Cẩm Chướng Xanh Xin Đừng Tàn
Chương 4: Nợ… trả ân
Gặp nhau ở trường tập huấn, Chính Đông không nói bất cứ thứ gì cũng từ chối gặp tôi. Sau lần ấy, tôi cũng đến một vài lần khác nhưng chỉ nhận được người khác thông báo là em bận.
– Cậu ta giờ lại có chuyện gì vậy?
Tôi hỏi người trực ban. Có lẽ vì tôi đến rất nhiều lần mà không có kết quả nên anh ta nhìn tôi với vẻ mặt ái ngại.
– Cho phép tôi nói thẳng. Cậu ta dường như không muốn gặp anh.
– Tôi biết. Em trai tôi giận tôi với bố. Dù sao giữa chúng tôi cũng có hiểu lầm.
– Em trai anh? Tôi không biết điều đó đấy. Nhìn hai người không giống nhau mấy
Tôi thở dài. Tôi cũng phải nể phục mình vì đóng kịch quá giỏi. Tôi tranh thủ cảm tình của cậu ta. Dù sao con người cũng luôn có luôn có điểm yếu, dễ bị người khác lợi dụng. Cả tôi và Chính Đông đều như vậy.
Thực ra tôi nói cũng không sai. Tôi thật sự muốn trở thành anh trai của Chính Đông để bù đắp cho cậu ấy.
Kiếp trước cậu ấy đã tặng đôi mắt của mình cho vợ tôi. Tôi nợ Chính Đông hết lần này tới lần khác.
– Cậu có thể giúp tôi gặp Chính Đông không? Thằng nhóc này rất cứng đầu. Tôi sợ là chúng tôi nếu không nói chuyện ngay lúc này, thằng nhóc sẽ hiểu lầm tôi cả đời mất.
Người trực ban tỏ vẻ khó xử. Nhưng đứng trước vẻ bất lực của tôi, cậu ta có vẻ mềm lòng.
– Tôi cũng có anh trai. Thôi được rồi. Tôi sẽ giúp anh. Hi vọng hai người tự mình giải quyết.
– Cậu có thể nói với Chính Đông bố cậu ấy gặp chứ không phải là anh trai cậu ấy
Tôi hiểu con người của Chính Đông và biết chắc chắn Chính Đông sẽ tin lời. Tôi không cảm thấy mất mặt khi lừa Chính Đông, dù sao tôi chỉ quan tâm tới kết quả chứ không phải là quá trình.
Tôi rốt cuộc đã có thể gặp Chính Đông. Chính Đông gầy và đen đi, khác hẳn với những gì trong trí nhớ của tôi.
– Là thầy?
Trong mắt Chính Đông là những cảm xúc phức tạp. Tôi không biết nên gọi nó là gì? Em thất vọng vì bố không tới hay vẫn còn cảm thấy chút nào vui mừng khi gặp tôi. Dù sao tôi cũng là người em thích.
– Ừ, em ở đây có quen không?
– Cũng quen.
Chính Đông liếc mắt nhìn ra chỗ khác, em cào lên mái tóc đã cắt đúng 3 phân như quy định.
– Thầy tới gặp em có chuyện gì không?
Tôi thì có chuyện gì? Tôi chỉ muốn đối tốt với em nhưng tôi lại lo sợ mình “cố thành vụng”, khiến em hiểu lầm ý tôi. Tôi biết mình không nên cho em hi vọng. Dù sao, tôi cũng là người bình thường, không thể đáp lại tình cảm của em.
– Chính Đông, tiền này em cầm lấy. Mua chút gì đó để ăn.
Số tiền này thực chất là tiền của bố em. Tôi biết với một Đường Qúy giác coi trọng sĩ diện hơn mạng sống kia, thì ông ta thà bỏ mặc em tự sinh tự diệt chứ không chấp nhận một đứa con đồng tính luyến ái. – Tiền của bố tôi? Thầy khách khí rồi.
