BIẾT CHĂNG TƯƠNG TƯ TẬN XƯƠNG CỐT
Chương 12: Tiệc Trung Thu
Trong trăng lơ lửng quế, ngoài cõi phất phơ hương.(*)
Quế tử nguyệt trung lạc, thiên hương vân ngoại phiêu: trích bài thơ Linh Ẩn tự của Tống Chi Vấn.
Độ mùa thu, hoa quế nở đầy Hải thành, ngát hương ngào ngạt.
Khu Duy viên có một hồ nước hình bát giác, được bao phủ bởi hàng cây xanh mướt rợp bóng, đặc biệt là cây quế. Mùa thu, ngồi trong đình giữa hồ, hương quế thơm ngát ôm ấp cơ thể, quanh quẩn nơi chóp mũi, uống rượu ngắm trăng, phong nhã còn gì bằng.
Khi cha Hạ Duy Đình mua khu này làm vườn, có lẽ cũng không nghĩ tới gia lâm viên cổ xưa này sẽ trở thành một cái ""hi hữu"". Nằm gần một trong bốn lâm viên nổi tiếng nhất ở Hải thành, so với khung cảnh ồn ào náo nhiệt ngoài kia, nó giống như một bức tường cao lớn che chắn mọi hồng trần bên ngoài.
Kiều Diệp không phải người Hải thành, nhưng đã sống ở đây rất lâu, có điều đến rồi lại đi, chưa bao giờ thưởng thức qua kiến trúc lâm viên đặc sắc Lĩnh Nam giàu có bậc nhất này, chứ đừng nói tới có cơ hội đến lâm viên tư nhân.
Cô đứng trước tấm biển đề hai chữ ""Duy viên"" cảm khái một phen- tinh tế cổ kính, cảm giác như một gia đình giàu có của mấy trăm năm trước, chỉ cần đẩy cửa ra, bên trong là một không gian khác, một loại sinh hoạt khác.
Ai mà chẳng từng khao khát về một nơi ẩn cư đẹp đẽ như thế? Chỉ là không phải ai cũng có khả năng thực hiện giấc mộng đó, đại đa số đều giống như cô, như bèo trôi dạt, không thể không đối mặt với hiện thực khốc liệt.
Nếu không phải Thẩm Niệm Mi mời cô tới đây, có lẽ cô còn không dám tin tưởng rằng ở thành phố mình sinh sống, lại tồn tại một nơi thoát vòng trần tục thế này.
Chủ nhân của lâm viên này hẳn rất biết hưởng thụ.
Hai dãy bên ở sảnh tiền đình treo hai treo hai tràng pháo đốt, dây leo quấn cổ thụ, nhưng chưa vào mùa nên chúng cũng không tươi tốt lắm. Xa xa, Kiều Diệp đã thấy bóng dáng của hồ sen cùng đình chính.
""Tiểu Diệp, bên này."" Niệm Mi đứng dưới mái hiên vẫy tay với cô, tay áo lụa bồng bềnh trong gió, xinh đẹp lộng lẫy. Cô ấy đã thay phục trang và trang điểm xong.
Kiều Diệp bước nhanh qua, nắm lấy tay Thẩm Niệm Mi: ""Tớ còn tưởng rằng mình đã xuyên không cơ đấy, có một mỹ nhân cổ trang bước ra từ lâm viên xưa cổ.""
Niệm Mi cười: ""Tớ cũng thấy nơi này thật đẹp, trước kia tớ đã đến đây rồi, nhưng bây giờ mới có cơ hội vào bên trong. Có phải lâu lắm rồi cậu không nghe tớ hát xướng đúng không? Hôm nay cho cậu đã ghiền, thuận tiện xem tớ tiến bộ như thế nào.""
""Cái này còn phải nói hả, Niệm Mi của chúng ta đương nhiên xinh đẹp nhất, tuyệt vời nhất.""
Kiều Diệp cũng không khoa trương, Thẩm Niệm Mi thực sự có bản lĩnh, giọng hát trời phú, trong hội hát côn khúc tuyệt đối có chỗ đứng. Kiều Phượng Nhan từng nói, Niệm Mi sinh ra để hát côn khúc. Cô ấy là người có tình nghĩa, nếu không phải đoàn kịch gặp chuyện, nhất định sẽ không tới những chỗ này tranh thủ giành thêm cơ hội diễn xuất.
