Cẩm Khê Di Hận
Chương 15: Một là báo phục, hai là báo phương
Vĩnh-Hoa tiếp:
– Bộ Nam-thiên bách tộc đại luật áp dụng trong suốt từ năm Nhâm-Tuất (2879 trước Tây lịch) đến năm Quý-Mão (258 trước Tây lịch), trải hai ngàn sáu trăm hai mươi hai năm. Khi vua An-Dương đánh vua Hùng lập nước Âu-Lạc, ngài vẫn cho dùng bộ Nam-luật. Bộ Nam-luật áp dụng đến năm Quý-Tỵ (208 trước Tây-lịch) tức thêm năm mươi năm nữa. Cộng lại hai ngàn sáu trăm bẩy mươi hai năm (2672). Khi Triệu Đà đánh Âu-Lạc. Y xuất thân là chức quan của Tần Thủy-Hoàng, vì vậy y cho áp dụng luật đời Tần bên Trung-quốc. Luật Trung-quốc thì tôi không rành cho lắm.
Triều đình cùng đưa mắt nhìn Lục Mạnh-Tân. Ông cũng lắc đầu. Chỉ có Hoàng Thiều-Hoa mỉm cười:
– Mấy năm nay, tôi từng đến Lạc-dương vấn an Hàn thái-hậu. Nhân nhàn rỗi, tôi có nghiên cứu về luật Trung-quốc. Có thể nói tất cả luật lệ, điển chương Trung-quốc đều để ở điện Gia-đức. Chỉ có hoàng đế, thái tử, công chúa cùng tam công, tể tướng, thượng thư được đọc mà thôi. Tôi phải nhờ Hàn thái-hậu với Chu Tường-Qui mượn cho đọc. Nhân đó tôi cho sao chép đầy đủ.
Bà lấy trong bọc ra mấy bộ sách, để trước mặt:
– Trung-quốc có luật cùng thời với Lĩnh-Nam. Tức luật Thần-Nông. Đến đời Hoàng Đế (2550 trước Tây-lịch) cũng từng ban hành luật. Đời Hạ (2140-1711 trước Tây-lịch), Thương (1711-1066 trước Tây-lịch), Chu (1066-255 trước Tây-lịch) đều có luật lệ. Đến nay các bộ luật trên không còn nữa.
Bà đưa ra tập sách mỏng tiếp:
– Đây là bộ luật nước Trịnh, do Tử Sản soạn (536 trước Tây-lịch). Bộ luật nước Tần do Triệu Dương-Hoán soạn, khắc vào đỉnh (513 trước Tây-lịch). Bộ luật Trúc-hình do Đặng Tích soạn cho nước Trịnh (501 trước Tây-lịch) khắc vào thẻ trúc.
Bà đưa ra tập sách thứ nhì:
– Đến đời Chiến-Quốc (403-232 trước Tây-lịch) Lý Khôi soạn ra bộ Pháp-kinh. Bộ Pháp-kinh chia làm sáu thiên:
1. Đạo pháp (tội trộm).
2. Tặc pháp (tội cướp).
3. Tư pháp (hình phạt tù).
4. Bộ pháp (thủ tục).
5. Tập pháp (luật linh tinh).
6. Cư pháp (định nghĩa).
Khi soạn ra bộ Pháp-kinh, Lý Khôi đã tham khảo các bộ luật đương thời của nước Ngụy, Trịnh về hình luật, nước Tần về thủ tục. Nước Chu về trộm cướp, định nghĩa. Bộ Pháp-kinh Lý Khôi soạn cho Ngụy Văn-Công (424-387 trước Tây-lịch). Song các pháp gia đời Thủy-Hoàng, đời Tây-Hán cho đến nay đời Đông-Hán đều lấy đó làm căn bản.
Nói về luật lệ là vấn đề khô khan, tẻ lạnh. Song một là Hoàng Thiều-Hoa đẹp như tiên. Hai là tiếng của bà trong, ngọt như cam thảo. Nên dù người ít đọc sách như Trấn-viễn đại tướng quân Hồ Đề, mà cũng theo dõi kịp.
Thiều-Hoa tiếp:
– Đến đời Cao-tổ nhà Hán (206-194 trước Tây-lịch). Thừa-tướng Tiêu Hà sửa đổi luật Lý Khôi, thêm vào ba chương nữa là:
1. Hộ luật, nói về kiểm tra dân số, giá thú, gia tộc.
2. Hưng luật, nói về thuế khoa, triều cống.
3. Khái luật, nói về quân đội, chuyên chở, chuồng voi, chuồng ngựa v.v.
Bộ Pháp-kinh có sáu thiên. Nay thêm ba thiên nữa thành chín thiên. Vì vậy người ta gọi luật thời Hán Cao-tổ là luật Tiêu Hà hay Cửu chương luật.
Bà đưa ra tập sách nữa:
– Kịp khi vua Quang-Vũ trung hưng nhà Hán. Giữa lúc đại ca Tự-Sơn đem quân đánh Kinh-châu. Quang-Vũ thấy đại nghiệp sắp thành, mới sai sứ đến Kinh-châu hỏi về việc canh cải luật. Đại ca Tự-Sơn đề nghị sửa chữa, thêm bớt một số điều. Nhất là định rõ quyền hạn, tổ chức hậu cung, hầu tránh nạn Vương Mãng. Song bản chất vẫn giữ nguyên như bộ Cửu-chương luật.
Tổng trấn Luy-lâu Quách A hỏi:
– Không biết nội dung bộ Nam-luật như thế nào?
Nguyễn Tam-Trinh đáp:
– Khác nhiều lắm. Thứ nhất về nguyên tắc, thứ nhì về tổ chức. Về nguyên tắc thì bộ Nam-luật đặt trên căn bản tục lệ và nhân trị. Bộ Pháp-kinh đặt căn bản trên uy quyền và pháp trị. Tục lệ là gì? Khi một số người sống chung với nhau, lâu ngày tự nó có những giao ước không thành văn, dần dà biến thành tục lệ. Quốc-tổ đã chu du thăm trăm khu vực khác nhau. Sưu tầm phong tục, luật lệ của họ, về thu lại thành bộ luật chung. Còn bộ Pháp-kinh đặt trên uy quyền. Vua muốn thế nào, thì cứ ban luật, dân chúng phải tuân theo.
Bắc-bình vương Đào Kỳ hỏi:
– Điều này cháu đã nghe biết qua. Khi vua chúa ngồi trên, đặt ra luật, trái với tập tục, bắt dân tuân. Dĩ nhiên họ không tuân, thế là họ bị bắt tội. Do vậy bên Trung-quốc hay xảy ra cảnh dân làm loạn. Thưa bác thế còn nhân trị, pháp trị là gì?
Nguyễn Tam-Trinh tiếp:
– Luật đặt căn bản nhân trị, mục đích giáo hóa dân chúng hơn là dùng hình pháp bắt tuân theo. Vua phải biết tu thân, làm gương cho người trong nhà theo. Đó là đạo tề gia. Gia đình mình làm gương cho lân bang, cho cả nước bắt chước. Đó là đạo trị quốc. Nước mình thanh bình, vua tôi đạo đức, khiến thiên hạ hướng về. Đó là đạo bình thiên hạ. Những điều này chép đầy đủ trong sách Đại-học.
Bắc-bình vương Đào Kỳ nhìn Lục Mạnh-Tân. Vương chập chờn sống lại thời thơ ấu, phải phiêu bạt làm tôi tớ tại Thái-hà trang. Được Lục Mạnh-Tân yêu thương, tận tâm dạy dỗ. Lục còn dặn Vương:
– Với chí khí của con, sau này con sẽ thành đại nghiệp. Đại nghiệp thành, con nên dùng nhân đức trị dân. Chứ đừng dùng hình pháp như nhà Tần, nhà Hán bên Trung-nguyên.
Vì vậy Vương đỡ lời Nguyễn Tam-Trinh:
– Phò-mã An Tiêm đã từng nói: Người ta sinh ra vốn chưa biết gì cả. Khi lớn lên, tiêm nhiễm thói xấu, thành ra phạm tội. Cần phải giáo hóa. Bên Trung-quốc, sau đó gần hai nghìn năm, Mạnh-Tử nói Nhân chi sơ tính bản thiện. Cũng như nước chảy chỗ trũng. Từ đời Chu (1066-770 trước Tây-lịch) cũng dùng nhân trị. Cho đến thời Chiến-quốc, các pháp gia như Hàn-Phi, Thương Ưởng, Lý Tư mới đưa ra pháp trị. Bộ Pháp-kinh soạn theo nguyên tắc pháp trị.
Nguyễn Tam-Trinh cầm bộ Nam-luật đưa ra:
– Bộ Nam-luật có mười thiên. Khác xa với luật Trung-nguyên. Luật Lĩnh-Nam hoàn toàn đặt trên nguyên tắc nhân trị. Nội dung có mười chương như sau:
1. Quốc-cương, nói về tổ chức triều đình, quan chế, hậu cung, sự truyền ngôi.
2. Bách-hầu, định rõ tổ chức, ranh giới, quyền hạn của các lạc hầu, lạc tướng.
3. Điển-lệ, định ra lễ nghi triều đình, cách tế lễ của vua cho tới thứ dân. Phương cách cúng giỗ tổ tiên.
4. Giá-thú, định việc cưới hỏi, tổ chức gia tộc. Bổn phận mỗi người trong gia tộc, cùng tang chế.
5. Hình-pháp, hình luật áp dụng trên toàn quốc. Tuy nhiên trong chương này còn dự trù, mỗi địa phương có thể tăng hay giảm tùy theo tục lệ.
6. Khái-khố, tổ chức thuế khóa, công khố, ấn định giá cả.
7. Binh-luật, tổ chức binh bị. Phương cách thăng chức, tước. Hình phạt trong quân.
8. Hình-chế, định rõ thủ tục bắt giam, xử án, cùng các hình phạt đặt ra.
9. Tranh-tụng, thủ tục kiện thưa, bồi thường.
10. Phong-thần, định rõ thể lệ thờ cúng các thần. Những công lao được phong thần. Tài sản các đình chùa để cúng tế thần.
Công chúa Thánh-Thiên bàn:
– Như vậy bộ Nam-luật chi tiết hơn Cửu-chương luật nhiều. Có điều một số khoản không hợp với tình thế Lĩnh-Nam hiện tại. Như chương thứ bảy về Binh-luật. Thời vua Hùng, quân trừ bị quốc gia rất ít. Lại nữa chỉ có nam tướng, nam binh. Hồi hội binh ở Phiên-ngung bàn về tổ chức binh bị, Bắc-bình vương đã có kế hoạch đầy đủ. Kế hoạch đó hiện đang thi hành. Tôi thấy tổ chức binh bị như vậy kiện toàn nhất. Chúng ta cần tu bổ bộ Nam-Luật, chứ không nên sửa đổi binh chế của Bắc-bình vương. Bởi chúng ta tiến hơn nhiều. Nam cũng như nữ, đều có trách vụ với đất nước. Trong các trang, lạc hầu đều cưỡng bách nam, nữ từ mười ba tuổi phải tập võ, học binh sự. Từ mười tám, nam nữ đều được xung vào quân của lạc vương hoặc quân quốc gia. Hiện các nữ tướng đông hơn nam tướng.
Công chúa Phùng Vĩnh-Hoa tiếp:
– Tôi đồng ý với công chúa Thánh-Thiên. Về binh luật, phải sửa hoàn toàn. Những gì Bắc-bình vương cho tổ chức, coi như thành luật rồi. Không cần phải thêm bớt nữa.
Triều đình thông qua mọi khoản. Cuối cùng quyết định cử một ủy ban tu bổ. Ủy ban do Đại tư-không Nguyễn Tam-Trinh cầm đầu. Trong ủy ban có Phùng Vĩnh-Hoa, Nguyễn Phương-Dung, Đào Hiển-Hiệu, Nguyễn Thành-Công, Phan Đông-Bảng, Vũ Công-Chất, Lê Chân, Hồ Đề, Lục Mạnh-Tân, và Nguyễn Quý-Lan.
Vua Trưng ban chỉ dụ:
– Xét như các bộ luật Trung-quốc. Từ bộ Hình-thư của Tử Sản, đến bộ Cửu-chương luật. Trẫm thấy các luật gia Trung-quốc quá câu nệ cổ nhân. Những gì của Hình-thư, nay không hợp thời, thế mà vẫn giữ nguyên. Vậy các vị tu bổ Nam-luật, thành bộ luật Lĩnh-Nam cần nhằm vào bằng này điều:
° Một là những gì thành truyền thống, tục lệ của tổ tiên. Tuyệt đối không được sửa đổi.
° Hai là trọng quyền địa phương, tức tục lệ. Khoản nào thấy có sự trái ngược với phong tục địa phương, cần phải có một điều châm chước. Như Nam-luật bắt con gái phải kín cổng cao tường. Trong khi đó các sắc dân Mường, Mán, Thái v.v. đêm đêm thiếu nữ thường ra suối cùng tắm với nhau. Phong tục sắc dân đó như vậy. Cần phải có một điều khoản dự trù, sao cho không xáo trộn.
° Ba là tránh tập trung tài sản vào một số nhà giàu. Ấn định rõ, nhà giàu nhất chỉ được ba mươi mẫu ruộng. Còn lại xung công. Cũng tránh không nên để một người dân nào không có ruộng đất.
° Bốn là kể từ nay. Người nào có tài, có đức thì giữ quyền cai trị. Bỏ hẳn lối cha truyền con nối.
° Năm là duy trì chế độ một vợ, một chồng. Chế độ đa thê, đa phu bãi bỏ hẳn. Luật cũng nên dự trù điều khoản đã rồi cho những người đa thê, đa phu.
° Sáu là cưỡng bách học tập. Văn tự chính thức là Khoa-đẩu. Các khóa thi được tổ chức cả văn lẫn võ.
Ghi chú của tác giả:
Trong bộ Hậu Hán-thư của Phạm Việp, quyển hai mươi bốn (từ trang 727 đến 854) và quyển bảy mươi sáu (từ trang 2457 đến 2464) do Trung-hoa thư cục hương cảng xuất bản 1978 có nhắc tới việc sau khi Mã Viện đánh chiếm được đất Giao-chỉ. Viện làm bản trần tấu về triều rằng sự khác biệt của luật Lĩnh-Nam với luật Trung-quốc đến mười điểm. Sự thực là gần như khác hoàn toàn. Tiếc rằng hiện nay, không còn tìm ra được bộ luật đó nữa. Buồn quá! Mà dù có tìm ra được, thì với loại chữ Khoa-đẩu, cũng chỉ để ngắm nhìn tiếc thương mà thôi.
Vào một buổi trưa, Trưng Đế đang cùng tam công, tể tướng, đại thần nghị sự. Hoàng môn quan vào tâu:
– Tâu bệ hạ có một lão bà đến trước cổng thành, đánh ba tiếng trống. Xin vào yết kiến bệ hạ. Thần cật vấn hỏi lý do. Lão bà không chịu nói. Xin tâu để bệ hạ định liệu.
Trưng Đế truyền chỉ cho vào.
Lát sau, một bà già tuổi khoảng sáu mươi, mặt mũi lem luốc, đầu bù tóc rối, quần áo dơ bẩn, bước vào đại điện. Bà liếc nhìn quần thần, rồi ngửa mặt lên trời mà cười.
Lễ-bộ thượng thư Nguyễn Quý-Lan hỏi:
– Lão bà tên họ là gì? Xin yết kiến triều đình có việc chi muốn nói.
Lão bà, bưng mặt cười khúc khích, rồi lại khóc hu hu nói:
– Than ôi! Trời đất tuy rộng bao la. Mà không một bóng người!
Nguyễn Quý-Lan quát:
– Ở đây có Hoàng-thượng, có triều thần trên trăm người. Sao lại bảo không có ai? Là dân Lĩnh-Nam, lão bà phải biết lễ kính. Tội bất kính đối với triều đình, đáng đem ra chặt đầu.
Lão bà càng cười:
– Hoàng đế họ Trưng, xuất thân nghĩa hiệp. Tam công đều xuất thân nghĩa hiệp. Tể tướng con nhà danh gia. Lễ-bộ thượng thư, là đệ tử phái Tản-viên. Thế mà cũng hăm đem người ta ra chặt đầu hay sao? Thôi ta đi đây. Thế mới biết nghe không bằng thấy. Ta chả thèm nói với bọn mi nữa.
Lão bà thủng thẳng bước đi. Nguyễn Quý-Lan vẫy tay. Hai nữ võ sĩ tới bắt giữ lão bà. Lão lạng người tránh khỏi. Thân pháp cực kỳ thần tốc. Phương-Dung kêu lên một tiếng kinh ngạc:
– Úi chà!
Nguyên lão bà xử dụng thân pháp của phái Long-biên. Quách A hiện giữ chức tổng trấn Luy-lâu. Nàng lạng người đến chụp lão bà. Lão đứng nguyên chờ Quách A chụp. Quách A chụp vai bà. Các ngón tay của nàng như chụp phải phiến đá. Nàng nhảy lùi lại kêu lên một tiếng:
– Úi chà, đau quá!
Nàng vừa đứng dậy, lão bà đã ra khỏi điện. Quách A chạy theo. Nàng cầm tù và thổi. Đoàn Thần-ưng hơn mười con bay đến tấn công. Lão bà cười nhạt một tiếng. Hai tay vung lên trời, như hai chiếc hoa sen nở. Thần-ưng thứ nhất lao xuống. Bị bàn tay của lão hút vào. Lão liệng ra xa. Thần-ưng thứ nhì lao xuống, lại bị lão dùng chưởng hút mất. Phút chốc cả mười Thần-ưng đều bị bắt. Lạ thay, mười Thần-ưng bị áp lực bàn tay lão bà, không sao bay được.
Trưng Đế thấy vậy. Vẫy tay bảo Quách A:
– Sư muội, không được động thủ.
Binh-bộ thượng thư Chu Bá đứng ngoài nhìn thấy dáng dấp lão bà rất quen thuộc. Trong nhất thời ông không nhớ ra đã gặp lão ở đâu. Ông hỏi:
– Xin cao nhân cho biết phương danh, quí tính.
