Bút Vẽ Giang Sơn, Mực Tô Xã Tắc
Quyển 3 - Chương 257: Xuân!
Xuân đến xuân đi xuân lại lại
Xuân vô tình nào chịu đợi chờ ai?
Quả thật, trong cảm nhận của một số người, mùa xuân năm nay sao trôi qua mau quá. Mới vừa qua ba ngày Tết Nguyên Đán, thoáng cái đã lại tới tết Nguyên Tiêu. Cứ cái đà ấy thì chẳng mấy chốc mà hết tháng Giêng, rồi tháng hai, rồi lại đến tháng sáu. Ờ, có lẽ đến tháng sáu thì cái nhịp bay của thời gian sẽ chững lại chăng? Câu hỏi ấy cứ luẩn quẩn mãi trong lòng ai đó, vì tháng sáu, có, một sự kiện rất quan trọng mà!
Ai đó tất nhiên chẳng phải là Nguyễn Phong – nhân vật chính của cái sự kiện kể trên, bởi sớm nay hắn vẫn còn thoải mái luyện quyền trong sân nhà, và giờ này thì hắn lại đang bày bàn tặng chữ nơi sân đình làng Vĩnh Thái.
Ai đó tất nhiên cũng chẳng phải là Tiểu Yến, bởi cô nàng lúc này còn đang tất bật phụ giúp các cô, các bác chuẩn bị cho dịp hội làng.
Mà có lẽ, cả hai người bọn họ giờ này cũng chẳng còn lòng dạ nào để quan tâm xem ai đó là ai, bởi ngay ngày hôm qua đây thôi, cha mẹ hai nhà đã chọn được ngày cưới cho họ rồi. Cái tin này đến quá bất ngờ, khiến cho lòng Tiểu Yến loạn hết cả lên, vừa mừng vừa lo, lại còn cả bối rối nữa chứ. Thành ra, từ sáng đến giờ nàng nào dám bắt chuyện với Nguyễn Phong, chỉ đành mượn cớ giúp đỡ các bác các cô để đỡ phải giáp mặt chàng. Nhưng ai bảo, lòng đã có ý thì tránh thế nào được chứ? Vậy nên mới có những lúc nàng không kìm được mà lén liếc mắt nhìn chàng, để rồi hai gò má lại ửng hồng cả lên, rõ là e thẹn.
“Này Yến, sao mặt cháu đỏ hết cả lên thế kia? Bị ốm hả cháu?”
Mấy cô mấy bác ngồi gần nhìn thấy biểu hiện khác lạ của Tiểu Yến liền lên tiếng hỏi thăm, nhưng Tiểu Yến đã nghe ra rồi, trong giọng điệu của họ còn giấu cả ý cười nữa đấy.
“Hay là họ phát hiện ra rồi?”
Nghĩ đến đây, khuôn mặt Tiểu Yến chợt đỏ bừng, đỏ đến tận mang tai, cứ như thể vừa bị người ta bắt quả tang đang làm chuyện gì vụng trộm. Mấy bác gái ngồi quanh thấy vậy thì không khỏi cười rộ cả lên, có người còn nói:
“Gớm, sang tuần là về nhà người ta làm dâu đến nơi rồi mà vẫn còn ngượng hả cháu?”
Nghe vậy, Tiểu Yến lại càng ngượng ngùng, cứ cúi gằm đầu xuống chẳng dám nhìn ai. Được thể, các cô các bác lại càng cười tợn, cuời đến rung cả rốn, khiến cho mọi người xung quanh đều phải ngó qua nhìn một phen.
Nguyễn Phong lúc này cũng ghé mắt nhìn qua, vừa hay bắt gặp ánh mắt Tiểu Yến đang liếc nhìn về phía hắn. Hai người khẽ nhìn nhau trong thoáng chốc, rồi lại vội vàng dời ánh mắt ra xa. Có lẽ bởi trong lòng cả hai vẫn còn đang bối rối vì cái quyết định quá vội vàng của các bậc phụ huynh chăng? Hẳn là vậy đấy! Nhưng chắc chắn là sự bối rối trong lòng Nguyễn Phong nhỏ hơn Tiểu Yến nhiều, bởi lúc này hắn đã lại đưa ánh mắt nhìn về phía nàng rồi kia thôi, và trên môi hắn còn thấp thoáng một nụ cười hiền nữa chứ.
