Bởi Vì Ta Thuộc Về Nhau
Chương 9
Thảo xoay đi xoay lại chiếc sơ mi Việt Tiến mấy lần vẻ ưng ý rồi đưa cho người bán hàng gập lại cẩn thận. Phan chưa hề than vãn về những chiếc sơ mi của anh, nhưng cá nhân cô cảm thấy cần bổ sung gấp cho anh vài chiếc, chúng đã bắt đầu cũ quá rồi. Thi thoảng cô vẫn ra đây để mua áo cho Phan, thậm chí là cả Việt mỗi khi thấy anh không chịu chăm chút gì tới mình cả. Ở giữa cửa hàng, người chủ kê một hàng móc treo những chiếc áo mẫu, còn hai bên tường, những chiếc kệ chứa đầy áo sơ mi tha hồ cho Thảo chọn lựa. Cô lấy một chiếc màu trắng và một chiếc kẻ sọc.
- Cô thật là người có mắt thẩm mỹ - anh chàng bán hàng tấm tắc khen với vẻ nịnh đầm thấy rõ - màu trắng tôn lên vẻ lịch lãm, còn chiếc sơ mi kẻ sọc này lại khiến cho người mặc nó trông nam tính hơn. Anh trai cô sẽ thích lắm đấy.
- Tôi mua cho chồng tôi
- Mẹ ơi, vậy là cô tảo hôn à? - Anh chàng đùa dai, nhưng ánh mắt không giấu nổi vẻ tiếc nuối. - Cô mới 16 thôi mà, phải không?
- Chính xác là bị ép hôn - Thảo cũng không vừa - nhà tôi nghèo quá, đành bán mình chuộc... tình yêu.
- Bi kịch nhỉ? Nhưng tôi thấy cô giống Thúy Kiều hơn là Chị Dậu.
- Chính xác thì Chị Dậu đâu có bán mình?
- Thì bán con, đằng mà chả là bán, phải không?
- Anh học Văn giỏi nhỉ?
- Tôi luôn biết thông cảm với những mảnh đời bi thảm.
- Nếu anh giàu lòng thương cảm như vậy, thì tôi có được giảm giá không?
- Coi nào - Anh chàng ré lên - Tôi không dễ bị lừa thế đâu nhé.
- Tôi vẫn đủ tiền để trả anh - Thảo cười vang - đừng lo.
Trời trong xanh, thi thoảng mới có một cụm mây trôi lờ lững...
***
Việt tấp chiếc Acma GS của mình vào vỉa hè, tách xa chỗ để xe của cửa hàng băng đĩa, anh cẩn thận dựng chân chống chiếc xe yêu quý của mình, mỉm cười hãnh diện trước những ánh mắt thèm thuồng và ngưỡng mộ đang dõi theo từ quán Café sang trọng phía bên kia đường. Chuyện, chiếc Vespa động cơ Widemount được sản xuất tại Ý những năm năm mươi thế kỷ trước của anh chẳng phải đang được xem là loại Acma thể thao hiếm hoi và quý giá nhất hiện nay hay sao? Chiếc xe mà những tay chơi Vespa cổ vẫn hằng thèm thuồng và sẵn sàng đánh đổi cả gia tài để có được nó. Việt mỉm cười thú vị khi nhớ tới một cậu nói của anh chàng "thi sĩ" mê Vespa cổ nào đó. "Một ngày được cưỡi Acma, còn hơn vạn kiếp lê la Dylan". Vậy đấy, bất kỳ tay chơi xe cổ nào cũng biết giá trị của Acma GS, dòng xe này hiếm hoi đến nỗi, dù có xới tung cả xứ Đông Dương này lên cũng chỉ kiếm được số xe đủ để đếm trên mười đầu ngón tay. "Acma GS là hòn ngọc trên vương miện Acma, còn Acma là vương miện của nữ hoàng Vespa" Việt đã đọc được ở đâu đó trên trang Website của hội Vespa cổ những dòng ca tụng có phần khá hài hước và trừu tượng nhưng không hề khập khiễng như vậy.
