Cánh Cửa
Quyển 1 - Chương 12: Câu chuyện kinh dị nhất
- Hôm qua là ngày cúng cô hồn nhỉ?
- Ừ! Vào ngày cúng cô hồn năm ngoái, có một cô gái từng kể cho tôi nghe một câu chuyện cực kỳ kinh dị. Anh có muốn nghe không?
- Muốn!
- Nhưng câu chuyện này có một đặc điểm như sau: bất cứ ai nghe xong đều sẽ chết trong vòng một năm…
- Có hề gì, câu chuyện đó là do tôi kể cho cô ta nghe mà.
Nói chính xác, trong công ty Kim Tượng, gã nhà văn là người đầu tiên từng gặp gỡ Phục Thực.
Hôm Mễ Gia phỏng vấn trợ lý, gã đến công ty sớm hơn thường lệ. Đỗ xe xong xuôi, gã đi thang máy từ tầng hầm thứ hai lên tầng ba trên mặt đất. Cái thang cứ lờ đờ mãi chẳng chịu xuống, chốc chốc gã lại bấm nút gọi xem chừng rất đỗi sốt ruột.
Căn hầm được chiếu sáng bằng thứ ánh sáng trắng nhàn nhạt, bốn xung quanh im lìm vắng vẻ, nồng nồng một mùi mốc meo ẩm ướt khiến ai ngửi thấy cũng thấy nôn nao lồng ngực.
Thế rồi thang máy cũng dừng lại, hai cánh cửa từ từ tách ra. Cánh cửa ấy nằm dưới lòng đất, dẫn vào một căn phòng nhỏ bên trong có thể tự động đi lên đi xuống. Khi lên, nhanh hơn thang bộ, khi xuống, chậm hơn nhảy lầu…
Người phụ nữ điều khiển thang máy đã đi đâu mất, chiếc ghế ngồi của cô trống không.
Một thanh niên đang đứng sẵn trong buồng thang máy. Anh ta vận một chiếc áo khoác mỏng, quanh cổ áo là một dải lông màu nâu nhìn có phần quái đản. Hình như người thanh niên này định xuống bãi để xe. Nhưng không, anh ta không bước khỏi thang mà chỉ đứng đó khe mỉm cười với gã nhà văn:
– Chào thầy!
Gã nhà văn vừa bước vào vừa thắc mắc:
– Anh là…
Người thanh niên ấn nút gọi tầng ba và đáp:
– Tôi đến phỏng vấn vào vị trí trợ lý tổng giám đốc.
Gã nhà văn nhìn khuôn mặt anh ta một cách kỹ lưỡng rồi hỏi:
– Anh biết tôi sao?
Người thanh niên bật cười:
– Chính vì thích những câu chuyện thầy kể nên tôi mới tới công ty ứng tuyển. Tôi cũng là người vùng Đại Hưng An, đồng hương với thầy.
– Ồ!
– Nếu được nhận vào làm, tôi có thể làm việc cùng thầy rồi. Đây là giấc mơ mười tám năm trời của tôi.
Xem chừng người thanh niên đang muốn bắt quàng làm họ nhằm mong được gã nhà văn nâng đỡ, chứ mười tám năm trước, khi cuốn tiểu thuyết giả tưởng đầu tay Ba trừ một bằng mấy của gã ra đời, anh ta mới được mấy tuổi?
Gà nhà văn lạnh lùng đáp:
– Cảm ơn! – Rồi im bặt, lặng lẽ ngước nhìn màn hình LCD treo trong thang máy. Một mẩu quảng cáo bảo vệ môi trường đang được trình chiếu.
Giọng nói của người thanh niên phát ra sau lưng gã nhà văn:
– Tôi tên Phục Thực, Phục trong “mai phục”, Thực trong “lương thực”. Rất hy vọng khi hạ bút viết truyện kinh dị, thầy có thể dùng đến tên tôi.
Gã nhà văn đáp:
– Không hề gì!