Như cảm nhận được điều gì đó, Tiểu Yến lại một liếc nhìn Nguyễn Phong. Ánh mắt của hai người một lần nữa tìm được đối phương, và lần này thì họ chẳng còn trốn tránh nữa. Nguyễn Phong khẽ bật cười một cách ngây ngô. Tiểu Yến lại che miệng cười e thẹn. Và ánh mắt họ vẫn cuốn lấy nhau, say đắm trong một thứ cảm xúc vừa lạ lùng lại vừa thân thuộc.
“Tình trong như đã, mặt ngoài còn e. Các cụ nói quả là cấm có sai thật!”
Đâu đó chợt vọng lại tiếng ngâm thơ như than như thở, kéo theo đó là một tiếng chép miệng tiếc nuối khiến cả Nguyễn Phong và Tiểu Yến đều thoáng giật mình. Vội đưa mắt nhìn quanh một lượt, Nguyễn Phong chợt lộ vẻ vui mừng mà bước nhanh về hướng cổng đình, vừa đi vừa gọi to:
“Duy, cậu về từ bao giờ thế hả?”
Hóa ra, người vừa ngâm thơ chính là Trần Duy. Lúc này hắn cũng đang bước nhanh về phía Nguyễn Phong, tay bắt mặt mừng một hồi rồi mới nói:
“Tôi cũng vừa về sáng nay thôi. May mà về kịp, không thì lỡ mất bữa cỗ cưới của anh rồi còn gì! Mà này, anh còn nợ tôi một bữa đấy nhé!”
Nghe thế, Nguyễn Phong chợt ngớ người ra, hỏi:
“Sao? Tôi nợ cậu lúc nào nhỉ?”
“Thì đấy, tại anh cưới vợ sớm quá, làm tôi hôm nay vừa về đến nhà đã bị hai cụ bắt bẻ hỏi han đủ cả, nhức hết cả đầu rồi đây này.”
“Ôi dào, tưởng gì, chờ mai kia rảnh rỗi tôi lại đãi cậu một bữa. Mà ngẫm ra thì cũng tại cậu cả, đi đâu mà Tết cũng chẳng về, bảo sao các cụ chẳng lo, chẳng nói. Mà thôi, cậu vào trong đình dâng hương cho sớm đi, xong việc rồi hãy ra ngoài nói chuyện tiếp.”
“Ừ, vậy để tôi đi dâng hương đã nhé.”
Nói rồi, Trần Duy liền hòa cùng dòng người tiến vào đình dâng hương, mà Nguyễn Phong cũng quay lại quầy viết chữ tặng dân làng.
Bởi hôm nay đông người dự hội, nên cũng phải một lúc lâu sau Trần Duy mới dâng hương xong. Vừa về đến trước quầy của Nguyễn Phong, hắn liền hỏi:
“Đại ca, anh có biết Văn Thái nay đi đâu không? Sao từ nãy đên giờ tôi chẳng thấy hắn đâu nhỉ?”
“Cậu hỏi thế thì tôi cũng chịu. Từ sáng đến giờ tôi đứng ngoài đây suốt, nào đã gặp cậu ấy đâu. Mà kể cũng lạ, hội làng năm nào Văn Thái cũng ra ngoài này sớm nhất, sao năm nay vẫn chưa thấy đâu nhỉ?”
“Hay là, Văn Thái có người thương rồi? Anh còn nhớ cái hôm chúng ta rời kinh đô không? Hôm ấy chả có một cô nàng cưỡi ngựa đuổi theo đoàn vinh quy để tạm biệt Văn Thái còn gì. Thôi đúng rồi, Văn Thái chắc chắn là có người thương rồi! Có thế thì hắn mới quên cả giờ giấc như thế này chứ!”
Trần Duy nói xong rồi bật cười một cách bí ẩn, thế nhưng còn chưa cười được bao lâu thì hắn đã cảm thấy sau lưng nhột nhạt, đến lúc quay lại nhìn mới biết, hóa ra Văn Thái đã đứng đó từ lúc nào. Ngượng ngùng cười khan mấy tiếng, hắn mới nói:
“Ồ, anh đến lúc nào thế Văn Thái?”
“Tôi cũng mới đến thôi, vừa kịp nghe cậu nói xấu về tôi đấy.”
“Ơ này, tôi có nói xấu gì anh đâu.”
“Ừ, cậu không nói xấu gì tôi, nhưng cậu vẫn nợ tôi một bữa đấy nhé.”
