Bởi Vì Thấu Hiểu Cho Nên Từ Bi
Chương 9: Tái sinh sau tai nạn
Tất cả những gì liên quan đến việc cho và nhận niềm vui, đều không cần tính toán chi li nữa. Tính toán là gì? Đau khổ thì dài đằng đẵng, đời người thì ngắn ngủi vô cùng.
(Trương Ái Linh ngữ lục)
Thời gian xanh ngắt, đó là vì chúng ta đều đang già đi. Đến nay nhìn lại, Bến Thượng Hải vận những chiếc áo gấm hoa lệ, cao quý mà yểu điệu, tuyệt thế mà đơn độc. Thành phố này, vào những năm ba mươi của thế kỷ trước, đã từng trải qua khói lửa liên miên thời loạn thế, dấy lên vô số sóng gió giang hồ. Chỉ là biển biếc hóa nương dâu, tất cả của tất cả đều bị khóa kín trong tòa thành Quá Khứ đó, đã sớm tĩnh mịch an bình từ lâu.
Cơn gió Dân Quốc thổi lướt qua mọi ngóc ngách của Bến Thượng Hải. Mà con người của thời đại đó, luôn mải miết đi tìm chốn về của nhân sinh trong cơn hoang loạn. Sau này, trong văn chương của Trương Ái Linh, chúng ta luôn đọc được một từ “loạn thế”. Nhìn lại hoàn cảnh nơi cả đời cô sinh sống, những câu chuyện cô trải qua, quả sự là hỗn loạn liên miên. Có thể tầm nhìn của tôi thiển cận, nên luôn cảm thấy thế sự mênh mông như gió mây, cho dù trong thời thái bình thịnh trị, cũng không thể trốn tránh được cuộc đời máu lệ đan xen.
Mẹ của Trương Ái Linh đã về Trung Quốc giữa thời loạn lạc, người phụ nữ tân tiến mấy lần ra nước ngoài này, đã sớm quen với rối ren, không sợ gió sương. Đối mặt với sự kiện mẹ về nước, bề ngoài tưởng chừng Trương Ái Linh không để tâm, nhưng kỳ thực trong lòng cô lại đang dâng trào một niềm vui vô tận. Bởi Trương Ái Linh lúc này đã là một thiếu nữ đương tuổi xuân thì xinh đẹp, khí chất u Mỹ lãng mạn mê hoặc lòng người toát ra từ trên người mẹ cô, khiến cô say đắm ngất ngây. Những phong cảnh tuyệt diễm, những câu chuyện truyền kỳ của nước ngoài mà mẹ kể, khiến cô hết lòng ngưỡng mộ và say mê. Khi ấy, Trương Ái Linh chán ghét bầu không khí trong gia đình, không thể kìm được mong ước muốn ra nước ngoài.
Mẹ trở về, Trương Ái Linh càng không muốn quay về căn nhà của cha, cô thường xuyên ở lì ở nhà mẹ từ sáng đến tối, đến khi trăng nhú lên mới lưu luyến không nỡ quay về. Nhiều lần như thế, cha cô rất phật ý, ông cảm thấy đứa con gái mà mình nuôi nấng, dạy dỗ bao năm nay, đã để hết tâm trí ở nhà bên đó. Đặc biệt, khi Trương Ái Linh đề xuất muốn đi du học ở nước ngoài, Trương Đình Trọng liền nổi giận, nghĩ con gái đã bị mẹ ruột xúi giục. Mẹ kế được thể mắng nhiếc: “Mẹ mày đã ly hôn còn muốn can thiệp vào việc nhà này. Nếu đã không thể từ bỏ được nơi này, thì sao không quay về? Tiếc là đã muộn một bước, quay về cũng chỉ đành làm vợ lẽ thôi!”.