Thang máy đã lên tới tầng ba. Phục Thực nói:
– Thưa thầy, tôi phải vào phỏng vấn. Thầy hãy đợi tin tốt từ tôi!
Gã nhà văn cũng đáp lễ bằng một nụ cười lịch thiệp:
– Vậy chúc anh may mắn!
Gã nhà văn không làm bất cứ điều gì cho Phục Thực, những kẻ sùng bái gã như vậy đầy rẫy. Hơn nữa, Mễ Gia làm việc gì cũng rất độc đoán, mọi lời gã nói chưa bao giờ được cô để tâm. Không ngờ cuối cùng Phục Thực lại nổi trội hơn hẳn giữa mười mấy thí sinh để rồi giành được vị trí trợ lý tổng giám đốc.
Phục Thực rất hiếm khi có mặt ở công ty. Anh ta chỉ quanh quẩn trong Ngọc Mễ Hoa Viên.
Năm hôm sau, tức ngày 19 tháng 11 năm 2005, một ngày cuối tuần, Mễ Gia đi công tác ở nước ngoài, Phục Thực đích thân gọi điện mời gã nhà văn tới Ngọc Mễ Hoa Viên uống rượu. Gã nhận lời mời.
Gã là một kẻ khôn khéo. Phục Thực nay đã bước lên ngôi trợ lý cho nhà đầu tư của chính gã, lời nói của anh ta đối với Mễ Gia hẳn không thể xem thường.
Sau khi đã yên vị trong phòng khác, gã nhà văn nói:
– Chúc mừng anh, Phục Thực, cuối cùng anh cũng được toại ý.
– Nếu không vì thầy tôi đã chẳng quyết tâm bôn ba tới Tây Kinh. Tôi cảm ơn thầy vô ngần mới phải. – Nói rồi, anh ta lấy từ trong thùng đá ra một cái chai – Nào! Chúng ta cùng uống mừng.
– Rượu ngoại à?
– Sâm panh.
– Tôi chưa bao giờ uống rượu.
– Một chút thôi mà!
Phục Thực lau chai rượu bằng một tấm khăn tay trắng, anh bóc lớp vỏ thiếc mỏng, gỡ cái nắp bảo hiểm bằng sắt, khẽ ngả nghiêng chai sâm panh và nhẹ nhàng xoay nhẹ thân chai. Khí các-bon-níc trong rượu dồn lên nút bấc, một tiếng “bụp” nổ ra rõ đanh! Sau đó, Phục Thực lại dùng tấm khăn tay trắng lau sạch sẽ miệng chai rồi rót ra hai cốc, mỗi cốc lưng lửng một phần ba.
Hai người chạm cốc và nhấm nháp. Đúng là hương vị của Veuve Clicquot, vừa tinh khiết lại nồng nàn.
– Năm hai mươi tuổi, thầy vẫn ở Đại Hưng An chứ? – Phục Thực lên tiếng.
– Đúng thế!
– Vậy hồi đó thầy đang làm gì?
– Thất nghiệp.
– Cô nhà cũng là người cùng quê chứ?
– Không phải.
Dường như gã nhà văn không mặn mà lắm với việc nhắc lại chuyện quê nhà và khơi gợi lại quãng thời gian ấy.
Trước khi đặt chân lên được đỉnh cao huy hoàng, rất nhiều người đã từng phải kinh qua những khoảng thời gian mà sau này chẳng thể giãi bày cho ai. Ngay sau khi thoát khỏi đáy nghèo cùng khổ, họ liền đoạn tuyệt ngay với mảng ký ức xưa cũ. Gã nhà văn chắc hẳn cũng thuộc nhóm người này.