Em rụt tay về. Thái độ của em khiến tôi ngạc nhiên. Sao không thể ngạc nhiên cơ chứ. Chính Đông trong trí nhớ của tôi là người thích tôi đến vậy, có thể cả gan tới đại học của tôi để nói với mọi người tôi là bạn trai em, có thể không sợ gia đình mà công khai tình cảm đối với tôi. Chính Đông trong kiếp trước chỉ dừng lại ở hình ảnh em một mình chạy ra khỏi nhà tôi, Chính Đông ở trước vành móng ngựa không nhìn về phía tôi lấy một lần. Lúc này, em lại có thể nói bằng giọt lạnh lùng như thế.
Tôi bị bất ngờ tới mức chỉ biết đứng sững người.
– Nếu thầy không còn việc gì thì tôi đi.
– Đợi đã, Chính Đông. Rốt cuộc là sao?
Tôi kéo lấy tay em.
– Thầy bỏ ra. Thầy không sợ lây bệnh hay sao?
” Bệnh của cậu có dễ lây không đấy” – giọng nói từ đâu đó vang lên trong đầu tôi.
– Chính Đông, cho anh xin lỗi.
– Không cần. Dù sao tôi tự mình làm, tự mình chịu. Thầy đứng cách xa một chút. Tôi không biết bệnh này có lây hay không đâu?
” Cậu đứng cách xa tôi một chút. Cậu là đàn ông, tại sao lại đi thích đàn ông? Đầu óc cậu có vấn đề à? Tôi nghĩ cậu nên đi khám tâm lý”
Lời nói lại vang lên, cho dù tôi muốn chúng im lặng nhưng hoàn toàn không thể.
– Chính Đông.
Em bỏ đi. Người trực ban nói với tôi phải đi.
Có lẽ những lời nói của tôi trước kia đã làm tổn thương Chính Đông. Có lẽ ngay từ khi tôi xúc phạm em, khinh bỉ em đã khiến em hận tôi.
Nhưng tại sao kiếp trước em lại cứu vợ của tôi.
Tôi còn đến nơi tập huấn của Chính Đông vài lần nữa, nhưng em đều không đồng ý ra gặp.
Có những lúc tôi dường như đã muốn bỏ cuộc. Có lẽ tôi nên sống tiếp với cuộc sống thứ hai của mình mà mặc kệ tất cả những ân nợ trong quá khứ. Nhưng chỉ cần nhắm mắt, tôi lại như có thể nhìn thấy Chính Đông của kiếp trước. Ánh mắt của em lại trở thành đôi mắt của vợ tôi, em đi theo tôi và luôn nhắc tôi tại sao lại hại em.
Tôi không thể ngủ ngon nổi một giấc.
Vì thế tôi đành quyết định sẽ bước tới gần em nếu em không chịu gặp tôi, không chịu nhận sự giúp đỡ của tôi.
Ngày Chính Đông nhìn thấy tôi tham gia quân ngũ, em rất sửng sốt. Không chỉ em, mà cả chính tôi cũng không tin mình lại ở đây. Đời trước, tôi ra nước ngoài du học tời bằng thạc sĩ mới trở về. Lúc đó tôi được các công ty luật săn đón, rất nhanh kiếm được việc làm và bắt đầu với những vụ kiện nhỏ. Tôi không quan tâm Chính Đông ở đâu, tôi hoàn toàn không quan tâm cái người tôi từng khinh bỉ, chê giễu.
– Tại sao anh lại ở đây?
Tôi đắc ý vì em không gọi tôi là thầy nữa. Xem ra, hi sinh của tôi cũng không tệ chút nào. – Sao vậy nhóc? Hết giận thầy rồi à?
– Tôi không có
Chúng tôi được ở cùng trung đội nhưng lại được phân ở những tiểu đội khác nhau. Tôi nghĩ như vậy đã là thật tốt rồi. Ngày đầu tiên, tập luyện mệt đến nỗi ăn uống không ngon, chân tay nặng trình trịch không thể nhấc lên nổi, tôi chưa gặp được Chính Đông lần nào.
Ngày thứ hai, vẫn tiếp diễn như thế, chạy tới 30 chục vòng ngoài sân vào lúc 4 giờ sáng, lại tập vượt chướng ngại vật, tập võ, tập tháo lắp súng đã rút hết sức lực của tôi. Bình thường tôi ăn rất nhiều, có bao nhiêu cũng không đủ. Nhưng vào quân ngũ, tôi chỉ ăn được lưng nửa bát cơm.