Bà-lão cười nhạt:
– Các người tự nhận nghĩa hiệp, mà ta đánh trống xin vào trình bày kế sách. Các ngươi không được lời chào hỏi. Cũng chẳng kéo ghế mời ta ngồi. Vì vậy ta mới bảo trời đất rộng. Mà chẳng có ai.
Bà lạng mình, chỉ thấy bóng trắng thấp thoáng, bà đã rút được kiếm đeo phía sau Quách A. Uốn cong người, nhảy vọt lên không, bà lão quay đến năm vòng liền, đáp xuống trước mặt Phương-Dung. Ánh kiếm đã loé lên đưa vào cổ nàng, Phương-Dung nhảy lùi liền bốn bước, tay nàng rút kiếm phản công. Song bà lão cũng nhảy theo, mọi người chỉ thấy hoa mắt lên, Phương-Dung với lão bà đã chiết được trên mười chiêu.
Trưng Đế hỏi Chu Bá:
– Sư thúc! Người nghe nhiều, biết rộng! Có thấy nói trong phái Long-biên còn nữ cao nhân nào khác ngoài Nguyễn Phan tiên sinh không?
Chu Bá ngơ ngẩn xuất thần, một lúc rồi nói:
– Thần chưa từng nghe qua.
Quách A, Trần Năng sợ lão bà là gian tế, truyền dẫn Thần-hổ, Thần-báo, Thần-ưng bao vây kín như thành đồng vách sắt.
Giữa vòng vây, lão bà với Phương-Dung quấn lấy nhau như hai quả cầu bạc. Không ai đủ nhãn lực phân biệt được kiếm của người nào. Trưng Nhị nói với Trưng Đế:
– Kiếm pháp hai người cùng một môn hộ. Phương-Dung tuổi trẻ, thông minh. Lão bà kinh nghiệm, nội lực thâm hậu. Nếu đấu trong vòng ba trăm hiệp, khó biết ai thắng, ai bại. Còn đấu ngoài ba trăm hiệp, e Phương-Dung thua vì nội lực kém hơn.
Chu Bá ngơ ngẩn một lúc nói:
– Long-biên kiếm pháp, chỉ người chưởng môn mới học được hết tinh hoa. Tôi tưởng hiện trên thế gian này, chỉ có Đào Kỳ, Phương-Dung, Phật-Nguyệt biết xử dụng mà thôi. Không ngờ lão bà này lại cũng biết xử dụng. Không biết bà là ai? Cứ như tuổi tác, ắt bà ngang vai với nhạc phụ của tôi.
Trần Năng ghé tai Chu Bá:
– Sư huynh coi kìa! Lão vừa xử dụng nội công Tản-viên, vừa xử dụng nội công Long-biên. Lão khéo léo hợp hai thứ làm một. Cho nên kiếm chiêu khi âm, khi dương.
Hai người đấu được trên bốn trăm hiệp. Trưng Nhị sợ một trong hai người bị tử thương, Lĩnh-Nam thiệt mất một kiếm khách. Bà bảo Trần Năng:
– Sư thúc vào can hai người ra đi.
Trần Năng vận Lĩnh-nam chỉ, chĩa lên không:
– Xin hai vị ngừng tay!
Miệng nói, bà phóng hai chỉ, véo, véo vào giữa kiếm hai người. Hai người bị chỉ lực Thiền-công mạnh như vũ bão, đẩy kiếm lệch ra ngoài. Cả hai cùng lùi lại.
Phương-Dung chắp tay hướng lão bà:
– Đa tạ tiền bối nương tay.
Lão bà cười nhạt:
– Nương với chả nương! Ta cố gắng mà không thắng được mi.
Lão chỉ Trần Năng:
– Con nhỏ kia! Nội công của mi rõ ràng của Tản-viên, tại sao lại pha lẫn thứ nội công kỳ lạ. Dường như của phái Liêu-đông?
Câu nói vừa dứt, lão phóng chưởng đánh Trần Năng. Cả triều đình đều kêu lên kinh ngạc. Vì chiêu bà phát ra tên Ngưu hổ tranh phong của Tản-viên. Công lực mạnh như núi lở băng tan.
Trần Năng không dám khinh thường. Bà vận khí ra Thủ-tam-dương kinh đỡ. Bình, lão bà tóc dựng ngược, mắt lộ vẻ kinh khủng. Còn Trần Năng lui lại đến hai bước. Thắng bại đã phân.
Chu Bá đứng ngoài lược trận, kinh hãi nghĩ:
– Công lực sư muội hơn ta nhiều. Mà đối chưởng với lão bà này, còn bị sút kém. Ta tưởng trên đời chỉ có Đào Kỳ với sư phụ, có thể thắng được sư muội mà thôi. Lão là ai mà hết xử dụng kiếm pháp Long-biên đến xử dụng chưởng Tản-viên?
Lão bà cười nhạt:
– Khá lắm! Thì ra lão già chưa chết Trần Đại-Sinh đã dốc túi truyền cho mi bản lĩnh một đời của lão. Hãy đỡ chưởng nữa của ta.
Lão bà vung tay ra chiêu Ngưu tẩu như phi. Chưởng phong không có gió lộng. Đúng là chưởng âm nhu. Trần Năng không dám coi thường. Bà vận Thiền-công Vô ngã giả tướng, cũng phát chiêu Ngưu tẩu như phi. Chưởng không có gió. Hai chưởng gặp nhau, sùy một tiếng. Cả hai đều lùi lại.
Lão bà ngơ ngẩn, tay ôm chưởng xuất thần suy nghĩ. Mắt mơ màng nhìn vào không gian xa vời.
Phương-Dung vẫy mọi người lùi lại.
Lúc đầu thấy lão bà dùng thân pháp Long-biên. Phương-Dung tưởng bà là cao nhân bản phái. Sau khi chiết trên bốn trăm chiêu. Bà mới thấy kiếm chiêu của lão bà không hoàn toàn giống Long-biên. Đôi khi còn pha thêm nội lực Tản-viên vào nữa. Kiếm pháp của bà nhiều chỗ sai lạc. Song lão bà kinh nghiệm chiến đấu, nên mới chống nổi.
Lão bà nói với Trần Năng:
– Ta lầm! Lúc đầu thấy chỉ lực của mi làm mất nội lực của ta. Ta cho rằng mi xử dụng nội công Liêu-đông. Song qua chưởng vừa rồi, dường như mi xử dụng một thứ nội công quang minh chính đại, hóa giải chưởng lực của ta. Nội lực mi tới trình độ này, ta e hơn cả Lê Đạo-Sinh. Ai dạy mi nội công đó.
Trần Năng lễ phép:
– Người dạy tiểu nữ không biết võ công. Ngài người Tây-Trúc, pháp danh Tăng-Giả Nan-Đà.
Lão bà khách khí hơn:
– Ta muốn lĩnh giáo mấy chiêu nữa của ngươi.
Bà phát chưởng tấn công Trần Năng. Chưởng của bà thuộc Tản-viên. Tay trái xử dụng âm kình, tay phải xử dụng dương kình.
Trần Năng vận Thiền-công, xử dụng Phục-ngưu thần chưởng. Bất cứ lão bà xuất chiêu nào, bà đều hóa giải được.
Trưng Nhị lược trận nói với Trưng Đế:
– Lão bà này học được cả nội công âm nhu của phái Long-biên. Nội công dương cương của phái Tản-viên. Bà lại xử dụng Phục-ngưu thần chưởng, cả cương lẫn nhu giống như Đào Kỳ. Em nghĩ có lẽ Đào Kỳ liên hệ tới bà. Hai ít ra y đã truyền tất cả sở học của y cho bà.
Hai người đấu với nhau đến chưởng thứ hai trăm, lão bà nhảy lùi lại:
– Ta phục ngươi. Ta nhận thua ngươi!
Lão bà ôm mặt khóc thảm thiết.
Trần Năng hỏi:
– Thưa tiền bối. Có lẽ tiểu bối ra tay nặng quá chăng?
Lão bà càng khóc lớn:
– Ta khổ công luyện võ bấy lâu, hy vọng tìm lão già chưa chết Trần Đại-Sinh trả thù. Không ngờ... không ngờ, đến học trò y, mà ta không thắng nổi, còn mong gì trả thù nữa.
Trần Năng lễ phép hỏi:
– Thưa bà, sư phụ tôi suốt đời chỉ biết lấy y đạo cứu thế. Đôi khi phải ra tay, chẳng qua để cứu người mà thôi. Ngay trong trận Cẩm-dương, người bị đối thủ lừa dối, đánh trọng thương. Người cũng không nỡ giết. Không hiểu người đã làm gì để bà thù hận người ? Ở đây có sư huynh Chu Bá với tôi đều là đệ tử người. Sư phụ chúng tôi hiện vân du thiên hạ. Vậy bà có thể đánh, có thể mắng, có thể chửi chúng tôi. Chúng tôi xin gánh chịu cho sư phụ. Không biết có được không?
Lão bà nhìn Trần Năng, rồi nhìn Chu Bá. Bà ngơ ngẩn xuất thần rồi hỏi:
– Ngươi họ Chu phải không? Ngươi được Lê Đạo-Sinh gả con gái cho. Vậy ngươi có biết cha, mẹ ngươi là ai không?
Chu Bá nghe lão bà hỏi bằng giọng kẻ cả. Ông đoán có lẽ bà biết tông tích của ông cũng nên. Ông nhũn nhặn:
– Chu-Bá này suốt đời có một mối hận, vì không biết gốc tích mình. Nếu lão bà biết, xin chỉ dạy. Hậu bối nguyền không quên ơn.
Lão bà cười:
– Dĩ nhiên ta biết. Ta biết người như ta biết ta vậy.
Chu Bá càng kính cẩn hơn:
– Trước đây, cha mẹ tôi khởi binh đánh đuổi giặc Hán, đều tử trận cả. Tôi được một tỳ nữ của cha tôi đem đến trang Thái-hà ở, nuôi tôi khôn lớn. Tôi được Lục trúc tiên sinh thu làm đệ tử, còn cho làm rể. Nhiều lần gặng hỏi nhũ mẫu tên cha mẹ tôi, người nhất định không chịu trả lời. Chỉ bưng mặt khóc. Vì vậy tôi không dám hỏi thêm. Nhũ mẫu qua đời rồi, mà tôi vẫn không biết cha mẹ tên gì? Gốc tích thân thế ra sao.
Vua Trưng an ủi Chu Bá:
– Anh hùng đâu quản xuất thân. Chu sư thúc, người đã thành đại anh hùng Lĩnh-Nam, thì dù song thân thế nào chăng nữa, chúng tôi vẫn kính trọng sư thúc.
Lão bà cười nhạt, hỏi Trưng hoàng đế:
– Các ngươi tự xưng anh hùng, mà tiếp đãi hiền tài như thế này ư?
Trưng đế bảo Phương-Dung:
– Lỗi ở ta. Sư muội. Hãy kéo ghế mời lão bà an vị.
Phương-Dung nhìn thân pháp, võ công của lão bà, biết lão có liên hệ với phái Long-biên. Bà vội kéo ghế mời lão bà ngồi, truyền rót nước, đem bánh trái kính cẩn:
– Xin cao nhân cho biết quí tính phương danh.
Lão bà không nhân nhượng, ngồi xuống ghế, cầm bánh ăn. Ăn hết đĩa bánh, tự rót nước trà, uống hết một bình. Lão vỗ hai tay vào nhau, hỏi Phương-Dung:
– Con bé ngạnh đầu kia! Ngươi là Tể tướng Lĩnh-Nam trăm sự của Xã-tắc đều do người cả. Có đúng thế không ?
– Quả như bà nói.
– Ngươi ra lệnh khuyến khích phá đất hoang làm ruộng, trồng dâu, nuôi tằm. Được! Ngươi treo thưởng cho ai trồng được thửa ruộng có số thu cao! Được! Ngươi khuyến khích nuôi cá, lợn, gà, trâu, bò. Được. Song ngươi ngu quá!
Phương-Dung thấy lão nói năng ngỗ nghịch. Nhưng bà thấy lão xử dụng võ công Long-biên đến trình độ ngang với mình, có thể bà là tiền bối cùng môn hộ, nên bà nhũn nhặn:
– Tiểu bối xin rửa tai nghe lời lão bà.
Lão cười khạnh khạch:
– Ngươi ban lệnh, cứ tưởng dân chúng ai cũng như ngươi. Ngươi muốn nước giàu phải không? Nhưng ngươi có biết rằng dân chúng khá giả một chút, họ sinh lười, không làm việc nữa. Thành ra đất Lĩnh-Nam cũng không hơn Trung-Quốc làm bao. Ta hỏi ngươi: Ngươi khuyến khích họ nuôi gà, nuôi lợn, nuôi trâu bò. Dân chúng khá một chút, có trứng gà mang ra ăn, giết lợn sữa, giết nghé tơ ăn... thì làm sao mà giàu được?
Phương-Dung tỉnh ngộ:
– Tiểu bối ngu tối, không nghĩ đến. Ngay ngày mai, tiểu bối sẽ ban lệnh: Không được ăn trứng gà, vịt trong vòng một năm. Không được giết lợn sữa, giết nghé.
Lão già lại cười:
– Ta còn phải dạy dỗ mi nhiều nữa. Mi truyền lệnh: Triều đình khuyến khích gia tăng nhân xuất. Chỉ khuyến khích thôi! Thì ai nghe. Giá như một vợ, một chồng, đẻ liền năm đứa con, đôi vợ chồng ấy, với bầy con sẽ ăn cỏ mà sống hay sao?
Phương-Dung tỉnh ngộ:
– Hậu bối sẽ ban lệnh: Đàn bà có mang từ bảy tháng, cho đến sau khi sinh con sáu tháng, được trợ cấp gạo, vải. Nhà nào có trẻ con dưới mười ba tuổi, một mẫu ruộng không phải nộp thuế. Nhà nào một vợ một chồng, sinh được năm con., những đứa trẻ ấy, lạc hầu phải xuất kho nuôi nấng.
Thình lình lão bà xuất trảo tấn công Chu Bá. Bà đang nói truyện, ra tay cực kỳ thần tốc. Chu Bá không phản ứng kịp. Ông nhảy lui về sau hai bước, phóng Lĩnh-nam chỉ đỡ chưởng của bà. Song áo ông đã bị rách hở cả vai lẫn ngực.
Lại đến lượt lão bà la lên một tiếng kinh ngạc:
– Đúng! Ngươi họ Chu song tên không phải là Bá mà là Đức-Anh. Ngươi tên Chu Đức-Anh.
Chu Bá kinh ngạc. Ông lùi lại:
– Xin lão bá dạy cho ít lời.
Lão bà ngồi xuống ghế cười nhạt:
– Còn dạy gì nữa. Ngươi lại đây ta nói cho mà nghe.
Chu-Bá đến bên cạnh lão, nhưng ông ớn lão ra tay bất thần. Ông vận công đề phòng. Bà ghé tai nói nhỏ mấy câu. Chu Bá lắc đầu:
– Tôi không tin.
Lão bà cười nhạt:
– Ngươi không tin ư? Ta nói ra cũng không sao. Khi ngươi được một tuổi. Ngươi bị chó cắn vào vai trái. Đến nay thẹo vẫn còn. Giữa vú trái ngươi có mụn nốt ruồi đỏ. Như vậy đủ chưa? Ngươi là cháu ta. Ta là cô ngươi. Ngươi giống anh ta như đúc.
Chu Bá kinh hoàng, đến trước lão bà quì gối:
– Cháu kính cẩn ra mắt Cô mẫu.
Lão bà, để cho Chu Bá lạy đủ bốn lạy. Bà ôm đầu Chu Bá khóc:
– Cháu ơi! Cô cứ tưởng cháu chết rồi! Không ngờ cháu còn sống trên thế gian này. Giòng họ Chu của ta không tuyệt tự.
Từ hồi có trí nhớ, mối khổ tâm, đau đớn trong lòng Chu Bá, dằn vặt ông, vì ông không biết rõ nguồn gốc mình: Cha, mẹ, họ hàng, sinh quán ở đâu. Ông ở với một nhũ mẫu mù lòa, câm điếc. Bà không biết chữ. Bà làm lụng cực kỳ vất vả để nuôi ông. Hàng xóm cho biết: Hồi ông được ba tuổi, nhũ mẫu bồng ông đến trang Thái-hà xin cư ngụ. Bà bị thương tích đầy người. Lê Đạo-Sinh thương tình, cho thầy thuốc cứu trị. Bà không chết, song trở thành tàn tật. Bà được trao cho việc đan chiếu, đan rổ, sống qua ngày. Đến khi Chu Bá lớn lên, học hành thông minh. Lê Đạo-Sinh thu làm đệ tử. Ông được Lê gả con gái cho. Từ đấy ông sống một cuộc đời giàu có, sang trọng. Song nỗi khổ tâm về xuất thân, vẫn không được giải. Có lần Lê Đạo-Sinh úp mở cho ông biết: Cha mẹ ông trước đây, từng khởi nghĩa phục Việt, bị thất bại, cả hai đều tử trận. Ông hỏi thêm, Lê lắc đầu, trả lời không biết.
....
Trước kia thân phụ Chu Bá xuất thân là một lạc hầu, có chí lớn. Năm Chu Bá được ba tuổi. Ông cùng vợ, và em gái tên Chu Tái-Kênh khởi binh phản Hán phục Việt. Được nửa năm sau, nghĩa quân bị đánh tan. Song thân Chu Bá chết tại trận. Tái-Kênh vừa chiến đấu, vừa ôm Chu Bá chạy trốn. Quân Hán đuổi theo bao vây trùng trùng điệp điệp. Tái-Kênh chiến đấu cho đến lúc ngã xuống không biết gì nữa.
Khi nàng tỉnh dậy, thì thấy mình nằm trên giường, người đầy vải băng bó. Một trung niên nam tử xuất hiện bưng nước cho nàng uống. Nàng hỏi:
– Đây là đâu? Cháu tôi đâu?
