Ca Tẫn Đào Hoa
Quyển 4 - Chương 78: Ngoại truyện nhật ký hàng ngày
Mùng ba tháng hai, trời trong.
Mưa suốt một tuần, hôm nay cuối cùng cũng nhìn thấy mặt trời, tuy vẫn còn mềm oặt như bọt biển ngâm nước. Hoa đào phía sau cung lại giống như được niệm chú, nở rộ chỉ sau một đêm. Phấn hồng, tuyết trắng, nhẹ nhàng yếu đuối bao trùm đầu cành.
Khi đang ăn sáng, Đại Bảo dùng tiếng nói non nớt của mình nỗ lực diễn tả rằng hoa hoa bên ngoài rất đẹp, ngồi trên ghế mà cái mông lắc liên tục, giống như bên dưới có lửa đốt. Nhị Bảo tuy chưa biết nói nhưng đã có thể i i a a giúp vui. Vì vậy, sau khi cha bọn trẻ lên triều trở về, mình dẫn chúng tới hậu viện ngắm hoa.
Đại Bảo chân vừa chạm đất đã bỏ chạy mất dạng, các ma ma vội vàng đuổi theo.
Đứa trẻ ba tuổi, không biết con cái nhà nào đầu thai, tay chân còn nhanh nhẹn hơn thỏ, có khi có thể bồi dưỡng thành kiện tướng điền kinh cũng nên. Cha bọn trẻ thấy vậy cho một cái ôm an ủi, nói một thân võ công của mình cuối cùng cũng có người thừa kế, đang lên kế hoạch bồi dưỡng con gái trở thành võ lâm cao thủ một thời. Có điều, chàng có rất nhiều huyễn tưởng đối với tương lai của bọn trẻ, nhưng không được mấy cái có tính hiện thực, mình cũng mặc kệ chàng.
Nhị Bảo còn chưa biết đi, đành phải ngoan ngoãn ngồi trên đầu gối của mình, nhìn chị gái đầy hâm mộ. Tính cách của đứa bé này trầm lặng, chữ tò mò viết rành rành trong mắt, nhưng vẫn cẩn thận quan sát, không dễ dàng mở miệng, đói bụng, buồn giải quyết cũng chỉ kêu lên, không thích khóc. Cha thằng bé cũng vì thế mà vô cùng tự hào, nói đứa bé này trí tuệ trầm ổn giống chàng khi còn nhỏ, chẳng thèm ngẫm lại xem con trai mới tám tháng tuổi, trầm ổn con khỉ.
Đại Bảo chạy như điên trong rừng chán rồi, hái được một cành đào, trở lại bên cạnh mình, cầm hoa đùa với em trai. Đối với con bé, Nhị Bảo chính là một món đồ chơi lớn biết cử động, con bé thích thú vô cùng. Chị gái đang học nói, nói ngọng nói nghịu, lại bị gã cha già không đứng đắn của con bé dạy hư, lời nói ra thường khiến người ta cười ngất.
Đại Bảo: “Mẹ, đệ đệ.”
Mình: “Đúng, đệ đệ. Đại Bảo hái hoa cho đệ đệ à?”
Đại Bảo: “Đệ đệ, hoa, đẹp.”
Mình: “Đúng, hoa đẹp.”
Nhị Bảo vươn tay bắt hoa, Đại Bảo đưa hoa cho thằng bé, sau đó vươn bàn tay nhem nhuốc, ôm lấy cái đầu của Nhị Bảo, hôn bẹp một cái lên trán thằng bé.
“Đệ đệ ngon.”
Mình cười ha ha: “Đệ đệ không phải kẹo.”
Đại Bảo nghiêng đầu suy nghĩ một chút, có điều nha đầu này không thuộc trường phái thích suy nghĩ, nghĩ chưa được bao lâu đã không thèm nghĩ nữa, lập tức xoay người chạy mất.
Nhị Bảo ngồi trên chân mình quơ quơ chân nhỏ, mình liền ôm thằng bé đi dạo trong rừng một lát. Đứa bé này thừa kế cặp mắt to đen láy của cha, liên tục chuyển động nhìn ngó khắp nơi, thân thể nhỏ cũng ngó ngoáy như sâu.
Trẻ con lớn lên thật nhanh, hôm qua còn giống con khỉ nhỏ nằm trong lòng mình, không bao lâu sau đã có thể chạy theo chị gái khắp nơi.
Hoa đào trong cung hàng năm nở, bọn trẻ hàng năm lớn lên, chúng mình hàng năm già đi. Có một ngày sẽ giống như những cánh hoa, hóa thân vào bùn đất.
Mùng bảy tháng tư, đẹp trời.
Thời tiết tốt, cả nhà ra ngoài đạp thanh.
Bích Lạc hồ phía Tây thành luôn luôn là địa điểm dạo chơi ngoại thành mà chúng mình lựa chọn. Có điều hiện giờ tiết trời còn hơi lạnh, Đại Bảo lại hiếu động, mình và cha bọn trẻ đều phủ quyết đề nghị du hồ, đổi thành ăn cơm dã ngoại trên sườn núi.
Nhị Bảo đã ba tuổi rồi, tuy cũng hiếu động nhưng so với chị gái, thằng bé yên tĩnh hơn không chỉ một chút thôi đâu.
Chúng mình yên vị trên bãi cỏ, một miếng bánh còn chưa ăn xong, Đại Bảo đã bẻ gãy bốn cái cây nhỏ, đá bay sáu cục đá, bắt được ba con bướm, sau đó hùng dũng oai vệ, khí phách đầy mình nói muốn trèo cây.