Lần này thì đến lượt Trần Duy ngớ người ra, hồi lâu sau hắn mới hỏi:
“Tôi nợ anh lúc nào nhỉ?”
“Thì tại Tết vừa rồi cậu không về, làm hai bác bên nhà cứ sang hỏi tôi suốt đấy.”
Nói đến đây, Văn Thái chợt bật cười, vỗ vỗ vai Trần Duy rồi bảo:
“Tôi đùa đấy thôi. Cậu về đây là tốt rồi.”
Thế rồi, hắn lại quay sang bảo Nguyễn Phong:
“Đại ca này, mới có mấy ngày không gặp mà tôi thấy cái khiếu hài hước của Trần Duy kém hẳn đi đấy. Hay là, cậu ta cũng có người thương rồi nhỉ?”
Nghe vậy, sắc mặt Trần Duy thoáng đỏ bừng lên, không biết là vì bị Văn Thái “trả đòn”, hay là vì bị hắn nói trúng tim đen. Còn Nguyễn Phong và Văn Thái lúc này cũng bật cười nghiêng ngả, trong lòng mỗi người lại không khỏi thầm nghĩ:
“Xem ra cậu ba đã có người thương thật rồi!”
****************************************
Như người ta vẫn nói, “lễ cả năm không bằng rằm tháng giêng”. Bởi vậy nên vào dịp tết Nguyên Tiêu này, nơi nơi trên đất Đại Việt đều diễn ra những hội lễ rầm rộ vô cùng, nhất là tại những chốn thành trấn lớn, hội cúng rằm lại càng được tổ chức cực kỳ náo nhiệt.
Vốn là chốn kinh đô của cả nước, lại là nơi nhà vua trực tiếp cai quản ngự trị, cho nên lễ hội tại thành Đông Long lại càng được chuẩn bị kỹ lưỡng hơn những nơi khác. Ngay từ khi sáng sớm tinh mơ, người ta đã thấy những hàng quán lớn trăng đèn kết hoa, sửa soạn lễ vật cho hội cúng tế. Lễ vật thì ôi thôi đủ cả, nào là những mâm ngũ quả, những vòng hoa tươi, cho đến cả những phượng những rồng đúc bằng bột bánh, sặc sỡ nổi bật mà cũng sống động vô cùng.
Dọc theo vài trục đường chính, người ta cũng dễ dàng bắt gặp được những đội binh sĩ đang hối hả dựng lên từng dãy cờ quạt năm màu của nhà Phật. Cờ nhà Phật tuy có năm màu, nhưng các màu sắc lại hòa hợp an tường, tạo cho người ta cảm giác bình yên tĩnh tại, hướng lòng người theo những điều thiện điều hay. Trên nền đường mới xây lại sau hồi tai họa vừa qua, những lá cờ năm màu như hòa cả vào trong cả khung cảnh nơi đây, lặng lẽ xoa dịu đi nỗi đau còn tươi mới của cả một thành trấn, khiến người ta càng thêm vững tin vào một tương lai tươi đẹp. Có lẽ cũng vì đạo lý nhà Phật vốn hướng đến cái thiện cái đẹp như thế, nên Phật giáo mới được các vị vua triều Lý tôn lên làm quốc giáo của cả Đại Việt này.
Ngoài đường đã náo nhiệt là vây, mà trong cung lại càng được trang hoàng hoa lệ lạ thường, này một dãy cờ hoa ngũ sắc, kia một bàn lễ ngọt hoa thơm. Thoáng đi khắp một vòng hoàng cung, đâu đâu người ta cũng thấy được bầu không khí vui tươi phấp phới. Từ những cung nữ đang bận bịu túi bụi, cho đến cánh binh lính bảo vệ hoàng cung, ai ai cũng náo nức chờ mong cho lễ hội diễn ra, ai ai cũng gửi gắm nguyện ước của mình vào trong buổi lễ, cầu cho một năm tới mưa thuận gió hòa, an cư lạc nghiệp.
“Này Ngọc Thanh, con đang nghĩ gì mà thừ người ra thế?”
Hoàng hậu đột nhiên lên tiếng hỏi, khiến Ngọc Thanh giật mình thu hồi ánh mắt đã có phần mơ hồ của bản thân. Từ khi được phong làm công chúa đến nay, Ngọc Thanh cũng thường xuyên vào cung trò chuyện với hoàng hậu, hoặc cùng bà đi dạo như ngày hôm nay vậy. Chờ cho tâm tình đã ổn định lại, nàng mới nhẹ giọng trả lời:
“Thưa hoàng hậu, vừa nãy khi quan sát cảnh rộn rã chuẩn bị cho hội rằm của hoàng cung, con chợt nghĩ đến những người thân của mình nên mới thất thần như vậy ạ.”
