Cảnh Xưa Người Cũ
Chương 13
Nhã Chi thật sự ngã quỵ. Một tháng kéo dài chịu đựng sự lạnh lùng của Huy, đã quật ngã sự phấn đấu của cô. Nhã Chi trở về thăm nội, lại gặp Thư Thư ở đó. Thái độ của Thư thật vui vẻ khi tiếp Chi với bà nội. Từ ngày biết chuyện giữa hai gia đình, chưa bao giờ Nhã Chi thấy Thư sang đây với sự vui vẻ, dịu dàng trong ánh mắt thương yêu cho bà, cho mọi người. Nhất là nét tươi vui, hạnh phúc in trong bà, và vẻ hài lòng của ba Khải. Chỉ có mẹ là buồn lòng, nhưng không có lý do nào phản đối, đuổi Thư Thư ra khỏi khung cảnh này. Vì cô có quyền đến và ở lại chốn nay mà. Người tránh mặt, ra đi chính là Nhã Chi.
Thư định về, Quốc Huy bước vào nhà. Cúi đầu chào bà và ba của Thư, a nh nhìn Thư cười bảo:
- Anh về đến nhà ngoại mới hay em ở đây với nội. Ngoại bảo rằng giờ nội thương em, tính tình hạp với nội. Anh có đến đây tìm em, nội không rầy đâu. Nhờ vậy anh mới dám, nếu không ở nhà đợi em rồi.
- Sao anh nói không xuống, giờ lại có mặt, em đâu có biết mà chờ.
- Anh cũng định đợi em về Sài Gòn. Nhưng vắng em, nhớ quá nên đi tìm.
Quay sang nội, Huy vui vẻ hỏi:
- Nội à! Nhã Chi cũng về thăm nội mà, sao con không thấy em ấy vậy, còn bác gái nữa.
- Ờ! Thì có. Nhã Chi về còn mệt, mẹ con nó trong phòng.
- Vậy sao? Hèn gì, chắc Nhã Chi mệt vì em ấy bệnh tim mà.
Bà Phủ gật gù nhìn Huy, bảo:
- Con ngồi đây cho nội hỏi chút chuyện. Nhưng phải thành thật với nội.
- Dạ nội hỏi đi. Con không giấu bất cứ điều gì cả. Nội hãy tin con.
Bà cười ngồi gần Thư Thư, giọng thật buồn:
- Huy à! Ngày xưa mẹ của Thư Thư sống ở đây với nội một thời gian. Dù nội thích hay không cũng đã qua rồi, chuyện mẹ Thư Thư điều trị, nội cũng áy náy trong lòng nên đích thân đến thăm và phụ giúp Thư Thư chút tiền để phụng dưỡng mẹ của nó tốt hơn.
Thở dài, bà trầm giọng tiếp:
- Lên đó, nội mới biết Thư Thư vất vả thế nào trong thời gian qua. Nghị lực phấn đấu, lòng hiếu thảo trọn vẹn ấy đã làm nội xúc động và nhìn lại mình nhiều hơn. Nội thương và nể sự can đảm của đứa cháu nội mà mình đã vất bỏ từ lúc còn hôi sữa.
- Con cũng thương Thư nhiều qua đức it""nh ấy đó nội.
- Cũng phải. Từ phút giây ấy, nội xin Thư cho nội được chia sẻ, giúp đỡ mẹ nó cho đến ngày bình phục. Thư cũng tốt, nên chấp nhận sự hồi tâm của bà.
Nuốt giọng, bà thở dài, mắt nhìn vào trong phòng:
- Nhã Chi tuy không phải là máu thịt của bà, nhưng bao nhiêu năm sống bên nhau nội thương Nhã Chi hơn Thư Thư nhiều lắm. Con bé hiền, ngay thẳng và nhân hậu, tuy không có bản lĩnh can trường như Thư Thư. Mỗi đứa có một ưu và khuyết điểm riêng, nhưng nội đều quý tình bà cháu với chúng n hư nhau.
