Bồi Hồi
Chương 53
Cuối cùng vẫn mở rương gỗ ra.
Phả vào mặt, không chỉ là làn bụi mỏng manh, phảng phất tiếng vọng dường như là, bài ca phúng điếu của bách gia, bài ca phúng điếu thống khổ phẫn nộ, ngẩng đầu hỏi ông trời.
Tinh hoa tri thức từng nở rộ tại một thời không xa tít mù, cái gọi là Bách gia tranh minh.
Nam Trần có một Cự Tử từng cảm khái, nếu có thể giữ lại sở trường của bách gia, bỏ đi khiếm khuyết của bách gia, mà không phải độc tôn tại một gia nào đó, có lẽ hôm nay tất cả đều đã khác… con dân Trung Hoa sẽ bước vào một thời đại ‘quang huy xán lạn’ không gì bằng. Gia tộc phong bế nghi thức Nho Mặc của Nam Trần, về phương diện học thức lại rộng rãi dễ dàng chấp nhận những thứ của dị giáo. Lời nói của vị tiền Cự Tử này, tại lúc từng thế hệ của Nam Trần luận biện vẫn luôn nhắc tới.
Ôi, nguyên bản nguyện vọng “lấy thừa bù thiếu” này có thể được thực hiện. Bởi vì… Hoàng Vương không chỉ tán thành, cũng đã từng làm như vậy… bằng không có cách nào thống hợp Hồ – Hán nhanh như vậy, thành chỗ nương tựa mà thiên hạ tha thiết ngóng trông.
Nhưng cũng chỉ là hồi quang phản chiếu, chỉ có thế… liền dập tắt hy vọng, điêu linh, lụn bại, trầm tịch như chết.
Pháp gia, cuối cùngbị vặn vẹo biến thành loại thuật pháp mà đế vương nên có, cái gọi là đế vương tâm thuật. Không cho phép, cũng không khoan dung cho bất kỳ ai có được.
Không ngờ lại được tận mắt nhìn thấy, điển tịch của Pháp gia đã sớm ẩn thất, những cuốn sách cổ cùng lắm chỉ được nghe qua tên. Không ngờ… còn bảo lưu lại ba cuốn luận thuật khẩu truyền của Quản Trọng (nhà chính trị, tư tưởng nổi tiếng nước Tề, thời Xuân Thu). Luận của Hàn Phi Tử, Lý Tư… Rất nhiều, rất nhiều. Hơn nữa là những bản phê chú và bản thảo không đề tên của truyền nhân Pháp gia qua các thế hệ.
Trần Thập Thất chớp chớp mắt, nóng bừng nhức nhối, không nhịn được vẫn lăn xuống châu lệ.
Cô thần nghiệt tử. Cô thần nghiệt tử hoài ưu bi phẫn a! Rõ ràng không được thế gian khoan dung, không được quân vương sử dụng, thậm chí rước lấy họa sát thân diệt tộc. Là loại cố chấp nào gây nên?
(cô thần nghiệt tử: bề tôi cô độc, không có chỗ dựa trong triều, chỉ những số phận thảm thương)
Thời Lưỡng Hán, truyền nhân Pháp gia tuyệt vọng, đời đời tự hào “Hoài bích”*. Ôm chẳng phải là… Hòa Thị Chi Bích* sao? Vứt bỏ tính mạng, vứt bỏ tất cả, chỉ cầu học thuyết tự gia có thể lưu hành nhân thế sao? Một chút cũng không chịu khuất phục.
Như vậy là ngốc đến bực nào a!
Kết quả thì sao? Không diệt vong dưới đao kiếm của quân vương Lưỡng Hán, không chết trong chiến loạn của Ngụy Tấn Nam Bắc triều, lại diệt vong tại lúc thiên hạ đã định trong tay của một đám bạo đồ tham lam ngu xuẩn.
Chuyện này hoang đường cỡ nào, các người làm sao có thể cam tâm?
