Bởi Vì Thấu Hiểu Cho Nên Từ Bi
Chương 12: Khói lửa thời loạn
Cả thế giới giống như một chiếc răng sâu đục ruỗng, tê tê nhưng nhức, đến nỗi dù bị rụng cũng không cảm thấy gì, chỉ là khi gió đến, lờ mờ có chút đau đớn.
(Trương Ái Linh ngữ lục)
Người sốn trong thời loạn, thực sự không thể tự làm chủ bản thân. Dường như phải trải qua hết khói súng, mới có thể đổi lấy sự yên bình trong thoáng chốc. Thực ra, sự hủy hoại của chính bản thân loài người, còn kém xa sự sắc bén của tự nhiên. Trong thời loạn, những dấu chân chim hồng phủ đầy trên nền tuyết trắng. Còn khi thái bình thịnh trị, đến đêm tối cũng thần bí đa tình.
Năm 1941, chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ. Năm sau, Hương Cảng thất thủ. Thành phố trong chiến tranh, hỗn loạn đến mức quên cả nỗi đau đớn. Biết bao người không nơi trú ngụ, sống không an ổn, chết chẳng yên thân. Sương gió qua đi, lạnh lẽo như mưa gõ trên lá sen tàn, tất cả những sắc màu hoa lệ đều đã tan thành tro bụi. Nhưng thời gian sẽ chữa lành hết thảy những vết thương, có một ngày, thành phố này sẽ phồn hoa rực rỡ hơn.
Dường như Trương Ái Linh luôn biết, không có ai là có thể bước theo quỹ đạo cuộc đời mà mình đã sắp đặt. Chính vì vậy, khi mưa gió của vận mệnh một lần nữa ập đến, tuy mang lòng oán trách, nhưng cô vẫn bình tĩnh thản nhiên như thể đó là việc quá đỗi bình thường. Năm thứ ba tại Đại học Hương Cảng, một trận chiến đã hoàn toàn đập tan trường học với giấc mơ thiên tài và con đường đến với Đại học Oxford của cô.
Kỳ thực, “Cảng chiến” cũng chỉ ngắn ngủi có mười tám ngày. Nhưng mười tám ngày này, lại khiến Trương Ái Linh nhìn thấy sự hoang lạnh như sóng dâng ào ạt trong thời loạn lạc ấy. Khi chiến tranh ập đến, người ta cảm thấy nó là tai nạn, nhưng khi nó đi qua, người ta lại cảm thấy đây chỉ là một sự bất ngờ. Đối với nỗi giày vò đến rất đột ngột này, những người dân bình thường không thể lựa chọn bất cứ giải pháp nào. Đặc biệt, khi đối mặt với tiếng pháo súng nổ ầm ầm, những nữ sinh của Đại học Hương Cảng dường như quên cả hoảng loạn.
Trong Tẫn dư lục[1] có viết: “Thái độ của mọi người đối với chiến tranh, có thể lấy một ví dụ như sau, giống như một người ngồi ngủ gà ngủ gật trên chiếc ghế băng cứng, tuy rằng không thoải mái, hơn nữa còn không ngừng oán trách, nhưng rốt cuộc vẫn ngủ được”. Mọi người ở tịt trong nhà ít khi ra ngoài, giấu mình trong những nơi cho là an toàn, không chịu lộ diện. Thời gian ném bom, Viêm Anh dường như không sợ bất cứ thứ gì, cô ấy vẫn mạo hiểm vào thành xem phim, một mình về ký túc xá tắm rửa. Trương Ái Linh nói: “Sự không để tâm của cô ấy dường như lại là một sự châm biếm đối với nỗi sợ hãi của mọi người”.
[1] Tập tạp văn tương đối dài của Trương Ái Linh, được viết vào năm 1944, ghi chép lại những sự kiện và con người trong cuộc chiến tranh Hương Cảng vào hai năm trước đó.