Sự sỉ nhục như thế, khiến nỗi căm hận của Trương Ái Linh đối mẹ kế ngày càng tăng. Trước sau gì Trương Đình Trọng vẫn là một người bảo thủ, Hoàng Dật Phạn và Trương Mậu Uyên ra nước ngoài, khiến ông lĩnh hội một cách sâu sắc rằng, một người phụ nữ chỉ cần bước vào con đường của thời đại mới, là không thể tìm lại được vẻ đẹp trang nhã truyền thống của phụ nữ phương Đông nữa. Và quan trọng hơn nữa là, trong nhà đã phải chi một khoản tiền khổng lồ cho hai người hút thuốc phiện, đến tiền học đàn piano của Trương Ái Linh ông còn tiếc không cho, thì làm sao có thể tình nguyện bỏ tiền cho cô đi du học?
Chiến tranh Tùng Hộ (13/9/1937 – 26/11/1937) bất ngờ nổ ra, toàn bộ Bến Thượng Hải chìm trong hỗn loạn với khói lửa và thuốc súng. Có người bỏ nhà bỏ cửa để chạy trốn, có người ngồi chờ chết, mặc sức hưởng lạc. Trong đêm nghe tiếng pháo súng, không thể nào yên giấc. Trương Ái Linh xin cha cho đến ở nhà người cô mấy ngày, Trương Đình Trọng biết con gái đến nhà cô có nghĩa là đến nhà mẹ, trong lòng tuy không vui, nhưng cũng không nỡ từ chối, đành đồng ý.
Đến nhà mẹ, giống như chim mỏi về tổ, mặc bên ngoài loạn thế rối ren, nhưng trong lòng cô lại trong sạch như lưu ly, không bị phiền nhiễu. Nhưng thời gian thúc giục con người, chớp mắt thôi đã hai tuần trôi qua. Khi cô hoàn toàn không tình nguyện quay về nhà cha, đã nhìn thấy mẹ kế mặt mày sầm sì ngồi trong phòng khách, căn vặn cô: “Tại sao mày đi mà không nói trước với ta một tiếng?”. Trương Ái Linh không biết làm thế nào, chỉ lạnh nhạt trả lời: “Con đã nói với cha rồi”. Mẹ kế giận dữ quát: “À, nói với cha rồi! Trong mắt mày còn có ta không?”.
Lời vừa thốt ra, một cái tát giáng xuống khiến cho Trương Ái Linh nảy đom đóm mắt. Trương Ái Linh cảm thấy nhục nhã bội phần, vốn muốn đánh trả, nhưng bị bà vú già trong phủ ngăn lại. Lúc ấy, mẹ kế giả vờ chạy lên lầu, hét lớn: “Nó đánh tôi! Nó đánh tôi”, rồi cha Trương Ái Linh không thèm hỏi rõ ngọn nguồn, đã đánh đập cô một trận.
“Trong khoảnh khắc đó, tất cả đều trở nên vô cùng rõ ràng, tiếp đó trong phòng ăn tối tăm bên ngoài cửa chớp, thức ăn đã được bày lên bàn, chiếc ang cá vàng trống rỗng, trên chiếc ang bằng sứ trắng vẽ những sợi rong màu đỏ cam. Cha tôi giậm giậm chiếc dép lê, chạy bình bịch xuống lầu, tóm lấy tôi, chân tay vung lên loạn xạ, quát lớn: ‘Mày còn đánh người! Mày đánh cô ấy thì tao đánh mày! Hôm nay tao phải đánh chết mày!’. Tôi cảm thấy đầu tôi hết chúi về bên này lại chúi sang bên kia, hết lần này đến lần khác, tai tôi ù đi. Tôi ngồi trên mặt đất, nằm sóng soài trên đất, ông vẫn túm lấy tóc tôi mà đá liên tục. Cuối cùng bị mọi người giằng ra…”.
©STENT:
Đây là đoạn Trương Ái Linh miêu tả tình cảnh lúc bấy giờ trong Chuyện riêng. Sở dĩ cô tả lại không tiếc lời như thế, là vì đây là lần đầu tiên trong cuộc đời cô phải gánh chịu một nỗi nhục nhã lớn như vậy. Cơn mưa đòn của cha đã phá tan chút lưu luyến cuối cùng của cô đối với gia đình này một cách triệt để. Chút tình thân vốn đã mỏng manh, đến giờ phút này đã hoàn toàn biến mất. Sau đó, Trương Ái Linh càng che giấu thật kỹ những tình cảm trong nội tâm của mình, cô không dám yêu thương dễ dàng. Bởi vì cô biết, cần phải lạnh lùng đối chọi với thế giới hoang mang này, thậm chí đến hận cũng cần dũng cảm, cần sức lực.