Chiếc rương này không phải là tâm huyết của hậu duệ cuối cùng Pháp gia… Đây là bài ca phúng điếu, bài ca phúng điếu của bách gia điêu linh a, bài ca phúng điếu tràn ngập huyết lệ a.
* Hoài bích: thân ôm ngọc bích, chỉ người có tài.
Hòa Thị Chi Bích: (còn được gọi là Hòa Thị Bích) là một viên ngọc nổi danh trong lịch sử Trung Quốc. Nó không chỉ nổi tiếng là một viên ngọc hoàn hảo, ghi nhiều dấu ấn trong lịch sử mà còn được sử dụng như một đối tượng trong nhiều thành ngữ.
Nguồn gốc của Hòa Thị Chi Bích được Tư Mã Thiên ghi chép trong Sử kí:
Vào thời Xuân thu có một người tên là Biện Hòa, vốn là một tiều phu. Trong một lần lên núi kiếm củi, ông nhìn thấy chim phượng hoàng đậu trên một phiến đá. Biết phiến đá đó là ngọc quý, ông mang nó về nhà rồi đem lên kinh đô dâng cho Sở Lệ Vương. Thời đó, thợ làm ngọc trong cung không biết vật báu này, họ nói đó chỉ là viên đá bình thường. Sở Lệ Vương tức giận, ghép Biện Hòa vào tội dối vua, ra lệnh chặt đi một chân của ông.
Sau này Sở Vũ Vương nối ngôi, Biện Hòa chống gậy mang ngọc đến lần nữa và lần này ông bị chặt nốt chân còn lại. Nhiều người ái ngại cho ông, khuyên ông nên từ bỏ ý định dâng ngọc nhưng ông không nghe.
Khi Sở Văn Vương lên ngôi, Biện Hòa vẫn muốn dâng ngọc quý nhưng cả hai chân đều không còn, không thể đi được bèn ôm ngọc quý ngồi dưới chân núi Kinh khóc suốt 3 ngày 3 đêm, khóc đến cạn khô nước mắt, ra cả máu tươi. Có người đem chuyện này bẩm báo với Văn Vương. Văn Vương sai người đi hỏi Biện Hòa: “Người trong thiên hạ bị chặt chân rất nhiều, cớ gì ngươi lại đau buồn ghê ghớm vậy” . Biện Hòa đáp: “Tôi đau đớn không phải vì mất đôi chân, mà là vì bảo thạch này bị người ta coi là tảng đá, bề tôi trung trinh bị coi như tội khi quân, đúng sai đảo lộn mà đau lòng a” . Lần này, Sở Văn Vương đồng ý sai người cẩn thận phá bỏ lớp đá bên ngoài ra xem thử thì quả nhiên bên trong là một viên ngọc quý không tỳ vết.
Nhà vua mừng rỡ, để thưởng cho lòng trung thành của Biện Hòa, viên ngọc quý kia được đặt tên là Hòa Thị Chi Bích, hậu thế truyền là Hòa Thị Bích.
*
Trần Tế Nguyệt gấp gáp chạy tới, lại không gặp được Trần Thập Nhất, trong lòng còn có chút thấp thỏm. Hắn lúc nào cũng bận rộn không ngơi tay, chuyện công và chuyện Hiệp Mặc luôn luôn rối rắm quấn lấy nhau… Ngay cả anh ruột của Trần Thập Thất lên kinh cũng không kịp đón tiếp.
Kỳ thực, cũng không có nhiều thời gian gặp Trần Thập Thất.
…Liệu như vậy có ổn không? Nàng chưa bao giờ oán giận. Lúc nào cũng vậy, rất thấu hiểu, khoan dung.
Cho nên hắn áy náy, thấy nàng khóc đến đỏ sưng mắt, môi khô nứt, chỉ cảm thấy đau lòng vô cùng, cũng không cảm thấy nàng như thế có chỗ nào là khó coi.
