Bộ Sưu Tập Tội Ác
Chương 32
Sau đó, tại thư viện, Caleb gửi thư điện tử cho phòng văn thư. Một giờ sau, ông ta tìm ra tên của công ty kiến trúc tư nhân đã giúp phục hồi tòa nhà Jefferson. Ông ta gọi cho Milton thông báo về thông tin đó.
“Thế còn chuyện người phụ nữ ấy đến đâu rồi?”, ông thì thầm.
Milton cũng thì thầm lại, “Cô ả mua cho tôi một bộ cánh đen tuyền, cùng với chiếc cà vạt cực chói, cô ả còn bắt tôi làm đầu tóc lại nữa đấy, đúng là trò lố bịch hết cỡ”.
“Thế có bảo cho anh biết tại sao lại làm vậy không?”
“Vẫn chưa”. Ông ta im lặng rồi tiếp, “Này anh bạn Caleb, cô ả làm tôi sợ đấy. Cô ta quá ư là tự tin”. Milton thường không biết cách thể hiện, nhưng có lẽ đây là điều chân thật nhất mà anh ta từng nói.
“Ráng thôi, chú em, Miltie”, Caleb gác máy, kèm theo tiếng khúc khích.
Kế đến ông ta gọi cửa hàng Vincent Pearl, cho dù thừa biết là chỉ nghe tiếng máy điện thoại tự động, vì cửa hàng bán sách độc này tới tận chiều tối mới mở cửa. Số là ông ta chẳng muốn nói chuyện với ông chủ tiệm bởi vì ông ta vẫn chưa quyết định sẽ bán bộ sưu tập sách của Jonathan như thế nào cả, trên hết là ông ta chẳng biết nên tính quyểnThánh ca của Kinh Cựu ướckiểu gì. Bảo đảm sự xuất hiện của nó sẽ làm thị trường sách hiếm xôn xao, và hiển nhiên ông sẽ nằm giữa tâm điểm của sự hỗn loạn ấy, ý nghĩ này vừa khiến ông e ngại lại vừa phấn khích. Dẫu sao thì làm người hùng của ánh hào quang cũng hay, đặc biệt là người như ông, lúc nào cũng chỉ chui rúc vào xó thư viện tẻ nhạt.
Lý do duy nhất khiến ông ngần ngại là ý nghĩ lỡ như Jonathan đã bằng cách nào đó chiếm đoạt quyểnThánh Canày bất hợp pháp thì sao? Đó cũng là lý do ông ta giữ bí mật về nó, và chắc rằng Caleb chẳng đời nào muốn bêu xấu bạn mình.
Caleb thôi không nghĩ ngợi nữa, ông tiến lại chỗ bà Jewell English, cũng giống như ông cụ Norman Janklow, người yêu thích các tác phẩm của Hemingway, họ là độc giả thường xuyên và trung thành trong suốt mấy năm qua.
Khi thấy ông đến, Jewell gỡ mắt kính và cất những mẫu giấy với dòng chữ nắn nót vào trong một bìa hồ sơ. Bà ta ra hiệu cho anh ngồi cạnh, rồi nắm cánh tay ông, hào hứng, “Anh Caleb à, tôi đã tìm ra được một quyển khá hay của nhà in Beadles, quyểnMaleska- người vợ Ấn Độ của thợ săn da trắng. Quyển đó cực hay anh ạ”.
“Tôi nghĩ ở đây có một bản đấy”. Ông suy tư, “Nhưng bà phải chắc là quyển đó mới toanh đấy nhé. Sách của Beadles xuất bản không được chuyên nghiệp lắm”.
Jewell vỗ tay, “Vậy ư, nhưng anh Caleb này, vẫn hay đó chứ? Quyển đó hay số một đấy”.
“Ừ, rất hay. Tôi có thể lấy cho bà nếu bà cần”.
“Anh thật là đáng mến. Tôi phải mời anh lúc nào đó uống nước, và cùng trò chuyện. Chúng ta có nhiều điểm giống nhau lắm”. Bà ta vỗ vỗ tay ông và nhướng đôi lông mày được vẽ chì cẩn thận, tỏ ý sâu xa.