Giống như hôm nay có người thỉnh đoàn côn khúc tới biểu diễn, quả thực hiếm thấy, chứng minh rằng chủ nhân nơi đây vô cùng yêu thích truyền thống khúc, kịch, duỗi tay cũng rất hào phóng.
""Sao chỉ có một mình cậu, bọn An Tử đâu?""
""Đang chuẩn bị bên trong, mau tiến vào đi, đã lâu không gặp rồi, mọi người đều rất nhớ cậu.""
Phía nam hồ sen đề chữ ""biệt quán"", là một căn phòng chỉn chu cho bọn Niệm Mi sử dụng, có chuẩn bị sẵn trà nước, bánh trái, tràn ngập không khí Trung thu, còn có cả điều hòa, hoàn toàn xem bọn họ là khách khứa mà đối đãi.
Không chỉ có vậy, bởi Trung thu là lễ đoàn viên, Thẩm Niệm Mi là trưởng đoàn kịch, nên có thể mời thêm hai vị thân hữu đến cùng. Nhưng vì xuất thân cô nhi, không có người nhà, Niệm Mi mới mời hai người thân cận nhất là mẹ con Kiều Phượng Nhan- Kiều Diệp, hơn nữa Kiều Diệp cũng ở Hải thành, nên tự nhiên liền mời cô.
Kiều Diệp ở nước ngoài nhiều năm, đã thật lâu không tận hưởng Trung thu, ở Hải thành cũng chỉ cô độc một mình, từ sau khi đệ đơn từ chức lại càng thêm đơn lẻ, đang muốn ra ngoài giải sầu, Thẩm Niệm Mi liền tới rồi.
Cũng may mẹ cô Kiều Phương Nhan không tới dự, nếu không có lẽ cô cũng sẽ không xuất hiện ở chỗ này.
Chẳng qua cô vẫn còn có chút nghi hoặc, hỏi Niệm Mi: ""Cậu biết chủ nhân lâm viên này là người thế nào không? Ra tay hào phóng như vậy?""
Cô ấy lắc đầu: ""Người ký hợp đồng với tớ là thư ký gì đấy, diễn màn kịch gì, tiền cọc ra sao, đều rất dứt khoát, tớ cũng không hỏi nhiều. Thuần túy là tiệc gia đình thôi, không phải công ty tổ chức gì cả, chỉ nói là chủ nhân lâm viên từ nước ngoài trở về, thích côn khúc, cho nên muốn bọn tớ ở đây diễn 3 ngày liền.""
""Ừm."" Kiều Diệp áp chế dự cảm bất an mơ hồ trong lòng, có lẽ do cô quá thiếu cảm giác an toàn đi. Mọi việc quá mức tốt đẹp không khỏi khiến người ta sinh lòng bất an.
Hi vọng chỉ là cô nghĩ nhiều.
Niệm Mi cố ý dặn Kiều Diệp đến sớm một chút, lúc khách mời cùng người nhà đến cũng là lúc bọn họ phải lên diễn, không có thời gian tán chuyện phiếm. Kiều Diệp ngồi trong phòng nhìn bọn họ thảo luận về phục trang diễn với Thẩm Niệm Mi, như quay ngược về khi cô còn là một đứa trẻ ngồi sau hậu viện, vẫn là những con người đó, vẫn là những phục trang đó, từ lúc ấy cô đã có thể xướng tất cả các khúc.
Âm sắc, dáng người của Kiều Diệp đều rất tốt, mẹ cô cũng đã suy xét về việc cho cô tiếp quản sân khấu, nhưng đáng tiếc, chí lớn của cô không dồn vào đó, chung quy là chỉ có thể làm mẹ cô thất vọng.
Trong vườn bắt đầu văng vẳng tiếng người, có lẽ chủ nhân cùng khách khứa đã tới đông đủ. Yến tiệc được tổ chức ở sảnh chính, phía bắc hồ sen, cùng chỗ ""biệt quán"" bọn họ cách xa nhau.
Thẩm Niệm Mi vỗ vỗ tay, ý bảo đoàn kịch chuẩn bị tốt trước khi lên diễn, từng cái giơ tay nhấc chân phong thái đều không hề thua kém Kiều Phượng Nhan trước kia.
Trong vườn có sân khấu lớn, đối diện hồ nước, Kiều Diệp cho rằng bọn Niệm Mi sẽ diễn trên đó, nào ngờ không phải.