Nghe vậy, hoàng hậu thoáng thở dài một tiếng rồi nói:
“Ôi, con lại nghĩ đến hoàn cảnh của mình vốn là cô nhi phải không? Thật đáng thương thay cho con, giá mà ta gặp được con sớm hơn thì tốt biết mấy. Nhưng thôi con ạ, giờ ta đã nhận con làm con gái của mình, vậy con hãy cứ coi ta như mẹ ruột của con, chớ vì thấy người khác có gia đình mà chạnh lòng nữa con nhé.”
Những lời của hoàng hậu khiến Ngọc Thanh chợt thấy xúc động, nơi cánh mũi cũng thoáng cay cay. Hoàng hậu thấy thế thì chỉ mỉm cười hiền hòa, giang rộng vòng tay mà ôm lấy cô con gái nuôi đáng thương của mình. Ngọc Thanh tựa vào lòng hoàng hậu, nhẹ nhàng nói:
“Dạ, thưa mẹ!”
Sau một lúc lâu, Ngọc Thanh mới rời khỏi vòng tay của hoàng hậu. Nhìn vào khuôn mặt xinh xắn của nàng, hoàng hậu chợt cười mà bảo:
“Mẹ biết vừa nãy con nhớ đến gia đình mình, nhưng hình như, mẹ thấy con cũng nhớ đến phò mã nữa phải không?”
Hoàng hậu đột ngột hỏi như vậy khiến Ngọc Thanh không biết trả lời ra sao, hai gò má thoáng chốc đã đỏ ửng lên đầy vẻ e thẹn. Thấy vậy, hoàng hậu chỉ khẽ cười mà rằng:
“Mới không gặp nhau có một tháng mà con đã nhớ người ta đến vậy rồi sao? Thật đúng là một cô bé ngốc nghếch mà.”
Ngọc Thanh nghe vậy thì càng thêm xấu hổ, hai vành tai cũng thoáng đỏ lựng lên. Vừa lúc này, phía xa xa chợt truyền lại một tiếng gọi mừng vui:
“Chị Thanh, chiều tối nay trong thành có hội hoa đăng đấy, chị có đi xem với bọn em không?”
Cả Ngọc Thanh và hoàng hậu cùng nhìn lại, hóa ra người vừa lên tiếng gọi lại chính là thằng Tí. Mới qua có hơn một tháng mà thằng Tí đã cao lên thấy rõ, nhìn như sắp sửa thành thanh niên đến nơi vậy. Đến lúc tới gần, nhìn thấy Ngọc Thanh đang đi cùng hoàng hậu, trên mặt thằng Tí mới thoáng lộ ra chút vẻ e dè, cúi người nói:
“Con chào hoàng hậu ạ!”
“Ôi đứa nhóc này, thật không biết quy củ gì hết, trong hoàng cung nào được phép gọi lớn gọi nhỏ như thế chứ? Nhớ nhé, lần sau vào đây thì đi đứng từ tốn, ăn nói nhỏ nhẹ thôi nghe con.”
“Dạ, dạ, con biết rồi thưa hoàng hậu.”
Hoàng hậu vừa dứt lời, thì Ngọc Thanh đã vội nói:
“Dạ thưa mẹ, hay là để khi khác chúng con lại vào nói chuyện với mẹ có được không ạ? Giờ cũng đã sắp đến giờ mở hội rồi, nếu chúng con còn tiếp tục ở lại đây thì chỉ e sẽ làm chậm trễ việc của mẹ mất.”
“Con đã gọi mẹ là mẹ mà con còn khách sáo thế sao? Mà thôi, nếu con đã nhắc vậy thì mẹ cũng không tiện giữ hai con lại nữa. Nhớ khi nào rảnh thì lại vào cung nói chuyện với mẹ đấy nhé.”
Ngọc Thanh nghe vậy thì vâng dạ tạm biệt hoàng hậu, rồi vội vàng dẫn thằng Tí rời khỏi hoàng cung. Từ xa xa nhìn lại, hoàng hậu vẫn thấy rõ hai vành tai còn đỏ rực của Ngọc Thanh, không khỏi mỉm cười mà lẩm bẩm:
“Đứa con gái này, thật là…”
Xuân vô tình nào chịu đợi chờ ai?