Cẩn thận, Caleb vội lên tiếng, “Cũng được đấy. Chắc là lúc nào đó, rảnh rỗi, trong tương lai, có lẽ vậy”. Ông cố không quay vội lại bàn làm việc. Dù bị một bà già gần bảy mươi bỡn cợt, ông cũng chẳng tỏ vẻ gì là bị xúc phạm cả, thay vì thế, ông trở lại bản tính vui vẻ của mình lúc đầu và quan sát căn phòng. Mọi thứ yên ắng, với những người say mê đọc sách như Jewell và Norman Jankflow cặm cụi bên giá sách cũ, và thế giới trong hoàn cảnh đó cũng trở nên lành mạnh và tích cực hơn thực tại. Caleb thích ảo tưởng đó, cho dù chỉ là vài giờ trong ngày,thôi thì trở lại một chút bình yên với chỉ giấy bút và nghiên mực.
Hai mươi phút sau, trong khi ông đang ngồi cắm cúi tại bàn làm việc thì cửa phòng đọc sách bật mở. Ông ngẩng đầu lên, lặng người vài giây. Cornelius Behan đang rảo bước đến bàn tra cứu thì thấy Caleb. Gã nói gì đó với người phụ nữ ở bàn trong góc, cô ta chỉ về hướng Caleb. Ông đứng dậy khi thấy gã bước tới, ông chìa tay ra. Gã không mang theo mấy tên vệ sỹ. Có lẽ nhân viên bảo vệ không cho mang súng ống vào đây.
“Ngài Behan phải không ạ?”, Ông cất lời. Và rồi ông mường tượng ra cảnh Behan không mặc quần lót. Ông bật cười khẽ. “Xin lỗi”, ông chống chế, “tôi bị sặc”.
“Gọi tôi là CB được rồi”. Họ bắt tay nhau. Behan nhìn quanh phòng, “Tôi không biết có nơi như vậy đấy. Anh phải đẩy mạnh quảng cáo thêm chứ”.
“Chúng ta hoàn toàn có thể nâng cao nhận thức quần chúng”, Caleb tán đồng. “Nhưng với nguồn kinh phí hạn hẹp, thật khó tìm ra chi phí”.
“Tin tôi đi, tôi biết tất tần tật về sự thâm hụt tiền bạc của chính phủ đấy”.
“Ngài lúc nào mà không làm việc tốt với Washington”, Caleb buông lời nhận xét, và chợt thấy mình nói hớ khi thấy Behan nhìn ông ta với ánh mắt nghi ngờ.
“Đám tang cũng được tổ chức khá chu đáo đấy”, Behan đột ngột thay đổi đề tài. “Rất chu đáo”.
“Đúng vậy. Tôi đi gặp gỡ vài người bạn ở Hill, nhân tiện ghé ngang. Tôi là hàng xóm của Jonathan lâu vậy chứ đâu biết ông ấy làm việc ở đâu”.
“Trễ vẫn còn hơn không”.
“Chắc Jonathan thích công việc của ông ta ở đây lắm nhỉ?”
“Chắc rồi. Lúc nào cũng là người đi làm sớm nhất cả”.
“Có nhiều bạn, và ai mà chẳng thích ông ấy”, vừa nói, hắn vừa nhìn Caleb dò hỏi.
“Tôi nghĩ Jonathan quan hệ tốt với tất cả mọi người ở đây”.
“Tôi thấy anh cùng một phụ nữ đến nhà của Jonathan tối qua phải không?”
Caleb ứng phó tức thời với sự thay đổi đề tài đột ngột lần này, “Anh phải sang nhà nếu thấy chúng tôi chứ”.
“Lúc đó tôi không rảnh lắm”.
Chắc thế rồi,Caleb nghĩ bụng.
“Nhưng vài người cận vệ của tôi có trông thấy anh, và họ cũng quan sát khá lâu. Còn cô gái?”
“Cô ấy là chuyên gia về lĩnh vực sách quý hiếm đấy. Tôi nhờ cô ấy đến để xem qua bộ sưu tập của Jonathan để tiến hành một buổi tuyên dương sau này”, Caleb cảm thấy tự thán phục vì dễ dàng nghĩ ra lời nói dối trong tình huống này.
“Vậy còn nhà của Jonathan thế nào?”
“Tôi nghĩ chắc sẽ được rao bán. Tôi cũng không rõ lắm”.
“Chắc tôi sẽ mua căn nhà đó và sửa sang lại thành nhà khách”.
“Căn nhà của cũng ông đã rất to rồi mà”, Caleb buột miệng.