Việt vỗ nhẹ âu yếm lên yên xe, ngắm nhìn chỗ sườn cong đặc trưng để lướt gió của dòng Acma GS với vẻ hài lòng rồi bước vào cửa hàng băng đĩa. Anh đi thẳng vào cửa chính, vòng vèo qua bốn, năm khúc cua đặt đầy những kệ cao ngất với những album ca nhạc đầy màu sắc và đủ chủng loại từ nhạc trẻ, pop, rock, jazz, techno hay hip hop rồi lách mình tránh một đoạn kệ dài đầy những thể loại nhạc trẻ Việt Nam "mỳ ăn liền" mà anh không thể nào "nhằn" được bất cứ một bài nào cho dù chỉ trong một phút. Đến cuối đường, Việt nghiêng người luồn qua một khoảng không hẹp, chui vào một góc khuất ở cuối cửa hàng, nơi đặt những chiếc đĩa nhạc cổ điển bám đầy bụi nằm im lìm. Anh chỉ đi vào đây ngắm nghía, để thả hồn và đắm mình vào không gian của Chopin, của Bach, của Tchaikovsky, của Beethoven và của nhiều những người mà anh gọi là "những người bạn bác học trong nghệ thuật". Chứ tất cả những gì anh cần đã được cô bán hàng chu đáo gói cẩn thận và để ở quầy thu ngân từ trước khi gọi điện cho anh rồi. Việt mỉm cười hài lòng khi nhìn thấy trên kệ có những dấu vết chỉ cho anh thấy hai chiếc đĩa vừa dời khỏi chỗ nằm bụi bặm quen thuộc, vậy là đã có ai đó vừa mua chúng. Giới trẻ bây giờ, ngoài những sinh viên nhạc viện ra, người có cùng thứ "tôn giáo Chopin" với anh cũng hiếm như chiếc Acma GS của anh đang dựng ngoài kia. Việt khẽ thở dài, chung quy lại thì ai có thể bắt được người khác phải có cùng sở thích với mình nào?
Việt đi ra phía quầy thu ngân, cúi nhặt chiếc đĩa không hiểu ai đó đánh rơi xuống đất, đặt lại đúng vị trí của nó ở trên kệ. Anh tần ngần một chút trước những đĩa nhạc mới của tay Sacxophone Trần Mạnh Tuấn, cuối cùng, Việt chọn lấy hai đĩa cùng tên. Nếu trí nhớ vẫn chưa phản bội Việt, thì Trần Mạnh Tuấn là tay kèn mà Phan rất yêu thích.
Việt dừng lại ở gần chỗ quầy thu ngân, anh dựa hẳn lưng vào tường, búng búng ngón tay cái, nheo mắt ngắm nhìn một cô gái trông rất quen. Cô gái không quá xinh đẹp nhưng ưa nhìn và phúc hậu. Cô đang chuẩn bị trả tiền cho hai đĩa nhạc Chopin mà cô vừa chọn được, và Việt quyết định thật nhanh:
- Tôi sẽ được phép tặng nó cho cô chứ? Lâu lắm rồi tôi mới gặp một người trẻ tuổi có cùng sở thích như mình.
- Trái đất thật là nhỏ - Hạnh quay người lại, tỏ vẻ ngạc nhiên và bối rối khi nhìn thấy Việt, hẳn là cô đang ngượng ngùng khi nhớ tới cuộc gặp gỡ đầu tiên của hai người cách đây vài hôm - Sao anh lại ở đây?
- Tôi đi tìm một người bạn cũ tên là Chopin, và tình cờ làm sao lại gặp cô ở đây - Việt nhận lấy chiếc túi đựng đĩa Chopin mới mà cô nàng thu ngân vừa đưa, gật đầu cảm ơn cô rồi rút ví - Cho phép tôi trả thanh toán giúp cô số đĩa mà cô vừa chọn nhé. Coi như là quà gặp lại.
