Cảnh Xưa Người Cũ
Chương 9
Ông bà ngoại ngồi cạnh đó. Ông hỏi Thư với vẻ cảm động, bởi trong mắt ông, mẹ của Thư bớt đi nhiều, khuôn mặt hồng hào, ánh mắt lanh lợi hơn, nụ cười tươi, cho khuôn mặt rạng rỡ hơn:
- Điều trị Ở đây tốn kém nhiều không Thư?
Xoa cánh tay của mẹ, bởi dấu bầm xanh cho truyền dịch tĩnh mạch, do bà lăn lộn trong đau đớn để lại, Thư cười.
- Đây là bệnh viện mà ngoại. Đâu có tốn kém bao nhiêu.
- Con đừng có giấu ngoại. Khi ngồi đợi con ngoài hành lang, ông đã hỏi thăm cô y tá, những thân nhân, người ta không hề giấu gì cả. Thư Thư à! Có gì khó khăn, ngoại se cùng lo với con mà.
- Ngoại à! Bao năm nay, mẹ con đã là gánh nặng, nỗi cực khổ của ngoại quá nhiều rồi. Ngày nay, có khả năng thay ngoại, con làm sao từ chối bổn phận đứa con của mình được chứ.
Ông thở dài. Bà đưa khăn lên lau mắt, bà nghẹn ngào:
- Thu Tâm gởi lời xin lỗi con, vì bên chồng nó không cho giữ tiền nữa. Nên chị con không còn cách nào giúp đỡ, phụ với con lo cho bà mẹ tội nghiệp này. Thư Thư! Con không giận chị ấy chứ?
Thư Thư thở ra, nhún vai, vẻ chán nản:
- Trái lại, con rất thương hoàn cảnh của chị ấy, dù sao con cũng có tự do hơn. Tất cả đều do một tay bà ấy xoay chuyển. Ba con lại mù quáng nên con cái của ông gặp muôn vàn vất vả trong cuôc. sống. Trái lại, mẹ con bà ta ung dung tự tại.
Ông ngoại thấp giọng an ủi đứa cháu ngoại tội nghiệp của mình:
- Thư Thư à! Chuyện đã vậy rồi, có nói gì cũng vậy thôi. Hãy nghĩ rằng con chưa hề có ba đi, ráng lo cho tròn bổn phận của mình, khi ông ta đâu còn nghĩ và lo cho mẹ con chứ.
- Con biết chứ ngoại. Đến lúc ba con biết bà ấy tâm địa thế nào thì gia đình đó chỉ còn cái vỏ rỗng không mà thôi. Đó cũng là cái giá phải trả thôi.
- Sao con nói vậy Thư? Bà ta có vấn đề không ổn sao?
- Ngoại không biết bà ấy bằng con đâu. Từ từ ngoại sẽ biết. Con nói thật, bao nhiêu năm qua nếm đủ điều cay đắng, con học được rất nhiều điều. Lúc nào nên chịu đựng mềm dẻo, khi nào phải cứng rắng. Ngoại yên tâm đi. Con không để ai có dịp ăn hiếp con nữa đâu.
Ông gằn giọng hỏi, mắt nhìn quanh phòng:
- Tiền đâu mà con lo toàn bộ chi phí ở đây vậy Thư? Ngoại hỏi rồi, số tiền chi dụng không nhỏ Thư `a.
Thư vuốt tóc, cô đi chậm ra ngoài hành lang. Bà ngồi bên con gái mình, nét hạnh phúc hiện rõ lên khuôn măt. nhăn nheo ấy. Trong khi ông ngồi bên Thư. Cô bé nắm tay ông, nhỏ nhẹ kể:
- Con biết không làm sao giấu được ngoại. Đành phải kể lại cho ngoại yên lòng thôi.
- Có vậy chứ. Ngoại nuôi con từ nhỏ, làm sao ngoại không biết được.
- Ngoại à! Bằng bất cứ giá nào, con cũng phải điều trị cho mẹ khỏi hẳn. Chứ nhìn bà sống không ra sống, con khổ lắm.
- Ai đành lòng như vậy. Nhưng già rồi, ngoại đâu có khả năng, biết làm sao giờ.