Thẩm Niệm Mi đi từ hành lang trên đình thủy tạ(*), vừa đi vừa diễn khúc ""Mẫu đơn đình""(*) nổi tiếng trong ""Du viên kinh mộng""(*).
đình thủy tạ: đình xây trên mặt nước.
Mẫu đơn đình: hay còn gọi là Hoàn hồn ký do Thang Hiển Tổ viết năm 1598. Nội dung kể về chuyện tình triền miên sinh tử của Đỗ Lệ Nương và Liễu Mộng Mai. Tóm tắt: Đỗ Lệ Nương trong một lần ra vườn hoa sau nhà chơi, nghỉ chân ở đình Mẫu đơn, nàng chợp mắt thiếp đi, mộng thấy mình gặp một thư sinh tài mạo tên Liễu Mộng Mai. Từ đó Lệ Nương ôm lòng tương tư chàng. Bệnh tương tư ngày càng nặng, Lệ Nương tự họa một bức chân dung rồi bảo nha hoàn giấu dưới ngọn núi giả. Sau đó nàng lặng lẽ qua đời. Khi Liễu Mộng Mai lên kinh thi cử, vô tình dạo chân nhặt được bức tự họa của Đỗ Lệ Nương. Chàng vừa thấy đã có cảm giác như mình đối Lệ Nương quen biết đã lâu, nghĩa nặng tình sâu, nên suốt ngày sinh hoạt cùng bức họa. Cảm động trước tấm chân tình của Liễu Mộng Mai, Lệ Nương hóa ra khỏi bức tranh, nên duyên ước nguyện với chàng. Sau khi biết căn nguyên câu chuyện, Mộng Mai cho người mở nắp quan tài Lệ Nương lên, nàng sống lại, hai người trở thành vợ chồng. Nhưng chuyện tình này bị cha Đỗ Lệ Nương phản đối. Trải qua nhiều biến cố nữa, nhờ Hoàng thượng giúp sức, cuối cùng nhà họ Đỗ ""cha con vợ chồng nhận nhau"", gia đình đoàn viên, Đỗ Lệ Nương cùng Liễu Mộng Mai sống với nhau hạnh phúc. Mình sơ lược thôi, bạn nào có điều kiện, muốn tìm hiểu thêm thì có thể xem phim nhé.
Du viên kinh mộng: ở đây chỉ kịch bản hí kịch nổi tiếng của Thang Hiển Tổ về 5 câu chuyện xưa thần tiên kỳ quái, chứ không phải phim bách hợp Du viên kinh mộng (2001) nhé:))
Mộng thấy tiếng chim hót, bay loạn khắp nơi, người xây nên đình nhỏ sau sân
Sáng nhìn hoa mai rộ trước cửa, quần áo cô dâu đã sớm tàn.(*)
Mộng hồi oanh chuyển, loạn sát thì giờ biến, người lập tiểu đình thâm viện
Hiểu tới tầm mắt nhìn hết mai quan, túc trang tàn: trích trong Mẫu đơn đình.
Cắt không đắt, gỡ không xong, lại thêm phiền muộn.
Kiều Diệp bỗng nhiên hiểu được vì sao những câu chuyện tình xưa cảm động lòng người đều phát sinh từ đình sau viện, túc cảnh xung quanh đẹp đẽ, cần gì sân khấu nữa? Vườn này chính là nhạc cụ, nước chảy như dây đàn, núi đá như phữu(*), điểu hoa cùng đông trùng hạ thảo đều hòa mình vào bản giao hưởng này, nhìn cô chậm rãi thả hồn về những câu chuyện xưa cũ.
phữu: một nhạc khí xưa, làm bằng đất nung, gõ để tạo nhịp.
Diễn Côn khúc trong vườn, đừng nói tới cô chưa từng được xem qua, cả Thẩm Niệm Mi còn chưa từng được biểu diễn như thế.
Mặc kệ chủ nhân lâm viên này là ai, vẫn nên cảm tạ người đó đã mang lại một trải nghiệm khó quên thế này.
Màn diễn vốn chỉ để góp vui, hòa quyện cùng cảnh sắc, như dung hợp vào khu vườn. Khách khứa đã sớm bị hấp dẫn, đều ở đình thủy tạ hay núi giả gần đó để xem, có người thích côn khúc cũng nhỏ giọng hát theo.
Kiều Diệp vui mừng mà cười, ai nói nghệ thuật truyền thống đã xuống dốc? Chỉ cần có người thích, đối với Niệm Mi cùng đoàn kịch đã là hi vọng.