Nhìn những vết thương chồng chất của mình trong gương, Trương Ái Linh muốn khóc mà không có nước mắt. Ngày hôm sau, Trương Mậu Uyên nghe tin đến khuyên can. Mẹ kế vừa nhìn thấy người cô đã cười nhạt: “Đến để bắt thuốc phiện hả?”, không đợi người cô mở miệng, cha cô đã nhảy từ trên sập hút thuốc xuống, lấy tẩu thuốc phang thẳng vào đầu em gái, khiến người cô cũng bị thương, phải nhập viện. Trương Mậu Uyên muốn đến báo phòng Tuần bổ, nhưng lại cảm thấy chuyện này là chuyện xấu hổ của gia đình, thực sự quá mất mặt nên mới thôi không đi nữa.
Khi ấy Trương Đình Trọng giống như một con dã thú bị thương lên cơn giận dữ, đánh mất lý trí. Ông đem tất cả những nỗi uất ức bao năm nay, sự sa ngã của bao năm nay, và tất cả những đau buồn, trút lên người Trương Ái Linh. Có lẽ khi sự việc qua đi, ông mới nhanh chóng tỉnh ngộ, nhưng hối hận không kịp. Còn Trương Ái Linh nhiều năm về sau nhìn lại sự kiện này, sẽ cảm thấy kỳ thực cha mình vừa đáng thương lại vừa đáng trách biết bao. Sự thay đổi của một triều đại, đã khiến linh hồn của biết bao người đổi thay theo, khiến họ nhìn mà không hiểu bản thân xa lạ của mình.
Cha cô phao tin rằng muốn dùng súng bắn chết cô. Trương Ái Linh bị giam trong một căn phòng trống. Đây là nơi cô đã chào đời, căn nhà gánh cả trăm năm sương gió này, đến nay lại trở nên hoang lạnh như thế, chẳng còn tình người như thế. Ánh trăng màu xanh tối chiếu trên ván sàn, âm thầm ẩn chứa những ý đồ giết người. Trương Ái Linh biết cha không thể giết cô, nhưng cô lo rằng, cứ bị giam như thế vài năm, đến khi được ra ngoài, cô sẽ chẳng còn là cô nữa. Ngồi tựa vào hàng lan can tre, bầu trời xanh thăm thẳm, khói súng vẫn như xưa, trong lòng cô mong đợi sẽ có một phát đạn rơi vào giữa nhà cô, dù có phải cùng chết với bọn họ cô cũng cam lòng.
Hoa bạch ngọc lan bên ngoài cửa sổ đã nở những đóa hoa to trắng muốt. Trương Ái Linh nói, nó giống như một chiếc khăn tay bị nhuốm bẩn, lại giống như một tờ giấy hỏng bị vứt bỏ bị lãng quên nơi đó. Xưa nay cô chưa từng gặp một loài hoa nào lẳng lơ mà xúi quẩy đến thế. Có thể thấy, tâm trạng của một người quan trọng đến nhường nào, cảnh tượng đẹp đẽ lúc ấy, đối với Trương Ái Linh cũng thành vô nghĩa mà thôi.
Trương Ái Linh bị ốm, trận ốm này kéo dài đến nửa năm. Khi mơ màng nằm trên giường bệnh, nhìn bầu trời thu đông màu xanh nhạt, quên đi triều đại, quên đi năm tháng. Cô cảm thấy mình đã già đi biết bao nhiêu năm, rồi sẽ chết đi trong mông lung như thế. Nhưng cô cũng chưa từng ngừng ý nghĩ trốn chạy, dù cho cô đã sớm bị cầm tù đến mức giống như một cái xác sống vô hồn.