Vì chiến tranh, Đại học Hương Cảng tạm ngừng giảng dạy, những sinh viên bản địa thì về nhà, còn những sinh viên bên ngoài đành tham gia công tác giữ thành, thì mới có thể giải quyết được vấn đề ăn ở. Trương Ái Linh cũng chỉ còn cách đăng ký, làm một đoàn viên phòng không tạm thời. Trong tiếng đại bác, cô lo lắng mình sẽ chết giữa những con người xa lạ này. Dưới bom đạn khói súng, cô chỉ cảm thấy sinh mệnh thật hư ảo, sự sống chết vinh nhục của mỗi người sao mà nhỏ nhoi đến thế.
Cơn nguy hiểm thành phố bị bao vây mười tám ngày kéo dài tựa thế kỷ, cũng tạm coi như đã qua đi. Trong Tẫn dư lục, Trương Ái Linh đã viết: “Trong mười tám ngày thành phố bị bao vây, ai cũng có cảm giác khó mà chịu đựng nổi vào lúc bốn giờ sáng, lúc mà thứ gì cũng trở nên mơ hồ, bình minh rét căm căm, co ro run rẩy, đứng không vững. Đợi đến lúc về được nhà rồi, thì có lẽ nhà cũng chẳng còn nữa. Nhà cửa có thể đổ nát, tiền bạc trong chớp mắt có thể thành giấy vụn, người có thể chết, bản thân mình càng bấp bênh, giống câu thơ ‘Thê thê khứ thân ái, phiếm phiếm nhập yên vụ’[2] (Tình thân thôi đã chia tay/ Trên sông chút nữa đã đầy khói sương – Ngô Văn Phúc dịch) trong thơ Đường. Nhưng rốt cuộc lại chẳng hề giống sự trống trải và tuyệt vọng không gì cản trở nổi của nơi đây”.
[2] Trích bài Sơ phát Dương Tử ký Nguyên đại hiệu thư của Vi Ứng Vật.
Nhưng khi chiến tranh thực sự qua đi, người ta lại cảm thấy không quen, tựa như trái tim treo lơ lửng, cuối cùng đã tìm được điểm tiếp đất không vững chắc. Trương Ái Linh từng nói: “Cuối cùng chiến tranh đã kết thúc, nhưng lại thấy có chút gì đó không quen. Hòa bình càng khiến lòng người hỗn loạn, giống như uống rượu say vậy. Nhìn thấy chiếc máy bay trên nền trời xanh, biết rằng dù có ngẩng đầu lên ngắm nó thì cũng không đến nỗi bị dội bom trúng đầu, chỉ đơn giản vậy mà cảm thấy chiếc máy bay rất đáng yêu…”.
Chiến tranh vừa kết thúc, hòa bình lập lại, mọi người đều vui vẻ phấn khích. Dường như họ nghĩ nếu không kịp thời chơi bời hưởng lạc thì sẽ không còn cơ hội nữa. Trương Ái Linh cũng tham dự, nhưng trong lòng cô hiểu rất rõ rằng, đây là sa đọa. Nhưng sau chiến loạn, mọi thứ đều tạm bợ, không còn ai chú ý đến quá nhiều thứ. Trương Ái Linh nhìn những cảnh sống chết đó, trong lòng nảy sinh mâu thuẫn và chán chường. Không phải vì cô ích kỷ, mà là cô biết, sống chết vốn là chuyện bình thường, không ai có thể xoay chuyển được. Ngồi trên cỗ xe thời đại, mỗi người đều vô cùng cô độc.
Một trận chiến đã chấm dứt rất nhiều sinh mệnh, cũng khiến rất nhiều người như được sống lại một lần nữa. Từ xưa đến nay, “Nhất tướng công thành vạn cốt khô”[3] (Sự thành công của một viên tướng đổi bằng vạn bộ xương khô), có lần nào thu phục giang sơn mà không phải giẫm đạp lên thi thể của ngàn vạn người? Năm đó, nữ tác gia Tiêu Hồng lâm bệnh qua đời trong bệnh viện Hương Cảng khi mới ba mươi mốt tuổi, nhưng người ta chưa bao giờ quên cô. Khi lâm chung cô còn trăn trối: “Nửa đời đã chịu hết thảy cảnh đối xử lạnh nhạt… Trước khi chết, vẫn không cam tâm, không cam tâm”. Cho dù là danh tướng, hay là nắm xương trắng, thì cũng có ngày sẽ bị khói bụi của lịch sử chôn vùi.
