Cẩm Tú Kỳ Bào
Chương 26: Cái chết
Chính là chiếc xường xám mà tôi đã lấy ở linh đường của Tần Tịnh mang về. Giờ đây nó bao bọc lấy cơ thể người thân duy nhất còn lại của tôi. Tôi nhìn cánh tay đã bắt đầu phân hủy để lộ ra bên ngoài tay áo, chậm rãi nhìn tiếp lên trên, khuôn mặt bà đã đầy những vết bầm đặc trưng của xác chết. Chiếc xường xám đó hơi nhỏ, bà mặc không vừa chút nào, tôi thầm nghĩ, không muốn rơi nước mắt. Cuối cùng bà đã được giải thoát rồi. Cứ nhìn mãi, nhìn mãi, trong đầu vang lên những tiếng ùng oàng mỗi lúc một nhanh, cảm giác choáng váng dần dần xâm chiếm, cuối cùng nổ bùng một tiếng, dường như sợi dây vẫn giữ cho mình tỉnh táo đột nhiên bị đứt rời, trong chớp mắt cả thế gian đã mất đi ánh sáng.
Khi chúng tôi từ Thanh Phủ quay về, đã đến buổi chiều. Trời quang mây tạnh, vầng mặt trời sắp lặn chỉ còn những tia sáng yếu ớt hắt lên phía chân trời, trong không gian ngập tràn mùi bê tông đặc trưng của các công trình kiến trúc trong thành phố. Chúng tôi nói với nhau mỗi lúc một ít hơn, suốt dọc đường gần như chìm trong yên lặng.
Đến cổng khu chung cư, Đường Triêu dừng lại, tôi nhìn thấy rõ sự mệt mỏi trong mắt anh: "Tiểu Ảnh, anh không vào nửa nhé!".
Tôi không trả lời mà quay mặt sang chỗ khác. Giữa chúng tôi đã trở nên lúng túng như vậy.
"Tiểu Ảnh, cháu về rồi đấy à?". Tôi quay đầu lại, thấy bà Lưu đứng ngay dưới khu nhà, bèn mỉm cười gật đầu chào.
"Ơ, thế bà cháu đâu, không về cùng à?".
"Bà nội cháu á?". Bà nội không ở nhà sao?
"Ồ, chẳng phải bà ấy bảo đi chơi cùng cháu cho vui hay sao? Ở nhà buồn quá, cái hôm mà cháu nhờ bà gọi bà ấy xuống chơi đấy, bà ấy còn nói rất nhiều, đến trưa hôm sau thì gọi điện bảo với bà là đi du lịch với cháu, mấy ngày mới về mà".
Bà nội? Trước mắt tôi chợt hiện lên cảnh tượng hôm mình đi Thanh Phủ, bà đã đứng tựa cửa nhìn theo, cứ nhìn xoáy mãi vào tôi không muốn rời, thậm chí ánh mắt còn đong đầy tuyệt vọng. Tôi giật mình, nhìn Đường Triêu một cái, bất giác run lên bần bật, không dám nghĩ tiếp nữa. Nếu như...
Tôi chạy lên nhà với tốc độ nhanh nhất, Đường Triêu bám theo sau liên tục gọi tên tôi. Trong đầu tôi lúc bấy giờ chỉ có một âm thanh duy nhất, tôi không ngừng kêu gào một cách yếu ớt trong đầu: "Đừng, đừng mà!".
Chạy lên tới nơi, hai chân tôi đã mềm nhũn như không còn đủ sức để chống đỡ toàn bộ cơ thể nữa. Tôi mò mẫm tìm chìa khóa trong túi, song gần như tìm hết một lượt trên người vẫn không thấy chìa khóa ờ đâu. Tôi căng thẳng tới mức sắp bật khóc, gõ vào cửa điên loạn: "Bà ơi, bà ơi, bà mở cửa ra, mở cửa ra đi!".
Trong hành lang trống trải vọng lại tiếng thét của tôi, một sự tĩnh lặng đến rợn người. Cánh cửa vẫn đóng im lìm, tôi dựa lưng vào tường rồi trượt dần người xuống, trong đầu là một vùng mù mịt. Nỗi sợ túa ra từ tận trong xương, một nỗi sợ hãi từ trước đến nay tôi chưa từng trải qua mà không thể dùng ngôn từ nào để biểu đạt được.
"Tiểu Ảnh!". Đường Triêu gấp gáp chạy theo tôi lên lầu, nhìn cánh cửa đóng im im bằng ánh mắt nặng nề, sau đó chậm rãi đi đến trước mặt tôi.
"Đường Triêu, Đường Triêu!", nhìn thấy anh, tôi mới lấy lại được tính thần, vội vàng túm lấy tay anh:
"Bà em sẽ không sao phải không? Đường Triêu, anh nói với em đi, chắc chắn bà sẽ không sao phải không?".
Nói đến câu đó, tôi đã khóc không thành tiếng.
"Tiểu Ảnh, không có chuyện gì đâu, chắc chắn là sẽ không có chuyện gì. Chìa khóa của em đâu? Chúng ta mở cửa ra trước đã". Đường Triêu cầm lấy chiếc túi từ tay tôi, tìm được chìa khóa rồi mở cửa ra. Anh đỡ tôi đứng dậy, một mùi nước xịt phòng "Thanh tân sảng hoa lụy" đậm đặc xộc vào trong mũi. Tôi chau mày, không khí trong phòng rất loãng, cửa sổ cũng đều đóng kín, còn trên ghế salon để tới bốn năm hộp "Thanh tân sảng hoa lụy" đó. Sao lại có nhiều nước hoa xịt phòng ở đây thế này?
"Tiểu Ảnh, em xem cái này là cái gì?". Đường Triêu cầm một bức thư và một chiếc máy ghi âm ở trên bàn lên. Một dự cảm không lành dội lên từ đáy lòng, tôi cầm lấy phong thư đó, trên bì thư là nét chữ không được trôi chảy của bà: "Gửi Tiểu Ảnh!".
Tôi không thể chờ đợi thêm, lập túc rút lá thư ra, nội dung trong thư cực kỳ đơn giản: "Tiểu Ảnh, hãy tha thứ cho bà!".