Qủa nhiên, một buổi sáng, tôi mệt tới mức lả người đi.
– Thầy yếu như vậy còn đi nhập ngũ sao?
Giọng nói của Chính Đông ở đầu giường. Trong ánh sáng của mặt trời len qua ô cửa sổ phòng y tế, rọi vào nửa khuôn mặt của em, vầng trán cao, lông mi dài, mũi sọc dừa, đôi môi dày, và đường nét mang 6 phần mềm mại và 4 phần đàn ông của em. Em lúc này giống như em của kiếp trước, nhưng nơi em đứng là vành móng ngựa, và kiếp trước em khắc trong tim tôi vừa là tự trách, vừa là thương xót.
Nghe Chính Đông chê tôi yếu, tôi chống tay ngồi dậy, dùng mu bàn tay cốc nhẹ lên mái tóc húi cua ngắn ngủn của em.
– Là ai yếu? Tôi khỏe mạnh như vậy, còn xem ai là người hay đau ốm kia kìa.
Lời vừa thốt lên, tôi mới nhận ra mình lỡ lời. Kiếp trước, kí ức của chúng tôi chỉ dừng lại ở lúc em 18 tuổi, để lại cho em những lời lẽ lăng mạ xỉ nhục, và mấy chục năm sau là chính tay tôi đẩy em vào ngục giam tối. Những gì sau này tôi chỉ có thể nghe từ vợ cũ của em. Cô ấy luôn hối hận. Cô ấy nói em rất hay ốm, nhưng mỗi lần ốm là lại không bao giờ nói với ai, toàn âm thầm chịu đựng một mình. Cô ấy nói, có lần em bị đau bao tử, nếu không phải cô ấy để quên đồ ở nhà mới trông thấy thì có lẽ em đã không qua được rồi.
Chính Đông không để ý tới câu lỡ lời của tôi. Em hơi tránh né khi tay tôi chạm vào người em.
– Tôi chỉ tới xem thầy chết chưa? Dù không biết mục đích của thầy ở đây là gì?
Tôi nhìn vào mắt của Chính Đông. Em dù không muốn tôi nhìn thấy nhưng tôi vẫn bắt được ánh mắt bất an và u buồn của em.
Qủa nhiên, em đưa cho tôi một cái bánh bao nhân thịt và một cặp ***g cháo vẫn còn nóng:
– Thầy không muốn chết ở đây thì ăn nhiều vào.
Chúng tôi không giống nhau. Chính Đông là bị bố bắt vào còn tôi là tự nguyện bước vào. Cả đời Chính Đông đều như vậy, luôn mong chờ sự quan tâm của bố. Ngay cả khi em bị người ta áp giải qua cánh cửa, em vẫn đưa mắt nhìn về chỗ ngồi của người thân trống vắng.
Tôi nhớ ánh mắt em lúc đó rất u buồn và thất vọng.
Tôi đã ăn nhiều hơn, cũng quen với cường độ tập luyện hay việc bị gọi tập trung bất cứ lúc nào trong đêm. Khi đã quen với cuộc sống trong quân ngũ, tôi cũng kết bạn với nhiều chiến sĩ. Tôi và Chính Đông cũng có những khi gặp nhau.
Chính Đông trong quân ngũ khác hẳn với Chính Đông ngoài đời, hay vì tôi chưa hiểu hết con người của em.
Những buổi tập luyện, Chính Đông luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, cho dù có khó khăn tới đâu. Trong đội, em được xem là yếu nhất, thường xuyên bị bỏ xa. Nhưng nếu không chạy đủ số vòng quy định trong buổi sáng, em sẽ vẫn cứ chạy tiếp sao cho bằng đủ trong khi cả đội tới phòng tập trung để ăn sáng. Vì thế Chính Đông là người luôn bị nhịn bữa sáng cho tới trưa mặc dù em luôn bảo tôi ăn thật nhiều.
