Bí Thư Tỉnh Ủy
Quyển 3 - Chương 65
Đông đảo bệnh nhân, bác sĩ, y tá tiễn ông Kim ra viện. Mọi người tụ tập đứng cạnh chiếc xe con phủ đầy lá nguỵ trang.
Bác sĩ Hoàng lưu luyến bắt tay ông Kim:
- Anh cố gắng bảo tồn cho tốt cái dạ dày của anh đấy nhé. Để chảy máu một lần nữa là nguy đấy.
- Cậu không phải lo. Lần này về tớ đến xí nghiệp cơ khí của tỉnh nhờ chúng nó cho mấy mũi hàn vào những chỗ sắp thủng là coi như không bao giờ làm phiền các cậu nữa.
- Bí thư còn nợ em hai ván tú-lơ-khơ đấy nhé. Hôm nào lên chỗ em để gỡ lại – Đại cầm tay ông Kim vừa lắc vừa nói.
- Cậu cứ làm cho Hợp tác của cậu chuyển biến như đã hứa với tớ, tớ sẽ lên và đem tặng cậu một bộ tú-lơ-khơ chưa bóc tem.
- Em hứa với bí thư, Hợp tác xã Đông Mỹ sẽ vượt Hồng Vân và Đằng Xá cho mà xem.
Ông Kim cười bảo:
- Mọi người làm chứng đấy nhé. Nếu cậu thất hứa, tớ sẽ xẻo dái vứt cho mèo ăn.
Mấy cô y tá nữ ôm lưng nhau cười khúc khích.
- Riêng hình phạt ấy thì mong bí thư tha cho em. Em chưa có con trai bí thư ạ.
Ông Kim nhìn bao quát mọi người ra tiễn:
- Thôi muộn rồi. Tớ còn ghé qua huyện ủy Thạch Sơn bàn một số việc. Cám ơn mọi người đã ra tiễn. Chúc ở lại yên tâm điều trị – Nói xong ông Kim bước lên xe đưa tay vẫy mọi người.
- Đi lên ủy ban huyện Thạch Sơn hả bí thư? – Hành hỏi khi xe nổ máy.
- Ừ.
Nhìn thấy cái điếu cày dựng ở thành xe, ông Kim khen:
- Cậu vẫn nhớ cầm điếu cày cho tớ thì giỏi thật.
- Chị đưa cho em đem theo đấy. Em xuống hỏi chị có đi theo xe lên đón anh về không thì thấy chị đang rửa điếu để cho em cầm lên cho anh. Anh thấy chị có tuyệt vời không?
- Tuyệt vời quá đi chứ. Cậu thấy chị cậu có xinh không?
- Anh khéo chọn thật.
- Con gái điền chủ đấy cậu ạ. Gia đình giàu có nhưng có tinh thần yêu nước. Trước Cách mạng Tháng Tám thường xuyên nuôi giấu cán bô cách mạng ở trong nhà. Bản thân chị cậu cũng thoát li. Nhờ thế chúng tớ mới lấy được nhau chứ một anh thành phần bần cố nông như tớ đến sờ cái móng tay cô ấy chưa chắc đã được chứ nói gì lấy cô ấy làm vợ.
- À, em hỏi nhé. Làm sao mà anh quen chị được?
- Chuyện dài lắm. Đó là một mối tình cách mạng, tình kháng chiến. Nếu diễn ra có chương, có hồi, có đầu có đuôi chẳng thua kém gì chuyện Tam Quốc…
Vừa đi, ông Kim kể lại câu chuyện đời mình. Mười ba tuổi ông đã đi ở chăn trâu cho địa chủ Đình. Mười sáu tuổi đã trở thành một anh thợ cày thực thụ. Tạng người tuy to xác nhưng chẳng khi nào có da có thịt. Ngày đi ở, người cậu trai gầy như cái que.
- Được cái tớ khỏe lắm cậu ạ. Suốt ngày dầm mưa dãi nắng. Bữa cơm chỉ có nước tương với cà nén mà chẳng biết ốm đau là cái gì. Tớ vốn siêng năng lại thật thà nên vợ chồng địa chủ Đình đối xử với tớ tử tế hơn những người đi ở khác. Năm ấy, tớ không nhớ là năm bao nhiêu, hình như tớ đã mười sáu, mười bảy tuổi gì đó. Sau vụ cấy chiêm, tớ đến gặp vợ chồng địa chủ Đình. Tớ thưa gửi lễ phép lắm: “Thưa ông, công việc cấy hái xong rồi, cháu xin phép ông bà cho cháu về thăm nhà mấy hôm.” Địa chủ Đình hỏi, “mày định về mấy hôm?” Tớ bảo, “dạ, tùy ông bà ạ.” Ông ta bảo, “cho mày về ba hôm. Mày bảo với quản lí Đụng đong cho ít gạo mang về. Lấy tiền về lại mất công đi đong gạo.” Tớ mang hai chục bơ gạo với bộ áo quần vá chằng vá đụp đựng trong chiếc bị cói đi về nhà. Bước vào nhà, thấy bố tớ đang ngồi nói chuyện với một người đàn ông chừng ba mươi tuổi, có khuôn mặt tròn, nước da trắng, đặc biệt đôi mắt sáng vừa thông minh vừa cương nghị. Tớ chào người đàn ông rồi đi xuống dưới bếp. Mẹ tớ bảo, đấy là cậu Chính, anh em họ của mẹ, cậu ấy đang đi học ở Hà Nội nên con không gặp đấy thôi. Cậu ấy đang ở nhờ nhà ta để ôn bài vở gì đó. Con không được kể với ai có cậu Chính ở trong nhà mình nhé.
Hành định hỏi thì ông đã kể tiếp:
- Buổi chiều hôm đó cậu Chính gặp tớ. Cậu ấy hỏi: “Em ở làm thuê cho địa chủ có khổ lắm không?” Tớ nói chỉ vất vả thôi chứ không khổ vì được ăn no hơn ở nhà. Cậu Chính liền nói: “Em tưởng địa chủ Đình thương em lắm à? Không đâu. Em xem, vợ chồng, con cái nó chẳng đổ một giọt mồ hôi mà sống trong nhung lụa gấm vóc. Ngồi mát ăn bát vàng. Còn những người như em ăn ngoài đồng, ngủ ngoài đồng. Bán mặt cho đất bán lưng cho trời nhưng em thử cúi xuống nhìn bộ quần áo em đang mặc xem có bao nhiêu miếng vá. Em thử để ý xem mấy con chó nhà địa chủ Đình ăn có sướng hơn em không. Còn một ngày còn giai cấp địa chủ thì giai cấp nông dân còn khổ em ạ.”