Huy liếc về phòng của Nhã Chi và nhìn Thư, thở nhẹ.
- Bà muốn con xét lòng cho kỹ trước khi chọn cho mình một người vợ.
- Nội muốn con chọn ai? - Bất ngờ Huy hỏi.
- Con chọn ai là tùy theo lòng mình yêu ai, có hợp tính tình với ai hơn. Nhưng con nhớ một điều là đừng bao giờ bắt cá hai tay, để rồi sau khi chọn xong, sẽ gây thương tổn cho người còn lại. Bởi vì hai đứa đều là cháu cưng của bà, con hiểu không Huy?
Huy thở dài, nắm tay Thư đáp nhỏ, mắt hướng về phòng ấy:
- Dạ, con hiểu. Với Thư tính tình không bằng Nhã Chi về mọi khía cạnh. Lập gia đình với Thư, sự êm ấm không sao có được, nếu con gắn bó với Nhã Chi đời sống vợ chồng sẽ bình lặng hơn. Nhưng con không đủ phước để có được người vợ hiền thục như Nhã Chi nội à.
Liếc về Thư anh tiếp:
- Nhưng con lại yêu Thư, ngược lại em ấy cũng yêu con qua lớp áo của một gã xe ôm. Đó chính là điều con trân trọng nhất, kể từ ngày khôn lớn đến nay chỉ có Thư là người con gái yêu con mà không hề tính toán. Cho nên, con không thể nào cưới ai ngoài em Thư là vậy đó.
- Rồi con tính sao v ới Nhã Chi, vì lời cầu hôn của ba mẹ con với cô ấy?
- Nội à! Nhã Chi phải biết tình vơ.chồng, cần nhất là tình yêu và sự đồng cảm mới bền vững. Còn lễ cưới và sự đồng ý của cha mẹ đôi bên là thủ tục cần có, chứ không quan trọng bằng hai trái tim của chính cả hai.
- Vậy tại sao con ân cần chăm sóc cho con bé từng ly sữa và suốt đêm ở bên cạnh để theo dõi bệnh?
- Nội à! Con là bác sĩ mà. Em ấy trở bệnh là con phải lo lắng, trách nhiệm của thầy thuốc, bắt buộc ai cũng vậy thôi. Còn cho mẹ con Nhã Chi ở nhà để tiện heo dõi, đó là cảm tình của ba mẹ con khi biết Nhã Chi không có nhà ở thành phố, chứ đâu phải là do ý con.
- Con noí sao với Nhã Chi về chuyện con với Thư?
- Con yêu em Thư lắm, nội à. Dù Thư dằn vặt và đày đọa con đủ điều. Con đã đem chuyện phân bày với Nhã Chi, nhưng em ấy không nghe, không chịu thông cảm cho tình yêu sẵn có trong con mà cứ buộc con cưới theo lời của cha mẹ. Không có t ình yêu, làm sao có hạnh phúc mà chung sống chứ.
Bà thở dài, ngọt ngào:
- Nhã Chi hiền lành nên yêu ai chỉ nghĩ đến việc cưới hỏi với người ấy. Con bé yếu đuối lắm, không có bản lĩnh để thích ứng với mọi hoàn cảnh bất ngờ xảy đến, không giống như Thư. Nội hiểu tâm trạng của nó.
- Giờ không cưới hỏi, nhưng Nhã Chi vẫn là bạn của con vậy, có gì đâu. Chỉ tại bác gái đã không an ủi mà còn kích bác, thúc đẩy để Nhã Chi mạnh dạn chiếm con lại cho mình. Chứ con đâu có xem Chi là kẻ thù hay người xa lạ. Vì trong lòng con vẫn ngưỡng mộ em ấy mà.
- Được vậy, nội mừng. Để rồi bà sẽ phân tích, an ủi, động viên Nhã Chi sau.
