Biến Thành Bé Thỏ Lego
Chương 25
Tạ Mân nói không sai chút nào, thời tiết Dư Hải truyền thống hơn Viên Cảng.
Dư Hải không nhiều những ngày mưa tuyết cực đoạn, cũng không có hai mùa xuân, thu. Mùa đông là cái lạnh đơn thuần, mùa hè thì chỉ có cái nóng.
Thường thì từ tháng năm, như có thêm một đống củi lửa cháy hừng hực được đệm dưới mặt đất, nướng cả thành phố vào mùa hạ.
Tùy Ngưỡng sống ở Dư Hải mười chín năm, quen với từng gốc cây ngọn cỏ trong thành phố, riêng ga tàu hỏa là chưa đến mấy lần.
Ga tàu trong thành phố rất cũ, mấy năm trước, tàu cao tốc được chuyển ra ga mới ở ngoại ô hết rồi, trong thành phố chỉ còn loại tàu hỏa sơn xanh chạy chậm.
Phòng chờ không lớn, hành khách chen chúc nhau, túi lớn túi nhỏ hành lý chồng chất đầy đất, một mùi mặn hỗn độn bốc lên trong không khí, là mùi mồ hôi và mùi trứng trà, mỳ gói từ các hàng quà vặt xung quanh.
Trong cái nóng và sự chật chội ấy, Tùy Ngưỡng ngẩng đầu, thấy Tạ Mân đeo balo leo núi, kéo hành lý.
Phòng chờ rất sáng, cả những hạt bụi phất phơ trong không khí cũng rất rõ ràng, tiếng ồn vọng lại từ khắp nơi như tiếng ồn trắng lớn quá mức. Phòng chờ thứ hai như thế giới mới thuộc về những hành khách ở tầng ba khi con tàu Noah mở cửa sau.
Chân thực, ồn ào, khiến người ta phải nhớ suốt đời.
Tạ Mân đội chiếc mũ lưỡi trai màu xám, lộ ra cái cằm nhọn trắng nõn, hắn hắng giọng, nói với Tùy Ngưỡng: “Tìm thấy cậu rồi”.
Balo leo núi của hắn rất đầy, ngồi từ góc của Tùy Ngưỡng cũng thấy được độ dày của balo.
“Ngây ra gì thế?” Tạ Mân đắc chí giơ vé xe cho anh xem: “Ngốc quá”.
Mới mấy hôm không gặp, Tạ Mân gầy đi nhiều, như thể có thể nóng đến bốc hơi bất cứ lúc nào. Áo phông size bình thường rộng thùng thình trên người hắn, cổ tay mảnh hơn trước, mặt mày cũng trắng bệnh.
Tùy Ngưỡng đứng dậy, nhường chỗ cho hắn.
Tạ Mân không khách sáo, hắn cởi balo ra đặt lên đùi, ôm vào lòng.
Tùy Ngưỡng nhận ra hành động của Tạ Mân lúc ngồi xuống hơi cứng nhắc, đầu gối không có lực, anh bèn cúi người ấn lên đầu gối Tạ Mân.
Mặt Tạ Mân biến sắc, vội vàng nhíu mày, gượng gạo nói: “Giữa chốn đông người, cậu làm gì đấy?”.
“Cậu đến đây làm gì?” Tùy Ngưỡng không trả lời hay đùa với hắn, chỉ hỏi: “Tạ Mân?”.
“À, tôi cãi nhau với bố, không ở nhà nổi nữa,” Tạ Mân bộc lộ biểu cảm vừa tùy hứng vừa chột dạ: “Tôi cũng muốn đến Viên Cảng”.
“…Cậu đừng làm loạn.” Tùy Ngưỡng muốn lấy tấm vé trong tay Tạ Mân, Tạ Mân rụt tay lại làm anh không lấy được.
“Đâu có làm loạn,” Tạ Mân ngửa đầu, ánh mắt xen lẫn vẻ ngây ngô khiến Tùy Ngưỡng thấy hắn rất đáng thương: “Tôi nghiêm túc mà”.
“Tôi tra rồi, từ Dư Hải đến Viên Cảng chỉ có chuyến này thôi, hôm qua tôi cũng đến rồi, cậu tưởng tôi đang đùa à?” Tạ Mân siết chặt balo leo núi, khó chịu nói với anh: “Tôi nhắn tin cậu không xem đúng không?”.
“Cậu không đi học nữa à?” Tùy Ngưỡng hỏi hắn.
“Ừ,” Tạ Mân nói: “Không có gì hay để học hết, không học nữa”.