Tớ lắng nghe cậu Chính nói và mang máng hiểu ra đôi chút. Có điều tớ không hiểu vì sao bố mẹ tớ bảo người đàn ông ấy là em họ, nhưng khi nói chuyện không xưng cậu cháu mà chỉ xưng anh em. Tớ đưa thắc mắc ấy ra hỏi bố tớ. Bố tớ bảo: “Cậu ấy còn trẻ, xưng cậu cháu, cậu ấy ngượng nên xưng anh em cho nó tự nhiên.” Hai ngày ở thăm nhà, cậu Chính còn nói với tớ bao nhiêu chuyện mà tớ chưa nghe bao giờ. Hôm tớ trở lại nhà địa chủ Đình, cậu Chính bảo: “Em không phải đi ở cho địa chủ nữa. Về nhà, anh có công việc cho em làm.” Đấy. Mở đầu con đường tớ tham gia cách mạng là thế đấy cậu ạ. Tớ được ông Trung Chính giao cho công việc làm liên lạc. Mỗi tuần vài lần bí mật cầm công văn, thư từ gì đó của ông ấy đem giao cho một ông thợ bạc ở phố huyện Sơn Dương và nhận những giấy tờ, công văn từ tay ông thợ bạc đem về cho ông Trung Chính.
Hành à lên:
- Vậy chính là ông Trung Chính từ ngày đó. Nhưng còn chị…
- Từ từ đã. Khi đã trở thành thân thiết với ông thợ bạc, một hôm ông ấy bảo tớ: “Cô cậu cứ như mặt trăng với mặt trời. Mặt trăng lặn, mặt trời mọc. Đến lượt mặt trời mọc, mặt trăng lại lặn.” Tớ chẳng hiểu ông thợ bạc nói gì nên hỏi: “Bác nói thế là nghĩa thế nào?” Ông thợ bạc cười: “Cậu có biết ai chuyển công văn, giấy tờ cho cậu không?” Tớ bảo: “Bác chứ ai.” Ông thợ bạc bảo: “Tôi là người giữ hộ để đưa cho cậu thôi. Còn người cầm công văn, giấy tờ ở An toàn khu đến để giao cho cậu là một cô gái Tày xinh lắm. Cậu có muốn gặp cô ấy không?” Tớ ngây thơ hỏi lại: “Gặp để làm gì hả bác?” Ông thợ bạc bảo: “Để ngắm chứ để làm gì nữa. Xinh và ngoan lắm. Thỉnh thoảng cô ấy còn cưỡi ngựa tới đây trông oai phong lẫm liệt như Bà Trưng, Bà Triệu ấy.” Tớ hỏi: “Thế cô ấy không giữ kỷ luật bí mật à?” Ông thợ bạc nói với tớ: “Cả cái phố huyện này không ai không biết cô ấy là con gái ông Tổng Dinh, một ông chánh tổng giàu có ở vùng này. Thấy cô tiểu thư một tuần ra vào nhà tôi mấy lần, người ta cứ nghĩ là cô ấy đi sắm trang sức nên chẳng việc gì phải giữ bí mật. Hôm nào cậu lên sớm ở nhà tôi chơi một ngày, thế nào cũng được gặp cô Lê đấy.”
Tớ bắt đầu tò mò hỏi: “Cô ấy tên là Lê à?” “Ừ. Cô Lê thích mặc quần áo của người Tày chứ thực ra vợ chồng ông tổng Dinh đều là người Kinh. Hình như gốc người ở Lập Thạch dưới Vĩnh Yên thì phải. Có định xem mặt cô ấy không. Nếu muốn xem mặt thì ngày mồng sáu cậu lên đây. Hôm ấy là ngày phiên chợ, cũng là ngày cô ấy đem giấy tờ xuống chỗ tôi đấy.” Tớ nghe nói đến phiên chợ vùng cao vui và nhiều thứ lạ lắm nhưng chưa được xem lần nào nên khi nghe ông thợ bạc nói vậy tớ mừng quá bảo: “Hôm ấy cháu chỉ lên xem chợ phiên thôi. Cháu chưa nhìn thấy chợ phiên ở vùng cao bao giờ.” Ông thợ bạc nháy mắt tinh quái nói với tớ: “Ừ, thì cậu lên xem để cho biết chợ phiên.”
Đúng ngày mồng sáu tớ ra đi thật sớm. Lên đến phố huyện mặt trời mới ló chừng vài cây sào. Thấy tớ, ông thợ bạc tủm tỉm cười: “Chợ chưa đông kẻ cắp đã tới. Tự nhiên tớ thấy ngượng và hỏi một câu nhạt như nước ốc: “Các thứ công văn giấy tờ đã có chưa để cháu cầm về hả bác?” Ông thợ bạc nói ngay: “Hôm trước cậu bảo muốn lên xem chợ phiên vùng cao như thế nào, sao đòi về sớm thế?” Tớ nghe ông thợ bạc nói thế càng ngượng và nói một câu hết sức ngớ ngẩn: “Chợ phiên vùng cao chắc chẳng khác chợ phiên vùng cháu là bao.” “Rồi xem. Công văn giấy tờ chưa có đâu. Đấy. Vừa nói tới là đến.” Một cô gái Tày vai đeo túi thổ cẩm, ngồi trên mình con ngựa đang thong dong đi về phía nhà ông thợ bạc. Cô gái xuống, buộc ngựa vào một gốc cây rồi bước vào nhà. Nhìn thấy tớ là người lạ, cô gái thoáng giật mình đứng chững lại. Chỉ mấy giây đồng hồ, cô gái hỏi ông thợ bạc: “Bác đã đánh xong mấy cái vòng tay cho cháu chưa?” Ông thợ bạc dí dỏm nói với cô gái: “Vòng tay thì chưa đánh xong, chỉ mới đánh xong hình người thôi.” Cô gái Tày không hiểu ông thợ bạc nói gì nên hỏi: “Cháu có nhờ bác đánh hình người đâu.” Ông thợ bạc chỉ vào tớ: “Cô không nhìn thấy hình người tôi vừa đánh xong ngồi kia à?” Cô gái Tày cười khúc khích. Ông thợ bạc giới thiệu hai đứa với nhau rồi bảo: “Công văn giấy tờ đâu đưa bác giữ cho, lát nữa cậu Kim về lấy. Cậu Kim muốn xem chợ phiên vùng cao như thế nào, cháu Lê dẫn cậu ấy đi xem đi.” Tớ tự nhiên thấy ngượng quá nên nói với ông thợ bạc: “Thôi bác ạ. Bác để cho cháu nhận công văn giấy tờ để về cho sớm.” Ông thợ bạc cười to: “Này, con trai như thế là hèn nhớ chưa. Hơn nữa trong trường hợp không cần giữ bí mật thì cũng cần biết người đồng chí của mình để vững tin thêm trong công tác cách mạng.” Nghe ông thợ bạc bảo thế, cô Lê hỏi tớ: “Anh có biết cưỡi ngựa không?” Tớ cười và đáp: “Tôi chỉ biết cưỡi trâu thôi. Còn ngựa chưa cưỡi bao giờ.” Thế là cô Lê dẫn tớ đi xem khắp chợ. Đấy, tớ và chị Lê cậu quen biết nhau như thế đấy. Năm ấy tớ mười bảy tuổi. Còn chị chú mười lăm tuổi.