- Sao lại không phải là tôi được thanh toán giúp anh? Coi như một sự cảm ơn.
- Vì cái gì? Vì đã giúp cô tiêu thụ đống bánh kẹo, hoa quả chất đầy tủ lạnh nhà tôi ấy à?
- Anh đã ăn hết chúng chỉ trong ba ngày thôi ư?
- Có thể nói như thế, nếu không kể đến những người hàng xóm trong khu phố nhà tôi - Việt đưa tiền cho cô gái thu ngân - Bây giờ, nếu muốn trả ơn, cô có thể mời tôi đi uống Café, quán ở ngay đối diện thôi. Tôi hứa sẽ không từ chối đâu.
- Anh thật láu cá đấy nhé.
- Không dám, cảm ơn cô đã quá khen.
***
Hai người chọn chiếc bàn ngay cạnh cửa sổ, chỗ có thể nhìn thấy đền Ngọc Sơn ở phía xa xa giữa lòng hồ Hoàn Kiếm. Sương mù đang phủ những vệt mờ lảng vảng trên mặt hồ, và giát những mảng màu xám lên những cành liễu đang bay bay trong gió. Đây đó trên vỉa hè, những đôi trai gái khoác tay đi dạo dưới những tán Phượng khẳng khiu trơ trụi lá. Phía bên kia, chỗ con đường Đinh Tiên Hoàng chạy men theo hồ, kim ngắn của chiếc đồng hồ khổng lồ trên đỉnh tòa nhà bưu điện Hà Nội đang chỉ vào con số 5. Việt vẫn thường ra đây lúc anh còn bé, khi những con đường còn thưa thớt xe cộ và tiếng chuông ngân nga của chiếc đồng hồ cơ - điện lớn, thực chất là tổ hợp của ba chiếc đồng hồ nhỏ đã 30 năm tuổi này với anh là một thứ âm thanh kỳ diệu. Việt gọi cô bé chạy bàn lại, đưa chiếc đĩa mới mua và đề nghị cô mở giúp anh. Việt không đủ kiên nhẫn để đợi cho đến lúc anh về nhà rồi mới thưởng thức nó được. Hạnh mỉm cười:
- Anh nhớ bạn anh quá nhỉ?
- Ông ấy còn hơn là một người bạn, cô biết đấy, Tôi mê mẩn thứ âm nhạc bác học này. Nhưng tôi thích nhất là Noctu e cung đô thăng thứ. - Việt vừa nói vừa chỉ vào chiếc túi đựng đĩa của Hạnh - Và hình như cô cũng thế?
- Sao lại không yêu thứ âm nhạc chặt chẽ, quy tắc nhưng khoáng đạt và tinh tế ấy nhỉ? Có vẻ như anh rất thích những bản dạ khúc? Nhưng tại sao lại là Noctu e cung đô thăng thứ? Trong khi có tới 19 bản Noctu e? Và tại sao lại là Noctu e chứ không phải là Mazurka, Ballades hay một thể loại nào khác?
- Tôi cũng không biết được, đôi khi người ta không thể biết mình yêu ai đó vì lý do gì, phải không?
- Cứ cho là vậy, nhưng tôi đã đọc ở đâu đó nói rằng giọng thứ thường được sử dụng cho những giai điệu buồn và tình cảm, trong khi tôi thấy anh là một người luôn rất lạc quan?
- Cô hơi chủ quan khi đánh giá người khác đấy nhé - Việt vui vẻ - Tôi đoán cô luôn đứng đầu lớp môn âm nhạc? Hoặc cô đã từng học nhạc viện?
- Thật ra hồi tôi học phổ thông còn chưa có môn âm nhạc, hơn nữa khi anh yêu một ai đó, anh sẽ phải tìm hiểu kỹ về người đó, phải không nào?