Tỉ như nơi chôn rau cắt rốn gã hằng miêu tả, rất có thể đã được diễm lệ hóa một cách vô tình hay hữu ý: “Mùa đông, băng tuyết cô đơn phủ lên khắp ngôi làng. Một màu trắng bàng bạc. Mùa hạ, rừng rậm xanh mướt khiến nơi ấy tách biệt hẳn với thế giới xung quanh.” Có lẽ chăng cái xứ sở đó trong thực tế lại tột cùng lạc hậu khốn khổ, rách nát, và bẩn thỉu như một cơn ác mộng…
Người thanh niên mang tên Phục Thực này cũng vừa mới bước chân ra từ cơn ác mộng ấy.
Thấy gã nhà văn như đang né tránh điều gì, Phục Thực biết ý bèn đổi chủ đề:
– Tôi có một câu chuyện cực kỳ kinh dị, thầy muốn nghe không?
– Được đấy, tôi đang thiếu truyện để kể trong chương trình tuần sau đây.
– Nhưng tôi sợ thầy sẽ chết khiếp đấy…
– Một người chuyên khiến người khác đau tim thì còn có thể chết khiếp vì cái gì được nữa?
– Nhưng câu chuyện này lại khác.
– Khác thế nào?
– Hễ ai nghe xong thì sẽ không còn bình thường nữa…
– Hả? Thế anh thì sao?
– Tôi ư? Nếu thầy thấy tôi không phải người không bình thường, thì điều đó chứng minh thầy chắc chắn không phải là người không bình thường.
Câu nói vòng vo rối như canh hẹ, gã nhà văn chẳng hiểu Phục Thực đang muốn nói điều gì. Gã nói:
– Anh kể đi.
Phục Thực đáp:
– Để tôi mở thêm chai sâm panh nữa.
Gã quay sang ngó cái chai rỗng không rồi hỏi:
– Trong sâm panh có cồn chứ?
– Mười lăm độ.
– Tôi cứ ngỡ sâm panh là nước có ga.
– Thầy uống sâm panh vào thấy sao?
– Thấy rất choáng.
– Có khi thầy nên nghỉ một lát?
– Lát nữa tôi về rồi.
– Đi xe à?
– Đi xe
– Không được, không được!
– Vậy tôi ngả lưng trên sô pha một chút.
– Thế sẽ tốt hơn!
Gã nhà văn chưa bao giờ có thói quen ngủ trưa, có đeo băng che cũng không tài nào chợp mắt nổi, nhưng giờ đây gã không thể đánh thắng nổi cơn buồn ngủ nữa. Khi Phục Thực vào phòng ngủ lấy cho gã tấm mền thì gã đã ngả vật ra ghế rồi mê man thiếp đi. Dường như Phục Thực vẫn ngồi ngay bên cạnh, dáng người cao cao, giọng nói vu vơ như vọng lại từ một cõi nào đó rất đỗi xa xăm.
– Thầy ơi…
– Ừm…
– Tôi kể chuyện cho thầy nhé…
– Ừm…
– Nó không giống với bất cứ câu chuyện nào trên thế gian. Ai nghe vào sẽ đều trở nên không bình thường…
– Ừm…
– Nếu thầy không cảm thấy tôi là người không bình thường, điều đó chứng tỏ thầy chắc chắn không phải người không bình thường…
– Ừm…
Mãi đến hơn ba giờ chiều gã mới tỉnh giấc. Phục Thực nghe thấy tiếng động liền bước ra từ một căn phòng.
– Thầy ngủ ngon giấc chứ?
– Tửu lượng kém quá, thật không phải.
– Thầy nên nằm trên giường thì hơn.
– Không sao đâu, tôi ngủ ngon lắm, còn nằm mơ nữa.
– Giấc mơ của thầy chắc chắn là một câu chuyện kinh dị.
– Tôi thấy chính mình vẩn vơ bước vào một cánh cửa, trên bản lề có một chữ thập đỏ. Bên trong căn phòng là một y tá tầm trung niên đang tiêm thuốc cho tôi với khuôn mặt vô cảm…
– Y tá nam?
– Y tá nam! Sao anh biểt?
– Đoán thôi.