Trong một đêm giữa mùa đông, cuối cùng Trương Ái Linh cũng đợi được cơ hội. Được sự giúp đỡ của người hầu Hà Can, nhân lúc hai viên tuần cảnh đổi ca, cô đã khéo léo trốn ra ngoài không gây ra một tiếng động nào. Khi thực sự đứng trên đường phố lạnh căm căm, dưới đèn đường chỉ thấy một vùng giá lạnh, Trương Ái Linh thấy “Thế giới thân thương biết bao! Tôi vội vã đi dọc phố, mỗi bước chân trên mặt đất đều là một nụ hôn kêu vang. Hơn nữa, tôi còn mặc cả giá tiền với một phu xe ở cách nhà tôi không xa, tôi thực sự sung sướng vì tôi còn chưa quên cách mặc cả như thế nào…”. Trương Ái Linh bấy giờ giống như một chú chim bị thương vì cầm tù, chỉ cần được chắp cánh, là sẽ nhớ ra phải bay lên như thế nào.
Bị giam cầm gần nửa năm, chịu hết mọi giày vò, Trương Ái Linh cảm nhận rằng, trong sân khấu nhân gian mênh mang này, hóa ra sống một mình cũng không đáng sợ đến vậy. Trái tim mỏng manh của cô bắt đầu trở nên cứng rắn hơn, ung dung hơn. Cô tin rằng, dù con tim đã nhiễm sương tuyết, chỉ cần mở cửa sổ ra, hoa đào sẽ rực hồng, dương liễu vẫn xanh non.
Chuyến ra đi lần này của Trương Ái Linh có nghĩa là đã đoạn tuyệt hoàn toàn với căn nhà cũ đó, cắt đứt với căn nhà của cha. Mẹ kế đem đồ của cô, cái thì cho, cái thì vứt, coi như cô đã chết. Nhưng Trương Ái Linh không vì thế mà buồn, sự lạnh lùng vô tình của họ đối với cô là một sự giải thoát cho linh hồn. Trên thế gian này, yêu thương là nợ nần, hận thì không.
Trương Ái Linh bỏ đi với hai bàn tay trắng, điều này chắc chắn sẽ tăng thêm gánh nặng kinh tế cho mẹ cô. Khi ấy, cô của Trương Ái Linh vì chơi cổ phiếu mà thiệt hại một khoản lớn. Xe hơi bán rồi, tài xế và người làm cũng cho nghỉ. Cảnh hai người đẹp đơn thân từ nước ngoài mới về, ra vào lên xe xuống ngựa, trước sau người hầu kẻ hạ của năm nào đã một đi không trở lại, mơ hồ như cách biệt từ đời nào.
Trong Đồng ngôn vô kỵ, Trương Ái Linh có viết một đoạn như thế này: “Hỏi xin mẹ tiền, ban đầu đó là một việc thân thiết thú vị, bởi vì tôi luôn yêu mẹ bằng một tình yêu kiểu romantic… Thế nhưng sau này, cứ hai, ba ngày lại ngửa tay xin tiền mẹ trong lúc mẹ khốn quẫn, chính là sự giày vò tính tình của mẹ, giày vò sự vong ân phụ nghĩa của bản thân, những nỗi khó xử vụn vặt ấy, từng chút từng chút hủy hoại tình yêu của tôi”.
Cô hoang mang, thậm chí hoài nghi mình có xứng đáng được mẹ chi trả như thế hay không. Cô gái vừa tự ti lại vừa tự cao này, thường xuyên cảm thấy bản thân mình ra rời ngày tháng, đi trên con đường hồng trần không thuộc về mình. Thế nhưng cuộc đời của ai mà không phải như vậy, bạn đợi chờ ngày tháng cứ thế yên lặng trôi đi, nhưng lại luôn bị những điều bất ngờ đột nhiên quấy nhiễu.
May mắn là, những người bị ly tán, có một ngày sẽ được gặp lại trong rừng cây. Những chuyện đã bỏ lỡ, rốt cuộc sẽ được đền bù bằng một cách khác. Thế sự hỗn mang, bóng tối muôn dặm, đi qua hết thảy sẽ là non xanh nước lặng, mây nhạt gió nhẹ.