“Thập Nhất ca… mắng cô?” Trần Tế Nguyệt ngượng ngùng ngồi xuống, Kim Câu Thiết Hoàn cũng không biết rõ hai anh em họ đang làm gì, chỉ biết là khiêng một cái rương gỗ đi vào.
Đột nhiên phát hiện, bản thân mình không biết an ủi người, đứng ngồi không yên, đành phải cẩn thận từng li từng tí đưa khăn tay cho Trần Thập Thất.
Nàng thảm đạm cười cười, chỉ cầm khăn tay, “Không phải.” Thanh âm có chút khàn khàn, chỉ chỉ rương gỗ, “Truyền nhân cuối cùng của Pháp gia… không còn nữa.”
Trần Tế Nguyệt cảm thấy nhịp tim và hô hấp của mình đồng loạt đều ngừng một nhịp. Lại một nhà… nằm xuống rồi. Nỗi lo lắng của rất lâu trước đây lại một lần nữa xông lên đầu.
Liệu Mặc gia cũng sẽ có vận mệnh như thế?
“Sẽ không.” Trần Thập Thất ôn hòa nói, “Sẽ không, giẫm lên vết xe đổ. Mặc dù chỉ có chút khái niệm mơ hồ… Có lẽ Nam Bắc Trần chúng ta, có thể bình an tiếp tục tiếp nối, không nhất định, phải dựa vào minh quân.”
Cổ họng nàng thật ra rất đau, viền mắt vẫn giống như bốc hỏa như trước. Nhưng hậu duệ cuối cùng của Pháp gia lưu lại một ý tưởng thú vị. Trần gia ở Lưu quận, mặc dù không cùng tông, nhưng cũng là một sự bảo hộ rất tốt… Nói không chừng là duyên phận.
Trong cõi U Minh, Pháp gia sẽ không chân chính đoạn tuyệt, do đó Mặc gia tiếp tục kế tục, là duyên phận.
Nhận lấy một bản nháp Trần Thập Thất đưa tới, Trần Tế Nguyệt đầu tiên là sửng sốt, không thể tưởng tượng nổi, nhưng nghĩ kỹ một chút lại cảm thấy, không phải là không thể, thậm chí còn là một điểm quá cường hãn.
“Hoàng gia sẽ không cho phép.” Trần Tế Nguyệt bình tĩnh nhận xét.
“Không cho phép bọn họ.” Trần Thập Thất cười nhàn nhạt, phi thường điềm tĩnh, lại có một chút sương hàn.
Ý tưởng của truyền nhân cuối cùng Pháp gia phi thường lớn mật, nếu bọn họ không bị diệt môn một cách khó hiểu, nói không chừng thật bọn họ đã làm thành rồi.
Đối với chuyện nguy hiểm “không cần minh chủ” này, vẫn luôn chờ đợi hậu duệ cuối cùng của Pháp gia phát cuồng, dứt khoát quyết định đá văng hoàng thất và quan liêu ra làm một mình.
Chủ nhược ắt thần cường. Chủ tử chân chính của bọn họ nên là thiên hạ và bách tính, chứ không phải là thánh chủ vĩnh viễn không bao giờ giáng xuống kia.
Cho nên, trốn tránh hoàng thất và quan liêu, bọn họ quyết định từ thân phận phụ tá không chính thức này nhúng tay vào, theo địa phương thẩm thấu đến trung ương.
Ý tưởng rất hoang đường lớn mật, mà Pháp gia am hiểu nhất chính là pháp, thuật, thế, trị một huyện thậm chí trị một quốc gia đều dễ dàng như trở bàn tay. Cắt vào từ góc độ này, mặc dù nhất định sẽ là bóng ma của lịch sử, nhưng có thể dựng lên thiên hạ với trình độ lớn nhất.