May thay, Behan chỉ cười lớn, “Ồ, đồng ý vậy, nhưng chúng tôi lúc nào cũng đông khách cả. Có khi anh cũng mường tượng ra họ sẽ làm gì với căn nhà đó rồi chứ, vì chắc hẳn anh đã xem qua toàn bộ căn nhà”. Gã buông lời.
“Không đâu, tôi chỉ quanh quẩn xung quanh mấy giá sách mà thôi”.
Behan chăm chú nhìn Caleb một lúc, “Vậy thì tôi sẽ gọi đám luật sư, rồi tạo công ăn việc làm cho họ”. Rồi do dự trong giây lát, gã tiếp, “Nhân tiện tôi còn ở đây, anh dẫn tôi đi dạo một vòng nhé! Tôi biết anh cũng có một kho sách quý hiếm ở đây phải không?”
“Đó gọi là phòng đọc Sách Quý Hiếm”, Caleb nảy ra một ý bất chợt. Cho dù điều đó trái ngược với nội quy của thư viện, nhưng mặc kệ, có khi điều đó lại là manh mối quan trọng khám phá ra người đã giết Jonathan. Ông hỏi, “Ông đi tham quan với tôi chứ?”
“Được thôi”, gã hấp tấp trả lời.
Caleb hướng dẫn hắn đi thăm phòng đọc, và dừng lại gần nơi Jonathan DeHaven đã bị sát hại. Không biết là do Caleb tưởng tượng hay không, mà có vẻ Behan nhìn hơi lâu vào cái vòi ống chữa cháy thò ra ngoài tường. Nghi ngờ của ông càng tăng khi Behan chỉ về hướng đó.
“Cái gì vậy?”
Caleb giải thích về hệ thống. “Thực ra chúng tôi dự định sẽ thay khí gas mới thân thiện với môi trường hơn”.
Sau khi Behan đi rồi, Caleb gọi Stone, kể cho ông ấy nghe về cuộc gặp mặt.
Stone nhận xét, “Cách hắn dò hỏi về kẻ thù của Jonathan này nọ rất đáng để quan tâm, trừ phi hắn muốn gán ghép hành động giết người cho kẻ khác. Ngoài ra, chuyện hắn hỏi anh đã xem xét ngôi nhà thế nào càng chứng tỏ thêm điều đó. Tôi tự hỏi liệu hắn có biết về thói tò mò tọc mạch của anh chàng hàng xóm hay không?”
Sau khi gác máy, Caleb cầm quyển sách lấy từ giá sách của người quá cố DeHaven và đi một quãng đường vòng vèo xuyên qua những đường hầm của tòa nhà Madison đến khu Bảo quản sách. Nơi này được chia làm 2 phòng lớn, một dành cho sách, phòng còn lại dành cho vô số những thứ khác. Nơi đây, luôn có gần một trăm chuyên viên bảo quản dốc sức làm việc để phục hồi sách quý hiếm, và những thứ không hẳn là quý hiếm trở về tình trạng tốt nhất của chúng. Caleb bước vào phòng sách, tiến thẳng lại chiếc bàn nơi có một người đàn ông gầy gò, đeo một chiếc tạp dề xanh, cẩn thận giở từng trang sách của một ấn phẩm gần như xuất hiện đầu tiên tại Đức. Xung quanh ông ta là cả tá dụng cụ đủ loại, từ máy hàn, bàn xẻng đến những dụng cụ vặn ốc vít thủ công hay dao rọc giấy.
“Chào ông Monty”, Caleb cất tiếng.
Ông Monty Chambers ngẩng lên, nhìn Caleb sau cặp mắt kiếng đen dầy cộp và đưa bàn tay đeo găng vuốt mái đầu hói bóng lưỡng. Ông có cái cằm nhỏ, cạo râu nhẵn nhụi, gần như không chút gì ấn tượng trên khuôn mặt. Ông ta chẳng nói gì cả, chỉ gật đầu chào Caleb. Bước vào tuổi sáu mươi, Monty được xem là một trong những chuyên gia bảo quản sách kỳ cựu của thư viện. Lúc nào ông cũng được tin tưởng giao cho những công việc khó khăn nhất, và ông chẳng phụ niềm tin đó. Người ta còn đồn rằng ông có tài hóa phép cho những quyển sách gần như bị phá hủy toàn bộ trở nên có giá trị hơn. Ông được tặng thưởng vì đôi bàn tay khéo léo và tỉ mỉ, tính cần cù và sáng tạo trong công việc phục hồi lại những quyển sách cũ cũng như kiến thức uyên bác về kỹ thuật bảo quản và trùng tu sách.