- Nội à! Nhã Chi đẹp lắm, để con giới thiệu bạn mình.
Bà khoát tay, lắc đầu:
- Không cần đâu, tình cảm dành cho con, trong lòng Nhã Chi chưa phai, con bé không dễ gì tiếp nhận ai. Trá lại, cùng đi một chiều sẽ không có kết quả còn gây thêm rắc rối nữa. Nhã Chi rồi cũng có tình cảm mới, bởi ai cũng có duyên nợ tạo hóa dành riêng cho mình mà.
Huy đứng dậy nhìn đồng hồ trên tay mình rồi nhỏ nhẹ:
- Con cảm ơn nội đã quan tâm đến chuyện của tụi con. Giờ, con phải về vì sắp chiều rồi, sợ ba mẹ con trông.
- Ờ. Ông bà trên nhà có định ngày nào chưa Huy?
Thư buồn bã lên tiếng, tránh cho Huy sự ngượng ngập:
- Tuy con được anh Huy thương yêu và muốn gắn bó lâu dài, nhưng ông bà ấy luôn phản đối nội à. Ba mẹ anh Huy cho rằng mẹ con điên là có tính cách di truyền. Sợ con sinh cho Huy những đứa con bất thường về tâm lý, và vì lý do chính đáng này nên ông ấy tặng cho con số tiền...
- Tiền gì vậy Thư? Bao giờ, sao anh không biết vậy?
Thư Thư lắc đầu, hai tay đan vào nhau, buồn bã nói:
- Lần ấy, ba mẹ lên chỗ em đang điều trị tìm gặp em và điều đình.
- Vấn đề gì, sao em không nói với anh?
- Ông bà cho em một số tiền với điều kiện...
- Ba mẹ anh muốn em xa anh? Đúng không? - Huy nóng nảy kết luận.
- Không sai. Dù vạn lý do bằng lời ngọt ngào, giọng êm ái, mẹ anh chỉ muốn em thực hiện ý đó thôi, và số tiền ấy sẽ là của em nếu em nghe theo lời mẹ anh.
Bà Phủ vẻ bât"" mãn, hỏi:
- Con có thái độ thế nào?
- Con thưa với ba mẹ anh Huy, để anh Huy quyết định, bởi tình yêu trong lòng con không mua cũng không bán. Con đã nhờ ba Khải gởi lại cho ba mẹ Huy. Giờ, nếu anh Huy vì lý do nào đó không cưới, con cũng không trách, vì con hiểu áp lực của cha mẹ không nhỏ với Huy.
Bà quay sang ba của Thư với vẻ trách cứ.
- Con sao vậy? Có phân bày cho Thư Thư hiểu không? Mẹ nó đâu phải điên vì di truyền chứ.
- Con cũng có nói nguyên nhân chính ấy. - Ông đáp, vẻ yếu ớt như bị động.
- Rồi họ có thái độ gì? - Giọng bà mang vẻ phẫn uất:
- Còn đang thời kỳ tìm hiểu mẹ ạ.
Hướng về Huy, bà dịu giọng hơn:
- Có dịp con nên thưa với cha mẹ mình cho rõ ràng, dù biết ông bà viện lý do ấy để từ chối Thư Thư. Còn chuyện nợ duyên, ai có phần nấy, muốn sang đoạt cũng chỉ nhận được cái xác không hồn mà thôi. Nội không muốn Nhã Chi chịu thiệt thòi.
- Con hiểu. Nếu nội có trò chuyện với Nhã Chi, nội cho con chuyển lời. Trong lòng con luôn thương em ấy. Con không muốn khi kết hôn với Thư, thiện cảm đôi bên rạn vỡ, vì ngay từ đầu con đã kể về Thư rồi. Mong em Chi thông suốt hơn.
Bà cười gật gù, vẻ hài lòng với Huy. Anh cười, khẽ chào.