- Con biết tính ngoại mà. Ngoại à! Con nhất did.nh đưa mẹ con lên đây là vì anh Huy có giao cho con số tiền, bảo rằng của ba con cho.
- Vậy sao? Thằng Huy làm bác sĩ, con nhờ nó có phải không?
- Con đâu có cho ảnh gặp mà nhờ. Vả lại, anh ấylàm việc ở bệnh viện thành phố, còn ở đây là Biên Hoà mà, ngoại quên sao?
Ông gật gù cười:
- Mới đó rồi quên. Mà sao con lại giận thằng Huy? Ngoại thấy nó thương con lắm mà. Cứ một tuần hoặc hơn là nó về thăm ngoại, hỏi thăm con đủ thứ hết. Nó hỏi địa chỉ của con, nhưng ngoại đâu có biết mà nói. Nhiều lúc ngoại nghe nó than thở nên biết thằng Huy thương c on.
- Ngoại đừng có thấy vậy mà lầm. Nhã Chi được ba má anh ta chấp nhận là dâu, cho về nhà ở. Họ đang chọn ngày làm lễ cưới đó. Bộ ngoại muốn Thư về làm vợ lẽ của ông bác sĩ nhiều chuyện đó sao? Cho ngoại hay nha. Con ghét anh ta, trời còn phải biết đó.
- Thương hay ghét đây? Ngoại chắc chắn là thằng Huy thương con thật.
- Thương mà chứa chấp con bé và bà ấy trong nhà. Ngoại đừng có nhắc nữa. Con ghét lắm. Nói chuyện về mẹ con nè, ngoại nghe không?
Ông cười bởi nét phụng phịu của cô.
- Thì nói đi, chưa nói làm sao ngoại nghe được.
- Ngoại đó, lần nào gặp con, ngoại cũng nói tốt cho ông bác sĩ trời đánh đó hết. Tại ngoại chưa nghe anh ta mắng con, ngoại mà nghe rồi tức chết luôn đó.
- Mắng làm sao? Chắc là con cũng làm dữ với người ta lắm, chứ ngoại biết thằng Huy điềm đạm, tốt bụng và thương con nhiều.
Thư ngả người, lém lỉnh hỏi:
- Mỗi lần về thăm ngoại, bộ anh ấy mua trà ngon cho ngoại chứ gì?
- Sao con biết? Ờ, thì nó biết người già thích uống trà nên muốn lấy lòng ông già này chút vậy mà. Nếu không có cháu ngoại gái thì dễ gì.
Ông cũng cười theo Thư. Cô ngước lên hỏi:
- Có cả bánh ngọt đặt biệt nữa, đúng không?
- Chẳng lẽ uống nước trà không? Thì phải có bánh mới đủ vị chứ.
- Cho nên ngoại cũng bênh vực anh ấy "đủ vị" luôn.
Ông thật vui khi thấy Thư tươi tắn hơn:
- Nè. Thư! Mẹ con đỡ nhiều rồi, nhìn ngoại biết chào hỏi. Thật là ngoại không thể nào ngờ được. Nếu biết tiền ít mà hết bệnh như vậy, ngoại đâu để đến ngày nay.
- Không đơn giản đâu ngoại. Ông bác sĩ là Việt kiều đó mới về nước, chuyên trị bệnh như mẹ con vậy. Vợ Ông ấy ngày xưa bệnh vì chứng kiến cảnh con chết cùng cha mẹ bà ấy trong hố bom. Bà may mắn sống nhưng điên tỉnh như mẹ của con. Hồi đó ông ấy nghèo, đâu có tiền lo cho vợ, may mắn sau này có ông Pháp thương điềi trị mới khỏi.
- Rồi ông ấy giờ đây giúp đỡ mẹ con?
- Dạ, vợ Ông ấy chết bên Pháp. Ông trở về nước với tâm nguyện nên vào đây phục vụ miễn phí, nhưng tùy gia cảnh nữa. Nhờ người bạn giới thiệu con gặp và kể lại chuyện đời của mẹ con. Ông ấy cảm động nên giúp với điều kiện...