[3] Trích trong bài Kỷ Hợi tuế nhị thủ của Tào Tung đời Đường.
Những năm tháng ở Đại học Hương Cảng đã kết thúc như thế, có chút gấp gáp, cũng có chút bất ngờ. Thời gian ba năm giống như bóng câu qua khe hở, mà thiếu nữ cô độc cao ngạo ấy, tựa như đã bị lịch sử thay đổi, càng trở nên lạnh lùng hơn. Có lẽ, thứ thay đổi không chỉ là cô, mà còn có những người đã trải qua thử thách của chiến tranh. Dù có tên hay vô danh, dù cao quý hay hèn mọn, đều đã thành quá khứ.
Chỉ đơn thuần vội vã vĩnh biệt, không có sự lãng mạn như thời tốt nghiệp trường nữ sinh St’s Maria nữa. Mùa hè năm ấy, Trương Ái Linh cùng Viêm Anh rời Hương Cảng đến Thượng Hải, coi như là mưa gió quay về. Thượng Hải vẫn như xưa, năm tháng không hề khiến thành phố này già đi. Ba năm, cũng không thể thay đổi dung nhan của một cô gái tuổi xuân thì. Thế nhưng, trong mắt người cô Trương Mậu Uyên và em trai Trương Tử Tĩnh, Trương Ái Linh đã thực sự thay đổi không ít. Mái tóc cô dài buông xõa trên vai, càng nổi bật thân hình cao gầy, ăn vận thời trang, văn nhã mà phóng khoáng.
Thế nhưng, sự đời lại âm thầm thay đổi khi chúng ta không kịp suy nghĩ, chưa từng thấu triệt, tất cả dường như đều là lẽ đương nhiên như thế. Trương Ái Linh không biết, thành phố Thượng Hải có ý nghĩa gì với cô, đợi chờ cô để làm gì? Mẹ cô đã đi Singapore, cô ở lại Thượng Hải, trong tòa chung cư Eddington mà người cô thuê ở đường Hurd. Trương Ái Linh thực sự rất thích cuộc sống ở chung cư, cô nói: “Chung cư là nơi trốn tránh thế tục lý tưởng nhất”.
Trang trí nội thất của căn hộ này đều do Trương Mậu Uyên tự thiết kế. Lò sưởi trong phòng khách, còn có đèn cây, bộ sofa trang nhã, đem lại cảm giác thư thái đến mức quên cả tháng năm. Ngồi trên ban công, có thể nhìn xuống toàn thành phố. Phía không xa, có phòng khiêu vũ Bách Lạc Môn, lúc nửa đêm, vẫn còn có thể loáng thoáng nghe thấy ca sĩ hát đi hát lại ca khúc Dạ lai hương. Thứ âm nhạc hoài niệm phong tình là thứ âm thanh xa hoa tô điểm cho cảnh thái bình bấy giờ ấy, đến nay vẫn còn khiến người ta say đắm.
Dường như Trương Ái Linh rất hài lòng với hết thảy mọi thứ ở nơi này. Quãng thời gian sống cùng người cô, có một sự nhàn nhã tựa như dòng nước nhỏ chảy miên man. Trong Chuyện riêng, cô viết: “Bây giờ tôi đang sống trong giấc mộng cũ, xây một giấc mộng mới trong giấc mộng cũ đó. Trên ban công nhìn ngắm ánh trăng vàng loang loáng. Tiếng trống thay canh trong đêm của thời xưa, nay thay bằng tiếng mõ rao bán mằn thắn, gõ lên nhịp giấc mộng của vô số người từ ngàn năm nay, ‘Cốc, cốc, cốc’ – những năm tháng vừa đáng yêu lại vừa đáng buồn!”.
