Bóng Hình Của Gió
Chương 44
MÀN ĐÊM ĐANG BUÔNG XUỐNG khi tôi đến Quảng trường San Felipe Neri. Chiếc ghế nơi lần đầu tiên tôi bắt gặp hình ảnh Nuria Monfort vẫn nằm cạnh chân đèn đường, không có ai ngồi và đầy tên những tình nhân khắc bằng dao nhíp, cùng những lời hẹn thề và lăng mạ. Tôi ngước nhìn lên cửa sổ nhà Nuria Monfort trên tầng ba và nhận ra ánh sáng mờ đỏ leo lắt. Một ngọn nến.
Tôi bước vào hành lang u ám và mò mẫm lên cầu thang. Tay tôi run rẩy khi tôi lên đến chiếu nghỉ tầng ba. Một luồng sáng đo đỏ ló qua khe cửa khép hờ. Tôi đặt tay lên nắm cửa và đứng đó bất động, nghe ngóng. Tôi nghĩ đã nghe thấy tiếng thầm thì, một giọng nghẹn ngào từ trong nhà phát ra. Có lúc tôi tưởng rằng nếu mở cửa, tôi sẽ thấy chị đang chờ tôi ở phía trong nhà, ngồi hút thuốc cạnh ban công, hai chân thu lại, người dựa vào tường, neo đúng nơi tôi đã bỏ rơi chị. Nhẹ nhàng, e sẽ quấy rầy chị, tôi mở cửa bước vào nhà. Trong phòng ăn, rèm ban công đung đưa. Một người đang ngồi bên cửa sổ, bất động, đang cầm một ngọn nến thiêu đốt trong lòng bàn tay. Tôi không thể nhìn ra khuôn mặt dưới ánh sáng ấy, nhưng một giọt nước mắt long lanh chảy xuống má, sáng lên như nhựa tươi, rồi rơi vào lòng người đó. Isaac Monfort quay lại, khuôn mặt ông thấm đẫm nước mắt.
“Cháu không thấy ông dự tang chiều nay,” tôi nói.
Ông lắc đầu, đưa vạt áo lau nước mắt.
“Nuria không ở đó,” ông già lẩm bẩm một lúc. “Người chết không bao giờ đi dự đám tang của mình.”
Ông nhìn quanh, như thể con gái ông vẫn ở trong phòng, đang ngồi cạnh chúng tôi trong bóng tối, đang lắng nghe chúng tôi.
“Cậu có biết chưa bao giờ tôi vào căn nhà này không?” ông hỏi. “Mỗi khi gặp nhau, Nuria luôn đến chỗ tôi. ‘Như vậy tiện cho bố hơn, bố ạ,’ con bé nói. ‘Việc gì phải đi cả đống cầu thang như vậy?’ ta luôn bảo, ‘Được rồi, nếu con không mời, bố sẽ không đến,’ và nó sẽ trả lời, ‘Con không cần phải mời bố đến nhà con, bố ạ. Người ta chỉ mời người lạ thôi. Bố có thể đến lúc nào bố muốn.’ Trong mười lăm năm qua, ta chưa một lần đến nhà nó. Ta luôn bảo rằng nó chọn khu dân cư không tốt. Không đủ ánh sáng. Một tòa nhà cũ kỹ. Nó chỉ gật đầu đồng ý. Giống như khi ta hay nói nó đã chọn một cuộc sống chẳng ra gì. Chẳng có tương laiằng chồng thất nghiệp. Thật buồn cười khi chúng ta cứ phán xét lẫn nhau và không nhận ra mức độ thảm hại của chính chúng ta, cho đến khi người kia không còn nữa, cho đến khi họ bị tước khỏi chúng ta rồi. Họ đã bị tước đi khỏi chúng ta vì họ chưa bao giờ là của ta cả...”
Giọng của ông lão, đã mất đi nét châm chọc, ngập ngừng và dường như mệt mỏi như vẻ mặt ông.