Trước đó Thẩm Niệm Mi có gọi điện nói cô yến tiệc hôm nay có yêu cầu về phục trang, cho nên cô cố ý mặc xường xám trơn bằng lụa, tay ngắn. Các khách mời khác cũng lấy xường xám làm chủ đạo mà phối đồ, duy chỉ có một chàng trai đi xuyên qua đoàn khách, áo somi cùng quần tối màu.
Xem ra người đến yến tiệc tụ hội này đều để tâm, nhưng phàm là sự đời đều sẽ có ngoại lệ, Kiều Diệp nhanh chóng phát hiện ra hình bóng khác thường.
Áo somi tối màu phẳng phiu phối với quần denim dài, một tay cho vào túi, bộ dáng không thể nào hào sảng hơn được. Cách xa một đoạn, phía trước còn có núi giả che chắn, Kiều Diệp nhìn không rõ, nhưng dáng người như vậy, lòng Kiều Diệp đột nhiên trầm xuống.
Sẽ không trùng hợp như vậy chứ? Người đó cũng được mời? Nhìn bộ dạng anh ta ăn mặc tùy tiện như vậy, phong cách hoàn toàn không phù hợp,.... lẽ nào là chủ nhân nơi này?
Kiều Diệp trong đầu có chút loạn, mà cũng chẳng biết hỏi ai, ở đây vốn không có người cô quen, Thẩm Niệm Mi thì vẫn còn đang biểu diễn.
Người kia thoạt nhìn đứng đó thưởng thức vở kịch, nhưng chỉ chớp mắt đã không thấy bóng dáng đâu.
Hi vọng chỉ là người giống người, có lẽ cô nhìn nhầm.
Mải mê suy nghĩ, có người từ cửa lớn Duy viên bước ra, rất nhiều khách khứa đi vây xem, xem ra đây mới thực sự là chủ nhân lâm viên.
Kiều Diệp cũng theo sau nhìn, nói thế nào cô cũng là khách, theo lý nên hướng chủ nhân nói lời cảm tạ cùng chúc phúc.
Nhưng còn chưa đi đến, cô đã liếc mắt thấy bóng dáng Hạ Duy Đình.
Một thân âu phục màu xám, cà vạt thắt nút windsor(*), giày da cổ điển tối màu, mang phong cách rất tây, nhưng lại không có vẻ gì là đường đột, khó chịu.
Luôn là như thế, không biết do anh quá mức bắt mắt, hay do anh luôn nằm ở vị trí độc nhất vô nhị trong tim cô, trong một đám người, liếc mắt một cái, cô nhìn thấy anh đầu tiên, sau đó mới tới những người bên cạnh.
Hôm nay tinh thần anh không tệ, không cần chống gậy, bước đi trầm ổn, có thể ung dung đỡ một người luống tuổi, Kiều Diệp nhận ra đó là cô của anh- Hạ Chính Nghi.
Năm đó cô chỉ thấy qua một mặt của Hạ Chính Nghi. Phong thái vô cùng sang trọng đẹp đẽ, nổi bật trong giới kinh doanh, khiến người khác ấn tượng sâu sắc, hơn nữa đối với bề dưới cũng rất dịu dàng, khác hẳn so với hình tượng khắc nghiệt trong truyền thuyết.
Thời gian đối với Hạ gia quá tử tế. Nhiều năm như vậy, trông Hạ Chính Nghi chẳng già đi chút nào. Tựa hồ đã ngoài 60, vẫn như cũ sang trọng thời thượng, nhìn không ra tuổi thật.
Bên cạnh bà còn có một ông lão, đối bà cung kính mà thân mật, xem ra là bạn lữ.
Tuy rằng cả đời không kết hôn, nhưng bên cạnh có người bầu bạn, như vậy đã đủ rồi.
Hạ Duy Đình cười khéo léo, kiên nhẫn xã giao với khách mời, đa số đều là bạn bè trên thương trường với Hạ gia, đều có giao tình không tồi với Hạ Chính Nghi.
Lúc này đây, anh chính là Hạ tiên sinh của tập đoàn Hạ thị, vĩnh viễn bày ra một Hạ Duy Đình tốt đẹp, hoàn hảo nhất.
Nhưng càng như vậy, Kiều Diệp càng khổ sở trong lòng. Không biết mấy ngày nay anh ăn uống thế nào, xuất viện ra ngoài có phải quá miễn cưỡng không; lại lo lắng lúc anh xã giao không thể không uống rượu, anh hiện tại không thể nào động đến đồ có cồn!