Trần Thập Thất và Trần Tế Nguyệt theo đó mà thương lượng, lại càng hoàn thiện tỉ mỉ, không giống Pháp gia ẩn nấp đã lâu, càng khả thi hơn, phù hợp thực tế hơn.
Thời Ngụy Tấn Nam Bắc triều, phụ tá quan viên địa phương được gọi là sư gia hoặc tiên sinh, nhưng chênh lệch trí – ngu không đồng đều, Đại Yến truyền lại cho đến nay, quan địa phương không rành về những chuyện vặt của dân chúng, vẫn thường thuê Lại (chức vụ không có phẩm cấp) cũ hoặc tú tài không có cấp hạng làm sư gia.
Chính sự trong thiên hạ kỳ thực cũng không khác nhau là mấy, thô chia làm Hình danh (quan trông coi hình sự), Tiền lương (quan trông coi tài chính), Thủy lợi vân vân. Trên thực tế quyền lực của những sư gia này đều rất lớn, nhưng bọn họ không phải là quan cũng không phải Lại, lại gần như nắm giữ mạch máu của một huyện thậm chí là một châu.
Nếu trong thiên hạ, người thân là sư gia, đều là con cháu Mặc gia, thì lúc đó sẽ thế nào?
Cho dù thân tại bóng tối của lịch sử, con cháu Mặc gia sẽ có khả năng chống đỡ xây dựng được toàn bộ Đại Yến, chân chính đem hoài bão Mặc gia lưu hành tại thiên hạ, hơn nữa có thể tránh tranh chấp với hoàng gia và quan liêu.
“Ta cảm thấy chúng ta nhất định là điên rồi, mới đi nghĩ chuyện này.” Trần Tế Nguyệt cười khổ.
“Có lẽ.” Trần Thập Thất nhàn nhạt trả lời, cong lên nụ cười mỉm ôn nhu, lại không hề dao động, “Nhưng ta đã muốn ngưng lại bài ca phúng điếu này. Cho dù là điên cuồng, ta cũng không muốn mất đi cơ hội chớp nhoáng này.”
Phả vào mặt, không chỉ là làn bụi mỏng manh, phảng phất tiếng vọng dường như là, bài ca phúng điếu của bách gia, bài ca phúng điếu thống khổ phẫn nộ, ngẩng đầu hỏi ông trời.
Tinh hoa tri thức từng nở rộ tại một thời không xa tít mù, cái gọi là Bách gia tranh minh.
Nam Trần có một Cự Tử từng cảm khái, nếu có thể giữ lại sở trường của bách gia, bỏ đi khiếm khuyết của bách gia, mà không phải độc tôn tại một gia nào đó, có lẽ hôm nay tất cả đều đã khác… con dân Trung Hoa sẽ bước vào một thời đại ‘quang huy xán lạn’ không gì bằng. Gia tộc phong bế nghi thức Nho Mặc của Nam Trần, về phương diện học thức lại rộng rãi dễ dàng chấp nhận những thứ của dị giáo. Lời nói của vị tiền Cự Tử này, tại lúc từng thế hệ của Nam Trần luận biện vẫn luôn nhắc tới.
Ôi, nguyên bản nguyện vọng “lấy thừa bù thiếu” này có thể được thực hiện. Bởi vì… Hoàng Vương không chỉ tán thành, cũng đã từng làm như vậy… bằng không có cách nào thống hợp Hồ – Hán nhanh như vậy, thành chỗ nương tựa mà thiên hạ tha thiết ngóng trông.
Nhưng cũng chỉ là hồi quang phản chiếu, chỉ có thế… liền dập tắt hy vọng, điêu linh, lụn bại, trầm tịch như chết.
Pháp gia, cuối cùngbị vặn vẹo biến thành loại thuật pháp mà đế vương nên có, cái gọi là đế vương tâm thuật. Không cho phép, cũng không khoan dung cho bất kỳ ai có được.