Tùy Ngưỡng không nói gì, chỉ nhìn vào mắt Tạ Mân. Bị anh nhìn mấy giây, Tạ Mân tránh đi, nhìn xung quanh tìm chủ đề nói chuyện: “Lát lên tàu có gì ăn không, tôi chết đói mất”.
Tùy Ngưỡng ngẩng đầu nhìn đồng hồ treo tường, nói với Tạ Mân: “Vẫn chưa bắt đầu soát vé, soát xong còn phải xếp hàng nữa, tôi đưa cậu đi mua đồ ăn trước”.
Anh dẫn Tạ Mân đến quầy đồ ăn vặt gần nhất, Tạ Mân cúi đầu nhìn chiếc nồi luộc trứng mấy giây, có lẽ không muốn ăn nữa, hắn lùi lại một bước, nói với Tùy Ngưỡng: “Hình như tôi cũng không đói lắm”.
Hắn chạm lưng vào tủ lạnh đằng sau, bèn quay đầu lại. Thấy trong tủ là từng hàng nước có ga, Tạ Mân hơi thèm, nói: “Tôi uống coca vậy”.
Tùy Ngưỡng lấy một chai coca lạnh cho hắn, thanh toán, sau đó hai người ra một chỗ vắng người.
Trong góc sảnh cũ kỹ bụi bặm, Tạ Mân ngồi trên vali hành lý, không nghi ngờ mà đưa vé tàu cho Tùy Ngưỡng, hắn cởi mũ lưỡi trai treo trên cổ tay, vặn chai coca bắt đầu uống.
Họ ngồi sát cửa sổ, ánh nắng xuyên qua lớp cửa kính trên cao rọi lên mặt và người Tạ Mân. Trên mặt Tạ Mân có một lớp lông tơ rất mềm, bên tai lấm tấm mồ hôi, môi còn dính coca, mắt hắn rất lớn, nhưng lại có phần mệt mỏi.
Tùy Ngưỡng ngồi xổm xuống, xắn ống quần bò bên chân phải của Tạ Mân lên, nhìn đấu gối bầm tím, hơi sưng của hắn.
“Tôi hấp tấp bị ngã thôi,” Tạ Mân bắt đầu bịa chuyện: “Tại cậu không nghe máy nên tôi cứ vừa đi vừa gọi, không nhìn đường”. Giọng Tạ Mân trong vắt, vô lo vô nghĩ, không có chút phiền muộn nào, chưa từng, và cũng không cần trải qua khó khăn trong cuộc sống.
Tùy Ngưỡng muốn nói với Tạ Mân, chạy trốn chỉ là một hành trình vật lý, thật ra nó chẳng nói lên điều gì cả, dù đến Viên Cảng, họ vẫn có chỗ để học, có cơm để ăn, có tương lai xán lạn, có tiền đồ rộng mở.
Tùy Ngưỡng không tiếp lời hắn, chỉ nhẹ nhàng chạm vào đầu gối Tạ Mân, hỏi: “Bôi thuốc chưa?”.
Tạ Mân xuýt xoa, nói “Chưa”.
Tùy Ngưỡng bèn bảo Tạ Mân ngồi đợi, sang hàng thuốc bên cạnh mua thuốc xịt, sau đó xịt thuốc lên cả hai đầu gối giúp Tạ Mân. Thuốc sát trùng có mùi rất nặng, Tạ Mân vừa ngửi đã nhăn tịt cả mày, nói: “Mùi quá”.
Tùy Ngưỡng kéo ống quần xuống giúp hắn, nhét bình thuốc vào balo, Tạ Mân nhìn anh, cười tít mắt nói: “Tùy Ngưỡng, cậu đảm đang thật đấy”.
Hàng người xếp hàng trước cổng soát vé rất dài, kéo dài đến tận gần họ, nhưng không ai chú ý đến hai người.
Tùy Ngưỡng không sao cười nổi, anh nhìn khuôn mặt Tạ Mân, chỉ nhìn một lúc ngắn thôi, nhưng mỗi khi hồi tưởng lại thấy dài đằng đẵng.
“Tạ Mân.” Anh gọi tên Tạ Mân, Tạ Mân “ừ” một tiếng, nói: “Chúng ta phải xuất phát rồi đúng không?”.
Tùy Ngưỡng nói “Không phải”, sau đó nói với Tạ Mân: “Cậu nên về nhà thì hơn”.
Biểu cảm của Tạ Mân chợt thay đổi, hắn khó chịu phồng má, nói với Tùy Ngưỡng: “Cậu bị điên à?”.