Cha bọn trẻ nói với mình: “Chi bằng nàng đi giám sát con bé đi. Chạy theo con bé nửa tháng, mỡ thừa trên bụng nàng nhất định có thể tiêu hết.”
Mình tức giận không để đâu cho hết, gặm vài cái trên cánh tay chàng.
Phụ nữ chính là thiệt thòi như vậy so với bọn đàn ông. Phụ nữ sinh con rồi, có mấy người vóc dáng không biến dạng, chỉ béo hơn vài cân như mình đã là tốt lắm rồi. Còn đàn ông ấy à, giữ dáng dễ hơn nhiều. Nay khi chàng cởi quần áo, cơ ngực cơ bụng không thiếu khối nào, cánh tay đầy sức mạnh. Thật là, thành thân đã nhiều năm lắm rồi, mỗi lần đi ngủ thấy chàng cởi quần áo vẫn còn đỏ mặt, tim đập.
Tưởng tượng xa quá rồi, khụ.
Vú nuôi và các cung nữ mồ hôi nhễ nhại mới túm được Đại Bảo trở về.
Mình đút cơm cho con bé, rồi kể chuyện cổ tích công chúa Bạch Tuyết cho con bé nghe. Con nhóc kia xả hết sức lực dư thừa ra rồi, cuối cùng cũng ngả đầu ngủ.
Nhị Bảo bi bô tập nói, cũng muốn đọc sách. Có điều, thằng bé đọc sách, nhìn thấy một tờ là xé một tờ.
Cha thằng bé lại nói: “Thôi xong, thôi xong rồi. Tiêu gia chúng ta tuy xuất thân từ trên lưng ngựa, nhưng thằng nhóc này rõ ràng có thù oán với sách vở mà. Chúng ta sẽ không dạy ra một đứa con dốt đặc cán mai đấy chứ.”
Mình nói: “Chàng lo lắng sớm quá rồi đấy. Tuổi này làm gì có đứa trẻ nào không thích xé sách chơi.”
“Nhưng Đại Bảo làm gì có như vậy.”
“Đó là vì con bé nhìn thấy sách lập tức đá sang một bên. Chàng lo lắng Nhị Nhị không thích đọc sách, chi bằng lo cho Nhất Nhất còn thực tế hơn.”
Nói chung, sau khi hai đứa trẻ đều đã ngủ. Chúng mình ném bọn trẻ cho vú nuôi. Cha bọn trẻ và mình nắm tay nhau tản bộ ven hồ một lúc.
Gió nhè nhẹ thổi qua, chúng mình đều nghĩ về thời tuổi trẻ đã qua.
Hai mươi lăm tháng năm, ngày mưa.
Vào hè, mưa thật là lớn, sinh nhật một tuổi của Nhị Bảo cũng sắp tới rồi.
Đại Bảo hơn tám tháng đã có thể bước đi, tới lượt Nhị Bảo bây giờ, tuy có thể đi vài bước nhưng vẫn không dám buông tay ngưới lớn ra. Cha thằng bé vì thế mà luôn than thở, nói con trai mình sao lại có lá gan nhỏ như vậy.
Thật ra mình cảm thấy như vậy cũng không có gì to tát. Đứa bé này như vậy có thể thấy được tính cách rất cẩn thận. Tuy không biết tương lai thằng bé có năng lực trở thành người thừa kế của cha hay không, nhưng chỉ cần phần cẩn thận trầm ổn này đã rất thích hợp để trở thành một quân vương gìn giữ đất nước rồi. Bất cẩn, tùy hứng như cha và chị gái của thằng bé mới cần quan tâm thì có.
Buổi chiều, sư huynh Tiểu Trình tiến cung tìm mình, nói ra một chuyện khiến mình vô cùng khiếp sợ, chính là huynh ấy sắp thành hôn.
Ai nha! Đúng là việc vui mà!
Độc thân nhiều năm như vậy, mình còn tưởng huynh ấy định độc thân cả đời ấy chứ, cuối cùng huynh ấy cũng chịu lấy vợ rồi. Mình nghĩ sư phụ trên trời có linh nhất định cũng vui vẻ vô cùng.
Buổi tối, mình kể chuyện này cho cha bọn trẻ nghe. Hai chúng mình thương lượng muốn tặng sư huynh một chỗ ở ở kinh thành. Huynh ấy sắp thành thân rồi mà vẫn còn ở trong ký túc xá của y cục thì thật kỳ quái.
Mùng ba tháng sáu, mưa như trút nước.
Mình gặp được vợ chưa cưới của Tiểu Trình.
Chuyện này…
Mình luôn nghĩ sư huynh chính là một tên OTAKU.
Có điều tên OTAKU này lại có thể bắt cóc công chúa Bắc Liêu về nhà.
Còn nữa, một công chúa lá ngọc cành vàng, có nhất định phải học Hoàng Dung, giả nam trang đuổi theo đàn ông vạn dặm như vậy không?
Vì sao phương pháp trao đổi tình cảm của hai người lại bạo lực như vậy? Vì sao phải trói lại?
Này! S cũng được, M cũng tốt, một người hiện đại như tôi không ngại. Nhưng hai người có thể nể mặt thiếu niên nhi đồng ở đây không, vô liêm sỉ nha!
Buổi tối kể chuyện này với cha bọn trẻ. Ông chồng nhà mình nói đánh là thân, mắng là yêu ấy mà.
Mùng năm tháng sáu, trời âm u.
Khi nhìn thấy Đại Bảo trói con búp bê lại, cha bọn trẻ, người đề xướng đánh là thân mắng là yêu, cũng trói hai vợ chồng Tiểu Trình lại, ném lên xe gọi binh sĩ áp giải về Bắc Liêu.