– Y tá nam đó mặc một chiếc áo màu xanh da trời, nom bộ dạng rất chi kỳ quái. Nói đúng ra không phải anh ta đang tiêm mà là truyền máu cho tôi. Mũi kim đó vừa to vừa dày, cứ như dùng trong thú y vậy. Anh có biết máu ấy là từ đâu không?
– Từ… lưỡi của chính anh ta.
– Anh đoán tài thật đấy! Hắn thè lưỡi ra, chọc cây kim to xù xì vào rồi rút ra một xi lanh máu đen thẫm. Gã y tá run run giữ kim tiêm trong tay, đi vòng qua sau lưng rồi tóm chặt lấy tay tôi… – Gã nhà văn vừa nói vừa lấy tay xoa bóp – Bây giờ tôi vẫn còn thấy nhưng nhức đây này.
Phục Thực nhặt được một thứ gì đó trên chiếc sô pha:
– Ra là tại cái này đâm vào thầy.
Gã nhà văn nhìn vào tay Phục Thực, thì ra đó là cái nút sắt của chai sâm panh, không hiểu sao nó lại rơi lên sô pha rồi bị vai gã đè lên.
– Ha ha, chả hiểu sao tôi lại mơ giấc mơ kỳ lạ đến thế!
– Thầy ngồi đây thêm một lát, tôi đi pha ấm trà.
– Tôi phải về rồi, còn phải làm bản thảo nữa.
– Ồ, vậy thì thôi, kẻo làm lỡ việc của thầy.
– Cảm ơn chai sâm panh của anh.
– Cảm ơn sự hiện diện của thầy.
Trên đường về nhà, gã nhà văn vừa lái xe vừa mở đài. Câu chuyện kinh dị gã sáng tác đang được phát thanh. Gã nghe một hồi rồi sực nhớ ra chuyện gì đó bèn lấy điện thoại gọi ngay cho Phục Thực:
– Quên mất, anh còn chưa kể câu chuyện kinh dị nhất thế gian kia cho tôi nghe nữa.
– Tôi kể rồi đấy thôi.
– Lúc nào vậy?
– Khi thầy đang nằm trên sô pha, tôi ngồi kể ngay kế bên đấy thôi, thầy quên rồi sao?
– Lúc đó tôi ngủ mà!
– Nhưng mắt thầy vẫn mở đấy chứ.
– Lúc tôi ngủ toàn mắt nhắm mắt mở thế đấy. Anh kể lại lần nữa đi.
– Thì tôi kể rằng, có một người bước vào bệnh viện… Câu này thầy còn nhớ chứ?
– Tôi quên rồi.
– Chà, xem ra đúng là thầy chưa nghe thật…
– Sau đó thì sao?
– Thật ra thì câu chuyện này giống y hệt giấc mơ của thầy, cũng có một y tá truyền máu cho một bệnh nhân… Nếu không làm sao tôi biết thầy mơ thấy y tá nam, lại còn đoán đúng anh ta rút máu từ lưỡi mình nữa.
– Tôi hiểu rồi, giọng nói của anh cứ vẳng vào tai tôi, thế là trong cơn mê man tôi liền mơ như vậy.
– Hầy, nếu biết sớm thầy mẫn cảm với cồn thì tôi mời thầy uống cà phê có phải hơn không.
– Hôm nào tôi mời cậu vậy, Starbucks nhé.
Cúp điện thoại, trống ngực gã nhà văn đập liên hồi.
Có một bà lão đang bước từng bước tập tễnh qua đường.
Chiếc Santana của gã lúc này như một con chó dại chỉ chực lao đầu về phía trước. Gã giật thót và như sực tỉnh, bàn chân vội đạp thắng thật sâu. “Két…!”. Chiếc ô tô rít lên một hồi rồi phanh khựng lại, cách bà lão vỏn vẹn đúng vài phân.
Hình như bà lão bị nặng tai, chẳng ngoái sang nhìn, bà vẫn tiếp tục băng qua đường, đôi chân lề rề, tập tễnh.
