.
Ngưu đại gia lại cười hô hố :
- Trương Hảo Nhi? Chà, nội cái tên nghe cũng đã hay rồi, nhưng không biết “hay” ở chỗ nào đây?
Âu Dương Mỹ nói :
- Nghe nói nàng có nhiều điểm đặc biệt lắm, nàng thuộc về hàng Hồng Nương của võ lâm, nghe đâu nghề ngón thuộc vào “cứng” đó nghen.
Ngưu đại gia nhướng mắt :
- Sao? Mỹ Công huynh chắc cũng đã thấy... hưng hứng rồi à? Chà, như vậy không biết hôm nay cô ta sẽ chọn ai?
Hai người nhìn nhau cười, nhưng cái cười cơi như đã... thiếu phần thân thiết.
Chuyện đời là như thế, một khi đã dính vào hơn “tiền” và mùi “đàn bà” rồi thì rất có thể bằng hữu cũng trở thành thù địch.
Nhất là những tay này vốn không phải là bằng hữu, có bóng hồng phất qua là dễ đụng nhau.
Ngưu đại gia đưa mắt qua Lý công tử :
- Cứ theo cách nói của Lý công tử thì chắc Lý công tử đã có “thám hiểm” rồi chắc?
Lý công tử cười cười không nói.
Bất cứ ai nhìn vào bộ mặt khi cười của Lý công tử, thì bàn tay cũng làm như... ngứa ngay, nếu không có gì trở ngại, chắc sẽ dễ dàng tặng cho hắn một quả thôi sơn.
Hắn lại nhún nhún vai :
- Nhưng không biết tại làm sao Trương Hảo Nhi lại đến chỗ này, chẳng lẽ cô ta đánh hơi được Ngưu đại gia?
Ngưu đại gia cười, nhưng cái cười của hắn bây giờ nghe như cười khẩy :
- Tôi định xuất cho nàng năm trăm lượng, nhưng không biết đã đủ chưa?
Lý công tử lại nhún nhún vai không nói...
Lâu quá không “nâng” được tiếng nào, gã Tử Tú bây giờ mới chìa bộ mặt vàng nghệt tới trước cười hì hì :
- Bộ cô ta có bịt vàng sao? Năm trăm lượng là đủ cho cô ta chạy theo lên giường liền. Bây giờ để tôi đi dọn phòng hoa cho Ngưu đại gia là vừa đấy.
Con người lóm thóm quả xứng với tư cách của hắn, hình như thấy thiên hạ nhốm chân là lật đật thụp xuống “độ” ngay.
Ngưu đại gia lắc đầu :
- Khoan, ta còn phải tính lại xem, chưa chắc cô nàng chịu mà ta đã chịu, năm trăm lượng đâu phải là dễ kiếm.
Bợ một cái không trúng ngay bàn tọa mà lại trợt xuống chân, Tử Tú hỉnh hỉnh bộ mặt bịnh hoạn của hắn lên cười hì hì, trông thật là thảm hại...
Âu Dương Mỹ cười lớn :
- Cứ sửa soạn đi, chỉ cần có tân nương thì lo gì không có tân lang.
Thư Hương dằn hết muốn nổi, cũng may khi đó bọn Ngưu đại gia đi trở lên lầu, nàng vội hỏi ngay :
- Nè, Hồng Nương là cái gì? Bộ tân nương phải không?
Trương Dị bật cười :
- Có lúc cũng là... tân nương.
Thư Hương hỏi :
- Nhưng tân nương của ai?
Trương Dị đáp :
- Rất nhiều người.
Thư Hương nhướng mắt :
- Một người thì làm sao lại làm tân nương cho nhiều người được?
Trương Dị quay lại nhìn nàng khá lâu và hỏi :
- Cô không hiểu thật à?
Thư Hương cự nự :
- Hiểu thì ai lại tốn công hỏi làm chi?
Trương Dị thở ra :
- Cô ta có thể làm tân nương cho nhiều người được, là vì mỗi một đêm cô ta có thể thay năm ba vị tân lang.
Tác giả :
Cổ Long