(Trương Ái Linh ngữ lục)
Thời gian xanh ngắt, đó là vì chúng ta đều đang già đi. Đến nay nhìn lại, Bến Thượng Hải vận những chiếc áo gấm hoa lệ, cao quý mà yểu điệu, tuyệt thế mà đơn độc. Thành phố này, vào những năm ba mươi của thế kỷ trước, đã từng trải qua khói lửa liên miên thời loạn thế, dấy lên vô số sóng gió giang hồ. Chỉ là biển biếc hóa nương dâu, tất cả của tất cả đều bị khóa kín trong tòa thành Quá Khứ đó, đã sớm tĩnh mịch an bình từ lâu.
Cơn gió Dân Quốc thổi lướt qua mọi ngóc ngách của Bến Thượng Hải. Mà con người của thời đại đó, luôn mải miết đi tìm chốn về của nhân sinh trong cơn hoang loạn. Sau này, trong văn chương của Trương Ái Linh, chúng ta luôn đọc được một từ “loạn thế”. Nhìn lại hoàn cảnh nơi cả đời cô sinh sống, những câu chuyện cô trải qua, quả sự là hỗn loạn liên miên. Có thể tầm nhìn của tôi thiển cận, nên luôn cảm thấy thế sự mênh mông như gió mây, cho dù trong thời thái bình thịnh trị, cũng không thể trốn tránh được cuộc đời máu lệ đan xen.
Mẹ của Trương Ái Linh đã về Trung Quốc giữa thời loạn lạc, người phụ nữ tân tiến mấy lần ra nước ngoài này, đã sớm quen với rối ren, không sợ gió sương. Đối mặt với sự kiện mẹ về nước, bề ngoài tưởng chừng Trương Ái Linh không để tâm, nhưng kỳ thực trong lòng cô lại đang dâng trào một niềm vui vô tận. Bởi Trương Ái Linh lúc này đã là một thiếu nữ đương tuổi xuân thì xinh đẹp, khí chất u Mỹ lãng mạn mê hoặc lòng người toát ra từ trên người mẹ cô, khiến cô say đắm ngất ngây. Những phong cảnh tuyệt diễm, những câu chuyện truyền kỳ của nước ngoài mà mẹ kể, khiến cô hết lòng ngưỡng mộ và say mê. Khi ấy, Trương Ái Linh chán ghét bầu không khí trong gia đình, không thể kìm được mong ước muốn ra nước ngoài.
Mẹ trở về, Trương Ái Linh càng không muốn quay về căn nhà của cha, cô thường xuyên ở lì ở nhà mẹ từ sáng đến tối, đến khi trăng nhú lên mới lưu luyến không nỡ quay về. Nhiều lần như thế, cha cô rất phật ý, ông cảm thấy đứa con gái mà mình nuôi nấng, dạy dỗ bao năm nay, đã để hết tâm trí ở nhà bên đó. Đặc biệt, khi Trương Ái Linh đề xuất muốn đi du học ở nước ngoài, Trương Đình Trọng liền nổi giận, nghĩ con gái đã bị mẹ ruột xúi giục. Mẹ kế được thể mắng nhiếc: “Mẹ mày đã ly hôn còn muốn can thiệp vào việc nhà này. Nếu đã không thể từ bỏ được nơi này, thì sao không quay về? Tiếc là đã muộn một bước, quay về cũng chỉ đành làm vợ lẽ thôi!”.
Sự sỉ nhục như thế, khiến nỗi căm hận của Trương Ái Linh đối mẹ kế ngày càng tăng. Trước sau gì Trương Đình Trọng vẫn là một người bảo thủ, Hoàng Dật Phạn và Trương Mậu Uyên ra nước ngoài, khiến ông lĩnh hội một cách sâu sắc rằng, một người phụ nữ chỉ cần bước vào con đường của thời đại mới, là không thể tìm lại được vẻ đẹp trang nhã truyền thống của phụ nữ phương Đông nữa. Và quan trọng hơn nữa là, trong nhà đã phải chi một khoản tiền khổng lồ cho hai người hút thuốc phiện, đến tiền học đàn piano của Trương Ái Linh ông còn tiếc không cho, thì làm sao có thể tình nguyện bỏ tiền cho cô đi du học?