Việt không trả lời, anh ngồi chống cằm trầm ngâm lắng nghe chăm chú như một nhà hiền triết. Nhưng rồi anh nhanh chóng bực bội và thất vọng khi tiếng nhạc chợt vụt tắt mà không hề báo trước cho dù đoạn phức thứ nhất với giọng đô thứ còn chưa kết thúc. Cô bé chạy bàn xin lỗi cả hai và nói với giọng hết sức hối lỗi rằng những vị khách trẻ tuổi sành điệu đang ngồi dưới tầng một kia không ai biết và ưa thích thứ âm nhạc vừa mở, nên để chiều lòng đa số khách hàng, họ đành phải thay bằng một đĩa nhạc khác. Việt giơ hai tay lên trời và Hạnh nhìn anh đầy thông cảm.
- Anh đành phải đợi đến tối thôi, lúc đó anh sẽ gặp lại ông ấy. Hôm nay anh không đi làm à?
- Tôi tự cho mình được nghỉ phép một hôm. Còn cô, cô cũng không đi làm?
- Tôi tự cho công việc của mình được nghỉ ngơi - Hạnh cười lặng lẽ - hoặc đại loại thế.
- Một cách ví von hay, nhưng tôi không hiểu rõ lắm ý nghĩa??
- Cũng không có gì đâu, - cô cười thật buồn - Tôi còn muốn nói lời cảm ơn anh.
- Vì cái gì vậy?
- Vì đã không kỳ thị hay ít ra là lảng tránh tôi - Giọng cô chùng xuống - anh biết đấy, những người bị AIDS thường bị...
- Cô đừng nói vậy, tôi hiểu chuyện của cô mà, cô không đáng bị như vậy. Hơn nữa, nếu những người làm ngành y như chúng ta mà còn phân biệt đối xử với những bệnh nhân AIDS, thì họ sẽ ra sao? Không phải tất cả những người mắc AIDS đều đáng trách, họ cần được cảm thông và chia sẻ.
- Cảm ơn anh, dù sao cũng cảm ơn anh.
- Nếu cô còn nói thế nữa, thì tôi sẽ đứng dậy và bỏ về đấy nhé. Chúng ta hãy đổi đề tài, được chứ? Hãy nói về thi sĩ dương cầm của chúng ta đi.
- Cô thật là người có mắt thẩm mỹ - anh chàng bán hàng tấm tắc khen với vẻ nịnh đầm thấy rõ - màu trắng tôn lên vẻ lịch lãm, còn chiếc sơ mi kẻ sọc này lại khiến cho người mặc nó trông nam tính hơn. Anh trai cô sẽ thích lắm đấy.
- Tôi mua cho chồng tôi
- Mẹ ơi, vậy là cô tảo hôn à? - Anh chàng đùa dai, nhưng ánh mắt không giấu nổi vẻ tiếc nuối. - Cô mới 16 thôi mà, phải không?
- Chính xác là bị ép hôn - Thảo cũng không vừa - nhà tôi nghèo quá, đành bán mình chuộc... tình yêu.
- Bi kịch nhỉ? Nhưng tôi thấy cô giống Thúy Kiều hơn là Chị Dậu.
- Chính xác thì Chị Dậu đâu có bán mình?
- Thì bán con, đằng mà chả là bán, phải không?
- Anh học Văn giỏi nhỉ?
- Tôi luôn biết thông cảm với những mảnh đời bi thảm.
- Nếu anh giàu lòng thương cảm như vậy, thì tôi có được giảm giá không?
- Coi nào - Anh chàng ré lên - Tôi không dễ bị lừa thế đâu nhé.
- Tôi vẫn đủ tiền để trả anh - Thảo cười vang - đừng lo.
Trời trong xanh, thi thoảng mới có một cụm mây trôi lờ lững...