Khi ấy, Trương Mậu Uyên cũng hơi túng quẫn, họ sống rất đạm bạc. Chưa tốt nghiệp Đại học Hương Cảng, nên về đến Thượng Hải Trương Ái Linh muốn chuyển đến Đại học St John’s, học cho xong, có được tấm bằng, coi như là hoàn thành sự nghiệp học hành kéo dài bấy lâu nay. Em trai Trương Tử Tĩnh vốn thi đỗ khoa Văn của trường Đại học Phúc Đán ngừng giảng dạy nên cuối cùng phải hủy bỏ. Nghe xong ý định của Trương Ái Linh, cậu cũng quyết định thi vào Đại học St John’s.
Nhưng lấy đâu ra tiền học phí? Trương Tử Tĩnh về nhà, bàn với cha chuyện học phí của Trương Ái Linh. Dù trong lòng vẫn không thể nào quên được sự phản bội của con gái, nhưng Trương Đình Trọng cũng cực kỳ hối hận vì cách làm của mình năm đó, hơn nữa tài năng của Trương Ái Linh thực sự làm ông xúc động. Cuối cùng, Trương Đình Trọng đã đồng ý, mặc dù lúc đó ông đã không còn dư dả. Mấy năm trước, ông đã chuyển từ ngôi nhà cũ rộng rãi, sang một căn nhà Tây nhỏ hơn.
Vì học phí, rốt cuộc Trương Ái Linh vẫn phải cúi đầu, đến ngôi nhà xa lạ ấy của cha. Mẹ kế biết cô sắp đến, cũng cố ý tránh mặt. Cha con nói chuyện cũng chỉ vỏn vẹn vài phút, tất cả đều nhạt nhẽo, thần sắc hai bên đều lạnh lùng, không có lấy nụ cười. Sau này, Trương Tử Tĩnh nói: “Đó là lần cuối cùng chị tôi bước vào cổng nhà, và cũng là lần cuối cùng ra khỏi đó. Về sau, chị và cha không hề gặp lại nhau”. Dường như họ đều không thẹn với lòng khi để mối tình thân này biến mất theo duyên phận. Dứt khoát như thế, không biết là ai vô tình hơn ai?
May mà tất cả đều sẽ qua đi, tất cả đều sẽ thành mây khói. Năm tháng vẫn tươi đẹp như xưa, cho dù chúng ta đã sớm lãng quên bầu trời sao của năm đó. Ngày tháng trôi qua trong hành trình trèo đèo lội suối gian khổ, nhưng cuối cùng vẫn có những khung cảnh sống động để chúng ta cùng thưởng lãm. Trong trường Đại học St John’s, Trương Ái Linh hội ngộ với Viêm Anh, cô cũng thi vào trường này. Tình bạn đáng quý của họ, lại có thể được tiếp tục.
Có những người, không cần tìm kiếm, họ vẫn đứng ở nơi rực rỡ ánh đèn. Có những người, muốn giữ lại, nhưng họ đi thuyền nhẹ lướt qua vạn trùng sơn. Tình cảm của Trương Ái Linh và Viêm Anh vẫn sâu sắc như thế, giống như hồi ở Đại học Hương Cảng, cùng nhau đi xem phim, dạo phố, mua đồ ăn vặt. Có lúc mấy người phụ nữ họp mặt ở nhà Trương Mậu Uyên, cùng say mê ăn vận và trang điểm.
Từ thời trung học đến bây giờ, cách ăn vận của Trương Ái Linh đã rất khác người, hơn nữa ở cô còn toát ra một khí chất khác biệt. Cô là một cô gái đầy sáng tạo và ngẫu hứng. Trở về từ Hương Cảng, phong cách của Trương Ái Linh lại càng đặc biệt, độc đáo, ẩn hiện khó nắm bắt trong trường St John’s. Có lẽ khi ấy, cô không đủ xinh đẹp, không đủ rạng ngời, nhưng lại đủ khiến người ta đắm say.
Trong cái thế gian tầm thường này, ở Bến Thượng Hải đầy biến động ấy, Trương Ái Linh không chỉ có vài cuộc gặp gỡ tri kỷ. Phong thái và tài hoa thực sự của cô vẫn chưa bắt đầu, chỉ là có vài lời đảm bảo, vẫn chưa thể nói trước điều gì. Vậy thì hãy để thời gian cho chúng ta biết, rất nhiều, rất nhiều điều về Trương Ái Linh.