Hành cười:
- Như vậy là tảo hôn à?
- Đã cưới nhau đâu mà gọi là tảo hôn. Với lại lúc ấy có cưới cũng chẳng phạm luật vì dưới thời phong kiến chuyện mười bốn, mười lăm tuổi đã nên vợ nên chồng là chuyện thường. Cậu thấy chị Lê cậu tuyệt không?
- Quá tuyệt.
- Đúng. Cô Lê nhà tớ là một người phụ nữ tuyệt vời trong những người phụ nữ tuyệt vời. Con cái, nhà cửa một mình cô ấy vun vén. Còn tớ không khác gì một nhánh tầm gửi.
Xe ông Kim chạy vào cơ quan huyện Thạch Sơn.
Bầu từ trong văn phòng chạy ra:
- Mấy anh em đang định sáng mai kéo nhau lên bệnh viện để thăm bí thư. Bí thư ra viện từ khi nào?
- Ra khỏi bệnh viện đến luôn chỗ các cậu. Cậu Khảng đi đâu?
- Đồng chí Khảng đi xuống kiểm tra Hợp tác xã Vân Lĩnh.
- Kiểm tra chuyện gì?
- Xã viên có đơn tố cáo Ban quản trị tham ô công quỹ của Hợp tác xã.
- Nghiêm trọng không?
- Một tấn lúa và 116 đồng.
- 116 đồng thì hết mẹ công quỹ rồi còn gì. Nếu kiểm tra đúng như vậy thì tống chúng nó vào tù tất. Ăn như vậy có khác gì ăn xương, ăn máu của dân. Đúng là quân vô lương. Tay Khảng đi một mình hay có ai đi nữa không?
- Các đồng chí trong Ban kiểm tra huyện ủy cùng đi với đồng chí Khảng.
- Các cậu phải làm nghiêm vụ này. Lôi cổ chúng ra trị đến nơi đến chốn.
- Vâng. Nếu kiểm tra thấy đúng như đơn tố cáo của quần chúng, chúng em sẽ có hình thức kỷ luật thích đáng. Bí thư ngồi uống nước. Em xuống nhà bếp báo cơm, trưa nay mời bí thư ở lại ăn cơm với chúng em.
- Không phải lo cơm nước. Tớ làm việc với cậu một lát rồi về. Công việc ở nhà đang bề bộn, sốt ruột lắm. Tưởng chỉ nằm bệnh viện vài tuần rồi về. Không ngờ kéo dài hơn một tháng. Lần sau đừng hòng bắt tớ vào bệnh viện.
- Công việc cả đời. Ốm đau nằm viện một tháng để chữa cho lành bệnh, có gì mà bí thư phải sốt ruột.
- Chớp mắt mấy cái đã hết ngày giờ rồi cậu ạ. Thôi ta vào việc nhé.
Bầu hỏi:
- Bí thư không ăn cơm thật à?
- Bảo không là không.
- Đồng chí Thoảng đang ở nhà, có cho gọi anh ấy qua luôn không ạ.
- Tớ làm việc với cậu, có gì cậu trao đổi lại với thường vụ huyện ủy sau. Này, cậu có thường xuyên xuống Hợp tác xã Thạch Lôi không?
- Tháng nào em cũng xuống đó một lần. Có tháng xuống hai lần.
- Xuống Thạch Lôi mỗi tháng từ một đến hai lần mà không thấy gì thì cậu đúng là một ông quan huyện cưỡi ngựa xem hoa.
- Lần đầu tiên em thấy bí thư nói vòng nói vèo đấy.
- Tại cậu chậm hiểu nên mới nghĩ tớ nói vòng nói vèo. Vậy tớ hỏi cậu có thấy ở Thạch Lôi có hàng chục héc-ta đất chân rừng bị bỏ hoang không?
Bầu cười:
- Em tưởng chuyện gì chứ đất chân rừng bỏ hoang ai mà không thấy ạ.
- Vậy cậu không thấy xót ruột à?
- Đau lòng xót ruột gì thì cũng chỉ biết đứng mà nhìn chứ bí thư bảo làm gì bây giờ? Hợp tác xã còn chưa kham nổi diện tích đang canh tác thì ôm làm sao nổi mấy chục héc-ta đất chân rừng nữa.
- Sao không chia cho các hộ xã viên vỡ hoang để trồng trọt?
- Bí thư lại xui dại em rồi. Lấy đất công chia cho hộ xã viên làm ăn riêng lẻ có mà đi tù mục xương.
Ông Kim hỏi:
- Mồm để đâu mà không biết cãi với tòa án.
- Làm sai chủ trương chính sách của Đảng còn cãi gì được nữa.
- Tớ mà đứng trước tòa án, tớ chỉ hỏi các quan tòa một câu thôi. Để đất bỏ hoang cho cỏ mọc và cho dân khai phá để làm ra của cải, ai là kẻ có tội. Làm cho dân no và để cho dân đói, ai sẽ có tội nặng hơn? Nếu tòa chứng minh để cho dân no là có tội thì tớ sẵn sàng vào tù.
Bầu thở dài:
- Cái tội làm sai chủ trương đường lối vẫn to hơn cái tội để cho dân đói bí thư ạ.
Ông Kim cười:
- Những thằng như cậu vào tù cũng đáng. Đùa cho vui thôi chứ phải tìm cách khai hoang số đất chân rừng cậu ạ. Để vậy phí lắm. Tớ thỉnh thoảng vào ngồi nói chuyện với các cụ ở Thạch Lôi, các cụ có đề nghị tớ cho phép dân khai phá để trồng trọt. Tớ hứa với các cụ là sẽ bàn với huyện về cách thức cho dân khai phá số đất bỏ hoang nói trên. Hôm nay tớ muốn bàn với các cậu xem làm cách nào để giải quyết.