***
Việt tấp chiếc Acma GS của mình vào vỉa hè, tách xa chỗ để xe của cửa hàng băng đĩa, anh cẩn thận dựng chân chống chiếc xe yêu quý của mình, mỉm cười hãnh diện trước những ánh mắt thèm thuồng và ngưỡng mộ đang dõi theo từ quán Café sang trọng phía bên kia đường. Chuyện, chiếc Vespa động cơ Widemount được sản xuất tại Ý những năm năm mươi thế kỷ trước của anh chẳng phải đang được xem là loại Acma thể thao hiếm hoi và quý giá nhất hiện nay hay sao? Chiếc xe mà những tay chơi Vespa cổ vẫn hằng thèm thuồng và sẵn sàng đánh đổi cả gia tài để có được nó. Việt mỉm cười thú vị khi nhớ tới một cậu nói của anh chàng "thi sĩ" mê Vespa cổ nào đó. "Một ngày được cưỡi Acma, còn hơn vạn kiếp lê la Dylan". Vậy đấy, bất kỳ tay chơi xe cổ nào cũng biết giá trị của Acma GS, dòng xe này hiếm hoi đến nỗi, dù có xới tung cả xứ Đông Dương này lên cũng chỉ kiếm được số xe đủ để đếm trên mười đầu ngón tay. "Acma GS là hòn ngọc trên vương miện Acma, còn Acma là vương miện của nữ hoàng Vespa" Việt đã đọc được ở đâu đó trên trang Website của hội Vespa cổ những dòng ca tụng có phần khá hài hước và trừu tượng nhưng không hề khập khiễng như vậy.
Việt vỗ nhẹ âu yếm lên yên xe, ngắm nhìn chỗ sườn cong đặc trưng để lướt gió của dòng Acma GS với vẻ hài lòng rồi bước vào cửa hàng băng đĩa. Anh đi thẳng vào cửa chính, vòng vèo qua bốn, năm khúc cua đặt đầy những kệ cao ngất với những album ca nhạc đầy màu sắc và đủ chủng loại từ nhạc trẻ, pop, rock, jazz, techno hay hip hop rồi lách mình tránh một đoạn kệ dài đầy những thể loại nhạc trẻ Việt Nam "mỳ ăn liền" mà anh không thể nào "nhằn" được bất cứ một bài nào cho dù chỉ trong một phút. Đến cuối đường, Việt nghiêng người luồn qua một khoảng không hẹp, chui vào một góc khuất ở cuối cửa hàng, nơi đặt những chiếc đĩa nhạc cổ điển bám đầy bụi nằm im lìm. Anh chỉ đi vào đây ngắm nghía, để thả hồn và đắm mình vào không gian của Chopin, của Bach, của Tchaikovsky, của Beethoven và của nhiều những người mà anh gọi là "những người bạn bác học trong nghệ thuật". Chứ tất cả những gì anh cần đã được cô bán hàng chu đáo gói cẩn thận và để ở quầy thu ngân từ trước khi gọi điện cho anh rồi. Việt mỉm cười hài lòng khi nhìn thấy trên kệ có những dấu vết chỉ cho anh thấy hai chiếc đĩa vừa dời khỏi chỗ nằm bụi bặm quen thuộc, vậy là đã có ai đó vừa mua chúng. Giới trẻ bây giờ, ngoài những sinh viên nhạc viện ra, người có cùng thứ "tôn giáo Chopin" với anh cũng hiếm như chiếc Acma GS của anh đang dựng ngoài kia. Việt khẽ thở dài, chung quy lại thì ai có thể bắt được người khác phải có cùng sở thích với mình nào?