- Điều kiện gì? Thư Thư à! Con còn trẻ, đừng có đem cả cuộc đời để đền ơn đáp nghĩa cho ông ấy nhá. Ngoại không cam tâm đâu.
- Trời ơi! Ngoại nghĩ gì vậy? Ông ta già hơn cả ba con, dám bằng ngoại lắm à. Bộ ngoại tưởng ông ta để ý con hả?
- Vậy chứ điều kiện gì? Thư Thư à! Con đừng làm cho ông ngoại hồi hộp nữa. Ngoại không muốn ai lợi dụng như mẹ con ngày xưa vậy.
Thư cười, ôm cánh tay ông, giải thích:
- Con biết rồi. Thấy mẹ con khổ thế nào là kinh nghiệm con tầng ấy. Ngoại à! Con bây giờ chín chắn rồi, dễ gì trao đổi phần thiêt. về mình. Nhưng nếu con làm vợ của một bác sĩ giàu lòng nhâ ái, cơ ngơi khá giả, có phương tiện xuất ngoại như ông ấy cũng là điều tốt vậy ngoại. Miễn mẹ con bình phục là được rồi.
- Vậy là con nhận lời rồi sao?
- Nhận lời gì?
- Thì làm vợ Ông ấy đó.
Thư nhướng mắt, cười, lắc đầu rồi nghiêng măt. nhìn ông:
- Ông ngoại à! Ai thèm cưới con gái của bà điên chứ? Ông bác sĩ muốn con dạy hai đứa con của ông ấy tiếng Anh và tiếng Việt của mình nè. Bao giờ hai cô cậu ấy giỏi, xem như con trả công và chi phí thuốc men cho mẹ con đến ngày bình phục đó, ông ngoại à.
- Vậy cũng tốt chứ sao. Sẵn dịp con ôn bài cho giỏi luôn.
- Ngoại không thấy thiệt thòi về phần con hay sao? Lỡ hai cô cậu này lười biếng không chịu học, thời gian kéo dài, chắc chết con luôn. Trong khi mẹ con chỉ cần năm ba tháng là hết bệnh rồi. Ông ấy già nên có kinh nghiệm. Tại con thương mẹ, nên con mới chịu, chứ nếu không, dễ gì con chịu cho ông ta buồn chứ.
- Con dạy có tốn kém gì mà so bì. Người ta có ý tốt, không cảm ơn còn nói. Nếu ông ta kêu ngoại lau nhà, quét sân, làm tạp dịch đến chết, ngoại cũng chịu, miễn con gái của mình mạnh giỏi là tốt rồi.
- Vậy ngoại lên dạy thay con đi. Hai cô cậu này lém lỉnh lắm.
- Bao nhiêu tuổi rồi mà còn đùa cợt với con.
- Cậu con trai hai mươi, cô tiểu thư thì mười sáu. Nhưng dáng vóc họ cao lớn lắm, hơn con một cái đầu đó ngoại.
- Nhưng con là cô giáo mà, ai dám chọc. Ngoại nhớ rằng, con đâu có hiền. Chọc đến con có nước lên trời mà ởm chứ sống sao nổi.
Thư cười khi nghe ông nhắc đến nết na của cô hồi nhỏ. Ông cười theo và hỏi:
- Thư à! Con tính tránh mặt thằng Huy hoài sao? Ngoại thấy nó tội nghiệp lắm, con ạ. Dạo này nó buồn và kể hết chuyện của Nhã Chi và cuôc. hôn nhân sắp đến. Nếu gặp được con, nó có kế hoạch khác.
- Ảnh nói với ngao.i hả?
Ông vui vẻ kể lại:
- Sao lại không kể được. Hồi con và nó quen làm sao đều kể hết, không sót chi tiết nào. Tụi con cũng có lúc vui quá chứ.
- Nhưng giờ thì hết rồi. Ảnh vui với Nhã Chi. Vắng người này có cô khác sẵn sàng đáp ứng hàng cho người tiêu dùng, làm gì có chuyện buồn. Vậy mà ngoại cũng tin nữa. Con chán ngoại ghê.
- Con làm như ngoại không có nhận xét vậy.