Quả thật, trong cảm nhận của một số người, mùa xuân năm nay sao trôi qua mau quá. Mới vừa qua ba ngày Tết Nguyên Đán, thoáng cái đã lại tới tết Nguyên Tiêu. Cứ cái đà ấy thì chẳng mấy chốc mà hết tháng Giêng, rồi tháng hai, rồi lại đến tháng sáu. Ờ, có lẽ đến tháng sáu thì cái nhịp bay của thời gian sẽ chững lại chăng? Câu hỏi ấy cứ luẩn quẩn mãi trong lòng ai đó, vì tháng sáu, có, một sự kiện rất quan trọng mà!
Ai đó tất nhiên chẳng phải là Nguyễn Phong – nhân vật chính của cái sự kiện kể trên, bởi sớm nay hắn vẫn còn thoải mái luyện quyền trong sân nhà, và giờ này thì hắn lại đang bày bàn tặng chữ nơi sân đình làng Vĩnh Thái.
Ai đó tất nhiên cũng chẳng phải là Tiểu Yến, bởi cô nàng lúc này còn đang tất bật phụ giúp các cô, các bác chuẩn bị cho dịp hội làng.
Mà có lẽ, cả hai người bọn họ giờ này cũng chẳng còn lòng dạ nào để quan tâm xem ai đó là ai, bởi ngay ngày hôm qua đây thôi, cha mẹ hai nhà đã chọn được ngày cưới cho họ rồi. Cái tin này đến quá bất ngờ, khiến cho lòng Tiểu Yến loạn hết cả lên, vừa mừng vừa lo, lại còn cả bối rối nữa chứ. Thành ra, từ sáng đến giờ nàng nào dám bắt chuyện với Nguyễn Phong, chỉ đành mượn cớ giúp đỡ các bác các cô để đỡ phải giáp mặt chàng. Nhưng ai bảo, lòng đã có ý thì tránh thế nào được chứ? Vậy nên mới có những lúc nàng không kìm được mà lén liếc mắt nhìn chàng, để rồi hai gò má lại ửng hồng cả lên, rõ là e thẹn.
“Này Yến, sao mặt cháu đỏ hết cả lên thế kia? Bị ốm hả cháu?”
Mấy cô mấy bác ngồi gần nhìn thấy biểu hiện khác lạ của Tiểu Yến liền lên tiếng hỏi thăm, nhưng Tiểu Yến đã nghe ra rồi, trong giọng điệu của họ còn giấu cả ý cười nữa đấy.
“Hay là họ phát hiện ra rồi?”
Nghĩ đến đây, khuôn mặt Tiểu Yến chợt đỏ bừng, đỏ đến tận mang tai, cứ như thể vừa bị người ta bắt quả tang đang làm chuyện gì vụng trộm. Mấy bác gái ngồi quanh thấy vậy thì không khỏi cười rộ cả lên, có người còn nói:
“Gớm, sang tuần là về nhà người ta làm dâu đến nơi rồi mà vẫn còn ngượng hả cháu?”
Nghe vậy, Tiểu Yến lại càng ngượng ngùng, cứ cúi gằm đầu xuống chẳng dám nhìn ai. Được thể, các cô các bác lại càng cười tợn, cuời đến rung cả rốn, khiến cho mọi người xung quanh đều phải ngó qua nhìn một phen.
Nguyễn Phong lúc này cũng ghé mắt nhìn qua, vừa hay bắt gặp ánh mắt Tiểu Yến đang liếc nhìn về phía hắn. Hai người khẽ nhìn nhau trong thoáng chốc, rồi lại vội vàng dời ánh mắt ra xa. Có lẽ bởi trong lòng cả hai vẫn còn đang bối rối vì cái quyết định quá vội vàng của các bậc phụ huynh chăng? Hẳn là vậy đấy! Nhưng chắc chắn là sự bối rối trong lòng Nguyễn Phong nhỏ hơn Tiểu Yến nhiều, bởi lúc này hắn đã lại đưa ánh mắt nhìn về phía nàng rồi kia thôi, và trên môi hắn còn thấp thoáng một nụ cười hiền nữa chứ.