Mình đứng ở cổng thành vẫy khăn tay đưa tiễn.
Bye bye nha, sư huynh. Cua được công chúa là chuyện vinh quang lắm đấy nha.
Quà mừng gì đấy muội sẽ đưa đến tận nơi.
Mùng mười tháng bảy, trời trong.
Mùa hè năm nay thật là nóng. Tuy trong cung điện vẫn tương đối mát mẻ nhưng trong y cục lại nóng không chịu nổi.
Sinh nhật một tuổi của Nhị Bảo rốt cuộc cũng trải qua thuận lợi. Đứa bé này thật sự khiến người ta bớt lo. Năm đó, khi sinh thằng bé, nước ối vỡ không bao lâu thằng bé đã ra đời. Không giống khi sinh Đại Bảo, lăn lộn cả một ngày một đêm.
Nói đến chuyện sinh con, Đồng Nhi cũng sắp lâm bồn rồi.
Cô ấy gả cho người tốt lắm, là thiếu giáo của ngự lâm quân, tuổi trẻ đầy hứa hẹn, lại thương bà xã.
Có điều khi nhắc tới cô ấy, mình lại nghĩ tới Vân Hương. Nhắc tới Vân Hương, lại nghĩ đến Tống Tử Kính nay vẫn còn độc thân.
Tuy cũng có mấy hồng nhan tri kỷ thế nhưng không lấy bất cứ người nào về nhà. Đã sắp ba mươi, ngay cả một đứa trẻ cũng không có. Nghe nói trưởng bối nhà huynh ấy đang thúc giục.
Cũng không biết trong lòng huynh ấy có tính toán gì không.
Mùng sáu tháng tám, trời quang.
Ngày hôm nay, Nhị Bảo mở miệng nói ra câu nói đầu tiên trong đời: “Mẹ.”
Được rồi, có lẽ không thể tính là một câu, chỉ có thể tính là một từ đơn thôi.
Người ta nói con trai trưởng thành muộn. Đại Bảo khi ở tuổi này đã nói được mấy câu rồi, còn thằng bé lúc này mới mở miệng.
Nhưng một khi đã bắt đầu, mọi thứ tới rất nhanh. Tới buổi tối, thằng bé lại bi bô kêu một tiếng “Cha”.
Cha thằng bé vui đến mức không để đâu cho hết, mạnh tay thưởng vú nuôi và cung nữ.
Đại Bảo cảm thấy không được quan tâm, buổi tối muốn cha ôm mình ngủ.
Mình thấy ông chồng nhà mình vui như vậy, trong lòng cũng thật sự thỏa mãn.
Đồng Nhi sinh một bé gái. Chính cô ấy vô cùng tiếc nuối, chồng cô ấy lại vui mừng khôn kể.
Hai mươi tư tháng mười, trời âm u.
Hôm nay chồng yêu tức giận trở về, nói với mình, Tống Tử Kính muốn từ quan!
Mình cũng hoảng sợ kêu lên một tiếng, vô cùng khó hiểu.
Trong mấy năm làm việc vừa qua, huynh ấy công lao to lắm, quan hệ từ trên xuống dưới đều hài hòa, ngay cả một quyển cáo trạng cũng không có. Chức quan này đang làm tốt lắm, vì sao đột nhiên nói không muốn làm nữa?
Chồng mình nói, Tống Tử Kính nói đột nhiên cảm thấy cuộc đời không có phương hướng, quan trường quá buồn chán, định quay về quê cũ, tìm kiếm một cuộc sống mới.
Chuyện này, tuy nói tìm kiếm cuộc sống mới không có gì đáng trách, nhưng sắp ba mươi tuổi rồi, có việc tốt không làm còn bày đặt quay đầu làm lại làm chi. Mình nói, Tống tiên sinh này, huynh đang trải qua thời kỳ thanh xuân nổi loạn đấy à?
Việc này đúng là phiền hà. Cha bọn trẻ nói ý định của Tống Tử Kính rất kiên quyết, đã thế còn lẳng lặng chọn người nối nghiệp từ lâu. Đương nhiên người tiếp nhận cũng rất không tệ. Nhưng sao huynh ấy có thể nhẹ nhàng bỏ lại tất cả để chạy trốn như thế?
Ba mươi tháng mười, mưa nhỏ.
Tống Tử Kính vô cùng kiên quyết. Mình cũng đã tự mình khuyên huynh ấy hồi lâu, huynh ấy không nể mặt, khiến mình giận đến mức muốn ngay lúc đó đập nát cái đầu cứng như đá hoa cương kia.
Cha bọn trẻ nói, nếu tâm huynh ấy đã không còn ở chỗ này, giữ lại thân huynh ấy cũng vô dụng, để huynh ấy đi thôi.
Tống Tử Kính nói mấy ngày sau huynh ấy sẽ lên đường về quê.
Mình nói hay ở quê có cô nương nào đang đợi huynh.
Huynh ấy cười cười, nói rằng biết đâu được đấy.
Mình tiễn huynh ấy đi, cả buổi tối chỉ biết thở dài.
Đại Bảo rất ngoan, thấy tâm trạng mình không tốt nên vẽ một bức tranh cho mình.
Chỉ là, con bé nói đây là mẹ và Xám Xám (con mèo nuôi trong nhà), nhưng vì sao trong ảnh lại là một vũng máu và một mụ phù thủy thế này?
Mười ba tháng mười một, trời lạnh.
Tống gia gửi thư, nói Tống Tử Kính mất tích rồi.