“Nuria yêu ông nhiều lắm, Isaac ạ. Ông đừng nghi ngờ gì. Và cháu biết chị ấy cũng cảm nhận được tình yêu của ông,” tôi nói.
Ông già Isaac lại lắc đầu. Ông mỉm cười, nhưng giọt nước mắt lặng lẽ của ông không ngừng tuôn. “Có lẽ nó yêu ta, theo cách của nó, cũng như ta yêu nó theo cách của mình. Nhưng ta và nó không hiểu nhau. Có lẽ ta chưa bao giờ cho phép nó hiểu ta, hay chưa bao giờ tìm cách để hiểu nó. Ta với nó sống đời mình như hai người lạ, ngày ngày gặp nhau và chào nhau theo phép lịch sự. Và ta nghĩ có lẽ nó chết mà không tha thứ cho ta.”
“Isaac, cháu đảm bảo với ông...”
“Daniel, cháu còn trẻ và rất cố gắng, nhưng dù ta có uống chút đỉnh rồi và ta không biết mình đang nói gì, cháu vẫn không học được cách nói dối cho hay hòng lừa một ông già mà trái tim đã nát tan vì bất hạnh.”
Tôi cúi mặt.
“Cảnh sát bảo người đàn ông đã giết nó là bạn của cháu,” Isaac thăm dò.
“Cảnh sát đang nói dối.”
Isaac nhấn giọng. “Ta biết.”
“Cháu có thể đảm bảo với ông...”
“Không cần đâu, Daniel. Ta biết cháu nói thật,” Isaac nói, rồi lôi phong bì trong áo khoác ra.
“Chiều hôm trước khi chết, Nuria đến gặp ta, như nó thường làm nhiều năm trước. Ta nhớ chúng ta thường đi ăn tại một quán cà phê trên phố Guardia, nơi ta thường đưa nó đến lúc nó còn bé. Chúng ta luôn nói chuyện về sách, về những cuốn sách cũ. Đôi khi nó kể cho ta nghe chuyện công việc, những chuyện vặt vãnh, cái thứ người ta hay người lạ khi đi xe buýt... Có lần nó xin lỗi vì làm ta thất vọng. Ta hỏi sao nó có ý nghĩ kỳ cục như vậy. ‘Từ trong mắt bố, bố ạ, từ trong mắt bố đấy,” nó nói. Chưa bao giờ ta nảy ra ý nghĩ rằng với nó ta thậm chí còn là nỗi thất vọng lớn hơn. Đôi khi, chúng ta nghĩ về con người như những tấm vé số, rằng chúng ở đó để biến những giấc mơ ngu xuẩn nhất của chúng ta thành sự thật.”
“Isaac, với tất cả lòng kính trọng của cháu, ông say quá rồi, ông không hiểu mình đang nói gì đâu.”
“Rượu khiến cho người khôn ngoan thành kẻ khù khờ và biến kẻ khù khờ thành khôn ngoan. Ta biết đủ để hiểu rằng tại sao con gái ta không bao giờ tin tưởng ta. Nó tin cậu hơn, Daniel, thế mà nó chỉ mới gặp cậu có vài lần thôi.”
“Cháu dám chắc là ông nhầm rồi...”
“Chiều qua, chúng ta gặp nhau, nó mang đến phong bì này. Trông nó lo lắng, bất an về điều gì đó mà nó không muốn kể. Nó nhờ ta giữ phong bì này, nếu có chuyện gì xảy ra thì đưa cho cháu.”
“Nếu có chuyện gì xảy ra ư?”
“Nó nói vậy đấy. Trông nó đau khổ đến mức ta phải bảo rằng nên đi báo cảnh sát, rằng dù có chuyện gì thì cũng tìm được cách. Rồi nó bảo chẳng đời nào nó nghĩ đến chuyện đến cảnh sát nhờ giúp đỡ. Ta cầu xin nó cho ta biết chuyện gì, nhưng nó bảo phải đi và bắt ta hứa sẽ đưa cho cháu phong thư này nếu trong vài ngày tới nó không quay lại lấy. Nó bảo ta không được mở.”