“Có việc làm thêm cho ông đây, Monty ạ, khi nào ông rảnh nhé”, Caleb giơ cao quyển sách, “Âm thanh và Cơn thịnh nộbị nước làm hỏng mấy mảnh bìa. Quyển này của Jonathan DeHaven. Tôi đang đảm nhận việc bán bộ sưu tập sách của ông ta”.
Monty xem xét cuốn tiểu thuyết và cất giọng the thé, “Trong bao lâu đây?”
“Tôi có nhiều thời gian lắm. Chúng ta chỉ mới ở giai đoạn đầu thôi”.
Những chuyên viên đầy kinh nghiệm như Monty lúc nào cũng bận rộn với các công việc lớn nhỏ trong cùng một lúc. Họ ở lại trễ và có khi làm việc cả cuối tuần lúc họ không bị người khác làm phiền. Caleb còn biết Monty có một khu làm việc với đầy đủ dụng cụ tại nhà ở D.C, đây cũng là nơi ông ta có thể nhận thêm việc ngoài về làm.
“Trả lại tình trạng nguyên thủy được phải không?”
Chuẩn mực của ngành bảo quản yêu cầu rằng khi tiến hành phục hồi sách cũ, phải đảm bảo việc “trở lại tình trạng ban đầu”. Vào cuối thế kỷ mười chín, đầu thế kỉ hai mươi, những chuyên viên bảo quản sách chỉ quan tâm đến việc “phục hồi cho đẹp” mà thôi. Tiếc thay, điều này lại dẫn đến hậu quả là sách phục hồi gần như bị biến đổi, bìa ngoài nguyên thủy bị loại bỏ, trang sách được đóng gáy, bọc da sặc sỡ. Dĩ nhiên, sách sẽ đẹp hơn nhưng tính lịch sử gần như bị hủy hoại vì không thể đổi mới thành cũ.
“Vâng, đúng vậy”, Caleb trả lời. “Ông nhớ ghi lại những công việc cần làm. Chúng tôi sẽ đóng thành tài liệu kèm theo sách khi bán chúng”.
Monty gật đầu và quay trở lại với công việc lúc đầu.
“Thế còn chuyện người phụ nữ ấy đến đâu rồi?”, ông thì thầm.
Milton cũng thì thầm lại, “Cô ả mua cho tôi một bộ cánh đen tuyền, cùng với chiếc cà vạt cực chói, cô ả còn bắt tôi làm đầu tóc lại nữa đấy, đúng là trò lố bịch hết cỡ”.
“Thế có bảo cho anh biết tại sao lại làm vậy không?”
“Vẫn chưa”. Ông ta im lặng rồi tiếp, “Này anh bạn Caleb, cô ả làm tôi sợ đấy. Cô ta quá ư là tự tin”. Milton thường không biết cách thể hiện, nhưng có lẽ đây là điều chân thật nhất mà anh ta từng nói.
“Ráng thôi, chú em, Miltie”, Caleb gác máy, kèm theo tiếng khúc khích.
Kế đến ông ta gọi cửa hàng Vincent Pearl, cho dù thừa biết là chỉ nghe tiếng máy điện thoại tự động, vì cửa hàng bán sách độc này tới tận chiều tối mới mở cửa. Số là ông ta chẳng muốn nói chuyện với ông chủ tiệm bởi vì ông ta vẫn chưa quyết định sẽ bán bộ sưu tập sách của Jonathan như thế nào cả, trên hết là ông ta chẳng biết nên tính quyểnThánh ca của Kinh Cựu ướckiểu gì. Bảo đảm sự xuất hiện của nó sẽ làm thị trường sách hiếm xôn xao, và hiển nhiên ông sẽ nằm giữa tâm điểm của sự hỗn loạn ấy, ý nghĩ này vừa khiến ông e ngại lại vừa phấn khích. Dẫu sao thì làm người hùng của ánh hào quang cũng hay, đặc biệt là người như ông, lúc nào cũng chỉ chui rúc vào xó thư viện tẻ nhạt.