(Trương Ái Linh ngữ lục)
Người sốn trong thời loạn, thực sự không thể tự làm chủ bản thân. Dường như phải trải qua hết khói súng, mới có thể đổi lấy sự yên bình trong thoáng chốc. Thực ra, sự hủy hoại của chính bản thân loài người, còn kém xa sự sắc bén của tự nhiên. Trong thời loạn, những dấu chân chim hồng phủ đầy trên nền tuyết trắng. Còn khi thái bình thịnh trị, đến đêm tối cũng thần bí đa tình.
Năm 1941, chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ. Năm sau, Hương Cảng thất thủ. Thành phố trong chiến tranh, hỗn loạn đến mức quên cả nỗi đau đớn. Biết bao người không nơi trú ngụ, sống không an ổn, chết chẳng yên thân. Sương gió qua đi, lạnh lẽo như mưa gõ trên lá sen tàn, tất cả những sắc màu hoa lệ đều đã tan thành tro bụi. Nhưng thời gian sẽ chữa lành hết thảy những vết thương, có một ngày, thành phố này sẽ phồn hoa rực rỡ hơn.
Dường như Trương Ái Linh luôn biết, không có ai là có thể bước theo quỹ đạo cuộc đời mà mình đã sắp đặt. Chính vì vậy, khi mưa gió của vận mệnh một lần nữa ập đến, tuy mang lòng oán trách, nhưng cô vẫn bình tĩnh thản nhiên như thể đó là việc quá đỗi bình thường. Năm thứ ba tại Đại học Hương Cảng, một trận chiến đã hoàn toàn đập tan trường học với giấc mơ thiên tài và con đường đến với Đại học Oxford của cô.
Kỳ thực, “Cảng chiến” cũng chỉ ngắn ngủi có mười tám ngày. Nhưng mười tám ngày này, lại khiến Trương Ái Linh nhìn thấy sự hoang lạnh như sóng dâng ào ạt trong thời loạn lạc ấy. Khi chiến tranh ập đến, người ta cảm thấy nó là tai nạn, nhưng khi nó đi qua, người ta lại cảm thấy đây chỉ là một sự bất ngờ. Đối với nỗi giày vò đến rất đột ngột này, những người dân bình thường không thể lựa chọn bất cứ giải pháp nào. Đặc biệt, khi đối mặt với tiếng pháo súng nổ ầm ầm, những nữ sinh của Đại học Hương Cảng dường như quên cả hoảng loạn.
Trong Tẫn dư lục[1] có viết: “Thái độ của mọi người đối với chiến tranh, có thể lấy một ví dụ như sau, giống như một người ngồi ngủ gà ngủ gật trên chiếc ghế băng cứng, tuy rằng không thoải mái, hơn nữa còn không ngừng oán trách, nhưng rốt cuộc vẫn ngủ được”. Mọi người ở tịt trong nhà ít khi ra ngoài, giấu mình trong những nơi cho là an toàn, không chịu lộ diện. Thời gian ném bom, Viêm Anh dường như không sợ bất cứ thứ gì, cô ấy vẫn mạo hiểm vào thành xem phim, một mình về ký túc xá tắm rửa. Trương Ái Linh nói: “Sự không để tâm của cô ấy dường như lại là một sự châm biếm đối với nỗi sợ hãi của mọi người”.
[1] Tập tạp văn tương đối dài của Trương Ái Linh, được viết vào năm 1944, ghi chép lại những sự kiện và con người trong cuộc chiến tranh Hương Cảng vào hai năm trước đó.
Vì chiến tranh, Đại học Hương Cảng tạm ngừng giảng dạy, những sinh viên bản địa thì về nhà, còn những sinh viên bên ngoài đành tham gia công tác giữ thành, thì mới có thể giải quyết được vấn đề ăn ở. Trương Ái Linh cũng chỉ còn cách đăng ký, làm một đoàn viên phòng không tạm thời. Trong tiếng đại bác, cô lo lắng mình sẽ chết giữa những con người xa lạ này. Dưới bom đạn khói súng, cô chỉ cảm thấy sinh mệnh thật hư ảo, sự sống chết vinh nhục của mỗi người sao mà nhỏ nhoi đến thế.