Chiến tranh Tùng Hộ (13/9/1937 – 26/11/1937) bất ngờ nổ ra, toàn bộ Bến Thượng Hải chìm trong hỗn loạn với khói lửa và thuốc súng. Có người bỏ nhà bỏ cửa để chạy trốn, có người ngồi chờ chết, mặc sức hưởng lạc. Trong đêm nghe tiếng pháo súng, không thể nào yên giấc. Trương Ái Linh xin cha cho đến ở nhà người cô mấy ngày, Trương Đình Trọng biết con gái đến nhà cô có nghĩa là đến nhà mẹ, trong lòng tuy không vui, nhưng cũng không nỡ từ chối, đành đồng ý.
Đến nhà mẹ, giống như chim mỏi về tổ, mặc bên ngoài loạn thế rối ren, nhưng trong lòng cô lại trong sạch như lưu ly, không bị phiền nhiễu. Nhưng thời gian thúc giục con người, chớp mắt thôi đã hai tuần trôi qua. Khi cô hoàn toàn không tình nguyện quay về nhà cha, đã nhìn thấy mẹ kế mặt mày sầm sì ngồi trong phòng khách, căn vặn cô: “Tại sao mày đi mà không nói trước với ta một tiếng?”. Trương Ái Linh không biết làm thế nào, chỉ lạnh nhạt trả lời: “Con đã nói với cha rồi”. Mẹ kế giận dữ quát: “À, nói với cha rồi! Trong mắt mày còn có ta không?”.
Lời vừa thốt ra, một cái tát giáng xuống khiến cho Trương Ái Linh nảy đom đóm mắt. Trương Ái Linh cảm thấy nhục nhã bội phần, vốn muốn đánh trả, nhưng bị bà vú già trong phủ ngăn lại. Lúc ấy, mẹ kế giả vờ chạy lên lầu, hét lớn: “Nó đánh tôi! Nó đánh tôi”, rồi cha Trương Ái Linh không thèm hỏi rõ ngọn nguồn, đã đánh đập cô một trận.
“Trong khoảnh khắc đó, tất cả đều trở nên vô cùng rõ ràng, tiếp đó trong phòng ăn tối tăm bên ngoài cửa chớp, thức ăn đã được bày lên bàn, chiếc ang cá vàng trống rỗng, trên chiếc ang bằng sứ trắng vẽ những sợi rong màu đỏ cam. Cha tôi giậm giậm chiếc dép lê, chạy bình bịch xuống lầu, tóm lấy tôi, chân tay vung lên loạn xạ, quát lớn: ‘Mày còn đánh người! Mày đánh cô ấy thì tao đánh mày! Hôm nay tao phải đánh chết mày!’. Tôi cảm thấy đầu tôi hết chúi về bên này lại chúi sang bên kia, hết lần này đến lần khác, tai tôi ù đi. Tôi ngồi trên mặt đất, nằm sóng soài trên đất, ông vẫn túm lấy tóc tôi mà đá liên tục. Cuối cùng bị mọi người giằng ra…”.
©STENT:
Đây là đoạn Trương Ái Linh miêu tả tình cảnh lúc bấy giờ trong Chuyện riêng. Sở dĩ cô tả lại không tiếc lời như thế, là vì đây là lần đầu tiên trong cuộc đời cô phải gánh chịu một nỗi nhục nhã lớn như vậy. Cơn mưa đòn của cha đã phá tan chút lưu luyến cuối cùng của cô đối với gia đình này một cách triệt để. Chút tình thân vốn đã mỏng manh, đến giờ phút này đã hoàn toàn biến mất. Sau đó, Trương Ái Linh càng che giấu thật kỹ những tình cảm trong nội tâm của mình, cô không dám yêu thương dễ dàng. Bởi vì cô biết, cần phải lạnh lùng đối chọi với thế giới hoang mang này, thậm chí đến hận cũng cần dũng cảm, cần sức lực.