Trung niên nam tử xưng mình họ Trần tên Đại-Sinh. Ông cho biết, chính ông đã xung vào vòng vây quân Hán, cứu được Tái-Kênh ra. Còn đứa cháu. Trong lúc chiến đấu, bị thất lạc mất.
Tái-Kênh dưỡng bệnh ở trang ấp Trần Đại-Sinh ít lâu sau thì khỏi. Nhà tan, cửa nát, nàng không còn chỗ dung thân. Trần Đại-Sinh tỏ ý lưu nàng ở lại trang của ông. Hai người cách nhau đến hai mươi tuổi. Trần Đại-Sinh đã đến tuổi bốn mươi. Còn Tái-Kênh mới ở tuổi hai mươi. Ông chưa cưới vợ. Hai người hàng ngày trao đổi võ công. Bấy giờ Trần Đại-Sinh mới biết nàng thuộc phái Long-biên. Chỉ một năm, hai người thương yêu nhau. Họ thành vợ chồng. Một năm sau, Tái-Kênh sinh ra đứa con gái. Nàng đặt tên là Trần Thiếu-Lan.
Hai vợ chồng sống bên nhau suốt hai mươi năm đầm ấm. Năm Thiếu-Lan hai mươi tuổi. Ông bà gả cho đệ tử phái Long-biên tên Trần Anh. Năm sau Thiếu-Lan sinh đôi, đẻ ra Quỳnh-Hoa, Quế-Hoa. Hai vợ chồng Trần Anh là người có chí lớn. Ông bà liên lạc với anh hùng thiên hạ, định khởi binh phản Hán phục Việt. Trần Đại-Sinh khuyên không nên, vì chưa đến lúc, phải ẩn nhẫn, chờ khi tiềm lực đủ, hãy phất cờ. Còn như khởi binh sớm chỉ thêm mất mạng vô ích. Tái-Kênh không chịu, đòi khởi binh ngay. Thế là hai vợ chồng Trần Đại-Sinh bất hòa.
Ông khuyên bà:
– Phàm muốn khởi binh làm đại sự, cần kết hợp anh hùng thiên hạ. Người người đồng tâm, mới hy vọng thành công. Nay nhà mình, tôi không có trang ấp. Lực lượng của ta chỉ có một trang của Trần Anh, tráng đinh chưa quá ngàn người. Nếu như ta bất thần khởi binh, giỏi lắm chỉ đủ sức đánh chiếm một huyện. Sau đó quân Hán các nơi kéo đến, sức người đã không đủ chống giặc, còn lương thảo không đủ nuôi quân trong ba tháng. Thế mà ta khởi binh thì tan nhà cửa nát vô ích mà thôi.
Tái-Kênh cương quyết:
– Cách đây hai mươi năm, anh tôi khởi binh. Tuy không thành công, cũng đốt được ngọn lửa phục quốc lên. Nay Tích Quang đang núp sau đại nghĩa: Đem văn hiến Trung-nguyên dạy dỗ man di mọi rợ. Ông không thấy dân chúng cúi đầu ca tụng chúng như bậc thánh đó sao? Tôi muốn khởi binh, truyền hịch kể tội y, lột mặt nạ giả nhân giả nghĩa, mưu Hán hóa người Việt. Ông không muốn giúp tôi với con cũng được. Ông nên lánh mặt đi. Chúng tôi nguyện đem cái chết đền ơn Quốc-tổ.
Bà cầm thanh kiếm bẻ làm đôi thề:
-Nếu tôi thành công. Ông đừng vác mặt về nhìn mẹ con chúng tôi. Ngược lại, tôi thất bại, dĩ nhiên tôi chết. Ông cũng không cần thương xót, làm gì.
Thấy vợ, con gái, con rể nhất quyết khởi binh. Ông rủ Nguyễn Phan, dẫn thêm Đặng Thi-Sách, du ngoạn Trung-nguyên, lánh mặt. Ở nhà Tái-Kênh cùng con rể, con gái khởi binh. Lúc đầu đánh chiếm được hai huyện. Trong khi đánh chiếm huyện Bắc-đái, nghĩa quân bị bại. Trần Anh bị giết tại trận. Tái-Kênh, Trần Thiếu-Lan bị bắt. Thiếu-Lan có nhan sắc, bị thái thú Tích Quang gửi sang Trung-nguyên cống cho Xích-My. Còn Chu Tái-Kênh bị đem chém. Trước hôm bà bị hành hình, Lê Đạo-Sinh vào ngục thăm bà. Y khóc lóc thảm thiết rằng: Y làm đô úy Giao-chỉ, chẳng qua để giúp đỡ người Việt. Bây giờ y không biết làm cách nào cứu bà. Cuối cùng, giữa lúc bà tuyệt vọng, y đề nghị, sẽ đem người vào thế mạng chịu chết cho bà. Còn bà, y khuyên không nên rời Thái-hà trang. Y dành cho bà một khu nhà biệt lập, cấp cho bà hai thị nữ hầu hạ.
Bản tính Tái-Kênh cương cường, can đảm. Nhưng sau khi khởi nghĩa bị thất bại, nghĩa quân tan vỡ, con rể chết, con gái bị lưu đày, mình bị chết chém. May được Lê Đạo-Sinh cứu sống, bà mất hết chí khí, hận thù đời.
Nghe tin Trần Đại-Sinh từ Trung-nguyên về, bà cũng không muốn gặp mặt. Trần Đại-Sinh tưởng vợ bị chết rồi. Ông không thiết tục huyền, ngao du thiên hạ lấy y đạo cứu dân.
Chu Tái-Kênh ẩn ở trang Thái-hà. Thỉnh thoảng Lê Đạo-Sinh tới thăm bà. Y ngỏ với bà rằng: Y có chí lớn, muốn phục hồi Lĩnh-Nam. Y đang xây dựng lực lượng, kết nạp anh hùng. Bà hăm hở giúp y. Y khuyên bà nên cải trang thành một người Mường, đi các trang ấp huấn luyện, tổ chức tráng đinh cho y. Bà vui vẻ làm việc. Lê Đạo-Sinh thiết lập một trang trại, trong vùng rừng núi Giao-chỉ, giao cho bà trông coi. Y truyền tất cả trang ấp của y, của học trò y, gửi tráng đinh về cho bà huấn luyện. Vì vậy, tráng đinh thuộc sáu mươi hai trang ấp dưới quyền Lê Đạo-Sinh và đệ tử rất thiện chiến, hùng mạnh như các đội quân chuyên nghiệp. Đệ tử Lê Đạo-Sinh ít được gặp bà. Họ chỉ biết bà có tên mẹ Chu. Ai cũng phải gọi bà bằng mẹ hết.
Trong khi ở trên rừng, dạy tráng đinh, cô độc, không người tâm sự, bao nhiêu oán hờn chồng chất, bà đổ lên đầu chồng. Bà cho rằng vì chồng không giúp đỡ, bà mới thất bại. Bà quyết chí luyện võ, đợi một mai Lê Đạo-Sinh khởi binh, chính thân bà sẽ cầm quân đánh giặc. Đuổi giặc rồi, bà dùng võ công đánh bại Trần Đại-Sinh, để hạ nhục ông.
Có lần bà tìm được tung tích ông. Đêm, bà bịt mặt tấn công ông. Đấu với nhau được mười chưởng. Bà mới biết võ công mình còn kém ông xa. Từ thất bại, muốn thành công, bà đi vào đường tà. Bà nghĩ: Lê Đạo-Sinh võ công cao cường. Nếu bà có được cuốn sách chép bí quyết của y, có thể thắng chồng. Nghĩ là làm. Bà giả đau, vì khí hậu trên rừng không hợp với bà. Lê Đạo-Sinh tạm cử người thay thế bà coi trường luyện quân. Y đem bà về trang Thái-hà dưỡng bệnh. Y không đề phòng, bị bà lấy trộm mật thư, học hết võ công của y. Sau ba năm luyện võ, bà bí mật trở lại chỗ Khất đại-phu ở, tấn công ông. Song cũng chỉ được trăm chiêu bà bị bại. Lần này, Khất đại phu kinh ngạc không ít. Ông cố moi óc xem, trong đời, ông đã gây thù với ai, mà ba năm trước một người thân hình nhỏ bé, rõ ra dáng phụ nữ, đến tấn công ông, không nói một lời. Sau ba năm, trở lại, với bản lĩnh không thua ông làm bao. Lạ một điều, võ công người này lại là võ công Tản-Viên? Tuy thắng đối thủ, song ông không nỡ hại. Cũng không nỡ gỡ khăn bịt mặt ra. Ông thả cho đi.
Chu Tái-Kênh trở về Thái-hà trang, quyết tâm luyện võ, mong trả thù Khất đại-phu.
Thời gian Đào Kỳ bị làm nô bộc ở trang Thái-hà, là thời gian bà đang mưu phục thù. Bà nghĩ: Muốn thắng Trần Đại-Sinh, cần học nội công âm nhu phái Long-biên. Đêm đêm bà rình ở nhà tù, đợi Nguyễn Phan cung khai bí quyết luyện công, lập tức bà lấy cắp luyện. Song bà không thành công.
Cho đến khi Đào Kỳ được Nguyễn Phan truyền nội công âm nhu, cùng kiếm trấn môn phái Long-biên. Bà núp nghe trộm, từ đó, bà luyện được kiếm pháp Long-biên. Có điều bà núp xa nghe, không được nhìn tận mắt các chiêu thức, thành ra kiếm pháp của bà hơi khác kiếm pháp nguyên thủy. Vì vậy đấu với Phương-Dung, tuy bà có nội công cao hơn, kinh nghiệm nhiều, mà không thắng được đối thủ.
Hàng đêm, bà theo dõi Đào Kỳ, do đó bà biết chỗ dấu các thẻ đồng bộ Văn lang võ học kỳ thư. Bà đào lên, học thuộc các câu quyết rồi lại trả về chỗ cũ. Vì vậy Đào Kỳ không biết gì cả. Tuy bà luyện được đủ ba mươi sáu chiêu Phục-ngưu thần chưởng, cả cương lẫn nhu. Song bản lĩnh của bà không bằng Đào Kỳ, vì Đào Kỳ phát minh ra lối qui liễm chân khí âm, dương, hợp làm một, công lực ông cao không biết đâu mà lường.
Chu Tái-Kênh luyện xong bộ Văn lang võ học kỳ thư, bà đi tìm Khất đại phu trả thù. Thì ông đang trên đường tòng chinh Trung-nguyên. Bà lặn lội tới Dương-bình quan, đúng lúc ông đi Lạc-dương với Đào Kỳ. Bà tìm tới Lạc-dương ông lại trở về Lĩnh-Nam. Bà trở về Lĩnh-Nam, thấy Lĩnh-Nam phục hồi, Trưng Đế phong các công thần, tổ chức Lĩnh-Nam thành một nước thái bình. Dân chúng sung sướng. Bà cho rằng Trưng Đế thành công vì nhờ chồng mình giúp. Uất khí, oán hờn chồng chất, bà tìm chồng khắp nơi, không thấy. Bà nghĩ đến phá hoàng cung Mê-Linh cho bõ ghét. Không ngờ khi xuất thủ, kiếm thuật bà thua Phương-Dung, chưởng lực bà thua Trần-Năng.
.....
Chu Tái-Kênh hỏi Chu Bá:
– Sư phụ cháu đâu? Ta phải giết y để trả thù.
Chu Bá quì xuống đất lạy tám lạy:
– Cô xa cháu năm cháu ba tuổi. Đến nay cháu đã bốn mươi lăm tuổi, mới trùng phùng. Sư phụ cháu vốn ít nói, tính tình hiền hậu. Ngày cô khởi binh, người không hưởng ứng, vì thấy khởi binh chỉ đưa đến cái chết cho hàng mấy ngàn tráng đinh, người mới cản trở, không chịu hợp tác. Hôm người qua Trường-sa, đến bờ sông Tương-giang, viếng mộ biểu muội Trần Thiếu-Lan, người khóc đến chảy máu mắt.
Chu Tái-Kênh nhảy lên:
– Sao? Sao? Tại sao mộ Thiếu-Lan lại ở hồ Động-đình?
Trưng Nhị tường thuật tỷ mỉ cuộc đời thảm thiết của Trần Thiếu-Lan cho bà nghe. Bà oà lên khóc nói:
– Thì ra con tôi vẫn còn sống! Hai đứa cháu ngoại vẫn còn. Hỡi ơi! Suốt mấy chục năm qua, tôi ẩn ở trên rừng, trên núi, không biết tin tức gì cả.
Bà bảo Chu Bá:
– Cháu! Cháu với cô phải đi Trung-nguyên, giết con ác phụ Mã thái hậu, tìm vợ chồng Phan Anh, Trần Nghi-Gia giết đi, để trả thù cho em. Đi! Cô cháu mình đi ngay bây giờ.
Trần Năng đến trước mặt Chu Tái-Kênh quì xuống làm lễ:
– Đệ tử Trần Năng, xin tham kiến sư nương.
Chu Tái-Kênh đỡ Trần Năng dậy:
– Được, ta vì hai đứa bay! Tha cho sư phụ bay!
Phương-Dung cùng Đào Kỳ đã được nghe Khất đại-phu kể về người vợ tên Chu Tái-Kênh. Vì nhiệt thành yêu nước, mà hóa ra con người kỳ quặc. Biết vợ còn sống, ông lặn lội khắp nơi tìm không thấy, không ngờ, bây giờ bà xuất hiện tại đây.
Phương-Dung nghĩ thầm:
– Bà cụ này võ công kinh nhân. Tài năng mẫn tiệp. Chỉ vì yêu nước, nóng lòng với dân tộc mà thành quái nhân. Ta hãy khơi lòng yêu nước của bà. Hầu dùng bà còn hơn để bà bất mãn.
Phương-Dung kính cẩn thưa:
– Lão bá! Đất nước được phục hồi, do công lao của toàn thể dân Lĩnh-Nam, chứ không phải của Trưng sư tỷ! Hay của bất cứ ai. Nếu không có cuộc khởi nghĩa của song thân Chu sư thúc thì không có cuộc khởi nghĩa của bà với Trần Anh, Trần Thiếu-Lan. Không có cuộc khởi nghĩa của bà, e ngọn đuốc phục quốc tắt ngấm, chính vì nhờ lão bá, khiến anh hùng ngụt lửa yêu nước, nay Lĩnh-Nam mới được phục hồi. Hôm nay lão bá lại quang lâm, dạy dỗ cho cháu nhiều điều. Cháu xin đa tạ lão bá.
Trưng Nhị tiếp:
– Hai sư muội Quế-Hoa, Quỳnh-Hoa chẳng là cháu ngoại của lão bá đấy ư? Hai sư muội đang làm đại tướng, trọng nhậm biên cương. Lão bá là bà ngoại, không lẽ không bằng các cháu ư?
Chu Tái Kênh mở to mắt nhìn Phương-Dung, Trưng Nhị:
– Mấy con lỏi này, biết lẽ phải trái, không giống lão ăn mày. Ta phục các ngươi. Ừ, ta thuộc lớp người bà nội, bà ngoại các ngươi, không lẽ thua các ngươi. Ta phải làm điều gì thực vĩ đại mới được. Thôi, bảo Đào Kỳ giao ấn Đại tư-mã cho ta. Ta đánh lên Lạc-dương chiếm Trung-nguyên cho hả giận.
Phương-Dung biết lời khích của mình đã thành công, bà đưa mắt nhìn Trưng Nhị:
Trưng Nhị chắp tay kính cẩn:
– Có một việc, tất cả chúng cháu đều không làm được. Trên đời này chỉ Thái sư thúc Khất đại phu làm được mà thôi. Cháu nghĩ, lão bá chưa chắc đã làm được. Không biết bây giờ Thái sư thúc ở đâu?
Trưng Nhị nói xong, liếc nhìn Trưng Đế. Cả hai cùng ngơ ngẩn nhìn về chân trời xa. Trưng Đế cũng nói:
– Thái sư-thúc như con rồng, khi ẩn khi hiện, không biết đâu mà lường. Làm sao tìm được người bây giờ? Khổ một điều ngoài người ra, không ai làm được cả.
Chu Tái-Kênh, là lọai người ruột để ngoài da. Nghe Trưng Nhị nói vậy, bà không biết mình bị khích, lòng tự ái nổi dậy, bà hét be be:
– Cái gì mà lão làm được, ta lại làm không được ? Nói mau, nói mau, ta làm cho mà coi. Nói mau, nếu không ta đánh cho mấy bạt tai bây giờ !
Phương-Dung đổ dầu thêm vào ngọn lửa:
– Đúng đấy, phải đi tìm Khất đại-phu về mới xong. Khắp thiên hạ ngoài ngài không ai làm được việc này.
Chu Tái-Kênh tức quá, tóc dựng đứng, mắt mở to, miệng lắp bắp:
– Việc gì, nói đi! Ta quyết làm. Nói mau.
Trưng Đế thấy khích bà như vậy đã đủ. Ngài phán:
– Nếu lão bà quyết tâm, vậy chúng ta cứ nhờ người làm dùm. Thử xem biết đâu !
Trưng Nhị nói:
– Thưa lão bà, hiện con gái của Chu sư thúc là Chu Tường-Qui, được Quang-Vũ phong là Tây-cung quí phi. Tường-Qui tuy làm quí phi, mà lòng dạ lúc nào cũng nghĩ đến Lĩnh-Nam. Sư muội ở cạnh triều Hán, kết thân với đại thần, khiến mọi người cản trở Quang-Vũ khởi binh đánh Lĩnh-Nam. Chỉ cần y để Lĩnh-Nam yên năm năm, chúng ta không sợ y nữa. Trước kia Tường-Qui được mẫu thân giả làm cung nữ, ẩn trong Tây-cung giúp đỡ. Sau này Chu sư thẩm tuẫn quốc, Tường-Qui thân cô thế cô giữa hang hùm, miệng rắn.
Chu Tái-Kênh nước mắt đầm đìa:
– Tội nghiệp cháu tôi quá! Sao hoàng đế không gửi người sang giúp cháu tôi. Nước mình nhân tài nhiều quá mà.