Như cảm nhận được điều gì đó, Tiểu Yến lại một liếc nhìn Nguyễn Phong. Ánh mắt của hai người một lần nữa tìm được đối phương, và lần này thì họ chẳng còn trốn tránh nữa. Nguyễn Phong khẽ bật cười một cách ngây ngô. Tiểu Yến lại che miệng cười e thẹn. Và ánh mắt họ vẫn cuốn lấy nhau, say đắm trong một thứ cảm xúc vừa lạ lùng lại vừa thân thuộc.
“Tình trong như đã, mặt ngoài còn e. Các cụ nói quả là cấm có sai thật!”
Đâu đó chợt vọng lại tiếng ngâm thơ như than như thở, kéo theo đó là một tiếng chép miệng tiếc nuối khiến cả Nguyễn Phong và Tiểu Yến đều thoáng giật mình. Vội đưa mắt nhìn quanh một lượt, Nguyễn Phong chợt lộ vẻ vui mừng mà bước nhanh về hướng cổng đình, vừa đi vừa gọi to:
“Duy, cậu về từ bao giờ thế hả?”
Hóa ra, người vừa ngâm thơ chính là Trần Duy. Lúc này hắn cũng đang bước nhanh về phía Nguyễn Phong, tay bắt mặt mừng một hồi rồi mới nói:
“Tôi cũng vừa về sáng nay thôi. May mà về kịp, không thì lỡ mất bữa cỗ cưới của anh rồi còn gì! Mà này, anh còn nợ tôi một bữa đấy nhé!”
Nghe thế, Nguyễn Phong chợt ngớ người ra, hỏi:
“Sao? Tôi nợ cậu lúc nào nhỉ?”
“Thì đấy, tại anh cưới vợ sớm quá, làm tôi hôm nay vừa về đến nhà đã bị hai cụ bắt bẻ hỏi han đủ cả, nhức hết cả đầu rồi đây này.”
“Ôi dào, tưởng gì, chờ mai kia rảnh rỗi tôi lại đãi cậu một bữa. Mà ngẫm ra thì cũng tại cậu cả, đi đâu mà Tết cũng chẳng về, bảo sao các cụ chẳng lo, chẳng nói. Mà thôi, cậu vào trong đình dâng hương cho sớm đi, xong việc rồi hãy ra ngoài nói chuyện tiếp.”
“Ừ, vậy để tôi đi dâng hương đã nhé.”
Nói rồi, Trần Duy liền hòa cùng dòng người tiến vào đình dâng hương, mà Nguyễn Phong cũng quay lại quầy viết chữ tặng dân làng.
Bởi hôm nay đông người dự hội, nên cũng phải một lúc lâu sau Trần Duy mới dâng hương xong. Vừa về đến trước quầy của Nguyễn Phong, hắn liền hỏi:
“Đại ca, anh có biết Văn Thái nay đi đâu không? Sao từ nãy đên giờ tôi chẳng thấy hắn đâu nhỉ?”
“Cậu hỏi thế thì tôi cũng chịu. Từ sáng đến giờ tôi đứng ngoài đây suốt, nào đã gặp cậu ấy đâu. Mà kể cũng lạ, hội làng năm nào Văn Thái cũng ra ngoài này sớm nhất, sao năm nay vẫn chưa thấy đâu nhỉ?”
“Hay là, Văn Thái có người thương rồi? Anh còn nhớ cái hôm chúng ta rời kinh đô không? Hôm ấy chả có một cô nàng cưỡi ngựa đuổi theo đoàn vinh quy để tạm biệt Văn Thái còn gì. Thôi đúng rồi, Văn Thái chắc chắn là có người thương rồi! Có thế thì hắn mới quên cả giờ giấc như thế này chứ!”
Trần Duy nói xong rồi bật cười một cách bí ẩn, thế nhưng còn chưa cười được bao lâu thì hắn đã cảm thấy sau lưng nhột nhạt, đến lúc quay lại nhìn mới biết, hóa ra Văn Thái đã đứng đó từ lúc nào. Ngượng ngùng cười khan mấy tiếng, hắn mới nói:
“Ồ, anh đến lúc nào thế Văn Thái?”
“Tôi cũng mới đến thôi, vừa kịp nghe cậu nói xấu về tôi đấy.”
“Ơ này, tôi có nói xấu gì anh đâu.”
“Ừ, cậu không nói xấu gì tôi, nhưng cậu vẫn nợ tôi một bữa đấy nhé.”
Lần này thì đến lượt Trần Duy ngớ người ra, hồi lâu sau hắn mới hỏi:
“Tôi nợ anh lúc nào nhỉ?”