Ở quân ngũ, tôi nghe nhiều người bảo em là công tử nhà giàu, quen được chiều chuộng. Nhưng tôi biết không phải vậy. Cuộc sống của Chính Đông có thể được chu cấp đầy đủ về mặt vật chất, nhưng em thiếu tình thương của gia đình.
Một hôm tập lên xà, mỗi người trong chúng tôi phải dùng tay để băng qua một đoạn đường dài. Tay chúng tôi phải bám chặt vào vòng tròn và đu mình từ vòng này sang vòng khác. Cánh tay phải chống đỡ toàn bộ trọng lực của cơ thể.
Tôi qua được mặc dù có đôi chút chật vật.
Chính Đông hơi lưỡng lự, ánh mắt của bọn người trong đội không mấy hài lòng. Em thở thật sâu và dùng sức bật người lên, bám tay vào vòng tròn. Đu được giữa đoạn đường, em hơi nhìn xuống. Cơ thể của Chính Đông chới với nghiêng ngả. Tôi thấy mặt của em tái đi. Khi mọi người đều nghĩ, em sẽ bỏ cuộc. Nhưng Chính Đông vẫn bám chặt vào vòng tròn, em xin được tiếp tục.
Đó là lần đầu tiên, đồng đội nhìn Chính Đông bằng con mắt khác. Còn tôi, tôi chỉ thấy khuôn mặt tái đi của em, ánh mắt đau đớn và giận dữ, và sau đó là lòng bàn tay bị cứa đỏ.
Em giống như trước đây, một Chính Đông không để ý tới vết thương của chính mình.
10 giờ tối, tôi lén chạy sang phòng của Chính Đông, đưa cho em một lọ thuốc mỡ chống sưng. Tôi chắc chắn em sẽ chẳng chịu băng bó gì cho vết thương của mình.
Chính Đông hơi ngạc nhiên khi thấy tôi xuất hiện, nhưng em định lờ như không thấy. Tôi kéo em và gắt lên:
– Chính Đông, rốt cuộc em định giận tôi tới bao giờ. Những lời tôi nói ngày hôm đó tôi xin rút lại. Là tôi sai.
– Không vì chuyện đó.
– Vậy rốt cuộc là vì chuyện gì?
Trong lúc chúng tôi to tiếng, chỉ huy đi kiểm tra, tôi kéo Chính Đông vào một lùm cây gần đó và bịt miệng cậu lại. Cả hai chúng tôi đều nín thở.
Chỉ huy dừng lại ở đó rất lâu, chúng tôi đều tưởng bản thân đã bị phát hiện. Nói thật, tôi lúc đó đều không biết rằng khoảng cách giữa Chính Đông và mình rất gần, thậm chí chúng tôi còn có thể lắng nghe tiếng hơi thở của nhau. Nếu là con gái, tôi sẽ rất bối rối. Nhưng nếu là đàn ông với nhau, tôi sẽ chỉ thấy chuyện này có chút quái dị, có chút buồn cười. Lúc đó, trong tâm trí tôi đều nghĩ rằng Chính Đông là đàn ông mà không hề nhớ ra việc chúng tôi không giống nhau.
Chính Đông im lặng. Tôi mải nghe ngóng nên không nhận ra tiếng tim đập hơi nhanh của em.
Lúc sau, chỉ huy đi khỏi. Chúng tôi đều thở phào. Tôi nhìn vết thương trên tay em, kéo bàn tay em lại, thật cẩn thận bôi thuốc và băng bó.
– Sao không cẩn thận một chút.
Tôi khẽ trách.
Lúc Chính Đông định nói gì đó thì chúng tôi có lệnh tập trung bất ngờ. Các căn phòng đều bật sáng đèn, tiếng mọi người nhanh nhẹn hô nhau mặc quần áo, kiểm tra quân trang. Tiếng bước chân chạy xuống cầu thang và ra sân tập trung. Tất nhiên, Chính Đông và tôi chẳng thể tới kịp. Chúng tôi bị chỉ huy khiển trách và phạt chạy chục vòng quanh sân.
Tối đó, chạy tới sáng mới được trở về phòng nằm ngủ. Ngày hôm đó, Chính Đông gọi tôi là anh, và bắt đầu mở lòng với tôi lần nữa.