Việt đi ra phía quầy thu ngân, cúi nhặt chiếc đĩa không hiểu ai đó đánh rơi xuống đất, đặt lại đúng vị trí của nó ở trên kệ. Anh tần ngần một chút trước những đĩa nhạc mới của tay Sacxophone Trần Mạnh Tuấn, cuối cùng, Việt chọn lấy hai đĩa cùng tên. Nếu trí nhớ vẫn chưa phản bội Việt, thì Trần Mạnh Tuấn là tay kèn mà Phan rất yêu thích.
Việt dừng lại ở gần chỗ quầy thu ngân, anh dựa hẳn lưng vào tường, búng búng ngón tay cái, nheo mắt ngắm nhìn một cô gái trông rất quen. Cô gái không quá xinh đẹp nhưng ưa nhìn và phúc hậu. Cô đang chuẩn bị trả tiền cho hai đĩa nhạc Chopin mà cô vừa chọn được, và Việt quyết định thật nhanh:
- Tôi sẽ được phép tặng nó cho cô chứ? Lâu lắm rồi tôi mới gặp một người trẻ tuổi có cùng sở thích như mình.
- Trái đất thật là nhỏ - Hạnh quay người lại, tỏ vẻ ngạc nhiên và bối rối khi nhìn thấy Việt, hẳn là cô đang ngượng ngùng khi nhớ tới cuộc gặp gỡ đầu tiên của hai người cách đây vài hôm - Sao anh lại ở đây?
- Tôi đi tìm một người bạn cũ tên là Chopin, và tình cờ làm sao lại gặp cô ở đây - Việt nhận lấy chiếc túi đựng đĩa Chopin mới mà cô nàng thu ngân vừa đưa, gật đầu cảm ơn cô rồi rút ví - Cho phép tôi trả thanh toán giúp cô số đĩa mà cô vừa chọn nhé. Coi như là quà gặp lại.
- Sao lại không phải là tôi được thanh toán giúp anh? Coi như một sự cảm ơn.
- Vì cái gì? Vì đã giúp cô tiêu thụ đống bánh kẹo, hoa quả chất đầy tủ lạnh nhà tôi ấy à?
- Anh đã ăn hết chúng chỉ trong ba ngày thôi ư?
- Có thể nói như thế, nếu không kể đến những người hàng xóm trong khu phố nhà tôi - Việt đưa tiền cho cô gái thu ngân - Bây giờ, nếu muốn trả ơn, cô có thể mời tôi đi uống Café, quán ở ngay đối diện thôi. Tôi hứa sẽ không từ chối đâu.
- Anh thật láu cá đấy nhé.
- Không dám, cảm ơn cô đã quá khen.
***
Hai người chọn chiếc bàn ngay cạnh cửa sổ, chỗ có thể nhìn thấy đền Ngọc Sơn ở phía xa xa giữa lòng hồ Hoàn Kiếm. Sương mù đang phủ những vệt mờ lảng vảng trên mặt hồ, và giát những mảng màu xám lên những cành liễu đang bay bay trong gió. Đây đó trên vỉa hè, những đôi trai gái khoác tay đi dạo dưới những tán Phượng khẳng khiu trơ trụi lá. Phía bên kia, chỗ con đường Đinh Tiên Hoàng chạy men theo hồ, kim ngắn của chiếc đồng hồ khổng lồ trên đỉnh tòa nhà bưu điện Hà Nội đang chỉ vào con số 5. Việt vẫn thường ra đây lúc anh còn bé, khi những con đường còn thưa thớt xe cộ và tiếng chuông ngân nga của chiếc đồng hồ cơ - điện lớn, thực chất là tổ hợp của ba chiếc đồng hồ nhỏ đã 30 năm tuổi này với anh là một thứ âm thanh kỳ diệu. Việt gọi cô bé chạy bàn lại, đưa chiếc đĩa mới mua và đề nghị cô mở giúp anh. Việt không đủ kiên nhẫn để đợi cho đến lúc anh về nhà rồi mới thưởng thức nó được. Hạnh mỉm cười:
- Anh nhớ bạn anh quá nhỉ?