Một con người to như vậy, nói biến mất là biến mất thế nào được?
Lúc đầu mọi người còn nghi ngờ có người bắt cóc huynh ấy. Dù sao lăn lộn chính trị nhiều năm như vậy, nói không đắc tội với người là không thể. Nhưng gã sai vặt và người chèo thuyền rơi xuống nước cùng huynh ấy đều bình yên vô sự bơi vào bờ. Người có võ nghệ lại biết bơi như Tống Tử Kính làm thế nào lại biến mất được?
Cha bọn trẻ hoàn toàn không có một chút lo lắng, chàng nói với mình, nhất định Tống Tử Kính trốn đi rồi. Có lẽ là muốn tách khỏi mọi người làm chút chuyện gì đó.
Mình hoàn toàn không còn lời nào để nói với dây thần kinh thô và vô tư của chàng.
Hai mươi tháng mười một, ngày gió to.
Tống Tử Kính vẫn không có tin tức. Thế nhưng dường như mọi người đều đã bình tĩnh chấp nhận. Bởi vì Tống gia phát hiện một lượng lớn tư liệu về thắng cảnh trong một bức thư của Tống Tử Kính.
Vì vậy, mình cũng có chút hiểu được, đại khái là Tống Tử Kính thực sự muốn bỏ lại tất cả, tách khỏi mọi người, đi du sơn ngoạn thủy rồi.
Đúng là một kẻ bốc đồng! Không biết làm vậy sẽ khiến người ta rất lo lắng sao?
Nhị Bảo mọc răng nên rất khó chịu, khóc nháo không thôi. Đại Bảo bắt chước mình ôm thằng bé dỗ dỗ dành dành, Nhị Bảo thế mà lại ngừng khóc.
Xem ra sinh nhiều một chút vẫn tốt hơn, quan tâm lẫn nhau, cuộc sống tương lai cũng có thể đỡ đần cho nhau.
Mình đề nghị với cha bọn trẻ, nói muốn nhân lúc còn trẻ sinh thêm đứa nữa, Nhị Bảo cũng đã hơn một tuổi rồi.
Mùng ba tháng mười hai, ngày tuyết rơi.
Sắp tới năm mới rồi, trong cung bắt đầu công việc chuẩn bị. Hàng hóa tiến cống từ khắp nơi cũng lục tục đưa đến.
Lúc này hàng năm hai chúng mình đều tương đối bận. Cha bọn trẻ vì đầu năm quốc sự nhiều, còn mình phải lần lượt triệu kiến các mệnh phụ. Hơn nữa thời gian này hàng năm, thân thích Tạ gia đều sẽ tiến cung thỉnh an.
Mình làm hoàng hậu lâu như vậy, Tạ gia vẫn y nguyên như trước. Ngoại trừ đại ca làm Lễ Bộ Thượng Thư, những con cháu trong dòng tộc vẫn tự mình đi từng bước vững chắc, không hề dựa hơi mình.
Bắc Liêu gửi thư đến, sư huynh nói công chúa có thai rồi. Tốc độ của đôi bọn họ cũng thật là nhanh.
Tống Tử Kính vẫn không có tin tức gì. Cha bọn trẻ không có lấy một chút sốt ruột, chàng tin chắc chắn rằng Tống Tử Kính chỉ đi chơi đây đó thôi.
Hai mươi mốt tháng mười hai, trời trong.
Rủ bọn trẻ ném tuyết, thật là vui.
Đại Bảo đúng là một nữ lực sĩ tí hon, đánh cho cha con bé hoàn toàn không thể chống đỡ. Ai nha, nha đầu kia nên là con trai mới đúng.
Nhị Bảo bước đi lảo đảo, mình cùng thằng bé đắp người tuyết. Đại Bảo còn mang cả áo choàng của mình cho người tuyết mặc.
Tôi nói với hai chị em, hai con phải giúp đỡ nhau, người tuyết cùng nhau làm được là người tuyết đẹp nhất trong thiên hạ. Tương lai bất kể các con bao nhiêu tuổi cũng phải nhớ kỹ người tuyết này.
Cha bọn trẻ cười mình, nói bọn trẻ còn nhỏ lắm, giờ nói đạo lý này còn hơi sớm.
Thật là, lão già như chàng thì biết cái gì.
Hai mươi tám tháng mười hai, ngày tuyết.
Tống Tử Kính vẫn hoàn toàn không tin tức. Chỉ là, tôi nghĩ lúc này huynh ấy nhất định đang ở một nơi phong cảnh tươi đẹp nào đó, vừa phẩm rượu vừa thưởng tuyết.
Đêm ba mươi đã ở ngay trước mắt rồi, trong cung đang rộn ràng dọn vệ sinh. Mình cũng dẫn bọn trẻ đi lao động, để bọn trẻ cảm nhận được niềm vui và sự cực khổ khi làm việc, phải nuôi dưỡng tính cách cần lao của bọn trẻ. Tuy nhiên, Đại Bảo trên cơ bản là phá nhiều hơn dọn.
Buổi tối, bọn nhỏ đều đã ngủ. Tôi và cha bọn trẻ ngồi trong ấm đình, vừa uống rượu mơ vừa ngắm cảnh tuyết đêm trăng. Dưới ánh trăng mờ ảo, hai chúng mình giống như đều trở về thời niên thiếu.
Tuyết rơi đúng lúc điềm báo một năm bội thu.
Mình kéo tay chồng, đặt lên bụng.
Một năm này trải qua trong vui vẻ, tổ ấm lại sắp có thêm một sinh mệnh bé nhỏ mới.