Quế tử nguyệt trung lạc, thiên hương vân ngoại phiêu: trích bài thơ Linh Ẩn tự của Tống Chi Vấn.
Độ mùa thu, hoa quế nở đầy Hải thành, ngát hương ngào ngạt.
Khu Duy viên có một hồ nước hình bát giác, được bao phủ bởi hàng cây xanh mướt rợp bóng, đặc biệt là cây quế. Mùa thu, ngồi trong đình giữa hồ, hương quế thơm ngát ôm ấp cơ thể, quanh quẩn nơi chóp mũi, uống rượu ngắm trăng, phong nhã còn gì bằng.
Khi cha Hạ Duy Đình mua khu này làm vườn, có lẽ cũng không nghĩ tới gia lâm viên cổ xưa này sẽ trở thành một cái ""hi hữu"". Nằm gần một trong bốn lâm viên nổi tiếng nhất ở Hải thành, so với khung cảnh ồn ào náo nhiệt ngoài kia, nó giống như một bức tường cao lớn che chắn mọi hồng trần bên ngoài.
Kiều Diệp không phải người Hải thành, nhưng đã sống ở đây rất lâu, có điều đến rồi lại đi, chưa bao giờ thưởng thức qua kiến trúc lâm viên đặc sắc Lĩnh Nam giàu có bậc nhất này, chứ đừng nói tới có cơ hội đến lâm viên tư nhân.
Cô đứng trước tấm biển đề hai chữ ""Duy viên"" cảm khái một phen- tinh tế cổ kính, cảm giác như một gia đình giàu có của mấy trăm năm trước, chỉ cần đẩy cửa ra, bên trong là một không gian khác, một loại sinh hoạt khác.
Ai mà chẳng từng khao khát về một nơi ẩn cư đẹp đẽ như thế? Chỉ là không phải ai cũng có khả năng thực hiện giấc mộng đó, đại đa số đều giống như cô, như bèo trôi dạt, không thể không đối mặt với hiện thực khốc liệt.
Nếu không phải Thẩm Niệm Mi mời cô tới đây, có lẽ cô còn không dám tin tưởng rằng ở thành phố mình sinh sống, lại tồn tại một nơi thoát vòng trần tục thế này.
Chủ nhân của lâm viên này hẳn rất biết hưởng thụ.
Hai dãy bên ở sảnh tiền đình treo hai treo hai tràng pháo đốt, dây leo quấn cổ thụ, nhưng chưa vào mùa nên chúng cũng không tươi tốt lắm. Xa xa, Kiều Diệp đã thấy bóng dáng của hồ sen cùng đình chính.
""Tiểu Diệp, bên này."" Niệm Mi đứng dưới mái hiên vẫy tay với cô, tay áo lụa bồng bềnh trong gió, xinh đẹp lộng lẫy. Cô ấy đã thay phục trang và trang điểm xong.
Kiều Diệp bước nhanh qua, nắm lấy tay Thẩm Niệm Mi: ""Tớ còn tưởng rằng mình đã xuyên không cơ đấy, có một mỹ nhân cổ trang bước ra từ lâm viên xưa cổ.""
Niệm Mi cười: ""Tớ cũng thấy nơi này thật đẹp, trước kia tớ đã đến đây rồi, nhưng bây giờ mới có cơ hội vào bên trong. Có phải lâu lắm rồi cậu không nghe tớ hát xướng đúng không? Hôm nay cho cậu đã ghiền, thuận tiện xem tớ tiến bộ như thế nào.""
""Cái này còn phải nói hả, Niệm Mi của chúng ta đương nhiên xinh đẹp nhất, tuyệt vời nhất.""
Kiều Diệp cũng không khoa trương, Thẩm Niệm Mi thực sự có bản lĩnh, giọng hát trời phú, trong hội hát côn khúc tuyệt đối có chỗ đứng. Kiều Phượng Nhan từng nói, Niệm Mi sinh ra để hát côn khúc. Cô ấy là người có tình nghĩa, nếu không phải đoàn kịch gặp chuyện, nhất định sẽ không tới những chỗ này tranh thủ giành thêm cơ hội diễn xuất.
Giống như hôm nay có người thỉnh đoàn côn khúc tới biểu diễn, quả thực hiếm thấy, chứng minh rằng chủ nhân nơi đây vô cùng yêu thích truyền thống khúc, kịch, duỗi tay cũng rất hào phóng.
