Bóng Hình
Chương 24
Wesley Frost, ngài lãnh sự Mỹ ở Queestown đã kiếm cho Victoria một chiếc váy và một đôi giầy. Chủ nhật sau đó, cô gái lên tàu đi Dublin. Một người đại diện của Cunard chờ cô ở sân ga. Một con tàu khác đưa cô cùng những người sống sót sau thảm họa tới ga Lime Street, thành phố Liverpool. Các nhà báo chen kín nhà ga với hi vọng phỏng vấn được những người vừa thoát khỏi tấn bi kịch. Vance Pitney, phóng viên thời sự của báo New York Tribune, đã đích thân đến tận Queestown, rồi Liverpool, đang sẵn sàng trở lại London.Tất cả các báo đều đăng đầy những bài về tin tức thu hút nhất kể từ sau vụ đắm tàu Titanic. Việc người khổng lồ của đại dương bị trúng thủy lôi của quân Đức còn khiến thảm kịch lần này có phần nặng nề hơn. Hàng nghìn người mất tích của con tàu đã nối dài thêm danh sách nạn nhân của chiến tranh. Victoria trốn tất cả các nhà báo, đi thẳng đến khách sạn Adelphi. Ở đây cố gắng trấn tĩnh lại mình. Cô vẫn còn đang sốc nặng.
Váy áo nhàu nát, Victoria ngồi trong căn phòng nhỏ, đốt một điếu thuốc. Bất thần cô khóc nức nở. Cô muốn quay trở lại trang trại Croton. Nhưng đã quá muộn để quay về những ngày xưa.
Buổi tối, ông chủ khách sạn bảo mang lên cho cô một khay đồ ăn. Ông biết cô là ai và tại sao cô ở đây. Những lời xì xào đã theo sát kể từ khi cô bước qua tiền sảnh. Cô đã giải thích rất ngắn gọn về mình với nhân viên lễ tân. Những tờ séc, những tờ tiền mặt, những tờ tín phiếu đều ướt sũng. Cô nói thứ hai sẽ đi đổi chúng ở nhà băng. Từ giờ đến lúc đó, cô không muốn bị chú ý. Bóng đêm đang tràn vào, Victoria nhốt mình trong phòng chống trả lại một cách vô vọng những hình ảnh khủng khiếp cứ hiển hiện trước mắt. Con tàu đang chìm dần, những khuôn mặt hãi hùng của những người đang đuối nước, người thủy thủ trẻ măng đã khuyên cô bám vào chiếc ghế dài để mong thoát chết. Tất cả nhảy nhót như một vũ điệu điên loạn trong trí óc cô.
Cả đêm cô không chợp mắt. Sáng, khuôn mặt cô bợt bạt như tờ giấy nhàu nát. Cô đến nhà băng và trở ra với những tờ tiền mới, tạt ngay vào cửa hiệu gần nhất. Cô mua vài chiếc váy, một quần dài, áo chui cổ, giầy và một đôi ủng mà cô dự định sẽ đi dọc ngang các chiến hào. Có thể người ta sẽ cấp cho cô một bộ đồng phục, nhưng dù sao cô vẫn cần một ít quần áo riêng và ít đồ mỹ phẩm và một chiếc lược nữa. Cô chẳng còn lại gì, cả chiếc váy đỏ rách tả tơi cô cũng đã bỏ lại Queestown.
- Cô định từ bỏ cuộc sống lứa đôi hay sao? – Người bán hàng tắc tắc lưỡi, giọng bông đùa.
Nhưng Victoria không cười. Thậm chí cũng chẳng mỉm cười.
- Tôi đang ở trên boong tàu Lusitania khi nó chìm, cô nói.
Người phụ nữ nuốt nước bọt. Cả thế giới biết về thảm kịch này.
- Cô gái, dù sao cô cũng còn may mắn. – Người bán hàng nhỏ giọng, thầm chúc phúc cho cô gái trẻ.
Victoria về khách sạn, tay ôm nặng những bọc hàng. Những cảnh tan tác, kinh hoàng lại ám ảnh cô. Sẽ không bao giờ cô quên những nỗi khủng khiếp này sao? Những khuôn mặt? Những tiếng kếu khóc? Những đứa trẻ bị nhấn chìm dưới sóng giồi? Cô tưởng như lại nhìn thấy cậu bé trong bộ lễ phục bằng nhung xanh rớt xuống đại dương. Cái chết đã làm biến dạng khuôn mặt cậu. Chiếc phù hiệu tàu Lusitania vẫn đính trên cổ áo. Giờ đây cô đã có đủ lý do căm thù quân Đức đến trọn đời.
Tối hôm ấy, cô bắt đầu phục hồi lại ý chí. Làm thế nào để đến Pháp đây? Những kế hoạch cô dự tính trước đã bị thay đổi hoàn toàn, nhân viên lễ tân vừa mách cho cô một con đường đi tới Douvres, từ đó, một con phà nhỏ sẽ đưa cô đến Calais. Sẽ mạo hiểm đấy – anh ta nói thêm, - tàu ngầm Đức đã chiếm hầu hết biển Manche, nghĩ tới điều đó, Victoria lại run lên.
Có lẽ tốt hơn hết là tôi nên mua một bộ áo tắm và bắt đầu bơi vậy, - cô nói, cười méo mó.
Đầu óc hài hước của cô khiến anh ta phải phì cười.
- Cô cứng đầu đấy, tiểu thư. Ở địa vị cô, tôi không tin mình sẽ lại đặt chân lên một con tàu.
- Tôi không còn sự lựa chọn nào, nếu tôi muốn đến Pháp, phải vậy không
Cô đến Châu u, để trở nên hữu ích hơn. Không ai nói với cô việc ấy là dễ dàng.
Trận Ypres, hai tuần mới đây, quân Đức đã sử dụng axit cloric. Những cuộc chiến vẫn tiếp tục diễn ra ác liệt ở đó. Theo những nhân chứng, một cuộc thảm sát thật sự đang diễn ra ở nơi ấy. Lúc này, một câu hỏi khác được đặt ra: làm thế nào cô tìm đến và gặp gỡ được với những người cô cần kết nối? Những người này ở Reims. Cô sẽ thử gọi cho họ từ Calais nếu điện thoại vẫn sử dụng được ở Pháp. Nếu không được…, cô sẽ tính sau. Cuộc phiêu lưu này cô đã mong muốn, đã chờ đợi, đã khát khao mãnh liệt. Chuyến đi của cô đã bắt đầu bằng tình hình an ninh quá tồi tệ và cô hi vọng mình đã không quyết định một sự lựa chọn tai hại.
Sáng thứ ba, cô rời Liverpool sau khi đã cảm ơn hết các nhân viên khách sạn. Tất cả mọi người đều tỏ ra rất tử tế với cô. Mỗi người tặng cô một món quà nhỏ: trái cây, bánh kẹo, những vật cầu phúc, những biểu tượng tôn giáo,… những đồ vật giản dị nhưng chứa đựng niềm vui sướng họ dành cho cô, vì cô là một người sống sót của con tàu đã hy sinh.
Một chiếc taxi đưa cô đến ga Lime Street, từ đây cô đáp tàu đi Douvres. Nhiều chiếc phà nhỏ dập dềnh trên sóng gần lối vào cảng, những chiếc xuồng nhỏ đậu yên bình dưới ánh nắng chói chang tháng Năm. Victoria nheo mắt lượng chừng khả năng của chúng, e ngại. Kỷ niệm khủng khiếp trên biển Ai-len đã làm nảy sinh trong cô nỗi sợ hãi sâu kín. Cô thảo luận giá cả với người điều khiển phà. Chuyến ấy chỉ có một dúm hành khách. Đó là một buổi chiều, thời tiết đẹp, mặt biển sáng loáng phản chiếu màu xanh ngắt của bầu trời, nhưng Victoria dán mắt vào những con sóng, rùng mình theo từng đợt sóng, lúc nào cô cũng tưởng mình có nguy cơ bị chết.
- Vous avez bien peur, mademoiselle. (Cô khá sợ hãi đấy nhỉ?)
Người thuyền trưởng mỉm cười với cô. Trong đời ông chưa từng gặp cô gái nào xinh đẹp như vậy. Cô ấy có vẻ đang rất khủng hoảng, đôi mắt dõi trên biển, để tìm cái đuôi trắng dài của một quả ngư lôi rẽ nước.
- Lusitania – cô đáp lại một từ như để cho qua chuyện.
Ông gật đầu. Bi kịch ấy đăng trên tất cả các báo. Mỗi lần đọc bài báo, Victoria lại nghiến chặt hàm răng. Những ý nghĩ của cô hướng về Oliva, nếu chị ấy không nhận được điện của cô thì sao, nỗi lơ lắng sẽ cắn rứt chị ấy không yên.
Chuyến đi ngắn đến Calais trót lọt không có sự cố bất ngờ nào. Khi đến nơi, người thuyền trưởng cho hành lý của Victoria lên bờ. Rồi ông dẫn cô tới trước một người đàn ông đang ngồi trước tay lái chiếc ô tô con, anh ta đã đưa cô về khách sạn gần nhất và dứt khoát từ chối tiền của cô… Sau một cuộc trao đổi ngắn bằng tiếng Pháp giữa người lái xe và chủ khách sạn, ông ta đã dành cho người mới đến một căn phòng xinh xắn trông ra biển.
Cô đề nghị được gọi điện thoại, may mắn thay nó vẫn còn hoạt động. Cô bấm số máy người ta đã đưa cho cô ở lãnh sự quán Pháp tại New York. Người từng liên hệ với cô, một người phụ nữ sẽ phân những người tình nguyện vào các lĩnh vực hoạt động khác nhau của Hội chữ thập đỏ, đi vắng. Không ai nói được tiếng Anh.
- Rappelez demain, mademoiselle. (cô hãy gọi lại vào ngày mai). Người ta trả lời cô.
Cuộc trao đổi bị cắt ngang. Victoria ngồi trong phòng mình, đốt hết điếu này đến điếu khác, trong khi bóng đêm đã thay cho buổi chiều tà. Một lần nữa cô lại nghĩ về chuyến đi của mình. Cô nhớ lại khi bắt đầu. Cô đã rời bỏ chồng, rời bỏ cha và chị; cô đã thoát khỏi một vụ đắm tàu và giờ chỉ có Chúa mới biết được những gì đang chờ đợi cô. Tuy nhiên nỗi sợ hãi đã qua. Lòng quyết tâm lại chiếm hàng đầu. Không có gì khiến cô thay đổi mục tiêu được nữa… nhất là không phải do người nhận điện gắt gỏng cô gọi lại vào ngày hôm sau. Cô ta đã suýt treo máy ngay trước mũi cô, với lý do cô ta quá bận.
- Không. – Cô hét lên trong máy, kiên quyết bắt cô ta phải nghe – Để tôi nói chuyện với một ai khác ngay bây giờ … maintenant (bây giờ) …(rồi một lần nữa cô thốt lên cái từ ma thuật: Tôi là người thoát chết từ tàu Lusitania.
Im lặng chốc lát, cô nghe thấy tiếng trao đổi lao xao bên kia đầu dây, rồi giọng nam giới cất lên trong máy, hỏi tên cô.
Olivia Henderson. Ngài lãnh sự Pháp đã đưa số điện thoại của các vị cho tôi tại New York … Tôi muốn tình nguyện ra tiền tuyến. Tôi là người Mỹ và tôi đang ở Calais.
- Và cô đã ở trên tàu Lusitania?- Anh ta hỏi với giọng trân trọng như để chuộc lỗi.
- Vâng.
- Lạy Chúa … cô có thể tới Reims vào năm giờ ngày mai không?
- Tôi không biết…Tôi nghĩ rằng có … Đó là đâu vậy?
- Cách Calais hai trăm năm mươi cây số… Hướng đông nam. Cô đừng nhầm đường nhé, những trận chiến đang diễn ra ngoài đồng trống, nhưng nó không ác liệt lắm đâu, so với Soissons chẳng hạn… Nhưng dù sao cũng phải chú ý.
Anh khẽ cười và tự hỏi không biết điều gì thôi thúc khiến cô gái rời khỏi quê hương, một đất nước giữ thái độ trung lập chắc chắn. Tổng thống Wilson, ngay cả khi vụ đánh thủy lôi tàu Lusitania vẫn không thay đổi quan điểm chính trị. Chủ trương trung lập nhất quán, ông ta thích giữ một khoảng cách với cuộc chiến tranh quá tốn kém vũ khí và nhân lực … Từ mùa hè vừa rồi, người ta đã tính được năm triệu người chết và bảy triệu người bị thương.
- Cô hãy tìm một ai đó có xe hơi, giọng nói tiếp – Ngày mai chúng tôi sẽ đợi một phái đoàn người tình nguyện. Cô là y tá à?
- Không rất tiếc, cô nói, sợ rằng người ta sẽ từ chối sự giúp đỡ của cô.
- Cô có biết lái xe không?
- Có.
- Tuyệt! Chúng tôi sẽ giao cho cô một xe cứu thương hoặc một xe tải. Ngày mai cô tới nhé.
- Đợi đã, - cô nói khi anh ta chuẩn bị gác máy, - Tên anh là gì?
Sự ngây thơ của cô làm anh mỉm cười. Thấy rõ rằng cô không biết gì về nơi cô đang dừng chân. Lại một lần nữa, anh tự hỏi không biết tại sao cô đến để mạo hiểm cuộc sống của mình trong một cuộc chiến tranh không liên quan gì đến cô. Những người khác cũng đã làm như vậy, tất nhiên, nhưng đó là những người đã có tuổi, với một quá khứ phức tạp. Cô gái này gần như một đứa trẻ vậy… Anh trả lời rằng tên anh thì không quan trọng gì.
- Thế thì tôi hỏi ai? – Cô nài thêm.
Một âm sắc nhọn, bực bội lộ ra trong giọng nói của người đối thoại.
- Không hại gì đâu thưa cô. Hãy yêu cầu người lái xe đưa cô đến bệnh viện hay Hội chữ thập đỏ…Chắc chắn cô sẽ thấy chúng tôi ngay thôi. Đây là cuộc chiến tranh nhỏ với rất rất nhiều binh lính. Cô không thể bỏ qua chúng tôi đâu.
Anh ta gác máy. Sau khi cảm ơn nhân viên lễ tân cô trở về phòng mình.
Tối đó, cô tặng cho mình một bữa ăn ngon lành. Ông chủ khách sạn lo tiến hành đàm phán về xe cộ. Lái xe, một chàng trai trẻ, sở hữu một chiếc Renault đã chấp nhận cuộc đi. Cậu ta sẽ đi con đường phụ,- cậu ta bảo vậy. Chuyến đi phải mất cả ngày, và cậu ta muôn đi sớm từ sáng. Anh chàng có vẻ còn trẻ hơn cả Victoria, tên là Yves. Cô thanh toán tiền trước, theo thỏa thuận. Anh bạn bắt tay, khuyên cô mặc ấm và đi giày thấp… Nếu chẳng may chiếc Renault hỏng dọc đường thì anh không muốn phải vác cô trên vai cho đến tận Reims chỉ vì cô đã đi một đôi giày cao gót. Lời nhắc nhở pha chút bông đùa này không thể không khiến cho Victoria thảng thốt. Cô hỏi cậu ta chẳng nhẽ chiếc xe ô tô này lại thường hỏng hay sao.
- Không thường xuyên đến như thế đâu,- cậu ta trả lời.
Yves chúc cô một đêm ngon giấc, rồi ra đi, hứa sẽ đến đón cô vào sáng mai từ lúc bình minh.
Victoria trải qua một đêm trắng. Sự phấn khích không cho cô nghỉ ngơi. Chuyến đi xa của cô đang gần đến hồi kết thúc. Mục đích của cô gần đạt được. Đến sáng, cô suýt nữa thì nhụt chí. Cái lạnh ẩm ướt của buổi sáng tinh mơ làm cô run rẩy. May thay, ông chủ khách sạn đã chuẩn bị mấy chiếc bánh kẹp cho những người lên đường và Yves đã đến với một tách cafe nóng mẹ anh đã chuẩn bị sẵn.
Chuyến đi báo trước sẽ rất dài. Họ nghỉ chặng đầu tiên ở Doullens. Yves đưa cô một nắp cafe bốc khói nghi ngút.
- Tại sao cô đến nước Pháp? – cậu ta hỏi.
- Tôi muốn có ích, - cô trả lời.
Sự thật là quá phức tạp, nhất là đối với một chàng trai Calais chỉ nói được sơ sơ thứ ngôn ngữ của cô.