Năm sau, cũng phải hạnh phúc như vậy nhé.
Hêt
Mưa suốt một tuần, hôm nay cuối cùng cũng nhìn thấy mặt trời, tuy vẫn còn mềm oặt như bọt biển ngâm nước. Hoa đào phía sau cung lại giống như được niệm chú, nở rộ chỉ sau một đêm. Phấn hồng, tuyết trắng, nhẹ nhàng yếu đuối bao trùm đầu cành.
Khi đang ăn sáng, Đại Bảo dùng tiếng nói non nớt của mình nỗ lực diễn tả rằng hoa hoa bên ngoài rất đẹp, ngồi trên ghế mà cái mông lắc liên tục, giống như bên dưới có lửa đốt. Nhị Bảo tuy chưa biết nói nhưng đã có thể i i a a giúp vui. Vì vậy, sau khi cha bọn trẻ lên triều trở về, mình dẫn chúng tới hậu viện ngắm hoa.
Đại Bảo chân vừa chạm đất đã bỏ chạy mất dạng, các ma ma vội vàng đuổi theo.
Đứa trẻ ba tuổi, không biết con cái nhà nào đầu thai, tay chân còn nhanh nhẹn hơn thỏ, có khi có thể bồi dưỡng thành kiện tướng điền kinh cũng nên. Cha bọn trẻ thấy vậy cho một cái ôm an ủi, nói một thân võ công của mình cuối cùng cũng có người thừa kế, đang lên kế hoạch bồi dưỡng con gái trở thành võ lâm cao thủ một thời. Có điều, chàng có rất nhiều huyễn tưởng đối với tương lai của bọn trẻ, nhưng không được mấy cái có tính hiện thực, mình cũng mặc kệ chàng.
Nhị Bảo còn chưa biết đi, đành phải ngoan ngoãn ngồi trên đầu gối của mình, nhìn chị gái đầy hâm mộ. Tính cách của đứa bé này trầm lặng, chữ tò mò viết rành rành trong mắt, nhưng vẫn cẩn thận quan sát, không dễ dàng mở miệng, đói bụng, buồn giải quyết cũng chỉ kêu lên, không thích khóc. Cha thằng bé cũng vì thế mà vô cùng tự hào, nói đứa bé này trí tuệ trầm ổn giống chàng khi còn nhỏ, chẳng thèm ngẫm lại xem con trai mới tám tháng tuổi, trầm ổn con khỉ.
Đại Bảo chạy như điên trong rừng chán rồi, hái được một cành đào, trở lại bên cạnh mình, cầm hoa đùa với em trai. Đối với con bé, Nhị Bảo chính là một món đồ chơi lớn biết cử động, con bé thích thú vô cùng. Chị gái đang học nói, nói ngọng nói nghịu, lại bị gã cha già không đứng đắn của con bé dạy hư, lời nói ra thường khiến người ta cười ngất.
Đại Bảo: “Mẹ, đệ đệ.”
Mình: “Đúng, đệ đệ. Đại Bảo hái hoa cho đệ đệ à?”
Đại Bảo: “Đệ đệ, hoa, đẹp.”
Mình: “Đúng, hoa đẹp.”
Nhị Bảo vươn tay bắt hoa, Đại Bảo đưa hoa cho thằng bé, sau đó vươn bàn tay nhem nhuốc, ôm lấy cái đầu của Nhị Bảo, hôn bẹp một cái lên trán thằng bé.
“Đệ đệ ngon.”
Mình cười ha ha: “Đệ đệ không phải kẹo.”
Đại Bảo nghiêng đầu suy nghĩ một chút, có điều nha đầu này không thuộc trường phái thích suy nghĩ, nghĩ chưa được bao lâu đã không thèm nghĩ nữa, lập tức xoay người chạy mất.
Nhị Bảo ngồi trên chân mình quơ quơ chân nhỏ, mình liền ôm thằng bé đi dạo trong rừng một lát. Đứa bé này thừa kế cặp mắt to đen láy của cha, liên tục chuyển động nhìn ngó khắp nơi, thân thể nhỏ cũng ngó ngoáy như sâu.
Trẻ con lớn lên thật nhanh, hôm qua còn giống con khỉ nhỏ nằm trong lòng mình, không bao lâu sau đã có thể chạy theo chị gái khắp nơi.
Hoa đào trong cung hàng năm nở, bọn trẻ hàng năm lớn lên, chúng mình hàng năm già đi. Có một ngày sẽ giống như những cánh hoa, hóa thân vào bùn đất.
Mùng bảy tháng tư, đẹp trời.
Thời tiết tốt, cả nhà ra ngoài đạp thanh.
Bích Lạc hồ phía Tây thành luôn luôn là địa điểm dạo chơi ngoại thành mà chúng mình lựa chọn. Có điều hiện giờ tiết trời còn hơi lạnh, Đại Bảo lại hiếu động, mình và cha bọn trẻ đều phủ quyết đề nghị du hồ, đổi thành ăn cơm dã ngoại trên sườn núi.
Nhị Bảo đã ba tuổi rồi, tuy cũng hiếu động nhưng so với chị gái, thằng bé yên tĩnh hơn không chỉ một chút thôi đâu.
Chúng mình yên vị trên bãi cỏ, một miếng bánh còn chưa ăn xong, Đại Bảo đã bẻ gãy bốn cái cây nhỏ, đá bay sáu cục đá, bắt được ba con bướm, sau đó hùng dũng oai vệ, khí phách đầy mình nói muốn trèo cây.
Cha bọn trẻ nói với mình: “Chi bằng nàng đi giám sát con bé đi. Chạy theo con bé nửa tháng, mỡ thừa trên bụng nàng nhất định có thể tiêu hết.”