- Ông ấy còn hơn là một người bạn, cô biết đấy, Tôi mê mẩn thứ âm nhạc bác học này. Nhưng tôi thích nhất là Noctu e cung đô thăng thứ. - Việt vừa nói vừa chỉ vào chiếc túi đựng đĩa của Hạnh - Và hình như cô cũng thế?
- Sao lại không yêu thứ âm nhạc chặt chẽ, quy tắc nhưng khoáng đạt và tinh tế ấy nhỉ? Có vẻ như anh rất thích những bản dạ khúc? Nhưng tại sao lại là Noctu e cung đô thăng thứ? Trong khi có tới 19 bản Noctu e? Và tại sao lại là Noctu e chứ không phải là Mazurka, Ballades hay một thể loại nào khác?
- Tôi cũng không biết được, đôi khi người ta không thể biết mình yêu ai đó vì lý do gì, phải không?
- Cứ cho là vậy, nhưng tôi đã đọc ở đâu đó nói rằng giọng thứ thường được sử dụng cho những giai điệu buồn và tình cảm, trong khi tôi thấy anh là một người luôn rất lạc quan?
- Cô hơi chủ quan khi đánh giá người khác đấy nhé - Việt vui vẻ - Tôi đoán cô luôn đứng đầu lớp môn âm nhạc? Hoặc cô đã từng học nhạc viện?
- Thật ra hồi tôi học phổ thông còn chưa có môn âm nhạc, hơn nữa khi anh yêu một ai đó, anh sẽ phải tìm hiểu kỹ về người đó, phải không nào?
Việt không trả lời, anh ngồi chống cằm trầm ngâm lắng nghe chăm chú như một nhà hiền triết. Nhưng rồi anh nhanh chóng bực bội và thất vọng khi tiếng nhạc chợt vụt tắt mà không hề báo trước cho dù đoạn phức thứ nhất với giọng đô thứ còn chưa kết thúc. Cô bé chạy bàn xin lỗi cả hai và nói với giọng hết sức hối lỗi rằng những vị khách trẻ tuổi sành điệu đang ngồi dưới tầng một kia không ai biết và ưa thích thứ âm nhạc vừa mở, nên để chiều lòng đa số khách hàng, họ đành phải thay bằng một đĩa nhạc khác. Việt giơ hai tay lên trời và Hạnh nhìn anh đầy thông cảm.
- Anh đành phải đợi đến tối thôi, lúc đó anh sẽ gặp lại ông ấy. Hôm nay anh không đi làm à?
- Tôi tự cho mình được nghỉ phép một hôm. Còn cô, cô cũng không đi làm?
- Tôi tự cho công việc của mình được nghỉ ngơi - Hạnh cười lặng lẽ - hoặc đại loại thế.
- Một cách ví von hay, nhưng tôi không hiểu rõ lắm ý nghĩa??
- Cũng không có gì đâu, - cô cười thật buồn - Tôi còn muốn nói lời cảm ơn anh.
- Vì cái gì vậy?
- Vì đã không kỳ thị hay ít ra là lảng tránh tôi - Giọng cô chùng xuống - anh biết đấy, những người bị AIDS thường bị...
- Cô đừng nói vậy, tôi hiểu chuyện của cô mà, cô không đáng bị như vậy. Hơn nữa, nếu những người làm ngành y như chúng ta mà còn phân biệt đối xử với những bệnh nhân AIDS, thì họ sẽ ra sao? Không phải tất cả những người mắc AIDS đều đáng trách, họ cần được cảm thông và chia sẻ.
- Cảm ơn anh, dù sao cũng cảm ơn anh.
- Nếu cô còn nói thế nữa, thì tôi sẽ đứng dậy và bỏ về đấy nhé. Chúng ta hãy đổi đề tài, được chứ? Hãy nói về thi sĩ dương cầm của chúng ta đi.
Tác giả :
Phan Anh