- Thưa nội, con về. Khi nào nghỉ phép, con về thăm nội.
- Đã thương nhau phải tin tưởng, đừng vì phút nóng giận, mù quáng mà xa nhau nha. Nội tin hai đứa sẽ hạnh phúc.
- Cảm ơn nội. Chào ba.
Thư vui vẻ nắm tay Huy rời khỏi nhà nội. Liếc về anh, Thư nhăn mũi:
- Đã nói anh đừng có về, nhất là sang nhà nội. Bộ anh tưởng mẹ Nhã Chi đơn giản, tha cho em khơi khơi sao?
- Vậy chứ làm gì em? Chuyện đâu ra đó rồi. Không biết anh thương em sao mà còn tiến tới?
Huy cười nắm tay Thư, đùa:
- Ba má không vui. Mình làm giấy kết hôn luôn đi Thư.
- Chi mà gấp quá vậy? Em chỉ muốn làm vợ anh khi nào ba má vui vẻ đồng ý, chứ không đặt ông bà vào chuyện đã rồi ấy. Với lại, mẹ em chưa bình phục.
- Chuyện đó đâu can hệ gì. Hay là em mê ông Tây con nửa vời ấy? - Huy nhướng mắt dò hỏi.
- Vậy cũng nói. Ông Tây con ấy nhỏ hơn em đến bốn tuổi đó. Bộ tính cưới về làm chị hay sao?
Huy cười nhún vai:
- Tình yêu đâu có phân biệt tuổi tác, biên giới, chủng tộc, em quên rồi sao?
- Chuyện ấy để dành cho anh.
- Coi vậy mà nội hạp với em thật chứ. Sao anh thấy nội có vẻ thương em lắm.
Cô chau mày, thở dài:
- Đó là bây giờ. Nếu ngày xưa nội chịu đi sâu vào vấn đề, và ba cứng rắn trước sắc đẹp Tây Thi của bà ta thì mẹ em đâu có bị bệnh như vậy. Mấy ngày đầu bỏ mẹ em chung phòng với những người lạ, bà sợ hãi, người co rúm ngồi trong góc, thấu đau khổ lắm.
- Giờ mẹ vượt qua tất cả rồi.
- Mẹ vừa qua cơn điên dại, đứa con gái bà bắt đầu vào cơn khủng hoảng vì tình yêu nè, anh không thấy sao?
Đưa tay cô lên môi hôn, ánh mắt anh nheo lại:
-Thôi mà, bỏ qua đi. Bộ anh không thương em hết mình sao. Đâu có phụ tình cũng chưa có hề nhìn ai, thích ai ngoại trừ em. Vậy mà còn...
- Sao anh còn muốn em thương ông Tây con đó? Yêu anh khổ trăm bề hà. Hết ba mẹ lên lớp rồi đến mẹ Nhã Chi âm thầm phá hoại, lại xoay qua o cho mẹ, đi dạy kiếm tiền, ngày tháng đầu óc quay như đồng hồ vây. Nghĩ lại đời em, thấy không có gì thú vị cả, chán nản lắm.
- Ai cũng có nỗi khổ riêng mà. Rồi sẽ qua thôi. Nhưng bên em còn có anh...
- Nhưng bên anh thì không phải có mỗi mình em, đau khổ nhất là điều này đó. Lúc đưa mẹ về Sài Gòn, em đến bệnh viện anh công tác, ôi thôi, nghe đủ chuyện về anh không cũng mệ t. Phần trong lòng không ưa, nên em đưa mẹ lên trên ấy, càng xa càng tốt, chứ lỡ anh phụ trách điều trị cho mẹ em phiền lắm.
- Có gì đền ơn bác sĩ bằng cách gả con gái cho là đủ rồi.
Thư liếc anh, cười.
- Phải chứ. Bộ anh trị bệnh cho ai có con gái đều ra điều kiện như vậy sao?
- Nói chơi với em cho vui, chứ kiểu đó chắc anh về quê sớm quá.