- Thì đó, mẹ con không do ông ngoại nghe lời công tử nhà giàu ăn nói khéo léo, dễ thuyết phục người đó sao, để giờ điên điên, tỉnh tỉnh đó. Một cô con gái, không muốn, ngoại muốn đến phiên con khùng nữa, ngoại mới lấy được kinh nghiệm à? Ông ngoại đâu có gần anh ấy bằng con. Hồ đồ, bốc đồng, không thể tha thứ được.
- Nói nói gì con? Đừng có nói thêm người ta, tội lắm nghen Thư.
- Trời đất! Bộ ngoại bị bùa của ông bác sĩ nhiều chuyện đó hay sao mà đến con mà ngoại cũng không tin, thiệt hết nói nổi rồi.
- Thì thôi, ngoại tạm tin con đi. Nhưng mà nó nói gì mà c on giận?
Nhép môi, liếc dài ra ngoài, giọng cô giận dỗi:
- Không thèm cưới đứa con gái bất hiếu với cha, không thảo với nội, còn bướng bỉnh, ngang tàng, phách lối, đủ tật xấu hết. Anh ta chỉ yêu người vợ hiền lành, nói tóm lại là những đức tính có ở Nhã Chi. Ôi! Đừng nhắc đến anh ta nữa, con chán lắm rồi ngoại à.
- Con không gạt nội chứ Thư?
- Ông bị Quốc Huy gạt thì có. Nếu ngoại là con gái, chắc phải vào Từ Dũ nằm vài lần mới có kinh nghiệm à.
Ông chỉ cười, không nói gì. Cô nhìn đồng hồ, quay sang ông, căn dặn:
- Con đến giờ dạy rồi. Ngoại thăm chừng mẹ con, chừng nào muốn nghỉ thì về phòng con nha.
- Ngoại biết rồi.
- Phòng đó là do ông bác sĩ dành cho con, đến bao giờ mẹ con hết bệnh mới trả lại. Ngoại xem, ông ấy tốt với con hơn "thằng Huy" của ngoại không? Cho nên ngoại đừng nhắc nhân vật đó nữa nghen. Con mua trà ngon cho ngoại há.
Cô cười nhún vai, lém lỉnh quay đi.
- Điều trị Ở đây tốn kém nhiều không Thư?
Xoa cánh tay của mẹ, bởi dấu bầm xanh cho truyền dịch tĩnh mạch, do bà lăn lộn trong đau đớn để lại, Thư cười.
- Đây là bệnh viện mà ngoại. Đâu có tốn kém bao nhiêu.
- Con đừng có giấu ngoại. Khi ngồi đợi con ngoài hành lang, ông đã hỏi thăm cô y tá, những thân nhân, người ta không hề giấu gì cả. Thư Thư à! Có gì khó khăn, ngoại se cùng lo với con mà.
- Ngoại à! Bao năm nay, mẹ con đã là gánh nặng, nỗi cực khổ của ngoại quá nhiều rồi. Ngày nay, có khả năng thay ngoại, con làm sao từ chối bổn phận đứa con của mình được chứ.
Ông thở dài. Bà đưa khăn lên lau mắt, bà nghẹn ngào:
- Thu Tâm gởi lời xin lỗi con, vì bên chồng nó không cho giữ tiền nữa. Nên chị con không còn cách nào giúp đỡ, phụ với con lo cho bà mẹ tội nghiệp này. Thư Thư! Con không giận chị ấy chứ?
Thư Thư thở ra, nhún vai, vẻ chán nản:
- Trái lại, con rất thương hoàn cảnh của chị ấy, dù sao con cũng có tự do hơn. Tất cả đều do một tay bà ấy xoay chuyển. Ba con lại mù quáng nên con cái của ông gặp muôn vàn vất vả trong cuôc. sống. Trái lại, mẹ con bà ta ung dung tự tại.
Ông ngoại thấp giọng an ủi đứa cháu ngoại tội nghiệp của mình:
- Thư Thư à! Chuyện đã vậy rồi, có nói gì cũng vậy thôi. Hãy nghĩ rằng con chưa hề có ba đi, ráng lo cho tròn bổn phận của mình, khi ông ta đâu còn nghĩ và lo cho mẹ con chứ.