Lý do duy nhất khiến ông ngần ngại là ý nghĩ lỡ như Jonathan đã bằng cách nào đó chiếm đoạt quyểnThánh Canày bất hợp pháp thì sao? Đó cũng là lý do ông ta giữ bí mật về nó, và chắc rằng Caleb chẳng đời nào muốn bêu xấu bạn mình.
Caleb thôi không nghĩ ngợi nữa, ông tiến lại chỗ bà Jewell English, cũng giống như ông cụ Norman Janklow, người yêu thích các tác phẩm của Hemingway, họ là độc giả thường xuyên và trung thành trong suốt mấy năm qua.
Khi thấy ông đến, Jewell gỡ mắt kính và cất những mẫu giấy với dòng chữ nắn nót vào trong một bìa hồ sơ. Bà ta ra hiệu cho anh ngồi cạnh, rồi nắm cánh tay ông, hào hứng, “Anh Caleb à, tôi đã tìm ra được một quyển khá hay của nhà in Beadles, quyểnMaleska- người vợ Ấn Độ của thợ săn da trắng. Quyển đó cực hay anh ạ”.
“Tôi nghĩ ở đây có một bản đấy”. Ông suy tư, “Nhưng bà phải chắc là quyển đó mới toanh đấy nhé. Sách của Beadles xuất bản không được chuyên nghiệp lắm”.
Jewell vỗ tay, “Vậy ư, nhưng anh Caleb này, vẫn hay đó chứ? Quyển đó hay số một đấy”.
“Ừ, rất hay. Tôi có thể lấy cho bà nếu bà cần”.
“Anh thật là đáng mến. Tôi phải mời anh lúc nào đó uống nước, và cùng trò chuyện. Chúng ta có nhiều điểm giống nhau lắm”. Bà ta vỗ vỗ tay ông và nhướng đôi lông mày được vẽ chì cẩn thận, tỏ ý sâu xa.
Cẩn thận, Caleb vội lên tiếng, “Cũng được đấy. Chắc là lúc nào đó, rảnh rỗi, trong tương lai, có lẽ vậy”. Ông cố không quay vội lại bàn làm việc. Dù bị một bà già gần bảy mươi bỡn cợt, ông cũng chẳng tỏ vẻ gì là bị xúc phạm cả, thay vì thế, ông trở lại bản tính vui vẻ của mình lúc đầu và quan sát căn phòng. Mọi thứ yên ắng, với những người say mê đọc sách như Jewell và Norman Jankflow cặm cụi bên giá sách cũ, và thế giới trong hoàn cảnh đó cũng trở nên lành mạnh và tích cực hơn thực tại. Caleb thích ảo tưởng đó, cho dù chỉ là vài giờ trong ngày,thôi thì trở lại một chút bình yên với chỉ giấy bút và nghiên mực.
Hai mươi phút sau, trong khi ông đang ngồi cắm cúi tại bàn làm việc thì cửa phòng đọc sách bật mở. Ông ngẩng đầu lên, lặng người vài giây. Cornelius Behan đang rảo bước đến bàn tra cứu thì thấy Caleb. Gã nói gì đó với người phụ nữ ở bàn trong góc, cô ta chỉ về hướng Caleb. Ông đứng dậy khi thấy gã bước tới, ông chìa tay ra. Gã không mang theo mấy tên vệ sỹ. Có lẽ nhân viên bảo vệ không cho mang súng ống vào đây.
“Ngài Behan phải không ạ?”, Ông cất lời. Và rồi ông mường tượng ra cảnh Behan không mặc quần lót. Ông bật cười khẽ. “Xin lỗi”, ông chống chế, “tôi bị sặc”.
“Gọi tôi là CB được rồi”. Họ bắt tay nhau. Behan nhìn quanh phòng, “Tôi không biết có nơi như vậy đấy. Anh phải đẩy mạnh quảng cáo thêm chứ”.
“Chúng ta hoàn toàn có thể nâng cao nhận thức quần chúng”, Caleb tán đồng. “Nhưng với nguồn kinh phí hạn hẹp, thật khó tìm ra chi phí”.
“Tin tôi đi, tôi biết tất tần tật về sự thâm hụt tiền bạc của chính phủ đấy”.
“Ngài lúc nào mà không làm việc tốt với Washington”, Caleb buông lời nhận xét, và chợt thấy mình nói hớ khi thấy Behan nhìn ông ta với ánh mắt nghi ngờ.
“Đám tang cũng được tổ chức khá chu đáo đấy”, Behan đột ngột thay đổi đề tài. “Rất chu đáo”.