- Tôi thấy mình vô dụng trên nước Mỹ, - dù vậy, cô vẫn nói tiếp – Tôi không làm gì cho ai hết.
Những lý do của cô có vẻ cao quí trong tai cậu. Yves gật gù. Cậu hiểu.
- Cô có gia đình chứ, phải vậy không?
Nếu cậu ta biết rằng cô đã bỏ chồng và thằng con trai mà đáng ra cô phải nuôi dậy, câu ta sẽ cho rằng cô là điên hay tai ác.
- Tôi có một chị gái. – Cô trả lời. – Một người chị Jumelle (Sinh đôi).
Đó lại là một từ ma thuật khác, trong tất cả các ngôn ngữ. Một nụ cười sáng lên trên gương mặt chàng trai.
- Không đùa chứ. Indentique?(Giống hệt nhau?)
- Đúng vậy.
- Très amusant.(hay thật). Thế cô ấy không muốn đến đây với cô sao?
- Không phải thế, - cô giải thích một cách chắc chắn – chị ấy lấy chồng rồi, anh biết đấy.
Yves phác một cử chỉ đã hiểu. Nhưng cậu nào có biết chút gì về sự phức tạp của câu chuyện này.
Chiếc xe lại lên đường. Chuyến đi diễn ra trong im lặng. Họ đi qua trước những trang trại, những nhà thờ và những trường học , rồi những cánh đồng khô cằn rộng hút tầm mắt. Không còn người đàn ông nào nữa để cày xới đất đai. Yves cố giải thích cho cô bạn đồng hành bằng cả hai ngôn ngữ và bằng cả điệu bộ cử chỉ để cô có thể hiểu được tình cảnh nước Pháp quê hương anh bây giờ. Đi xa hơn cô tự rót café nóng và châm một điếu thuốc.
- Vous fumez (Cô hút thuốc ư)? – Chàng tài xế trẻ tuổi bị ấn tượng mạnh kêu lên.
Phụ nữ Pháp ở tầng lớp của cô gái này không bao giờ hút thuốc. Victoria gật đầu.
- Très moderne (rất hiện đại!). – Cô nói, khiến người đồng hành bật cười.
Cô très moderne ngay cả khi còn ở New york, thậm chí hơi quá là đằng khác.
Họ đi qua Montdidier, rồi Senlis. Khi họ tới Reims trời đã đổ tối. Cô bị lỡ cuộc hẹn lúc năm giờ với Hội chữ thập đỏ. Không còn giọt café nào trong bình ủ, và họ cũng chẳng còn gì để cho vào miệng. Xa xa người ta nghe thấy tiếng đại bác, xen vào là những loạt súng máy.
- Tôi không thích những cái đó. – cô thì thầm nói với người tài xế, vẻ căng thẳng.
Một người đã chỉ cho họ một con đường đi. Họ đi hướng Chalons – sur – Marne; lát sau, một bệnh viện dã chiến hiện ra dưới tầm mắt. Chỗ nào cũng thấy người, ngay giữa đồng đất rộng: những nữ y tá, nam y tá mang những chiếc tạp dề vấy máu đang khiêng những băng ca thương binh, những người đang hấp hối. Yves càng lúc càng thấy lo sơ, cậu sẽ đi ngay lập tức. Cậu ta giúp Victoria xuống xe. Những cảnh kinh hoàng trải ra dưới mắt họ nhưng cô bỗng cảm nhận được sự hưng phấn quen thuộc tràn ngập lòng mình. Mặc dù những mệt mỏi. Mặc dù những hiểm họa của chuyến đi.
Cô hỏi một người xem Hội chữ thập đỏ đóng ở đâu nhưng tất cả các câu hỏi đều nhận được nụ cười ăn năn. Yves muốn quay trở lại con đường cũ. Cậu ta sẽ để cô ở đó. Cậu ta đã hoàn tất nhiệm vụ của mình rồi. Cô thỏa thuận có một người tài xế chứ đâu phải một người dẫn đường… Cậu ta trèo lên xe, và cô hét lớn merci (cảm ơn). Yves không hề ngoảnh lại, thấy rõ anh chàng đang mong mau mau rời khỏi Chalons – sur – Marne, cô không hề hằn học cậu ta về chuyện đó.
Nằm ở trung tâm cánh đồng là một cái lều to rộng. Người người hối hả chui vào đó, những người từ đó lại chui ra. Một vài người ném cái nhìn ngạc nhiên về phía Victoria. Cô tỏ ra quá sạch sẽ gần như đài các, tạo nên một hình ảnh quá lố khi cứ đứng yên như thế, vali xách tay. Cuối cùng cô cất lời hỏi văn phòng của các nữ y tá nằm ở đâu.
- Đằng kia kìa, - một người hất hàm nói.
Anh ta đang mang trên lưng một túi rác lớn, Victoria rùng mình khi tưởng tượng ra những gì chứa bên trong.
Với những nữ y tá thực thụ chẳng nên lưu tâm nhiều tới điều đó. Hai trăm thương binh được người ta gom về từ mặt trận nằm trong những chiếc băng ca dưới đất. Một chiếc lều với kích cỡ khiêm tốn hơn được sắp xếp làm tổ phẫu thuật đã không còn chỗ nữa… Những người bị thương, thậm chí có những người nằm trực tiếp ngay trên mặt đất, chờ đến lượt mình. Đáp lại những tiếng la hét của những người này là những tiếng rên rỉ của những người khác. Một số, thật may mắn?! đã không còn biết gì nữa.
- Tôi không biết phải làm gì đây. – Victoria ngao ngán .
Cô không chờ đợi cảnh hỗn mang như thế này. Cô ngỡ rằng sẽ có ai đó giải thích cho cô các hoạt động gồm những công việc gì, vậy mà cô lại thấy mình ở giữa tất cả những người đàn ông này, máu me, rách nát vì súng đạn, bỏng cháy vì bom mìn, trúng độc vì khí độc quân Đức đã nã xuống. Liên minh Anh – Pháp và cả những đồng minh của họ không có loại vũ khí nào có thể so sánh được với khí độc này.
Victoria đi theo một y tá trưởng, một người đàn ông nhỏ bé với mái tóc màu hung đỏ mà một người trên đường khi đi ngang qua gọi là Didier. Ơn Chúa, anh ta nói tiếng Anh. Nhưng cô suýt ngất xỉu khi hiểu rằng anh ta muốn giao cô trông nom những người lính mà bộ phận tải thương đã gom về từ ngóc ngách các chiến hào. Vừa chỉ những người hấp hối, anh ta vừa nói, giọng nhỏ xíu giữa những tiếng ồn ào hỗn độn vây quanh.
- Đó, hãy làm những gì cô có thể.
Sự đau đớn của họ dội lại trong trí Victoria bao hình ảnh khác nữa. Những người chết đuối của tàu Lusitania bị sóng đánh dập dồn trên đại dương, nhưng ở đây còn kinh hãi hơn vì những nạn nhân ở đây vẫn còn đang sống.
- Họ sẽ không qua được đêm nay… Khí độc, cô hiểu rồi đấy. Người ta không thể làm gì cho họ nữa.
Một người lính nằm thẳng đờ ngay dưới chân Victoria, phun ra từ miệng một chất nhớt xanh. Cô gái bấu lấy tay người y tá trưởng.
- Tôi không phải là nữ y tá, - cô hổn hển, cố chống lại cơn buồn nôn dữ dội. – Tôi không thể …
Thế này thì quá rồi, cô hối hận vì đã đến đây.
- Tôi, tôi cũng không phải là y tá, anh ta bác lại với giọng sắc nhọn. – Tôi là nhạc công … Nghe đây, đó là điều cô phải nhìn thấy. Ở lại hoặc đi đi. Tôi không có thời gian để lãng phí đâu…
Ánh mắt anh ta thách thức cô.
- Tôi ở lại.
Cô quỳ xuống bên một thương binh. Một trái bom đã phá đi nửa gương mặt anh, nó giờ được cuốn bằng những vòng băng rỉ máu. Các bác sĩ đoán chắc rằng vô ích khi muốn phẫu thuật. Trong một bệnh viện thực thụ, cơ hội sống sót là một trên mười. Còn ở đây thì chẳng có chút cơ may nào.
- Cô tên gì? – anh ta hỏi giọng nói mong manh … Tôi, tôi là Mark.
Anh là người Anh.
- Olivia, cô trả lời dùng cái tên từ nay đã là của cô.
Cô cầm tay anh, nắm chặt nó trong tay mình và cố không nhìn vào vết thương của anh ta.
- À, một cô gái Mỹ,… - Anh ta lẩm nhẩm bằng một âm nhấn của miền Yorkshire.- Tôi đã đến đó một lần rồi…
- Tôi đến từ New York.
Nhưng điều đó thì quan trọng gì nổi với anh ta lúc này.
- Cô đến khi nào?
Anh ta đang bám vào cuộc sống. Dường như một vài trao đổi làm quen ấy có thể giúp anh ta vượt qua đêm nay… Nhưng điều đó là không thể, cả hai đều biết điều đó.
- Tối nay, - cô nói, và một lần nữa muốn ói mửa khi một chàng trai khác nắm lấy gấu váy cô.
- Từ Mỹ… tôi muốn nói là …- Mark thì thào.
- Kỳ nghỉ cuối tuần vừa rồi… với tàu Lusitania.
Họ có đến hàng trăm người. Những cái bóng nhợt nhạt, động cựa trên những tấm đệm rơm. Một ai đó, ở đâu đó lại tiếp tục rên rỉ , thứ âm thanh đơn điệu kinh hồn. Tiếng rên la, khóc than, oán thán chất chứa trong không khí. Giống như cái hôm con tàu bị đắm.
- Quân Đức dã man… Giết cả phụ nữ … cả trẻ em … Lũ súc sinh hung ác, - anh nói, kiệt sức, - Chúng là thế đấy.
Cô quay qua một thương binh khác, người vừa gọi cô. Anh ta muốn uống nước, anh ta muốn gặp mẹ và cơn khát đang thiêu đốt anh ta. Mười bảy tuổi, quê ở Hampsphire. Hai mươi phút sau đó anh ta trút hơi thở cuối cùng trong tay Victoria… Hàng chục người trong số họ sẽ chết cùng một lúc…Cô chỉ có thể nắm tay họ, làm cho họ thỏa những cơn khát, chăm sóc họ một cách nhẹ nhàng nhất, dịu dàng nhất, vì phần lớn họ chẳng còn chút can đảm, chẳng còn chút sức lực nào, và khí độc đang đốt cháy lá phổi họ. Nỗi khiếp sợ tăng lên cùng với cơn sốt. Đêm dài điểm từng giờ u ám, và khi ánh sáng đầu tiên của bình minh mang lại chút sức sống cho sự tăm tối hãi hùng. Victoria bước ra khỏi lều, khắp mình mẩy nhuốm đầy máu và nhớt nhãi. Cô không biết mình đang đi tới đâu, cũng chẳng hay vali mình để ở chỗ nào. Cô đã quên đi tất cả khi những thương binh kêu tên cô và khi thần chết đến cướp họ trên tay cô. Didier và cô đã đưa họ ra ngoài bằng những chiếc cáng, và bây giờ họ nằm xắp hàng dưới đất chờ được đem chôn trên những ngọn đồi. Hàng nghìn thi thể. Trẻ lắm, chỉ vừa mới bước qua tuổi thơ ấu…
- Đi nào, đi kiếm mẩu bánh mì ở nhà ăn tập thể đi. – Didier nói, chỉ tay về phía một lán trại khác, dựng cách đó một quãng, có vẻ nó đã nằm ngoài sự chú ý của Victoria.
Cô đã không ngủ suốt đêm, mỗi thớ thịt trên mình cô gào thét phản đối. Cô đã tỏ ra không thể mệt mỏi. Một nụ cười thoáng hiện ra trên môi Didier.
- Thế nào, Olivia, không hối tiếc chứ?
Rã rời, đờ đẫn, Victoria suýt nữa nói bật ra sự thật: cô không phải là Olivia. Nhưng cô đã không nói gì, chừng nào cô còn ở đây cô sẽ còn được gọi với cái tên đó.
- Không, - cô cười uể oải.
Anh nghĩ rằng cô không nói sự thật. Cô đã làm việc nằng nề suốt cả đêm. Cô sẽ trở thành một trợ tá tuyệt vời nếu cô ở lại. Phần lớn những người tình nguyện đều bỏ cuộc chỉ sau vài ngày. Người ta không thể sống hàng ngày với nỗi khiếp hãi mà không thối chí. Rất hiếm người là những kẻ kiên gan. Một vài người đã theo Didier từ khi bắt đầu…từ gần một năm nay. Nhưng cô gái này sẽ không nằm trong số đó. Quá trẻ, quá xinh đẹp. Chắc chắn cô đang muốn đi tìm cảm giác mạnh, không phải nghi ngờ điều đó.
- Cô sẽ quen với nó thôi. Chờ đến mùa đông, cô sẽ thấy!
Họ đã ngập ngụa đến tận gối trong bùn quánh sệt, hàng tháng liền trong mùa đông năm trước. Dưới mưa ràn rạt dữ dằn. Số phận họ tuy vậy vẫn là điều được mong ước nếu so với số phận những người Nga phải chiến đấu trong cái lạnh cắt da cắt thị ở Galicie. Victoria bỗng tự nhủ rằng mùa đông thì cô đã ra đi từ lâu rồi. Lúc ấy cô sẽ đang ở New York với Charles và Geoffrey… Họ đối với cô dường như đã thật xa, thật mờ nhạt như không còn tồn tại nữa. Chỉ còn một mình Olivia đem lại cho cô cảm giác rất thật… Đôi khi cô còn như nghe thấy giọng nói của chị.
Cô chia tay Didier, lảo đảo đi về phía nhà ăn tập thể. Mùi cà phê và mùi thức ăn mơn man lỗ mũi. Cho dù đã phải sống giữa cảnh tàn sát tang thương. Victoria vẫn có thể cảm thấy chết vì đói. Cô lấy mấy quả trứng, một đĩa sườn sụn hầm rau củ, và một mẩu bánh mì cứng như gỗ. Cô phải dầm ngập nó trong nước sốt. Cô ăn hết những thứ đó cùng hai cốc café đen. Những y tá và bác sĩ trực trao đổi vài ba câu chuyện tầm phào. Tất cả đều mệt nhoài. Một cuộc sống hoàn toàn trải ra giữa đồng không, dưới những lều và lán trại thay cho cả bệnh viện và nhà kho. Một lâu đài nhỏ được trưng dụng cho bộ phận hành chính và bộ tham mưu, những sĩ quan khác đóng trong một trang trại gần đó. Victoria không biết cô sẽ ở chốn nào.
- Cô ở đây với Hội chữ thập đỏ à? – Một phụ nữ béo tròn hỏi cô, giọng dễ chịu.
Chị ta mặc một bộ đồng phục y tá lem máu, và đang ngấu nghiến ăn một bữa sáng đầy sụ. Nếu mười hai tiếng trước, hẳn Victoria đã bị sốc. Hôm nay thì máu đã trở nên bình thường với cô.
- Tôi sẽ phải thế thôi, ít nhất là vậy. – cô giải thích. – Nhưng tôi đã bị lỡ cuộc hẹn ngày hôm qua. Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra với họ.
Người phụ nữ gật đầu. Chị nói tên chị là Rosie và giống như nhiều người chăm sóc khác, chị ta nói tiếng Anh.
- Tôi, tôi biết – cô trả lời với dáng vẻ ục ịch ngồ ngộ.- Một quả đạn pháo đã đụng phải xe của họ ở Meau, trong khi họ đang trên đường đến doanh trại của chúng tôi vào lúc chiều qua. Họ có ba người. Chết ngay tại chỗ.
Victoria hit một hơi dài. Cô cũng có thể đã bị chết trong xe nếu cô cố bắt kịp họ ở Paris. Ơn Chúa, cô đã không cố gắng hết mình được.
- Cô sẽ làm công việc gì? – Rosie nhẹ nhàng hỏi.
Victoria suy nghĩ trong giây lát. Tự đáy lòng cô chẳng biết gì cả. Thật kinh hoàng, thật nặng nề so với những gì cô đã hình dung. Những cuộc hội thảo mà cô đã tham gia tại lãnh sự quán ở New York đã dệt nên một bức tranh khác hẳn về chiến tranh… Những từ ngữ luôn sạch sẽ hơn, hợp lý hơn thực tế; chúng đã miêu tả một lý tưởng trong sáng thuần túy mà giản lược đi những vấn đề có thực. Cô tự hỏi không biết cô muốn lái một chiếc xe cứu thương hay một chiếc xe tang lễ hơn đây… Cô muốn chở những người đang hấp hối về bệnh viện hay những người chết đến nơi an nghỉ cuối cùng.