- Con biết chứ ngoại. Đến lúc ba con biết bà ấy tâm địa thế nào thì gia đình đó chỉ còn cái vỏ rỗng không mà thôi. Đó cũng là cái giá phải trả thôi.
- Sao con nói vậy Thư? Bà ta có vấn đề không ổn sao?
- Ngoại không biết bà ấy bằng con đâu. Từ từ ngoại sẽ biết. Con nói thật, bao nhiêu năm qua nếm đủ điều cay đắng, con học được rất nhiều điều. Lúc nào nên chịu đựng mềm dẻo, khi nào phải cứng rắng. Ngoại yên tâm đi. Con không để ai có dịp ăn hiếp con nữa đâu.
Ông gằn giọng hỏi, mắt nhìn quanh phòng:
- Tiền đâu mà con lo toàn bộ chi phí ở đây vậy Thư? Ngoại hỏi rồi, số tiền chi dụng không nhỏ Thư `a.
Thư vuốt tóc, cô đi chậm ra ngoài hành lang. Bà ngồi bên con gái mình, nét hạnh phúc hiện rõ lên khuôn măt. nhăn nheo ấy. Trong khi ông ngồi bên Thư. Cô bé nắm tay ông, nhỏ nhẹ kể:
- Con biết không làm sao giấu được ngoại. Đành phải kể lại cho ngoại yên lòng thôi.
- Có vậy chứ. Ngoại nuôi con từ nhỏ, làm sao ngoại không biết được.
- Ngoại à! Bằng bất cứ giá nào, con cũng phải điều trị cho mẹ khỏi hẳn. Chứ nhìn bà sống không ra sống, con khổ lắm.
- Ai đành lòng như vậy. Nhưng già rồi, ngoại đâu có khả năng, biết làm sao giờ.
- Con biết tính ngoại mà. Ngoại à! Con nhất did.nh đưa mẹ con lên đây là vì anh Huy có giao cho con số tiền, bảo rằng của ba con cho.
- Vậy sao? Thằng Huy làm bác sĩ, con nhờ nó có phải không?
- Con đâu có cho ảnh gặp mà nhờ. Vả lại, anh ấylàm việc ở bệnh viện thành phố, còn ở đây là Biên Hoà mà, ngoại quên sao?
Ông gật gù cười:
- Mới đó rồi quên. Mà sao con lại giận thằng Huy? Ngoại thấy nó thương con lắm mà. Cứ một tuần hoặc hơn là nó về thăm ngoại, hỏi thăm con đủ thứ hết. Nó hỏi địa chỉ của con, nhưng ngoại đâu có biết mà nói. Nhiều lúc ngoại nghe nó than thở nên biết thằng Huy thương c on.
- Ngoại đừng có thấy vậy mà lầm. Nhã Chi được ba má anh ta chấp nhận là dâu, cho về nhà ở. Họ đang chọn ngày làm lễ cưới đó. Bộ ngoại muốn Thư về làm vợ lẽ của ông bác sĩ nhiều chuyện đó sao? Cho ngoại hay nha. Con ghét anh ta, trời còn phải biết đó.
- Thương hay ghét đây? Ngoại chắc chắn là thằng Huy thương con thật.
- Thương mà chứa chấp con bé và bà ấy trong nhà. Ngoại đừng có nhắc nữa. Con ghét lắm. Nói chuyện về mẹ con nè, ngoại nghe không?
Ông cười bởi nét phụng phịu của cô.
- Thì nói đi, chưa nói làm sao ngoại nghe được.
- Ngoại đó, lần nào gặp con, ngoại cũng nói tốt cho ông bác sĩ trời đánh đó hết. Tại ngoại chưa nghe anh ta mắng con, ngoại mà nghe rồi tức chết luôn đó.
- Mắng làm sao? Chắc là con cũng làm dữ với người ta lắm, chứ ngoại biết thằng Huy điềm đạm, tốt bụng và thương con nhiều.
Thư ngả người, lém lỉnh hỏi:
- Mỗi lần về thăm ngoại, bộ anh ấy mua trà ngon cho ngoại chứ gì?