- Không phải chúng em không nghĩ đến việc này nhưng thấy khó quá. Cũng đã bàn với các cậu lãnh đạo ở Thạch Lôi mấy lần rồi. Nhưng các cậu ấy bảo đất Hợp tác chưa làm hết, khai hoang thêm rồi tiếp tục bỏ hoang chứ chẳng làm gì. Bí thư còn lạ gì đặc điểm của huyện miền núi chúng em. Đất rộng người thưa. Vụ nào các Hợp tác cũng không làm hết đất. Còn chia cho dân làm như bí thư gợi ý thì chúng em không dám. Hãi lắm.
Ông Kim bảo:
- Theo tớ các cậu cứ mạnh dạn chia cho dân tự khai phá để trồng trọt. Hai năm đầu hoa lợi cho hưởng tất. Năm thứ ba khoán cho dân trồng chè và trồng cọ. Hai loại cây này thu lợi gấp hàng chục lần cây lúa đấy cậu ạ. Phải biết nhìn xa ra năm năm, mười năm chứ đừng nhìn vào nồi cơm hàng ngày. Nếu các cậu sợ cấp trên bắt tội chia đất cho dân thì các cậu cứ đổ tội ấy lên đầu tớ. Tớ có ối lí lẽ để cãi với trên.
Bầu cười:
- Nỡ lòng nào chúng em để cho bí thư chịu lấy một mình.
- Các cậu sợ thì tớ chịu một mình cũng được chứ sao.
Bầu nhìn ông Kim không chớp mắt. Tự dưng anh muốn đứng lên đi đến ôm chặt lấy ông nói một câu gì đó biểu lộ hết tình cảm của mình đối với người bí thư tỉnh ủy mà anh hằng tin yêu, ngưỡng mộ. Nhưng rồi anh chỉ nói được:
- Thôi, việc này để chúng em chịu tất. Tuần này em sẽ triệu tập họp thường vụ, mời đảng ủy và Ban chủ nhiệm Thạch Lôi lên để bàn chuyện này. Bí thư vừa ý chưa.
- Lúc nào nhìn thấy các cậu làm mới nói là vừa ý hay không chứ các cậu họp bàn biết sao mà vừa ý được. Nhỡ các cậu bàn suông thì sao.
- Mấy bà mẹ chồng khó tính có khi phải gọi bí thư bằng cụ kỵ ba đời.
Nói xong Bầu cười vui vẻ. Ông Kim nhấp một ngụm nước rồi nói thong thả:
- Có lẽ không cần triệu tập họp thường vụ làm gì. Có họp các cậu cũng chẳng giải quyết nổi đâu. Theo tớ, cậu và cậu Khảng xuống Thạch Lôi cùng với đảng ủy, Ban quản trị và mời các cụ già ở đó mở một cuộc họp giống như hội nghị Diên Hồng ấy. Các cụ sẽ chỉ cho các cậu nên làm như thế nào với mấy chục héc-ta đất chân rừng kia. Khi đã trở thành ý nguyện của dân rồi thì chẳng ai làm gì được các cậu đâu.
Bầu trở nên phấn chấn:
- Có khi chúng em phải làm theo gợi ý của bí thư thật. Thú thật là chúng em đang bí lắm.
- Quyết tâm chứ?
- Không quyết tâm cũng chẳng được với bí thư. Không làm được mặc sức nghe chửi.
- Chửi đã may. Có khi tớ còn cách chức bí thư huyện ủy của cậu cũng chưa biết chừng. Vậy là tớ yên tâm rồi. Tớ về đây.
Nói xong ông Kim đứng lên. Bầu ngập ngừng giây lát rồi nói ấp úng:
- Có việc này em muốn báo cáo với bí thư.
Ông Kim nhìn điệu bộ của Bầu rồi hỏi:
- Có chuyện gì mà mặt cậu nghệt ra thế?
- Chuyện này đáng ra em phải báo cáo kịp thời với bí thư khi vừa mới phát hiện ra nhưng chưa biết báo cáo bằng cách nào. Nhân tiện đây em cũng xin báo cáo luôn với bí thư. Huyện em có Hợp tác xã Mạc Sơn vụ mùa vừa rồi tìm cách giao khoán cho đội cho tổ tự quản lấy công việc mà làm với nhau, không phải đánh kẻng đánh mõ gì. Nhưng có lẽ chưa bàn bạc thật kỹ trước khi làm cho nên chồng chéo nhau đôi chỗ rối như gà mắc tóc. Tuy vậy vụ mùa vừa rồi năng suất cũng cao hơn hẳn các vụ trước. Công điểm từ hai lạng ba một công, vụ vừa rồi đã lên đến bảy lạng một công, coi như gấp ba. Họ làm giấu làm diếm với nhau nên chúng em không biết. Mãi gần đây nghe nhiều người xì xào chúng em mới xuống kiểm tra thì đúng như vậy thật.
Ông Kim nghe Bầu nói xong vỗ hai bàn tay vào nhau tỏ vẻ hân hoan:
- Chuyện hay thế việc gì cậu phải ấp a ấp úng như người ngậm hạt thị thế hả. Cậu xuống nhà bếp báo cho tớ hai suất cơm. Ăn xong cậu dẫn tớ xuống Mạc Sơn. Tớ muốn hỏi xem khoán kiểu gì mà chồng chéo lộn xộn. Nhân tố mới đấy cậu ạ. Các cậu phải quan tâm chỉ đạo để cho nó đi đúng hướng. Đừng làm nó thui chột và cũng đừng để nó làm lung tung.
Bầu ngồi ngẩn ra nhìn ông Kim. Vốn đã biết tâm huyết và tác phong xông xáo của ông Kim lâu nay. Giờ đây trước hành động gần như đột xuất của ông khiến lòng ngưỡng mộ trong Bầu tăng lên bội phần. Lần nữa anh muốn nói một câu gì đó để bày tỏ nỗi lòng của mình nhưng không biết nói gì. Thấy Bầu vẫn ngồi yên, ông Kim giục:
- Cậu sao thế. Bảo đi báo cho tớ hai suất cơm kìa mà.
Bầu giật mình:
- Vâng. Em đi báo cơm ngay đây.
Nói rồi Bầu vội vã ra khỏi phòng. Ông Kim cũng đứng lên đi ra xe lấy điếu cày cho thuốc vào hút.
Hành hỏi:
- Đã về chưa bí thư?
- Ăn cơm trưa ở đây rồi đi xuống xã.
Hành ngạc nhiên:
- Có việc gì mà bí thư thay đổi đột ngột thế?
- Ở Thạch Sơn có một xã tìm cách thay đổi cách khoán cậu ạ. Phải xuống đấy xem sao.
Hành cười:
- Chị Lê nói không sai. Ăn cũng nói đến Hợp tác xã, ngủ cũng nói đến Hợp tác xã. Đến nói mơ cũng gọi Hợp tác xã.