Loa thông báo trong ga vang lên, chuyến tàu họ đi bắt đầu soát vé, hành khách bắt đầu di chuyển. Tạ Mân muốn đứng dậy, lại bị Tùy Ngưỡng giữ vai lại.
“Cậu về nhà đi,” Tùy Ngưỡng cúi đầu, thật ra anh rất muốn chạm vào mặt Tạ Mân, nhưng anh không làm: “Đừng nghịch nữa”.
Tạ Mân tức thật rồi, hắn đánh vào tay anh, nói: “Tôi nghịch gì hả?”.
Tùy Ngưỡng rất khó chịu được ánh mắt chất vấn của Tạ Mân, anh muốn làm được hết những gì Tạ Mân yêu cầu, nhưng chỉ riêng lần đó anh không rời mắt hỏi hắn, nhìn Tạ Mân nói: “Cậu không cần phải làm vậy”.
“Tôi không đến Viên Cảng để hưởng phúc,” anh nói với Tạ Mân: “Nhà còn một đống việc lộn xộn, tôi không thể chăm sóc cậu được”.
Mắt Tạ Mân bỗng lạnh băng, bướng bỉnh nhìn anh: “Tôi cần cậu chăm sóc à?”.
Trong hai người phải có một người giữ được tỉnh táo. Tạ Mân không còn lý trí, vậy nên Tùy Ngưỡng phải làm người đó: “Vậy cậu đi theo tôi làm gì? Nhà tôi không thuê nổi người làm đâu”.
“Nễu cậu ở nhà tôi, tôi phải nói với mẹ thế nào?”.
“Nói chúng ta hẹn hò, cậu bỏ trốn theo tôi à?” Tùy Ngưỡng nhìn ánh mắt chằng chịt tơ máu đang nhìn mình của Tạ Mân, cảm giác mình vừa như rất đau đớn, cũng giống như đã chết lặng, hỏi Tạ Mân: “Cậu thấy làm vậy có thực tế không? Mẹ tôi sẽ chào đón cậu sao?”.
“Ai thèm ở nhà cậu?” Tạ Mân cắn răng mắng anh: “Tự tôi đến Viên Cảng, liên quan gì đến cậu? Đừng có ảo tưởng”.
“Không phải theo tôi thì sao cậu lại đến Viên Cảng?” Tùy Ngưỡng hỏi.
Tạ Mân mím chặt môi, không nói không rằng, chỉ đăm đăm nhìn Tùy Ngưỡng.
Lúc ấy, Tùy Ngưỡng nghĩ Tạ Mân hận mình. Nhưng hận vẫn tốt hơn bỏ lại tất cả đi theo anh nhiều.
Tạ Mân sốc nổi, trẻ con, nóng nảy lại ngang bướng, khi nằm mơ, Tùy Ngưỡng cũng khao khát mình có thể bảo vệ sự trẻ con của Tạ Mân, che chở cho Tạ Mân mãi mãi không cần trưởng thành, nhưng anh không có năng lực ấy.
“Tạ Mân, thôi,” Tùy Ngưỡng nói: “Chúng ta không thể ở bên nhau đâu”.
“Sao lại không thể?” Tạ Mân bật cười, hỏi anh: “Vì cậu vô dụng à?”.
Tùy Ngưỡng nói: “Phải, vì tôi vô dụng”.
Tạ Mân không cười nữa.
Họ đứng yên nhìn nhau một lúc, Tạ Mân bỗng nói “Vậy cậu đi đường cậu, tôi đi đường tôi, trả vé tàu cho tôi”, sau đó hắn giơ tay ra muốn cướp lại vé, nhưng Tùy Ngưỡng lại giữ tay hắn.
“Vé ông đây tự mua mà, cậu có tư cách gì mà cầm?” Tạ Mân đẩy anh, nhưng không đẩy được.
“Đừng như trẻ con thế.” Tùy Ngưỡng nghe thấy mình nói vậy.
Hàng người soát vé ngắn dần, loa phát thanh giục hành khách lên tàu.
“Cút đi,” Tạ Mân khẽ mắng anh: “Trả vé cho tôi, không tôi báo cảnh sát đấy”.
Tùy Ngưỡng thật sự không muốn Tạ Mân tiếp tục quấn quít với mình ở nơi không thuộc về hắn này, anh cầm tay Tạ Mân, nhét hơn một trăm tám mươi đồng còn lại vào túi hắn, nói “Coi như tôi mua lại vé của cậu”. Sau đó anh vo vé của Tạ Mân lại, ném vào thùng rác.