- Sao con biết? Ờ, thì nó biết người già thích uống trà nên muốn lấy lòng ông già này chút vậy mà. Nếu không có cháu ngoại gái thì dễ gì.
Ông cũng cười theo Thư. Cô ngước lên hỏi:
- Có cả bánh ngọt đặt biệt nữa, đúng không?
- Chẳng lẽ uống nước trà không? Thì phải có bánh mới đủ vị chứ.
- Cho nên ngoại cũng bênh vực anh ấy "đủ vị" luôn.
Ông thật vui khi thấy Thư tươi tắn hơn:
- Nè. Thư! Mẹ con đỡ nhiều rồi, nhìn ngoại biết chào hỏi. Thật là ngoại không thể nào ngờ được. Nếu biết tiền ít mà hết bệnh như vậy, ngoại đâu để đến ngày nay.
- Không đơn giản đâu ngoại. Ông bác sĩ là Việt kiều đó mới về nước, chuyên trị bệnh như mẹ con vậy. Vợ Ông ấy ngày xưa bệnh vì chứng kiến cảnh con chết cùng cha mẹ bà ấy trong hố bom. Bà may mắn sống nhưng điên tỉnh như mẹ của con. Hồi đó ông ấy nghèo, đâu có tiền lo cho vợ, may mắn sau này có ông Pháp thương điềi trị mới khỏi.
- Rồi ông ấy giờ đây giúp đỡ mẹ con?
- Dạ, vợ Ông ấy chết bên Pháp. Ông trở về nước với tâm nguyện nên vào đây phục vụ miễn phí, nhưng tùy gia cảnh nữa. Nhờ người bạn giới thiệu con gặp và kể lại chuyện đời của mẹ con. Ông ấy cảm động nên giúp với điều kiện...
- Điều kiện gì? Thư Thư à! Con còn trẻ, đừng có đem cả cuộc đời để đền ơn đáp nghĩa cho ông ấy nhá. Ngoại không cam tâm đâu.
- Trời ơi! Ngoại nghĩ gì vậy? Ông ta già hơn cả ba con, dám bằng ngoại lắm à. Bộ ngoại tưởng ông ta để ý con hả?
- Vậy chứ điều kiện gì? Thư Thư à! Con đừng làm cho ông ngoại hồi hộp nữa. Ngoại không muốn ai lợi dụng như mẹ con ngày xưa vậy.
Thư cười, ôm cánh tay ông, giải thích:
- Con biết rồi. Thấy mẹ con khổ thế nào là kinh nghiệm con tầng ấy. Ngoại à! Con bây giờ chín chắn rồi, dễ gì trao đổi phần thiêt. về mình. Nhưng nếu con làm vợ của một bác sĩ giàu lòng nhâ ái, cơ ngơi khá giả, có phương tiện xuất ngoại như ông ấy cũng là điều tốt vậy ngoại. Miễn mẹ con bình phục là được rồi.
- Vậy là con nhận lời rồi sao?
- Nhận lời gì?
- Thì làm vợ Ông ấy đó.
Thư nhướng mắt, cười, lắc đầu rồi nghiêng măt. nhìn ông:
- Ông ngoại à! Ai thèm cưới con gái của bà điên chứ? Ông bác sĩ muốn con dạy hai đứa con của ông ấy tiếng Anh và tiếng Việt của mình nè. Bao giờ hai cô cậu ấy giỏi, xem như con trả công và chi phí thuốc men cho mẹ con đến ngày bình phục đó, ông ngoại à.
- Vậy cũng tốt chứ sao. Sẵn dịp con ôn bài cho giỏi luôn.
- Ngoại không thấy thiệt thòi về phần con hay sao? Lỡ hai cô cậu này lười biếng không chịu học, thời gian kéo dài, chắc chết con luôn. Trong khi mẹ con chỉ cần năm ba tháng là hết bệnh rồi. Ông ấy già nên có kinh nghiệm. Tại con thương mẹ, nên con mới chịu, chứ nếu không, dễ gì con chịu cho ông ta buồn chứ.