Cơn nguy hiểm thành phố bị bao vây mười tám ngày kéo dài tựa thế kỷ, cũng tạm coi như đã qua đi. Trong Tẫn dư lục, Trương Ái Linh đã viết: “Trong mười tám ngày thành phố bị bao vây, ai cũng có cảm giác khó mà chịu đựng nổi vào lúc bốn giờ sáng, lúc mà thứ gì cũng trở nên mơ hồ, bình minh rét căm căm, co ro run rẩy, đứng không vững. Đợi đến lúc về được nhà rồi, thì có lẽ nhà cũng chẳng còn nữa. Nhà cửa có thể đổ nát, tiền bạc trong chớp mắt có thể thành giấy vụn, người có thể chết, bản thân mình càng bấp bênh, giống câu thơ ‘Thê thê khứ thân ái, phiếm phiếm nhập yên vụ’[2] (Tình thân thôi đã chia tay/ Trên sông chút nữa đã đầy khói sương – Ngô Văn Phúc dịch) trong thơ Đường. Nhưng rốt cuộc lại chẳng hề giống sự trống trải và tuyệt vọng không gì cản trở nổi của nơi đây”.
[2] Trích bài Sơ phát Dương Tử ký Nguyên đại hiệu thư của Vi Ứng Vật.
Nhưng khi chiến tranh thực sự qua đi, người ta lại cảm thấy không quen, tựa như trái tim treo lơ lửng, cuối cùng đã tìm được điểm tiếp đất không vững chắc. Trương Ái Linh từng nói: “Cuối cùng chiến tranh đã kết thúc, nhưng lại thấy có chút gì đó không quen. Hòa bình càng khiến lòng người hỗn loạn, giống như uống rượu say vậy. Nhìn thấy chiếc máy bay trên nền trời xanh, biết rằng dù có ngẩng đầu lên ngắm nó thì cũng không đến nỗi bị dội bom trúng đầu, chỉ đơn giản vậy mà cảm thấy chiếc máy bay rất đáng yêu…”.
Chiến tranh vừa kết thúc, hòa bình lập lại, mọi người đều vui vẻ phấn khích. Dường như họ nghĩ nếu không kịp thời chơi bời hưởng lạc thì sẽ không còn cơ hội nữa. Trương Ái Linh cũng tham dự, nhưng trong lòng cô hiểu rất rõ rằng, đây là sa đọa. Nhưng sau chiến loạn, mọi thứ đều tạm bợ, không còn ai chú ý đến quá nhiều thứ. Trương Ái Linh nhìn những cảnh sống chết đó, trong lòng nảy sinh mâu thuẫn và chán chường. Không phải vì cô ích kỷ, mà là cô biết, sống chết vốn là chuyện bình thường, không ai có thể xoay chuyển được. Ngồi trên cỗ xe thời đại, mỗi người đều vô cùng cô độc.
Một trận chiến đã chấm dứt rất nhiều sinh mệnh, cũng khiến rất nhiều người như được sống lại một lần nữa. Từ xưa đến nay, “Nhất tướng công thành vạn cốt khô”[3] (Sự thành công của một viên tướng đổi bằng vạn bộ xương khô), có lần nào thu phục giang sơn mà không phải giẫm đạp lên thi thể của ngàn vạn người? Năm đó, nữ tác gia Tiêu Hồng lâm bệnh qua đời trong bệnh viện Hương Cảng khi mới ba mươi mốt tuổi, nhưng người ta chưa bao giờ quên cô. Khi lâm chung cô còn trăn trối: “Nửa đời đã chịu hết thảy cảnh đối xử lạnh nhạt… Trước khi chết, vẫn không cam tâm, không cam tâm”. Cho dù là danh tướng, hay là nắm xương trắng, thì cũng có ngày sẽ bị khói bụi của lịch sử chôn vùi.