“Thì tại Tết vừa rồi cậu không về, làm hai bác bên nhà cứ sang hỏi tôi suốt đấy.”
Nói đến đây, Văn Thái chợt bật cười, vỗ vỗ vai Trần Duy rồi bảo:
“Tôi đùa đấy thôi. Cậu về đây là tốt rồi.”
Thế rồi, hắn lại quay sang bảo Nguyễn Phong:
“Đại ca này, mới có mấy ngày không gặp mà tôi thấy cái khiếu hài hước của Trần Duy kém hẳn đi đấy. Hay là, cậu ta cũng có người thương rồi nhỉ?”
Nghe vậy, sắc mặt Trần Duy thoáng đỏ bừng lên, không biết là vì bị Văn Thái “trả đòn”, hay là vì bị hắn nói trúng tim đen. Còn Nguyễn Phong và Văn Thái lúc này cũng bật cười nghiêng ngả, trong lòng mỗi người lại không khỏi thầm nghĩ:
“Xem ra cậu ba đã có người thương thật rồi!”
****************************************
Như người ta vẫn nói, “lễ cả năm không bằng rằm tháng giêng”. Bởi vậy nên vào dịp tết Nguyên Tiêu này, nơi nơi trên đất Đại Việt đều diễn ra những hội lễ rầm rộ vô cùng, nhất là tại những chốn thành trấn lớn, hội cúng rằm lại càng được tổ chức cực kỳ náo nhiệt.
Vốn là chốn kinh đô của cả nước, lại là nơi nhà vua trực tiếp cai quản ngự trị, cho nên lễ hội tại thành Đông Long lại càng được chuẩn bị kỹ lưỡng hơn những nơi khác. Ngay từ khi sáng sớm tinh mơ, người ta đã thấy những hàng quán lớn trăng đèn kết hoa, sửa soạn lễ vật cho hội cúng tế. Lễ vật thì ôi thôi đủ cả, nào là những mâm ngũ quả, những vòng hoa tươi, cho đến cả những phượng những rồng đúc bằng bột bánh, sặc sỡ nổi bật mà cũng sống động vô cùng.
Dọc theo vài trục đường chính, người ta cũng dễ dàng bắt gặp được những đội binh sĩ đang hối hả dựng lên từng dãy cờ quạt năm màu của nhà Phật. Cờ nhà Phật tuy có năm màu, nhưng các màu sắc lại hòa hợp an tường, tạo cho người ta cảm giác bình yên tĩnh tại, hướng lòng người theo những điều thiện điều hay. Trên nền đường mới xây lại sau hồi tai họa vừa qua, những lá cờ năm màu như hòa cả vào trong cả khung cảnh nơi đây, lặng lẽ xoa dịu đi nỗi đau còn tươi mới của cả một thành trấn, khiến người ta càng thêm vững tin vào một tương lai tươi đẹp. Có lẽ cũng vì đạo lý nhà Phật vốn hướng đến cái thiện cái đẹp như thế, nên Phật giáo mới được các vị vua triều Lý tôn lên làm quốc giáo của cả Đại Việt này.
Ngoài đường đã náo nhiệt là vây, mà trong cung lại càng được trang hoàng hoa lệ lạ thường, này một dãy cờ hoa ngũ sắc, kia một bàn lễ ngọt hoa thơm. Thoáng đi khắp một vòng hoàng cung, đâu đâu người ta cũng thấy được bầu không khí vui tươi phấp phới. Từ những cung nữ đang bận bịu túi bụi, cho đến cánh binh lính bảo vệ hoàng cung, ai ai cũng náo nức chờ mong cho lễ hội diễn ra, ai ai cũng gửi gắm nguyện ước của mình vào trong buổi lễ, cầu cho một năm tới mưa thuận gió hòa, an cư lạc nghiệp.
“Này Ngọc Thanh, con đang nghĩ gì mà thừ người ra thế?”
Hoàng hậu đột nhiên lên tiếng hỏi, khiến Ngọc Thanh giật mình thu hồi ánh mắt đã có phần mơ hồ của bản thân. Từ khi được phong làm công chúa đến nay, Ngọc Thanh cũng thường xuyên vào cung trò chuyện với hoàng hậu, hoặc cùng bà đi dạo như ngày hôm nay vậy. Chờ cho tâm tình đã ổn định lại, nàng mới nhẹ giọng trả lời:
“Thưa hoàng hậu, vừa nãy khi quan sát cảnh rộn rã chuẩn bị cho hội rằm của hoàng cung, con chợt nghĩ đến những người thân của mình nên mới thất thần như vậy ạ.”