- Thì từ Pháp bị trục xuất bị đuổi về Việt Nam, không có khoa phòng nào nhận, giám đốc mới phân công về phục dịch các chư vị muốn làm ông trời bà trời đó. Cũng đúng người, đúng việc quá, đâu có oan ức gì mà than với thở.
Cô nheo mắt trêu cợt khiến Quốc Huy nổi nóng, rượt cô trong tiếng cười vang rộng.
Thư định về, Quốc Huy bước vào nhà. Cúi đầu chào bà và ba của Thư, a nh nhìn Thư cười bảo:
- Anh về đến nhà ngoại mới hay em ở đây với nội. Ngoại bảo rằng giờ nội thương em, tính tình hạp với nội. Anh có đến đây tìm em, nội không rầy đâu. Nhờ vậy anh mới dám, nếu không ở nhà đợi em rồi.
- Sao anh nói không xuống, giờ lại có mặt, em đâu có biết mà chờ.
- Anh cũng định đợi em về Sài Gòn. Nhưng vắng em, nhớ quá nên đi tìm.
Quay sang nội, Huy vui vẻ hỏi:
- Nội à! Nhã Chi cũng về thăm nội mà, sao con không thấy em ấy vậy, còn bác gái nữa.
- Ờ! Thì có. Nhã Chi về còn mệt, mẹ con nó trong phòng.
- Vậy sao? Hèn gì, chắc Nhã Chi mệt vì em ấy bệnh tim mà.
Bà Phủ gật gù nhìn Huy, bảo:
- Con ngồi đây cho nội hỏi chút chuyện. Nhưng phải thành thật với nội.
- Dạ nội hỏi đi. Con không giấu bất cứ điều gì cả. Nội hãy tin con.
Bà cười ngồi gần Thư Thư, giọng thật buồn:
- Huy à! Ngày xưa mẹ của Thư Thư sống ở đây với nội một thời gian. Dù nội thích hay không cũng đã qua rồi, chuyện mẹ Thư Thư điều trị, nội cũng áy náy trong lòng nên đích thân đến thăm và phụ giúp Thư Thư chút tiền để phụng dưỡng mẹ của nó tốt hơn.
Thở dài, bà trầm giọng tiếp:
- Lên đó, nội mới biết Thư Thư vất vả thế nào trong thời gian qua. Nghị lực phấn đấu, lòng hiếu thảo trọn vẹn ấy đã làm nội xúc động và nhìn lại mình nhiều hơn. Nội thương và nể sự can đảm của đứa cháu nội mà mình đã vất bỏ từ lúc còn hôi sữa.
- Con cũng thương Thư nhiều qua đức it""nh ấy đó nội.
- Cũng phải. Từ phút giây ấy, nội xin Thư cho nội được chia sẻ, giúp đỡ mẹ nó cho đến ngày bình phục. Thư cũng tốt, nên chấp nhận sự hồi tâm của bà.
Nuốt giọng, bà thở dài, mắt nhìn vào trong phòng:
- Nhã Chi tuy không phải là máu thịt của bà, nhưng bao nhiêu năm sống bên nhau nội thương Nhã Chi hơn Thư Thư nhiều lắm. Con bé hiền, ngay thẳng và nhân hậu, tuy không có bản lĩnh can trường như Thư Thư. Mỗi đứa có một ưu và khuyết điểm riêng, nhưng nội đều quý tình bà cháu với chúng n hư nhau.
Huy liếc về phòng của Nhã Chi và nhìn Thư, thở nhẹ.
- Bà muốn con xét lòng cho kỹ trước khi chọn cho mình một người vợ.
- Nội muốn con chọn ai? - Bất ngờ Huy hỏi.
- Con chọn ai là tùy theo lòng mình yêu ai, có hợp tính tình với ai hơn. Nhưng con nhớ một điều là đừng bao giờ bắt cá hai tay, để rồi sau khi chọn xong, sẽ gây thương tổn cho người còn lại. Bởi vì hai đứa đều là cháu cưng của bà, con hiểu không Huy?