Tôi đứng đờ ra tại chỗ, trong lòng vô cùng mờ mịt, bà nội đã đi đâu rồi chứ?
Cạch một tiếng, Đường Triêu đã ân vào nút phát của chiếc radio. Trong cuộn băng vang lên giọng nói mệt mỏi của bà. Tôi như bị trúng phải lời nguyền, đúng sững ra đó, lặng nghe những lời tâm sự khàn khàn của bà...
"Tôi nhìn chiếc áo xường xám trong tay mình, nó thật là đẹp! Năm đó khi được bố kể cho nghe bao nhiêu chuyện về tấm áo này, tôi luôn nghĩ sẽ có một ngày mình được trông thấy nó. Tôi chảng sợ gì những chuyện ly kỳ mà người ta kể lại. Giờ đây, nó đã nằm ngay trong lòng tôi, song khi cầm nó lên, tôi lại không thể nào bình thản được. Để mua được nó từ tay người khác, tôi đã phải tiêu hết tất cả số tiền tích cóp của mình. Trong cửa hàng vang lên tiếng chân đạp máy khâu của anh ta, anh ta ngồi xoay lưng lại với tôi, đang còng lưng xuống chăm chú vào may xường xám.
Tôi gảy gảy viên ngọc trai nơi cổ áo, đã quyết thực hiện âm mưu đó. Song trong lòng vẫn hơi sợ hãi, thế nên khi đóng gói chiếc áo, tay tôi cứ run lên bần bật. Cực kỳ mâu thuẫn, tôi vừa hy vọng những câu chuyện truyền miệng đó là thật, lại vừa mong nó chỉ là bịa đặt. Khuôn mặt người đàn bà đó lúc nào cũng đung đưa ngay trước mắt tôi, cô ta đắc ý nhìn tôi cười. Tôi hận cô ta.
Một bàn tay nhỏ xíu non tơ kéo vạt áo tôi, miệng bập bẹ: "Mẹ, mẹ!". Đó là đứa con của tôi và anh ta, trông nó giống hệt bố, nhất là đôi mắt đào hoa đó, không biết sau này sẽ khiến cho con gái nhà nào khốn khổ nữa đây. Tôi vuốt ve khuôn mặt thằng bé, sau đó cầm chiếc hộp lên. Khi tôi ra đến cửa, anh ta cuối cùng cũng ngẩng đầu lên hỏi: "Mình đi đâu?".
"À...", tôi đưa chiếc hộp ra sau người: "Đi dạo phố thôi, lát nữa tôi sẽ về!".
"Ừm". Anh ta lại cúi đầu xuống làm tiếp. Bắt đầu từ năm ngoái, anh ta không còn nhìn thẳng vào tôi nữa, có chuyện gì cần hỏi thì cũng như đang làm theo công lệ vậy. Tôi cắn môi, người đàn ông vong ân phụ nghĩa, anh ta sẽ phải trả giá về tất cả những chuyện anh ta đã làm.
Tôi đến cổng khu nhà sang trọng đó, cho thằng bé bên đường một đồng tiền, bảo nó giao chiếc hộp cho người đàn bà kia, còn dặn nó phải nói là do một người đàn ông mang đến. Tôi nấp sau bụi cây cạnh đó nhìn ra, không bao lâu sau cô ta đã xuất hiện, ôm theo cái bụng nặng nề. Dù bụng đã to nhưng không hề ánh hưởng tới vẻ xinh đẹp của cô ta. Đứa trẻ đó rất đáng tin cậy, khi đi cũng không nhìn lấy một lần về phía tôi đang ẩn.
Cô ta cầm lấy chiếc hộp, mở ngay trước cổng, cười sung sướng rồi quay vào.
Mấy đêm liền sau đó, tôi lặng lẽ trèo qua bức tường hậu viện, đến bên cửa sổ phòng cô ta, nhận ra vẫn không có chuyện gì khác thường. Lòng tôi như có lửa đốt, lẽ nào chiếc xường xám đó không linh nghiệm? Khi đó thù hận đã khiến cho tôi mờ mắt, tôi âm thầm may một chiếc xường xám khác gần giống chiếc đó, sau đó còn bỏ tiển ra mua chuộc người giúp việc trong nhà cô ta để kể những câu chuyện liên quan đến chiếc "Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào" cho cô ta nghe. Cùng lúc ấy, tôi được biết sức khỏe của cô ta rất kém, không chịu được sự chấn động tinh thần.
Hàng ngày, cứ gần đến mười hai giờ đêm, tôi lại mặc chiếc xường xám mà mình may đứng bên cửa sổ phòng cô ta khóc thút thít. Tôi quấn vải vào đế giày cao gót nên khi đi lại không hề gây ra tiếng động. Mỗi lúc cô ta đến gần cửa sổ, tôi lại lặng lẽ bỏ đi.
Cứ liên tục như vậy mấy ngày, khi cảm giác thấy đã dọa cho cô ta sợ lắm rồi, ngày cuối cùng tôi vẽ cho mình một bộ mặt cực kỳ khủng khiếp, đến ngay chính bản thân cũng thấy sợ hết hồn. Lần này tôi đứng yên trước cửa sổ không bỏ đi nữa, chờ khi cô ta đến gần liền quay đầu lại. Cô ta thét lên một tiếng rồi ngã xuống ngất đi...
Đêm hôm đó tôi rất vui, khi về nhà thấy anh ta vẫn còn đang ngồi dưới ánh đèn, rõ ràng là có ý đợi tôi. Tôi hơi hoảng hốt, sợ rằng anh ta đã phát hiện ra dấu hiệu bất thường gì đó. Anh ta chau mày nhìn tôi nói:
"Mấy ngày hôm nay mình đang làm gì thê? Hôm nào cũng về muộn, đêm nào con cũng khóc gọi đây!".
"Anh không biết dỗ nó chắc? Anh hỏi tôi đi đâu, tôi đi dạo đấy, sao anh không đi với người tình của anh ấy? Quan tâm đến tôi làm gì?".
"Cô ấy sắp sinh rồi!". Anh ta cúi đầu nói.