- Ừ! Vào ngày cúng cô hồn năm ngoái, có một cô gái từng kể cho tôi nghe một câu chuyện cực kỳ kinh dị. Anh có muốn nghe không?
- Muốn!
- Nhưng câu chuyện này có một đặc điểm như sau: bất cứ ai nghe xong đều sẽ chết trong vòng một năm…
- Có hề gì, câu chuyện đó là do tôi kể cho cô ta nghe mà.
Nói chính xác, trong công ty Kim Tượng, gã nhà văn là người đầu tiên từng gặp gỡ Phục Thực.
Hôm Mễ Gia phỏng vấn trợ lý, gã đến công ty sớm hơn thường lệ. Đỗ xe xong xuôi, gã đi thang máy từ tầng hầm thứ hai lên tầng ba trên mặt đất. Cái thang cứ lờ đờ mãi chẳng chịu xuống, chốc chốc gã lại bấm nút gọi xem chừng rất đỗi sốt ruột.
Căn hầm được chiếu sáng bằng thứ ánh sáng trắng nhàn nhạt, bốn xung quanh im lìm vắng vẻ, nồng nồng một mùi mốc meo ẩm ướt khiến ai ngửi thấy cũng thấy nôn nao lồng ngực.
Thế rồi thang máy cũng dừng lại, hai cánh cửa từ từ tách ra. Cánh cửa ấy nằm dưới lòng đất, dẫn vào một căn phòng nhỏ bên trong có thể tự động đi lên đi xuống. Khi lên, nhanh hơn thang bộ, khi xuống, chậm hơn nhảy lầu…
Người phụ nữ điều khiển thang máy đã đi đâu mất, chiếc ghế ngồi của cô trống không.
Một thanh niên đang đứng sẵn trong buồng thang máy. Anh ta vận một chiếc áo khoác mỏng, quanh cổ áo là một dải lông màu nâu nhìn có phần quái đản. Hình như người thanh niên này định xuống bãi để xe. Nhưng không, anh ta không bước khỏi thang mà chỉ đứng đó khe mỉm cười với gã nhà văn:
– Chào thầy!
Gã nhà văn vừa bước vào vừa thắc mắc:
– Anh là…
Người thanh niên ấn nút gọi tầng ba và đáp:
– Tôi đến phỏng vấn vào vị trí trợ lý tổng giám đốc.
Gã nhà văn nhìn khuôn mặt anh ta một cách kỹ lưỡng rồi hỏi:
– Anh biết tôi sao?
Người thanh niên bật cười:
– Chính vì thích những câu chuyện thầy kể nên tôi mới tới công ty ứng tuyển. Tôi cũng là người vùng Đại Hưng An, đồng hương với thầy.
– Ồ!
– Nếu được nhận vào làm, tôi có thể làm việc cùng thầy rồi. Đây là giấc mơ mười tám năm trời của tôi.
Xem chừng người thanh niên đang muốn bắt quàng làm họ nhằm mong được gã nhà văn nâng đỡ, chứ mười tám năm trước, khi cuốn tiểu thuyết giả tưởng đầu tay Ba trừ một bằng mấy của gã ra đời, anh ta mới được mấy tuổi?
Gà nhà văn lạnh lùng đáp:
– Cảm ơn! – Rồi im bặt, lặng lẽ ngước nhìn màn hình LCD treo trong thang máy. Một mẩu quảng cáo bảo vệ môi trường đang được trình chiếu.
Giọng nói của người thanh niên phát ra sau lưng gã nhà văn:
– Tôi tên Phục Thực, Phục trong “mai phục”, Thực trong “lương thực”. Rất hy vọng khi hạ bút viết truyện kinh dị, thầy có thể dùng đến tên tôi.
Gã nhà văn đáp:
– Không hề gì!
Thang máy đã lên tới tầng ba. Phục Thực nói:
– Thưa thầy, tôi phải vào phỏng vấn. Thầy hãy đợi tin tốt từ tôi!