- Tôi không biết…- cô bắt đầu, ngần ngại.- Tôi không phải là y tá, tôi chẳng có chút kinh nghiệm gì về thuốc thang cả… Tôi không biết tôi có thể trở nên hữu ích trong công việc gì đây.
Cô nhìn Rosie với một vẻ rụt rè mới mẻ.
- Tôi có thể nói chuyện đó với ai?
- Trung sĩ Morrison. Chị ấy điều hành những người tình nguyện… Và nhất là cô đừng tự lừa dối mình. Chúng tôi cần sự giúp đỡ, dù cô có bị níu kéo hay không… Nếu cô có thể chịu đựng được cảnh này, tất nhiên rồi.
Tất cả vấn đề là ở đó.
- Chị ấy đâu? – Victoria thận trọng hỏi.
Cô vẫn còn chưa đi đến quyết định sẽ ở lại.
Rosie cười lớn và tự lấy thêm café cho mình.
- Không cần thiết phải đi tìm chị ấy, rồi chị ấy sẽ tìm thấy cô. Trung sĩ Morrison biết tất cả những gì đang diễn ra ở đây… Và đó là một lời cảnh báo đấy.
Rosie không nhầm. Chỉ khoảng năm phút sau, một phụ nữ khổng lồ, mặc quân phục, sải những bước dài tới gần, rồi nhìn Victoria định lượng. Chị ta biết được việc cô đến đây qua Didier. Trung sĩ Morrison, người Australie, cô sinh ra ở Melbourne, cao một mét tám nhăm. Tóc vàng, mắt xanh, chị ta đã ở Pháp gần một năm nay. Chính chị ta cũng từng bị thương trong chiến đấu. Chị điều hành nhóm những người tình nguyện với nắm đấm sắt, bắt họ cam chịu kỷ luật như một nô lệ. Chị ta không quan tâm đến những lời mào đầu vô ích.
- Theo những gì tôi thấy người ta sắp cô ngay lập tức vào việc. – chị ta nói với Victoria, cô cảm thấy mình bỗng bé xíu.
- Vâng, - cô trả lời hất cằm lên.
Trong trận địa, mỗi người dường như đều biết nghĩa vụ của mình. Người ta gọi là ốc đảo của sự văn minh giữa cảnh hỗn độn và hung dữ này.
- Chuyện ấy có làm cô hài lòng không? – Trung sĩ Morrison hỏi.
- Động từ hài lòng có lẽ không thích đáng. – Victoria thận trọng trả lời.
Rosie đã đi đến khu phẫu thuật. Chị ta sẽ còn phải làm việc trong mười hai giờ nữa… Nhưng kíp trực luôn sẵn sàng hai tư trên hai tư. Đôi khi, chính sự mệt mỏi trong họ là nguyên nhân của sức lực trong họ. Thực tế, Rosie đã hoạt động hết mình liên tục ba mươi giờ rồi.
- Gần như tất cả những người tôi chăm sóc đã chết trong đêm qua, - Victoria tiếp.
Peny Morrison gật đầu miễn cưỡng. Một ánh sáng xúc động thoáng qua rất nhanh trong đôi mắt xanh của chị.
- Than ôi, đó là số phận của hầu hết những bệnh nhân của chúng ta. Hãy suy nghĩ đi, cô Handerson.
Chị ta có trí nhớ của con voi. Chị nắm được ngay tên người mới đến, chị đã ghi tên cô vào khu lán nữ, và gửi hành lý của cô tới đó.
- Chúng tôi cần sự giúp đỡ, - chị ta nói tiếp thẳng thắn. –Tôi không biết vì sao cô có mặt ở đây, và tôi cũng không muốn biết, nhưng nếu cô có lòng ở lại, chúng tôi sẽ rất biết ơn cô. Hiện tại, những chiến sĩ của chúng ta đang phải chịu những thất bại tồi tê.
Victoria đã thấy được điều ấy qua những con số không ngừng tăng lên các thương binh được đưa về. Người ta đã cấp cho cô một mặt nạ chống khí độc phòng trường hợp chiến hào gần nhất bị phá hủy và quân Đức tấn công.
- Tôi thích ở lại, - Victoria nghe tiếng mình trả lời.
Cô là người đầu tiên ngạc nhiên về lời nói. Cứ như đã có giọng của một người xa lạ nào đó đã trả lời câu hỏi của trung sĩ.
- Rất tốt.
Peny Morrison xem đồng hồ. Trong sáng nay, có một buổi họp tổ chức trong lâu đài, và tướng chỉ huy đã mời chị tới. Chị bước đi, rồi quay lại phía Victoria.
- À tôi quên… Cô đã được đăng kí vào khu lán nữ. Cô sẽ thấy hành lý của cô ở đó… Người ta sẽ chỉ cho cô chỗ ngủ ...Và trong mười phút nữa cô được chờ đợi trong trường hợp khẩn cấp.
- Cái gì cơ, ngay lập tức?
Cô chỉ khao khát được nghỉ ngơi xứng đáng. Nhưng đó không phải là ý kiến của trung sĩ. Bóng dáng một nụ cười hiện trên môi Peny Morrison.
- Cô sẽ được tự do tối nay lúc tám giờ. Như tôi đã nói với cô rồi, chúng tôi cần cô. Cô sẽ sung sướng với giấc ngủ ngon sau vậy.
Ánh mắt họ giao nhau. Cô tưởng như đọc thấy trong đôi mắt trung sĩ một biểu hiện ấm áp, rồi nó biến mất gần như ngay lập tức. Mười phút sau, người phụ nữ này sẽ là một bạo chúa. Chị điều khiển các y tá và khai thác kiệt quệ những người tình nguyện. Ở doanh trại này, tất cả đều được phân phối hạn định, cả tài nguyên con người.
- Hãy túm tóc vào, - chị ta nói trước khi quay đi.
Victoria uống ực cốc café đen thứ ba. Cô chẳng còn sức lực, chẳng còn lòng dũng cảm nữa,… Và chẳng còn sự lựa chọn.
- Cô đã quay lại rồi sao? Hẳn cô đã gặp trung úy Morrison, - Didier trêu trọc.
Anh vẫn ở đó. Victoria thay một chiếc tạp dề sạch, buộc tóc và đội một chiếc mũ vô khuẩn. Lực lượng liên minh cung cấp chúng nhiều chừng nào có thể, nhưng căn cứ vào nhu cầu thực của họ, những dự trữ đang cạn nhanh chóng.
Mười hai giờ liền trôi qua chỉ là sự lặp đi lặp lại những cơn ác mộng ấy: tiếng kêu ran đau đớn, những chân tay bị cắt cụt, những đôi mắt mù lòa, những lá phổi bị nhiễm độc… Rời khỏi bệnh xá, Victoria chao đảo. Cơn buồn nôn trào lên trong cô, nhưng cô không còn sức để nôn ọe nữa. Một ai đó chỉ cho cô khu lán trại dành cho nữ. Về đến nơi, không thèm bỏ công tìm hành lý, cô ngã xoài xuống chỗ nằm gần nhất, chìm trong giấc ngủ nặng trĩu. Không mơ mộng gì, kể cả về chị gái mình. Cô mở mắt trước buổi chiều hôm sau. Cô tắm vòi hoa sen bằng dụng cụ tạm bợ sẵn có ở đó, gội đầu và trở ra con đường về nhà ăn tập thể, bữa tối đã được phục vụ. Đó là một chiều tháng Năm rực rỡ. Đã lấy lại diện mạo một con người, cô ngồi vào bàn, và uống liền vài cốc café đặc… ở đây, tất cả mọi người đều lạm dụng café.
Vừa ăn, Victoria chợt nhớ ra rằng cô không biết lịch làm việc tiếp theo của mình. Cuối bữa, cô nhận ra Didier và đặt câu hỏi đó với anh. Anh mới kết thúc ba mươi sáu tiếng phục vụ. Sức lực cạn kiệt khiến mọi đường nét trên mặt anh dăn dúm lại.
- Không bao giờ có trước chiều tối đâu… Chắc cũng được niêm yết ở khu của cô rồi đấy. Morrison nói rằng cô cần được nghỉ ngơi.
- Anh cũng vậy, - cô nói, đầy cảm thông.
Hôm nay cô có ấn tượng đã là một phần thực sự của doanh trại. Đó là một cảm giác an tâm
- Salut, chào nhé! – Anh ta hét lên trong lúc đi xa dần với một tách café trên tay.
Chất cafein chẳng làm anh mất ngủ được. Không gì có thể giữ anh thức tỉnh lúc này, kể cả những tràng súng máy. Anh khó lòng mà đứng thẳng nổi, nhưng anh vẫn mỉm cười khi đã đi khá xa. Cô gái trẻ làm anh hài lòng. Những người tình nguyện đến đây với những lý do thuộc về riêng họ. Họ không bao giờ nói về chuyện đó, ít nhất là trước khi trở thành những người bạn thân thiết. Phần lớn đối với họ ra mặt trận là một sự trốn chạy. Họ trốn chạy một cuộc đời bất hạnh nào đó. Một số khác đi theo lý tưởng Nhưng dù nguyên do thôi thúc họ là gì đi nữa, thì nó cũng chẳng có gì liên quan tới nguyên do đã giữ họ ở lại nơi này.
Victoria trở về khu lán, ở đó cô thấy tờ lịch làm việc của mình. Cô sẽ vào việc sau hai giờ nữa. Cô nằm dài trên giường trong chốc lát, rồi đi một vòng quanh doanh trại, để làm quen với sự sắp đặt quanh đây. Cô nghĩ đến việc viết thư cho Olivia, rồi quyết định rằng cô không có thời gian cho việc đó. Cô có mặt ở bệnh xá sớm trước khi. Kíp bác sĩ đã trực đổi ca. Lát sau, trung sĩ Morrison tới. Chị có vẻ vui khi Victoria đã ở vị trí, và đưa cho cô hai bộ đồng phục. Một chiếc áo khoác ngắn, một chân váy dài, một tạp dề trắng. một chiếc mũ nhỏ có gắn hình chữ thập đỏ, một áo choàng đỏ dùng trong trường hợp trời lạnh. Những trang phục cũ kỹ này chẳng phong trang nhã gì, nhưng nó chỉ ra cô thuộc tốp nào. Nữ trung sĩ hỏi cô mọi chuyện vẫn ổn chứ.
- Vâng, tôi chắc vậy,- Victoria trả lời, không khỏi có một điều không nói ra.
Cô không chắc vào khả năng của mình. Cô sẽ cố gắng tỏ ra giỏi giang hơn.
- Tôi hài lòng được nghe điều ấy. Hãy đi lấy giấy chứng minh của cô ở trong khu ở của mình. Tên đăng ký của cô đã được chấp nhận hôm qua, trong cuộc họp. Cô sẽ thích nghi được, không có vấn đề gì đâu, cô Henderson ạ.
Từ miệng trung sĩ Morrison đó là lời khen ngợi đẹp nhất, nhưng Victoria không có thời gian để hào hứng với chuyện đó. Chiến trận đang diễn ra ác liệt ở Berry – au – Bac và những thương binh trên các cáng được đưa về ào ào.
Cô an ủi họ, chăm sóc cho họ, băng bó các vết thương trong mười bốn giờ liền không ngơi tay. Được đẩy ra khỏi bệnh xá, cô đi thẳng theo con đường về lán nghỉ. Cô quá kiệt sức để có thể ăn được lúc này. Và dù vậy, dù mệt mỏi rã rời, cô không thể vùi đi những hình ảnh dồn dập trong trí. Những đưa trẻ chết đuối trên tàu Lusitania hiện lên hòa trộn cùng những thân thể rách nát của những người lính trẻ. Những con quỉ của sự điên dại và của cái chết bây giờ mới thật hả hê sung sướng. Thế giới xung quanh chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Mặt trời đang tỏa sáng trên bầu trời trong xanh của nước Pháp, những con chim đang ca hót và những con người đang chém giết nhau với sự hung dữ của loài thú dữ. Cô đi qua chỗ ở tồi tàn của mình, tới ngồi trên bãi cỏ, tựa lưng vào một thân cây và châm một điếu thuốc. Lúc này chỉ có một ý nghĩ chiếm giữ trong cô là được đơn độc một mình để tập hợp các suy nghĩ. Cô không có thói quen với sự tất bật thế này. Năng lượng đã cạn kiệt, cô ngả đầu trên một gốc cây, rít từng hơi thuốc dài, ánh mặt trời mơn man trên khuôn mặt cô; cô có cảm tưởng như đã ngàn năm qua rồi.
- Cô sẽ mau chóng có nước da rám nắng xinh đẹp đấy… Mặc dù, cần phải thú thực rằng, nơi đây không phải là địa điểm thú vị cho những chuyến nghỉ hè.
Giọng nói đàn ông, một âm nhẹ của tiếng Pháp. Nhưng người lạ này đã nói bằng tiếng Anh. Cô ngước nhìn lên một người đang cúi ngược xuống, vóc dáng cao hơn cả cái cây. Những lọn tóc vàng đã điểm những sóng bạc… trong bối cảnh khác, cô hẳn đã thấy anh ta thật quyến rũ.
- Sao anh biết rằng tôi nói tiếng Anh? – cô tò mò hỏi.
- Tôi đã ký giấy tờ của cô ngày hôm qua.
Anh ta nhìn cô lạnh lùng. Không ai trong hai người mỉm cười, cứ như người nọ đang định giá người kia.
- Tôi nhận ra qua bộ đồng phục, - anh tiếp, - và qua miêu tả.
Peny Morrison đã tuyên bố một cô người Mỹ rất xinh đẹp đã tham gia vào đội quân những người tình nguyện và theo ý kiến của chị ta thì cô sẽ chẳng ở được quá mười phút ở trận địa. Anh tránh lưu tâm cô về chi tiết này.
- Tôi có cần phải đứng lên để chào anh không?
Cô chẳng biết gì về nghi lễ hết. Vào lúc này, họ đang đối diện nhau như một người đàn ông và một người đàn bà. Không phải như một đại úy và một trợ lý y tế.
- Không, - anh nói, lần này thì mỉm cười, - ít nhất là nếu cô không muốn gia nhập quân đội, cái điều mà tôi can gián cô cực lực. Ngay bây giờ nếu có một tâm hồn người lính đang ngủ trong cô thì chúng ta có thể phải tranh luận với nhau về điều đó.
Anh nói tiếng Anh một cách hoàn hảo, - anh đã học ở trường Oxford và trường Harvard, anh ta có vẻ nhiều tuổi hơn Charles, nhưng cô không biết nói là bao nhiêu. Thực tế, anh ba chín tuổi. Thực tế đó là một người đàn ông đẹp, với dáng vẻ triết gia.
- Đại úy Edouard de Bonneville, - anh tự giới thiệu.
Bây giờ anh mỉm cười với cô. Hai ngọn lửa nhỏ tỏa sáng trong đôi mắt Victoria, nó đã tắt từ khi cô rời khỏi New York. Cô không có ai để trò chuyện, trừ Lady Mackworth, trên tàu Lusitania. Sau đó cô chỉ có những cuộc trao đổi hoàn toàn mang tính hình thức. Thế nhưng, người đàn ông này lại rất khác.
- Anh có phải là tổng chỉ huy của trung đoàn không? Tôi e đáng lẽ mình phải nhảy dựng lên khi trông thấy anh, nhưng tôi sợ rằng đôi chân của tôi không thể chịu đựng được trọng lượng của tôi nữa.
Đôi mắt cô thâm cuồng còn nụ cười thì tinh nghịch.
- Đó cũng là một ưu thế khi người ta không ở trong quân ngũ. Không có gì buộc cô phải cảnh giác cả… Rõ ràng cô không có một lợi ích nào khi nhập quân ngũ.
Anh ngồi trên một gốc cây, đối diện với cô.
- Và để trả lời câu hỏi của cô: không, tôi không phải là tổng chỉ huy, tôi chỉ ở cấp bậc thứ ba hay thứ tư thôi. Thế nên tôi không có quyền lực gì cả.
- Nếu anh kí vào giấy tờ của tôi, thì hẳn anh cũng phải có quyền hạn ở mức nào đó chứ?
- Ồ, ba lần không.