Phương-Dung tiếp:
– Hôm rời Trường-sa về Giao-chỉ. Chúng cháu định cử Đào Phương-Dung, Đinh Hồng-Thanh sang giúp Tường-Qui. Song Đinh Hồng-Thanh đã tuẫn quốc mất rồi. Và Đào Phương-Dung, võ công tuy cao, song cũng không địch lại Liêu-đông tứ ma. Chúng cháu muốn nhờ Khất đại-phu sang Trung-nguyên, lấy cớ chữa bệnh giúp triều đình nhà Hán, hầu giúp Tường-Qui. Song nay lão bá quyết tâm ra tay chúng cháu xin kính cẩn nhờ lão bá.
Tái-Kênh chỉ vì quá yêu nước mà thành người nóng nảy. Nay nghe việc giúp Tường-Qui không ai làm được, chỉ mình bà làm nổi, bà đã hả dạ. Bà nói:
– Được! Ta đi giúp đỡ. Ngặt nó không biết mặt ta. Làm sao ta giúp nó được.
Chu Bá nói với Phương-Dung:
– Chúng ta cần có thêm người võ công cao, theo cô mẫu. Không biết cử ai đi được?
Phương-Dung ngẫm nghĩ một lát rồi đáp:
– Chúng ta cần hai người giúp lão bá. Một người lớn tuổi võ công cao, một người biết điều khiển Thần-ưng thông tin. Ngặt một điều, chúng ta đều đã xuất hiện. Người Hán biết mặt hết rồi. Tôi nghĩ chỉ có hai người đi được. Song tôi không dám sai. Hai người này, ngoài Trưng sư tỷ ra, không ai dám cử đi.
Trưng Đế gật đầu cười:
– Ta hiểu rồi! Người thứ nhất là Đào vương phi. Người thứ nhì là Tây-vu Quách A. Có phải thế không?
Phương-Dung gật đầu. Trưng Đế cười:
– Đào vương phi một lòng với đất nước như Thái sư thẩm đây. Chắc chắn tôi nhờ, người sẵn sàng ngay. Còn Quách A mới lấy chồng, bắt xa chồng thì tội nghiệp. Tôi nghĩ nên cử Tây-vu tiên tử có lẽ hay hơn.
Trưng đế sai viết chiếu chỉ mời Đào vương phi đến Mê-linh, rồi sai Thần-ưng mang đi.
Trưng Đế giao cho Chu Bá, Trần Năng tiếp đón, làm tiệc đãi Chu Tái-Kênh. Các đại thần thuộc phái Tản-viên như Đặng Thi-Kế, Nguyễn Thành-Công đều ở vai dưới của Khất đại phu đến hai, ba bậc. Họ kính trọng ngài như tiên ông, vì vậy họ đối với Tái-Kênh cực kỳ cung kính. Bà bớt phẫn hận chồng phần nào.
Trong tiệc trà, bà được Trưng Nhị tường thuật tỷ mỷ công cuộc phục hồi Lĩnh-Nam trải qua không biết bao nhiêu cay đắng cho bà nghe. Bà mới tỉnh ngộ rằng: Trước đây mình vô lý, muốn nuốt mặt trời, mặt trăng. Bà hối hận, muốn tìm Khất đại phu, tạ lỗi, nhưng không biết ông ở đâu.
Trong khi bàn về võ công, bà tự hiểu bản lĩnh mình hiện còn thua chồng với Đào Kỳ xa. Lòng tự kiêu giảm bớt đi rất nhiều. Tiệc đang vui, Quách A chạy vào tâu với Trưng Đế:
– Sư tỷ! Em đến chịu lỗi với sư tỷ.
Nàng bưng mặt oà lên khóc.
Trưng vương dắt Quách A ngồi xuống, hỏi:
– Có việc gì xảy ra.
Quách A khóc:
– Em làm tổng trấn Mê-linh, không biết kiểm soát, để gian nhân vào phá ngục cứu Tô-Định với bọn Đức-Hiệp ra. Chúng giết chết mười hai người coi ngục. Em đã cho Thần-ưng tìm, trong khoảng trăm dặm không thấy tung tích chúng đâu.
Phương-Dung nhờ Lễ-bộ thượng thư Nguyễn Quí-Lan tra xét dùm. Nguyễn Quí-Lan đi một lúc trở về, báo:
– Quách A không có lỗi. Gian nhân đột nhập nhà ngục, dùng chưởng lực đánh vỡ hết then cửa, chặt xích, cứu tù nhân, giết mười ba quân coi ngục. Dù Quách-A có hiện diện cũng không phải đối thủ của chúng.
Nàng đưa ra cái gông bằng gỗ, bị chưởng lực tiện đứt như con dao sắc, cắt một củ khoai. Phương-Dung cầm lấy coi nói:
– Trên đời này, e chỉ có Bồ-tát Tăng-Giả Nan-Đà với Đào tam lang mới có chưởng lực mạnh dường này. Không ngờ còn có người thứ ba đạt tới trình độ không thể tưởng tượng được.
Trần Năng hít một hơi, vận Thiền-công phóng vào gông. Cái gông bật lên, bị tiện đứt đôi, song vẫn có chỗ gồ ghề, chứ không đứt ngọt, trơn như bị gian nhân đánh. Tái-Kênh vận khí, phát chiêu Phục ngưu thần chưởng đánh xuống. Cái gông bị vỡ ra làm nhiều mảnh nhỏ vụn. Bà nói:
– Kẻ nào mà võ công đến dường này?
Nguyễn Quí-Lan thở dài nói tiếp:
– Điều kỳ lạ hơn nữa. Gian nhân giết chết hai mươi người trông coi năm dàn Thần-nỏ ở cửa đông thành Mê-linh. Chúng tháo Thần-nỏ ra từng mảnh, chở đi mất.
Phương-Dung lo ngại:
– Chắc chắn cũng người cứu bọn Đức-Hiệp đã làm điều đó. Nếu chúng tháo mang đi, bắt chước chế tạo, làm phản thì không ngại. Đáng ngại, là chúng ăn cắp trao cho Quang-Vũ. Quang-Vũ chế tạo, đánh chúng ta mới nguy.
Chu Tái-Kênh hỏi Chu Bá:
– Này cháu! Lê Đạo-Sinh có mười đệ tử. Phùng Chính-Hòa bị Nghiêm Sơn chặt đầu. Vũ Nhật-Thăng bị Đào Thế-Hùng giết. Hoàng Đức theo Lĩnh-Nam. Vợ cháu thì tuẫn quốc. Như vậy còn năm người vượt ngục cùng với Tô Định. Có phải vậy không?
Chu Bá kính cẩn đáp:
-Thưa cô mẫu, đúng như vậy. Vợ chồng Vũ Hỷ bị Phương-Dung cắt mất hai tai. Tuy vậy võ công chúng vẫn còn nguyên.
Trưng Nhị ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:
– Phương-Dung phải viết thư, truyền tin này đến tất cả lạc vương, cùng bảy đại tướng quân thống lĩnh bảy đạo quân, nhờ báo cho cả đạo Trường-sa của Phật-Nguyệt. Mặt khác chị sẽ viết thư cho Công-tôn-Thiệu, Thục-đế hầu họ đề phòng. Cuộc vượt ngục này, ắt có liên hệ với Mã thái-hậu, Mã Viện chứ không sai.
Hơn tháng sau. Hoàng môn tâu:
– Có Đào vương phi ở Cửu-chân xin vào yết kiến.
Trưng Đế tuyên lệnh cả triều thần ra đón.
Uy tín Cửu-chân vương Đào Thế-Kiệt cực kỳ lớn tại Lĩnh-Nam. Chỉ nguyên em ruột là Đào Thế-Hùng, em vợ là Đinh Đại, cũng từng nổi danh hơn mười năm qua, về lòng yêu nước. Các đệ tử Cửu-chân: Đào-Kỳ, Phương-Dung, Hiển-Hiệu, Quí-Minh v.v. đều đang giữ quyền nghiêng nước.
Đào vương phi thấy Trưng Đế định làm lễ. Trưng Đế vội ôm lấy bà:
– Sư thúc đừng quá câu nệ.
Phương-Dung, Trần Năng vội quì xuống hành lễ với vương phi. Vương phi đỡ dậy nói:
– Ta được chiếu chỉ của hoàng đế tuyên triệu, vội lấy ngựa đi ngay. Mọi việc ở Cửu-chân đều tốt đẹp. Đô Dương giỏi lắm. Hừ! Bố còn sống, cũng không bằng. Hai mùa vừa qua đều trúng. Nhà nhà đầy lúa gạo. Lợn, gà, trâu, bò khắp đồng. Đi đến đâu cũng chỉ thấy trẻ con đọc sách, nghe cụ già kể truyện thời Văn-Lang, Âu-Lạc.
Trưng Đế truyền mời Đào vương phi vào điện Kinh-dương.
Nguyên sau khi phục hồi Lĩnh-Nam. Trưng Đế truyền xây thành Mê-linh làm thủ đô. Thành dài ba mươi dặm, rộng hai mươi dặm. Trong thành còn lớp thành nữa, gọi là Hoàng-thành, dài khoảng năm dặm, rộng khoảng ba dặm. Trong thành có các điện Kinh-dương để tiếp khách, thiết triều. Tập-hiền để hàng ngày hoàng đế cùng triều đình làm việc. Cung Âu-Cơ là chỗ để hoàng đế ở. Ngoài ra còn cung Văn-đức, Lạc-đức.
Đào vương phi liếc nhìn điện Kinh-dương: Trên tường vẽ lịch sử Lạc-Long Quân kết hôn với Âu Cơ. Sự tích bánh dầy, sự tích dưa hấu, sự tích vua An Dương dựng nước, Cao-cảnh hầu chế nỏ thần v.v...Phương-Dung nói với Đào vương phi:
– Thưa mẹ, hoàng đế ban chiếu triệu hồi mẹ về triều kiến. Vì hiện Lĩnh-Nam có một việc rất khó khăn, không ai đương nổi, ngoài phu nhân của Khất đại phu với mẹ. Con nghĩ, mẹ sẽ vui lòng.
Đào vương phi cười:
– Nhà họ Đào mình, trải bảy đời. Đời nào cũng đem hết tâm huyết mong phục hồi Lĩnh-Nam. Lĩnh-Nam phục hồi. Chú con tuẫn quốc, bố con vì mừng vui mà qua đời. Ta thấy thanh bình trở lại, việc cai trị Cửu-chân đã có Đô Dương. Ta ở không chẳng có việc gì làm. Nếu hoàng thượng cần đến sức mọn của ta. Ta xin tuân chỉ.
Trưng Đế thuật sơ lược vụ Tường-Qui, Mã thái-hậu, Liêu-đông tứ ma, Mã Viện v.v... cho bà nghe, rồi kết luận:
– Trẫm xin vương phi đừng quản ngại, cùng phu nhân Khất đại phu sang Lạc-dương. Trẫm sẽ cử Tây-vu tiên tử mang theo hai mươi Thần-ưng làm cầu liên lạc. Khi thu được tin tức gì, xin Vương phi báo cho Đào tam đệ. Tam đệ dùng Thần-ưng chuyển về đây.
Thượng thư Bộ-hình Vũ Công-Chất tâu:
– Thần trộm nghĩ: Triều thần Lĩnh-Nam làm việc, do lòng son đối với đất nước. Mong cho nước mạnh, dân giàu. Người người hạnh phúc. Còn triều thần nhà Hán, mười người làm quan, chín người chỉ mong phú quí. Quí thì Tây-cung quí phi Chu Tường-Qui có thể hứa với họ. Còn phú, chúng ta chẳng nên tiếc vàng bạc. Có vàng, việc gì cũng xong.
Chu Bá cũng tâu:
– Lời Hình-bộ thượng thư đúng. Thần xin bệ hạ trích trong số kho tàng lấy được tại thành Bạch-đế, hiện chưa dùng tới, giao cho cô mẫu với Đào vương phi, mang theo. Khi cần thì bỏ ra, hối lộ cho triều Hán. Thà ta mất chút ít vàng bạc, còn hơn mất tiền, mất của nuôi quân chinh chiến.
Tây-Vu tiên tử tâu:
– Bệ hạ truyền chỉ thần đi Trung-nguyên, thần xin lĩnh mạng. Có điều thần phải giả làm cung nữ Hán, mà không biết tiếng Hán sao cho tiện?
Tái-Kênh cười:
– Tiên-tử đừng lo. Mỗi cung nhà Hán có hàng trăm cung nữ. Ta sẽ nói với Tường-Qui truyền cho mọi người biết, ngươi được gửi từ Lĩnh-Nam sang phụ trách nấu ăn cho quí phi. Người không biết nói tiếng Hán càng tốt.
Bỗng Quách A vào tâu:
– Tâu bệ hạ, có biểu của Bắc-bình vương tấu trình:
Phương-Dung cầm lấy, đệ trình lên. Hoàng-đế đọc xong, đưa cho Phùng Vĩnh-Hoa. Phùng Vĩnh-Hoa mở ra đọc, vỏn vẹn có mấy chữ:
Khẩn cấp tấu trình. Đặng Vũ được triệu hồi về Lạc-dương. Mã Viện thay Đặng trấn thủ Nam-dương. Phía Thục, Thục đế lâm bệnh.
Phùng Vĩnh-Hoa tâu:
– Đặng Vũ được triệu hồi về kinh, càng có lợi cho Lĩnh-Nam. Vậy xin Đào vương phi lên đường gấp rút cho.
Phương-Dung truyền chọn ba con ngựa thực tốt, gói vàng, ngọc, giao cho Đào vương phi. Hôm sau bà cùng Tái-Kênh, Tây-vu tiên tử lên đường. Đoàn Thần-ưng hai mươi con bay trước, dọ thám.
Tái-Kênh, Đào vương phi đều kinh lịch nhiều. Chỉ có Tây-vu tiên tử, tuổi trên năm mươi, mà chưa rời khỏi Giao-chỉ bao giờ, nên cái gì đối với bà cũng lạ hết. Bà luôn thắc mắc.
Bốn ngày sau, đi vào địa phận Phiên-ngung. Đào-Kỳ đã được Thần ưng báo trước. Ông dẫn Hồ Đề, Vũ Trinh-Thục, Đào Nhất-Gia ra ngoài thành tiếp đón.
Đào vương-phi (Đinh-xuân-Hoa) thấy con út, mới hồi nào còn vòi ăn, khóc nhè. Bây giờ tước tới Bắc-bình vương, làm Đại tư-mã, thống lĩnh binh quyền Lĩnh-Nam. Bà mừng không kể xiết. Lê Ngọc-Trinh thấy Tái-Kênh vội quì xuống hành đại lễ:
– Đệ tử Lê Ngọc-Trinh, xin bái kiến sư nương. Kính chúc sư nương sống lâu trăm tuổi.
Tái-Kênh đỡ nàng dậy:
– Ông chồng ta dạy học trò hay thực. Trần Năng võ công cao hơn ta. Lê Ngọc-Trinh lĩnh ấn Chinh-thảo đại tướng quân. Oai thực. Còn Quỳnh-Hoa, Quế-Hoa đâu?
Đào Kỳ thưa:
– Quỳnh-Hoa, Quế-Hoa đóng quân cách đây hơn ba trăm dặm. Hai người đều lĩnh ấn Hổ-oai đại tướng quân, thống lĩnh đạo binh Nhật-nam. Vì vậy chưa về kịp.
Có tiếng nói vọng vào:
– Đào tam ca. Bọn em về đây.
Đào Kỳ chỉ Tái-Kênh:
– Đây là bà ngoại của hai em.
Quỳnh-Hoa, Quế-Hoa bị mồ côi cha mẹ từ sớm. Trước đến nay chỉ biết có ông ngoại. Nay thêm bà ngoại, thì mừng lắm. Hai bà nhảy đến ôm Tái-Kênh. Ba bà cháu lặng đi giờ lâu, không nói một lời. Tái-Kênh bưng mặt hai cháu lên nhìn. Bà tát yêu nói:
– Hai đứa này, giống mẹ nó như đúc. Võ công hai cháu học đến đâu rồi?
Hai nàng chưa kịp trả lời, Tái-Kênh vung chưởng đánh liền. Quế-Hoa kinh ngạc. Song thấy chưởng của bà ngoại mạnh quá, nàng vội vận khí ra Thủ tam dương kinh đỡ. Bình, người bà rung động, phải lùi đến ba bước để hoá giải. Tái-Kênh khen:
– Năm nay cháu mới hai mươi mốt tuổi, mà võ công đã đến trình độ này, thì khi bằng tuổi ta, công lực sẽ cao đến chỗ không biết đâu mà lường. Cháu hơn ta, hơn cả mẹ cháu.
Hai hàng lệ chảy xuống, bà than:
– Trước đây, ta không nghe lời ông cháu, cùng bố, mẹ cháu khởi binh. Kết quả thảm bại khôn cùng. Bây giờ, hai cháu lĩnh ấn đại tướng quân, đến nằm mơ ta cũng không thể ngờ tới.
Đào Kỳ truyền bày tiệc, giới thiệu các anh hùng với Đào vương phi và Tái-Kênh. Đào Nhất-Gia (Sún Lé) ngồi cạnh Tây-vu tiên tử, giảng cho bà những kinh nghiệm chỉ huy Thần-ưng, cùng chi tiết về triều đình nhà Hán.
Vũ Trinh-Thục nói với Đào vương phi:
– Hiện trong triều, tam công, tể tướng, cho đến Mã Vũ, Phùng Tuấn đều có cảm tình với Lĩnh-Nam. Tháng trước đây, nhân sinh nhật Hàn thái-hậu, sư huynh Trần Tự-Sơn, sư tỷ Hoàng Thiều-Hoa đều về Lạc-dương dự lễ. Cháu cho theo dõi, tìm tông tích Liêu-đông tứ ma, mà không thấy. Vậy sư bá cần phải đề phòng.