Tạ Mân không nói gì nữa, Tùy Ngưỡng cũng không nhìn hắn nữa.
“Xin lỗi.” Tùy Ngưỡng nói.
Tạ Mân đứng im, Tùy Ngưỡng bèn buông tay hắn ra, Tạ Mân không đẩy anh như ban nãy nữa, nhưng lại khiến Tùy Ngưỡng đau đớn hơn nhiều.
Không biết bao lâu sau, hẳn cũng không lâu lắm, Tạ Mân hỏi anh: “Cậu có thích tôi không?”.
Giọng Tạ Mân rất nhỏ, rất yếu ớt, nghe rất đáng thương, hắn hỏi Tùy Ngưỡng: “Vậy cậu có thích tôi không, Tùy Ngưỡng?”.
“Nếu thích tôi thì cho tôi đi cùng cậu đi,” Tạ Mân nhỏ giọng nói: “Tôi thật sự không muốn ở nhà nữa, tôi không sợ khổ đâu”.
Tùy Ngưỡng không đáp lại, chỉ nói với Tạ Mân: “Tôi xin lỗi”.
Anh nói: “Không còn sớm nữa, mau về nhà đi”.
“Tôi sẽ trả tiền cho cậu,” Tùy Ngưỡng nói: “Còn những chuyện khác thì thôi”.
Tạ Mân nhìn anh một lát, nói: “Tùy Ngưỡng, tôi không biết cậu lại vô dụng đến vậy đấy”.
“Hôm sinh nhật cậu, là cậu hôn tôi trước mà.” Tạ Mân nói với anh.
Tùy Ngưỡng không nhớ rõ cuối cùng mình đã nói những lời lộn xộn nào với Tạ Mân, anh đã mơ quá nhiều giấc mơ về ngày hôm ấy, sự thật và giấc mơ đã lẫn vào nhau cả rồi. Anh chỉ nhớ mọi lời giải thích và xin lỗi của mình đều rất xấu xa và rẻ tiền, như nhân vật chính đóng vai phản diện xuất hiện trong hồi ức trong mấy bộ phim tình yêu ba xu. Đương nhiên Tạ Mân không chấp nhận, nhưng Tùy Ngưỡng phải đi rồi.
Vì sắp hết thời gian soát vé.
Cuối cùng Tạ Mân không đi theo. Tùy Ngưỡng đi ra cổng soát vé, khi xuống tầng mới quay lại nhìn, anh nhìn Tạ Mân đeo balo leo núi ra khỏi sảnh chờ tàu. Chắc đầu gối Tạ Mân vẫn còn đau, hắn đi cà nhắc, balo leo núi rất lớn, che khuất bóng lưng Tạ Mân.
Chẳng mấy chốc, Tạ Mân đã rời khỏi sảnh chờ tàu số hai, nơi có quầy quà vặt không có thứ gì hắn muốn ăn.
Khi Tạ Mân mới lên cao học, cuối cùng cuộc sống của Tùy Ngưỡng cũng khấm khá hơn, anh thi bằng lái xe, trả khoản cọc mua căn nhà đầu tiên, chuyển ra khỏi nhà máy.
Anh đi công tác tại thành phố Tạ Mân đang học. Thành phố ấy đẹp đẽ lắm, không khí trong lành.
Trường Tạ Mân ở ven hồ, có lịch sử lâu đời, kiến trúc tráng lệ, vô cùng rộng rãi, khí phách. Học sinh qua lại trong trường, đeo cặp hoặc ôm sách, trông đều là những học sinh được hưởng nền giáo dục rất tốt trong tháp ngà, không có phiền muộn.
*(Văn chương) tháp làm bằng ngà; ví cái thế giới cao siêu, xa vời của những tri thức sách vở và ý nghĩ chủ quan, nơi mà trong đó người trí thức, văn nghệ sĩ náu mình, thoát li thực tế đời sống.
Tùy Ngưỡng thấy Tạ Mân đi cùng bạn bè, hình như có ai đó kể một chuyện buồn cười, mọi người đều cười theo, cả Tạ Mân cũng cười rất tươi.
Một cô bạn mảnh khảnh đưa điện thoại cho Tạ Mân, Tạ Mân chụp ảnh giúp cô, đúng lúc đó, một giáo sư tóc bạc có quen họ đi qua, lại gần Tạ Mân, chỉ hắn chọn góc chụp.
Mọi người đều đắm mình dưới nắng, Tạ Mân cũng giống họ, có dáng vẻ vui vẻ mà hắn nên có.