Mình tức giận không để đâu cho hết, gặm vài cái trên cánh tay chàng.
Phụ nữ chính là thiệt thòi như vậy so với bọn đàn ông. Phụ nữ sinh con rồi, có mấy người vóc dáng không biến dạng, chỉ béo hơn vài cân như mình đã là tốt lắm rồi. Còn đàn ông ấy à, giữ dáng dễ hơn nhiều. Nay khi chàng cởi quần áo, cơ ngực cơ bụng không thiếu khối nào, cánh tay đầy sức mạnh. Thật là, thành thân đã nhiều năm lắm rồi, mỗi lần đi ngủ thấy chàng cởi quần áo vẫn còn đỏ mặt, tim đập.
Tưởng tượng xa quá rồi, khụ.
Vú nuôi và các cung nữ mồ hôi nhễ nhại mới túm được Đại Bảo trở về.
Mình đút cơm cho con bé, rồi kể chuyện cổ tích công chúa Bạch Tuyết cho con bé nghe. Con nhóc kia xả hết sức lực dư thừa ra rồi, cuối cùng cũng ngả đầu ngủ.
Nhị Bảo bi bô tập nói, cũng muốn đọc sách. Có điều, thằng bé đọc sách, nhìn thấy một tờ là xé một tờ.
Cha thằng bé lại nói: “Thôi xong, thôi xong rồi. Tiêu gia chúng ta tuy xuất thân từ trên lưng ngựa, nhưng thằng nhóc này rõ ràng có thù oán với sách vở mà. Chúng ta sẽ không dạy ra một đứa con dốt đặc cán mai đấy chứ.”
Mình nói: “Chàng lo lắng sớm quá rồi đấy. Tuổi này làm gì có đứa trẻ nào không thích xé sách chơi.”
“Nhưng Đại Bảo làm gì có như vậy.”
“Đó là vì con bé nhìn thấy sách lập tức đá sang một bên. Chàng lo lắng Nhị Nhị không thích đọc sách, chi bằng lo cho Nhất Nhất còn thực tế hơn.”
Nói chung, sau khi hai đứa trẻ đều đã ngủ. Chúng mình ném bọn trẻ cho vú nuôi. Cha bọn trẻ và mình nắm tay nhau tản bộ ven hồ một lúc.
Gió nhè nhẹ thổi qua, chúng mình đều nghĩ về thời tuổi trẻ đã qua.
Hai mươi lăm tháng năm, ngày mưa.
Vào hè, mưa thật là lớn, sinh nhật một tuổi của Nhị Bảo cũng sắp tới rồi.
Đại Bảo hơn tám tháng đã có thể bước đi, tới lượt Nhị Bảo bây giờ, tuy có thể đi vài bước nhưng vẫn không dám buông tay ngưới lớn ra. Cha thằng bé vì thế mà luôn than thở, nói con trai mình sao lại có lá gan nhỏ như vậy.
Thật ra mình cảm thấy như vậy cũng không có gì to tát. Đứa bé này như vậy có thể thấy được tính cách rất cẩn thận. Tuy không biết tương lai thằng bé có năng lực trở thành người thừa kế của cha hay không, nhưng chỉ cần phần cẩn thận trầm ổn này đã rất thích hợp để trở thành một quân vương gìn giữ đất nước rồi. Bất cẩn, tùy hứng như cha và chị gái của thằng bé mới cần quan tâm thì có.
Buổi chiều, sư huynh Tiểu Trình tiến cung tìm mình, nói ra một chuyện khiến mình vô cùng khiếp sợ, chính là huynh ấy sắp thành hôn.
Ai nha! Đúng là việc vui mà!
Độc thân nhiều năm như vậy, mình còn tưởng huynh ấy định độc thân cả đời ấy chứ, cuối cùng huynh ấy cũng chịu lấy vợ rồi. Mình nghĩ sư phụ trên trời có linh nhất định cũng vui vẻ vô cùng.
Buổi tối, mình kể chuyện này cho cha bọn trẻ nghe. Hai chúng mình thương lượng muốn tặng sư huynh một chỗ ở ở kinh thành. Huynh ấy sắp thành thân rồi mà vẫn còn ở trong ký túc xá của y cục thì thật kỳ quái.
Mùng ba tháng sáu, mưa như trút nước.
Mình gặp được vợ chưa cưới của Tiểu Trình.
Chuyện này…
Mình luôn nghĩ sư huynh chính là một tên OTAKU.
Có điều tên OTAKU này lại có thể bắt cóc công chúa Bắc Liêu về nhà.
Còn nữa, một công chúa lá ngọc cành vàng, có nhất định phải học Hoàng Dung, giả nam trang đuổi theo đàn ông vạn dặm như vậy không?
Vì sao phương pháp trao đổi tình cảm của hai người lại bạo lực như vậy? Vì sao phải trói lại?
Này! S cũng được, M cũng tốt, một người hiện đại như tôi không ngại. Nhưng hai người có thể nể mặt thiếu niên nhi đồng ở đây không, vô liêm sỉ nha!
Buổi tối kể chuyện này với cha bọn trẻ. Ông chồng nhà mình nói đánh là thân, mắng là yêu ấy mà.
Mùng năm tháng sáu, trời âm u.
Khi nhìn thấy Đại Bảo trói con búp bê lại, cha bọn trẻ, người đề xướng đánh là thân mắng là yêu, cũng trói hai vợ chồng Tiểu Trình lại, ném lên xe gọi binh sĩ áp giải về Bắc Liêu.