Anh hoàn toàn không nói sự thật. Anh tốt nghiệp ở trường Saumur, một trường kỵ binh dành cho con trai các quý tộc và các đại gia, và anh là một quân nhân có tiền đồ. Nếu mọi việc diễn tiến bình thường anh sẽ lến đến cấp tướng. Nhưng anh quan tâm đến cô bạn duyên dáng đang cùng trò chuyện này hơn câu chuyện thật của mình. Trong hai ngày nay, anh đã nghe nói nhiều về cô từ những người đàn ông và từ Peny Morrison. Người mới xuất hiện này khêu gợi tính hiếu kỳ của tất cả mọi người. Rất có học thức, một vẻ đẹp choáng ngời, và rất trẻ… Những cô gái như thế này đáng lẽ thường dành mùa hè để khiêu vũ, chải chuốt trong nhung lụa.
- Tôi nghe nói cô đã ở trên tàu Lusitania?
Anh thấy một nỗi đau đớn trong mắt cô, rồi nói tiếp.
- Chuyến đi dài của cô đã bắt đầu tệ hại. Và sau đó? Chuyện gì đã đến với cô? Cô đã bị lạc trên đường đến một nơi nào khác thú vị hơn cái địa ngục này? Hay là cô buộc mình phải chịu một hình phạt tự nguyện?
Cô phá lên cười. Con người không quen biết này làm cô hài lòng. Anh thuộc loại người có trí tuệ sắc bén mà cô thích thú.
- Tôi đã tình nguyện đến đây, - cô trả lời, miệng vẫn mỉm cười. – Những sự tình cờ không có liên quan gì cả.
Ánh mắt họ lại gặp nhau. Cùng màu xanh trong hai đôi mắt ấy, dưới mái tóc đen của Victoria và với Edouard là mái tóc vàng. Người nào chứng kiến cảnh này hẳn nghĩ rằng họ là một đôi tuyệt đẹp, mặc dù chàng đại úy có nhiều tuổi hơn nhiều so với Victoria. Gần bốn mươi, anh gần như có thể làm bố cô. Tuy nhiên, chẳng có chút tình cảm cha con nào đẩy anh đến bên cô.
- Làm sao mà anh lại nói tốt tiếng Anh thế?
- Tôi đã học ở Oxford, Sorbonne. Sau đó, để hoàn thiện kiến thức của mình, tôi đã học tiếp một cua nữa ở Harvard, - anh nói thêm, - rồi sau đó ở Saumur, một trường quân sự Pháp rất ngốc nghếch với những con ngựa ở khắp nơi.
Nét hài hước chua cay của anh làm Victoria thú vị. Cô đã từng nghe nói trường Saumur như một trường của kỵ binh rất cao cấp. Tương đương với trường West Point.
- Bây giờ tôi ở đây (anh cũng châm một điếu thuốc và Victoria, vì hút hết điếu của mình, cũng bắt chước theo). Và hãy tin tôi đi, tôi thích ở một nơi khá hơn.
Cô cười… Người ta chỉ có thể đồng tình với ý kiến của anh. Thật lú lẫn khi cô đã tình nguyện từ bên kia trái đất tới đây, như cô đã thú nhật với anh.
- Nếu cô còn có chút lương tri, cô hãy lên một con tàu Mỹ, lần này, để có thể trở lại nhanh nhất đất nước của cô… Thực chất chính xác cô ở đâu?
Anh không biết tất cả những gì về cô, trừ việc cô là người Mỹ, tên cô là Olivia Henderson, - ít nhất anh cũng tưởng như vậy.
- New York.
- Cô đã chạy chốn điều gì? Những người cha mẹ độc đoán ư?
Theo như giấy thông hành, cô hai mươi hai tuổi. Một tuổi còn khá mềm yếu mà người ta vẫn thường sống cùng với cha mẹ và có thể thực hiện những cuộc bỏ chốn… Hay là một thất bại trong tình yêu đã dẫn cô tới chốn này, điều ấy, thẳng thắn mà nói là một phản ứng ngu ngốc.
- Không, - cô lắc đầu, - thậm chí cha tôi là một người rất tử tế.
Edouard tỏ vẻ rất ngạc nhiên.
- Và ông chấp nhận cho cô đến nước Pháp? Quý ông này buồn cười thật. Nếu tôi có con gái, tôi không bao giờ cho nó làm một điều như vậy.
Không có chiếc nhẫn nào được đeo trên ngón tay áp út của anh… Và cô cũng không đeo nhẫn cưới dù cô vẫn luôn là gái có chồng.
- Ông không biết nơi tôi đang ở, - cô giải thích, - Ông tưởng tôi đang ở California.
- Thật không tốt chút nào, - Anh kêu lên, ánh mắt chê trách.
Nhỡ một bất hạnh xảy ra với cô thì sao? Và chuyến đi trên tàu Lusiatania chẳng phải đã suýt nữa bắt cô phải trả bằng cả tính mạng của mình đấy thôi.
- Cô có cho ai biết về cái trò … quậy phá của mình không?
Cô còn trẻ, táo tợn. Một sự bạo gan điên rồ.
- Chị gái tôi, - cô nói, dựa người vào thân cây.
Sự mệt mỏi làm cô tê dại. Vì vậy, cô muốn dốc lòng cùng một ai đó. Có lẽ cô đã nhầm khi gửi gắm niềm tin. Có lẽ cô đã sai khi tâm sự cùng anh. Dù sao đi nữa, anh cũng không thể trả cô về trái với ý muốn của cô được. Cô có giấy tờ, cô đã là người trưởng thành, cô không e ngại gì hết.
- Chúng tôi là chị em sinh đôi, - cô nói bình thản.
- Chị em sinh đôi thật à? – anh hỏi ngay, đầy tò mò.
Cô xác nhận.
- Thật như những điều thật nhất: hai chị em sinh đôi giống nhau như bóng với hình. Điều ấy có nghĩa là tất cả những gì chị ấy có ở bên trái thì tôi có ở phía bên phải. Như cái vết này này.
Cô xòe bàn tay trái ra để chỉ cho anh xem cái chấm nhỏ nâu bé xíu, nằm giữa ngón tay trỏ và ngón giữa. Anh chẳng cần đến nó để phân biệt được cô, nhưng anh hiểu được vấn đề.
- Không có ai có thể xác định được đúng hai người chúng tôi, ngoài bác quản gia, người đã nuôi dạy chúng tôi từ bé. Ngay cả ba tôi cũng nhầm lẫn.
Cô nở một nụ cười tinh quái với anh, nó biểu lộ tất cả sự thích thú cô từng có trước đây, khi nhấn chìm mọi người trong hoài nghi.
- Đó hẳn là phức tạp khủng khiếp? – anh thừa nhận với một nụ cười. – Nhất là những gã đàn ông, phải vậy không? Đã bao giờ các cô đánh lừa một trong số những kẻ si tình theo đuổi các cô chưa?
Cô cười. Anh ta thật thông minh, cô tự nhủ. Có một điều cô còn chưa biết, đó là Edouard de Bonneville đã bị vẻ đẹp của cô chinh phục. Anh đã nghe người ta nói cô là cô gái xinh đẹp, nhưng từ này đối với anh dường như quá yếu với thực tế. Cô khiến người ta phải say mê.
- Một vài người, - cô thú nhận với vẻ ngây thơ mà trong giây lát anh không tin nổi.
- Những anh chàng khốn khổ! Thật tai ác! Tôi thú thực, tôi rất muốn thấy cảnh đó ngay bây giờ. Tên chị gái cô là gì?
Cô không ngần ngại một giây.
- Victoria.- cô nói.
- Olivia và Victoria. Tuyệt diệu. Thế đấy, Olivia cô ở đây, bao quanh mình một màn sương bí ẩn, và chỉ một mình cô biết điều đó. Cô ở đây đến bao giờ? Đến hết chiến tranh chứ?
Anh nghi ngờ. Cô chẳng có lý do gì để lao đầu vào những ngày tháng như anh ở đây. Rõ ràng, cô bước ra từ một tầng lớp xã hội rất có văn hóa. Cô dùng thứ ngôn từ nắn nót của người được học hành cẩn thận. Và cô đẹp như ban mai. Cô sẽ quay về nhà ngay khi cô thấy đủ ở nơi này. Ngay khi cô đã mệt mỏi vì những nguy nan thường trực và vì sự thiếu thốn tiện nghi… Có nghĩa là sẽ sớm thôi, anh kết luận.
- Tôi không biết, - cô đáp thành thật.
Đôi mắt mở lớn của cô đã kể câu chuyện riêng của nó. Còn một chuyện mà anh vẫn chưa hiểu. Có lẽ cô đang trốn chạy một điều gì hoặc một ai đó.
- Lâu chừng nào tôi có thể. Tất cả phụ thuộc vào chị gái tôi.
Anh nhướng mày, ngạc nhiên.
- Thật sao, tại sao vậy?
Cô là một sinh linh hiếm hoi. Một tạo vật kỳ lạ. Anh rất muốn được cả ngày trò chuyện với cô, để biết thêm về cô.
- Chị ấy đang chăm lo cho … một vài việc thay cho tôi.
- Hoàn cảnh có vẻ rắc rối.
- Không chỉ có vẻ, mà là rắc rối.
Anh tự hứa với mình sẽ dõi theo mọi hành động và cử chỉ của cô, chừng nào cô còn ở Chalons – sur – Marne. Cô đã đánh thức sự quan tâm trong anh.
Cô chầm chậm đứng lên, rã rời. Cô chưa muốn rời xa anh, nhưng cơn buồn ngủ kéo dài dính hai mi mắt cô lại. Anh đưa cô tới tận khu lán trại của chị em phụ nữ, Victoria quá đỗi ngạc nhiên. Cô đoán chắc rằng anh không muốn ai thấy anh cùng với một nữ tình nguyện viên bình thường như cô, nhưng anh đã không tỏ ra như vậy.
Tuần tiếp sau, anh thường xuyên gặp cô. Anh tạt qua bệnh xá, nơi anh thấy cô đang quỳ chân bên những nạn nhân bị khí độc, họ dốc kiệt ruột gan vào váy áo cô trước khi họ thở hắt ra trong tay cô. Nhiều lần anh ghé vào nhà ăn tập thể để uống với cô một cốc café … Họ đã có thể tranh luận với nhau dù trong tiếng nổ không dứt của đủ các loại súng, tiếng rít của những quả đạn pháo, -những âm thanh luôn gợi cho Victoria nhớ tới quả thủy lôi đã đánh đắm tàu Lusitania. Những đám mây nhiễm khí độc vàng lợt che phủ bầu trời xanh miền biển trên những vùng đất đang chịu các cuộc dội bom không thương xót, những người tàn phế, những thương binh tăng lên không ngừng,…. Nhưng cả hai vẫn nói những chuyện tầm phào: về những trận đấu tennis, về những ván bài, về niềm say mê ngựa đã thúc đẩy Edouard thi vào trường kỵ binh…. Họ cùng nhau tìm ra những người quen chung ở Newport. Những cuộc trò chuyện kỳ lạ diễn ra giữa cảnh hỗn mang và sự tàn phá này. Dần dần anh hay xuất hiện ở khu lán nữ và sau một tháng, anh mời cô tới dự bữa cơm với tướng chỉ huy và vài sĩ quan cao cấp trong quân đội.
- Cái gì? Ở đây á? – Cô kêu lên với vẻ kinh ngạc, gần như hoảng hốt.
Cô đã bị mất tất cả trên con tàu bị trúng thủy lôi và tủ quần áo cô trang bị từ Liverpool chỉ gồm nửa tá những đồ dùng cho lao động, những thứ xấu xí khiến người ta phát sợ.
- Tôi e rằng đây không phải là việc tôi mời cô đến nhà hàng Maxim’s ở Paris, - anh trả lời vui vẻ.
Victoria, cô gái đến bây giờ trên mình chỉ có một chiếc áo ngắn và một chiếc tạp dề lem máu, cô gái đã từng lái chiếc xe chở đầy những thi hài đến nhà xác của trận địa, bỗng nhiên lý luận như bất cứ người phụ nữ bình thường nào trên trái đất.
- Tôi chẳng có gì để mặc cả, - cô thì thầm, dù sao cũng thật sự xúc động.
Cô coi anh như một người bạn. Cái ý nghĩ có thể anh đã bị cô thu hút chẳng một lần nào lướt qua trí cô. Anh hơn cô nhiều tuổi, ở một vị trí, cấp bậc cao hơn. Hơn nữa, nơi đây ở bối cảnh này chẳng mấy sẵn sàng cho một mối tình, mặc dù quan hệ nam nữ vẫn tồn tại trong nội bộ nhân sự. Chiến tranh sự nguy hiểm thường trực, cái chết đã khiến một vài người xích lại và gắn kết với nhau. Một số khác, ngược lại, vẫn luôn giữ một khoảng cách. Victoria xếp Edouard vào nhóm này.
- Tôi cũng chẳng có gì để mặc ngoài bộ quân phục này, thưa cô Olivia.
Anh làm cô mỉm cười mỗi lần anh gọi cô bằng tên của chị gái. Giờ đây cô đã đáp lại cái tên đó không một giây ngỡ ngàng. Đôi khi cô lại bị tấn công bởi nỗi sợ hãi: dù sao đi nữa, cô cũng đã đến một đất nước đang có chiến tranh bằng giấy thông hành của người khác, cô đang tồn tại không hợp pháp, Edouard, người còn xa hàng nghìn dặm mới có thể đoán được ý nghĩ của cô, hẹn với cô rằng chính xác anh sẽ qua đón cô lúc bẩy giờ.
Cô cần được cho phép đặc biệt để rời khỏi vị trí của mình. Didier chấp nhận dành cho cô ưu ái đó.
- À à. Một lời mời ăn tối. Đúng lúc tôi đang tự hỏi lúc nào thì chuyện ấy xảy ra. – anh bông đùa, đôi lông mày hung đỏ nhướng lên.
Anh rất quý mến cô gái trẻ này. Victoria làm việc nặng nhọc mà không bao giờ phàn nàn; cô nghiêm túc, thẳng thắn, người ta có thể tin tưởng vào cô.Cô thường xuyên làm việc thêm giờ.
Lời bóng gió của Didier làm cô bật cười.
- Thôi đi. Chúng tôi chỉ là những người bạn tốt mà thôi.
- Đó là cô tưởng thế. Cô không biết những người Pháp.
- Anh đừng có mơ mộng lãng mạn! – Cô trêu anh.
Tới ngày đã hẹn, sau khi trực tối, cô lao về khu lán, trút ngay cái tạp dề vấy máu thay bộ đồng phục sạch sẽ. Cô chẳng có chút mĩ phẩm nào cả. Cô thả xõa tóc, và chải nó thật cẩn thận.
Edouard đến, như đã hứa, đằng sau tay lái một chiếc xe tải nhỏ. Cả khu lán gần như hoang vắng. Những người khác đang ở nhà ăn tập thể hoặc đang ca làm việc.
- Tối nay cô đẹp lắm, Olivia, - anh tuyên bố nồng nhiệt.
Cô cười tinh nghịch.
- Anh thấy váy áo tôi thế nào? Tôi đã đặt may nó ở Paris đấy … Và cả tóc của tôi nữa? - cô nói và hất mớ tóc đen dài, - Tôi phải mất hàng tiếng đồng hồ để tạo kiểu cho nó đấy.
- A, cô mới tai ác làm sao! Không ngạc nhiên khi gia đình để cho cô tới đây. Họ muốn được giải thoát khỏi cô đấy.
- Đúng vậy, - cô nói, nghĩ đến Charles và Geofrey, họ chẳng hề thấy thiếu vắng cô đâu.
- Gần đây cô có tin gì mới của chị cô không?
- Hai lần. Tôi cũng đã viết thư cho chị ấy… Nhưng tôi sợ rằng những bức thư của tôi đã đánh tiếng chuông tồi. Tôi đã rất khó khăn khi giải thích cho chị ấy những gì đang diễn ra ở đây … những gì tôi đã thấy …
- Không gì khó khăn hơn việc hiểu một cuộc chiến tranh từ bên ngoài, - anh tán đồng.
Họ đến trước lâu đài. Cô vuốt lại tóc, bước xuống xe. Một sự căng thẳng kỳ lạ xâm chiếm lấy cô khi cô bước lên bên cạnh Edouard. Có hai người phụ nữ khác cũng có mặt trong số khách mời. Bà chủ lâu đài, một nữ bá tước, nhiều tuổi gấp hai lần Victoria và có vẻ rất nhã nhặn. Từ khi tòa lâu đài được trưng dụng, bà tự xếp mình vào một trong những người tùy tòng đắc lực. Người phụ nữ kia là phu nhân một đại tá Anh. Người đại tá đã đến đây từ nhiều tháng trước, rồi ông không thể dứt ra về được nữa, vậy là vợ ông buộc phải tới đây thăm chồng.