Dư Hải không nhiều những ngày mưa tuyết cực đoạn, cũng không có hai mùa xuân, thu. Mùa đông là cái lạnh đơn thuần, mùa hè thì chỉ có cái nóng.
Thường thì từ tháng năm, như có thêm một đống củi lửa cháy hừng hực được đệm dưới mặt đất, nướng cả thành phố vào mùa hạ.
Tùy Ngưỡng sống ở Dư Hải mười chín năm, quen với từng gốc cây ngọn cỏ trong thành phố, riêng ga tàu hỏa là chưa đến mấy lần.
Ga tàu trong thành phố rất cũ, mấy năm trước, tàu cao tốc được chuyển ra ga mới ở ngoại ô hết rồi, trong thành phố chỉ còn loại tàu hỏa sơn xanh chạy chậm.
Phòng chờ không lớn, hành khách chen chúc nhau, túi lớn túi nhỏ hành lý chồng chất đầy đất, một mùi mặn hỗn độn bốc lên trong không khí, là mùi mồ hôi và mùi trứng trà, mỳ gói từ các hàng quà vặt xung quanh.
Trong cái nóng và sự chật chội ấy, Tùy Ngưỡng ngẩng đầu, thấy Tạ Mân đeo balo leo núi, kéo hành lý.
Phòng chờ rất sáng, cả những hạt bụi phất phơ trong không khí cũng rất rõ ràng, tiếng ồn vọng lại từ khắp nơi như tiếng ồn trắng lớn quá mức. Phòng chờ thứ hai như thế giới mới thuộc về những hành khách ở tầng ba khi con tàu Noah mở cửa sau.
Chân thực, ồn ào, khiến người ta phải nhớ suốt đời.
Tạ Mân đội chiếc mũ lưỡi trai màu xám, lộ ra cái cằm nhọn trắng nõn, hắn hắng giọng, nói với Tùy Ngưỡng: “Tìm thấy cậu rồi”.
Balo leo núi của hắn rất đầy, ngồi từ góc của Tùy Ngưỡng cũng thấy được độ dày của balo.
“Ngây ra gì thế?” Tạ Mân đắc chí giơ vé xe cho anh xem: “Ngốc quá”.
Mới mấy hôm không gặp, Tạ Mân gầy đi nhiều, như thể có thể nóng đến bốc hơi bất cứ lúc nào. Áo phông size bình thường rộng thùng thình trên người hắn, cổ tay mảnh hơn trước, mặt mày cũng trắng bệnh.
Tùy Ngưỡng đứng dậy, nhường chỗ cho hắn.
Tạ Mân không khách sáo, hắn cởi balo ra đặt lên đùi, ôm vào lòng.
Tùy Ngưỡng nhận ra hành động của Tạ Mân lúc ngồi xuống hơi cứng nhắc, đầu gối không có lực, anh bèn cúi người ấn lên đầu gối Tạ Mân.
Mặt Tạ Mân biến sắc, vội vàng nhíu mày, gượng gạo nói: “Giữa chốn đông người, cậu làm gì đấy?”.
“Cậu đến đây làm gì?” Tùy Ngưỡng không trả lời hay đùa với hắn, chỉ hỏi: “Tạ Mân?”.
“À, tôi cãi nhau với bố, không ở nhà nổi nữa,” Tạ Mân bộc lộ biểu cảm vừa tùy hứng vừa chột dạ: “Tôi cũng muốn đến Viên Cảng”.
“…Cậu đừng làm loạn.” Tùy Ngưỡng muốn lấy tấm vé trong tay Tạ Mân, Tạ Mân rụt tay lại làm anh không lấy được.
“Đâu có làm loạn,” Tạ Mân ngửa đầu, ánh mắt xen lẫn vẻ ngây ngô khiến Tùy Ngưỡng thấy hắn rất đáng thương: “Tôi nghiêm túc mà”.
“Tôi tra rồi, từ Dư Hải đến Viên Cảng chỉ có chuyến này thôi, hôm qua tôi cũng đến rồi, cậu tưởng tôi đang đùa à?” Tạ Mân siết chặt balo leo núi, khó chịu nói với anh: “Tôi nhắn tin cậu không xem đúng không?”.
“Cậu không đi học nữa à?” Tùy Ngưỡng hỏi hắn.
“Ừ,” Tạ Mân nói: “Không có gì hay để học hết, không học nữa”.