Huy thở dài, nắm tay Thư đáp nhỏ, mắt hướng về phòng ấy:
- Dạ, con hiểu. Với Thư tính tình không bằng Nhã Chi về mọi khía cạnh. Lập gia đình với Thư, sự êm ấm không sao có được, nếu con gắn bó với Nhã Chi đời sống vợ chồng sẽ bình lặng hơn. Nhưng con không đủ phước để có được người vợ hiền thục như Nhã Chi nội à.
Liếc về Thư anh tiếp:
- Nhưng con lại yêu Thư, ngược lại em ấy cũng yêu con qua lớp áo của một gã xe ôm. Đó chính là điều con trân trọng nhất, kể từ ngày khôn lớn đến nay chỉ có Thư là người con gái yêu con mà không hề tính toán. Cho nên, con không thể nào cưới ai ngoài em Thư là vậy đó.
- Rồi con tính sao v ới Nhã Chi, vì lời cầu hôn của ba mẹ con với cô ấy?
- Nội à! Nhã Chi phải biết tình vơ.chồng, cần nhất là tình yêu và sự đồng cảm mới bền vững. Còn lễ cưới và sự đồng ý của cha mẹ đôi bên là thủ tục cần có, chứ không quan trọng bằng hai trái tim của chính cả hai.
- Vậy tại sao con ân cần chăm sóc cho con bé từng ly sữa và suốt đêm ở bên cạnh để theo dõi bệnh?
- Nội à! Con là bác sĩ mà. Em ấy trở bệnh là con phải lo lắng, trách nhiệm của thầy thuốc, bắt buộc ai cũng vậy thôi. Còn cho mẹ con Nhã Chi ở nhà để tiện heo dõi, đó là cảm tình của ba mẹ con khi biết Nhã Chi không có nhà ở thành phố, chứ đâu phải là do ý con.
- Con noí sao với Nhã Chi về chuyện con với Thư?
- Con yêu em Thư lắm, nội à. Dù Thư dằn vặt và đày đọa con đủ điều. Con đã đem chuyện phân bày với Nhã Chi, nhưng em ấy không nghe, không chịu thông cảm cho tình yêu sẵn có trong con mà cứ buộc con cưới theo lời của cha mẹ. Không có t ình yêu, làm sao có hạnh phúc mà chung sống chứ.
Bà thở dài, ngọt ngào:
- Nhã Chi hiền lành nên yêu ai chỉ nghĩ đến việc cưới hỏi với người ấy. Con bé yếu đuối lắm, không có bản lĩnh để thích ứng với mọi hoàn cảnh bất ngờ xảy đến, không giống như Thư. Nội hiểu tâm trạng của nó.
- Giờ không cưới hỏi, nhưng Nhã Chi vẫn là bạn của con vậy, có gì đâu. Chỉ tại bác gái đã không an ủi mà còn kích bác, thúc đẩy để Nhã Chi mạnh dạn chiếm con lại cho mình. Chứ con đâu có xem Chi là kẻ thù hay người xa lạ. Vì trong lòng con vẫn ngưỡng mộ em ấy mà.
- Được vậy, nội mừng. Để rồi bà sẽ phân tích, an ủi, động viên Nhã Chi sau.
- Nội à! Nhã Chi đẹp lắm, để con giới thiệu bạn mình.
Bà khoát tay, lắc đầu:
- Không cần đâu, tình cảm dành cho con, trong lòng Nhã Chi chưa phai, con bé không dễ gì tiếp nhận ai. Trá lại, cùng đi một chiều sẽ không có kết quả còn gây thêm rắc rối nữa. Nhã Chi rồi cũng có tình cảm mới, bởi ai cũng có duyên nợ tạo hóa dành riêng cho mình mà.