Isaac đưa cho tôi phong thư. Nó mở rồi. “Ta đã dối nó, như mọi lần,” ông nói.
Tôi kiểm tra phong thư. Trong đó là một tập giấy viết tay. “Ông đã đọc chưa?” tôi hỏi.
Ông già chậm rãi gật đầu.
“Chúng nói gì?”
Ông cụ ngước lên. Môi ông run run. Dường như ông đã già đi cả trăm tuổi kể từ khi chúng tôi gặp nhau lần gần đây nhất.
“Đấy là câu chuyện cháu đang tìm kiếm, Daniel. Câu chuyện một người phụ nữ mà không bao giờ biết, thậm chí dù nó mang dòng máu và tên họ của ta. Giờ bức thư thuộc về cháu.”
Tôi cho phong thư vào túi áo.
“Giờ ta phải xin cháu để ta được yên ở đây, với con gái ta, nếu cháu không phiền. Một lát trước, khi đọc những trang thư đó, dường như ta đã gặp lại nó. Dù cố gắng thế nào, ta cũng chỉ có thể nhớ về nó như là một cô bé con. Hồi ấy nó khá trầm tính. Nó suy tư nhìn vào mọi thứ, và không bao giờ cười thành tiếng. Nó thích nhất là những câu chuyện, và ta không biết có đứa bé nào từng học đọc sớm như vậy. Nó từng nói muốn trở thành nhà văn và viết những cuốn bách khoa và chuyên khảo về lịch sử và triết học. Mẹ nó bảo đấy là lỗi của ta. Bà ấy bảo Nuria ngưỡng mộ ta vì con bé nghĩ cha mình chỉ yêu sách mà thôi, nó muốn viết những cuốn sách để được cha yêu thương.”
“Isaac, cháu không nghĩ tối nay ông ở một mình là ý hay đâu. Sao ông không về nhà cháu? Ông sẽ ngủ ở nhà cháu, và sẽ có cha cháu để bầu bạn.”
Isaac lắc đầu. “Ta có việc phải làm. Cháu về nhà đọc thư đi. Chúng thuộc về cháu.”
Ông già quay đi, và tôi bước phía cửa. Lúc tôi đến ngưỡng cửa, Isaac gọi tôi lại, gần như thì thầm.
“Daniel này...”
“Vâng?”
“Hãy thận trọng nhé.”
Khi tôi ra phố, dường như bóng đêm đang lần bò dọc trên vỉa hè để theo đuổi tôi. Tôi rảo nhanh chân và không ngừng lại cho đến khi về căn hộ trên phố Santa Ana. Vào nhà, tôi thấy cha đang ngồi trên ghế bành, với một cuốn sách mở trong lòng. Đấy là cuốn album ảnh gia đình. Khi thấy tôi, ông đứng dậy với vẻ mặt như trút đi được gánh nặng lớn.
“Bố bắt đầu thấy lo,” ông nói. “Lễ tang thế nào?”
Tôi nhún vai, và cha tôi gật đầu nghiêm trọng.
“Bố để đồ ăn cho con đấy. Nếu con muốn, bố sẽ hâm lại
“Cảm ơn bố, con không đói đâu. Con ăn ở ngoài rồi.”
Ông nhìn tôi đăm đăm rồi lại gật đầu. Ông quay sang dọn đĩa trên bàn. Lúc ấy, không hiểu tại sao, tôi bước đến ôm chầm lấy ông. Cha tôi, ngạc nhiên, cũng ôm lấy tôi.
“Daniel, con có sao không?”
Tôi ôm chặt cha mình trong tay.
“Con yêu bố,” tôi lí nhí.