Ông Kim rít một hơi thuốc lào rồi cười hồn nhiên. Hành lắc đầu cười theo.
Bác sĩ Hoàng lưu luyến bắt tay ông Kim:
- Anh cố gắng bảo tồn cho tốt cái dạ dày của anh đấy nhé. Để chảy máu một lần nữa là nguy đấy.
- Cậu không phải lo. Lần này về tớ đến xí nghiệp cơ khí của tỉnh nhờ chúng nó cho mấy mũi hàn vào những chỗ sắp thủng là coi như không bao giờ làm phiền các cậu nữa.
- Bí thư còn nợ em hai ván tú-lơ-khơ đấy nhé. Hôm nào lên chỗ em để gỡ lại – Đại cầm tay ông Kim vừa lắc vừa nói.
- Cậu cứ làm cho Hợp tác của cậu chuyển biến như đã hứa với tớ, tớ sẽ lên và đem tặng cậu một bộ tú-lơ-khơ chưa bóc tem.
- Em hứa với bí thư, Hợp tác xã Đông Mỹ sẽ vượt Hồng Vân và Đằng Xá cho mà xem.
Ông Kim cười bảo:
- Mọi người làm chứng đấy nhé. Nếu cậu thất hứa, tớ sẽ xẻo dái vứt cho mèo ăn.
Mấy cô y tá nữ ôm lưng nhau cười khúc khích.
- Riêng hình phạt ấy thì mong bí thư tha cho em. Em chưa có con trai bí thư ạ.
Ông Kim nhìn bao quát mọi người ra tiễn:
- Thôi muộn rồi. Tớ còn ghé qua huyện ủy Thạch Sơn bàn một số việc. Cám ơn mọi người đã ra tiễn. Chúc ở lại yên tâm điều trị – Nói xong ông Kim bước lên xe đưa tay vẫy mọi người.
- Đi lên ủy ban huyện Thạch Sơn hả bí thư? – Hành hỏi khi xe nổ máy.
- Ừ.
Nhìn thấy cái điếu cày dựng ở thành xe, ông Kim khen:
- Cậu vẫn nhớ cầm điếu cày cho tớ thì giỏi thật.
- Chị đưa cho em đem theo đấy. Em xuống hỏi chị có đi theo xe lên đón anh về không thì thấy chị đang rửa điếu để cho em cầm lên cho anh. Anh thấy chị có tuyệt vời không?
- Tuyệt vời quá đi chứ. Cậu thấy chị cậu có xinh không?
- Anh khéo chọn thật.
- Con gái điền chủ đấy cậu ạ. Gia đình giàu có nhưng có tinh thần yêu nước. Trước Cách mạng Tháng Tám thường xuyên nuôi giấu cán bô cách mạng ở trong nhà. Bản thân chị cậu cũng thoát li. Nhờ thế chúng tớ mới lấy được nhau chứ một anh thành phần bần cố nông như tớ đến sờ cái móng tay cô ấy chưa chắc đã được chứ nói gì lấy cô ấy làm vợ.
- À, em hỏi nhé. Làm sao mà anh quen chị được?
- Chuyện dài lắm. Đó là một mối tình cách mạng, tình kháng chiến. Nếu diễn ra có chương, có hồi, có đầu có đuôi chẳng thua kém gì chuyện Tam Quốc…
Vừa đi, ông Kim kể lại câu chuyện đời mình. Mười ba tuổi ông đã đi ở chăn trâu cho địa chủ Đình. Mười sáu tuổi đã trở thành một anh thợ cày thực thụ. Tạng người tuy to xác nhưng chẳng khi nào có da có thịt. Ngày đi ở, người cậu trai gầy như cái que.
- Được cái tớ khỏe lắm cậu ạ. Suốt ngày dầm mưa dãi nắng. Bữa cơm chỉ có nước tương với cà nén mà chẳng biết ốm đau là cái gì. Tớ vốn siêng năng lại thật thà nên vợ chồng địa chủ Đình đối xử với tớ tử tế hơn những người đi ở khác. Năm ấy, tớ không nhớ là năm bao nhiêu, hình như tớ đã mười sáu, mười bảy tuổi gì đó. Sau vụ cấy chiêm, tớ đến gặp vợ chồng địa chủ Đình. Tớ thưa gửi lễ phép lắm: “Thưa ông, công việc cấy hái xong rồi, cháu xin phép ông bà cho cháu về thăm nhà mấy hôm.” Địa chủ Đình hỏi, “mày định về mấy hôm?” Tớ bảo, “dạ, tùy ông bà ạ.” Ông ta bảo, “cho mày về ba hôm. Mày bảo với quản lí Đụng đong cho ít gạo mang về. Lấy tiền về lại mất công đi đong gạo.” Tớ mang hai chục bơ gạo với bộ áo quần vá chằng vá đụp đựng trong chiếc bị cói đi về nhà. Bước vào nhà, thấy bố tớ đang ngồi nói chuyện với một người đàn ông chừng ba mươi tuổi, có khuôn mặt tròn, nước da trắng, đặc biệt đôi mắt sáng vừa thông minh vừa cương nghị. Tớ chào người đàn ông rồi đi xuống dưới bếp. Mẹ tớ bảo, đấy là cậu Chính, anh em họ của mẹ, cậu ấy đang đi học ở Hà Nội nên con không gặp đấy thôi. Cậu ấy đang ở nhờ nhà ta để ôn bài vở gì đó. Con không được kể với ai có cậu Chính ở trong nhà mình nhé.
Hành định hỏi thì ông đã kể tiếp:
- Buổi chiều hôm đó cậu Chính gặp tớ. Cậu ấy hỏi: “Em ở làm thuê cho địa chủ có khổ lắm không?” Tớ nói chỉ vất vả thôi chứ không khổ vì được ăn no hơn ở nhà. Cậu Chính liền nói: “Em tưởng địa chủ Đình thương em lắm à? Không đâu. Em xem, vợ chồng, con cái nó chẳng đổ một giọt mồ hôi mà sống trong nhung lụa gấm vóc. Ngồi mát ăn bát vàng. Còn những người như em ăn ngoài đồng, ngủ ngoài đồng. Bán mặt cho đất bán lưng cho trời nhưng em thử cúi xuống nhìn bộ quần áo em đang mặc xem có bao nhiêu miếng vá. Em thử để ý xem mấy con chó nhà địa chủ Đình ăn có sướng hơn em không. Còn một ngày còn giai cấp địa chủ thì giai cấp nông dân còn khổ em ạ.”