Bữa ăn tối khác hẳn bình thường bởi sự đơn giản của nó. Những cuộc trao đổi xoay quanh đề tài chiến tranh. Người ta nói về vùng nông thôn Galicie. Những người Ba Lan đang phải chịu những mất mát lớn. Hơn một triệu người lính đã ngã xuống trong vòng một tháng.- điều đó không t
Váy áo nhàu nát, Victoria ngồi trong căn phòng nhỏ, đốt một điếu thuốc. Bất thần cô khóc nức nở. Cô muốn quay trở lại trang trại Croton. Nhưng đã quá muộn để quay về những ngày xưa.
Buổi tối, ông chủ khách sạn bảo mang lên cho cô một khay đồ ăn. Ông biết cô là ai và tại sao cô ở đây. Những lời xì xào đã theo sát kể từ khi cô bước qua tiền sảnh. Cô đã giải thích rất ngắn gọn về mình với nhân viên lễ tân. Những tờ séc, những tờ tiền mặt, những tờ tín phiếu đều ướt sũng. Cô nói thứ hai sẽ đi đổi chúng ở nhà băng. Từ giờ đến lúc đó, cô không muốn bị chú ý. Bóng đêm đang tràn vào, Victoria nhốt mình trong phòng chống trả lại một cách vô vọng những hình ảnh khủng khiếp cứ hiển hiện trước mắt. Con tàu đang chìm dần, những khuôn mặt hãi hùng của những người đang đuối nước, người thủy thủ trẻ măng đã khuyên cô bám vào chiếc ghế dài để mong thoát chết. Tất cả nhảy nhót như một vũ điệu điên loạn trong trí óc cô.
Cả đêm cô không chợp mắt. Sáng, khuôn mặt cô bợt bạt như tờ giấy nhàu nát. Cô đến nhà băng và trở ra với những tờ tiền mới, tạt ngay vào cửa hiệu gần nhất. Cô mua vài chiếc váy, một quần dài, áo chui cổ, giầy và một đôi ủng mà cô dự định sẽ đi dọc ngang các chiến hào. Có thể người ta sẽ cấp cho cô một bộ đồng phục, nhưng dù sao cô vẫn cần một ít quần áo riêng và ít đồ mỹ phẩm và một chiếc lược nữa. Cô chẳng còn lại gì, cả chiếc váy đỏ rách tả tơi cô cũng đã bỏ lại Queestown.
- Cô định từ bỏ cuộc sống lứa đôi hay sao? – Người bán hàng tắc tắc lưỡi, giọng bông đùa.
Nhưng Victoria không cười. Thậm chí cũng chẳng mỉm cười.
- Tôi đang ở trên boong tàu Lusitania khi nó chìm, cô nói.
Người phụ nữ nuốt nước bọt. Cả thế giới biết về thảm kịch này.
- Cô gái, dù sao cô cũng còn may mắn. – Người bán hàng nhỏ giọng, thầm chúc phúc cho cô gái trẻ.
Victoria về khách sạn, tay ôm nặng những bọc hàng. Những cảnh tan tác, kinh hoàng lại ám ảnh cô. Sẽ không bao giờ cô quên những nỗi khủng khiếp này sao? Những khuôn mặt? Những tiếng kếu khóc? Những đứa trẻ bị nhấn chìm dưới sóng giồi? Cô tưởng như lại nhìn thấy cậu bé trong bộ lễ phục bằng nhung xanh rớt xuống đại dương. Cái chết đã làm biến dạng khuôn mặt cậu. Chiếc phù hiệu tàu Lusitania vẫn đính trên cổ áo. Giờ đây cô đã có đủ lý do căm thù quân Đức đến trọn đời.
Tối hôm ấy, cô bắt đầu phục hồi lại ý chí. Làm thế nào để đến Pháp đây? Những kế hoạch cô dự tính trước đã bị thay đổi hoàn toàn, nhân viên lễ tân vừa mách cho cô một con đường đi tới Douvres, từ đó, một con phà nhỏ sẽ đưa cô đến Calais. Sẽ mạo hiểm đấy – anh ta nói thêm, - tàu ngầm Đức đã chiếm hầu hết biển Manche, nghĩ tới điều đó, Victoria lại run lên.
Có lẽ tốt hơn hết là tôi nên mua một bộ áo tắm và bắt đầu bơi vậy, - cô nói, cười méo mó.
Đầu óc hài hước của cô khiến anh ta phải phì cười.
- Cô cứng đầu đấy, tiểu thư. Ở địa vị cô, tôi không tin mình sẽ lại đặt chân lên một con tàu.
- Tôi không còn sự lựa chọn nào, nếu tôi muốn đến Pháp, phải vậy không
Cô đến Châu u, để trở nên hữu ích hơn. Không ai nói với cô việc ấy là dễ dàng.
Trận Ypres, hai tuần mới đây, quân Đức đã sử dụng axit cloric. Những cuộc chiến vẫn tiếp tục diễn ra ác liệt ở đó. Theo những nhân chứng, một cuộc thảm sát thật sự đang diễn ra ở nơi ấy. Lúc này, một câu hỏi khác được đặt ra: làm thế nào cô tìm đến và gặp gỡ được với những người cô cần kết nối? Những người này ở Reims. Cô sẽ thử gọi cho họ từ Calais nếu điện thoại vẫn sử dụng được ở Pháp. Nếu không được…, cô sẽ tính sau. Cuộc phiêu lưu này cô đã mong muốn, đã chờ đợi, đã khát khao mãnh liệt. Chuyến đi của cô đã bắt đầu bằng tình hình an ninh quá tồi tệ và cô hi vọng mình đã không quyết định một sự lựa chọn tai hại.
Sáng thứ ba, cô rời Liverpool sau khi đã cảm ơn hết các nhân viên khách sạn. Tất cả mọi người đều tỏ ra rất tử tế với cô. Mỗi người tặng cô một món quà nhỏ: trái cây, bánh kẹo, những vật cầu phúc, những biểu tượng tôn giáo,… những đồ vật giản dị nhưng chứa đựng niềm vui sướng họ dành cho cô, vì cô là một người sống sót của con tàu đã hy sinh.
Một chiếc taxi đưa cô đến ga Lime Street, từ đây cô đáp tàu đi Douvres. Nhiều chiếc phà nhỏ dập dềnh trên sóng gần lối vào cảng, những chiếc xuồng nhỏ đậu yên bình dưới ánh nắng chói chang tháng Năm. Victoria nheo mắt lượng chừng khả năng của chúng, e ngại. Kỷ niệm khủng khiếp trên biển Ai-len đã làm nảy sinh trong cô nỗi sợ hãi sâu kín. Cô thảo luận giá cả với người điều khiển phà. Chuyến ấy chỉ có một dúm hành khách. Đó là một buổi chiều, thời tiết đẹp, mặt biển sáng loáng phản chiếu màu xanh ngắt của bầu trời, nhưng Victoria dán mắt vào những con sóng, rùng mình theo từng đợt sóng, lúc nào cô cũng tưởng mình có nguy cơ bị chết.
- Vous avez bien peur, mademoiselle. (Cô khá sợ hãi đấy nhỉ?)
Người thuyền trưởng mỉm cười với cô. Trong đời ông chưa từng gặp cô gái nào xinh đẹp như vậy. Cô ấy có vẻ đang rất khủng hoảng, đôi mắt dõi trên biển, để tìm cái đuôi trắng dài của một quả ngư lôi rẽ nước.
- Lusitania – cô đáp lại một từ như để cho qua chuyện.
Ông gật đầu. Bi kịch ấy đăng trên tất cả các báo. Mỗi lần đọc bài báo, Victoria lại nghiến chặt hàm răng. Những ý nghĩ của cô hướng về Oliva, nếu chị ấy không nhận được điện của cô thì sao, nỗi lơ lắng sẽ cắn rứt chị ấy không yên.
Chuyến đi ngắn đến Calais trót lọt không có sự cố bất ngờ nào. Khi đến nơi, người thuyền trưởng cho hành lý của Victoria lên bờ. Rồi ông dẫn cô tới trước một người đàn ông đang ngồi trước tay lái chiếc ô tô con, anh ta đã đưa cô về khách sạn gần nhất và dứt khoát từ chối tiền của cô… Sau một cuộc trao đổi ngắn bằng tiếng Pháp giữa người lái xe và chủ khách sạn, ông ta đã dành cho người mới đến một căn phòng xinh xắn trông ra biển.
Cô đề nghị được gọi điện thoại, may mắn thay nó vẫn còn hoạt động. Cô bấm số máy người ta đã đưa cho cô ở lãnh sự quán Pháp tại New York. Người từng liên hệ với cô, một người phụ nữ sẽ phân những người tình nguyện vào các lĩnh vực hoạt động khác nhau của Hội chữ thập đỏ, đi vắng. Không ai nói được tiếng Anh.
- Rappelez demain, mademoiselle. (cô hãy gọi lại vào ngày mai). Người ta trả lời cô.
Cuộc trao đổi bị cắt ngang. Victoria ngồi trong phòng mình, đốt hết điếu này đến điếu khác, trong khi bóng đêm đã thay cho buổi chiều tà. Một lần nữa cô lại nghĩ về chuyến đi của mình. Cô nhớ lại khi bắt đầu. Cô đã rời bỏ chồng, rời bỏ cha và chị; cô đã thoát khỏi một vụ đắm tàu và giờ chỉ có Chúa mới biết được những gì đang chờ đợi cô. Tuy nhiên nỗi sợ hãi đã qua. Lòng quyết tâm lại chiếm hàng đầu. Không có gì khiến cô thay đổi mục tiêu được nữa… nhất là không phải do người nhận điện gắt gỏng cô gọi lại vào ngày hôm sau. Cô ta đã suýt treo máy ngay trước mũi cô, với lý do cô ta quá bận.
- Không. – Cô hét lên trong máy, kiên quyết bắt cô ta phải nghe – Để tôi nói chuyện với một ai khác ngay bây giờ … maintenant (bây giờ) …(rồi một lần nữa cô thốt lên cái từ ma thuật: Tôi là người thoát chết từ tàu Lusitania.
Im lặng chốc lát, cô nghe thấy tiếng trao đổi lao xao bên kia đầu dây, rồi giọng nam giới cất lên trong máy, hỏi tên cô.
Olivia Henderson. Ngài lãnh sự Pháp đã đưa số điện thoại của các vị cho tôi tại New York … Tôi muốn tình nguyện ra tiền tuyến. Tôi là người Mỹ và tôi đang ở Calais.
- Và cô đã ở trên tàu Lusitania?- Anh ta hỏi với giọng trân trọng như để chuộc lỗi.
- Vâng.
- Lạy Chúa … cô có thể tới Reims vào năm giờ ngày mai không?
- Tôi không biết…Tôi nghĩ rằng có … Đó là đâu vậy?
- Cách Calais hai trăm năm mươi cây số… Hướng đông nam. Cô đừng nhầm đường nhé, những trận chiến đang diễn ra ngoài đồng trống, nhưng nó không ác liệt lắm đâu, so với Soissons chẳng hạn… Nhưng dù sao cũng phải chú ý.
Anh khẽ cười và tự hỏi không biết điều gì thôi thúc khiến cô gái rời khỏi quê hương, một đất nước giữ thái độ trung lập chắc chắn. Tổng thống Wilson, ngay cả khi vụ đánh thủy lôi tàu Lusitania vẫn không thay đổi quan điểm chính trị. Chủ trương trung lập nhất quán, ông ta thích giữ một khoảng cách với cuộc chiến tranh quá tốn kém vũ khí và nhân lực … Từ mùa hè vừa rồi, người ta đã tính được năm triệu người chết và bảy triệu người bị thương.
- Cô hãy tìm một ai đó có xe hơi, giọng nói tiếp – Ngày mai chúng tôi sẽ đợi một phái đoàn người tình nguyện. Cô là y tá à?
- Không rất tiếc, cô nói, sợ rằng người ta sẽ từ chối sự giúp đỡ của cô.
- Cô có biết lái xe không?
- Có.
- Tuyệt! Chúng tôi sẽ giao cho cô một xe cứu thương hoặc một xe tải. Ngày mai cô tới nhé.
- Đợi đã, - cô nói khi anh ta chuẩn bị gác máy, - Tên anh là gì?
Sự ngây thơ của cô làm anh mỉm cười. Thấy rõ rằng cô không biết gì về nơi cô đang dừng chân. Lại một lần nữa, anh tự hỏi không biết tại sao cô đến để mạo hiểm cuộc sống của mình trong một cuộc chiến tranh không liên quan gì đến cô. Những người khác cũng đã làm như vậy, tất nhiên, nhưng đó là những người đã có tuổi, với một quá khứ phức tạp. Cô gái này gần như một đứa trẻ vậy… Anh trả lời rằng tên anh thì không quan trọng gì.
- Thế thì tôi hỏi ai? – Cô nài thêm.
Một âm sắc nhọn, bực bội lộ ra trong giọng nói của người đối thoại.
- Không hại gì đâu thưa cô. Hãy yêu cầu người lái xe đưa cô đến bệnh viện hay Hội chữ thập đỏ…Chắc chắn cô sẽ thấy chúng tôi ngay thôi. Đây là cuộc chiến tranh nhỏ với rất rất nhiều binh lính. Cô không thể bỏ qua chúng tôi đâu.
Anh ta gác máy. Sau khi cảm ơn nhân viên lễ tân cô trở về phòng mình.
Tối đó, cô tặng cho mình một bữa ăn ngon lành. Ông chủ khách sạn lo tiến hành đàm phán về xe cộ. Lái xe, một chàng trai trẻ, sở hữu một chiếc Renault đã chấp nhận cuộc đi. Cậu ta sẽ đi con đường phụ,- cậu ta bảo vậy. Chuyến đi phải mất cả ngày, và cậu ta muôn đi sớm từ sáng. Anh chàng có vẻ còn trẻ hơn cả Victoria, tên là Yves. Cô thanh toán tiền trước, theo thỏa thuận. Anh bạn bắt tay, khuyên cô mặc ấm và đi giày thấp… Nếu chẳng may chiếc Renault hỏng dọc đường thì anh không muốn phải vác cô trên vai cho đến tận Reims chỉ vì cô đã đi một đôi giày cao gót. Lời nhắc nhở pha chút bông đùa này không thể không khiến cho Victoria thảng thốt. Cô hỏi cậu ta chẳng nhẽ chiếc xe ô tô này lại thường hỏng hay sao.
- Không thường xuyên đến như thế đâu,- cậu ta trả lời.
Yves chúc cô một đêm ngon giấc, rồi ra đi, hứa sẽ đến đón cô vào sáng mai từ lúc bình minh.
Victoria trải qua một đêm trắng. Sự phấn khích không cho cô nghỉ ngơi. Chuyến đi xa của cô đang gần đến hồi kết thúc. Mục đích của cô gần đạt được. Đến sáng, cô suýt nữa thì nhụt chí. Cái lạnh ẩm ướt của buổi sáng tinh mơ làm cô run rẩy. May thay, ông chủ khách sạn đã chuẩn bị mấy chiếc bánh kẹp cho những người lên đường và Yves đã đến với một tách cafe nóng mẹ anh đã chuẩn bị sẵn.
Chuyến đi báo trước sẽ rất dài. Họ nghỉ chặng đầu tiên ở Doullens. Yves đưa cô một nắp cafe bốc khói nghi ngút.
- Tại sao cô đến nước Pháp? – cậu ta hỏi.
- Tôi muốn có ích, - cô trả lời.
Sự thật là quá phức tạp, nhất là đối với một chàng trai Calais chỉ nói được sơ sơ thứ ngôn ngữ của cô.
- Tôi thấy mình vô dụng trên nước Mỹ, - dù vậy, cô vẫn nói tiếp – Tôi không làm gì cho ai hết.
Những lý do của cô có vẻ cao quí trong tai cậu. Yves gật gù. Cậu hiểu.
- Cô có gia đình chứ, phải vậy không?
Nếu cậu ta biết rằng cô đã bỏ chồng và thằng con trai mà đáng ra cô phải nuôi dậy, câu ta sẽ cho rằng cô là điên hay tai ác.
- Tôi có một chị gái. – Cô trả lời. – Một người chị Jumelle (Sinh đôi).