“Đúng vậy. Tôi đi gặp gỡ vài người bạn ở Hill, nhân tiện ghé ngang. Tôi là hàng xóm của Jonathan lâu vậy chứ đâu biết ông ấy làm việc ở đâu”.
“Trễ vẫn còn hơn không”.
“Chắc Jonathan thích công việc của ông ta ở đây lắm nhỉ?”
“Chắc rồi. Lúc nào cũng là người đi làm sớm nhất cả”.
“Có nhiều bạn, và ai mà chẳng thích ông ấy”, vừa nói, hắn vừa nhìn Caleb dò hỏi.
“Tôi nghĩ Jonathan quan hệ tốt với tất cả mọi người ở đây”.
“Tôi thấy anh cùng một phụ nữ đến nhà của Jonathan tối qua phải không?”
Caleb ứng phó tức thời với sự thay đổi đề tài đột ngột lần này, “Anh phải sang nhà nếu thấy chúng tôi chứ”.
“Lúc đó tôi không rảnh lắm”.
Chắc thế rồi,Caleb nghĩ bụng.
“Nhưng vài người cận vệ của tôi có trông thấy anh, và họ cũng quan sát khá lâu. Còn cô gái?”
“Cô ấy là chuyên gia về lĩnh vực sách quý hiếm đấy. Tôi nhờ cô ấy đến để xem qua bộ sưu tập của Jonathan để tiến hành một buổi tuyên dương sau này”, Caleb cảm thấy tự thán phục vì dễ dàng nghĩ ra lời nói dối trong tình huống này.
“Vậy còn nhà của Jonathan thế nào?”
“Tôi nghĩ chắc sẽ được rao bán. Tôi cũng không rõ lắm”.
“Chắc tôi sẽ mua căn nhà đó và sửa sang lại thành nhà khách”.
“Căn nhà của cũng ông đã rất to rồi mà”, Caleb buột miệng.
May thay, Behan chỉ cười lớn, “Ồ, đồng ý vậy, nhưng chúng tôi lúc nào cũng đông khách cả. Có khi anh cũng mường tượng ra họ sẽ làm gì với căn nhà đó rồi chứ, vì chắc hẳn anh đã xem qua toàn bộ căn nhà”. Gã buông lời.
“Không đâu, tôi chỉ quanh quẩn xung quanh mấy giá sách mà thôi”.
Behan chăm chú nhìn Caleb một lúc, “Vậy thì tôi sẽ gọi đám luật sư, rồi tạo công ăn việc làm cho họ”. Rồi do dự trong giây lát, gã tiếp, “Nhân tiện tôi còn ở đây, anh dẫn tôi đi dạo một vòng nhé! Tôi biết anh cũng có một kho sách quý hiếm ở đây phải không?”
“Đó gọi là phòng đọc Sách Quý Hiếm”, Caleb nảy ra một ý bất chợt. Cho dù điều đó trái ngược với nội quy của thư viện, nhưng mặc kệ, có khi điều đó lại là manh mối quan trọng khám phá ra người đã giết Jonathan. Ông hỏi, “Ông đi tham quan với tôi chứ?”
“Được thôi”, gã hấp tấp trả lời.
Caleb hướng dẫn hắn đi thăm phòng đọc, và dừng lại gần nơi Jonathan DeHaven đã bị sát hại. Không biết là do Caleb tưởng tượng hay không, mà có vẻ Behan nhìn hơi lâu vào cái vòi ống chữa cháy thò ra ngoài tường. Nghi ngờ của ông càng tăng khi Behan chỉ về hướng đó.
“Cái gì vậy?”
Caleb giải thích về hệ thống. “Thực ra chúng tôi dự định sẽ thay khí gas mới thân thiện với môi trường hơn”.
Sau khi Behan đi rồi, Caleb gọi Stone, kể cho ông ấy nghe về cuộc gặp mặt.
Stone nhận xét, “Cách hắn dò hỏi về kẻ thù của Jonathan này nọ rất đáng để quan tâm, trừ phi hắn muốn gán ghép hành động giết người cho kẻ khác. Ngoài ra, chuyện hắn hỏi anh đã xem xét ngôi nhà thế nào càng chứng tỏ thêm điều đó. Tôi tự hỏi liệu hắn có biết về thói tò mò tọc mạch của anh chàng hàng xóm hay không?”