Tớ lắng nghe cậu Chính nói và mang máng hiểu ra đôi chút. Có điều tớ không hiểu vì sao bố mẹ tớ bảo người đàn ông ấy là em họ, nhưng khi nói chuyện không xưng cậu cháu mà chỉ xưng anh em. Tớ đưa thắc mắc ấy ra hỏi bố tớ. Bố tớ bảo: “Cậu ấy còn trẻ, xưng cậu cháu, cậu ấy ngượng nên xưng anh em cho nó tự nhiên.” Hai ngày ở thăm nhà, cậu Chính còn nói với tớ bao nhiêu chuyện mà tớ chưa nghe bao giờ. Hôm tớ trở lại nhà địa chủ Đình, cậu Chính bảo: “Em không phải đi ở cho địa chủ nữa. Về nhà, anh có công việc cho em làm.” Đấy. Mở đầu con đường tớ tham gia cách mạng là thế đấy cậu ạ. Tớ được ông Trung Chính giao cho công việc làm liên lạc. Mỗi tuần vài lần bí mật cầm công văn, thư từ gì đó của ông ấy đem giao cho một ông thợ bạc ở phố huyện Sơn Dương và nhận những giấy tờ, công văn từ tay ông thợ bạc đem về cho ông Trung Chính.
Hành à lên:
- Vậy chính là ông Trung Chính từ ngày đó. Nhưng còn chị…
- Từ từ đã. Khi đã trở thành thân thiết với ông thợ bạc, một hôm ông ấy bảo tớ: “Cô cậu cứ như mặt trăng với mặt trời. Mặt trăng lặn, mặt trời mọc. Đến lượt mặt trời mọc, mặt trăng lại lặn.” Tớ chẳng hiểu ông thợ bạc nói gì nên hỏi: “Bác nói thế là nghĩa thế nào?” Ông thợ bạc cười: “Cậu có biết ai chuyển công văn, giấy tờ cho cậu không?” Tớ bảo: “Bác chứ ai.” Ông thợ bạc bảo: “Tôi là người giữ hộ để đưa cho cậu thôi. Còn người cầm công văn, giấy tờ ở An toàn khu đến để giao cho cậu là một cô gái Tày xinh lắm. Cậu có muốn gặp cô ấy không?” Tớ ngây thơ hỏi lại: “Gặp để làm gì hả bác?” Ông thợ bạc bảo: “Để ngắm chứ để làm gì nữa. Xinh và ngoan lắm. Thỉnh thoảng cô ấy còn cưỡi ngựa tới đây trông oai phong lẫm liệt như Bà Trưng, Bà Triệu ấy.” Tớ hỏi: “Thế cô ấy không giữ kỷ luật bí mật à?” Ông thợ bạc nói với tớ: “Cả cái phố huyện này không ai không biết cô ấy là con gái ông Tổng Dinh, một ông chánh tổng giàu có ở vùng này. Thấy cô tiểu thư một tuần ra vào nhà tôi mấy lần, người ta cứ nghĩ là cô ấy đi sắm trang sức nên chẳng việc gì phải giữ bí mật. Hôm nào cậu lên sớm ở nhà tôi chơi một ngày, thế nào cũng được gặp cô Lê đấy.”
Tớ bắt đầu tò mò hỏi: “Cô ấy tên là Lê à?” “Ừ. Cô Lê thích mặc quần áo của người Tày chứ thực ra vợ chồng ông tổng Dinh đều là người Kinh. Hình như gốc người ở Lập Thạch dưới Vĩnh Yên thì phải. Có định xem mặt cô ấy không. Nếu muốn xem mặt thì ngày mồng sáu cậu lên đây. Hôm ấy là ngày phiên chợ, cũng là ngày cô ấy đem giấy tờ xuống chỗ tôi đấy.” Tớ nghe nói đến phiên chợ vùng cao vui và nhiều thứ lạ lắm nhưng chưa được xem lần nào nên khi nghe ông thợ bạc nói vậy tớ mừng quá bảo: “Hôm ấy cháu chỉ lên xem chợ phiên thôi. Cháu chưa nhìn thấy chợ phiên ở vùng cao bao giờ.” Ông thợ bạc nháy mắt tinh quái nói với tớ: “Ừ, thì cậu lên xem để cho biết chợ phiên.”
Đúng ngày mồng sáu tớ ra đi thật sớm. Lên đến phố huyện mặt trời mới ló chừng vài cây sào. Thấy tớ, ông thợ bạc tủm tỉm cười: “Chợ chưa đông kẻ cắp đã tới. Tự nhiên tớ thấy ngượng và hỏi một câu nhạt như nước ốc: “Các thứ công văn giấy tờ đã có chưa để cháu cầm về hả bác?” Ông thợ bạc nói ngay: “Hôm trước cậu bảo muốn lên xem chợ phiên vùng cao như thế nào, sao đòi về sớm thế?” Tớ nghe ông thợ bạc nói thế càng ngượng và nói một câu hết sức ngớ ngẩn: “Chợ phiên vùng cao chắc chẳng khác chợ phiên vùng cháu là bao.” “Rồi xem. Công văn giấy tờ chưa có đâu. Đấy. Vừa nói tới là đến.” Một cô gái Tày vai đeo túi thổ cẩm, ngồi trên mình con ngựa đang thong dong đi về phía nhà ông thợ bạc. Cô gái xuống, buộc ngựa vào một gốc cây rồi bước vào nhà. Nhìn thấy tớ là người lạ, cô gái thoáng giật mình đứng chững lại. Chỉ mấy giây đồng hồ, cô gái hỏi ông thợ bạc: “Bác đã đánh xong mấy cái vòng tay cho cháu chưa?” Ông thợ bạc dí dỏm nói với cô gái: “Vòng tay thì chưa đánh xong, chỉ mới đánh xong hình người thôi.” Cô gái Tày không hiểu ông thợ bạc nói gì nên hỏi: “Cháu có nhờ bác đánh hình người đâu.” Ông thợ bạc chỉ vào tớ: “Cô không nhìn thấy hình người tôi vừa đánh xong ngồi kia à?” Cô gái Tày cười khúc khích. Ông thợ bạc giới thiệu hai đứa với nhau rồi bảo: “Công văn giấy tờ đâu đưa bác giữ cho, lát nữa cậu Kim về lấy. Cậu Kim muốn xem chợ phiên vùng cao như thế nào, cháu Lê dẫn cậu ấy đi xem đi.” Tớ tự nhiên thấy ngượng quá nên nói với ông thợ bạc: “Thôi bác ạ. Bác để cho cháu nhận công văn giấy tờ để về cho sớm.” Ông thợ bạc cười to: “Này, con trai như thế là hèn nhớ chưa. Hơn nữa trong trường hợp không cần giữ bí mật thì cũng cần biết người đồng chí của mình để vững tin thêm trong công tác cách mạng.” Nghe ông thợ bạc bảo thế, cô Lê hỏi tớ: “Anh có biết cưỡi ngựa không?” Tớ cười và đáp: “Tôi chỉ biết cưỡi trâu thôi. Còn ngựa chưa cưỡi bao giờ.” Thế là cô Lê dẫn tớ đi xem khắp chợ. Đấy, tớ và chị Lê cậu quen biết nhau như thế đấy. Năm ấy tớ mười bảy tuổi. Còn chị chú mười lăm tuổi.