Quan hệ của chúng tôi được cải thiện nhưng cũng dần dần bước vào ranh giới nguy hiểm mà ngay cả chính chúng tôi cũng đều không nhận ra.
– Cậu ta giờ lại có chuyện gì vậy?
Tôi hỏi người trực ban. Có lẽ vì tôi đến rất nhiều lần mà không có kết quả nên anh ta nhìn tôi với vẻ mặt ái ngại.
– Cho phép tôi nói thẳng. Cậu ta dường như không muốn gặp anh.
– Tôi biết. Em trai tôi giận tôi với bố. Dù sao giữa chúng tôi cũng có hiểu lầm.
– Em trai anh? Tôi không biết điều đó đấy. Nhìn hai người không giống nhau mấy
Tôi thở dài. Tôi cũng phải nể phục mình vì đóng kịch quá giỏi. Tôi tranh thủ cảm tình của cậu ta. Dù sao con người cũng luôn có luôn có điểm yếu, dễ bị người khác lợi dụng. Cả tôi và Chính Đông đều như vậy.
Thực ra tôi nói cũng không sai. Tôi thật sự muốn trở thành anh trai của Chính Đông để bù đắp cho cậu ấy.
Kiếp trước cậu ấy đã tặng đôi mắt của mình cho vợ tôi. Tôi nợ Chính Đông hết lần này tới lần khác.
– Cậu có thể giúp tôi gặp Chính Đông không? Thằng nhóc này rất cứng đầu. Tôi sợ là chúng tôi nếu không nói chuyện ngay lúc này, thằng nhóc sẽ hiểu lầm tôi cả đời mất.
Người trực ban tỏ vẻ khó xử. Nhưng đứng trước vẻ bất lực của tôi, cậu ta có vẻ mềm lòng.
– Tôi cũng có anh trai. Thôi được rồi. Tôi sẽ giúp anh. Hi vọng hai người tự mình giải quyết.
– Cậu có thể nói với Chính Đông bố cậu ấy gặp chứ không phải là anh trai cậu ấy
Tôi hiểu con người của Chính Đông và biết chắc chắn Chính Đông sẽ tin lời. Tôi không cảm thấy mất mặt khi lừa Chính Đông, dù sao tôi chỉ quan tâm tới kết quả chứ không phải là quá trình.
Tôi rốt cuộc đã có thể gặp Chính Đông. Chính Đông gầy và đen đi, khác hẳn với những gì trong trí nhớ của tôi.
– Là thầy?
Trong mắt Chính Đông là những cảm xúc phức tạp. Tôi không biết nên gọi nó là gì? Em thất vọng vì bố không tới hay vẫn còn cảm thấy chút nào vui mừng khi gặp tôi. Dù sao tôi cũng là người em thích.
– Ừ, em ở đây có quen không?
– Cũng quen.
Chính Đông liếc mắt nhìn ra chỗ khác, em cào lên mái tóc đã cắt đúng 3 phân như quy định.
– Thầy tới gặp em có chuyện gì không?
Tôi thì có chuyện gì? Tôi chỉ muốn đối tốt với em nhưng tôi lại lo sợ mình “cố thành vụng”, khiến em hiểu lầm ý tôi. Tôi biết mình không nên cho em hi vọng. Dù sao, tôi cũng là người bình thường, không thể đáp lại tình cảm của em.
– Chính Đông, tiền này em cầm lấy. Mua chút gì đó để ăn.
Số tiền này thực chất là tiền của bố em. Tôi biết với một Đường Qúy giác coi trọng sĩ diện hơn mạng sống kia, thì ông ta thà bỏ mặc em tự sinh tự diệt chứ không chấp nhận một đứa con đồng tính luyến ái. – Tiền của bố tôi? Thầy khách khí rồi.
Em rụt tay về. Thái độ của em khiến tôi ngạc nhiên. Sao không thể ngạc nhiên cơ chứ. Chính Đông trong trí nhớ của tôi là người thích tôi đến vậy, có thể cả gan tới đại học của tôi để nói với mọi người tôi là bạn trai em, có thể không sợ gia đình mà công khai tình cảm đối với tôi. Chính Đông trong kiếp trước chỉ dừng lại ở hình ảnh em một mình chạy ra khỏi nhà tôi, Chính Đông ở trước vành móng ngựa không nhìn về phía tôi lấy một lần. Lúc này, em lại có thể nói bằng giọt lạnh lùng như thế.