Sau khi gác máy, Caleb cầm quyển sách lấy từ giá sách của người quá cố DeHaven và đi một quãng đường vòng vèo xuyên qua những đường hầm của tòa nhà Madison đến khu Bảo quản sách. Nơi này được chia làm 2 phòng lớn, một dành cho sách, phòng còn lại dành cho vô số những thứ khác. Nơi đây, luôn có gần một trăm chuyên viên bảo quản dốc sức làm việc để phục hồi sách quý hiếm, và những thứ không hẳn là quý hiếm trở về tình trạng tốt nhất của chúng. Caleb bước vào phòng sách, tiến thẳng lại chiếc bàn nơi có một người đàn ông gầy gò, đeo một chiếc tạp dề xanh, cẩn thận giở từng trang sách của một ấn phẩm gần như xuất hiện đầu tiên tại Đức. Xung quanh ông ta là cả tá dụng cụ đủ loại, từ máy hàn, bàn xẻng đến những dụng cụ vặn ốc vít thủ công hay dao rọc giấy.
“Chào ông Monty”, Caleb cất tiếng.
Ông Monty Chambers ngẩng lên, nhìn Caleb sau cặp mắt kiếng đen dầy cộp và đưa bàn tay đeo găng vuốt mái đầu hói bóng lưỡng. Ông có cái cằm nhỏ, cạo râu nhẵn nhụi, gần như không chút gì ấn tượng trên khuôn mặt. Ông ta chẳng nói gì cả, chỉ gật đầu chào Caleb. Bước vào tuổi sáu mươi, Monty được xem là một trong những chuyên gia bảo quản sách kỳ cựu của thư viện. Lúc nào ông cũng được tin tưởng giao cho những công việc khó khăn nhất, và ông chẳng phụ niềm tin đó. Người ta còn đồn rằng ông có tài hóa phép cho những quyển sách gần như bị phá hủy toàn bộ trở nên có giá trị hơn. Ông được tặng thưởng vì đôi bàn tay khéo léo và tỉ mỉ, tính cần cù và sáng tạo trong công việc phục hồi lại những quyển sách cũ cũng như kiến thức uyên bác về kỹ thuật bảo quản và trùng tu sách.
“Có việc làm thêm cho ông đây, Monty ạ, khi nào ông rảnh nhé”, Caleb giơ cao quyển sách, “Âm thanh và Cơn thịnh nộbị nước làm hỏng mấy mảnh bìa. Quyển này của Jonathan DeHaven. Tôi đang đảm nhận việc bán bộ sưu tập sách của ông ta”.
Monty xem xét cuốn tiểu thuyết và cất giọng the thé, “Trong bao lâu đây?”
“Tôi có nhiều thời gian lắm. Chúng ta chỉ mới ở giai đoạn đầu thôi”.
Những chuyên viên đầy kinh nghiệm như Monty lúc nào cũng bận rộn với các công việc lớn nhỏ trong cùng một lúc. Họ ở lại trễ và có khi làm việc cả cuối tuần lúc họ không bị người khác làm phiền. Caleb còn biết Monty có một khu làm việc với đầy đủ dụng cụ tại nhà ở D.C, đây cũng là nơi ông ta có thể nhận thêm việc ngoài về làm.
“Trả lại tình trạng nguyên thủy được phải không?”
Chuẩn mực của ngành bảo quản yêu cầu rằng khi tiến hành phục hồi sách cũ, phải đảm bảo việc “trở lại tình trạng ban đầu”. Vào cuối thế kỷ mười chín, đầu thế kỉ hai mươi, những chuyên viên bảo quản sách chỉ quan tâm đến việc “phục hồi cho đẹp” mà thôi. Tiếc thay, điều này lại dẫn đến hậu quả là sách phục hồi gần như bị biến đổi, bìa ngoài nguyên thủy bị loại bỏ, trang sách được đóng gáy, bọc da sặc sỡ. Dĩ nhiên, sách sẽ đẹp hơn nhưng tính lịch sử gần như bị hủy hoại vì không thể đổi mới thành cũ.
“Vâng, đúng vậy”, Caleb trả lời. “Ông nhớ ghi lại những công việc cần làm. Chúng tôi sẽ đóng thành tài liệu kèm theo sách khi bán chúng”.
Monty gật đầu và quay trở lại với công việc lúc đầu.
Tác giả :
David Baldacci