Nhìn bộ dạng đó của anh ta, lòng tôi lại căm hận muốn chết. Tôi nghiến răng cười nhạt: "Vậy thì phải chúc mừng anh!".
Đêm hôm đó chưa ngủ được bạo lâu thì tiếng chuông điện thoại trong nhà vang lên, anh ta vội vàng trở dậy. Tôi lắng tai nghe thấy anh ta nói đứt quãng: "Tịnh Tịnh, em sao rồi? Đau bụng à? Liệu có phải đến lúc sinh rồi không? Gì cơ? Không biết? Vậy em mau đi tìm lão gia đi, nhanh chóng đưa đến bệnh viện, anh sẽ lập tức đến ngay!".
"Muộn như vậy rồi còn có chuyện gì?". Tôi làm bộ như bị anh ta đánh thức dậy.
"Tần Tịnh chắc là sắp sinh rồi, giờ tôi phải vào bệnh viện!".
"Tôi đi với anh!". Tôi xuống giường, không buồn quan tâm đến ánh mắt nghi hoặc của anh ta, mặc áo khoác ngoài vào rồi cùng anh ta ra khỏi cửa.
Khi chúng tôi đến bệnh viện, Tần Tịnh đang trong phòng cấp cứu. Bác sỹ yêu cầu người nhà ký giấy cam kết, anh ta định tiến lên nhưng đã bị Hà lão gia ngăn lại. Chừng nửa giờ sau, y tá đi ra nói sản phụ không ổn, mời Hà lão gia vào gặp lần cuối, anh ta cũng định vào cùng nhưng y tá nói sản phụ không muốn gặp. Anh ta cứ vậy ngồi thụp xuống đất khóc ầm lên. Khi đó tôi cũng láng máng thấy sợ, từ trước đến nay tôi chưa từng muốn cô ta chết, tôi chỉ muốn cô ta mất đứa trẻ đó. Tôi quên mất rằng bất kể là người lớn hay trẻ con thì cũng vẫn là một mạng người.
Một lúc sau, Hà lão gia từ trong đó đi ra, khi nhìn thấy anh ta liền lắc đầu, nước trong mắt nhạt nhòa, giọng nói khàn đặc lại:
"Nó đi rồi, mất máu nhiều quá, không cứu được. Đứa bé hiện giờ vẫn còn rất nguy hiểm. Còn nữa, nó muốn đứa bé mang họ Hà".
"Không! Không!". Anh ta gào lên đến rách gan đứt phổi. Tôi cố gắng kéo anh ta lại, trong lòng cũng thấy hoảng loạn và sợ hãi không kém.
"Con bé đi rồi, anh hãy để cho nó một chút danh dự, dù rằng khi còn sống nó không cần đến, nhưng hiện giờ người cũng đã không còn, anh muốn người ta sẽ nói này nói nọ sau khi nó chết hay sao? Còn nữa, hãy nghĩ cho đứa bé, không ai có thể gánh vác nổi cái tiếng là con riêng đâu. Dù gì anh cũng đã yên bề gia thất, anh không thể có lỗi với họ được", Hà lão gia nói.
Đêm hôm đó, Hà lão gia không cho anh ta vào gặp Tần Tịnh. Mấy ngày tiếp sau đó, ngày nào anh ta cũng vào bệnh viện với bộ dạng hồn xiêu phách lạc. Tôi biết, chỉ cần đứa trẻ đó vẫn còn thì anh ta không thể nào bình tâm lại được. Từ trước đến nay tôi chưa từng nghĩ rằng mình lại có thể xấu xa đến thế cái ngày người ta chôn Tần Tịnh, tôi lẳng lặng đến bệnh viện. Đứng một mình bên ngoài phòng sơ sinh, tôi nhìn thấy đứa bé đó, đứa bé phúc lớn mệnh lớn, nó vẫn phải đeo mặt nạ thở ô xy. Người trực phòng là một y tá trẻ, tôi nhân lúc cô ta ra ngoài nói chuyện phiếm với đồng nghiệp, bèn lặng lẽ lẻn vào phòng bệnh, tháo mặt nạ ô xy ra. Khuôn mặt đứa bé bắt đẩu biến sắc, chân tay co quắp lại, chưa được bao lâu đã nằm im không động đậy. Khi làm việc này, trong lòng tôi không hề cảm thấy sợ hãi một chút nào, chỉ sung sướng vô cùng. Cuối cùng thì tất cả đã kết thúc rồi.
Tôi cảm thấy vận số của mình thật tốt, bệnh viện không hề phát hiện ra tội ác của tôi. Cô y tá đó bị đuổi việc vì lơ là khi làm nhiệm vụ, bệnh viện bồi thường cho nhà họ Hà một khoản tiền. Ngày chôn cất Tần Tịnh, anh ta cũng đến nhà đó, tôi nghĩ chắc chắn anh ta cũng trông thấy tấm "Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào", nấu không thì vì sao sau khi quay về, anh ta đều may những tấm áo giống y như vậy. Từ đầu tới cuối anh ta vẫn tin rằng tấm kỳ bào đó đã giết chết Tần Tịnh, nhưng khi ấy anh ta không hề biết được rằng tấm kỳ bào đó là do tôi tặng cô ta, lại còn lấy danh nghĩa của anh ta để tặng.
Anh ta cuối cùng cũng hồi tâm, không đi đâu hết mà ngày ngày ở lại cửa hàng, ở lại bên mẹ con tôi. Nhưng linh hồn dường như đã mất, ngoài xường xám ra, trong mắt anh ta không còn bất cứ thứ gì khác nữa.
Từ sau khi Tần Tịnh chết, tôi thường tỉnh giấc vì những cơn ác mộng, lần nào tôi cũng nằm mơ thấy khuôn mặt trắng nhợt của cô ta và cơ thể co quắp của đứa trẻ sơ sinh. Sống trong hoảng sợ, tôi muốn chuyển nhà nhưng anh ta không đồng ý, có nói thế nào cũng không đồng ý. Tôi biết là nếu cứ tiếp tục thế này, cuối cùng cũng sẽ có một ngày anh ta biết hết mọi chuyện.