""Sao chỉ có một mình cậu, bọn An Tử đâu?""
""Đang chuẩn bị bên trong, mau tiến vào đi, đã lâu không gặp rồi, mọi người đều rất nhớ cậu.""
Phía nam hồ sen đề chữ ""biệt quán"", là một căn phòng chỉn chu cho bọn Niệm Mi sử dụng, có chuẩn bị sẵn trà nước, bánh trái, tràn ngập không khí Trung thu, còn có cả điều hòa, hoàn toàn xem bọn họ là khách khứa mà đối đãi.
Không chỉ có vậy, bởi Trung thu là lễ đoàn viên, Thẩm Niệm Mi là trưởng đoàn kịch, nên có thể mời thêm hai vị thân hữu đến cùng. Nhưng vì xuất thân cô nhi, không có người nhà, Niệm Mi mới mời hai người thân cận nhất là mẹ con Kiều Phượng Nhan- Kiều Diệp, hơn nữa Kiều Diệp cũng ở Hải thành, nên tự nhiên liền mời cô.
Kiều Diệp ở nước ngoài nhiều năm, đã thật lâu không tận hưởng Trung thu, ở Hải thành cũng chỉ cô độc một mình, từ sau khi đệ đơn từ chức lại càng thêm đơn lẻ, đang muốn ra ngoài giải sầu, Thẩm Niệm Mi liền tới rồi.
Cũng may mẹ cô Kiều Phương Nhan không tới dự, nếu không có lẽ cô cũng sẽ không xuất hiện ở chỗ này.
Chẳng qua cô vẫn còn có chút nghi hoặc, hỏi Niệm Mi: ""Cậu biết chủ nhân lâm viên này là người thế nào không? Ra tay hào phóng như vậy?""
Cô ấy lắc đầu: ""Người ký hợp đồng với tớ là thư ký gì đấy, diễn màn kịch gì, tiền cọc ra sao, đều rất dứt khoát, tớ cũng không hỏi nhiều. Thuần túy là tiệc gia đình thôi, không phải công ty tổ chức gì cả, chỉ nói là chủ nhân lâm viên từ nước ngoài trở về, thích côn khúc, cho nên muốn bọn tớ ở đây diễn 3 ngày liền.""
""Ừm."" Kiều Diệp áp chế dự cảm bất an mơ hồ trong lòng, có lẽ do cô quá thiếu cảm giác an toàn đi. Mọi việc quá mức tốt đẹp không khỏi khiến người ta sinh lòng bất an.
Hi vọng chỉ là cô nghĩ nhiều.
Niệm Mi cố ý dặn Kiều Diệp đến sớm một chút, lúc khách mời cùng người nhà đến cũng là lúc bọn họ phải lên diễn, không có thời gian tán chuyện phiếm. Kiều Diệp ngồi trong phòng nhìn bọn họ thảo luận về phục trang diễn với Thẩm Niệm Mi, như quay ngược về khi cô còn là một đứa trẻ ngồi sau hậu viện, vẫn là những con người đó, vẫn là những phục trang đó, từ lúc ấy cô đã có thể xướng tất cả các khúc.
Âm sắc, dáng người của Kiều Diệp đều rất tốt, mẹ cô cũng đã suy xét về việc cho cô tiếp quản sân khấu, nhưng đáng tiếc, chí lớn của cô không dồn vào đó, chung quy là chỉ có thể làm mẹ cô thất vọng.
Trong vườn bắt đầu văng vẳng tiếng người, có lẽ chủ nhân cùng khách khứa đã tới đông đủ. Yến tiệc được tổ chức ở sảnh chính, phía bắc hồ sen, cùng chỗ ""biệt quán"" bọn họ cách xa nhau.
Thẩm Niệm Mi vỗ vỗ tay, ý bảo đoàn kịch chuẩn bị tốt trước khi lên diễn, từng cái giơ tay nhấc chân phong thái đều không hề thua kém Kiều Phượng Nhan trước kia.
Trong vườn có sân khấu lớn, đối diện hồ nước, Kiều Diệp cho rằng bọn Niệm Mi sẽ diễn trên đó, nào ngờ không phải.
Thẩm Niệm Mi đi từ hành lang trên đình thủy tạ(*), vừa đi vừa diễn khúc ""Mẫu đơn đình""(*) nổi tiếng trong ""Du viên kinh mộng""(*).
đình thủy tạ: đình xây trên mặt nước.