Tôi bị bất ngờ tới mức chỉ biết đứng sững người.
– Nếu thầy không còn việc gì thì tôi đi.
– Đợi đã, Chính Đông. Rốt cuộc là sao?
Tôi kéo lấy tay em.
– Thầy bỏ ra. Thầy không sợ lây bệnh hay sao?
” Bệnh của cậu có dễ lây không đấy” – giọng nói từ đâu đó vang lên trong đầu tôi.
– Chính Đông, cho anh xin lỗi.
– Không cần. Dù sao tôi tự mình làm, tự mình chịu. Thầy đứng cách xa một chút. Tôi không biết bệnh này có lây hay không đâu?
” Cậu đứng cách xa tôi một chút. Cậu là đàn ông, tại sao lại đi thích đàn ông? Đầu óc cậu có vấn đề à? Tôi nghĩ cậu nên đi khám tâm lý”
Lời nói lại vang lên, cho dù tôi muốn chúng im lặng nhưng hoàn toàn không thể.
– Chính Đông.
Em bỏ đi. Người trực ban nói với tôi phải đi.
Có lẽ những lời nói của tôi trước kia đã làm tổn thương Chính Đông. Có lẽ ngay từ khi tôi xúc phạm em, khinh bỉ em đã khiến em hận tôi.
Nhưng tại sao kiếp trước em lại cứu vợ của tôi.
Tôi còn đến nơi tập huấn của Chính Đông vài lần nữa, nhưng em đều không đồng ý ra gặp.
Có những lúc tôi dường như đã muốn bỏ cuộc. Có lẽ tôi nên sống tiếp với cuộc sống thứ hai của mình mà mặc kệ tất cả những ân nợ trong quá khứ. Nhưng chỉ cần nhắm mắt, tôi lại như có thể nhìn thấy Chính Đông của kiếp trước. Ánh mắt của em lại trở thành đôi mắt của vợ tôi, em đi theo tôi và luôn nhắc tôi tại sao lại hại em.
Tôi không thể ngủ ngon nổi một giấc.
Vì thế tôi đành quyết định sẽ bước tới gần em nếu em không chịu gặp tôi, không chịu nhận sự giúp đỡ của tôi.
Ngày Chính Đông nhìn thấy tôi tham gia quân ngũ, em rất sửng sốt. Không chỉ em, mà cả chính tôi cũng không tin mình lại ở đây. Đời trước, tôi ra nước ngoài du học tời bằng thạc sĩ mới trở về. Lúc đó tôi được các công ty luật săn đón, rất nhanh kiếm được việc làm và bắt đầu với những vụ kiện nhỏ. Tôi không quan tâm Chính Đông ở đâu, tôi hoàn toàn không quan tâm cái người tôi từng khinh bỉ, chê giễu.
– Tại sao anh lại ở đây?
Tôi đắc ý vì em không gọi tôi là thầy nữa. Xem ra, hi sinh của tôi cũng không tệ chút nào. – Sao vậy nhóc? Hết giận thầy rồi à?
– Tôi không có
Chúng tôi được ở cùng trung đội nhưng lại được phân ở những tiểu đội khác nhau. Tôi nghĩ như vậy đã là thật tốt rồi. Ngày đầu tiên, tập luyện mệt đến nỗi ăn uống không ngon, chân tay nặng trình trịch không thể nhấc lên nổi, tôi chưa gặp được Chính Đông lần nào.
Ngày thứ hai, vẫn tiếp diễn như thế, chạy tới 30 chục vòng ngoài sân vào lúc 4 giờ sáng, lại tập vượt chướng ngại vật, tập võ, tập tháo lắp súng đã rút hết sức lực của tôi. Bình thường tôi ăn rất nhiều, có bao nhiêu cũng không đủ. Nhưng vào quân ngũ, tôi chỉ ăn được lưng nửa bát cơm.
Qủa nhiên, một buổi sáng, tôi mệt tới mức lả người đi.