Khi đó, nhà họ Hà hình như cũng bắt đầu có chuyện. Sau này, tâm kỳ bào đó bị niêm phong lại, tôi cũng không còn nằm mơ thấy Tần Tịnh và đứa trẻ kia nữa. Nhưng lòng tôi vẫn không thể nào thanh thản được. Hai bàn tay dính đầy máu tanh hôi, có rửa thế nào cũng không bao giờ sạch.
Mấy chục năm trôi qua, dù luôn sống trong sự thấp thỏm bất an, nhưng tôi tưởng tất cả đã yên bình.
Hôm đó, tôi và anh ta cãi nhau, tôi vô ý để lộ ra chuyện đó nên anh ta đoán tất cả. Anh ta kéo tay tôi, nói phải đưa tôi đến cảnh sát thú tội. Tôi van xin anh ta, nhưng trái tim sắt đá của anh ta cũng không lay chuyển. Thực ra đã mấy chục năm rồi, cũng chẳng có chứng cứ gì để chứng minh là tôi đã làm việc đó, nhưng tôi vẫn thấy sợ, nếu chuyện bại lộ ra, tôi làm sao nhìn mặt được những hàng xóm xung quanh? Vì chuyện của con trai mà tôi đã bị người đời bêu riếu sau lưng, tôi không muốn bị người ta gọi là con đàn bà ghen tuông mù quáng nữa.
Trong lúc giằng co, tôi lại nhớ đến sự đối xử lạnh nhạt của anh ta suốt mấy chục năm qua với mình, một giọng nói chợt vang lên ở đáy lòng:
"Giết chết anh ta, giết chết anh ta! Giết anh ta thì mày sẽ không phải ngồi tù".
Nhân lúc anh ta không chú ý, tôi cầm ngay chiếc rìu ở góc nhà chém một nhát. Nhát đầu tiên tôi vô cùng sợ hãi, nhưng khi nhìn thấy máu chảy từ trên vai anh ta xuống, biết mình không thể nào quay đầu lại được nữa rồi, thế nên tôi lao đến bóp cổ anh ta, không một chút chần chừ do dự. Tôi đã hóa điên.
Cuối cùng tôi cũng giết chồng mình. Khi anh ta phản bội thì tôi không giết anh ta, nhưng mâấy chục năm sau khi tất cả những người đó đã không còn, thì tôi lại giết anh ta.
Tôi chôn anh ta trong chậu đinh hương, như vậy thì ngày ngày vẫn có thể ở bên nhau. Tôi chuyển nhà, đến một nơi không ai biết mình. Hàng ngày thắp hương niệm Phật, tưởng rằng sẽ được bình an, nhưng...
Tôi không ngờ rằng lại có một ngày cô ta xuất hiện, lại còn tìm đến cháu gái mình. Tôi biết tất cả đều là báo ứng, cái ngày tôi làm Tiểu Ảnh bị thương, tôi biết mình không thể chết trong an lành. Tôi sống cũng đủ rồi, Tiểu Ảnh cũng đã lớn rồi, tôi còn sợ cái gì đây? Tôi đã phạm quá nhiều sai lầm, ông trời cũng có mắt, sẽ không bỏ qua cho bất cứ kẻ xấu nào. Tôi là một tội nhân, chắc chắn tôi phải trả giá cho tất cả những việc mình đã làm.
Tiểu Ảnh, Đường Triêu là một người đàn ông tốt, bà nội hy vọng các cháu có thể ở bên nhau, thế nên khi cháu đi Thẩm Quyến, bà đã bỏ chiếc "Tần Hoài đăng anh thanh kỳ bào" giả vào trong túi cháu, chính là mong Đường Triêu sẽ tưởng rằng cậu ấy chỉ hiểu lầm cháu. Thế nhưng...
Tiểu Ảnh, bà phải đi rồi. Mệt mỏi biết bao! Mấy chục năm nay, bà đã sống những tháng ngày như thế nào, cháu biết không?
Trong máy ghi âm vang lên một tiếng click rỗi dừng lại, tiếng thờ dài cuối cùng của bà nội vẫn bay lơ lửng trong không khí. Từ đầu chí cuối bà vẫn không nhắc đến chi tiết tôi trả thù Thanh Lâm, tôi biết, trong lòng bà tôi mãi mãi vẫn là cô cháu gái tuyệt vòi nhất, bà chấp nhận gánh vác tất cả mọi đau khổ cho tôi. Đường Triêu không nói một lời, vẫn nắm chặt lấy tay tôi, nhưng tôi không cám giác thấy hơi ấm nữa, toàn thân lạnh ngắt.
Mắt tôi chuyển hướng sang cánh cửa đóng im ỉm của buồng tắm, người run lập cập, bất kể thế nào cũng không dám tiến lên thêm một bước. Trên ghế salon còn có một đống xường xám, đều là những hàng mẫu tôi bày ở cửa hàng, chiếc nào cũng được gập lại gọn gàng rồi đặt trên mặt ghế, đủ các sắc màu trông cực kỳ bắt mắt. Song tôi lại thấy chúng vô cùng đáng sợ, tất cả mọi chuyện đều là vì những thứ gợi cảm phong tình này mà ra. Tôi nuốt nước bọt, cuối cùng cũng đứng dậy được để đi về phía buồng tắm. Cửa không khóa, khẽ đẩy là đã mở ra. Một màu hồng phấn treo giữa không trung, mùi thối xộc vào mũi. Chiếc xường xám màu hồng đó trông không hợp chút nào với tuổi tác của cơ thể đang mặc nó, trên cửa tay còn được thêu một chữ "Lý" thân quen, chính là chiếc xường xám mà tôi đã lấy ở linh đường của Tần Tịnh mang về. Giờ đây nó bao bọc lấy cơ thể người thân duy nhất còn lại của tôi. Tôi nhìn cánh tay đã bắt đầu phân hủy để lộ ra bên ngoài tay áo, chậm rãi nhìn tiếp lên trên, khuôn mặt bà đã đầy những vết bầm đặc trưng của xác chết. Chiếc xường xám đó hơi nhỏ, bà mặc không vừa chút nào, tôi thầm nghĩ, không muốn rơi nước mắt. Cuối cùng bà đã được giải thoát rồi.