Đào vương phi chỉ ở lại Phiên-ngung có hai ngày, rồi lên đường. Đào Kỳ dặn bà không nên ghé bản dinh Phật-Nguyệt ở hồ Động-Đình, sợ lộ diện, cứ âm
– Bộ Nam-thiên bách tộc đại luật áp dụng trong suốt từ năm Nhâm-Tuất (2879 trước Tây lịch) đến năm Quý-Mão (258 trước Tây lịch), trải hai ngàn sáu trăm hai mươi hai năm. Khi vua An-Dương đánh vua Hùng lập nước Âu-Lạc, ngài vẫn cho dùng bộ Nam-luật. Bộ Nam-luật áp dụng đến năm Quý-Tỵ (208 trước Tây-lịch) tức thêm năm mươi năm nữa. Cộng lại hai ngàn sáu trăm bẩy mươi hai năm (2672). Khi Triệu Đà đánh Âu-Lạc. Y xuất thân là chức quan của Tần Thủy-Hoàng, vì vậy y cho áp dụng luật đời Tần bên Trung-quốc. Luật Trung-quốc thì tôi không rành cho lắm.
Triều đình cùng đưa mắt nhìn Lục Mạnh-Tân. Ông cũng lắc đầu. Chỉ có Hoàng Thiều-Hoa mỉm cười:
– Mấy năm nay, tôi từng đến Lạc-dương vấn an Hàn thái-hậu. Nhân nhàn rỗi, tôi có nghiên cứu về luật Trung-quốc. Có thể nói tất cả luật lệ, điển chương Trung-quốc đều để ở điện Gia-đức. Chỉ có hoàng đế, thái tử, công chúa cùng tam công, tể tướng, thượng thư được đọc mà thôi. Tôi phải nhờ Hàn thái-hậu với Chu Tường-Qui mượn cho đọc. Nhân đó tôi cho sao chép đầy đủ.
Bà lấy trong bọc ra mấy bộ sách, để trước mặt:
– Trung-quốc có luật cùng thời với Lĩnh-Nam. Tức luật Thần-Nông. Đến đời Hoàng Đế (2550 trước Tây-lịch) cũng từng ban hành luật. Đời Hạ (2140-1711 trước Tây-lịch), Thương (1711-1066 trước Tây-lịch), Chu (1066-255 trước Tây-lịch) đều có luật lệ. Đến nay các bộ luật trên không còn nữa.
Bà đưa ra tập sách mỏng tiếp:
– Đây là bộ luật nước Trịnh, do Tử Sản soạn (536 trước Tây-lịch). Bộ luật nước Tần do Triệu Dương-Hoán soạn, khắc vào đỉnh (513 trước Tây-lịch). Bộ luật Trúc-hình do Đặng Tích soạn cho nước Trịnh (501 trước Tây-lịch) khắc vào thẻ trúc.
Bà đưa ra tập sách thứ nhì:
– Đến đời Chiến-Quốc (403-232 trước Tây-lịch) Lý Khôi soạn ra bộ Pháp-kinh. Bộ Pháp-kinh chia làm sáu thiên:
1. Đạo pháp (tội trộm).
2. Tặc pháp (tội cướp).
3. Tư pháp (hình phạt tù).
4. Bộ pháp (thủ tục).
5. Tập pháp (luật linh tinh).
6. Cư pháp (định nghĩa).
Khi soạn ra bộ Pháp-kinh, Lý Khôi đã tham khảo các bộ luật đương thời của nước Ngụy, Trịnh về hình luật, nước Tần về thủ tục. Nước Chu về trộm cướp, định nghĩa. Bộ Pháp-kinh Lý Khôi soạn cho Ngụy Văn-Công (424-387 trước Tây-lịch). Song các pháp gia đời Thủy-Hoàng, đời Tây-Hán cho đến nay đời Đông-Hán đều lấy đó làm căn bản.
Nói về luật lệ là vấn đề khô khan, tẻ lạnh. Song một là Hoàng Thiều-Hoa đẹp như tiên. Hai là tiếng của bà trong, ngọt như cam thảo. Nên dù người ít đọc sách như Trấn-viễn đại tướng quân Hồ Đề, mà cũng theo dõi kịp.
Thiều-Hoa tiếp:
– Đến đời Cao-tổ nhà Hán (206-194 trước Tây-lịch). Thừa-tướng Tiêu Hà sửa đổi luật Lý Khôi, thêm vào ba chương nữa là:
1. Hộ luật, nói về kiểm tra dân số, giá thú, gia tộc.
2. Hưng luật, nói về thuế khoa, triều cống.
3. Khái luật, nói về quân đội, chuyên chở, chuồng voi, chuồng ngựa v.v.
Bộ Pháp-kinh có sáu thiên. Nay thêm ba thiên nữa thành chín thiên. Vì vậy người ta gọi luật thời Hán Cao-tổ là luật Tiêu Hà hay Cửu chương luật.
Bà đưa ra tập sách nữa:
– Kịp khi vua Quang-Vũ trung hưng nhà Hán. Giữa lúc đại ca Tự-Sơn đem quân đánh Kinh-châu. Quang-Vũ thấy đại nghiệp sắp thành, mới sai sứ đến Kinh-châu hỏi về việc canh cải luật. Đại ca Tự-Sơn đề nghị sửa chữa, thêm bớt một số điều. Nhất là định rõ quyền hạn, tổ chức hậu cung, hầu tránh nạn Vương Mãng. Song bản chất vẫn giữ nguyên như bộ Cửu-chương luật.
Tổng trấn Luy-lâu Quách A hỏi:
– Không biết nội dung bộ Nam-luật như thế nào?
Nguyễn Tam-Trinh đáp:
– Khác nhiều lắm. Thứ nhất về nguyên tắc, thứ nhì về tổ chức. Về nguyên tắc thì bộ Nam-luật đặt trên căn bản tục lệ và nhân trị. Bộ Pháp-kinh đặt căn bản trên uy quyền và pháp trị. Tục lệ là gì? Khi một số người sống chung với nhau, lâu ngày tự nó có những giao ước không thành văn, dần dà biến thành tục lệ. Quốc-tổ đã chu du thăm trăm khu vực khác nhau. Sưu tầm phong tục, luật lệ của họ, về thu lại thành bộ luật chung. Còn bộ Pháp-kinh đặt trên uy quyền. Vua muốn thế nào, thì cứ ban luật, dân chúng phải tuân theo.
Bắc-bình vương Đào Kỳ hỏi:
– Điều này cháu đã nghe biết qua. Khi vua chúa ngồi trên, đặt ra luật, trái với tập tục, bắt dân tuân. Dĩ nhiên họ không tuân, thế là họ bị bắt tội. Do vậy bên Trung-quốc hay xảy ra cảnh dân làm loạn. Thưa bác thế còn nhân trị, pháp trị là gì?
Nguyễn Tam-Trinh tiếp:
– Luật đặt căn bản nhân trị, mục đích giáo hóa dân chúng hơn là dùng hình pháp bắt tuân theo. Vua phải biết tu thân, làm gương cho người trong nhà theo. Đó là đạo tề gia. Gia đình mình làm gương cho lân bang, cho cả nước bắt chước. Đó là đạo trị quốc. Nước mình thanh bình, vua tôi đạo đức, khiến thiên hạ hướng về. Đó là đạo bình thiên hạ. Những điều này chép đầy đủ trong sách Đại-học.
Bắc-bình vương Đào Kỳ nhìn Lục Mạnh-Tân. Vương chập chờn sống lại thời thơ ấu, phải phiêu bạt làm tôi tớ tại Thái-hà trang. Được Lục Mạnh-Tân yêu thương, tận tâm dạy dỗ. Lục còn dặn Vương:
– Với chí khí của con, sau này con sẽ thành đại nghiệp. Đại nghiệp thành, con nên dùng nhân đức trị dân. Chứ đừng dùng hình pháp như nhà Tần, nhà Hán bên Trung-nguyên.
Vì vậy Vương đỡ lời Nguyễn Tam-Trinh:
– Phò-mã An Tiêm đã từng nói: Người ta sinh ra vốn chưa biết gì cả. Khi lớn lên, tiêm nhiễm thói xấu, thành ra phạm tội. Cần phải giáo hóa. Bên Trung-quốc, sau đó gần hai nghìn năm, Mạnh-Tử nói Nhân chi sơ tính bản thiện. Cũng như nước chảy chỗ trũng. Từ đời Chu (1066-770 trước Tây-lịch) cũng dùng nhân trị. Cho đến thời Chiến-quốc, các pháp gia như Hàn-Phi, Thương Ưởng, Lý Tư mới đưa ra pháp trị. Bộ Pháp-kinh soạn theo nguyên tắc pháp trị.
Nguyễn Tam-Trinh cầm bộ Nam-luật đưa ra:
– Bộ Nam-luật có mười thiên. Khác xa với luật Trung-nguyên. Luật Lĩnh-Nam hoàn toàn đặt trên nguyên tắc nhân trị. Nội dung có mười chương như sau:
1. Quốc-cương, nói về tổ chức triều đình, quan chế, hậu cung, sự truyền ngôi.
2. Bách-hầu, định rõ tổ chức, ranh giới, quyền hạn của các lạc hầu, lạc tướng.
3. Điển-lệ, định ra lễ nghi triều đình, cách tế lễ của vua cho tới thứ dân. Phương cách cúng giỗ tổ tiên.
4. Giá-thú, định việc cưới hỏi, tổ chức gia tộc. Bổn phận mỗi người trong gia tộc, cùng tang chế.
5. Hình-pháp, hình luật áp dụng trên toàn quốc. Tuy nhiên trong chương này còn dự trù, mỗi địa phương có thể tăng hay giảm tùy theo tục lệ.
6. Khái-khố, tổ chức thuế khóa, công khố, ấn định giá cả.
7. Binh-luật, tổ chức binh bị. Phương cách thăng chức, tước. Hình phạt trong quân.
8. Hình-chế, định rõ thủ tục bắt giam, xử án, cùng các hình phạt đặt ra.
9. Tranh-tụng, thủ tục kiện thưa, bồi thường.
10. Phong-thần, định rõ thể lệ thờ cúng các thần. Những công lao được phong thần. Tài sản các đình chùa để cúng tế thần.
Công chúa Thánh-Thiên bàn:
– Như vậy bộ Nam-luật chi tiết hơn Cửu-chương luật nhiều. Có điều một số khoản không hợp với tình thế Lĩnh-Nam hiện tại. Như chương thứ bảy về Binh-luật. Thời vua Hùng, quân trừ bị quốc gia rất ít. Lại nữa chỉ có nam tướng, nam binh. Hồi hội binh ở Phiên-ngung bàn về tổ chức binh bị, Bắc-bình vương đã có kế hoạch đầy đủ. Kế hoạch đó hiện đang thi hành. Tôi thấy tổ chức binh bị như vậy kiện toàn nhất. Chúng ta cần tu bổ bộ Nam-Luật, chứ không nên sửa đổi binh chế của Bắc-bình vương. Bởi chúng ta tiến hơn nhiều. Nam cũng như nữ, đều có trách vụ với đất nước. Trong các trang, lạc hầu đều cưỡng bách nam, nữ từ mười ba tuổi phải tập võ, học binh sự. Từ mười tám, nam nữ đều được xung vào quân của lạc vương hoặc quân quốc gia. Hiện các nữ tướng đông hơn nam tướng.
Công chúa Phùng Vĩnh-Hoa tiếp:
– Tôi đồng ý với công chúa Thánh-Thiên. Về binh luật, phải sửa hoàn toàn. Những gì Bắc-bình vương cho tổ chức, coi như thành luật rồi. Không cần phải thêm bớt nữa.
Triều đình thông qua mọi khoản. Cuối cùng quyết định cử một ủy ban tu bổ. Ủy ban do Đại tư-không Nguyễn Tam-Trinh cầm đầu. Trong ủy ban có Phùng Vĩnh-Hoa, Nguyễn Phương-Dung, Đào Hiển-Hiệu, Nguyễn Thành-Công, Phan Đông-Bảng, Vũ Công-Chất, Lê Chân, Hồ Đề, Lục Mạnh-Tân, và Nguyễn Quý-Lan.
Vua Trưng ban chỉ dụ:
– Xét như các bộ luật Trung-quốc. Từ bộ Hình-thư của Tử Sản, đến bộ Cửu-chương luật. Trẫm thấy các luật gia Trung-quốc quá câu nệ cổ nhân. Những gì của Hình-thư, nay không hợp thời, thế mà vẫn giữ nguyên. Vậy các vị tu bổ Nam-luật, thành bộ luật Lĩnh-Nam cần nhằm vào bằng này điều:
° Một là những gì thành truyền thống, tục lệ của tổ tiên. Tuyệt đối không được sửa đổi.
° Hai là trọng quyền địa phương, tức tục lệ. Khoản nào thấy có sự trái ngược với phong tục địa phương, cần phải có một điều châm chước. Như Nam-luật bắt con gái phải kín cổng cao tường. Trong khi đó các sắc dân Mường, Mán, Thái v.v. đêm đêm thiếu nữ thường ra suối cùng tắm với nhau. Phong tục sắc dân đó như vậy. Cần phải có một điều khoản dự trù, sao cho không xáo trộn.
° Ba là tránh tập trung tài sản vào một số nhà giàu. Ấn định rõ, nhà giàu nhất chỉ được ba mươi mẫu ruộng. Còn lại xung công. Cũng tránh không nên để một người dân nào không có ruộng đất.
° Bốn là kể từ nay. Người nào có tài, có đức thì giữ quyền cai trị. Bỏ hẳn lối cha truyền con nối.
° Năm là duy trì chế độ một vợ, một chồng. Chế độ đa thê, đa phu bãi bỏ hẳn. Luật cũng nên dự trù điều khoản đã rồi cho những người đa thê, đa phu.
° Sáu là cưỡng bách học tập. Văn tự chính thức là Khoa-đẩu. Các khóa thi được tổ chức cả văn lẫn võ.
Ghi chú của tác giả:
Trong bộ Hậu Hán-thư của Phạm Việp, quyển hai mươi bốn (từ trang 727 đến 854) và quyển bảy mươi sáu (từ trang 2457 đến 2464) do Trung-hoa thư cục hương cảng xuất bản 1978 có nhắc tới việc sau khi Mã Viện đánh chiếm được đất Giao-chỉ. Viện làm bản trần tấu về triều rằng sự khác biệt của luật Lĩnh-Nam với luật Trung-quốc đến mười điểm. Sự thực là gần như khác hoàn toàn. Tiếc rằng hiện nay, không còn tìm ra được bộ luật đó nữa. Buồn quá! Mà dù có tìm ra được, thì với loại chữ Khoa-đẩu, cũng chỉ để ngắm nhìn tiếc thương mà thôi.
Vào một buổi trưa, Trưng Đế đang cùng tam công, tể tướng, đại thần nghị sự. Hoàng môn quan vào tâu:
– Tâu bệ hạ có một lão bà đến trước cổng thành, đánh ba tiếng trống. Xin vào yết kiến bệ hạ. Thần cật vấn hỏi lý do. Lão bà không chịu nói. Xin tâu để bệ hạ định liệu.
Trưng Đế truyền chỉ cho vào.
Lát sau, một bà già tuổi khoảng sáu mươi, mặt mũi lem luốc, đầu bù tóc rối, quần áo dơ bẩn, bước vào đại điện. Bà liếc nhìn quần thần, rồi ngửa mặt lên trời mà cười.
Lễ-bộ thượng thư Nguyễn Quý-Lan hỏi:
– Lão bà tên họ là gì? Xin yết kiến triều đình có việc chi muốn nói.
Lão bà, bưng mặt cười khúc khích, rồi lại khóc hu hu nói:
– Than ôi! Trời đất tuy rộng bao la. Mà không một bóng người!
Nguyễn Quý-Lan quát:
– Ở đây có Hoàng-thượng, có triều thần trên trăm người. Sao lại bảo không có ai? Là dân Lĩnh-Nam, lão bà phải biết lễ kính. Tội bất kính đối với triều đình, đáng đem ra chặt đầu.
Lão bà càng cười:
– Hoàng đế họ Trưng, xuất thân nghĩa hiệp. Tam công đều xuất thân nghĩa hiệp. Tể tướng con nhà danh gia. Lễ-bộ thượng thư, là đệ tử phái Tản-viên. Thế mà cũng hăm đem người ta ra chặt đầu hay sao? Thôi ta đi đây. Thế mới biết nghe không bằng thấy. Ta chả thèm nói với bọn mi nữa.
Lão bà thủng thẳng bước đi. Nguyễn Quý-Lan vẫy tay. Hai nữ võ sĩ tới bắt giữ lão bà. Lão lạng người tránh khỏi. Thân pháp cực kỳ thần tốc. Phương-Dung kêu lên một tiếng kinh ngạc:
– Úi chà!
Nguyên lão bà xử dụng thân pháp của phái Long-biên. Quách A hiện giữ chức tổng trấn Luy-lâu. Nàng lạng người đến chụp lão bà. Lão đứng nguyên chờ Quách A chụp. Quách A chụp vai bà. Các ngón tay của nàng như chụp phải phiến đá. Nàng nhảy lùi lại kêu lên một tiếng:
– Úi chà, đau quá!
Nàng vừa đứng dậy, lão bà đã ra khỏi điện. Quách A chạy theo. Nàng cầm tù và thổi. Đoàn Thần-ưng hơn mười con bay đến tấn công. Lão bà cười nhạt một tiếng. Hai tay vung lên trời, như hai chiếc hoa sen nở. Thần-ưng thứ nhất lao xuống. Bị bàn tay của lão hút vào. Lão liệng ra xa. Thần-ưng thứ nhì lao xuống, lại bị lão dùng chưởng hút mất. Phút chốc cả mười Thần-ưng đều bị bắt. Lạ thay, mười Thần-ưng bị áp lực bàn tay lão bà, không sao bay được.
Trưng Đế thấy vậy. Vẫy tay bảo Quách A:
– Sư muội, không được động thủ.
Binh-bộ thượng thư Chu Bá đứng ngoài nhìn thấy dáng dấp lão bà rất quen thuộc. Trong nhất thời ông không nhớ ra đã gặp lão ở đâu. Ông hỏi:
– Xin cao nhân cho biết phương danh, quí tính.