Gã nhà văn cũng đáp lễ bằng một nụ cười lịch thiệp:
– Vậy chúc anh may mắn!
Gã nhà văn không làm bất cứ điều gì cho Phục Thực, những kẻ sùng bái gã như vậy đầy rẫy. Hơn nữa, Mễ Gia làm việc gì cũng rất độc đoán, mọi lời gã nói chưa bao giờ được cô để tâm. Không ngờ cuối cùng Phục Thực lại nổi trội hơn hẳn giữa mười mấy thí sinh để rồi giành được vị trí trợ lý tổng giám đốc.
Phục Thực rất hiếm khi có mặt ở công ty. Anh ta chỉ quanh quẩn trong Ngọc Mễ Hoa Viên.
Năm hôm sau, tức ngày 19 tháng 11 năm 2005, một ngày cuối tuần, Mễ Gia đi công tác ở nước ngoài, Phục Thực đích thân gọi điện mời gã nhà văn tới Ngọc Mễ Hoa Viên uống rượu. Gã nhận lời mời.
Gã là một kẻ khôn khéo. Phục Thực nay đã bước lên ngôi trợ lý cho nhà đầu tư của chính gã, lời nói của anh ta đối với Mễ Gia hẳn không thể xem thường.
Sau khi đã yên vị trong phòng khác, gã nhà văn nói:
– Chúc mừng anh, Phục Thực, cuối cùng anh cũng được toại ý.
– Nếu không vì thầy tôi đã chẳng quyết tâm bôn ba tới Tây Kinh. Tôi cảm ơn thầy vô ngần mới phải. – Nói rồi, anh ta lấy từ trong thùng đá ra một cái chai – Nào! Chúng ta cùng uống mừng.
– Rượu ngoại à?
– Sâm panh.
– Tôi chưa bao giờ uống rượu.
– Một chút thôi mà!
Phục Thực lau chai rượu bằng một tấm khăn tay trắng, anh bóc lớp vỏ thiếc mỏng, gỡ cái nắp bảo hiểm bằng sắt, khẽ ngả nghiêng chai sâm panh và nhẹ nhàng xoay nhẹ thân chai. Khí các-bon-níc trong rượu dồn lên nút bấc, một tiếng “bụp” nổ ra rõ đanh! Sau đó, Phục Thực lại dùng tấm khăn tay trắng lau sạch sẽ miệng chai rồi rót ra hai cốc, mỗi cốc lưng lửng một phần ba.
Hai người chạm cốc và nhấm nháp. Đúng là hương vị của Veuve Clicquot, vừa tinh khiết lại nồng nàn.
– Năm hai mươi tuổi, thầy vẫn ở Đại Hưng An chứ? – Phục Thực lên tiếng.
– Đúng thế!
– Vậy hồi đó thầy đang làm gì?
– Thất nghiệp.
– Cô nhà cũng là người cùng quê chứ?
– Không phải.
Dường như gã nhà văn không mặn mà lắm với việc nhắc lại chuyện quê nhà và khơi gợi lại quãng thời gian ấy.
Trước khi đặt chân lên được đỉnh cao huy hoàng, rất nhiều người đã từng phải kinh qua những khoảng thời gian mà sau này chẳng thể giãi bày cho ai. Ngay sau khi thoát khỏi đáy nghèo cùng khổ, họ liền đoạn tuyệt ngay với mảng ký ức xưa cũ. Gã nhà văn chắc hẳn cũng thuộc nhóm người này.
Tỉ như nơi chôn rau cắt rốn gã hằng miêu tả, rất có thể đã được diễm lệ hóa một cách vô tình hay hữu ý: “Mùa đông, băng tuyết cô đơn phủ lên khắp ngôi làng. Một màu trắng bàng bạc. Mùa hạ, rừng rậm xanh mướt khiến nơi ấy tách biệt hẳn với thế giới xung quanh.” Có lẽ chăng cái xứ sở đó trong thực tế lại tột cùng lạc hậu khốn khổ, rách nát, và bẩn thỉu như một cơn ác mộng…
Người thanh niên mang tên Phục Thực này cũng vừa mới bước chân ra từ cơn ác mộng ấy.