Nghe vậy, hoàng hậu thoáng thở dài một tiếng rồi nói:
“Ôi, con lại nghĩ đến hoàn cảnh của mình vốn là cô nhi phải không? Thật đáng thương thay cho con, giá mà ta gặp được con sớm hơn thì tốt biết mấy. Nhưng thôi con ạ, giờ ta đã nhận con làm con gái của mình, vậy con hãy cứ coi ta như mẹ ruột của con, chớ vì thấy người khác có gia đình mà chạnh lòng nữa con nhé.”
Những lời của hoàng hậu khiến Ngọc Thanh chợt thấy xúc động, nơi cánh mũi cũng thoáng cay cay. Hoàng hậu thấy thế thì chỉ mỉm cười hiền hòa, giang rộng vòng tay mà ôm lấy cô con gái nuôi đáng thương của mình. Ngọc Thanh tựa vào lòng hoàng hậu, nhẹ nhàng nói:
“Dạ, thưa mẹ!”
Sau một lúc lâu, Ngọc Thanh mới rời khỏi vòng tay của hoàng hậu. Nhìn vào khuôn mặt xinh xắn của nàng, hoàng hậu chợt cười mà bảo:
“Mẹ biết vừa nãy con nhớ đến gia đình mình, nhưng hình như, mẹ thấy con cũng nhớ đến phò mã nữa phải không?”
Hoàng hậu đột ngột hỏi như vậy khiến Ngọc Thanh không biết trả lời ra sao, hai gò má thoáng chốc đã đỏ ửng lên đầy vẻ e thẹn. Thấy vậy, hoàng hậu chỉ khẽ cười mà rằng:
“Mới không gặp nhau có một tháng mà con đã nhớ người ta đến vậy rồi sao? Thật đúng là một cô bé ngốc nghếch mà.”
Ngọc Thanh nghe vậy thì càng thêm xấu hổ, hai vành tai cũng thoáng đỏ lựng lên. Vừa lúc này, phía xa xa chợt truyền lại một tiếng gọi mừng vui:
“Chị Thanh, chiều tối nay trong thành có hội hoa đăng đấy, chị có đi xem với bọn em không?”
Cả Ngọc Thanh và hoàng hậu cùng nhìn lại, hóa ra người vừa lên tiếng gọi lại chính là thằng Tí. Mới qua có hơn một tháng mà thằng Tí đã cao lên thấy rõ, nhìn như sắp sửa thành thanh niên đến nơi vậy. Đến lúc tới gần, nhìn thấy Ngọc Thanh đang đi cùng hoàng hậu, trên mặt thằng Tí mới thoáng lộ ra chút vẻ e dè, cúi người nói:
“Con chào hoàng hậu ạ!”
“Ôi đứa nhóc này, thật không biết quy củ gì hết, trong hoàng cung nào được phép gọi lớn gọi nhỏ như thế chứ? Nhớ nhé, lần sau vào đây thì đi đứng từ tốn, ăn nói nhỏ nhẹ thôi nghe con.”
“Dạ, dạ, con biết rồi thưa hoàng hậu.”
Hoàng hậu vừa dứt lời, thì Ngọc Thanh đã vội nói:
“Dạ thưa mẹ, hay là để khi khác chúng con lại vào nói chuyện với mẹ có được không ạ? Giờ cũng đã sắp đến giờ mở hội rồi, nếu chúng con còn tiếp tục ở lại đây thì chỉ e sẽ làm chậm trễ việc của mẹ mất.”
“Con đã gọi mẹ là mẹ mà con còn khách sáo thế sao? Mà thôi, nếu con đã nhắc vậy thì mẹ cũng không tiện giữ hai con lại nữa. Nhớ khi nào rảnh thì lại vào cung nói chuyện với mẹ đấy nhé.”
Ngọc Thanh nghe vậy thì vâng dạ tạm biệt hoàng hậu, rồi vội vàng dẫn thằng Tí rời khỏi hoàng cung. Từ xa xa nhìn lại, hoàng hậu vẫn thấy rõ hai vành tai còn đỏ rực của Ngọc Thanh, không khỏi mỉm cười mà lẩm bẩm:
“Đứa con gái này, thật là…”
Tác giả :
khanhan18