– Thầy yếu như vậy còn đi nhập ngũ sao?
Giọng nói của Chính Đông ở đầu giường. Trong ánh sáng của mặt trời len qua ô cửa sổ phòng y tế, rọi vào nửa khuôn mặt của em, vầng trán cao, lông mi dài, mũi sọc dừa, đôi môi dày, và đường nét mang 6 phần mềm mại và 4 phần đàn ông của em. Em lúc này giống như em của kiếp trước, nhưng nơi em đứng là vành móng ngựa, và kiếp trước em khắc trong tim tôi vừa là tự trách, vừa là thương xót.
Nghe Chính Đông chê tôi yếu, tôi chống tay ngồi dậy, dùng mu bàn tay cốc nhẹ lên mái tóc húi cua ngắn ngủn của em.
– Là ai yếu? Tôi khỏe mạnh như vậy, còn xem ai là người hay đau ốm kia kìa.
Lời vừa thốt lên, tôi mới nhận ra mình lỡ lời. Kiếp trước, kí ức của chúng tôi chỉ dừng lại ở lúc em 18 tuổi, để lại cho em những lời lẽ lăng mạ xỉ nhục, và mấy chục năm sau là chính tay tôi đẩy em vào ngục giam tối. Những gì sau này tôi chỉ có thể nghe từ vợ cũ của em. Cô ấy luôn hối hận. Cô ấy nói em rất hay ốm, nhưng mỗi lần ốm là lại không bao giờ nói với ai, toàn âm thầm chịu đựng một mình. Cô ấy nói, có lần em bị đau bao tử, nếu không phải cô ấy để quên đồ ở nhà mới trông thấy thì có lẽ em đã không qua được rồi.
Chính Đông không để ý tới câu lỡ lời của tôi. Em hơi tránh né khi tay tôi chạm vào người em.
– Tôi chỉ tới xem thầy chết chưa? Dù không biết mục đích của thầy ở đây là gì?
Tôi nhìn vào mắt của Chính Đông. Em dù không muốn tôi nhìn thấy nhưng tôi vẫn bắt được ánh mắt bất an và u buồn của em.
Qủa nhiên, em đưa cho tôi một cái bánh bao nhân thịt và một cặp ***g cháo vẫn còn nóng:
– Thầy không muốn chết ở đây thì ăn nhiều vào.
Chúng tôi không giống nhau. Chính Đông là bị bố bắt vào còn tôi là tự nguyện bước vào. Cả đời Chính Đông đều như vậy, luôn mong chờ sự quan tâm của bố. Ngay cả khi em bị người ta áp giải qua cánh cửa, em vẫn đưa mắt nhìn về chỗ ngồi của người thân trống vắng.
Tôi nhớ ánh mắt em lúc đó rất u buồn và thất vọng.
Tôi đã ăn nhiều hơn, cũng quen với cường độ tập luyện hay việc bị gọi tập trung bất cứ lúc nào trong đêm. Khi đã quen với cuộc sống trong quân ngũ, tôi cũng kết bạn với nhiều chiến sĩ. Tôi và Chính Đông cũng có những khi gặp nhau.
Chính Đông trong quân ngũ khác hẳn với Chính Đông ngoài đời, hay vì tôi chưa hiểu hết con người của em.
Những buổi tập luyện, Chính Đông luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, cho dù có khó khăn tới đâu. Trong đội, em được xem là yếu nhất, thường xuyên bị bỏ xa. Nhưng nếu không chạy đủ số vòng quy định trong buổi sáng, em sẽ vẫn cứ chạy tiếp sao cho bằng đủ trong khi cả đội tới phòng tập trung để ăn sáng. Vì thế Chính Đông là người luôn bị nhịn bữa sáng cho tới trưa mặc dù em luôn bảo tôi ăn thật nhiều.
Ở quân ngũ, tôi nghe nhiều người bảo em là công tử nhà giàu, quen được chiều chuộng. Nhưng tôi biết không phải vậy. Cuộc sống của Chính Đông có thể được chu cấp đầy đủ về mặt vật chất, nhưng em thiếu tình thương của gia đình.