Thấy gã nhà văn như đang né tránh điều gì, Phục Thực biết ý bèn đổi chủ đề:
– Tôi có một câu chuyện cực kỳ kinh dị, thầy muốn nghe không?
– Được đấy, tôi đang thiếu truyện để kể trong chương trình tuần sau đây.
– Nhưng tôi sợ thầy sẽ chết khiếp đấy…
– Một người chuyên khiến người khác đau tim thì còn có thể chết khiếp vì cái gì được nữa?
– Nhưng câu chuyện này lại khác.
– Khác thế nào?
– Hễ ai nghe xong thì sẽ không còn bình thường nữa…
– Hả? Thế anh thì sao?
– Tôi ư? Nếu thầy thấy tôi không phải người không bình thường, thì điều đó chứng minh thầy chắc chắn không phải là người không bình thường.
Câu nói vòng vo rối như canh hẹ, gã nhà văn chẳng hiểu Phục Thực đang muốn nói điều gì. Gã nói:
– Anh kể đi.
Phục Thực đáp:
– Để tôi mở thêm chai sâm panh nữa.
Gã quay sang ngó cái chai rỗng không rồi hỏi:
– Trong sâm panh có cồn chứ?
– Mười lăm độ.
– Tôi cứ ngỡ sâm panh là nước có ga.
– Thầy uống sâm panh vào thấy sao?
– Thấy rất choáng.
– Có khi thầy nên nghỉ một lát?
– Lát nữa tôi về rồi.
– Đi xe à?
– Đi xe
– Không được, không được!
– Vậy tôi ngả lưng trên sô pha một chút.
– Thế sẽ tốt hơn!
Gã nhà văn chưa bao giờ có thói quen ngủ trưa, có đeo băng che cũng không tài nào chợp mắt nổi, nhưng giờ đây gã không thể đánh thắng nổi cơn buồn ngủ nữa. Khi Phục Thực vào phòng ngủ lấy cho gã tấm mền thì gã đã ngả vật ra ghế rồi mê man thiếp đi. Dường như Phục Thực vẫn ngồi ngay bên cạnh, dáng người cao cao, giọng nói vu vơ như vọng lại từ một cõi nào đó rất đỗi xa xăm.
– Thầy ơi…
– Ừm…
– Tôi kể chuyện cho thầy nhé…
– Ừm…
– Nó không giống với bất cứ câu chuyện nào trên thế gian. Ai nghe vào sẽ đều trở nên không bình thường…
– Ừm…
– Nếu thầy không cảm thấy tôi là người không bình thường, điều đó chứng tỏ thầy chắc chắn không phải người không bình thường…
– Ừm…
Mãi đến hơn ba giờ chiều gã mới tỉnh giấc. Phục Thực nghe thấy tiếng động liền bước ra từ một căn phòng.
– Thầy ngủ ngon giấc chứ?
– Tửu lượng kém quá, thật không phải.
– Thầy nên nằm trên giường thì hơn.
– Không sao đâu, tôi ngủ ngon lắm, còn nằm mơ nữa.
– Giấc mơ của thầy chắc chắn là một câu chuyện kinh dị.
– Tôi thấy chính mình vẩn vơ bước vào một cánh cửa, trên bản lề có một chữ thập đỏ. Bên trong căn phòng là một y tá tầm trung niên đang tiêm thuốc cho tôi với khuôn mặt vô cảm…
– Y tá nam?
– Y tá nam! Sao anh biểt?
– Đoán thôi.