Mẫu đơn đình: hay còn gọi là Hoàn hồn ký do Thang Hiển Tổ viết năm 1598. Nội dung kể về chuyện tình triền miên sinh tử của Đỗ Lệ Nương và Liễu Mộng Mai. Tóm tắt: Đỗ Lệ Nương trong một lần ra vườn hoa sau nhà chơi, nghỉ chân ở đình Mẫu đơn, nàng chợp mắt thiếp đi, mộng thấy mình gặp một thư sinh tài mạo tên Liễu Mộng Mai. Từ đó Lệ Nương ôm lòng tương tư chàng. Bệnh tương tư ngày càng nặng, Lệ Nương tự họa một bức chân dung rồi bảo nha hoàn giấu dưới ngọn núi giả. Sau đó nàng lặng lẽ qua đời. Khi Liễu Mộng Mai lên kinh thi cử, vô tình dạo chân nhặt được bức tự họa của Đỗ Lệ Nương. Chàng vừa thấy đã có cảm giác như mình đối Lệ Nương quen biết đã lâu, nghĩa nặng tình sâu, nên suốt ngày sinh hoạt cùng bức họa. Cảm động trước tấm chân tình của Liễu Mộng Mai, Lệ Nương hóa ra khỏi bức tranh, nên duyên ước nguyện với chàng. Sau khi biết căn nguyên câu chuyện, Mộng Mai cho người mở nắp quan tài Lệ Nương lên, nàng sống lại, hai người trở thành vợ chồng. Nhưng chuyện tình này bị cha Đỗ Lệ Nương phản đối. Trải qua nhiều biến cố nữa, nhờ Hoàng thượng giúp sức, cuối cùng nhà họ Đỗ ""cha con vợ chồng nhận nhau"", gia đình đoàn viên, Đỗ Lệ Nương cùng Liễu Mộng Mai sống với nhau hạnh phúc. Mình sơ lược thôi, bạn nào có điều kiện, muốn tìm hiểu thêm thì có thể xem phim nhé.
Du viên kinh mộng: ở đây chỉ kịch bản hí kịch nổi tiếng của Thang Hiển Tổ về 5 câu chuyện xưa thần tiên kỳ quái, chứ không phải phim bách hợp Du viên kinh mộng (2001) nhé:))
Mộng thấy tiếng chim hót, bay loạn khắp nơi, người xây nên đình nhỏ sau sân
Sáng nhìn hoa mai rộ trước cửa, quần áo cô dâu đã sớm tàn.(*)
Mộng hồi oanh chuyển, loạn sát thì giờ biến, người lập tiểu đình thâm viện
Hiểu tới tầm mắt nhìn hết mai quan, túc trang tàn: trích trong Mẫu đơn đình.
Cắt không đắt, gỡ không xong, lại thêm phiền muộn.
Kiều Diệp bỗng nhiên hiểu được vì sao những câu chuyện tình xưa cảm động lòng người đều phát sinh từ đình sau viện, túc cảnh xung quanh đẹp đẽ, cần gì sân khấu nữa? Vườn này chính là nhạc cụ, nước chảy như dây đàn, núi đá như phữu(*), điểu hoa cùng đông trùng hạ thảo đều hòa mình vào bản giao hưởng này, nhìn cô chậm rãi thả hồn về những câu chuyện xưa cũ.
phữu: một nhạc khí xưa, làm bằng đất nung, gõ để tạo nhịp.
Diễn Côn khúc trong vườn, đừng nói tới cô chưa từng được xem qua, cả Thẩm Niệm Mi còn chưa từng được biểu diễn như thế.
Mặc kệ chủ nhân lâm viên này là ai, vẫn nên cảm tạ người đó đã mang lại một trải nghiệm khó quên thế này.
Màn diễn vốn chỉ để góp vui, hòa quyện cùng cảnh sắc, như dung hợp vào khu vườn. Khách khứa đã sớm bị hấp dẫn, đều ở đình thủy tạ hay núi giả gần đó để xem, có người thích côn khúc cũng nhỏ giọng hát theo.
Kiều Diệp vui mừng mà cười, ai nói nghệ thuật truyền thống đã xuống dốc? Chỉ cần có người thích, đối với Niệm Mi cùng đoàn kịch đã là hi vọng.