- Con dạy có tốn kém gì mà so bì. Người ta có ý tốt, không cảm ơn còn nói. Nếu ông ta kêu ngoại lau nhà, quét sân, làm tạp dịch đến chết, ngoại cũng chịu, miễn con gái của mình mạnh giỏi là tốt rồi.
- Vậy ngoại lên dạy thay con đi. Hai cô cậu này lém lỉnh lắm.
- Bao nhiêu tuổi rồi mà còn đùa cợt với con.
- Cậu con trai hai mươi, cô tiểu thư thì mười sáu. Nhưng dáng vóc họ cao lớn lắm, hơn con một cái đầu đó ngoại.
- Nhưng con là cô giáo mà, ai dám chọc. Ngoại nhớ rằng, con đâu có hiền. Chọc đến con có nước lên trời mà ởm chứ sống sao nổi.
Thư cười khi nghe ông nhắc đến nết na của cô hồi nhỏ. Ông cười theo và hỏi:
- Thư à! Con tính tránh mặt thằng Huy hoài sao? Ngoại thấy nó tội nghiệp lắm, con ạ. Dạo này nó buồn và kể hết chuyện của Nhã Chi và cuôc. hôn nhân sắp đến. Nếu gặp được con, nó có kế hoạch khác.
- Ảnh nói với ngao.i hả?
Ông vui vẻ kể lại:
- Sao lại không kể được. Hồi con và nó quen làm sao đều kể hết, không sót chi tiết nào. Tụi con cũng có lúc vui quá chứ.
- Nhưng giờ thì hết rồi. Ảnh vui với Nhã Chi. Vắng người này có cô khác sẵn sàng đáp ứng hàng cho người tiêu dùng, làm gì có chuyện buồn. Vậy mà ngoại cũng tin nữa. Con chán ngoại ghê.
- Con làm như ngoại không có nhận xét vậy.
- Thì đó, mẹ con không do ông ngoại nghe lời công tử nhà giàu ăn nói khéo léo, dễ thuyết phục người đó sao, để giờ điên điên, tỉnh tỉnh đó. Một cô con gái, không muốn, ngoại muốn đến phiên con khùng nữa, ngoại mới lấy được kinh nghiệm à? Ông ngoại đâu có gần anh ấy bằng con. Hồ đồ, bốc đồng, không thể tha thứ được.
- Nói nói gì con? Đừng có nói thêm người ta, tội lắm nghen Thư.
- Trời đất! Bộ ngoại bị bùa của ông bác sĩ nhiều chuyện đó hay sao mà đến con mà ngoại cũng không tin, thiệt hết nói nổi rồi.
- Thì thôi, ngoại tạm tin con đi. Nhưng mà nó nói gì mà c on giận?
Nhép môi, liếc dài ra ngoài, giọng cô giận dỗi:
- Không thèm cưới đứa con gái bất hiếu với cha, không thảo với nội, còn bướng bỉnh, ngang tàng, phách lối, đủ tật xấu hết. Anh ta chỉ yêu người vợ hiền lành, nói tóm lại là những đức tính có ở Nhã Chi. Ôi! Đừng nhắc đến anh ta nữa, con chán lắm rồi ngoại à.
- Con không gạt nội chứ Thư?
- Ông bị Quốc Huy gạt thì có. Nếu ngoại là con gái, chắc phải vào Từ Dũ nằm vài lần mới có kinh nghiệm à.
Ông chỉ cười, không nói gì. Cô nhìn đồng hồ, quay sang ông, căn dặn:
- Con đến giờ dạy rồi. Ngoại thăm chừng mẹ con, chừng nào muốn nghỉ thì về phòng con nha.
- Ngoại biết rồi.
- Phòng đó là do ông bác sĩ dành cho con, đến bao giờ mẹ con hết bệnh mới trả lại. Ngoại xem, ông ấy tốt với con hơn "thằng Huy" của ngoại không? Cho nên ngoại đừng nhắc nhân vật đó nữa nghen. Con mua trà ngon cho ngoại há.
Cô cười nhún vai, lém lỉnh quay đi.
Tác giả :
Nguyễn Thị Phi Oanh