Đó lại là một từ ma thuật khác, trong tất cả các ngôn ngữ. Một nụ cười sáng lên trên gương mặt chàng trai.
- Không đùa chứ. Indentique?(Giống hệt nhau?)
- Đúng vậy.
- Très amusant.(hay thật). Thế cô ấy không muốn đến đây với cô sao?
- Không phải thế, - cô giải thích một cách chắc chắn – chị ấy lấy chồng rồi, anh biết đấy.
Yves phác một cử chỉ đã hiểu. Nhưng cậu nào có biết chút gì về sự phức tạp của câu chuyện này.
Chiếc xe lại lên đường. Chuyến đi diễn ra trong im lặng. Họ đi qua trước những trang trại, những nhà thờ và những trường học , rồi những cánh đồng khô cằn rộng hút tầm mắt. Không còn người đàn ông nào nữa để cày xới đất đai. Yves cố giải thích cho cô bạn đồng hành bằng cả hai ngôn ngữ và bằng cả điệu bộ cử chỉ để cô có thể hiểu được tình cảnh nước Pháp quê hương anh bây giờ. Đi xa hơn cô tự rót café nóng và châm một điếu thuốc.
- Vous fumez (Cô hút thuốc ư)? – Chàng tài xế trẻ tuổi bị ấn tượng mạnh kêu lên.
Phụ nữ Pháp ở tầng lớp của cô gái này không bao giờ hút thuốc. Victoria gật đầu.
- Très moderne (rất hiện đại!). – Cô nói, khiến người đồng hành bật cười.
Cô très moderne ngay cả khi còn ở New york, thậm chí hơi quá là đằng khác.
Họ đi qua Montdidier, rồi Senlis. Khi họ tới Reims trời đã đổ tối. Cô bị lỡ cuộc hẹn lúc năm giờ với Hội chữ thập đỏ. Không còn giọt café nào trong bình ủ, và họ cũng chẳng còn gì để cho vào miệng. Xa xa người ta nghe thấy tiếng đại bác, xen vào là những loạt súng máy.
- Tôi không thích những cái đó. – cô thì thầm nói với người tài xế, vẻ căng thẳng.
Một người đã chỉ cho họ một con đường đi. Họ đi hướng Chalons – sur – Marne; lát sau, một bệnh viện dã chiến hiện ra dưới tầm mắt. Chỗ nào cũng thấy người, ngay giữa đồng đất rộng: những nữ y tá, nam y tá mang những chiếc tạp dề vấy máu đang khiêng những băng ca thương binh, những người đang hấp hối. Yves càng lúc càng thấy lo sơ, cậu sẽ đi ngay lập tức. Cậu ta giúp Victoria xuống xe. Những cảnh kinh hoàng trải ra dưới mắt họ nhưng cô bỗng cảm nhận được sự hưng phấn quen thuộc tràn ngập lòng mình. Mặc dù những mệt mỏi. Mặc dù những hiểm họa của chuyến đi.
Cô hỏi một người xem Hội chữ thập đỏ đóng ở đâu nhưng tất cả các câu hỏi đều nhận được nụ cười ăn năn. Yves muốn quay trở lại con đường cũ. Cậu ta sẽ để cô ở đó. Cậu ta đã hoàn tất nhiệm vụ của mình rồi. Cô thỏa thuận có một người tài xế chứ đâu phải một người dẫn đường… Cậu ta trèo lên xe, và cô hét lớn merci (cảm ơn). Yves không hề ngoảnh lại, thấy rõ anh chàng đang mong mau mau rời khỏi Chalons – sur – Marne, cô không hề hằn học cậu ta về chuyện đó.
Nằm ở trung tâm cánh đồng là một cái lều to rộng. Người người hối hả chui vào đó, những người từ đó lại chui ra. Một vài người ném cái nhìn ngạc nhiên về phía Victoria. Cô tỏ ra quá sạch sẽ gần như đài các, tạo nên một hình ảnh quá lố khi cứ đứng yên như thế, vali xách tay. Cuối cùng cô cất lời hỏi văn phòng của các nữ y tá nằm ở đâu.
- Đằng kia kìa, - một người hất hàm nói.
Anh ta đang mang trên lưng một túi rác lớn, Victoria rùng mình khi tưởng tượng ra những gì chứa bên trong.
Với những nữ y tá thực thụ chẳng nên lưu tâm nhiều tới điều đó. Hai trăm thương binh được người ta gom về từ mặt trận nằm trong những chiếc băng ca dưới đất. Một chiếc lều với kích cỡ khiêm tốn hơn được sắp xếp làm tổ phẫu thuật đã không còn chỗ nữa… Những người bị thương, thậm chí có những người nằm trực tiếp ngay trên mặt đất, chờ đến lượt mình. Đáp lại những tiếng la hét của những người này là những tiếng rên rỉ của những người khác. Một số, thật may mắn?! đã không còn biết gì nữa.
- Tôi không biết phải làm gì đây. – Victoria ngao ngán .
Cô không chờ đợi cảnh hỗn mang như thế này. Cô ngỡ rằng sẽ có ai đó giải thích cho cô các hoạt động gồm những công việc gì, vậy mà cô lại thấy mình ở giữa tất cả những người đàn ông này, máu me, rách nát vì súng đạn, bỏng cháy vì bom mìn, trúng độc vì khí độc quân Đức đã nã xuống. Liên minh Anh – Pháp và cả những đồng minh của họ không có loại vũ khí nào có thể so sánh được với khí độc này.
Victoria đi theo một y tá trưởng, một người đàn ông nhỏ bé với mái tóc màu hung đỏ mà một người trên đường khi đi ngang qua gọi là Didier. Ơn Chúa, anh ta nói tiếng Anh. Nhưng cô suýt ngất xỉu khi hiểu rằng anh ta muốn giao cô trông nom những người lính mà bộ phận tải thương đã gom về từ ngóc ngách các chiến hào. Vừa chỉ những người hấp hối, anh ta vừa nói, giọng nhỏ xíu giữa những tiếng ồn ào hỗn độn vây quanh.
- Đó, hãy làm những gì cô có thể.
Sự đau đớn của họ dội lại trong trí Victoria bao hình ảnh khác nữa. Những người chết đuối của tàu Lusitania bị sóng đánh dập dồn trên đại dương, nhưng ở đây còn kinh hãi hơn vì những nạn nhân ở đây vẫn còn đang sống.
- Họ sẽ không qua được đêm nay… Khí độc, cô hiểu rồi đấy. Người ta không thể làm gì cho họ nữa.
Một người lính nằm thẳng đờ ngay dưới chân Victoria, phun ra từ miệng một chất nhớt xanh. Cô gái bấu lấy tay người y tá trưởng.
- Tôi không phải là nữ y tá, - cô hổn hển, cố chống lại cơn buồn nôn dữ dội. – Tôi không thể …
Thế này thì quá rồi, cô hối hận vì đã đến đây.
- Tôi, tôi cũng không phải là y tá, anh ta bác lại với giọng sắc nhọn. – Tôi là nhạc công … Nghe đây, đó là điều cô phải nhìn thấy. Ở lại hoặc đi đi. Tôi không có thời gian để lãng phí đâu…
Ánh mắt anh ta thách thức cô.
- Tôi ở lại.
Cô quỳ xuống bên một thương binh. Một trái bom đã phá đi nửa gương mặt anh, nó giờ được cuốn bằng những vòng băng rỉ máu. Các bác sĩ đoán chắc rằng vô ích khi muốn phẫu thuật. Trong một bệnh viện thực thụ, cơ hội sống sót là một trên mười. Còn ở đây thì chẳng có chút cơ may nào.
- Cô tên gì? – anh ta hỏi giọng nói mong manh … Tôi, tôi là Mark.
Anh là người Anh.
- Olivia, cô trả lời dùng cái tên từ nay đã là của cô.
Cô cầm tay anh, nắm chặt nó trong tay mình và cố không nhìn vào vết thương của anh ta.
- À, một cô gái Mỹ,… - Anh ta lẩm nhẩm bằng một âm nhấn của miền Yorkshire.- Tôi đã đến đó một lần rồi…
- Tôi đến từ New York.
Nhưng điều đó thì quan trọng gì nổi với anh ta lúc này.
- Cô đến khi nào?
Anh ta đang bám vào cuộc sống. Dường như một vài trao đổi làm quen ấy có thể giúp anh ta vượt qua đêm nay… Nhưng điều đó là không thể, cả hai đều biết điều đó.
- Tối nay, - cô nói, và một lần nữa muốn ói mửa khi một chàng trai khác nắm lấy gấu váy cô.
- Từ Mỹ… tôi muốn nói là …- Mark thì thào.
- Kỳ nghỉ cuối tuần vừa rồi… với tàu Lusitania.
Họ có đến hàng trăm người. Những cái bóng nhợt nhạt, động cựa trên những tấm đệm rơm. Một ai đó, ở đâu đó lại tiếp tục rên rỉ , thứ âm thanh đơn điệu kinh hồn. Tiếng rên la, khóc than, oán thán chất chứa trong không khí. Giống như cái hôm con tàu bị đắm.
- Quân Đức dã man… Giết cả phụ nữ … cả trẻ em … Lũ súc sinh hung ác, - anh nói, kiệt sức, - Chúng là thế đấy.
Cô quay qua một thương binh khác, người vừa gọi cô. Anh ta muốn uống nước, anh ta muốn gặp mẹ và cơn khát đang thiêu đốt anh ta. Mười bảy tuổi, quê ở Hampsphire. Hai mươi phút sau đó anh ta trút hơi thở cuối cùng trong tay Victoria… Hàng chục người trong số họ sẽ chết cùng một lúc…Cô chỉ có thể nắm tay họ, làm cho họ thỏa những cơn khát, chăm sóc họ một cách nhẹ nhàng nhất, dịu dàng nhất, vì phần lớn họ chẳng còn chút can đảm, chẳng còn chút sức lực nào, và khí độc đang đốt cháy lá phổi họ. Nỗi khiếp sợ tăng lên cùng với cơn sốt. Đêm dài điểm từng giờ u ám, và khi ánh sáng đầu tiên của bình minh mang lại chút sức sống cho sự tăm tối hãi hùng. Victoria bước ra khỏi lều, khắp mình mẩy nhuốm đầy máu và nhớt nhãi. Cô không biết mình đang đi tới đâu, cũng chẳng hay vali mình để ở chỗ nào. Cô đã quên đi tất cả khi những thương binh kêu tên cô và khi thần chết đến cướp họ trên tay cô. Didier và cô đã đưa họ ra ngoài bằng những chiếc cáng, và bây giờ họ nằm xắp hàng dưới đất chờ được đem chôn trên những ngọn đồi. Hàng nghìn thi thể. Trẻ lắm, chỉ vừa mới bước qua tuổi thơ ấu…
- Đi nào, đi kiếm mẩu bánh mì ở nhà ăn tập thể đi. – Didier nói, chỉ tay về phía một lán trại khác, dựng cách đó một quãng, có vẻ nó đã nằm ngoài sự chú ý của Victoria.
Cô đã không ngủ suốt đêm, mỗi thớ thịt trên mình cô gào thét phản đối. Cô đã tỏ ra không thể mệt mỏi. Một nụ cười thoáng hiện ra trên môi Didier.
- Thế nào, Olivia, không hối tiếc chứ?
Rã rời, đờ đẫn, Victoria suýt nữa nói bật ra sự thật: cô không phải là Olivia. Nhưng cô đã không nói gì, chừng nào cô còn ở đây cô sẽ còn được gọi với cái tên đó.
- Không, - cô cười uể oải.
Anh nghĩ rằng cô không nói sự thật. Cô đã làm việc nằng nề suốt cả đêm. Cô sẽ trở thành một trợ tá tuyệt vời nếu cô ở lại. Phần lớn những người tình nguyện đều bỏ cuộc chỉ sau vài ngày. Người ta không thể sống hàng ngày với nỗi khiếp hãi mà không thối chí. Rất hiếm người là những kẻ kiên gan. Một vài người đã theo Didier từ khi bắt đầu…từ gần một năm nay. Nhưng cô gái này sẽ không nằm trong số đó. Quá trẻ, quá xinh đẹp. Chắc chắn cô đang muốn đi tìm cảm giác mạnh, không phải nghi ngờ điều đó.
- Cô sẽ quen với nó thôi. Chờ đến mùa đông, cô sẽ thấy!
Họ đã ngập ngụa đến tận gối trong bùn quánh sệt, hàng tháng liền trong mùa đông năm trước. Dưới mưa ràn rạt dữ dằn. Số phận họ tuy vậy vẫn là điều được mong ước nếu so với số phận những người Nga phải chiến đấu trong cái lạnh cắt da cắt thị ở Galicie. Victoria bỗng tự nhủ rằng mùa đông thì cô đã ra đi từ lâu rồi. Lúc ấy cô sẽ đang ở New York với Charles và Geoffrey… Họ đối với cô dường như đã thật xa, thật mờ nhạt như không còn tồn tại nữa. Chỉ còn một mình Olivia đem lại cho cô cảm giác rất thật… Đôi khi cô còn như nghe thấy giọng nói của chị.
Cô chia tay Didier, lảo đảo đi về phía nhà ăn tập thể. Mùi cà phê và mùi thức ăn mơn man lỗ mũi. Cho dù đã phải sống giữa cảnh tàn sát tang thương. Victoria vẫn có thể cảm thấy chết vì đói. Cô lấy mấy quả trứng, một đĩa sườn sụn hầm rau củ, và một mẩu bánh mì cứng như gỗ. Cô phải dầm ngập nó trong nước sốt. Cô ăn hết những thứ đó cùng hai cốc café đen. Những y tá và bác sĩ trực trao đổi vài ba câu chuyện tầm phào. Tất cả đều mệt nhoài. Một cuộc sống hoàn toàn trải ra giữa đồng không, dưới những lều và lán trại thay cho cả bệnh viện và nhà kho. Một lâu đài nhỏ được trưng dụng cho bộ phận hành chính và bộ tham mưu, những sĩ quan khác đóng trong một trang trại gần đó. Victoria không biết cô sẽ ở chốn nào.
- Cô ở đây với Hội chữ thập đỏ à? – Một phụ nữ béo tròn hỏi cô, giọng dễ chịu.
Chị ta mặc một bộ đồng phục y tá lem máu, và đang ngấu nghiến ăn một bữa sáng đầy sụ. Nếu mười hai tiếng trước, hẳn Victoria đã bị sốc. Hôm nay thì máu đã trở nên bình thường với cô.
- Tôi sẽ phải thế thôi, ít nhất là vậy. – cô giải thích. – Nhưng tôi đã bị lỡ cuộc hẹn ngày hôm qua. Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra với họ.
Người phụ nữ gật đầu. Chị nói tên chị là Rosie và giống như nhiều người chăm sóc khác, chị ta nói tiếng Anh.
- Tôi, tôi biết – cô trả lời với dáng vẻ ục ịch ngồ ngộ.- Một quả đạn pháo đã đụng phải xe của họ ở Meau, trong khi họ đang trên đường đến doanh trại của chúng tôi vào lúc chiều qua. Họ có ba người. Chết ngay tại chỗ.
Victoria hit một hơi dài. Cô cũng có thể đã bị chết trong xe nếu cô cố bắt kịp họ ở Paris. Ơn Chúa, cô đã không cố gắng hết mình được.
- Cô sẽ làm công việc gì? – Rosie nhẹ nhàng hỏi.
Victoria suy nghĩ trong giây lát. Tự đáy lòng cô chẳng biết gì cả. Thật kinh hoàng, thật nặng nề so với những gì cô đã hình dung. Những cuộc hội thảo mà cô đã tham gia tại lãnh sự quán ở New York đã dệt nên một bức tranh khác hẳn về chiến tranh… Những từ ngữ luôn sạch sẽ hơn, hợp lý hơn thực tế; chúng đã miêu tả một lý tưởng trong sáng thuần túy mà giản lược đi những vấn đề có thực. Cô tự hỏi không biết cô muốn lái một chiếc xe cứu thương hay một chiếc xe tang lễ hơn đây… Cô muốn chở những người đang hấp hối về bệnh viện hay những người chết đến nơi an nghỉ cuối cùng.
- Tôi không biết…- cô bắt đầu, ngần ngại.- Tôi không phải là y tá, tôi chẳng có chút kinh nghiệm gì về thuốc thang cả… Tôi không biết tôi có thể trở nên hữu ích trong công việc gì đây.
Cô nhìn Rosie với một vẻ rụt rè mới mẻ.
- Tôi có thể nói chuyện đó với ai?