Trước đó Thẩm Niệm Mi có gọi điện nói cô yến tiệc hôm nay có yêu cầu về phục trang, cho nên cô cố ý mặc xường xám trơn bằng lụa, tay ngắn. Các khách mời khác cũng lấy xường xám làm chủ đạo mà phối đồ, duy chỉ có một chàng trai đi xuyên qua đoàn khách, áo somi cùng quần tối màu.
Xem ra người đến yến tiệc tụ hội này đều để tâm, nhưng phàm là sự đời đều sẽ có ngoại lệ, Kiều Diệp nhanh chóng phát hiện ra hình bóng khác thường.
Áo somi tối màu phẳng phiu phối với quần denim dài, một tay cho vào túi, bộ dáng không thể nào hào sảng hơn được. Cách xa một đoạn, phía trước còn có núi giả che chắn, Kiều Diệp nhìn không rõ, nhưng dáng người như vậy, lòng Kiều Diệp đột nhiên trầm xuống.
Sẽ không trùng hợp như vậy chứ? Người đó cũng được mời? Nhìn bộ dạng anh ta ăn mặc tùy tiện như vậy, phong cách hoàn toàn không phù hợp,.... lẽ nào là chủ nhân nơi này?
Kiều Diệp trong đầu có chút loạn, mà cũng chẳng biết hỏi ai, ở đây vốn không có người cô quen, Thẩm Niệm Mi thì vẫn còn đang biểu diễn.
Người kia thoạt nhìn đứng đó thưởng thức vở kịch, nhưng chỉ chớp mắt đã không thấy bóng dáng đâu.
Hi vọng chỉ là người giống người, có lẽ cô nhìn nhầm.
Mải mê suy nghĩ, có người từ cửa lớn Duy viên bước ra, rất nhiều khách khứa đi vây xem, xem ra đây mới thực sự là chủ nhân lâm viên.
Kiều Diệp cũng theo sau nhìn, nói thế nào cô cũng là khách, theo lý nên hướng chủ nhân nói lời cảm tạ cùng chúc phúc.
Nhưng còn chưa đi đến, cô đã liếc mắt thấy bóng dáng Hạ Duy Đình.
Một thân âu phục màu xám, cà vạt thắt nút windsor(*), giày da cổ điển tối màu, mang phong cách rất tây, nhưng lại không có vẻ gì là đường đột, khó chịu.
Luôn là như thế, không biết do anh quá mức bắt mắt, hay do anh luôn nằm ở vị trí độc nhất vô nhị trong tim cô, trong một đám người, liếc mắt một cái, cô nhìn thấy anh đầu tiên, sau đó mới tới những người bên cạnh.
Hôm nay tinh thần anh không tệ, không cần chống gậy, bước đi trầm ổn, có thể ung dung đỡ một người luống tuổi, Kiều Diệp nhận ra đó là cô của anh- Hạ Chính Nghi.
Năm đó cô chỉ thấy qua một mặt của Hạ Chính Nghi. Phong thái vô cùng sang trọng đẹp đẽ, nổi bật trong giới kinh doanh, khiến người khác ấn tượng sâu sắc, hơn nữa đối với bề dưới cũng rất dịu dàng, khác hẳn so với hình tượng khắc nghiệt trong truyền thuyết.
Thời gian đối với Hạ gia quá tử tế. Nhiều năm như vậy, trông Hạ Chính Nghi chẳng già đi chút nào. Tựa hồ đã ngoài 60, vẫn như cũ sang trọng thời thượng, nhìn không ra tuổi thật.
Bên cạnh bà còn có một ông lão, đối bà cung kính mà thân mật, xem ra là bạn lữ.
Tuy rằng cả đời không kết hôn, nhưng bên cạnh có người bầu bạn, như vậy đã đủ rồi.
Hạ Duy Đình cười khéo léo, kiên nhẫn xã giao với khách mời, đa số đều là bạn bè trên thương trường với Hạ gia, đều có giao tình không tồi với Hạ Chính Nghi.
Lúc này đây, anh chính là Hạ tiên sinh của tập đoàn Hạ thị, vĩnh viễn bày ra một Hạ Duy Đình tốt đẹp, hoàn hảo nhất.
Nhưng càng như vậy, Kiều Diệp càng khổ sở trong lòng. Không biết mấy ngày nay anh ăn uống thế nào, xuất viện ra ngoài có phải quá miễn cưỡng không; lại lo lắng lúc anh xã giao không thể không uống rượu, anh hiện tại không thể nào động đến đồ có cồn!
Tác giả :
Phúc Lộc Hoàn Tử