Không ngờ lại được tận mắt nhìn thấy, điển tịch của Pháp gia đã sớm ẩn thất, những cuốn sách cổ cùng lắm chỉ được nghe qua tên. Không ngờ… còn bảo lưu lại ba cuốn luận thuật khẩu truyền của Quản Trọng (nhà chính trị, tư tưởng nổi tiếng nước Tề, thời Xuân Thu). Luận của Hàn Phi Tử, Lý Tư… Rất nhiều, rất nhiều. Hơn nữa là những bản phê chú và bản thảo không đề tên của truyền nhân Pháp gia qua các thế hệ.
Trần Thập Thất chớp chớp mắt, nóng bừng nhức nhối, không nhịn được vẫn lăn xuống châu lệ.
Cô thần nghiệt tử. Cô thần nghiệt tử hoài ưu bi phẫn a! Rõ ràng không được thế gian khoan dung, không được quân vương sử dụng, thậm chí rước lấy họa sát thân diệt tộc. Là loại cố chấp nào gây nên?
(cô thần nghiệt tử: bề tôi cô độc, không có chỗ dựa trong triều, chỉ những số phận thảm thương)
Thời Lưỡng Hán, truyền nhân Pháp gia tuyệt vọng, đời đời tự hào “Hoài bích”*. Ôm chẳng phải là… Hòa Thị Chi Bích* sao? Vứt bỏ tính mạng, vứt bỏ tất cả, chỉ cầu học thuyết tự gia có thể lưu hành nhân thế sao? Một chút cũng không chịu khuất phục.
Như vậy là ngốc đến bực nào a!
Kết quả thì sao? Không diệt vong dưới đao kiếm của quân vương Lưỡng Hán, không chết trong chiến loạn của Ngụy Tấn Nam Bắc triều, lại diệt vong tại lúc thiên hạ đã định trong tay của một đám bạo đồ tham lam ngu xuẩn.
Chuyện này hoang đường cỡ nào, các người làm sao có thể cam tâm?
Chiếc rương này không phải là tâm huyết của hậu duệ cuối cùng Pháp gia… Đây là bài ca phúng điếu, bài ca phúng điếu của bách gia điêu linh a, bài ca phúng điếu tràn ngập huyết lệ a.
* Hoài bích: thân ôm ngọc bích, chỉ người có tài.
Hòa Thị Chi Bích: (còn được gọi là Hòa Thị Bích) là một viên ngọc nổi danh trong lịch sử Trung Quốc. Nó không chỉ nổi tiếng là một viên ngọc hoàn hảo, ghi nhiều dấu ấn trong lịch sử mà còn được sử dụng như một đối tượng trong nhiều thành ngữ.
Nguồn gốc của Hòa Thị Chi Bích được Tư Mã Thiên ghi chép trong Sử kí:
Vào thời Xuân thu có một người tên là Biện Hòa, vốn là một tiều phu. Trong một lần lên núi kiếm củi, ông nhìn thấy chim phượng hoàng đậu trên một phiến đá. Biết phiến đá đó là ngọc quý, ông mang nó về nhà rồi đem lên kinh đô dâng cho Sở Lệ Vương. Thời đó, thợ làm ngọc trong cung không biết vật báu này, họ nói đó chỉ là viên đá bình thường. Sở Lệ Vương tức giận, ghép Biện Hòa vào tội dối vua, ra lệnh chặt đi một chân của ông.
Sau này Sở Vũ Vương nối ngôi, Biện Hòa chống gậy mang ngọc đến lần nữa và lần này ông bị chặt nốt chân còn lại. Nhiều người ái ngại cho ông, khuyên ông nên từ bỏ ý định dâng ngọc nhưng ông không nghe.