Cứ nhìn mãi, nhìn mãi, trong đầu vang lên những tiếng ùng oàng mỗi lúc một nhanh, cảm giác choáng váng dần dần xâm chiếm, cuối cùng nổ bùng một tiếng, dường như sợi dây vẫn giữ cho mình tỉnh táo đột nhiên bị đứt rời, trong chớp mắt cả thế gian đã mất đi ánh sáng...
Khi chúng tôi từ Thanh Phủ quay về, đã đến buổi chiều. Trời quang mây tạnh, vầng mặt trời sắp lặn chỉ còn những tia sáng yếu ớt hắt lên phía chân trời, trong không gian ngập tràn mùi bê tông đặc trưng của các công trình kiến trúc trong thành phố. Chúng tôi nói với nhau mỗi lúc một ít hơn, suốt dọc đường gần như chìm trong yên lặng.
Đến cổng khu chung cư, Đường Triêu dừng lại, tôi nhìn thấy rõ sự mệt mỏi trong mắt anh: "Tiểu Ảnh, anh không vào nửa nhé!".
Tôi không trả lời mà quay mặt sang chỗ khác. Giữa chúng tôi đã trở nên lúng túng như vậy.
"Tiểu Ảnh, cháu về rồi đấy à?". Tôi quay đầu lại, thấy bà Lưu đứng ngay dưới khu nhà, bèn mỉm cười gật đầu chào.
"Ơ, thế bà cháu đâu, không về cùng à?".
"Bà nội cháu á?". Bà nội không ở nhà sao?
"Ồ, chẳng phải bà ấy bảo đi chơi cùng cháu cho vui hay sao? Ở nhà buồn quá, cái hôm mà cháu nhờ bà gọi bà ấy xuống chơi đấy, bà ấy còn nói rất nhiều, đến trưa hôm sau thì gọi điện bảo với bà là đi du lịch với cháu, mấy ngày mới về mà".
Bà nội? Trước mắt tôi chợt hiện lên cảnh tượng hôm mình đi Thanh Phủ, bà đã đứng tựa cửa nhìn theo, cứ nhìn xoáy mãi vào tôi không muốn rời, thậm chí ánh mắt còn đong đầy tuyệt vọng. Tôi giật mình, nhìn Đường Triêu một cái, bất giác run lên bần bật, không dám nghĩ tiếp nữa. Nếu như...
Tôi chạy lên nhà với tốc độ nhanh nhất, Đường Triêu bám theo sau liên tục gọi tên tôi. Trong đầu tôi lúc bấy giờ chỉ có một âm thanh duy nhất, tôi không ngừng kêu gào một cách yếu ớt trong đầu: "Đừng, đừng mà!".
Chạy lên tới nơi, hai chân tôi đã mềm nhũn như không còn đủ sức để chống đỡ toàn bộ cơ thể nữa. Tôi mò mẫm tìm chìa khóa trong túi, song gần như tìm hết một lượt trên người vẫn không thấy chìa khóa ờ đâu. Tôi căng thẳng tới mức sắp bật khóc, gõ vào cửa điên loạn: "Bà ơi, bà ơi, bà mở cửa ra, mở cửa ra đi!".
Trong hành lang trống trải vọng lại tiếng thét của tôi, một sự tĩnh lặng đến rợn người. Cánh cửa vẫn đóng im lìm, tôi dựa lưng vào tường rồi trượt dần người xuống, trong đầu là một vùng mù mịt. Nỗi sợ túa ra từ tận trong xương, một nỗi sợ hãi từ trước đến nay tôi chưa từng trải qua mà không thể dùng ngôn từ nào để biểu đạt được.
"Tiểu Ảnh!". Đường Triêu gấp gáp chạy theo tôi lên lầu, nhìn cánh cửa đóng im im bằng ánh mắt nặng nề, sau đó chậm rãi đi đến trước mặt tôi.
"Đường Triêu, Đường Triêu!", nhìn thấy anh, tôi mới lấy lại được tính thần, vội vàng túm lấy tay anh:
"Bà em sẽ không sao phải không? Đường Triêu, anh nói với em đi, chắc chắn bà sẽ không sao phải không?".
Nói đến câu đó, tôi đã khóc không thành tiếng.
"Tiểu Ảnh, không có chuyện gì đâu, chắc chắn là sẽ không có chuyện gì. Chìa khóa của em đâu? Chúng ta mở cửa ra trước đã". Đường Triêu cầm lấy chiếc túi từ tay tôi, tìm được chìa khóa rồi mở cửa ra. Anh đỡ tôi đứng dậy, một mùi nước xịt phòng "Thanh tân sảng hoa lụy" đậm đặc xộc vào trong mũi. Tôi chau mày, không khí trong phòng rất loãng, cửa sổ cũng đều đóng kín, còn trên ghế salon để tới bốn năm hộp "Thanh tân sảng hoa lụy" đó. Sao lại có nhiều nước hoa xịt phòng ở đây thế này?
"Tiểu Ảnh, em xem cái này là cái gì?". Đường Triêu cầm một bức thư và một chiếc máy ghi âm ở trên bàn lên. Một dự cảm không lành dội lên từ đáy lòng, tôi cầm lấy phong thư đó, trên bì thư là nét chữ không được trôi chảy của bà: "Gửi Tiểu Ảnh!".
Tôi không thể chờ đợi thêm, lập túc rút lá thư ra, nội dung trong thư cực kỳ đơn giản: "Tiểu Ảnh, hãy tha thứ cho bà!".
Tôi đứng đờ ra tại chỗ, trong lòng vô cùng mờ mịt, bà nội đã đi đâu rồi chứ?
Cạch một tiếng, Đường Triêu đã ân vào nút phát của chiếc radio. Trong cuộn băng vang lên giọng nói mệt mỏi của bà. Tôi như bị trúng phải lời nguyền, đúng sững ra đó, lặng nghe những lời tâm sự khàn khàn của bà...