– Y tá nam đó mặc một chiếc áo màu xanh da trời, nom bộ dạng rất chi kỳ quái. Nói đúng ra không phải anh ta đang tiêm mà là truyền máu cho tôi. Mũi kim đó vừa to vừa dày, cứ như dùng trong thú y vậy. Anh có biết máu ấy là từ đâu không?
– Từ… lưỡi của chính anh ta.
– Anh đoán tài thật đấy! Hắn thè lưỡi ra, chọc cây kim to xù xì vào rồi rút ra một xi lanh máu đen thẫm. Gã y tá run run giữ kim tiêm trong tay, đi vòng qua sau lưng rồi tóm chặt lấy tay tôi… – Gã nhà văn vừa nói vừa lấy tay xoa bóp – Bây giờ tôi vẫn còn thấy nhưng nhức đây này.
Phục Thực nhặt được một thứ gì đó trên chiếc sô pha:
– Ra là tại cái này đâm vào thầy.
Gã nhà văn nhìn vào tay Phục Thực, thì ra đó là cái nút sắt của chai sâm panh, không hiểu sao nó lại rơi lên sô pha rồi bị vai gã đè lên.
– Ha ha, chả hiểu sao tôi lại mơ giấc mơ kỳ lạ đến thế!
– Thầy ngồi đây thêm một lát, tôi đi pha ấm trà.
– Tôi phải về rồi, còn phải làm bản thảo nữa.
– Ồ, vậy thì thôi, kẻo làm lỡ việc của thầy.
– Cảm ơn chai sâm panh của anh.
– Cảm ơn sự hiện diện của thầy.
Trên đường về nhà, gã nhà văn vừa lái xe vừa mở đài. Câu chuyện kinh dị gã sáng tác đang được phát thanh. Gã nghe một hồi rồi sực nhớ ra chuyện gì đó bèn lấy điện thoại gọi ngay cho Phục Thực:
– Quên mất, anh còn chưa kể câu chuyện kinh dị nhất thế gian kia cho tôi nghe nữa.
– Tôi kể rồi đấy thôi.
– Lúc nào vậy?
– Khi thầy đang nằm trên sô pha, tôi ngồi kể ngay kế bên đấy thôi, thầy quên rồi sao?
– Lúc đó tôi ngủ mà!
– Nhưng mắt thầy vẫn mở đấy chứ.
– Lúc tôi ngủ toàn mắt nhắm mắt mở thế đấy. Anh kể lại lần nữa đi.
– Thì tôi kể rằng, có một người bước vào bệnh viện… Câu này thầy còn nhớ chứ?
– Tôi quên rồi.
– Chà, xem ra đúng là thầy chưa nghe thật…
– Sau đó thì sao?
– Thật ra thì câu chuyện này giống y hệt giấc mơ của thầy, cũng có một y tá truyền máu cho một bệnh nhân… Nếu không làm sao tôi biết thầy mơ thấy y tá nam, lại còn đoán đúng anh ta rút máu từ lưỡi mình nữa.
– Tôi hiểu rồi, giọng nói của anh cứ vẳng vào tai tôi, thế là trong cơn mê man tôi liền mơ như vậy.
– Hầy, nếu biết sớm thầy mẫn cảm với cồn thì tôi mời thầy uống cà phê có phải hơn không.
– Hôm nào tôi mời cậu vậy, Starbucks nhé.
Cúp điện thoại, trống ngực gã nhà văn đập liên hồi.
Có một bà lão đang bước từng bước tập tễnh qua đường.
Chiếc Santana của gã lúc này như một con chó dại chỉ chực lao đầu về phía trước. Gã giật thót và như sực tỉnh, bàn chân vội đạp thắng thật sâu. “Két…!”. Chiếc ô tô rít lên một hồi rồi phanh khựng lại, cách bà lão vỏn vẹn đúng vài phân.
Hình như bà lão bị nặng tai, chẳng ngoái sang nhìn, bà vẫn tiếp tục băng qua đường, đôi chân lề rề, tập tễnh.
Tác giả :
Chu Đức Đông