Tùy Ngưỡng không nói gì, chỉ nhìn vào mắt Tạ Mân. Bị anh nhìn mấy giây, Tạ Mân tránh đi, nhìn xung quanh tìm chủ đề nói chuyện: “Lát lên tàu có gì ăn không, tôi chết đói mất”.
Tùy Ngưỡng ngẩng đầu nhìn đồng hồ treo tường, nói với Tạ Mân: “Vẫn chưa bắt đầu soát vé, soát xong còn phải xếp hàng nữa, tôi đưa cậu đi mua đồ ăn trước”.
Anh dẫn Tạ Mân đến quầy đồ ăn vặt gần nhất, Tạ Mân cúi đầu nhìn chiếc nồi luộc trứng mấy giây, có lẽ không muốn ăn nữa, hắn lùi lại một bước, nói với Tùy Ngưỡng: “Hình như tôi cũng không đói lắm”.
Hắn chạm lưng vào tủ lạnh đằng sau, bèn quay đầu lại. Thấy trong tủ là từng hàng nước có ga, Tạ Mân hơi thèm, nói: “Tôi uống coca vậy”.
Tùy Ngưỡng lấy một chai coca lạnh cho hắn, thanh toán, sau đó hai người ra một chỗ vắng người.
Trong góc sảnh cũ kỹ bụi bặm, Tạ Mân ngồi trên vali hành lý, không nghi ngờ mà đưa vé tàu cho Tùy Ngưỡng, hắn cởi mũ lưỡi trai treo trên cổ tay, vặn chai coca bắt đầu uống.
Họ ngồi sát cửa sổ, ánh nắng xuyên qua lớp cửa kính trên cao rọi lên mặt và người Tạ Mân. Trên mặt Tạ Mân có một lớp lông tơ rất mềm, bên tai lấm tấm mồ hôi, môi còn dính coca, mắt hắn rất lớn, nhưng lại có phần mệt mỏi.
Tùy Ngưỡng ngồi xổm xuống, xắn ống quần bò bên chân phải của Tạ Mân lên, nhìn đấu gối bầm tím, hơi sưng của hắn.
“Tôi hấp tấp bị ngã thôi,” Tạ Mân bắt đầu bịa chuyện: “Tại cậu không nghe máy nên tôi cứ vừa đi vừa gọi, không nhìn đường”. Giọng Tạ Mân trong vắt, vô lo vô nghĩ, không có chút phiền muộn nào, chưa từng, và cũng không cần trải qua khó khăn trong cuộc sống.
Tùy Ngưỡng muốn nói với Tạ Mân, chạy trốn chỉ là một hành trình vật lý, thật ra nó chẳng nói lên điều gì cả, dù đến Viên Cảng, họ vẫn có chỗ để học, có cơm để ăn, có tương lai xán lạn, có tiền đồ rộng mở.
Tùy Ngưỡng không tiếp lời hắn, chỉ nhẹ nhàng chạm vào đầu gối Tạ Mân, hỏi: “Bôi thuốc chưa?”.
Tạ Mân xuýt xoa, nói “Chưa”.
Tùy Ngưỡng bèn bảo Tạ Mân ngồi đợi, sang hàng thuốc bên cạnh mua thuốc xịt, sau đó xịt thuốc lên cả hai đầu gối giúp Tạ Mân. Thuốc sát trùng có mùi rất nặng, Tạ Mân vừa ngửi đã nhăn tịt cả mày, nói: “Mùi quá”.
Tùy Ngưỡng kéo ống quần xuống giúp hắn, nhét bình thuốc vào balo, Tạ Mân nhìn anh, cười tít mắt nói: “Tùy Ngưỡng, cậu đảm đang thật đấy”.
Hàng người xếp hàng trước cổng soát vé rất dài, kéo dài đến tận gần họ, nhưng không ai chú ý đến hai người.
Tùy Ngưỡng không sao cười nổi, anh nhìn khuôn mặt Tạ Mân, chỉ nhìn một lúc ngắn thôi, nhưng mỗi khi hồi tưởng lại thấy dài đằng đẵng.
“Tạ Mân.” Anh gọi tên Tạ Mân, Tạ Mân “ừ” một tiếng, nói: “Chúng ta phải xuất phát rồi đúng không?”.
Tùy Ngưỡng nói “Không phải”, sau đó nói với Tạ Mân: “Cậu nên về nhà thì hơn”.
Biểu cảm của Tạ Mân chợt thay đổi, hắn khó chịu phồng má, nói với Tùy Ngưỡng: “Cậu bị điên à?”.