Khi Sở Văn Vương lên ngôi, Biện Hòa vẫn muốn dâng ngọc quý nhưng cả hai chân đều không còn, không thể đi được bèn ôm ngọc quý ngồi dưới chân núi Kinh khóc suốt 3 ngày 3 đêm, khóc đến cạn khô nước mắt, ra cả máu tươi. Có người đem chuyện này bẩm báo với Văn Vương. Văn Vương sai người đi hỏi Biện Hòa: “Người trong thiên hạ bị chặt chân rất nhiều, cớ gì ngươi lại đau buồn ghê ghớm vậy” . Biện Hòa đáp: “Tôi đau đớn không phải vì mất đôi chân, mà là vì bảo thạch này bị người ta coi là tảng đá, bề tôi trung trinh bị coi như tội khi quân, đúng sai đảo lộn mà đau lòng a” . Lần này, Sở Văn Vương đồng ý sai người cẩn thận phá bỏ lớp đá bên ngoài ra xem thử thì quả nhiên bên trong là một viên ngọc quý không tỳ vết.
Nhà vua mừng rỡ, để thưởng cho lòng trung thành của Biện Hòa, viên ngọc quý kia được đặt tên là Hòa Thị Chi Bích, hậu thế truyền là Hòa Thị Bích.
*
Trần Tế Nguyệt gấp gáp chạy tới, lại không gặp được Trần Thập Nhất, trong lòng còn có chút thấp thỏm. Hắn lúc nào cũng bận rộn không ngơi tay, chuyện công và chuyện Hiệp Mặc luôn luôn rối rắm quấn lấy nhau… Ngay cả anh ruột của Trần Thập Thất lên kinh cũng không kịp đón tiếp.
Kỳ thực, cũng không có nhiều thời gian gặp Trần Thập Thất.
…Liệu như vậy có ổn không? Nàng chưa bao giờ oán giận. Lúc nào cũng vậy, rất thấu hiểu, khoan dung.
Cho nên hắn áy náy, thấy nàng khóc đến đỏ sưng mắt, môi khô nứt, chỉ cảm thấy đau lòng vô cùng, cũng không cảm thấy nàng như thế có chỗ nào là khó coi.
“Thập Nhất ca… mắng cô?” Trần Tế Nguyệt ngượng ngùng ngồi xuống, Kim Câu Thiết Hoàn cũng không biết rõ hai anh em họ đang làm gì, chỉ biết là khiêng một cái rương gỗ đi vào.
Đột nhiên phát hiện, bản thân mình không biết an ủi người, đứng ngồi không yên, đành phải cẩn thận từng li từng tí đưa khăn tay cho Trần Thập Thất.
Nàng thảm đạm cười cười, chỉ cầm khăn tay, “Không phải.” Thanh âm có chút khàn khàn, chỉ chỉ rương gỗ, “Truyền nhân cuối cùng của Pháp gia… không còn nữa.”
Trần Tế Nguyệt cảm thấy nhịp tim và hô hấp của mình đồng loạt đều ngừng một nhịp. Lại một nhà… nằm xuống rồi. Nỗi lo lắng của rất lâu trước đây lại một lần nữa xông lên đầu.
Liệu Mặc gia cũng sẽ có vận mệnh như thế?
“Sẽ không.” Trần Thập Thất ôn hòa nói, “Sẽ không, giẫm lên vết xe đổ. Mặc dù chỉ có chút khái niệm mơ hồ… Có lẽ Nam Bắc Trần chúng ta, có thể bình an tiếp tục tiếp nối, không nhất định, phải dựa vào minh quân.”
Cổ họng nàng thật ra rất đau, viền mắt vẫn giống như bốc hỏa như trước. Nhưng hậu duệ cuối cùng của Pháp gia lưu lại một ý tưởng thú vị. Trần gia ở Lưu quận, mặc dù không cùng tông, nhưng cũng là một sự bảo hộ rất tốt… Nói không chừng là duyên phận.
Trong cõi U Minh, Pháp gia sẽ không chân chính đoạn tuyệt, do đó Mặc gia tiếp tục kế tục, là duyên phận.