[3] Trích trong bài Kỷ Hợi tuế nhị thủ của Tào Tung đời Đường.
Những năm tháng ở Đại học Hương Cảng đã kết thúc như thế, có chút gấp gáp, cũng có chút bất ngờ. Thời gian ba năm giống như bóng câu qua khe hở, mà thiếu nữ cô độc cao ngạo ấy, tựa như đã bị lịch sử thay đổi, càng trở nên lạnh lùng hơn. Có lẽ, thứ thay đổi không chỉ là cô, mà còn có những người đã trải qua thử thách của chiến tranh. Dù có tên hay vô danh, dù cao quý hay hèn mọn, đều đã thành quá khứ.
Chỉ đơn thuần vội vã vĩnh biệt, không có sự lãng mạn như thời tốt nghiệp trường nữ sinh St’s Maria nữa. Mùa hè năm ấy, Trương Ái Linh cùng Viêm Anh rời Hương Cảng đến Thượng Hải, coi như là mưa gió quay về. Thượng Hải vẫn như xưa, năm tháng không hề khiến thành phố này già đi. Ba năm, cũng không thể thay đổi dung nhan của một cô gái tuổi xuân thì. Thế nhưng, trong mắt người cô Trương Mậu Uyên và em trai Trương Tử Tĩnh, Trương Ái Linh đã thực sự thay đổi không ít. Mái tóc cô dài buông xõa trên vai, càng nổi bật thân hình cao gầy, ăn vận thời trang, văn nhã mà phóng khoáng.
Thế nhưng, sự đời lại âm thầm thay đổi khi chúng ta không kịp suy nghĩ, chưa từng thấu triệt, tất cả dường như đều là lẽ đương nhiên như thế. Trương Ái Linh không biết, thành phố Thượng Hải có ý nghĩa gì với cô, đợi chờ cô để làm gì? Mẹ cô đã đi Singapore, cô ở lại Thượng Hải, trong tòa chung cư Eddington mà người cô thuê ở đường Hurd. Trương Ái Linh thực sự rất thích cuộc sống ở chung cư, cô nói: “Chung cư là nơi trốn tránh thế tục lý tưởng nhất”.
Trang trí nội thất của căn hộ này đều do Trương Mậu Uyên tự thiết kế. Lò sưởi trong phòng khách, còn có đèn cây, bộ sofa trang nhã, đem lại cảm giác thư thái đến mức quên cả tháng năm. Ngồi trên ban công, có thể nhìn xuống toàn thành phố. Phía không xa, có phòng khiêu vũ Bách Lạc Môn, lúc nửa đêm, vẫn còn có thể loáng thoáng nghe thấy ca sĩ hát đi hát lại ca khúc Dạ lai hương. Thứ âm nhạc hoài niệm phong tình là thứ âm thanh xa hoa tô điểm cho cảnh thái bình bấy giờ ấy, đến nay vẫn còn khiến người ta say đắm.
Dường như Trương Ái Linh rất hài lòng với hết thảy mọi thứ ở nơi này. Quãng thời gian sống cùng người cô, có một sự nhàn nhã tựa như dòng nước nhỏ chảy miên man. Trong Chuyện riêng, cô viết: “Bây giờ tôi đang sống trong giấc mộng cũ, xây một giấc mộng mới trong giấc mộng cũ đó. Trên ban công nhìn ngắm ánh trăng vàng loang loáng. Tiếng trống thay canh trong đêm của thời xưa, nay thay bằng tiếng mõ rao bán mằn thắn, gõ lên nhịp giấc mộng của vô số người từ ngàn năm nay, ‘Cốc, cốc, cốc’ – những năm tháng vừa đáng yêu lại vừa đáng buồn!”.
Khi ấy, Trương Mậu Uyên cũng hơi túng quẫn, họ sống rất đạm bạc. Chưa tốt nghiệp Đại học Hương Cảng, nên về đến Thượng Hải Trương Ái Linh muốn chuyển đến Đại học St John’s, học cho xong, có được tấm bằng, coi như là hoàn thành sự nghiệp học hành kéo dài bấy lâu nay. Em trai Trương Tử Tĩnh vốn thi đỗ khoa Văn của trường Đại học Phúc Đán ngừng giảng dạy nên cuối cùng phải hủy bỏ. Nghe xong ý định của Trương Ái Linh, cậu cũng quyết định thi vào Đại học St John’s.