Chuông nhà thờ đổ khi tôi bắt đầu đọc bản viết tay của Nuria Monfort. Nét chữ nhỏ, gọn gàng làm tôi nhớ đến cái bàn ngăn nắp không chê vào đâu được kia. Có lẽ chị đã cố gắng tìm trong những lời này sự bình yên và an toàn mà cuộc đời không ban cho chị.
Tôi bước vào hành lang u ám và mò mẫm lên cầu thang. Tay tôi run rẩy khi tôi lên đến chiếu nghỉ tầng ba. Một luồng sáng đo đỏ ló qua khe cửa khép hờ. Tôi đặt tay lên nắm cửa và đứng đó bất động, nghe ngóng. Tôi nghĩ đã nghe thấy tiếng thầm thì, một giọng nghẹn ngào từ trong nhà phát ra. Có lúc tôi tưởng rằng nếu mở cửa, tôi sẽ thấy chị đang chờ tôi ở phía trong nhà, ngồi hút thuốc cạnh ban công, hai chân thu lại, người dựa vào tường, neo đúng nơi tôi đã bỏ rơi chị. Nhẹ nhàng, e sẽ quấy rầy chị, tôi mở cửa bước vào nhà. Trong phòng ăn, rèm ban công đung đưa. Một người đang ngồi bên cửa sổ, bất động, đang cầm một ngọn nến thiêu đốt trong lòng bàn tay. Tôi không thể nhìn ra khuôn mặt dưới ánh sáng ấy, nhưng một giọt nước mắt long lanh chảy xuống má, sáng lên như nhựa tươi, rồi rơi vào lòng người đó. Isaac Monfort quay lại, khuôn mặt ông thấm đẫm nước mắt.
“Cháu không thấy ông dự tang chiều nay,” tôi nói.
Ông lắc đầu, đưa vạt áo lau nước mắt.
“Nuria không ở đó,” ông già lẩm bẩm một lúc. “Người chết không bao giờ đi dự đám tang của mình.”
Ông nhìn quanh, như thể con gái ông vẫn ở trong phòng, đang ngồi cạnh chúng tôi trong bóng tối, đang lắng nghe chúng tôi.
“Cậu có biết chưa bao giờ tôi vào căn nhà này không?” ông hỏi. “Mỗi khi gặp nhau, Nuria luôn đến chỗ tôi. ‘Như vậy tiện cho bố hơn, bố ạ,’ con bé nói. ‘Việc gì phải đi cả đống cầu thang như vậy?’ ta luôn bảo, ‘Được rồi, nếu con không mời, bố sẽ không đến,’ và nó sẽ trả lời, ‘Con không cần phải mời bố đến nhà con, bố ạ. Người ta chỉ mời người lạ thôi. Bố có thể đến lúc nào bố muốn.’ Trong mười lăm năm qua, ta chưa một lần đến nhà nó. Ta luôn bảo rằng nó chọn khu dân cư không tốt. Không đủ ánh sáng. Một tòa nhà cũ kỹ. Nó chỉ gật đầu đồng ý. Giống như khi ta hay nói nó đã chọn một cuộc sống chẳng ra gì. Chẳng có tương laiằng chồng thất nghiệp. Thật buồn cười khi chúng ta cứ phán xét lẫn nhau và không nhận ra mức độ thảm hại của chính chúng ta, cho đến khi người kia không còn nữa, cho đến khi họ bị tước khỏi chúng ta rồi. Họ đã bị tước đi khỏi chúng ta vì họ chưa bao giờ là của ta cả...”
Giọng của ông lão, đã mất đi nét châm chọc, ngập ngừng và dường như mệt mỏi như vẻ mặt ông.
“Nuria yêu ông nhiều lắm, Isaac ạ. Ông đừng nghi ngờ gì. Và cháu biết chị ấy cũng cảm nhận được tình yêu của ông,” tôi nói.