Hành cười:
- Như vậy là tảo hôn à?
- Đã cưới nhau đâu mà gọi là tảo hôn. Với lại lúc ấy có cưới cũng chẳng phạm luật vì dưới thời phong kiến chuyện mười bốn, mười lăm tuổi đã nên vợ nên chồng là chuyện thường. Cậu thấy chị Lê cậu tuyệt không?
- Quá tuyệt.
- Đúng. Cô Lê nhà tớ là một người phụ nữ tuyệt vời trong những người phụ nữ tuyệt vời. Con cái, nhà cửa một mình cô ấy vun vén. Còn tớ không khác gì một nhánh tầm gửi.
Xe ông Kim chạy vào cơ quan huyện Thạch Sơn.
Bầu từ trong văn phòng chạy ra:
- Mấy anh em đang định sáng mai kéo nhau lên bệnh viện để thăm bí thư. Bí thư ra viện từ khi nào?
- Ra khỏi bệnh viện đến luôn chỗ các cậu. Cậu Khảng đi đâu?
- Đồng chí Khảng đi xuống kiểm tra Hợp tác xã Vân Lĩnh.
- Kiểm tra chuyện gì?
- Xã viên có đơn tố cáo Ban quản trị tham ô công quỹ của Hợp tác xã.
- Nghiêm trọng không?
- Một tấn lúa và 116 đồng.
- 116 đồng thì hết mẹ công quỹ rồi còn gì. Nếu kiểm tra đúng như vậy thì tống chúng nó vào tù tất. Ăn như vậy có khác gì ăn xương, ăn máu của dân. Đúng là quân vô lương. Tay Khảng đi một mình hay có ai đi nữa không?
- Các đồng chí trong Ban kiểm tra huyện ủy cùng đi với đồng chí Khảng.
- Các cậu phải làm nghiêm vụ này. Lôi cổ chúng ra trị đến nơi đến chốn.
- Vâng. Nếu kiểm tra thấy đúng như đơn tố cáo của quần chúng, chúng em sẽ có hình thức kỷ luật thích đáng. Bí thư ngồi uống nước. Em xuống nhà bếp báo cơm, trưa nay mời bí thư ở lại ăn cơm với chúng em.
- Không phải lo cơm nước. Tớ làm việc với cậu một lát rồi về. Công việc ở nhà đang bề bộn, sốt ruột lắm. Tưởng chỉ nằm bệnh viện vài tuần rồi về. Không ngờ kéo dài hơn một tháng. Lần sau đừng hòng bắt tớ vào bệnh viện.
- Công việc cả đời. Ốm đau nằm viện một tháng để chữa cho lành bệnh, có gì mà bí thư phải sốt ruột.
- Chớp mắt mấy cái đã hết ngày giờ rồi cậu ạ. Thôi ta vào việc nhé.
Bầu hỏi:
- Bí thư không ăn cơm thật à?
- Bảo không là không.
- Đồng chí Thoảng đang ở nhà, có cho gọi anh ấy qua luôn không ạ.
- Tớ làm việc với cậu, có gì cậu trao đổi lại với thường vụ huyện ủy sau. Này, cậu có thường xuyên xuống Hợp tác xã Thạch Lôi không?
- Tháng nào em cũng xuống đó một lần. Có tháng xuống hai lần.
- Xuống Thạch Lôi mỗi tháng từ một đến hai lần mà không thấy gì thì cậu đúng là một ông quan huyện cưỡi ngựa xem hoa.
- Lần đầu tiên em thấy bí thư nói vòng nói vèo đấy.
- Tại cậu chậm hiểu nên mới nghĩ tớ nói vòng nói vèo. Vậy tớ hỏi cậu có thấy ở Thạch Lôi có hàng chục héc-ta đất chân rừng bị bỏ hoang không?
Bầu cười:
- Em tưởng chuyện gì chứ đất chân rừng bỏ hoang ai mà không thấy ạ.
- Vậy cậu không thấy xót ruột à?
- Đau lòng xót ruột gì thì cũng chỉ biết đứng mà nhìn chứ bí thư bảo làm gì bây giờ? Hợp tác xã còn chưa kham nổi diện tích đang canh tác thì ôm làm sao nổi mấy chục héc-ta đất chân rừng nữa.
- Sao không chia cho các hộ xã viên vỡ hoang để trồng trọt?
- Bí thư lại xui dại em rồi. Lấy đất công chia cho hộ xã viên làm ăn riêng lẻ có mà đi tù mục xương.
Ông Kim hỏi:
- Mồm để đâu mà không biết cãi với tòa án.
- Làm sai chủ trương chính sách của Đảng còn cãi gì được nữa.
- Tớ mà đứng trước tòa án, tớ chỉ hỏi các quan tòa một câu thôi. Để đất bỏ hoang cho cỏ mọc và cho dân khai phá để làm ra của cải, ai là kẻ có tội. Làm cho dân no và để cho dân đói, ai sẽ có tội nặng hơn? Nếu tòa chứng minh để cho dân no là có tội thì tớ sẵn sàng vào tù.
Bầu thở dài:
- Cái tội làm sai chủ trương đường lối vẫn to hơn cái tội để cho dân đói bí thư ạ.
Ông Kim cười:
- Những thằng như cậu vào tù cũng đáng. Đùa cho vui thôi chứ phải tìm cách khai hoang số đất chân rừng cậu ạ. Để vậy phí lắm. Tớ thỉnh thoảng vào ngồi nói chuyện với các cụ ở Thạch Lôi, các cụ có đề nghị tớ cho phép dân khai phá để trồng trọt. Tớ hứa với các cụ là sẽ bàn với huyện về cách thức cho dân khai phá số đất bỏ hoang nói trên. Hôm nay tớ muốn bàn với các cậu xem làm cách nào để giải quyết.
- Không phải chúng em không nghĩ đến việc này nhưng thấy khó quá. Cũng đã bàn với các cậu lãnh đạo ở Thạch Lôi mấy lần rồi. Nhưng các cậu ấy bảo đất Hợp tác chưa làm hết, khai hoang thêm rồi tiếp tục bỏ hoang chứ chẳng làm gì. Bí thư còn lạ gì đặc điểm của huyện miền núi chúng em. Đất rộng người thưa. Vụ nào các Hợp tác cũng không làm hết đất. Còn chia cho dân làm như bí thư gợi ý thì chúng em không dám. Hãi lắm.