Mình đứng ở cổng thành vẫy khăn tay đưa tiễn.
Bye bye nha, sư huynh. Cua được công chúa là chuyện vinh quang lắm đấy nha.
Quà mừng gì đấy muội sẽ đưa đến tận nơi.
Mùng mười tháng bảy, trời trong.
Mùa hè năm nay thật là nóng. Tuy trong cung điện vẫn tương đối mát mẻ nhưng trong y cục lại nóng không chịu nổi.
Sinh nhật một tuổi của Nhị Bảo rốt cuộc cũng trải qua thuận lợi. Đứa bé này thật sự khiến người ta bớt lo. Năm đó, khi sinh thằng bé, nước ối vỡ không bao lâu thằng bé đã ra đời. Không giống khi sinh Đại Bảo, lăn lộn cả một ngày một đêm.
Nói đến chuyện sinh con, Đồng Nhi cũng sắp lâm bồn rồi.
Cô ấy gả cho người tốt lắm, là thiếu giáo của ngự lâm quân, tuổi trẻ đầy hứa hẹn, lại thương bà xã.
Có điều khi nhắc tới cô ấy, mình lại nghĩ tới Vân Hương. Nhắc tới Vân Hương, lại nghĩ đến Tống Tử Kính nay vẫn còn độc thân.
Tuy cũng có mấy hồng nhan tri kỷ thế nhưng không lấy bất cứ người nào về nhà. Đã sắp ba mươi, ngay cả một đứa trẻ cũng không có. Nghe nói trưởng bối nhà huynh ấy đang thúc giục.
Cũng không biết trong lòng huynh ấy có tính toán gì không.
Mùng sáu tháng tám, trời quang.
Ngày hôm nay, Nhị Bảo mở miệng nói ra câu nói đầu tiên trong đời: “Mẹ.”
Được rồi, có lẽ không thể tính là một câu, chỉ có thể tính là một từ đơn thôi.
Người ta nói con trai trưởng thành muộn. Đại Bảo khi ở tuổi này đã nói được mấy câu rồi, còn thằng bé lúc này mới mở miệng.
Nhưng một khi đã bắt đầu, mọi thứ tới rất nhanh. Tới buổi tối, thằng bé lại bi bô kêu một tiếng “Cha”.
Cha thằng bé vui đến mức không để đâu cho hết, mạnh tay thưởng vú nuôi và cung nữ.
Đại Bảo cảm thấy không được quan tâm, buổi tối muốn cha ôm mình ngủ.
Mình thấy ông chồng nhà mình vui như vậy, trong lòng cũng thật sự thỏa mãn.
Đồng Nhi sinh một bé gái. Chính cô ấy vô cùng tiếc nuối, chồng cô ấy lại vui mừng khôn kể.
Hai mươi tư tháng mười, trời âm u.
Hôm nay chồng yêu tức giận trở về, nói với mình, Tống Tử Kính muốn từ quan!
Mình cũng hoảng sợ kêu lên một tiếng, vô cùng khó hiểu.
Trong mấy năm làm việc vừa qua, huynh ấy công lao to lắm, quan hệ từ trên xuống dưới đều hài hòa, ngay cả một quyển cáo trạng cũng không có. Chức quan này đang làm tốt lắm, vì sao đột nhiên nói không muốn làm nữa?
Chồng mình nói, Tống Tử Kính nói đột nhiên cảm thấy cuộc đời không có phương hướng, quan trường quá buồn chán, định quay về quê cũ, tìm kiếm một cuộc sống mới.
Chuyện này, tuy nói tìm kiếm cuộc sống mới không có gì đáng trách, nhưng sắp ba mươi tuổi rồi, có việc tốt không làm còn bày đặt quay đầu làm lại làm chi. Mình nói, Tống tiên sinh này, huynh đang trải qua thời kỳ thanh xuân nổi loạn đấy à?
Việc này đúng là phiền hà. Cha bọn trẻ nói ý định của Tống Tử Kính rất kiên quyết, đã thế còn lẳng lặng chọn người nối nghiệp từ lâu. Đương nhiên người tiếp nhận cũng rất không tệ. Nhưng sao huynh ấy có thể nhẹ nhàng bỏ lại tất cả để chạy trốn như thế?
Ba mươi tháng mười, mưa nhỏ.
Tống Tử Kính vô cùng kiên quyết. Mình cũng đã tự mình khuyên huynh ấy hồi lâu, huynh ấy không nể mặt, khiến mình giận đến mức muốn ngay lúc đó đập nát cái đầu cứng như đá hoa cương kia.
Cha bọn trẻ nói, nếu tâm huynh ấy đã không còn ở chỗ này, giữ lại thân huynh ấy cũng vô dụng, để huynh ấy đi thôi.
Tống Tử Kính nói mấy ngày sau huynh ấy sẽ lên đường về quê.
Mình nói hay ở quê có cô nương nào đang đợi huynh.
Huynh ấy cười cười, nói rằng biết đâu được đấy.
Mình tiễn huynh ấy đi, cả buổi tối chỉ biết thở dài.
Đại Bảo rất ngoan, thấy tâm trạng mình không tốt nên vẽ một bức tranh cho mình.
Chỉ là, con bé nói đây là mẹ và Xám Xám (con mèo nuôi trong nhà), nhưng vì sao trong ảnh lại là một vũng máu và một mụ phù thủy thế này?
Mười ba tháng mười một, trời lạnh.
Tống gia gửi thư, nói Tống Tử Kính mất tích rồi.
Một con người to như vậy, nói biến mất là biến mất thế nào được?