- Trung sĩ Morrison. Chị ấy điều hành những người tình nguyện… Và nhất là cô đừng tự lừa dối mình. Chúng tôi cần sự giúp đỡ, dù cô có bị níu kéo hay không… Nếu cô có thể chịu đựng được cảnh này, tất nhiên rồi.
Tất cả vấn đề là ở đó.
- Chị ấy đâu? – Victoria thận trọng hỏi.
Cô vẫn còn chưa đi đến quyết định sẽ ở lại.
Rosie cười lớn và tự lấy thêm café cho mình.
- Không cần thiết phải đi tìm chị ấy, rồi chị ấy sẽ tìm thấy cô. Trung sĩ Morrison biết tất cả những gì đang diễn ra ở đây… Và đó là một lời cảnh báo đấy.
Rosie không nhầm. Chỉ khoảng năm phút sau, một phụ nữ khổng lồ, mặc quân phục, sải những bước dài tới gần, rồi nhìn Victoria định lượng. Chị ta biết được việc cô đến đây qua Didier. Trung sĩ Morrison, người Australie, cô sinh ra ở Melbourne, cao một mét tám nhăm. Tóc vàng, mắt xanh, chị ta đã ở Pháp gần một năm nay. Chính chị ta cũng từng bị thương trong chiến đấu. Chị điều hành nhóm những người tình nguyện với nắm đấm sắt, bắt họ cam chịu kỷ luật như một nô lệ. Chị ta không quan tâm đến những lời mào đầu vô ích.
- Theo những gì tôi thấy người ta sắp cô ngay lập tức vào việc. – chị ta nói với Victoria, cô cảm thấy mình bỗng bé xíu.
- Vâng, - cô trả lời hất cằm lên.
Trong trận địa, mỗi người dường như đều biết nghĩa vụ của mình. Người ta gọi là ốc đảo của sự văn minh giữa cảnh hỗn độn và hung dữ này.
- Chuyện ấy có làm cô hài lòng không? – Trung sĩ Morrison hỏi.
- Động từ hài lòng có lẽ không thích đáng. – Victoria thận trọng trả lời.
Rosie đã đi đến khu phẫu thuật. Chị ta sẽ còn phải làm việc trong mười hai giờ nữa… Nhưng kíp trực luôn sẵn sàng hai tư trên hai tư. Đôi khi, chính sự mệt mỏi trong họ là nguyên nhân của sức lực trong họ. Thực tế, Rosie đã hoạt động hết mình liên tục ba mươi giờ rồi.
- Gần như tất cả những người tôi chăm sóc đã chết trong đêm qua, - Victoria tiếp.
Peny Morrison gật đầu miễn cưỡng. Một ánh sáng xúc động thoáng qua rất nhanh trong đôi mắt xanh của chị.
- Than ôi, đó là số phận của hầu hết những bệnh nhân của chúng ta. Hãy suy nghĩ đi, cô Handerson.
Chị ta có trí nhớ của con voi. Chị nắm được ngay tên người mới đến, chị đã ghi tên cô vào khu lán nữ, và gửi hành lý của cô tới đó.
- Chúng tôi cần sự giúp đỡ, - chị ta nói tiếp thẳng thắn. –Tôi không biết vì sao cô có mặt ở đây, và tôi cũng không muốn biết, nhưng nếu cô có lòng ở lại, chúng tôi sẽ rất biết ơn cô. Hiện tại, những chiến sĩ của chúng ta đang phải chịu những thất bại tồi tê.
Victoria đã thấy được điều ấy qua những con số không ngừng tăng lên các thương binh được đưa về. Người ta đã cấp cho cô một mặt nạ chống khí độc phòng trường hợp chiến hào gần nhất bị phá hủy và quân Đức tấn công.
- Tôi thích ở lại, - Victoria nghe tiếng mình trả lời.
Cô là người đầu tiên ngạc nhiên về lời nói. Cứ như đã có giọng của một người xa lạ nào đó đã trả lời câu hỏi của trung sĩ.
- Rất tốt.
Peny Morrison xem đồng hồ. Trong sáng nay, có một buổi họp tổ chức trong lâu đài, và tướng chỉ huy đã mời chị tới. Chị bước đi, rồi quay lại phía Victoria.
- À tôi quên… Cô đã được đăng kí vào khu lán nữ. Cô sẽ thấy hành lý của cô ở đó… Người ta sẽ chỉ cho cô chỗ ngủ ...Và trong mười phút nữa cô được chờ đợi trong trường hợp khẩn cấp.
- Cái gì cơ, ngay lập tức?
Cô chỉ khao khát được nghỉ ngơi xứng đáng. Nhưng đó không phải là ý kiến của trung sĩ. Bóng dáng một nụ cười hiện trên môi Peny Morrison.
- Cô sẽ được tự do tối nay lúc tám giờ. Như tôi đã nói với cô rồi, chúng tôi cần cô. Cô sẽ sung sướng với giấc ngủ ngon sau vậy.
Ánh mắt họ giao nhau. Cô tưởng như đọc thấy trong đôi mắt trung sĩ một biểu hiện ấm áp, rồi nó biến mất gần như ngay lập tức. Mười phút sau, người phụ nữ này sẽ là một bạo chúa. Chị điều khiển các y tá và khai thác kiệt quệ những người tình nguyện. Ở doanh trại này, tất cả đều được phân phối hạn định, cả tài nguyên con người.
- Hãy túm tóc vào, - chị ta nói trước khi quay đi.
Victoria uống ực cốc café đen thứ ba. Cô chẳng còn sức lực, chẳng còn lòng dũng cảm nữa,… Và chẳng còn sự lựa chọn.
- Cô đã quay lại rồi sao? Hẳn cô đã gặp trung úy Morrison, - Didier trêu trọc.
Anh vẫn ở đó. Victoria thay một chiếc tạp dề sạch, buộc tóc và đội một chiếc mũ vô khuẩn. Lực lượng liên minh cung cấp chúng nhiều chừng nào có thể, nhưng căn cứ vào nhu cầu thực của họ, những dự trữ đang cạn nhanh chóng.
Mười hai giờ liền trôi qua chỉ là sự lặp đi lặp lại những cơn ác mộng ấy: tiếng kêu ran đau đớn, những chân tay bị cắt cụt, những đôi mắt mù lòa, những lá phổi bị nhiễm độc… Rời khỏi bệnh xá, Victoria chao đảo. Cơn buồn nôn trào lên trong cô, nhưng cô không còn sức để nôn ọe nữa. Một ai đó chỉ cho cô khu lán trại dành cho nữ. Về đến nơi, không thèm bỏ công tìm hành lý, cô ngã xoài xuống chỗ nằm gần nhất, chìm trong giấc ngủ nặng trĩu. Không mơ mộng gì, kể cả về chị gái mình. Cô mở mắt trước buổi chiều hôm sau. Cô tắm vòi hoa sen bằng dụng cụ tạm bợ sẵn có ở đó, gội đầu và trở ra con đường về nhà ăn tập thể, bữa tối đã được phục vụ. Đó là một chiều tháng Năm rực rỡ. Đã lấy lại diện mạo một con người, cô ngồi vào bàn, và uống liền vài cốc café đặc… ở đây, tất cả mọi người đều lạm dụng café.
Vừa ăn, Victoria chợt nhớ ra rằng cô không biết lịch làm việc tiếp theo của mình. Cuối bữa, cô nhận ra Didier và đặt câu hỏi đó với anh. Anh mới kết thúc ba mươi sáu tiếng phục vụ. Sức lực cạn kiệt khiến mọi đường nét trên mặt anh dăn dúm lại.
- Không bao giờ có trước chiều tối đâu… Chắc cũng được niêm yết ở khu của cô rồi đấy. Morrison nói rằng cô cần được nghỉ ngơi.
- Anh cũng vậy, - cô nói, đầy cảm thông.
Hôm nay cô có ấn tượng đã là một phần thực sự của doanh trại. Đó là một cảm giác an tâm
- Salut, chào nhé! – Anh ta hét lên trong lúc đi xa dần với một tách café trên tay.
Chất cafein chẳng làm anh mất ngủ được. Không gì có thể giữ anh thức tỉnh lúc này, kể cả những tràng súng máy. Anh khó lòng mà đứng thẳng nổi, nhưng anh vẫn mỉm cười khi đã đi khá xa. Cô gái trẻ làm anh hài lòng. Những người tình nguyện đến đây với những lý do thuộc về riêng họ. Họ không bao giờ nói về chuyện đó, ít nhất là trước khi trở thành những người bạn thân thiết. Phần lớn đối với họ ra mặt trận là một sự trốn chạy. Họ trốn chạy một cuộc đời bất hạnh nào đó. Một số khác đi theo lý tưởng Nhưng dù nguyên do thôi thúc họ là gì đi nữa, thì nó cũng chẳng có gì liên quan tới nguyên do đã giữ họ ở lại nơi này.
Victoria trở về khu lán, ở đó cô thấy tờ lịch làm việc của mình. Cô sẽ vào việc sau hai giờ nữa. Cô nằm dài trên giường trong chốc lát, rồi đi một vòng quanh doanh trại, để làm quen với sự sắp đặt quanh đây. Cô nghĩ đến việc viết thư cho Olivia, rồi quyết định rằng cô không có thời gian cho việc đó. Cô có mặt ở bệnh xá sớm trước khi. Kíp bác sĩ đã trực đổi ca. Lát sau, trung sĩ Morrison tới. Chị có vẻ vui khi Victoria đã ở vị trí, và đưa cho cô hai bộ đồng phục. Một chiếc áo khoác ngắn, một chân váy dài, một tạp dề trắng. một chiếc mũ nhỏ có gắn hình chữ thập đỏ, một áo choàng đỏ dùng trong trường hợp trời lạnh. Những trang phục cũ kỹ này chẳng phong trang nhã gì, nhưng nó chỉ ra cô thuộc tốp nào. Nữ trung sĩ hỏi cô mọi chuyện vẫn ổn chứ.
- Vâng, tôi chắc vậy,- Victoria trả lời, không khỏi có một điều không nói ra.
Cô không chắc vào khả năng của mình. Cô sẽ cố gắng tỏ ra giỏi giang hơn.
- Tôi hài lòng được nghe điều ấy. Hãy đi lấy giấy chứng minh của cô ở trong khu ở của mình. Tên đăng ký của cô đã được chấp nhận hôm qua, trong cuộc họp. Cô sẽ thích nghi được, không có vấn đề gì đâu, cô Henderson ạ.
Từ miệng trung sĩ Morrison đó là lời khen ngợi đẹp nhất, nhưng Victoria không có thời gian để hào hứng với chuyện đó. Chiến trận đang diễn ra ác liệt ở Berry – au – Bac và những thương binh trên các cáng được đưa về ào ào.
Cô an ủi họ, chăm sóc cho họ, băng bó các vết thương trong mười bốn giờ liền không ngơi tay. Được đẩy ra khỏi bệnh xá, cô đi thẳng theo con đường về lán nghỉ. Cô quá kiệt sức để có thể ăn được lúc này. Và dù vậy, dù mệt mỏi rã rời, cô không thể vùi đi những hình ảnh dồn dập trong trí. Những đưa trẻ chết đuối trên tàu Lusitania hiện lên hòa trộn cùng những thân thể rách nát của những người lính trẻ. Những con quỉ của sự điên dại và của cái chết bây giờ mới thật hả hê sung sướng. Thế giới xung quanh chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Mặt trời đang tỏa sáng trên bầu trời trong xanh của nước Pháp, những con chim đang ca hót và những con người đang chém giết nhau với sự hung dữ của loài thú dữ. Cô đi qua chỗ ở tồi tàn của mình, tới ngồi trên bãi cỏ, tựa lưng vào một thân cây và châm một điếu thuốc. Lúc này chỉ có một ý nghĩ chiếm giữ trong cô là được đơn độc một mình để tập hợp các suy nghĩ. Cô không có thói quen với sự tất bật thế này. Năng lượng đã cạn kiệt, cô ngả đầu trên một gốc cây, rít từng hơi thuốc dài, ánh mặt trời mơn man trên khuôn mặt cô; cô có cảm tưởng như đã ngàn năm qua rồi.
- Cô sẽ mau chóng có nước da rám nắng xinh đẹp đấy… Mặc dù, cần phải thú thực rằng, nơi đây không phải là địa điểm thú vị cho những chuyến nghỉ hè.
Giọng nói đàn ông, một âm nhẹ của tiếng Pháp. Nhưng người lạ này đã nói bằng tiếng Anh. Cô ngước nhìn lên một người đang cúi ngược xuống, vóc dáng cao hơn cả cái cây. Những lọn tóc vàng đã điểm những sóng bạc… trong bối cảnh khác, cô hẳn đã thấy anh ta thật quyến rũ.
- Sao anh biết rằng tôi nói tiếng Anh? – cô tò mò hỏi.
- Tôi đã ký giấy tờ của cô ngày hôm qua.
Anh ta nhìn cô lạnh lùng. Không ai trong hai người mỉm cười, cứ như người nọ đang định giá người kia.
- Tôi nhận ra qua bộ đồng phục, - anh tiếp, - và qua miêu tả.
Peny Morrison đã tuyên bố một cô người Mỹ rất xinh đẹp đã tham gia vào đội quân những người tình nguyện và theo ý kiến của chị ta thì cô sẽ chẳng ở được quá mười phút ở trận địa. Anh tránh lưu tâm cô về chi tiết này.
- Tôi có cần phải đứng lên để chào anh không?
Cô chẳng biết gì về nghi lễ hết. Vào lúc này, họ đang đối diện nhau như một người đàn ông và một người đàn bà. Không phải như một đại úy và một trợ lý y tế.
- Không, - anh nói, lần này thì mỉm cười, - ít nhất là nếu cô không muốn gia nhập quân đội, cái điều mà tôi can gián cô cực lực. Ngay bây giờ nếu có một tâm hồn người lính đang ngủ trong cô thì chúng ta có thể phải tranh luận với nhau về điều đó.
Anh nói tiếng Anh một cách hoàn hảo, - anh đã học ở trường Oxford và trường Harvard, anh ta có vẻ nhiều tuổi hơn Charles, nhưng cô không biết nói là bao nhiêu. Thực tế, anh ba chín tuổi. Thực tế đó là một người đàn ông đẹp, với dáng vẻ triết gia.
- Đại úy Edouard de Bonneville, - anh tự giới thiệu.
Bây giờ anh mỉm cười với cô. Hai ngọn lửa nhỏ tỏa sáng trong đôi mắt Victoria, nó đã tắt từ khi cô rời khỏi New York. Cô không có ai để trò chuyện, trừ Lady Mackworth, trên tàu Lusitania. Sau đó cô chỉ có những cuộc trao đổi hoàn toàn mang tính hình thức. Thế nhưng, người đàn ông này lại rất khác.
- Anh có phải là tổng chỉ huy của trung đoàn không? Tôi e đáng lẽ mình phải nhảy dựng lên khi trông thấy anh, nhưng tôi sợ rằng đôi chân của tôi không thể chịu đựng được trọng lượng của tôi nữa.
Đôi mắt cô thâm cuồng còn nụ cười thì tinh nghịch.
- Đó cũng là một ưu thế khi người ta không ở trong quân ngũ. Không có gì buộc cô phải cảnh giác cả… Rõ ràng cô không có một lợi ích nào khi nhập quân ngũ.
Anh ngồi trên một gốc cây, đối diện với cô.
- Và để trả lời câu hỏi của cô: không, tôi không phải là tổng chỉ huy, tôi chỉ ở cấp bậc thứ ba hay thứ tư thôi. Thế nên tôi không có quyền lực gì cả.
- Nếu anh kí vào giấy tờ của tôi, thì hẳn anh cũng phải có quyền hạn ở mức nào đó chứ?
- Ồ, ba lần không.
Anh hoàn toàn không nói sự thật. Anh tốt nghiệp ở trường Saumur, một trường kỵ binh dành cho con trai các quý tộc và các đại gia, và anh là một quân nhân có tiền đồ. Nếu mọi việc diễn tiến bình thường anh sẽ lến đến cấp tướng. Nhưng anh quan tâm đến cô bạn duyên dáng đang cùng trò chuyện này hơn câu chuyện thật của mình. Trong hai ngày nay, anh đã nghe nói nhiều về cô từ những người đàn ông và từ Peny Morrison. Người mới xuất hiện này khêu gợi tính hiếu kỳ của tất cả mọi người. Rất có học thức, một vẻ đẹp choáng ngời, và rất trẻ… Những cô gái như thế này đáng lẽ thường dành mùa hè để khiêu vũ, chải chuốt trong nhung lụa.