Nhận lấy một bản nháp Trần Thập Thất đưa tới, Trần Tế Nguyệt đầu tiên là sửng sốt, không thể tưởng tượng nổi, nhưng nghĩ kỹ một chút lại cảm thấy, không phải là không thể, thậm chí còn là một điểm quá cường hãn.
“Hoàng gia sẽ không cho phép.” Trần Tế Nguyệt bình tĩnh nhận xét.
“Không cho phép bọn họ.” Trần Thập Thất cười nhàn nhạt, phi thường điềm tĩnh, lại có một chút sương hàn.
Ý tưởng của truyền nhân cuối cùng Pháp gia phi thường lớn mật, nếu bọn họ không bị diệt môn một cách khó hiểu, nói không chừng thật bọn họ đã làm thành rồi.
Đối với chuyện nguy hiểm “không cần minh chủ” này, vẫn luôn chờ đợi hậu duệ cuối cùng của Pháp gia phát cuồng, dứt khoát quyết định đá văng hoàng thất và quan liêu ra làm một mình.
Chủ nhược ắt thần cường. Chủ tử chân chính của bọn họ nên là thiên hạ và bách tính, chứ không phải là thánh chủ vĩnh viễn không bao giờ giáng xuống kia.
Cho nên, trốn tránh hoàng thất và quan liêu, bọn họ quyết định từ thân phận phụ tá không chính thức này nhúng tay vào, theo địa phương thẩm thấu đến trung ương.
Ý tưởng rất hoang đường lớn mật, mà Pháp gia am hiểu nhất chính là pháp, thuật, thế, trị một huyện thậm chí trị một quốc gia đều dễ dàng như trở bàn tay. Cắt vào từ góc độ này, mặc dù nhất định sẽ là bóng ma của lịch sử, nhưng có thể dựng lên thiên hạ với trình độ lớn nhất.
Trần Thập Thất và Trần Tế Nguyệt theo đó mà thương lượng, lại càng hoàn thiện tỉ mỉ, không giống Pháp gia ẩn nấp đã lâu, càng khả thi hơn, phù hợp thực tế hơn.
Thời Ngụy Tấn Nam Bắc triều, phụ tá quan viên địa phương được gọi là sư gia hoặc tiên sinh, nhưng chênh lệch trí – ngu không đồng đều, Đại Yến truyền lại cho đến nay, quan địa phương không rành về những chuyện vặt của dân chúng, vẫn thường thuê Lại (chức vụ không có phẩm cấp) cũ hoặc tú tài không có cấp hạng làm sư gia.
Chính sự trong thiên hạ kỳ thực cũng không khác nhau là mấy, thô chia làm Hình danh (quan trông coi hình sự), Tiền lương (quan trông coi tài chính), Thủy lợi vân vân. Trên thực tế quyền lực của những sư gia này đều rất lớn, nhưng bọn họ không phải là quan cũng không phải Lại, lại gần như nắm giữ mạch máu của một huyện thậm chí là một châu.
Nếu trong thiên hạ, người thân là sư gia, đều là con cháu Mặc gia, thì lúc đó sẽ thế nào?
Cho dù thân tại bóng tối của lịch sử, con cháu Mặc gia sẽ có khả năng chống đỡ xây dựng được toàn bộ Đại Yến, chân chính đem hoài bão Mặc gia lưu hành tại thiên hạ, hơn nữa có thể tránh tranh chấp với hoàng gia và quan liêu.
“Ta cảm thấy chúng ta nhất định là điên rồi, mới đi nghĩ chuyện này.” Trần Tế Nguyệt cười khổ.
“Có lẽ.” Trần Thập Thất nhàn nhạt trả lời, cong lên nụ cười mỉm ôn nhu, lại không hề dao động, “Nhưng ta đã muốn ngưng lại bài ca phúng điếu này. Cho dù là điên cuồng, ta cũng không muốn mất đi cơ hội chớp nhoáng này.”
Tác giả :
Hồ Điệp Seba