Huy đứng dậy nhìn đồng hồ trên tay mình rồi nhỏ nhẹ:
- Con cảm ơn nội đã quan tâm đến chuyện của tụi con. Giờ, con phải về vì sắp chiều rồi, sợ ba mẹ con trông.
- Ờ. Ông bà trên nhà có định ngày nào chưa Huy?
Thư buồn bã lên tiếng, tránh cho Huy sự ngượng ngập:
- Tuy con được anh Huy thương yêu và muốn gắn bó lâu dài, nhưng ông bà ấy luôn phản đối nội à. Ba mẹ anh Huy cho rằng mẹ con điên là có tính cách di truyền. Sợ con sinh cho Huy những đứa con bất thường về tâm lý, và vì lý do chính đáng này nên ông ấy tặng cho con số tiền...
- Tiền gì vậy Thư? Bao giờ, sao anh không biết vậy?
Thư Thư lắc đầu, hai tay đan vào nhau, buồn bã nói:
- Lần ấy, ba mẹ lên chỗ em đang điều trị tìm gặp em và điều đình.
- Vấn đề gì, sao em không nói với anh?
- Ông bà cho em một số tiền với điều kiện...
- Ba mẹ anh muốn em xa anh? Đúng không? - Huy nóng nảy kết luận.
- Không sai. Dù vạn lý do bằng lời ngọt ngào, giọng êm ái, mẹ anh chỉ muốn em thực hiện ý đó thôi, và số tiền ấy sẽ là của em nếu em nghe theo lời mẹ anh.
Bà Phủ vẻ bât"" mãn, hỏi:
- Con có thái độ thế nào?
- Con thưa với ba mẹ anh Huy, để anh Huy quyết định, bởi tình yêu trong lòng con không mua cũng không bán. Con đã nhờ ba Khải gởi lại cho ba mẹ Huy. Giờ, nếu anh Huy vì lý do nào đó không cưới, con cũng không trách, vì con hiểu áp lực của cha mẹ không nhỏ với Huy.
Bà quay sang ba của Thư với vẻ trách cứ.
- Con sao vậy? Có phân bày cho Thư Thư hiểu không? Mẹ nó đâu phải điên vì di truyền chứ.
- Con cũng có nói nguyên nhân chính ấy. - Ông đáp, vẻ yếu ớt như bị động.
- Rồi họ có thái độ gì? - Giọng bà mang vẻ phẫn uất:
- Còn đang thời kỳ tìm hiểu mẹ ạ.
Hướng về Huy, bà dịu giọng hơn:
- Có dịp con nên thưa với cha mẹ mình cho rõ ràng, dù biết ông bà viện lý do ấy để từ chối Thư Thư. Còn chuyện nợ duyên, ai có phần nấy, muốn sang đoạt cũng chỉ nhận được cái xác không hồn mà thôi. Nội không muốn Nhã Chi chịu thiệt thòi.
- Con hiểu. Nếu nội có trò chuyện với Nhã Chi, nội cho con chuyển lời. Trong lòng con luôn thương em ấy. Con không muốn khi kết hôn với Thư, thiện cảm đôi bên rạn vỡ, vì ngay từ đầu con đã kể về Thư rồi. Mong em Chi thông suốt hơn.
Bà cười gật gù, vẻ hài lòng với Huy. Anh cười, khẽ chào.
- Thưa nội, con về. Khi nào nghỉ phép, con về thăm nội.
- Đã thương nhau phải tin tưởng, đừng vì phút nóng giận, mù quáng mà xa nhau nha. Nội tin hai đứa sẽ hạnh phúc.
- Cảm ơn nội. Chào ba.
Thư vui vẻ nắm tay Huy rời khỏi nhà nội. Liếc về anh, Thư nhăn mũi:
- Đã nói anh đừng có về, nhất là sang nhà nội. Bộ anh tưởng mẹ Nhã Chi đơn giản, tha cho em khơi khơi sao?