Một hôm tập lên xà, mỗi người trong chúng tôi phải dùng tay để băng qua một đoạn đường dài. Tay chúng tôi phải bám chặt vào vòng tròn và đu mình từ vòng này sang vòng khác. Cánh tay phải chống đỡ toàn bộ trọng lực của cơ thể.
Tôi qua được mặc dù có đôi chút chật vật.
Chính Đông hơi lưỡng lự, ánh mắt của bọn người trong đội không mấy hài lòng. Em thở thật sâu và dùng sức bật người lên, bám tay vào vòng tròn. Đu được giữa đoạn đường, em hơi nhìn xuống. Cơ thể của Chính Đông chới với nghiêng ngả. Tôi thấy mặt của em tái đi. Khi mọi người đều nghĩ, em sẽ bỏ cuộc. Nhưng Chính Đông vẫn bám chặt vào vòng tròn, em xin được tiếp tục.
Đó là lần đầu tiên, đồng đội nhìn Chính Đông bằng con mắt khác. Còn tôi, tôi chỉ thấy khuôn mặt tái đi của em, ánh mắt đau đớn và giận dữ, và sau đó là lòng bàn tay bị cứa đỏ.
Em giống như trước đây, một Chính Đông không để ý tới vết thương của chính mình.
10 giờ tối, tôi lén chạy sang phòng của Chính Đông, đưa cho em một lọ thuốc mỡ chống sưng. Tôi chắc chắn em sẽ chẳng chịu băng bó gì cho vết thương của mình.
Chính Đông hơi ngạc nhiên khi thấy tôi xuất hiện, nhưng em định lờ như không thấy. Tôi kéo em và gắt lên:
– Chính Đông, rốt cuộc em định giận tôi tới bao giờ. Những lời tôi nói ngày hôm đó tôi xin rút lại. Là tôi sai.
– Không vì chuyện đó.
– Vậy rốt cuộc là vì chuyện gì?
Trong lúc chúng tôi to tiếng, chỉ huy đi kiểm tra, tôi kéo Chính Đông vào một lùm cây gần đó và bịt miệng cậu lại. Cả hai chúng tôi đều nín thở.
Chỉ huy dừng lại ở đó rất lâu, chúng tôi đều tưởng bản thân đã bị phát hiện. Nói thật, tôi lúc đó đều không biết rằng khoảng cách giữa Chính Đông và mình rất gần, thậm chí chúng tôi còn có thể lắng nghe tiếng hơi thở của nhau. Nếu là con gái, tôi sẽ rất bối rối. Nhưng nếu là đàn ông với nhau, tôi sẽ chỉ thấy chuyện này có chút quái dị, có chút buồn cười. Lúc đó, trong tâm trí tôi đều nghĩ rằng Chính Đông là đàn ông mà không hề nhớ ra việc chúng tôi không giống nhau.
Chính Đông im lặng. Tôi mải nghe ngóng nên không nhận ra tiếng tim đập hơi nhanh của em.
Lúc sau, chỉ huy đi khỏi. Chúng tôi đều thở phào. Tôi nhìn vết thương trên tay em, kéo bàn tay em lại, thật cẩn thận bôi thuốc và băng bó.
– Sao không cẩn thận một chút.
Tôi khẽ trách.
Lúc Chính Đông định nói gì đó thì chúng tôi có lệnh tập trung bất ngờ. Các căn phòng đều bật sáng đèn, tiếng mọi người nhanh nhẹn hô nhau mặc quần áo, kiểm tra quân trang. Tiếng bước chân chạy xuống cầu thang và ra sân tập trung. Tất nhiên, Chính Đông và tôi chẳng thể tới kịp. Chúng tôi bị chỉ huy khiển trách và phạt chạy chục vòng quanh sân.
Tối đó, chạy tới sáng mới được trở về phòng nằm ngủ. Ngày hôm đó, Chính Đông gọi tôi là anh, và bắt đầu mở lòng với tôi lần nữa.
Quan hệ của chúng tôi được cải thiện nhưng cũng dần dần bước vào ranh giới nguy hiểm mà ngay cả chính chúng tôi cũng đều không nhận ra.
Tác giả :
Nga Panna