Bà-lão cười nhạt:
– Các người tự nhận nghĩa hiệp, mà ta đánh trống xin vào trình bày kế sách. Các ngươi không được lời chào hỏi. Cũng chẳng kéo ghế mời ta ngồi. Vì vậy ta mới bảo trời đất rộng. Mà chẳng có ai.
Bà lạng mình, chỉ thấy bóng trắng thấp thoáng, bà đã rút được kiếm đeo phía sau Quách A. Uốn cong người, nhảy vọt lên không, bà lão quay đến năm vòng liền, đáp xuống trước mặt Phương-Dung. Ánh kiếm đã loé lên đưa vào cổ nàng, Phương-Dung nhảy lùi liền bốn bước, tay nàng rút kiếm phản công. Song bà lão cũng nhảy theo, mọi người chỉ thấy hoa mắt lên, Phương-Dung với lão bà đã chiết được trên mười chiêu.
Trưng Đế hỏi Chu Bá:
– Sư thúc! Người nghe nhiều, biết rộng! Có thấy nói trong phái Long-biên còn nữ cao nhân nào khác ngoài Nguyễn Phan tiên sinh không?
Chu Bá ngơ ngẩn xuất thần, một lúc rồi nói:
– Thần chưa từng nghe qua.
Quách A, Trần Năng sợ lão bà là gian tế, truyền dẫn Thần-hổ, Thần-báo, Thần-ưng bao vây kín như thành đồng vách sắt.
Giữa vòng vây, lão bà với Phương-Dung quấn lấy nhau như hai quả cầu bạc. Không ai đủ nhãn lực phân biệt được kiếm của người nào. Trưng Nhị nói với Trưng Đế:
– Kiếm pháp hai người cùng một môn hộ. Phương-Dung tuổi trẻ, thông minh. Lão bà kinh nghiệm, nội lực thâm hậu. Nếu đấu trong vòng ba trăm hiệp, khó biết ai thắng, ai bại. Còn đấu ngoài ba trăm hiệp, e Phương-Dung thua vì nội lực kém hơn.
Chu Bá ngơ ngẩn một lúc nói:
– Long-biên kiếm pháp, chỉ người chưởng môn mới học được hết tinh hoa. Tôi tưởng hiện trên thế gian này, chỉ có Đào Kỳ, Phương-Dung, Phật-Nguyệt biết xử dụng mà thôi. Không ngờ lão bà này lại cũng biết xử dụng. Không biết bà là ai? Cứ như tuổi tác, ắt bà ngang vai với nhạc phụ của tôi.
Trần Năng ghé tai Chu Bá:
– Sư huynh coi kìa! Lão vừa xử dụng nội công Tản-viên, vừa xử dụng nội công Long-biên. Lão khéo léo hợp hai thứ làm một. Cho nên kiếm chiêu khi âm, khi dương.
Hai người đấu được trên bốn trăm hiệp. Trưng Nhị sợ một trong hai người bị tử thương, Lĩnh-Nam thiệt mất một kiếm khách. Bà bảo Trần Năng:
– Sư thúc vào can hai người ra đi.
Trần Năng vận Lĩnh-nam chỉ, chĩa lên không:
– Xin hai vị ngừng tay!
Miệng nói, bà phóng hai chỉ, véo, véo vào giữa kiếm hai người. Hai người bị chỉ lực Thiền-công mạnh như vũ bão, đẩy kiếm lệch ra ngoài. Cả hai cùng lùi lại.
Phương-Dung chắp tay hướng lão bà:
– Đa tạ tiền bối nương tay.
Lão bà cười nhạt:
– Nương với chả nương! Ta cố gắng mà không thắng được mi.
Lão chỉ Trần Năng:
– Con nhỏ kia! Nội công của mi rõ ràng của Tản-viên, tại sao lại pha lẫn thứ nội công kỳ lạ. Dường như của phái Liêu-đông?
Câu nói vừa dứt, lão phóng chưởng đánh Trần Năng. Cả triều đình đều kêu lên kinh ngạc. Vì chiêu bà phát ra tên Ngưu hổ tranh phong của Tản-viên. Công lực mạnh như núi lở băng tan.
Trần Năng không dám khinh thường. Bà vận khí ra Thủ-tam-dương kinh đỡ. Bình, lão bà tóc dựng ngược, mắt lộ vẻ kinh khủng. Còn Trần Năng lui lại đến hai bước. Thắng bại đã phân.
Chu Bá đứng ngoài lược trận, kinh hãi nghĩ:
– Công lực sư muội hơn ta nhiều. Mà đối chưởng với lão bà này, còn bị sút kém. Ta tưởng trên đời chỉ có Đào Kỳ với sư phụ, có thể thắng được sư muội mà thôi. Lão là ai mà hết xử dụng kiếm pháp Long-biên đến xử dụng chưởng Tản-viên?
Lão bà cười nhạt:
– Khá lắm! Thì ra lão già chưa chết Trần Đại-Sinh đã dốc túi truyền cho mi bản lĩnh một đời của lão. Hãy đỡ chưởng nữa của ta.
Lão bà vung tay ra chiêu Ngưu tẩu như phi. Chưởng phong không có gió lộng. Đúng là chưởng âm nhu. Trần Năng không dám coi thường. Bà vận Thiền-công Vô ngã giả tướng, cũng phát chiêu Ngưu tẩu như phi. Chưởng không có gió. Hai chưởng gặp nhau, sùy một tiếng. Cả hai đều lùi lại.
Lão bà ngơ ngẩn, tay ôm chưởng xuất thần suy nghĩ. Mắt mơ màng nhìn vào không gian xa vời.
Phương-Dung vẫy mọi người lùi lại.
Lúc đầu thấy lão bà dùng thân pháp Long-biên. Phương-Dung tưởng bà là cao nhân bản phái. Sau khi chiết trên bốn trăm chiêu. Bà mới thấy kiếm chiêu của lão bà không hoàn toàn giống Long-biên. Đôi khi còn pha thêm nội lực Tản-viên vào nữa. Kiếm pháp của bà nhiều chỗ sai lạc. Song lão bà kinh nghiệm chiến đấu, nên mới chống nổi.
Lão bà nói với Trần Năng:
– Ta lầm! Lúc đầu thấy chỉ lực của mi làm mất nội lực của ta. Ta cho rằng mi xử dụng nội công Liêu-đông. Song qua chưởng vừa rồi, dường như mi xử dụng một thứ nội công quang minh chính đại, hóa giải chưởng lực của ta. Nội lực mi tới trình độ này, ta e hơn cả Lê Đạo-Sinh. Ai dạy mi nội công đó.
Trần Năng lễ phép:
– Người dạy tiểu nữ không biết võ công. Ngài người Tây-Trúc, pháp danh Tăng-Giả Nan-Đà.
Lão bà khách khí hơn:
– Ta muốn lĩnh giáo mấy chiêu nữa của ngươi.
Bà phát chưởng tấn công Trần Năng. Chưởng của bà thuộc Tản-viên. Tay trái xử dụng âm kình, tay phải xử dụng dương kình.
Trần Năng vận Thiền-công, xử dụng Phục-ngưu thần chưởng. Bất cứ lão bà xuất chiêu nào, bà đều hóa giải được.
Trưng Nhị lược trận nói với Trưng Đế:
– Lão bà này học được cả nội công âm nhu của phái Long-biên. Nội công dương cương của phái Tản-viên. Bà lại xử dụng Phục-ngưu thần chưởng, cả cương lẫn nhu giống như Đào Kỳ. Em nghĩ có lẽ Đào Kỳ liên hệ tới bà. Hai ít ra y đã truyền tất cả sở học của y cho bà.
Hai người đấu với nhau đến chưởng thứ hai trăm, lão bà nhảy lùi lại:
– Ta phục ngươi. Ta nhận thua ngươi!
Lão bà ôm mặt khóc thảm thiết.
Trần Năng hỏi:
– Thưa tiền bối. Có lẽ tiểu bối ra tay nặng quá chăng?
Lão bà càng khóc lớn:
– Ta khổ công luyện võ bấy lâu, hy vọng tìm lão già chưa chết Trần Đại-Sinh trả thù. Không ngờ... không ngờ, đến học trò y, mà ta không thắng nổi, còn mong gì trả thù nữa.
Trần Năng lễ phép hỏi:
– Thưa bà, sư phụ tôi suốt đời chỉ biết lấy y đạo cứu thế. Đôi khi phải ra tay, chẳng qua để cứu người mà thôi. Ngay trong trận Cẩm-dương, người bị đối thủ lừa dối, đánh trọng thương. Người cũng không nỡ giết. Không hiểu người đã làm gì để bà thù hận người ? Ở đây có sư huynh Chu Bá với tôi đều là đệ tử người. Sư phụ chúng tôi hiện vân du thiên hạ. Vậy bà có thể đánh, có thể mắng, có thể chửi chúng tôi. Chúng tôi xin gánh chịu cho sư phụ. Không biết có được không?
Lão bà nhìn Trần Năng, rồi nhìn Chu Bá. Bà ngơ ngẩn xuất thần rồi hỏi:
– Ngươi họ Chu phải không? Ngươi được Lê Đạo-Sinh gả con gái cho. Vậy ngươi có biết cha, mẹ ngươi là ai không?
Chu Bá nghe lão bà hỏi bằng giọng kẻ cả. Ông đoán có lẽ bà biết tông tích của ông cũng nên. Ông nhũn nhặn:
– Chu-Bá này suốt đời có một mối hận, vì không biết gốc tích mình. Nếu lão bà biết, xin chỉ dạy. Hậu bối nguyền không quên ơn.
Lão bà cười:
– Dĩ nhiên ta biết. Ta biết người như ta biết ta vậy.
Chu Bá càng kính cẩn hơn:
– Trước đây, cha mẹ tôi khởi binh đánh đuổi giặc Hán, đều tử trận cả. Tôi được một tỳ nữ của cha tôi đem đến trang Thái-hà ở, nuôi tôi khôn lớn. Tôi được Lục trúc tiên sinh thu làm đệ tử, còn cho làm rể. Nhiều lần gặng hỏi nhũ mẫu tên cha mẹ tôi, người nhất định không chịu trả lời. Chỉ bưng mặt khóc. Vì vậy tôi không dám hỏi thêm. Nhũ mẫu qua đời rồi, mà tôi vẫn không biết cha mẹ tên gì? Gốc tích thân thế ra sao.
Vua Trưng an ủi Chu Bá:
– Anh hùng đâu quản xuất thân. Chu sư thúc, người đã thành đại anh hùng Lĩnh-Nam, thì dù song thân thế nào chăng nữa, chúng tôi vẫn kính trọng sư thúc.
Lão bà cười nhạt, hỏi Trưng hoàng đế:
– Các ngươi tự xưng anh hùng, mà tiếp đãi hiền tài như thế này ư?
Trưng đế bảo Phương-Dung:
– Lỗi ở ta. Sư muội. Hãy kéo ghế mời lão bà an vị.
Phương-Dung nhìn thân pháp, võ công của lão bà, biết lão có liên hệ với phái Long-biên. Bà vội kéo ghế mời lão bà ngồi, truyền rót nước, đem bánh trái kính cẩn:
– Xin cao nhân cho biết quí tính phương danh.
Lão bà không nhân nhượng, ngồi xuống ghế, cầm bánh ăn. Ăn hết đĩa bánh, tự rót nước trà, uống hết một bình. Lão vỗ hai tay vào nhau, hỏi Phương-Dung:
– Con bé ngạnh đầu kia! Ngươi là Tể tướng Lĩnh-Nam trăm sự của Xã-tắc đều do người cả. Có đúng thế không ?
– Quả như bà nói.
– Ngươi ra lệnh khuyến khích phá đất hoang làm ruộng, trồng dâu, nuôi tằm. Được! Ngươi treo thưởng cho ai trồng được thửa ruộng có số thu cao! Được! Ngươi khuyến khích nuôi cá, lợn, gà, trâu, bò. Được. Song ngươi ngu quá!
Phương-Dung thấy lão nói năng ngỗ nghịch. Nhưng bà thấy lão xử dụng võ công Long-biên đến trình độ ngang với mình, có thể bà là tiền bối cùng môn hộ, nên bà nhũn nhặn:
– Tiểu bối xin rửa tai nghe lời lão bà.
Lão cười khạnh khạch:
– Ngươi ban lệnh, cứ tưởng dân chúng ai cũng như ngươi. Ngươi muốn nước giàu phải không? Nhưng ngươi có biết rằng dân chúng khá giả một chút, họ sinh lười, không làm việc nữa. Thành ra đất Lĩnh-Nam cũng không hơn Trung-Quốc làm bao. Ta hỏi ngươi: Ngươi khuyến khích họ nuôi gà, nuôi lợn, nuôi trâu bò. Dân chúng khá một chút, có trứng gà mang ra ăn, giết lợn sữa, giết nghé tơ ăn... thì làm sao mà giàu được?
Phương-Dung tỉnh ngộ:
– Tiểu bối ngu tối, không nghĩ đến. Ngay ngày mai, tiểu bối sẽ ban lệnh: Không được ăn trứng gà, vịt trong vòng một năm. Không được giết lợn sữa, giết nghé.
Lão già lại cười:
– Ta còn phải dạy dỗ mi nhiều nữa. Mi truyền lệnh: Triều đình khuyến khích gia tăng nhân xuất. Chỉ khuyến khích thôi! Thì ai nghe. Giá như một vợ, một chồng, đẻ liền năm đứa con, đôi vợ chồng ấy, với bầy con sẽ ăn cỏ mà sống hay sao?
Phương-Dung tỉnh ngộ:
– Hậu bối sẽ ban lệnh: Đàn bà có mang từ bảy tháng, cho đến sau khi sinh con sáu tháng, được trợ cấp gạo, vải. Nhà nào có trẻ con dưới mười ba tuổi, một mẫu ruộng không phải nộp thuế. Nhà nào một vợ một chồng, sinh được năm con., những đứa trẻ ấy, lạc hầu phải xuất kho nuôi nấng.
Thình lình lão bà xuất trảo tấn công Chu Bá. Bà đang nói truyện, ra tay cực kỳ thần tốc. Chu Bá không phản ứng kịp. Ông nhảy lui về sau hai bước, phóng Lĩnh-nam chỉ đỡ chưởng của bà. Song áo ông đã bị rách hở cả vai lẫn ngực.
Lại đến lượt lão bà la lên một tiếng kinh ngạc:
– Đúng! Ngươi họ Chu song tên không phải là Bá mà là Đức-Anh. Ngươi tên Chu Đức-Anh.
Chu Bá kinh ngạc. Ông lùi lại:
– Xin lão bá dạy cho ít lời.
Lão bà ngồi xuống ghế cười nhạt:
– Còn dạy gì nữa. Ngươi lại đây ta nói cho mà nghe.
Chu-Bá đến bên cạnh lão, nhưng ông ớn lão ra tay bất thần. Ông vận công đề phòng. Bà ghé tai nói nhỏ mấy câu. Chu Bá lắc đầu:
– Tôi không tin.
Lão bà cười nhạt:
– Ngươi không tin ư? Ta nói ra cũng không sao. Khi ngươi được một tuổi. Ngươi bị chó cắn vào vai trái. Đến nay thẹo vẫn còn. Giữa vú trái ngươi có mụn nốt ruồi đỏ. Như vậy đủ chưa? Ngươi là cháu ta. Ta là cô ngươi. Ngươi giống anh ta như đúc.
Chu Bá kinh hoàng, đến trước lão bà quì gối:
– Cháu kính cẩn ra mắt Cô mẫu.
Lão bà, để cho Chu Bá lạy đủ bốn lạy. Bà ôm đầu Chu Bá khóc:
– Cháu ơi! Cô cứ tưởng cháu chết rồi! Không ngờ cháu còn sống trên thế gian này. Giòng họ Chu của ta không tuyệt tự.
Từ hồi có trí nhớ, mối khổ tâm, đau đớn trong lòng Chu Bá, dằn vặt ông, vì ông không biết rõ nguồn gốc mình: Cha, mẹ, họ hàng, sinh quán ở đâu. Ông ở với một nhũ mẫu mù lòa, câm điếc. Bà không biết chữ. Bà làm lụng cực kỳ vất vả để nuôi ông. Hàng xóm cho biết: Hồi ông được ba tuổi, nhũ mẫu bồng ông đến trang Thái-hà xin cư ngụ. Bà bị thương tích đầy người. Lê Đạo-Sinh thương tình, cho thầy thuốc cứu trị. Bà không chết, song trở thành tàn tật. Bà được trao cho việc đan chiếu, đan rổ, sống qua ngày. Đến khi Chu Bá lớn lên, học hành thông minh. Lê Đạo-Sinh thu làm đệ tử. Ông được Lê gả con gái cho. Từ đấy ông sống một cuộc đời giàu có, sang trọng. Song nỗi khổ tâm về xuất thân, vẫn không được giải. Có lần Lê Đạo-Sinh úp mở cho ông biết: Cha mẹ ông trước đây, từng khởi nghĩa phục Việt, bị thất bại, cả hai đều tử trận. Ông hỏi thêm, Lê lắc đầu, trả lời không biết.
....
Trước kia thân phụ Chu Bá xuất thân là một lạc hầu, có chí lớn. Năm Chu Bá được ba tuổi. Ông cùng vợ, và em gái tên Chu Tái-Kênh khởi binh phản Hán phục Việt. Được nửa năm sau, nghĩa quân bị đánh tan. Song thân Chu Bá chết tại trận. Tái-Kênh vừa chiến đấu, vừa ôm Chu Bá chạy trốn. Quân Hán đuổi theo bao vây trùng trùng điệp điệp. Tái-Kênh chiến đấu cho đến lúc ngã xuống không biết gì nữa.
Khi nàng tỉnh dậy, thì thấy mình nằm trên giường, người đầy vải băng bó. Một trung niên nam tử xuất hiện bưng nước cho nàng uống. Nàng hỏi:
– Đây là đâu? Cháu tôi đâu?