- Tôi nghe nói cô đã ở trên tàu Lusitania?
Anh thấy một nỗi đau đớn trong mắt cô, rồi nói tiếp.
- Chuyến đi dài của cô đã bắt đầu tệ hại. Và sau đó? Chuyện gì đã đến với cô? Cô đã bị lạc trên đường đến một nơi nào khác thú vị hơn cái địa ngục này? Hay là cô buộc mình phải chịu một hình phạt tự nguyện?
Cô phá lên cười. Con người không quen biết này làm cô hài lòng. Anh thuộc loại người có trí tuệ sắc bén mà cô thích thú.
- Tôi đã tình nguyện đến đây, - cô trả lời, miệng vẫn mỉm cười. – Những sự tình cờ không có liên quan gì cả.
Ánh mắt họ lại gặp nhau. Cùng màu xanh trong hai đôi mắt ấy, dưới mái tóc đen của Victoria và với Edouard là mái tóc vàng. Người nào chứng kiến cảnh này hẳn nghĩ rằng họ là một đôi tuyệt đẹp, mặc dù chàng đại úy có nhiều tuổi hơn nhiều so với Victoria. Gần bốn mươi, anh gần như có thể làm bố cô. Tuy nhiên, chẳng có chút tình cảm cha con nào đẩy anh đến bên cô.
- Làm sao mà anh lại nói tốt tiếng Anh thế?
- Tôi đã học ở Oxford, Sorbonne. Sau đó, để hoàn thiện kiến thức của mình, tôi đã học tiếp một cua nữa ở Harvard, - anh nói thêm, - rồi sau đó ở Saumur, một trường quân sự Pháp rất ngốc nghếch với những con ngựa ở khắp nơi.
Nét hài hước chua cay của anh làm Victoria thú vị. Cô đã từng nghe nói trường Saumur như một trường của kỵ binh rất cao cấp. Tương đương với trường West Point.
- Bây giờ tôi ở đây (anh cũng châm một điếu thuốc và Victoria, vì hút hết điếu của mình, cũng bắt chước theo). Và hãy tin tôi đi, tôi thích ở một nơi khá hơn.
Cô cười… Người ta chỉ có thể đồng tình với ý kiến của anh. Thật lú lẫn khi cô đã tình nguyện từ bên kia trái đất tới đây, như cô đã thú nhật với anh.
- Nếu cô còn có chút lương tri, cô hãy lên một con tàu Mỹ, lần này, để có thể trở lại nhanh nhất đất nước của cô… Thực chất chính xác cô ở đâu?
Anh không biết tất cả những gì về cô, trừ việc cô là người Mỹ, tên cô là Olivia Henderson, - ít nhất anh cũng tưởng như vậy.
- New York.
- Cô đã chạy chốn điều gì? Những người cha mẹ độc đoán ư?
Theo như giấy thông hành, cô hai mươi hai tuổi. Một tuổi còn khá mềm yếu mà người ta vẫn thường sống cùng với cha mẹ và có thể thực hiện những cuộc bỏ chốn… Hay là một thất bại trong tình yêu đã dẫn cô tới chốn này, điều ấy, thẳng thắn mà nói là một phản ứng ngu ngốc.
- Không, - cô lắc đầu, - thậm chí cha tôi là một người rất tử tế.
Edouard tỏ vẻ rất ngạc nhiên.
- Và ông chấp nhận cho cô đến nước Pháp? Quý ông này buồn cười thật. Nếu tôi có con gái, tôi không bao giờ cho nó làm một điều như vậy.
Không có chiếc nhẫn nào được đeo trên ngón tay áp út của anh… Và cô cũng không đeo nhẫn cưới dù cô vẫn luôn là gái có chồng.
- Ông không biết nơi tôi đang ở, - cô giải thích, - Ông tưởng tôi đang ở California.
- Thật không tốt chút nào, - Anh kêu lên, ánh mắt chê trách.
Nhỡ một bất hạnh xảy ra với cô thì sao? Và chuyến đi trên tàu Lusiatania chẳng phải đã suýt nữa bắt cô phải trả bằng cả tính mạng của mình đấy thôi.
- Cô có cho ai biết về cái trò … quậy phá của mình không?
Cô còn trẻ, táo tợn. Một sự bạo gan điên rồ.
- Chị gái tôi, - cô nói, dựa người vào thân cây.
Sự mệt mỏi làm cô tê dại. Vì vậy, cô muốn dốc lòng cùng một ai đó. Có lẽ cô đã nhầm khi gửi gắm niềm tin. Có lẽ cô đã sai khi tâm sự cùng anh. Dù sao đi nữa, anh cũng không thể trả cô về trái với ý muốn của cô được. Cô có giấy tờ, cô đã là người trưởng thành, cô không e ngại gì hết.
- Chúng tôi là chị em sinh đôi, - cô nói bình thản.
- Chị em sinh đôi thật à? – anh hỏi ngay, đầy tò mò.
Cô xác nhận.
- Thật như những điều thật nhất: hai chị em sinh đôi giống nhau như bóng với hình. Điều ấy có nghĩa là tất cả những gì chị ấy có ở bên trái thì tôi có ở phía bên phải. Như cái vết này này.
Cô xòe bàn tay trái ra để chỉ cho anh xem cái chấm nhỏ nâu bé xíu, nằm giữa ngón tay trỏ và ngón giữa. Anh chẳng cần đến nó để phân biệt được cô, nhưng anh hiểu được vấn đề.
- Không có ai có thể xác định được đúng hai người chúng tôi, ngoài bác quản gia, người đã nuôi dạy chúng tôi từ bé. Ngay cả ba tôi cũng nhầm lẫn.
Cô nở một nụ cười tinh quái với anh, nó biểu lộ tất cả sự thích thú cô từng có trước đây, khi nhấn chìm mọi người trong hoài nghi.
- Đó hẳn là phức tạp khủng khiếp? – anh thừa nhận với một nụ cười. – Nhất là những gã đàn ông, phải vậy không? Đã bao giờ các cô đánh lừa một trong số những kẻ si tình theo đuổi các cô chưa?
Cô cười. Anh ta thật thông minh, cô tự nhủ. Có một điều cô còn chưa biết, đó là Edouard de Bonneville đã bị vẻ đẹp của cô chinh phục. Anh đã nghe người ta nói cô là cô gái xinh đẹp, nhưng từ này đối với anh dường như quá yếu với thực tế. Cô khiến người ta phải say mê.
- Một vài người, - cô thú nhận với vẻ ngây thơ mà trong giây lát anh không tin nổi.
- Những anh chàng khốn khổ! Thật tai ác! Tôi thú thực, tôi rất muốn thấy cảnh đó ngay bây giờ. Tên chị gái cô là gì?
Cô không ngần ngại một giây.
- Victoria.- cô nói.
- Olivia và Victoria. Tuyệt diệu. Thế đấy, Olivia cô ở đây, bao quanh mình một màn sương bí ẩn, và chỉ một mình cô biết điều đó. Cô ở đây đến bao giờ? Đến hết chiến tranh chứ?
Anh nghi ngờ. Cô chẳng có lý do gì để lao đầu vào những ngày tháng như anh ở đây. Rõ ràng, cô bước ra từ một tầng lớp xã hội rất có văn hóa. Cô dùng thứ ngôn từ nắn nót của người được học hành cẩn thận. Và cô đẹp như ban mai. Cô sẽ quay về nhà ngay khi cô thấy đủ ở nơi này. Ngay khi cô đã mệt mỏi vì những nguy nan thường trực và vì sự thiếu thốn tiện nghi… Có nghĩa là sẽ sớm thôi, anh kết luận.
- Tôi không biết, - cô đáp thành thật.
Đôi mắt mở lớn của cô đã kể câu chuyện riêng của nó. Còn một chuyện mà anh vẫn chưa hiểu. Có lẽ cô đang trốn chạy một điều gì hoặc một ai đó.
- Lâu chừng nào tôi có thể. Tất cả phụ thuộc vào chị gái tôi.
Anh nhướng mày, ngạc nhiên.
- Thật sao, tại sao vậy?
Cô là một sinh linh hiếm hoi. Một tạo vật kỳ lạ. Anh rất muốn được cả ngày trò chuyện với cô, để biết thêm về cô.
- Chị ấy đang chăm lo cho … một vài việc thay cho tôi.
- Hoàn cảnh có vẻ rắc rối.
- Không chỉ có vẻ, mà là rắc rối.
Anh tự hứa với mình sẽ dõi theo mọi hành động và cử chỉ của cô, chừng nào cô còn ở Chalons – sur – Marne. Cô đã đánh thức sự quan tâm trong anh.
Cô chầm chậm đứng lên, rã rời. Cô chưa muốn rời xa anh, nhưng cơn buồn ngủ kéo dài dính hai mi mắt cô lại. Anh đưa cô tới tận khu lán trại của chị em phụ nữ, Victoria quá đỗi ngạc nhiên. Cô đoán chắc rằng anh không muốn ai thấy anh cùng với một nữ tình nguyện viên bình thường như cô, nhưng anh đã không tỏ ra như vậy.
Tuần tiếp sau, anh thường xuyên gặp cô. Anh tạt qua bệnh xá, nơi anh thấy cô đang quỳ chân bên những nạn nhân bị khí độc, họ dốc kiệt ruột gan vào váy áo cô trước khi họ thở hắt ra trong tay cô. Nhiều lần anh ghé vào nhà ăn tập thể để uống với cô một cốc café … Họ đã có thể tranh luận với nhau dù trong tiếng nổ không dứt của đủ các loại súng, tiếng rít của những quả đạn pháo, -những âm thanh luôn gợi cho Victoria nhớ tới quả thủy lôi đã đánh đắm tàu Lusitania. Những đám mây nhiễm khí độc vàng lợt che phủ bầu trời xanh miền biển trên những vùng đất đang chịu các cuộc dội bom không thương xót, những người tàn phế, những thương binh tăng lên không ngừng,…. Nhưng cả hai vẫn nói những chuyện tầm phào: về những trận đấu tennis, về những ván bài, về niềm say mê ngựa đã thúc đẩy Edouard thi vào trường kỵ binh…. Họ cùng nhau tìm ra những người quen chung ở Newport. Những cuộc trò chuyện kỳ lạ diễn ra giữa cảnh hỗn mang và sự tàn phá này. Dần dần anh hay xuất hiện ở khu lán nữ và sau một tháng, anh mời cô tới dự bữa cơm với tướng chỉ huy và vài sĩ quan cao cấp trong quân đội.
- Cái gì? Ở đây á? – Cô kêu lên với vẻ kinh ngạc, gần như hoảng hốt.
Cô đã bị mất tất cả trên con tàu bị trúng thủy lôi và tủ quần áo cô trang bị từ Liverpool chỉ gồm nửa tá những đồ dùng cho lao động, những thứ xấu xí khiến người ta phát sợ.
- Tôi e rằng đây không phải là việc tôi mời cô đến nhà hàng Maxim’s ở Paris, - anh trả lời vui vẻ.
Victoria, cô gái đến bây giờ trên mình chỉ có một chiếc áo ngắn và một chiếc tạp dề lem máu, cô gái đã từng lái chiếc xe chở đầy những thi hài đến nhà xác của trận địa, bỗng nhiên lý luận như bất cứ người phụ nữ bình thường nào trên trái đất.
- Tôi chẳng có gì để mặc cả, - cô thì thầm, dù sao cũng thật sự xúc động.
Cô coi anh như một người bạn. Cái ý nghĩ có thể anh đã bị cô thu hút chẳng một lần nào lướt qua trí cô. Anh hơn cô nhiều tuổi, ở một vị trí, cấp bậc cao hơn. Hơn nữa, nơi đây ở bối cảnh này chẳng mấy sẵn sàng cho một mối tình, mặc dù quan hệ nam nữ vẫn tồn tại trong nội bộ nhân sự. Chiến tranh sự nguy hiểm thường trực, cái chết đã khiến một vài người xích lại và gắn kết với nhau. Một số khác, ngược lại, vẫn luôn giữ một khoảng cách. Victoria xếp Edouard vào nhóm này.
- Tôi cũng chẳng có gì để mặc ngoài bộ quân phục này, thưa cô Olivia.
Anh làm cô mỉm cười mỗi lần anh gọi cô bằng tên của chị gái. Giờ đây cô đã đáp lại cái tên đó không một giây ngỡ ngàng. Đôi khi cô lại bị tấn công bởi nỗi sợ hãi: dù sao đi nữa, cô cũng đã đến một đất nước đang có chiến tranh bằng giấy thông hành của người khác, cô đang tồn tại không hợp pháp, Edouard, người còn xa hàng nghìn dặm mới có thể đoán được ý nghĩ của cô, hẹn với cô rằng chính xác anh sẽ qua đón cô lúc bẩy giờ.
Cô cần được cho phép đặc biệt để rời khỏi vị trí của mình. Didier chấp nhận dành cho cô ưu ái đó.
- À à. Một lời mời ăn tối. Đúng lúc tôi đang tự hỏi lúc nào thì chuyện ấy xảy ra. – anh bông đùa, đôi lông mày hung đỏ nhướng lên.
Anh rất quý mến cô gái trẻ này. Victoria làm việc nặng nhọc mà không bao giờ phàn nàn; cô nghiêm túc, thẳng thắn, người ta có thể tin tưởng vào cô.Cô thường xuyên làm việc thêm giờ.
Lời bóng gió của Didier làm cô bật cười.
- Thôi đi. Chúng tôi chỉ là những người bạn tốt mà thôi.
- Đó là cô tưởng thế. Cô không biết những người Pháp.
- Anh đừng có mơ mộng lãng mạn! – Cô trêu anh.
Tới ngày đã hẹn, sau khi trực tối, cô lao về khu lán, trút ngay cái tạp dề vấy máu thay bộ đồng phục sạch sẽ. Cô chẳng có chút mĩ phẩm nào cả. Cô thả xõa tóc, và chải nó thật cẩn thận.
Edouard đến, như đã hứa, đằng sau tay lái một chiếc xe tải nhỏ. Cả khu lán gần như hoang vắng. Những người khác đang ở nhà ăn tập thể hoặc đang ca làm việc.
- Tối nay cô đẹp lắm, Olivia, - anh tuyên bố nồng nhiệt.
Cô cười tinh nghịch.
- Anh thấy váy áo tôi thế nào? Tôi đã đặt may nó ở Paris đấy … Và cả tóc của tôi nữa? - cô nói và hất mớ tóc đen dài, - Tôi phải mất hàng tiếng đồng hồ để tạo kiểu cho nó đấy.
- A, cô mới tai ác làm sao! Không ngạc nhiên khi gia đình để cho cô tới đây. Họ muốn được giải thoát khỏi cô đấy.
- Đúng vậy, - cô nói, nghĩ đến Charles và Geofrey, họ chẳng hề thấy thiếu vắng cô đâu.
- Gần đây cô có tin gì mới của chị cô không?
- Hai lần. Tôi cũng đã viết thư cho chị ấy… Nhưng tôi sợ rằng những bức thư của tôi đã đánh tiếng chuông tồi. Tôi đã rất khó khăn khi giải thích cho chị ấy những gì đang diễn ra ở đây … những gì tôi đã thấy …
- Không gì khó khăn hơn việc hiểu một cuộc chiến tranh từ bên ngoài, - anh tán đồng.
Họ đến trước lâu đài. Cô vuốt lại tóc, bước xuống xe. Một sự căng thẳng kỳ lạ xâm chiếm lấy cô khi cô bước lên bên cạnh Edouard. Có hai người phụ nữ khác cũng có mặt trong số khách mời. Bà chủ lâu đài, một nữ bá tước, nhiều tuổi gấp hai lần Victoria và có vẻ rất nhã nhặn. Từ khi tòa lâu đài được trưng dụng, bà tự xếp mình vào một trong những người tùy tòng đắc lực. Người phụ nữ kia là phu nhân một đại tá Anh. Người đại tá đã đến đây từ nhiều tháng trước, rồi ông không thể dứt ra về được nữa, vậy là vợ ông buộc phải tới đây thăm chồng.
Bữa ăn tối khác hẳn bình thường bởi sự đơn giản của nó. Những cuộc trao đổi xoay quanh đề tài chiến tranh. Người ta nói về vùng nông thôn Galicie. Những người Ba Lan đang phải chịu những mất mát lớn. Hơn một triệu người lính đã ngã xuống trong vòng một tháng.- điều đó không t
Tác giả :
Danielle Steel