Lúc đầu mọi người còn nghi ngờ có người bắt cóc huynh ấy. Dù sao lăn lộn chính trị nhiều năm như vậy, nói không đắc tội với người là không thể. Nhưng gã sai vặt và người chèo thuyền rơi xuống nước cùng huynh ấy đều bình yên vô sự bơi vào bờ. Người có võ nghệ lại biết bơi như Tống Tử Kính làm thế nào lại biến mất được?
Cha bọn trẻ hoàn toàn không có một chút lo lắng, chàng nói với mình, nhất định Tống Tử Kính trốn đi rồi. Có lẽ là muốn tách khỏi mọi người làm chút chuyện gì đó.
Mình hoàn toàn không còn lời nào để nói với dây thần kinh thô và vô tư của chàng.
Hai mươi tháng mười một, ngày gió to.
Tống Tử Kính vẫn không có tin tức. Thế nhưng dường như mọi người đều đã bình tĩnh chấp nhận. Bởi vì Tống gia phát hiện một lượng lớn tư liệu về thắng cảnh trong một bức thư của Tống Tử Kính.
Vì vậy, mình cũng có chút hiểu được, đại khái là Tống Tử Kính thực sự muốn bỏ lại tất cả, tách khỏi mọi người, đi du sơn ngoạn thủy rồi.
Đúng là một kẻ bốc đồng! Không biết làm vậy sẽ khiến người ta rất lo lắng sao?
Nhị Bảo mọc răng nên rất khó chịu, khóc nháo không thôi. Đại Bảo bắt chước mình ôm thằng bé dỗ dỗ dành dành, Nhị Bảo thế mà lại ngừng khóc.
Xem ra sinh nhiều một chút vẫn tốt hơn, quan tâm lẫn nhau, cuộc sống tương lai cũng có thể đỡ đần cho nhau.
Mình đề nghị với cha bọn trẻ, nói muốn nhân lúc còn trẻ sinh thêm đứa nữa, Nhị Bảo cũng đã hơn một tuổi rồi.
Mùng ba tháng mười hai, ngày tuyết rơi.
Sắp tới năm mới rồi, trong cung bắt đầu công việc chuẩn bị. Hàng hóa tiến cống từ khắp nơi cũng lục tục đưa đến.
Lúc này hàng năm hai chúng mình đều tương đối bận. Cha bọn trẻ vì đầu năm quốc sự nhiều, còn mình phải lần lượt triệu kiến các mệnh phụ. Hơn nữa thời gian này hàng năm, thân thích Tạ gia đều sẽ tiến cung thỉnh an.
Mình làm hoàng hậu lâu như vậy, Tạ gia vẫn y nguyên như trước. Ngoại trừ đại ca làm Lễ Bộ Thượng Thư, những con cháu trong dòng tộc vẫn tự mình đi từng bước vững chắc, không hề dựa hơi mình.
Bắc Liêu gửi thư đến, sư huynh nói công chúa có thai rồi. Tốc độ của đôi bọn họ cũng thật là nhanh.
Tống Tử Kính vẫn không có tin tức gì. Cha bọn trẻ không có lấy một chút sốt ruột, chàng tin chắc chắn rằng Tống Tử Kính chỉ đi chơi đây đó thôi.
Hai mươi mốt tháng mười hai, trời trong.
Rủ bọn trẻ ném tuyết, thật là vui.
Đại Bảo đúng là một nữ lực sĩ tí hon, đánh cho cha con bé hoàn toàn không thể chống đỡ. Ai nha, nha đầu kia nên là con trai mới đúng.
Nhị Bảo bước đi lảo đảo, mình cùng thằng bé đắp người tuyết. Đại Bảo còn mang cả áo choàng của mình cho người tuyết mặc.
Tôi nói với hai chị em, hai con phải giúp đỡ nhau, người tuyết cùng nhau làm được là người tuyết đẹp nhất trong thiên hạ. Tương lai bất kể các con bao nhiêu tuổi cũng phải nhớ kỹ người tuyết này.
Cha bọn trẻ cười mình, nói bọn trẻ còn nhỏ lắm, giờ nói đạo lý này còn hơi sớm.
Thật là, lão già như chàng thì biết cái gì.
Hai mươi tám tháng mười hai, ngày tuyết.
Tống Tử Kính vẫn hoàn toàn không tin tức. Chỉ là, tôi nghĩ lúc này huynh ấy nhất định đang ở một nơi phong cảnh tươi đẹp nào đó, vừa phẩm rượu vừa thưởng tuyết.
Đêm ba mươi đã ở ngay trước mắt rồi, trong cung đang rộn ràng dọn vệ sinh. Mình cũng dẫn bọn trẻ đi lao động, để bọn trẻ cảm nhận được niềm vui và sự cực khổ khi làm việc, phải nuôi dưỡng tính cách cần lao của bọn trẻ. Tuy nhiên, Đại Bảo trên cơ bản là phá nhiều hơn dọn.
Buổi tối, bọn nhỏ đều đã ngủ. Tôi và cha bọn trẻ ngồi trong ấm đình, vừa uống rượu mơ vừa ngắm cảnh tuyết đêm trăng. Dưới ánh trăng mờ ảo, hai chúng mình giống như đều trở về thời niên thiếu.
Tuyết rơi đúng lúc điềm báo một năm bội thu.
Mình kéo tay chồng, đặt lên bụng.
Một năm này trải qua trong vui vẻ, tổ ấm lại sắp có thêm một sinh mệnh bé nhỏ mới.
Năm sau, cũng phải hạnh phúc như vậy nhé.
Hêt
Tác giả :
Mỹ Bảo