Loa thông báo trong ga vang lên, chuyến tàu họ đi bắt đầu soát vé, hành khách bắt đầu di chuyển. Tạ Mân muốn đứng dậy, lại bị Tùy Ngưỡng giữ vai lại.
“Cậu về nhà đi,” Tùy Ngưỡng cúi đầu, thật ra anh rất muốn chạm vào mặt Tạ Mân, nhưng anh không làm: “Đừng nghịch nữa”.
Tạ Mân tức thật rồi, hắn đánh vào tay anh, nói: “Tôi nghịch gì hả?”.
Tùy Ngưỡng rất khó chịu được ánh mắt chất vấn của Tạ Mân, anh muốn làm được hết những gì Tạ Mân yêu cầu, nhưng chỉ riêng lần đó anh không rời mắt hỏi hắn, nhìn Tạ Mân nói: “Cậu không cần phải làm vậy”.
“Tôi không đến Viên Cảng để hưởng phúc,” anh nói với Tạ Mân: “Nhà còn một đống việc lộn xộn, tôi không thể chăm sóc cậu được”.
Mắt Tạ Mân bỗng lạnh băng, bướng bỉnh nhìn anh: “Tôi cần cậu chăm sóc à?”.
Trong hai người phải có một người giữ được tỉnh táo. Tạ Mân không còn lý trí, vậy nên Tùy Ngưỡng phải làm người đó: “Vậy cậu đi theo tôi làm gì? Nhà tôi không thuê nổi người làm đâu”.
“Nễu cậu ở nhà tôi, tôi phải nói với mẹ thế nào?”.
“Nói chúng ta hẹn hò, cậu bỏ trốn theo tôi à?” Tùy Ngưỡng nhìn ánh mắt chằng chịt tơ máu đang nhìn mình của Tạ Mân, cảm giác mình vừa như rất đau đớn, cũng giống như đã chết lặng, hỏi Tạ Mân: “Cậu thấy làm vậy có thực tế không? Mẹ tôi sẽ chào đón cậu sao?”.
“Ai thèm ở nhà cậu?” Tạ Mân cắn răng mắng anh: “Tự tôi đến Viên Cảng, liên quan gì đến cậu? Đừng có ảo tưởng”.
“Không phải theo tôi thì sao cậu lại đến Viên Cảng?” Tùy Ngưỡng hỏi.
Tạ Mân mím chặt môi, không nói không rằng, chỉ đăm đăm nhìn Tùy Ngưỡng.
Lúc ấy, Tùy Ngưỡng nghĩ Tạ Mân hận mình. Nhưng hận vẫn tốt hơn bỏ lại tất cả đi theo anh nhiều.
Tạ Mân sốc nổi, trẻ con, nóng nảy lại ngang bướng, khi nằm mơ, Tùy Ngưỡng cũng khao khát mình có thể bảo vệ sự trẻ con của Tạ Mân, che chở cho Tạ Mân mãi mãi không cần trưởng thành, nhưng anh không có năng lực ấy.
“Tạ Mân, thôi,” Tùy Ngưỡng nói: “Chúng ta không thể ở bên nhau đâu”.
“Sao lại không thể?” Tạ Mân bật cười, hỏi anh: “Vì cậu vô dụng à?”.
Tùy Ngưỡng nói: “Phải, vì tôi vô dụng”.
Tạ Mân không cười nữa.
Họ đứng yên nhìn nhau một lúc, Tạ Mân bỗng nói “Vậy cậu đi đường cậu, tôi đi đường tôi, trả vé tàu cho tôi”, sau đó hắn giơ tay ra muốn cướp lại vé, nhưng Tùy Ngưỡng lại giữ tay hắn.
“Vé ông đây tự mua mà, cậu có tư cách gì mà cầm?” Tạ Mân đẩy anh, nhưng không đẩy được.
“Đừng như trẻ con thế.” Tùy Ngưỡng nghe thấy mình nói vậy.
Hàng người soát vé ngắn dần, loa phát thanh giục hành khách lên tàu.
“Cút đi,” Tạ Mân khẽ mắng anh: “Trả vé cho tôi, không tôi báo cảnh sát đấy”.
Tùy Ngưỡng thật sự không muốn Tạ Mân tiếp tục quấn quít với mình ở nơi không thuộc về hắn này, anh cầm tay Tạ Mân, nhét hơn một trăm tám mươi đồng còn lại vào túi hắn, nói “Coi như tôi mua lại vé của cậu”. Sau đó anh vo vé của Tạ Mân lại, ném vào thùng rác.