Ông già Isaac lại lắc đầu. Ông mỉm cười, nhưng giọt nước mắt lặng lẽ của ông không ngừng tuôn. “Có lẽ nó yêu ta, theo cách của nó, cũng như ta yêu nó theo cách của mình. Nhưng ta và nó không hiểu nhau. Có lẽ ta chưa bao giờ cho phép nó hiểu ta, hay chưa bao giờ tìm cách để hiểu nó. Ta với nó sống đời mình như hai người lạ, ngày ngày gặp nhau và chào nhau theo phép lịch sự. Và ta nghĩ có lẽ nó chết mà không tha thứ cho ta.”
“Isaac, cháu đảm bảo với ông...”
“Daniel, cháu còn trẻ và rất cố gắng, nhưng dù ta có uống chút đỉnh rồi và ta không biết mình đang nói gì, cháu vẫn không học được cách nói dối cho hay hòng lừa một ông già mà trái tim đã nát tan vì bất hạnh.”
Tôi cúi mặt.
“Cảnh sát bảo người đàn ông đã giết nó là bạn của cháu,” Isaac thăm dò.
“Cảnh sát đang nói dối.”
Isaac nhấn giọng. “Ta biết.”
“Cháu có thể đảm bảo với ông...”
“Không cần đâu, Daniel. Ta biết cháu nói thật,” Isaac nói, rồi lôi phong bì trong áo khoác ra.
“Chiều hôm trước khi chết, Nuria đến gặp ta, như nó thường làm nhiều năm trước. Ta nhớ chúng ta thường đi ăn tại một quán cà phê trên phố Guardia, nơi ta thường đưa nó đến lúc nó còn bé. Chúng ta luôn nói chuyện về sách, về những cuốn sách cũ. Đôi khi nó kể cho ta nghe chuyện công việc, những chuyện vặt vãnh, cái thứ người ta hay người lạ khi đi xe buýt... Có lần nó xin lỗi vì làm ta thất vọng. Ta hỏi sao nó có ý nghĩ kỳ cục như vậy. ‘Từ trong mắt bố, bố ạ, từ trong mắt bố đấy,” nó nói. Chưa bao giờ ta nảy ra ý nghĩ rằng với nó ta thậm chí còn là nỗi thất vọng lớn hơn. Đôi khi, chúng ta nghĩ về con người như những tấm vé số, rằng chúng ở đó để biến những giấc mơ ngu xuẩn nhất của chúng ta thành sự thật.”
“Isaac, với tất cả lòng kính trọng của cháu, ông say quá rồi, ông không hiểu mình đang nói gì đâu.”
“Rượu khiến cho người khôn ngoan thành kẻ khù khờ và biến kẻ khù khờ thành khôn ngoan. Ta biết đủ để hiểu rằng tại sao con gái ta không bao giờ tin tưởng ta. Nó tin cậu hơn, Daniel, thế mà nó chỉ mới gặp cậu có vài lần thôi.”
“Cháu dám chắc là ông nhầm rồi...”
“Chiều qua, chúng ta gặp nhau, nó mang đến phong bì này. Trông nó lo lắng, bất an về điều gì đó mà nó không muốn kể. Nó nhờ ta giữ phong bì này, nếu có chuyện gì xảy ra thì đưa cho cháu.”
“Nếu có chuyện gì xảy ra ư?”
“Nó nói vậy đấy. Trông nó đau khổ đến mức ta phải bảo rằng nên đi báo cảnh sát, rằng dù có chuyện gì thì cũng tìm được cách. Rồi nó bảo chẳng đời nào nó nghĩ đến chuyện đến cảnh sát nhờ giúp đỡ. Ta cầu xin nó cho ta biết chuyện gì, nhưng nó bảo phải đi và bắt ta hứa sẽ đưa cho cháu phong thư này nếu trong vài ngày tới nó không quay lại lấy. Nó bảo ta không được mở.”
Isaac đưa cho tôi phong thư. Nó mở rồi. “Ta đã dối nó, như mọi lần,” ông nói.