Ông Kim bảo:
- Theo tớ các cậu cứ mạnh dạn chia cho dân tự khai phá để trồng trọt. Hai năm đầu hoa lợi cho hưởng tất. Năm thứ ba khoán cho dân trồng chè và trồng cọ. Hai loại cây này thu lợi gấp hàng chục lần cây lúa đấy cậu ạ. Phải biết nhìn xa ra năm năm, mười năm chứ đừng nhìn vào nồi cơm hàng ngày. Nếu các cậu sợ cấp trên bắt tội chia đất cho dân thì các cậu cứ đổ tội ấy lên đầu tớ. Tớ có ối lí lẽ để cãi với trên.
Bầu cười:
- Nỡ lòng nào chúng em để cho bí thư chịu lấy một mình.
- Các cậu sợ thì tớ chịu một mình cũng được chứ sao.
Bầu nhìn ông Kim không chớp mắt. Tự dưng anh muốn đứng lên đi đến ôm chặt lấy ông nói một câu gì đó biểu lộ hết tình cảm của mình đối với người bí thư tỉnh ủy mà anh hằng tin yêu, ngưỡng mộ. Nhưng rồi anh chỉ nói được:
- Thôi, việc này để chúng em chịu tất. Tuần này em sẽ triệu tập họp thường vụ, mời đảng ủy và Ban chủ nhiệm Thạch Lôi lên để bàn chuyện này. Bí thư vừa ý chưa.
- Lúc nào nhìn thấy các cậu làm mới nói là vừa ý hay không chứ các cậu họp bàn biết sao mà vừa ý được. Nhỡ các cậu bàn suông thì sao.
- Mấy bà mẹ chồng khó tính có khi phải gọi bí thư bằng cụ kỵ ba đời.
Nói xong Bầu cười vui vẻ. Ông Kim nhấp một ngụm nước rồi nói thong thả:
- Có lẽ không cần triệu tập họp thường vụ làm gì. Có họp các cậu cũng chẳng giải quyết nổi đâu. Theo tớ, cậu và cậu Khảng xuống Thạch Lôi cùng với đảng ủy, Ban quản trị và mời các cụ già ở đó mở một cuộc họp giống như hội nghị Diên Hồng ấy. Các cụ sẽ chỉ cho các cậu nên làm như thế nào với mấy chục héc-ta đất chân rừng kia. Khi đã trở thành ý nguyện của dân rồi thì chẳng ai làm gì được các cậu đâu.
Bầu trở nên phấn chấn:
- Có khi chúng em phải làm theo gợi ý của bí thư thật. Thú thật là chúng em đang bí lắm.
- Quyết tâm chứ?
- Không quyết tâm cũng chẳng được với bí thư. Không làm được mặc sức nghe chửi.
- Chửi đã may. Có khi tớ còn cách chức bí thư huyện ủy của cậu cũng chưa biết chừng. Vậy là tớ yên tâm rồi. Tớ về đây.
Nói xong ông Kim đứng lên. Bầu ngập ngừng giây lát rồi nói ấp úng:
- Có việc này em muốn báo cáo với bí thư.
Ông Kim nhìn điệu bộ của Bầu rồi hỏi:
- Có chuyện gì mà mặt cậu nghệt ra thế?
- Chuyện này đáng ra em phải báo cáo kịp thời với bí thư khi vừa mới phát hiện ra nhưng chưa biết báo cáo bằng cách nào. Nhân tiện đây em cũng xin báo cáo luôn với bí thư. Huyện em có Hợp tác xã Mạc Sơn vụ mùa vừa rồi tìm cách giao khoán cho đội cho tổ tự quản lấy công việc mà làm với nhau, không phải đánh kẻng đánh mõ gì. Nhưng có lẽ chưa bàn bạc thật kỹ trước khi làm cho nên chồng chéo nhau đôi chỗ rối như gà mắc tóc. Tuy vậy vụ mùa vừa rồi năng suất cũng cao hơn hẳn các vụ trước. Công điểm từ hai lạng ba một công, vụ vừa rồi đã lên đến bảy lạng một công, coi như gấp ba. Họ làm giấu làm diếm với nhau nên chúng em không biết. Mãi gần đây nghe nhiều người xì xào chúng em mới xuống kiểm tra thì đúng như vậy thật.
Ông Kim nghe Bầu nói xong vỗ hai bàn tay vào nhau tỏ vẻ hân hoan:
- Chuyện hay thế việc gì cậu phải ấp a ấp úng như người ngậm hạt thị thế hả. Cậu xuống nhà bếp báo cho tớ hai suất cơm. Ăn xong cậu dẫn tớ xuống Mạc Sơn. Tớ muốn hỏi xem khoán kiểu gì mà chồng chéo lộn xộn. Nhân tố mới đấy cậu ạ. Các cậu phải quan tâm chỉ đạo để cho nó đi đúng hướng. Đừng làm nó thui chột và cũng đừng để nó làm lung tung.
Bầu ngồi ngẩn ra nhìn ông Kim. Vốn đã biết tâm huyết và tác phong xông xáo của ông Kim lâu nay. Giờ đây trước hành động gần như đột xuất của ông khiến lòng ngưỡng mộ trong Bầu tăng lên bội phần. Lần nữa anh muốn nói một câu gì đó để bày tỏ nỗi lòng của mình nhưng không biết nói gì. Thấy Bầu vẫn ngồi yên, ông Kim giục:
- Cậu sao thế. Bảo đi báo cho tớ hai suất cơm kìa mà.
Bầu giật mình:
- Vâng. Em đi báo cơm ngay đây.
Nói rồi Bầu vội vã ra khỏi phòng. Ông Kim cũng đứng lên đi ra xe lấy điếu cày cho thuốc vào hút.
Hành hỏi:
- Đã về chưa bí thư?
- Ăn cơm trưa ở đây rồi đi xuống xã.
Hành ngạc nhiên:
- Có việc gì mà bí thư thay đổi đột ngột thế?
- Ở Thạch Sơn có một xã tìm cách thay đổi cách khoán cậu ạ. Phải xuống đấy xem sao.
Hành cười:
- Chị Lê nói không sai. Ăn cũng nói đến Hợp tác xã, ngủ cũng nói đến Hợp tác xã. Đến nói mơ cũng gọi Hợp tác xã.
Ông Kim rít một hơi thuốc lào rồi cười hồn nhiên. Hành lắc đầu cười theo.
Tác giả :
Vân Thảo