"Tôi nhìn chiếc áo xường xám trong tay mình, nó thật là đẹp! Năm đó khi được bố kể cho nghe bao nhiêu chuyện về tấm áo này, tôi luôn nghĩ sẽ có một ngày mình được trông thấy nó. Tôi chảng sợ gì những chuyện ly kỳ mà người ta kể lại. Giờ đây, nó đã nằm ngay trong lòng tôi, song khi cầm nó lên, tôi lại không thể nào bình thản được. Để mua được nó từ tay người khác, tôi đã phải tiêu hết tất cả số tiền tích cóp của mình. Trong cửa hàng vang lên tiếng chân đạp máy khâu của anh ta, anh ta ngồi xoay lưng lại với tôi, đang còng lưng xuống chăm chú vào may xường xám.
Tôi gảy gảy viên ngọc trai nơi cổ áo, đã quyết thực hiện âm mưu đó. Song trong lòng vẫn hơi sợ hãi, thế nên khi đóng gói chiếc áo, tay tôi cứ run lên bần bật. Cực kỳ mâu thuẫn, tôi vừa hy vọng những câu chuyện truyền miệng đó là thật, lại vừa mong nó chỉ là bịa đặt. Khuôn mặt người đàn bà đó lúc nào cũng đung đưa ngay trước mắt tôi, cô ta đắc ý nhìn tôi cười. Tôi hận cô ta.
Một bàn tay nhỏ xíu non tơ kéo vạt áo tôi, miệng bập bẹ: "Mẹ, mẹ!". Đó là đứa con của tôi và anh ta, trông nó giống hệt bố, nhất là đôi mắt đào hoa đó, không biết sau này sẽ khiến cho con gái nhà nào khốn khổ nữa đây. Tôi vuốt ve khuôn mặt thằng bé, sau đó cầm chiếc hộp lên. Khi tôi ra đến cửa, anh ta cuối cùng cũng ngẩng đầu lên hỏi: "Mình đi đâu?".
"À...", tôi đưa chiếc hộp ra sau người: "Đi dạo phố thôi, lát nữa tôi sẽ về!".
"Ừm". Anh ta lại cúi đầu xuống làm tiếp. Bắt đầu từ năm ngoái, anh ta không còn nhìn thẳng vào tôi nữa, có chuyện gì cần hỏi thì cũng như đang làm theo công lệ vậy. Tôi cắn môi, người đàn ông vong ân phụ nghĩa, anh ta sẽ phải trả giá về tất cả những chuyện anh ta đã làm.
Tôi đến cổng khu nhà sang trọng đó, cho thằng bé bên đường một đồng tiền, bảo nó giao chiếc hộp cho người đàn bà kia, còn dặn nó phải nói là do một người đàn ông mang đến. Tôi nấp sau bụi cây cạnh đó nhìn ra, không bao lâu sau cô ta đã xuất hiện, ôm theo cái bụng nặng nề. Dù bụng đã to nhưng không hề ánh hưởng tới vẻ xinh đẹp của cô ta. Đứa trẻ đó rất đáng tin cậy, khi đi cũng không nhìn lấy một lần về phía tôi đang ẩn.
Cô ta cầm lấy chiếc hộp, mở ngay trước cổng, cười sung sướng rồi quay vào.
Mấy đêm liền sau đó, tôi lặng lẽ trèo qua bức tường hậu viện, đến bên cửa sổ phòng cô ta, nhận ra vẫn không có chuyện gì khác thường. Lòng tôi như có lửa đốt, lẽ nào chiếc xường xám đó không linh nghiệm? Khi đó thù hận đã khiến cho tôi mờ mắt, tôi âm thầm may một chiếc xường xám khác gần giống chiếc đó, sau đó còn bỏ tiển ra mua chuộc người giúp việc trong nhà cô ta để kể những câu chuyện liên quan đến chiếc "Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào" cho cô ta nghe. Cùng lúc ấy, tôi được biết sức khỏe của cô ta rất kém, không chịu được sự chấn động tinh thần.
Hàng ngày, cứ gần đến mười hai giờ đêm, tôi lại mặc chiếc xường xám mà mình may đứng bên cửa sổ phòng cô ta khóc thút thít. Tôi quấn vải vào đế giày cao gót nên khi đi lại không hề gây ra tiếng động. Mỗi lúc cô ta đến gần cửa sổ, tôi lại lặng lẽ bỏ đi.
Cứ liên tục như vậy mấy ngày, khi cảm giác thấy đã dọa cho cô ta sợ lắm rồi, ngày cuối cùng tôi vẽ cho mình một bộ mặt cực kỳ khủng khiếp, đến ngay chính bản thân cũng thấy sợ hết hồn. Lần này tôi đứng yên trước cửa sổ không bỏ đi nữa, chờ khi cô ta đến gần liền quay đầu lại. Cô ta thét lên một tiếng rồi ngã xuống ngất đi...
Đêm hôm đó tôi rất vui, khi về nhà thấy anh ta vẫn còn đang ngồi dưới ánh đèn, rõ ràng là có ý đợi tôi. Tôi hơi hoảng hốt, sợ rằng anh ta đã phát hiện ra dấu hiệu bất thường gì đó. Anh ta chau mày nhìn tôi nói:
"Mấy ngày hôm nay mình đang làm gì thê? Hôm nào cũng về muộn, đêm nào con cũng khóc gọi đây!".
"Anh không biết dỗ nó chắc? Anh hỏi tôi đi đâu, tôi đi dạo đấy, sao anh không đi với người tình của anh ấy? Quan tâm đến tôi làm gì?".
"Cô ấy sắp sinh rồi!". Anh ta cúi đầu nói.
Nhìn bộ dạng đó của anh ta, lòng tôi lại căm hận muốn chết. Tôi nghiến răng cười nhạt: "Vậy thì phải chúc mừng anh!".
Đêm hôm đó chưa ngủ được bạo lâu thì tiếng chuông điện thoại trong nhà vang lên, anh ta vội vàng trở dậy. Tôi lắng tai nghe thấy anh ta nói đứt quãng: "Tịnh Tịnh, em sao rồi? Đau bụng à? Liệu có phải đến lúc sinh rồi không? Gì cơ? Không biết? Vậy em mau đi tìm lão gia đi, nhanh chóng đưa đến bệnh viện, anh sẽ lập tức đến ngay!".