Tôi kiểm tra phong thư. Trong đó là một tập giấy viết tay. “Ông đã đọc chưa?” tôi hỏi.
Ông già chậm rãi gật đầu.
“Chúng nói gì?”
Ông cụ ngước lên. Môi ông run run. Dường như ông đã già đi cả trăm tuổi kể từ khi chúng tôi gặp nhau lần gần đây nhất.
“Đấy là câu chuyện cháu đang tìm kiếm, Daniel. Câu chuyện một người phụ nữ mà không bao giờ biết, thậm chí dù nó mang dòng máu và tên họ của ta. Giờ bức thư thuộc về cháu.”
Tôi cho phong thư vào túi áo.
“Giờ ta phải xin cháu để ta được yên ở đây, với con gái ta, nếu cháu không phiền. Một lát trước, khi đọc những trang thư đó, dường như ta đã gặp lại nó. Dù cố gắng thế nào, ta cũng chỉ có thể nhớ về nó như là một cô bé con. Hồi ấy nó khá trầm tính. Nó suy tư nhìn vào mọi thứ, và không bao giờ cười thành tiếng. Nó thích nhất là những câu chuyện, và ta không biết có đứa bé nào từng học đọc sớm như vậy. Nó từng nói muốn trở thành nhà văn và viết những cuốn bách khoa và chuyên khảo về lịch sử và triết học. Mẹ nó bảo đấy là lỗi của ta. Bà ấy bảo Nuria ngưỡng mộ ta vì con bé nghĩ cha mình chỉ yêu sách mà thôi, nó muốn viết những cuốn sách để được cha yêu thương.”
“Isaac, cháu không nghĩ tối nay ông ở một mình là ý hay đâu. Sao ông không về nhà cháu? Ông sẽ ngủ ở nhà cháu, và sẽ có cha cháu để bầu bạn.”
Isaac lắc đầu. “Ta có việc phải làm. Cháu về nhà đọc thư đi. Chúng thuộc về cháu.”
Ông già quay đi, và tôi bước phía cửa. Lúc tôi đến ngưỡng cửa, Isaac gọi tôi lại, gần như thì thầm.
“Daniel này...”
“Vâng?”
“Hãy thận trọng nhé.”
Khi tôi ra phố, dường như bóng đêm đang lần bò dọc trên vỉa hè để theo đuổi tôi. Tôi rảo nhanh chân và không ngừng lại cho đến khi về căn hộ trên phố Santa Ana. Vào nhà, tôi thấy cha đang ngồi trên ghế bành, với một cuốn sách mở trong lòng. Đấy là cuốn album ảnh gia đình. Khi thấy tôi, ông đứng dậy với vẻ mặt như trút đi được gánh nặng lớn.
“Bố bắt đầu thấy lo,” ông nói. “Lễ tang thế nào?”
Tôi nhún vai, và cha tôi gật đầu nghiêm trọng.
“Bố để đồ ăn cho con đấy. Nếu con muốn, bố sẽ hâm lại
“Cảm ơn bố, con không đói đâu. Con ăn ở ngoài rồi.”
Ông nhìn tôi đăm đăm rồi lại gật đầu. Ông quay sang dọn đĩa trên bàn. Lúc ấy, không hiểu tại sao, tôi bước đến ôm chầm lấy ông. Cha tôi, ngạc nhiên, cũng ôm lấy tôi.
“Daniel, con có sao không?”
Tôi ôm chặt cha mình trong tay.
“Con yêu bố,” tôi lí nhí.
Chuông nhà thờ đổ khi tôi bắt đầu đọc bản viết tay của Nuria Monfort. Nét chữ nhỏ, gọn gàng làm tôi nhớ đến cái bàn ngăn nắp không chê vào đâu được kia. Có lẽ chị đã cố gắng tìm trong những lời này sự bình yên và an toàn mà cuộc đời không ban cho chị.
Tác giả :
Carlos Ruiz Zafón