Nhìn những vết thương chồng chất của mình trong gương, Trương Ái Linh muốn khóc mà không có nước mắt. Ngày hôm sau, Trương Mậu Uyên nghe tin đến khuyên can. Mẹ kế vừa nhìn thấy người cô đã cười nhạt: “Đến để bắt thuốc phiện hả?”, không đợi người cô mở miệng, cha cô đã nhảy từ trên sập hút thuốc xuống, lấy tẩu thuốc phang thẳng vào đầu em gái, khiến người cô cũng bị thương, phải nhập viện. Trương Mậu Uyên muốn đến báo phòng Tuần bổ, nhưng lại cảm thấy chuyện này là chuyện xấu hổ của gia đình, thực sự quá mất mặt nên mới thôi không đi nữa.
Khi ấy Trương Đình Trọng giống như một con dã thú bị thương lên cơn giận dữ, đánh mất lý trí. Ông đem tất cả những nỗi uất ức bao năm nay, sự sa ngã của bao năm nay, và tất cả những đau buồn, trút lên người Trương Ái Linh. Có lẽ khi sự việc qua đi, ông mới nhanh chóng tỉnh ngộ, nhưng hối hận không kịp. Còn Trương Ái Linh nhiều năm về sau nhìn lại sự kiện này, sẽ cảm thấy kỳ thực cha mình vừa đáng thương lại vừa đáng trách biết bao. Sự thay đổi của một triều đại, đã khiến linh hồn của biết bao người đổi thay theo, khiến họ nhìn mà không hiểu bản thân xa lạ của mình.
Cha cô phao tin rằng muốn dùng súng bắn chết cô. Trương Ái Linh bị giam trong một căn phòng trống. Đây là nơi cô đã chào đời, căn nhà gánh cả trăm năm sương gió này, đến nay lại trở nên hoang lạnh như thế, chẳng còn tình người như thế. Ánh trăng màu xanh tối chiếu trên ván sàn, âm thầm ẩn chứa những ý đồ giết người. Trương Ái Linh biết cha không thể giết cô, nhưng cô lo rằng, cứ bị giam như thế vài năm, đến khi được ra ngoài, cô sẽ chẳng còn là cô nữa. Ngồi tựa vào hàng lan can tre, bầu trời xanh thăm thẳm, khói súng vẫn như xưa, trong lòng cô mong đợi sẽ có một phát đạn rơi vào giữa nhà cô, dù có phải cùng chết với bọn họ cô cũng cam lòng.
Hoa bạch ngọc lan bên ngoài cửa sổ đã nở những đóa hoa to trắng muốt. Trương Ái Linh nói, nó giống như một chiếc khăn tay bị nhuốm bẩn, lại giống như một tờ giấy hỏng bị vứt bỏ bị lãng quên nơi đó. Xưa nay cô chưa từng gặp một loài hoa nào lẳng lơ mà xúi quẩy đến thế. Có thể thấy, tâm trạng của một người quan trọng đến nhường nào, cảnh tượng đẹp đẽ lúc ấy, đối với Trương Ái Linh cũng thành vô nghĩa mà thôi.
Trương Ái Linh bị ốm, trận ốm này kéo dài đến nửa năm. Khi mơ màng nằm trên giường bệnh, nhìn bầu trời thu đông màu xanh nhạt, quên đi triều đại, quên đi năm tháng. Cô cảm thấy mình đã già đi biết bao nhiêu năm, rồi sẽ chết đi trong mông lung như thế. Nhưng cô cũng chưa từng ngừng ý nghĩ trốn chạy, dù cho cô đã sớm bị cầm tù đến mức giống như một cái xác sống vô hồn.