"Muộn như vậy rồi còn có chuyện gì?". Tôi làm bộ như bị anh ta đánh thức dậy.
"Tần Tịnh chắc là sắp sinh rồi, giờ tôi phải vào bệnh viện!".
"Tôi đi với anh!". Tôi xuống giường, không buồn quan tâm đến ánh mắt nghi hoặc của anh ta, mặc áo khoác ngoài vào rồi cùng anh ta ra khỏi cửa.
Khi chúng tôi đến bệnh viện, Tần Tịnh đang trong phòng cấp cứu. Bác sỹ yêu cầu người nhà ký giấy cam kết, anh ta định tiến lên nhưng đã bị Hà lão gia ngăn lại. Chừng nửa giờ sau, y tá đi ra nói sản phụ không ổn, mời Hà lão gia vào gặp lần cuối, anh ta cũng định vào cùng nhưng y tá nói sản phụ không muốn gặp. Anh ta cứ vậy ngồi thụp xuống đất khóc ầm lên. Khi đó tôi cũng láng máng thấy sợ, từ trước đến nay tôi chưa từng muốn cô ta chết, tôi chỉ muốn cô ta mất đứa trẻ đó. Tôi quên mất rằng bất kể là người lớn hay trẻ con thì cũng vẫn là một mạng người.
Một lúc sau, Hà lão gia từ trong đó đi ra, khi nhìn thấy anh ta liền lắc đầu, nước trong mắt nhạt nhòa, giọng nói khàn đặc lại:
"Nó đi rồi, mất máu nhiều quá, không cứu được. Đứa bé hiện giờ vẫn còn rất nguy hiểm. Còn nữa, nó muốn đứa bé mang họ Hà".
"Không! Không!". Anh ta gào lên đến rách gan đứt phổi. Tôi cố gắng kéo anh ta lại, trong lòng cũng thấy hoảng loạn và sợ hãi không kém.
"Con bé đi rồi, anh hãy để cho nó một chút danh dự, dù rằng khi còn sống nó không cần đến, nhưng hiện giờ người cũng đã không còn, anh muốn người ta sẽ nói này nói nọ sau khi nó chết hay sao? Còn nữa, hãy nghĩ cho đứa bé, không ai có thể gánh vác nổi cái tiếng là con riêng đâu. Dù gì anh cũng đã yên bề gia thất, anh không thể có lỗi với họ được", Hà lão gia nói.
Đêm hôm đó, Hà lão gia không cho anh ta vào gặp Tần Tịnh. Mấy ngày tiếp sau đó, ngày nào anh ta cũng vào bệnh viện với bộ dạng hồn xiêu phách lạc. Tôi biết, chỉ cần đứa trẻ đó vẫn còn thì anh ta không thể nào bình tâm lại được. Từ trước đến nay tôi chưa từng nghĩ rằng mình lại có thể xấu xa đến thế cái ngày người ta chôn Tần Tịnh, tôi lẳng lặng đến bệnh viện. Đứng một mình bên ngoài phòng sơ sinh, tôi nhìn thấy đứa bé đó, đứa bé phúc lớn mệnh lớn, nó vẫn phải đeo mặt nạ thở ô xy. Người trực phòng là một y tá trẻ, tôi nhân lúc cô ta ra ngoài nói chuyện phiếm với đồng nghiệp, bèn lặng lẽ lẻn vào phòng bệnh, tháo mặt nạ ô xy ra. Khuôn mặt đứa bé bắt đẩu biến sắc, chân tay co quắp lại, chưa được bao lâu đã nằm im không động đậy. Khi làm việc này, trong lòng tôi không hề cảm thấy sợ hãi một chút nào, chỉ sung sướng vô cùng. Cuối cùng thì tất cả đã kết thúc rồi.
Tôi cảm thấy vận số của mình thật tốt, bệnh viện không hề phát hiện ra tội ác của tôi. Cô y tá đó bị đuổi việc vì lơ là khi làm nhiệm vụ, bệnh viện bồi thường cho nhà họ Hà một khoản tiền. Ngày chôn cất Tần Tịnh, anh ta cũng đến nhà đó, tôi nghĩ chắc chắn anh ta cũng trông thấy tấm "Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào", nấu không thì vì sao sau khi quay về, anh ta đều may những tấm áo giống y như vậy. Từ đầu tới cuối anh ta vẫn tin rằng tấm kỳ bào đó đã giết chết Tần Tịnh, nhưng khi ấy anh ta không hề biết được rằng tấm kỳ bào đó là do tôi tặng cô ta, lại còn lấy danh nghĩa của anh ta để tặng.
Anh ta cuối cùng cũng hồi tâm, không đi đâu hết mà ngày ngày ở lại cửa hàng, ở lại bên mẹ con tôi. Nhưng linh hồn dường như đã mất, ngoài xường xám ra, trong mắt anh ta không còn bất cứ thứ gì khác nữa.
Từ sau khi Tần Tịnh chết, tôi thường tỉnh giấc vì những cơn ác mộng, lần nào tôi cũng nằm mơ thấy khuôn mặt trắng nhợt của cô ta và cơ thể co quắp của đứa trẻ sơ sinh. Sống trong hoảng sợ, tôi muốn chuyển nhà nhưng anh ta không đồng ý, có nói thế nào cũng không đồng ý. Tôi biết là nếu cứ tiếp tục thế này, cuối cùng cũng sẽ có một ngày anh ta biết hết mọi chuyện.
Khi đó, nhà họ Hà hình như cũng bắt đầu có chuyện. Sau này, tâm kỳ bào đó bị niêm phong lại, tôi cũng không còn nằm mơ thấy Tần Tịnh và đứa trẻ kia nữa. Nhưng lòng tôi vẫn không thể nào thanh thản được. Hai bàn tay dính đầy máu tanh hôi, có rửa thế nào cũng không bao giờ sạch.
Mấy chục năm trôi qua, dù luôn sống trong sự thấp thỏm bất an, nhưng tôi tưởng tất cả đã yên bình.