Tạ Mân không nói gì nữa, Tùy Ngưỡng cũng không nhìn hắn nữa.
“Xin lỗi.” Tùy Ngưỡng nói.
Tạ Mân đứng im, Tùy Ngưỡng bèn buông tay hắn ra, Tạ Mân không đẩy anh như ban nãy nữa, nhưng lại khiến Tùy Ngưỡng đau đớn hơn nhiều.
Không biết bao lâu sau, hẳn cũng không lâu lắm, Tạ Mân hỏi anh: “Cậu có thích tôi không?”.
Giọng Tạ Mân rất nhỏ, rất yếu ớt, nghe rất đáng thương, hắn hỏi Tùy Ngưỡng: “Vậy cậu có thích tôi không, Tùy Ngưỡng?”.
“Nếu thích tôi thì cho tôi đi cùng cậu đi,” Tạ Mân nhỏ giọng nói: “Tôi thật sự không muốn ở nhà nữa, tôi không sợ khổ đâu”.
Tùy Ngưỡng không đáp lại, chỉ nói với Tạ Mân: “Tôi xin lỗi”.
Anh nói: “Không còn sớm nữa, mau về nhà đi”.
“Tôi sẽ trả tiền cho cậu,” Tùy Ngưỡng nói: “Còn những chuyện khác thì thôi”.
Tạ Mân nhìn anh một lát, nói: “Tùy Ngưỡng, tôi không biết cậu lại vô dụng đến vậy đấy”.
“Hôm sinh nhật cậu, là cậu hôn tôi trước mà.” Tạ Mân nói với anh.
Tùy Ngưỡng không nhớ rõ cuối cùng mình đã nói những lời lộn xộn nào với Tạ Mân, anh đã mơ quá nhiều giấc mơ về ngày hôm ấy, sự thật và giấc mơ đã lẫn vào nhau cả rồi. Anh chỉ nhớ mọi lời giải thích và xin lỗi của mình đều rất xấu xa và rẻ tiền, như nhân vật chính đóng vai phản diện xuất hiện trong hồi ức trong mấy bộ phim tình yêu ba xu. Đương nhiên Tạ Mân không chấp nhận, nhưng Tùy Ngưỡng phải đi rồi.
Vì sắp hết thời gian soát vé.
Cuối cùng Tạ Mân không đi theo. Tùy Ngưỡng đi ra cổng soát vé, khi xuống tầng mới quay lại nhìn, anh nhìn Tạ Mân đeo balo leo núi ra khỏi sảnh chờ tàu. Chắc đầu gối Tạ Mân vẫn còn đau, hắn đi cà nhắc, balo leo núi rất lớn, che khuất bóng lưng Tạ Mân.
Chẳng mấy chốc, Tạ Mân đã rời khỏi sảnh chờ tàu số hai, nơi có quầy quà vặt không có thứ gì hắn muốn ăn.
Khi Tạ Mân mới lên cao học, cuối cùng cuộc sống của Tùy Ngưỡng cũng khấm khá hơn, anh thi bằng lái xe, trả khoản cọc mua căn nhà đầu tiên, chuyển ra khỏi nhà máy.
Anh đi công tác tại thành phố Tạ Mân đang học. Thành phố ấy đẹp đẽ lắm, không khí trong lành.
Trường Tạ Mân ở ven hồ, có lịch sử lâu đời, kiến trúc tráng lệ, vô cùng rộng rãi, khí phách. Học sinh qua lại trong trường, đeo cặp hoặc ôm sách, trông đều là những học sinh được hưởng nền giáo dục rất tốt trong tháp ngà, không có phiền muộn.
*(Văn chương) tháp làm bằng ngà; ví cái thế giới cao siêu, xa vời của những tri thức sách vở và ý nghĩ chủ quan, nơi mà trong đó người trí thức, văn nghệ sĩ náu mình, thoát li thực tế đời sống.
Tùy Ngưỡng thấy Tạ Mân đi cùng bạn bè, hình như có ai đó kể một chuyện buồn cười, mọi người đều cười theo, cả Tạ Mân cũng cười rất tươi.
Một cô bạn mảnh khảnh đưa điện thoại cho Tạ Mân, Tạ Mân chụp ảnh giúp cô, đúng lúc đó, một giáo sư tóc bạc có quen họ đi qua, lại gần Tạ Mân, chỉ hắn chọn góc chụp.
Mọi người đều đắm mình dưới nắng, Tạ Mân cũng giống họ, có dáng vẻ vui vẻ mà hắn nên có.
Tác giả :
Tạp Bỉ Khâu 卡比丘