Trong một đêm giữa mùa đông, cuối cùng Trương Ái Linh cũng đợi được cơ hội. Được sự giúp đỡ của người hầu Hà Can, nhân lúc hai viên tuần cảnh đổi ca, cô đã khéo léo trốn ra ngoài không gây ra một tiếng động nào. Khi thực sự đứng trên đường phố lạnh căm căm, dưới đèn đường chỉ thấy một vùng giá lạnh, Trương Ái Linh thấy “Thế giới thân thương biết bao! Tôi vội vã đi dọc phố, mỗi bước chân trên mặt đất đều là một nụ hôn kêu vang. Hơn nữa, tôi còn mặc cả giá tiền với một phu xe ở cách nhà tôi không xa, tôi thực sự sung sướng vì tôi còn chưa quên cách mặc cả như thế nào…”. Trương Ái Linh bấy giờ giống như một chú chim bị thương vì cầm tù, chỉ cần được chắp cánh, là sẽ nhớ ra phải bay lên như thế nào.
Bị giam cầm gần nửa năm, chịu hết mọi giày vò, Trương Ái Linh cảm nhận rằng, trong sân khấu nhân gian mênh mang này, hóa ra sống một mình cũng không đáng sợ đến vậy. Trái tim mỏng manh của cô bắt đầu trở nên cứng rắn hơn, ung dung hơn. Cô tin rằng, dù con tim đã nhiễm sương tuyết, chỉ cần mở cửa sổ ra, hoa đào sẽ rực hồng, dương liễu vẫn xanh non.
Chuyến ra đi lần này của Trương Ái Linh có nghĩa là đã đoạn tuyệt hoàn toàn với căn nhà cũ đó, cắt đứt với căn nhà của cha. Mẹ kế đem đồ của cô, cái thì cho, cái thì vứt, coi như cô đã chết. Nhưng Trương Ái Linh không vì thế mà buồn, sự lạnh lùng vô tình của họ đối với cô là một sự giải thoát cho linh hồn. Trên thế gian này, yêu thương là nợ nần, hận thì không.
Trương Ái Linh bỏ đi với hai bàn tay trắng, điều này chắc chắn sẽ tăng thêm gánh nặng kinh tế cho mẹ cô. Khi ấy, cô của Trương Ái Linh vì chơi cổ phiếu mà thiệt hại một khoản lớn. Xe hơi bán rồi, tài xế và người làm cũng cho nghỉ. Cảnh hai người đẹp đơn thân từ nước ngoài mới về, ra vào lên xe xuống ngựa, trước sau người hầu kẻ hạ của năm nào đã một đi không trở lại, mơ hồ như cách biệt từ đời nào.
Trong Đồng ngôn vô kỵ, Trương Ái Linh có viết một đoạn như thế này: “Hỏi xin mẹ tiền, ban đầu đó là một việc thân thiết thú vị, bởi vì tôi luôn yêu mẹ bằng một tình yêu kiểu romantic… Thế nhưng sau này, cứ hai, ba ngày lại ngửa tay xin tiền mẹ trong lúc mẹ khốn quẫn, chính là sự giày vò tính tình của mẹ, giày vò sự vong ân phụ nghĩa của bản thân, những nỗi khó xử vụn vặt ấy, từng chút từng chút hủy hoại tình yêu của tôi”.
Cô hoang mang, thậm chí hoài nghi mình có xứng đáng được mẹ chi trả như thế hay không. Cô gái vừa tự ti lại vừa tự cao này, thường xuyên cảm thấy bản thân mình ra rời ngày tháng, đi trên con đường hồng trần không thuộc về mình. Thế nhưng cuộc đời của ai mà không phải như vậy, bạn đợi chờ ngày tháng cứ thế yên lặng trôi đi, nhưng lại luôn bị những điều bất ngờ đột nhiên quấy nhiễu.
May mắn là, những người bị ly tán, có một ngày sẽ được gặp lại trong rừng cây. Những chuyện đã bỏ lỡ, rốt cuộc sẽ được đền bù bằng một cách khác. Thế sự hỗn mang, bóng tối muôn dặm, đi qua hết thảy sẽ là non xanh nước lặng, mây nhạt gió nhẹ.
Tác giả :
Bạch Lạc Mai