Nhưng lấy đâu ra tiền học phí? Trương Tử Tĩnh về nhà, bàn với cha chuyện học phí của Trương Ái Linh. Dù trong lòng vẫn không thể nào quên được sự phản bội của con gái, nhưng Trương Đình Trọng cũng cực kỳ hối hận vì cách làm của mình năm đó, hơn nữa tài năng của Trương Ái Linh thực sự làm ông xúc động. Cuối cùng, Trương Đình Trọng đã đồng ý, mặc dù lúc đó ông đã không còn dư dả. Mấy năm trước, ông đã chuyển từ ngôi nhà cũ rộng rãi, sang một căn nhà Tây nhỏ hơn.
Vì học phí, rốt cuộc Trương Ái Linh vẫn phải cúi đầu, đến ngôi nhà xa lạ ấy của cha. Mẹ kế biết cô sắp đến, cũng cố ý tránh mặt. Cha con nói chuyện cũng chỉ vỏn vẹn vài phút, tất cả đều nhạt nhẽo, thần sắc hai bên đều lạnh lùng, không có lấy nụ cười. Sau này, Trương Tử Tĩnh nói: “Đó là lần cuối cùng chị tôi bước vào cổng nhà, và cũng là lần cuối cùng ra khỏi đó. Về sau, chị và cha không hề gặp lại nhau”. Dường như họ đều không thẹn với lòng khi để mối tình thân này biến mất theo duyên phận. Dứt khoát như thế, không biết là ai vô tình hơn ai?
May mà tất cả đều sẽ qua đi, tất cả đều sẽ thành mây khói. Năm tháng vẫn tươi đẹp như xưa, cho dù chúng ta đã sớm lãng quên bầu trời sao của năm đó. Ngày tháng trôi qua trong hành trình trèo đèo lội suối gian khổ, nhưng cuối cùng vẫn có những khung cảnh sống động để chúng ta cùng thưởng lãm. Trong trường Đại học St John’s, Trương Ái Linh hội ngộ với Viêm Anh, cô cũng thi vào trường này. Tình bạn đáng quý của họ, lại có thể được tiếp tục.
Có những người, không cần tìm kiếm, họ vẫn đứng ở nơi rực rỡ ánh đèn. Có những người, muốn giữ lại, nhưng họ đi thuyền nhẹ lướt qua vạn trùng sơn. Tình cảm của Trương Ái Linh và Viêm Anh vẫn sâu sắc như thế, giống như hồi ở Đại học Hương Cảng, cùng nhau đi xem phim, dạo phố, mua đồ ăn vặt. Có lúc mấy người phụ nữ họp mặt ở nhà Trương Mậu Uyên, cùng say mê ăn vận và trang điểm.
Từ thời trung học đến bây giờ, cách ăn vận của Trương Ái Linh đã rất khác người, hơn nữa ở cô còn toát ra một khí chất khác biệt. Cô là một cô gái đầy sáng tạo và ngẫu hứng. Trở về từ Hương Cảng, phong cách của Trương Ái Linh lại càng đặc biệt, độc đáo, ẩn hiện khó nắm bắt trong trường St John’s. Có lẽ khi ấy, cô không đủ xinh đẹp, không đủ rạng ngời, nhưng lại đủ khiến người ta đắm say.
Trong cái thế gian tầm thường này, ở Bến Thượng Hải đầy biến động ấy, Trương Ái Linh không chỉ có vài cuộc gặp gỡ tri kỷ. Phong thái và tài hoa thực sự của cô vẫn chưa bắt đầu, chỉ là có vài lời đảm bảo, vẫn chưa thể nói trước điều gì. Vậy thì hãy để thời gian cho chúng ta biết, rất nhiều, rất nhiều điều về Trương Ái Linh.
Tác giả :
Bạch Lạc Mai