- Vậy chứ làm gì em? Chuyện đâu ra đó rồi. Không biết anh thương em sao mà còn tiến tới?
Huy cười nắm tay Thư, đùa:
- Ba má không vui. Mình làm giấy kết hôn luôn đi Thư.
- Chi mà gấp quá vậy? Em chỉ muốn làm vợ anh khi nào ba má vui vẻ đồng ý, chứ không đặt ông bà vào chuyện đã rồi ấy. Với lại, mẹ em chưa bình phục.
- Chuyện đó đâu can hệ gì. Hay là em mê ông Tây con nửa vời ấy? - Huy nhướng mắt dò hỏi.
- Vậy cũng nói. Ông Tây con ấy nhỏ hơn em đến bốn tuổi đó. Bộ tính cưới về làm chị hay sao?
Huy cười nhún vai:
- Tình yêu đâu có phân biệt tuổi tác, biên giới, chủng tộc, em quên rồi sao?
- Chuyện ấy để dành cho anh.
- Coi vậy mà nội hạp với em thật chứ. Sao anh thấy nội có vẻ thương em lắm.
Cô chau mày, thở dài:
- Đó là bây giờ. Nếu ngày xưa nội chịu đi sâu vào vấn đề, và ba cứng rắn trước sắc đẹp Tây Thi của bà ta thì mẹ em đâu có bị bệnh như vậy. Mấy ngày đầu bỏ mẹ em chung phòng với những người lạ, bà sợ hãi, người co rúm ngồi trong góc, thấu đau khổ lắm.
- Giờ mẹ vượt qua tất cả rồi.
- Mẹ vừa qua cơn điên dại, đứa con gái bà bắt đầu vào cơn khủng hoảng vì tình yêu nè, anh không thấy sao?
Đưa tay cô lên môi hôn, ánh mắt anh nheo lại:
-Thôi mà, bỏ qua đi. Bộ anh không thương em hết mình sao. Đâu có phụ tình cũng chưa có hề nhìn ai, thích ai ngoại trừ em. Vậy mà còn...
- Sao anh còn muốn em thương ông Tây con đó? Yêu anh khổ trăm bề hà. Hết ba mẹ lên lớp rồi đến mẹ Nhã Chi âm thầm phá hoại, lại xoay qua o cho mẹ, đi dạy kiếm tiền, ngày tháng đầu óc quay như đồng hồ vây. Nghĩ lại đời em, thấy không có gì thú vị cả, chán nản lắm.
- Ai cũng có nỗi khổ riêng mà. Rồi sẽ qua thôi. Nhưng bên em còn có anh...
- Nhưng bên anh thì không phải có mỗi mình em, đau khổ nhất là điều này đó. Lúc đưa mẹ về Sài Gòn, em đến bệnh viện anh công tác, ôi thôi, nghe đủ chuyện về anh không cũng mệ t. Phần trong lòng không ưa, nên em đưa mẹ lên trên ấy, càng xa càng tốt, chứ lỡ anh phụ trách điều trị cho mẹ em phiền lắm.
- Có gì đền ơn bác sĩ bằng cách gả con gái cho là đủ rồi.
Thư liếc anh, cười.
- Phải chứ. Bộ anh trị bệnh cho ai có con gái đều ra điều kiện như vậy sao?
- Nói chơi với em cho vui, chứ kiểu đó chắc anh về quê sớm quá.
- Thì từ Pháp bị trục xuất bị đuổi về Việt Nam, không có khoa phòng nào nhận, giám đốc mới phân công về phục dịch các chư vị muốn làm ông trời bà trời đó. Cũng đúng người, đúng việc quá, đâu có oan ức gì mà than với thở.
Cô nheo mắt trêu cợt khiến Quốc Huy nổi nóng, rượt cô trong tiếng cười vang rộng.
Tác giả :
Nguyễn Thị Phi Oanh