Trung niên nam tử xưng mình họ Trần tên Đại-Sinh. Ông cho biết, chính ông đã xung vào vòng vây quân Hán, cứu được Tái-Kênh ra. Còn đứa cháu. Trong lúc chiến đấu, bị thất lạc mất.
Tái-Kênh dưỡng bệnh ở trang ấp Trần Đại-Sinh ít lâu sau thì khỏi. Nhà tan, cửa nát, nàng không còn chỗ dung thân. Trần Đại-Sinh tỏ ý lưu nàng ở lại trang của ông. Hai người cách nhau đến hai mươi tuổi. Trần Đại-Sinh đã đến tuổi bốn mươi. Còn Tái-Kênh mới ở tuổi hai mươi. Ông chưa cưới vợ. Hai người hàng ngày trao đổi võ công. Bấy giờ Trần Đại-Sinh mới biết nàng thuộc phái Long-biên. Chỉ một năm, hai người thương yêu nhau. Họ thành vợ chồng. Một năm sau, Tái-Kênh sinh ra đứa con gái. Nàng đặt tên là Trần Thiếu-Lan.
Hai vợ chồng sống bên nhau suốt hai mươi năm đầm ấm. Năm Thiếu-Lan hai mươi tuổi. Ông bà gả cho đệ tử phái Long-biên tên Trần Anh. Năm sau Thiếu-Lan sinh đôi, đẻ ra Quỳnh-Hoa, Quế-Hoa. Hai vợ chồng Trần Anh là người có chí lớn. Ông bà liên lạc với anh hùng thiên hạ, định khởi binh phản Hán phục Việt. Trần Đại-Sinh khuyên không nên, vì chưa đến lúc, phải ẩn nhẫn, chờ khi tiềm lực đủ, hãy phất cờ. Còn như khởi binh sớm chỉ thêm mất mạng vô ích. Tái-Kênh không chịu, đòi khởi binh ngay. Thế là hai vợ chồng Trần Đại-Sinh bất hòa.
Ông khuyên bà:
– Phàm muốn khởi binh làm đại sự, cần kết hợp anh hùng thiên hạ. Người người đồng tâm, mới hy vọng thành công. Nay nhà mình, tôi không có trang ấp. Lực lượng của ta chỉ có một trang của Trần Anh, tráng đinh chưa quá ngàn người. Nếu như ta bất thần khởi binh, giỏi lắm chỉ đủ sức đánh chiếm một huyện. Sau đó quân Hán các nơi kéo đến, sức người đã không đủ chống giặc, còn lương thảo không đủ nuôi quân trong ba tháng. Thế mà ta khởi binh thì tan nhà cửa nát vô ích mà thôi.
Tái-Kênh cương quyết:
– Cách đây hai mươi năm, anh tôi khởi binh. Tuy không thành công, cũng đốt được ngọn lửa phục quốc lên. Nay Tích Quang đang núp sau đại nghĩa: Đem văn hiến Trung-nguyên dạy dỗ man di mọi rợ. Ông không thấy dân chúng cúi đầu ca tụng chúng như bậc thánh đó sao? Tôi muốn khởi binh, truyền hịch kể tội y, lột mặt nạ giả nhân giả nghĩa, mưu Hán hóa người Việt. Ông không muốn giúp tôi với con cũng được. Ông nên lánh mặt đi. Chúng tôi nguyện đem cái chết đền ơn Quốc-tổ.
Bà cầm thanh kiếm bẻ làm đôi thề:
-Nếu tôi thành công. Ông đừng vác mặt về nhìn mẹ con chúng tôi. Ngược lại, tôi thất bại, dĩ nhiên tôi chết. Ông cũng không cần thương xót, làm gì.
Thấy vợ, con gái, con rể nhất quyết khởi binh. Ông rủ Nguyễn Phan, dẫn thêm Đặng Thi-Sách, du ngoạn Trung-nguyên, lánh mặt. Ở nhà Tái-Kênh cùng con rể, con gái khởi binh. Lúc đầu đánh chiếm được hai huyện. Trong khi đánh chiếm huyện Bắc-đái, nghĩa quân bị bại. Trần Anh bị giết tại trận. Tái-Kênh, Trần Thiếu-Lan bị bắt. Thiếu-Lan có nhan sắc, bị thái thú Tích Quang gửi sang Trung-nguyên cống cho Xích-My. Còn Chu Tái-Kênh bị đem chém. Trước hôm bà bị hành hình, Lê Đạo-Sinh vào ngục thăm bà. Y khóc lóc thảm thiết rằng: Y làm đô úy Giao-chỉ, chẳng qua để giúp đỡ người Việt. Bây giờ y không biết làm cách nào cứu bà. Cuối cùng, giữa lúc bà tuyệt vọng, y đề nghị, sẽ đem người vào thế mạng chịu chết cho bà. Còn bà, y khuyên không nên rời Thái-hà trang. Y dành cho bà một khu nhà biệt lập, cấp cho bà hai thị nữ hầu hạ.
Bản tính Tái-Kênh cương cường, can đảm. Nhưng sau khi khởi nghĩa bị thất bại, nghĩa quân tan vỡ, con rể chết, con gái bị lưu đày, mình bị chết chém. May được Lê Đạo-Sinh cứu sống, bà mất hết chí khí, hận thù đời.
Nghe tin Trần Đại-Sinh từ Trung-nguyên về, bà cũng không muốn gặp mặt. Trần Đại-Sinh tưởng vợ bị chết rồi. Ông không thiết tục huyền, ngao du thiên hạ lấy y đạo cứu dân.
Chu Tái-Kênh ẩn ở trang Thái-hà. Thỉnh thoảng Lê Đạo-Sinh tới thăm bà. Y ngỏ với bà rằng: Y có chí lớn, muốn phục hồi Lĩnh-Nam. Y đang xây dựng lực lượng, kết nạp anh hùng. Bà hăm hở giúp y. Y khuyên bà nên cải trang thành một người Mường, đi các trang ấp huấn luyện, tổ chức tráng đinh cho y. Bà vui vẻ làm việc. Lê Đạo-Sinh thiết lập một trang trại, trong vùng rừng núi Giao-chỉ, giao cho bà trông coi. Y truyền tất cả trang ấp của y, của học trò y, gửi tráng đinh về cho bà huấn luyện. Vì vậy, tráng đinh thuộc sáu mươi hai trang ấp dưới quyền Lê Đạo-Sinh và đệ tử rất thiện chiến, hùng mạnh như các đội quân chuyên nghiệp. Đệ tử Lê Đạo-Sinh ít được gặp bà. Họ chỉ biết bà có tên mẹ Chu. Ai cũng phải gọi bà bằng mẹ hết.
Trong khi ở trên rừng, dạy tráng đinh, cô độc, không người tâm sự, bao nhiêu oán hờn chồng chất, bà đổ lên đầu chồng. Bà cho rằng vì chồng không giúp đỡ, bà mới thất bại. Bà quyết chí luyện võ, đợi một mai Lê Đạo-Sinh khởi binh, chính thân bà sẽ cầm quân đánh giặc. Đuổi giặc rồi, bà dùng võ công đánh bại Trần Đại-Sinh, để hạ nhục ông.
Có lần bà tìm được tung tích ông. Đêm, bà bịt mặt tấn công ông. Đấu với nhau được mười chưởng. Bà mới biết võ công mình còn kém ông xa. Từ thất bại, muốn thành công, bà đi vào đường tà. Bà nghĩ: Lê Đạo-Sinh võ công cao cường. Nếu bà có được cuốn sách chép bí quyết của y, có thể thắng chồng. Nghĩ là làm. Bà giả đau, vì khí hậu trên rừng không hợp với bà. Lê Đạo-Sinh tạm cử người thay thế bà coi trường luyện quân. Y đem bà về trang Thái-hà dưỡng bệnh. Y không đề phòng, bị bà lấy trộm mật thư, học hết võ công của y. Sau ba năm luyện võ, bà bí mật trở lại chỗ Khất đại-phu ở, tấn công ông. Song cũng chỉ được trăm chiêu bà bị bại. Lần này, Khất đại phu kinh ngạc không ít. Ông cố moi óc xem, trong đời, ông đã gây thù với ai, mà ba năm trước một người thân hình nhỏ bé, rõ ra dáng phụ nữ, đến tấn công ông, không nói một lời. Sau ba năm, trở lại, với bản lĩnh không thua ông làm bao. Lạ một điều, võ công người này lại là võ công Tản-Viên? Tuy thắng đối thủ, song ông không nỡ hại. Cũng không nỡ gỡ khăn bịt mặt ra. Ông thả cho đi.
Chu Tái-Kênh trở về Thái-hà trang, quyết tâm luyện võ, mong trả thù Khất đại-phu.
Thời gian Đào Kỳ bị làm nô bộc ở trang Thái-hà, là thời gian bà đang mưu phục thù. Bà nghĩ: Muốn thắng Trần Đại-Sinh, cần học nội công âm nhu phái Long-biên. Đêm đêm bà rình ở nhà tù, đợi Nguyễn Phan cung khai bí quyết luyện công, lập tức bà lấy cắp luyện. Song bà không thành công.
Cho đến khi Đào Kỳ được Nguyễn Phan truyền nội công âm nhu, cùng kiếm trấn môn phái Long-biên. Bà núp nghe trộm, từ đó, bà luyện được kiếm pháp Long-biên. Có điều bà núp xa nghe, không được nhìn tận mắt các chiêu thức, thành ra kiếm pháp của bà hơi khác kiếm pháp nguyên thủy. Vì vậy đấu với Phương-Dung, tuy bà có nội công cao hơn, kinh nghiệm nhiều, mà không thắng được đối thủ.
Hàng đêm, bà theo dõi Đào Kỳ, do đó bà biết chỗ dấu các thẻ đồng bộ Văn lang võ học kỳ thư. Bà đào lên, học thuộc các câu quyết rồi lại trả về chỗ cũ. Vì vậy Đào Kỳ không biết gì cả. Tuy bà luyện được đủ ba mươi sáu chiêu Phục-ngưu thần chưởng, cả cương lẫn nhu. Song bản lĩnh của bà không bằng Đào Kỳ, vì Đào Kỳ phát minh ra lối qui liễm chân khí âm, dương, hợp làm một, công lực ông cao không biết đâu mà lường.
Chu Tái-Kênh luyện xong bộ Văn lang võ học kỳ thư, bà đi tìm Khất đại phu trả thù. Thì ông đang trên đường tòng chinh Trung-nguyên. Bà lặn lội tới Dương-bình quan, đúng lúc ông đi Lạc-dương với Đào Kỳ. Bà tìm tới Lạc-dương ông lại trở về Lĩnh-Nam. Bà trở về Lĩnh-Nam, thấy Lĩnh-Nam phục hồi, Trưng Đế phong các công thần, tổ chức Lĩnh-Nam thành một nước thái bình. Dân chúng sung sướng. Bà cho rằng Trưng Đế thành công vì nhờ chồng mình giúp. Uất khí, oán hờn chồng chất, bà tìm chồng khắp nơi, không thấy. Bà nghĩ đến phá hoàng cung Mê-Linh cho bõ ghét. Không ngờ khi xuất thủ, kiếm thuật bà thua Phương-Dung, chưởng lực bà thua Trần-Năng.
.....
Chu Tái-Kênh hỏi Chu Bá:
– Sư phụ cháu đâu? Ta phải giết y để trả thù.
Chu Bá quì xuống đất lạy tám lạy:
– Cô xa cháu năm cháu ba tuổi. Đến nay cháu đã bốn mươi lăm tuổi, mới trùng phùng. Sư phụ cháu vốn ít nói, tính tình hiền hậu. Ngày cô khởi binh, người không hưởng ứng, vì thấy khởi binh chỉ đưa đến cái chết cho hàng mấy ngàn tráng đinh, người mới cản trở, không chịu hợp tác. Hôm người qua Trường-sa, đến bờ sông Tương-giang, viếng mộ biểu muội Trần Thiếu-Lan, người khóc đến chảy máu mắt.
Chu Tái-Kênh nhảy lên:
– Sao? Sao? Tại sao mộ Thiếu-Lan lại ở hồ Động-đình?
Trưng Nhị tường thuật tỷ mỉ cuộc đời thảm thiết của Trần Thiếu-Lan cho bà nghe. Bà oà lên khóc nói:
– Thì ra con tôi vẫn còn sống! Hai đứa cháu ngoại vẫn còn. Hỡi ơi! Suốt mấy chục năm qua, tôi ẩn ở trên rừng, trên núi, không biết tin tức gì cả.
Bà bảo Chu Bá:
– Cháu! Cháu với cô phải đi Trung-nguyên, giết con ác phụ Mã thái hậu, tìm vợ chồng Phan Anh, Trần Nghi-Gia giết đi, để trả thù cho em. Đi! Cô cháu mình đi ngay bây giờ.
Trần Năng đến trước mặt Chu Tái-Kênh quì xuống làm lễ:
– Đệ tử Trần Năng, xin tham kiến sư nương.
Chu Tái-Kênh đỡ Trần Năng dậy:
– Được, ta vì hai đứa bay! Tha cho sư phụ bay!
Phương-Dung cùng Đào Kỳ đã được nghe Khất đại-phu kể về người vợ tên Chu Tái-Kênh. Vì nhiệt thành yêu nước, mà hóa ra con người kỳ quặc. Biết vợ còn sống, ông lặn lội khắp nơi tìm không thấy, không ngờ, bây giờ bà xuất hiện tại đây.
Phương-Dung nghĩ thầm:
– Bà cụ này võ công kinh nhân. Tài năng mẫn tiệp. Chỉ vì yêu nước, nóng lòng với dân tộc mà thành quái nhân. Ta hãy khơi lòng yêu nước của bà. Hầu dùng bà còn hơn để bà bất mãn.
Phương-Dung kính cẩn thưa:
– Lão bá! Đất nước được phục hồi, do công lao của toàn thể dân Lĩnh-Nam, chứ không phải của Trưng sư tỷ! Hay của bất cứ ai. Nếu không có cuộc khởi nghĩa của song thân Chu sư thúc thì không có cuộc khởi nghĩa của bà với Trần Anh, Trần Thiếu-Lan. Không có cuộc khởi nghĩa của bà, e ngọn đuốc phục quốc tắt ngấm, chính vì nhờ lão bá, khiến anh hùng ngụt lửa yêu nước, nay Lĩnh-Nam mới được phục hồi. Hôm nay lão bá lại quang lâm, dạy dỗ cho cháu nhiều điều. Cháu xin đa tạ lão bá.
Trưng Nhị tiếp:
– Hai sư muội Quế-Hoa, Quỳnh-Hoa chẳng là cháu ngoại của lão bá đấy ư? Hai sư muội đang làm đại tướng, trọng nhậm biên cương. Lão bá là bà ngoại, không lẽ không bằng các cháu ư?
Chu Tái Kênh mở to mắt nhìn Phương-Dung, Trưng Nhị:
– Mấy con lỏi này, biết lẽ phải trái, không giống lão ăn mày. Ta phục các ngươi. Ừ, ta thuộc lớp người bà nội, bà ngoại các ngươi, không lẽ thua các ngươi. Ta phải làm điều gì thực vĩ đại mới được. Thôi, bảo Đào Kỳ giao ấn Đại tư-mã cho ta. Ta đánh lên Lạc-dương chiếm Trung-nguyên cho hả giận.
Phương-Dung biết lời khích của mình đã thành công, bà đưa mắt nhìn Trưng Nhị:
Trưng Nhị chắp tay kính cẩn:
– Có một việc, tất cả chúng cháu đều không làm được. Trên đời này chỉ Thái sư thúc Khất đại phu làm được mà thôi. Cháu nghĩ, lão bá chưa chắc đã làm được. Không biết bây giờ Thái sư thúc ở đâu?
Trưng Nhị nói xong, liếc nhìn Trưng Đế. Cả hai cùng ngơ ngẩn nhìn về chân trời xa. Trưng Đế cũng nói:
– Thái sư-thúc như con rồng, khi ẩn khi hiện, không biết đâu mà lường. Làm sao tìm được người bây giờ? Khổ một điều ngoài người ra, không ai làm được cả.
Chu Tái-Kênh, là lọai người ruột để ngoài da. Nghe Trưng Nhị nói vậy, bà không biết mình bị khích, lòng tự ái nổi dậy, bà hét be be:
– Cái gì mà lão làm được, ta lại làm không được ? Nói mau, nói mau, ta làm cho mà coi. Nói mau, nếu không ta đánh cho mấy bạt tai bây giờ !
Phương-Dung đổ dầu thêm vào ngọn lửa:
– Đúng đấy, phải đi tìm Khất đại-phu về mới xong. Khắp thiên hạ ngoài ngài không ai làm được việc này.
Chu Tái-Kênh tức quá, tóc dựng đứng, mắt mở to, miệng lắp bắp:
– Việc gì, nói đi! Ta quyết làm. Nói mau.
Trưng Đế thấy khích bà như vậy đã đủ. Ngài phán:
– Nếu lão bà quyết tâm, vậy chúng ta cứ nhờ người làm dùm. Thử xem biết đâu !
Trưng Nhị nói:
– Thưa lão bà, hiện con gái của Chu sư thúc là Chu Tường-Qui, được Quang-Vũ phong là Tây-cung quí phi. Tường-Qui tuy làm quí phi, mà lòng dạ lúc nào cũng nghĩ đến Lĩnh-Nam. Sư muội ở cạnh triều Hán, kết thân với đại thần, khiến mọi người cản trở Quang-Vũ khởi binh đánh Lĩnh-Nam. Chỉ cần y để Lĩnh-Nam yên năm năm, chúng ta không sợ y nữa. Trước kia Tường-Qui được mẫu thân giả làm cung nữ, ẩn trong Tây-cung giúp đỡ. Sau này Chu sư thẩm tuẫn quốc, Tường-Qui thân cô thế cô giữa hang hùm, miệng rắn.
Chu Tái-Kênh nước mắt đầm đìa:
– Tội nghiệp cháu tôi quá! Sao hoàng đế không gửi người sang giúp cháu tôi. Nước mình nhân tài nhiều quá mà.