Hôm đó, tôi và anh ta cãi nhau, tôi vô ý để lộ ra chuyện đó nên anh ta đoán tất cả. Anh ta kéo tay tôi, nói phải đưa tôi đến cảnh sát thú tội. Tôi van xin anh ta, nhưng trái tim sắt đá của anh ta cũng không lay chuyển. Thực ra đã mấy chục năm rồi, cũng chẳng có chứng cứ gì để chứng minh là tôi đã làm việc đó, nhưng tôi vẫn thấy sợ, nếu chuyện bại lộ ra, tôi làm sao nhìn mặt được những hàng xóm xung quanh? Vì chuyện của con trai mà tôi đã bị người đời bêu riếu sau lưng, tôi không muốn bị người ta gọi là con đàn bà ghen tuông mù quáng nữa.
Trong lúc giằng co, tôi lại nhớ đến sự đối xử lạnh nhạt của anh ta suốt mấy chục năm qua với mình, một giọng nói chợt vang lên ở đáy lòng:
"Giết chết anh ta, giết chết anh ta! Giết anh ta thì mày sẽ không phải ngồi tù".
Nhân lúc anh ta không chú ý, tôi cầm ngay chiếc rìu ở góc nhà chém một nhát. Nhát đầu tiên tôi vô cùng sợ hãi, nhưng khi nhìn thấy máu chảy từ trên vai anh ta xuống, biết mình không thể nào quay đầu lại được nữa rồi, thế nên tôi lao đến bóp cổ anh ta, không một chút chần chừ do dự. Tôi đã hóa điên.
Cuối cùng tôi cũng giết chồng mình. Khi anh ta phản bội thì tôi không giết anh ta, nhưng mâấy chục năm sau khi tất cả những người đó đã không còn, thì tôi lại giết anh ta.
Tôi chôn anh ta trong chậu đinh hương, như vậy thì ngày ngày vẫn có thể ở bên nhau. Tôi chuyển nhà, đến một nơi không ai biết mình. Hàng ngày thắp hương niệm Phật, tưởng rằng sẽ được bình an, nhưng...
Tôi không ngờ rằng lại có một ngày cô ta xuất hiện, lại còn tìm đến cháu gái mình. Tôi biết tất cả đều là báo ứng, cái ngày tôi làm Tiểu Ảnh bị thương, tôi biết mình không thể chết trong an lành. Tôi sống cũng đủ rồi, Tiểu Ảnh cũng đã lớn rồi, tôi còn sợ cái gì đây? Tôi đã phạm quá nhiều sai lầm, ông trời cũng có mắt, sẽ không bỏ qua cho bất cứ kẻ xấu nào. Tôi là một tội nhân, chắc chắn tôi phải trả giá cho tất cả những việc mình đã làm.
Tiểu Ảnh, Đường Triêu là một người đàn ông tốt, bà nội hy vọng các cháu có thể ở bên nhau, thế nên khi cháu đi Thẩm Quyến, bà đã bỏ chiếc "Tần Hoài đăng anh thanh kỳ bào" giả vào trong túi cháu, chính là mong Đường Triêu sẽ tưởng rằng cậu ấy chỉ hiểu lầm cháu. Thế nhưng...
Tiểu Ảnh, bà phải đi rồi. Mệt mỏi biết bao! Mấy chục năm nay, bà đã sống những tháng ngày như thế nào, cháu biết không?
Trong máy ghi âm vang lên một tiếng click rỗi dừng lại, tiếng thờ dài cuối cùng của bà nội vẫn bay lơ lửng trong không khí. Từ đầu chí cuối bà vẫn không nhắc đến chi tiết tôi trả thù Thanh Lâm, tôi biết, trong lòng bà tôi mãi mãi vẫn là cô cháu gái tuyệt vòi nhất, bà chấp nhận gánh vác tất cả mọi đau khổ cho tôi. Đường Triêu không nói một lời, vẫn nắm chặt lấy tay tôi, nhưng tôi không cám giác thấy hơi ấm nữa, toàn thân lạnh ngắt.
Mắt tôi chuyển hướng sang cánh cửa đóng im ỉm của buồng tắm, người run lập cập, bất kể thế nào cũng không dám tiến lên thêm một bước. Trên ghế salon còn có một đống xường xám, đều là những hàng mẫu tôi bày ở cửa hàng, chiếc nào cũng được gập lại gọn gàng rồi đặt trên mặt ghế, đủ các sắc màu trông cực kỳ bắt mắt. Song tôi lại thấy chúng vô cùng đáng sợ, tất cả mọi chuyện đều là vì những thứ gợi cảm phong tình này mà ra. Tôi nuốt nước bọt, cuối cùng cũng đứng dậy được để đi về phía buồng tắm. Cửa không khóa, khẽ đẩy là đã mở ra. Một màu hồng phấn treo giữa không trung, mùi thối xộc vào mũi. Chiếc xường xám màu hồng đó trông không hợp chút nào với tuổi tác của cơ thể đang mặc nó, trên cửa tay còn được thêu một chữ "Lý" thân quen, chính là chiếc xường xám mà tôi đã lấy ở linh đường của Tần Tịnh mang về. Giờ đây nó bao bọc lấy cơ thể người thân duy nhất còn lại của tôi. Tôi nhìn cánh tay đã bắt đầu phân hủy để lộ ra bên ngoài tay áo, chậm rãi nhìn tiếp lên trên, khuôn mặt bà đã đầy những vết bầm đặc trưng của xác chết. Chiếc xường xám đó hơi nhỏ, bà mặc không vừa chút nào, tôi thầm nghĩ, không muốn rơi nước mắt. Cuối cùng bà đã được giải thoát rồi.
Cứ nhìn mãi, nhìn mãi, trong đầu vang lên những tiếng ùng oàng mỗi lúc một nhanh, cảm giác choáng váng dần dần xâm chiếm, cuối cùng nổ bùng một tiếng, dường như sợi dây vẫn giữ cho mình tỉnh táo đột nhiên bị đứt rời, trong chớp mắt cả thế gian đã mất đi ánh sáng...
Tác giả :
Chu Nghiệp Á