Phương-Dung tiếp:
– Hôm rời Trường-sa về Giao-chỉ. Chúng cháu định cử Đào Phương-Dung, Đinh Hồng-Thanh sang giúp Tường-Qui. Song Đinh Hồng-Thanh đã tuẫn quốc mất rồi. Và Đào Phương-Dung, võ công tuy cao, song cũng không địch lại Liêu-đông tứ ma. Chúng cháu muốn nhờ Khất đại-phu sang Trung-nguyên, lấy cớ chữa bệnh giúp triều đình nhà Hán, hầu giúp Tường-Qui. Song nay lão bá quyết tâm ra tay chúng cháu xin kính cẩn nhờ lão bá.
Tái-Kênh chỉ vì quá yêu nước mà thành người nóng nảy. Nay nghe việc giúp Tường-Qui không ai làm được, chỉ mình bà làm nổi, bà đã hả dạ. Bà nói:
– Được! Ta đi giúp đỡ. Ngặt nó không biết mặt ta. Làm sao ta giúp nó được.
Chu Bá nói với Phương-Dung:
– Chúng ta cần có thêm người võ công cao, theo cô mẫu. Không biết cử ai đi được?
Phương-Dung ngẫm nghĩ một lát rồi đáp:
– Chúng ta cần hai người giúp lão bá. Một người lớn tuổi võ công cao, một người biết điều khiển Thần-ưng thông tin. Ngặt một điều, chúng ta đều đã xuất hiện. Người Hán biết mặt hết rồi. Tôi nghĩ chỉ có hai người đi được. Song tôi không dám sai. Hai người này, ngoài Trưng sư tỷ ra, không ai dám cử đi.
Trưng Đế gật đầu cười:
– Ta hiểu rồi! Người thứ nhất là Đào vương phi. Người thứ nhì là Tây-vu Quách A. Có phải thế không?
Phương-Dung gật đầu. Trưng Đế cười:
– Đào vương phi một lòng với đất nước như Thái sư thẩm đây. Chắc chắn tôi nhờ, người sẵn sàng ngay. Còn Quách A mới lấy chồng, bắt xa chồng thì tội nghiệp. Tôi nghĩ nên cử Tây-vu tiên tử có lẽ hay hơn.
Trưng đế sai viết chiếu chỉ mời Đào vương phi đến Mê-linh, rồi sai Thần-ưng mang đi.
Trưng Đế giao cho Chu Bá, Trần Năng tiếp đón, làm tiệc đãi Chu Tái-Kênh. Các đại thần thuộc phái Tản-viên như Đặng Thi-Kế, Nguyễn Thành-Công đều ở vai dưới của Khất đại phu đến hai, ba bậc. Họ kính trọng ngài như tiên ông, vì vậy họ đối với Tái-Kênh cực kỳ cung kính. Bà bớt phẫn hận chồng phần nào.
Trong tiệc trà, bà được Trưng Nhị tường thuật tỷ mỷ công cuộc phục hồi Lĩnh-Nam trải qua không biết bao nhiêu cay đắng cho bà nghe. Bà mới tỉnh ngộ rằng: Trước đây mình vô lý, muốn nuốt mặt trời, mặt trăng. Bà hối hận, muốn tìm Khất đại phu, tạ lỗi, nhưng không biết ông ở đâu.
Trong khi bàn về võ công, bà tự hiểu bản lĩnh mình hiện còn thua chồng với Đào Kỳ xa. Lòng tự kiêu giảm bớt đi rất nhiều. Tiệc đang vui, Quách A chạy vào tâu với Trưng Đế:
– Sư tỷ! Em đến chịu lỗi với sư tỷ.
Nàng bưng mặt oà lên khóc.
Trưng vương dắt Quách A ngồi xuống, hỏi:
– Có việc gì xảy ra.
Quách A khóc:
– Em làm tổng trấn Mê-linh, không biết kiểm soát, để gian nhân vào phá ngục cứu Tô-Định với bọn Đức-Hiệp ra. Chúng giết chết mười hai người coi ngục. Em đã cho Thần-ưng tìm, trong khoảng trăm dặm không thấy tung tích chúng đâu.
Phương-Dung nhờ Lễ-bộ thượng thư Nguyễn Quí-Lan tra xét dùm. Nguyễn Quí-Lan đi một lúc trở về, báo:
– Quách A không có lỗi. Gian nhân đột nhập nhà ngục, dùng chưởng lực đánh vỡ hết then cửa, chặt xích, cứu tù nhân, giết mười ba quân coi ngục. Dù Quách-A có hiện diện cũng không phải đối thủ của chúng.
Nàng đưa ra cái gông bằng gỗ, bị chưởng lực tiện đứt như con dao sắc, cắt một củ khoai. Phương-Dung cầm lấy coi nói:
– Trên đời này, e chỉ có Bồ-tát Tăng-Giả Nan-Đà với Đào tam lang mới có chưởng lực mạnh dường này. Không ngờ còn có người thứ ba đạt tới trình độ không thể tưởng tượng được.
Trần Năng hít một hơi, vận Thiền-công phóng vào gông. Cái gông bật lên, bị tiện đứt đôi, song vẫn có chỗ gồ ghề, chứ không đứt ngọt, trơn như bị gian nhân đánh. Tái-Kênh vận khí, phát chiêu Phục ngưu thần chưởng đánh xuống. Cái gông bị vỡ ra làm nhiều mảnh nhỏ vụn. Bà nói:
– Kẻ nào mà võ công đến dường này?
Nguyễn Quí-Lan thở dài nói tiếp:
– Điều kỳ lạ hơn nữa. Gian nhân giết chết hai mươi người trông coi năm dàn Thần-nỏ ở cửa đông thành Mê-linh. Chúng tháo Thần-nỏ ra từng mảnh, chở đi mất.
Phương-Dung lo ngại:
– Chắc chắn cũng người cứu bọn Đức-Hiệp đã làm điều đó. Nếu chúng tháo mang đi, bắt chước chế tạo, làm phản thì không ngại. Đáng ngại, là chúng ăn cắp trao cho Quang-Vũ. Quang-Vũ chế tạo, đánh chúng ta mới nguy.
Chu Tái-Kênh hỏi Chu Bá:
– Này cháu! Lê Đạo-Sinh có mười đệ tử. Phùng Chính-Hòa bị Nghiêm Sơn chặt đầu. Vũ Nhật-Thăng bị Đào Thế-Hùng giết. Hoàng Đức theo Lĩnh-Nam. Vợ cháu thì tuẫn quốc. Như vậy còn năm người vượt ngục cùng với Tô Định. Có phải vậy không?
Chu Bá kính cẩn đáp:
-Thưa cô mẫu, đúng như vậy. Vợ chồng Vũ Hỷ bị Phương-Dung cắt mất hai tai. Tuy vậy võ công chúng vẫn còn nguyên.
Trưng Nhị ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:
– Phương-Dung phải viết thư, truyền tin này đến tất cả lạc vương, cùng bảy đại tướng quân thống lĩnh bảy đạo quân, nhờ báo cho cả đạo Trường-sa của Phật-Nguyệt. Mặt khác chị sẽ viết thư cho Công-tôn-Thiệu, Thục-đế hầu họ đề phòng. Cuộc vượt ngục này, ắt có liên hệ với Mã thái-hậu, Mã Viện chứ không sai.
Hơn tháng sau. Hoàng môn tâu:
– Có Đào vương phi ở Cửu-chân xin vào yết kiến.
Trưng Đế tuyên lệnh cả triều thần ra đón.
Uy tín Cửu-chân vương Đào Thế-Kiệt cực kỳ lớn tại Lĩnh-Nam. Chỉ nguyên em ruột là Đào Thế-Hùng, em vợ là Đinh Đại, cũng từng nổi danh hơn mười năm qua, về lòng yêu nước. Các đệ tử Cửu-chân: Đào-Kỳ, Phương-Dung, Hiển-Hiệu, Quí-Minh v.v. đều đang giữ quyền nghiêng nước.
Đào vương phi thấy Trưng Đế định làm lễ. Trưng Đế vội ôm lấy bà:
– Sư thúc đừng quá câu nệ.
Phương-Dung, Trần Năng vội quì xuống hành lễ với vương phi. Vương phi đỡ dậy nói:
– Ta được chiếu chỉ của hoàng đế tuyên triệu, vội lấy ngựa đi ngay. Mọi việc ở Cửu-chân đều tốt đẹp. Đô Dương giỏi lắm. Hừ! Bố còn sống, cũng không bằng. Hai mùa vừa qua đều trúng. Nhà nhà đầy lúa gạo. Lợn, gà, trâu, bò khắp đồng. Đi đến đâu cũng chỉ thấy trẻ con đọc sách, nghe cụ già kể truyện thời Văn-Lang, Âu-Lạc.
Trưng Đế truyền mời Đào vương phi vào điện Kinh-dương.
Nguyên sau khi phục hồi Lĩnh-Nam. Trưng Đế truyền xây thành Mê-linh làm thủ đô. Thành dài ba mươi dặm, rộng hai mươi dặm. Trong thành còn lớp thành nữa, gọi là Hoàng-thành, dài khoảng năm dặm, rộng khoảng ba dặm. Trong thành có các điện Kinh-dương để tiếp khách, thiết triều. Tập-hiền để hàng ngày hoàng đế cùng triều đình làm việc. Cung Âu-Cơ là chỗ để hoàng đế ở. Ngoài ra còn cung Văn-đức, Lạc-đức.
Đào vương phi liếc nhìn điện Kinh-dương: Trên tường vẽ lịch sử Lạc-Long Quân kết hôn với Âu Cơ. Sự tích bánh dầy, sự tích dưa hấu, sự tích vua An Dương dựng nước, Cao-cảnh hầu chế nỏ thần v.v...Phương-Dung nói với Đào vương phi:
– Thưa mẹ, hoàng đế ban chiếu triệu hồi mẹ về triều kiến. Vì hiện Lĩnh-Nam có một việc rất khó khăn, không ai đương nổi, ngoài phu nhân của Khất đại phu với mẹ. Con nghĩ, mẹ sẽ vui lòng.
Đào vương phi cười:
– Nhà họ Đào mình, trải bảy đời. Đời nào cũng đem hết tâm huyết mong phục hồi Lĩnh-Nam. Lĩnh-Nam phục hồi. Chú con tuẫn quốc, bố con vì mừng vui mà qua đời. Ta thấy thanh bình trở lại, việc cai trị Cửu-chân đã có Đô Dương. Ta ở không chẳng có việc gì làm. Nếu hoàng thượng cần đến sức mọn của ta. Ta xin tuân chỉ.
Trưng Đế thuật sơ lược vụ Tường-Qui, Mã thái-hậu, Liêu-đông tứ ma, Mã Viện v.v... cho bà nghe, rồi kết luận:
– Trẫm xin vương phi đừng quản ngại, cùng phu nhân Khất đại phu sang Lạc-dương. Trẫm sẽ cử Tây-vu tiên tử mang theo hai mươi Thần-ưng làm cầu liên lạc. Khi thu được tin tức gì, xin Vương phi báo cho Đào tam đệ. Tam đệ dùng Thần-ưng chuyển về đây.
Thượng thư Bộ-hình Vũ Công-Chất tâu:
– Thần trộm nghĩ: Triều thần Lĩnh-Nam làm việc, do lòng son đối với đất nước. Mong cho nước mạnh, dân giàu. Người người hạnh phúc. Còn triều thần nhà Hán, mười người làm quan, chín người chỉ mong phú quí. Quí thì Tây-cung quí phi Chu Tường-Qui có thể hứa với họ. Còn phú, chúng ta chẳng nên tiếc vàng bạc. Có vàng, việc gì cũng xong.
Chu Bá cũng tâu:
– Lời Hình-bộ thượng thư đúng. Thần xin bệ hạ trích trong số kho tàng lấy được tại thành Bạch-đế, hiện chưa dùng tới, giao cho cô mẫu với Đào vương phi, mang theo. Khi cần thì bỏ ra, hối lộ cho triều Hán. Thà ta mất chút ít vàng bạc, còn hơn mất tiền, mất của nuôi quân chinh chiến.
Tây-Vu tiên tử tâu:
– Bệ hạ truyền chỉ thần đi Trung-nguyên, thần xin lĩnh mạng. Có điều thần phải giả làm cung nữ Hán, mà không biết tiếng Hán sao cho tiện?
Tái-Kênh cười:
– Tiên-tử đừng lo. Mỗi cung nhà Hán có hàng trăm cung nữ. Ta sẽ nói với Tường-Qui truyền cho mọi người biết, ngươi được gửi từ Lĩnh-Nam sang phụ trách nấu ăn cho quí phi. Người không biết nói tiếng Hán càng tốt.
Bỗng Quách A vào tâu:
– Tâu bệ hạ, có biểu của Bắc-bình vương tấu trình:
Phương-Dung cầm lấy, đệ trình lên. Hoàng-đế đọc xong, đưa cho Phùng Vĩnh-Hoa. Phùng Vĩnh-Hoa mở ra đọc, vỏn vẹn có mấy chữ:
Khẩn cấp tấu trình. Đặng Vũ được triệu hồi về Lạc-dương. Mã Viện thay Đặng trấn thủ Nam-dương. Phía Thục, Thục đế lâm bệnh.
Phùng Vĩnh-Hoa tâu:
– Đặng Vũ được triệu hồi về kinh, càng có lợi cho Lĩnh-Nam. Vậy xin Đào vương phi lên đường gấp rút cho.
Phương-Dung truyền chọn ba con ngựa thực tốt, gói vàng, ngọc, giao cho Đào vương phi. Hôm sau bà cùng Tái-Kênh, Tây-vu tiên tử lên đường. Đoàn Thần-ưng hai mươi con bay trước, dọ thám.
Tái-Kênh, Đào vương phi đều kinh lịch nhiều. Chỉ có Tây-vu tiên tử, tuổi trên năm mươi, mà chưa rời khỏi Giao-chỉ bao giờ, nên cái gì đối với bà cũng lạ hết. Bà luôn thắc mắc.
Bốn ngày sau, đi vào địa phận Phiên-ngung. Đào-Kỳ đã được Thần ưng báo trước. Ông dẫn Hồ Đề, Vũ Trinh-Thục, Đào Nhất-Gia ra ngoài thành tiếp đón.
Đào vương-phi (Đinh-xuân-Hoa) thấy con út, mới hồi nào còn vòi ăn, khóc nhè. Bây giờ tước tới Bắc-bình vương, làm Đại tư-mã, thống lĩnh binh quyền Lĩnh-Nam. Bà mừng không kể xiết. Lê Ngọc-Trinh thấy Tái-Kênh vội quì xuống hành đại lễ:
– Đệ tử Lê Ngọc-Trinh, xin bái kiến sư nương. Kính chúc sư nương sống lâu trăm tuổi.
Tái-Kênh đỡ nàng dậy:
– Ông chồng ta dạy học trò hay thực. Trần Năng võ công cao hơn ta. Lê Ngọc-Trinh lĩnh ấn Chinh-thảo đại tướng quân. Oai thực. Còn Quỳnh-Hoa, Quế-Hoa đâu?
Đào Kỳ thưa:
– Quỳnh-Hoa, Quế-Hoa đóng quân cách đây hơn ba trăm dặm. Hai người đều lĩnh ấn Hổ-oai đại tướng quân, thống lĩnh đạo binh Nhật-nam. Vì vậy chưa về kịp.
Có tiếng nói vọng vào:
– Đào tam ca. Bọn em về đây.
Đào Kỳ chỉ Tái-Kênh:
– Đây là bà ngoại của hai em.
Quỳnh-Hoa, Quế-Hoa bị mồ côi cha mẹ từ sớm. Trước đến nay chỉ biết có ông ngoại. Nay thêm bà ngoại, thì mừng lắm. Hai bà nhảy đến ôm Tái-Kênh. Ba bà cháu lặng đi giờ lâu, không nói một lời. Tái-Kênh bưng mặt hai cháu lên nhìn. Bà tát yêu nói:
– Hai đứa này, giống mẹ nó như đúc. Võ công hai cháu học đến đâu rồi?
Hai nàng chưa kịp trả lời, Tái-Kênh vung chưởng đánh liền. Quế-Hoa kinh ngạc. Song thấy chưởng của bà ngoại mạnh quá, nàng vội vận khí ra Thủ tam dương kinh đỡ. Bình, người bà rung động, phải lùi đến ba bước để hoá giải. Tái-Kênh khen:
– Năm nay cháu mới hai mươi mốt tuổi, mà võ công đã đến trình độ này, thì khi bằng tuổi ta, công lực sẽ cao đến chỗ không biết đâu mà lường. Cháu hơn ta, hơn cả mẹ cháu.
Hai hàng lệ chảy xuống, bà than:
– Trước đây, ta không nghe lời ông cháu, cùng bố, mẹ cháu khởi binh. Kết quả thảm bại khôn cùng. Bây giờ, hai cháu lĩnh ấn đại tướng quân, đến nằm mơ ta cũng không thể ngờ tới.
Đào Kỳ truyền bày tiệc, giới thiệu các anh hùng với Đào vương phi và Tái-Kênh. Đào Nhất-Gia (Sún Lé) ngồi cạnh Tây-vu tiên tử, giảng cho bà những kinh nghiệm chỉ huy Thần-ưng, cùng chi tiết về triều đình nhà Hán.
Vũ Trinh-Thục nói với Đào vương phi:
– Hiện trong triều, tam công, tể tướng, cho đến Mã Vũ, Phùng Tuấn đều có cảm tình với Lĩnh-Nam. Tháng trước đây, nhân sinh nhật Hàn thái-hậu, sư huynh Trần Tự-Sơn, sư tỷ Hoàng Thiều-Hoa đều về Lạc-dương dự lễ. Cháu cho theo dõi, tìm tông tích Liêu-đông tứ ma, mà không thấy. Vậy sư bá cần phải đề phòng.
Đào vương phi chỉ ở lại Phiên-ngung có hai ngày, rồi lên đường. Đào Kỳ dặn bà không nên ghé bản dinh Phật-Nguyệt ở hồ Động-Đình, sợ lộ diện, cứ âm
Tác giả :
Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