Bí Thư Tỉnh Ủy
Quyển 1 - Chương 16
Ông Kim pha ấm nước chè nhưng không uống, bước loanh quanh ra ngoài. Con đường nhựa bạc thếch, lở lói theo thời gian vài ba hôm lại phải chứng kiến những bước chân ưu tư của ông Kim đặt lên mình nó lúc thì buổi sáng, lúc chiều và cũng có lúc vào cả đêm khuya. Đi một vòng trở lại, ông thấy ông Quốc, Chủ tịch, Phó bí thư Tỉnh ủy đang ngồi rót nước uống một mình. Khác với thân hình nhăng nhẳng của ông Kim, ông Quốc kém ông Kim hai tuổi, người to lớn và có phần bệ vệ tự nhiên chứ không cố ý. Nếu bà Thường coi ông Kim là chú em mình thì ngược lại ông Quốc coi ông Kim như người anh trai, mọi chuyện vui buồn bao giờ cũng san sẻ cho nhau.
- Chè uống được không? – Vừa bước vào phòng, ông Kim hỏi.
- Anh pha mà chưa uống à?
- Tớ pha cho ông chứ tớ có nghiện chè đâu. Lâu lắm mới được phân phối một gói Ba Đình đấy, không biết đã mốc chưa?
- Còn uống được. Anh cho gọi tôi sang có việc gì đấy?
- Tình hình phát triển của Hợp tác xã nông nghiệp ngày càng bộc lộ rõ chiều hướng đi xuống rất đáng lo ngại. Tớ định bảo tay Đình soạn tài liệu để mở một đợt sinh hoạt chính trị cho các đảng viên trong toàn tỉnh về công tác nông nghiệp trong tình hình mới, định trao đổi với ông xem có nên không.
Ông Quốc cười:
- Cứ nghe anh gọi để bàn công việc là tôi đoán ngay anh gặp chỉ để bàn chuyện nông nghiệp và nông dân thôi chứ chẳng có chuyện gì.
- Tớ có hai thứ nghiện. Nghiện thuốc lào và nghiện nông dân ông không biết hay sao – Nhấp một ngụm nước, ông Kim nói tiếp – Mấy tuần vừa rồi tớ dành toàn bộ thời gian cùng với một số Bí thư huyện ủy đi xuống các Hợp tác xã để đánh giá tình hình sản xuất trong ba vụ lúa vừa qua. Làm rõ lí do vì sao vụ sau năng suất tiếp tục xuống thấp hơn vụ trước, vì sao nông dân không còn thiết tha với ruộng đồng, làm ẩu, làm dối. Câu hỏi đã được giải đáp phần nào. Quyền làm chủ của người nông dân trong sản xuất bị tước bỏ. Từ đó dẫn đến mâu thuẫn giữa lợi ích của người nông dân với Hợp tác xã. Khắc phục được việc này không phải dễ vì nó vướng vào chủ trương đường lối. Trong khi chờ cấp trên nghiên cứu và điều chỉnh lại một số điểm không hợp lí trong cơ chế, chúng ta cần mở một đợt sinh hoạt chính trị trong tỉnh đảng bộ. Tổ chức Đảng các cấp phải trả lời cho được câu hỏi: Vì sao tổ chức Đảng lãnh đạo trong lĩnh vực nông nghiệp mà để dân thiếu đói? Vì sao có đảng viên xin ra khỏi Đảng để làm kinh tế gia đình? Làm sao sản xuất phát triển nhằm đáp ứng với tình hình mới?
- Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp giống như một bức tường chắc chắn nhằm ngăn cản mọi tư tưởng và biện pháp được coi là không chính thống xâm nhập vào bên trong Hợp tác xã thì dù đảng viên có trách nhiệm đến mấy cũng chỉ biết đứng nhìn mà thôi.
Đang lúc ông Kim và ông Quốc nói chuyện say sưa thì ông Côn bước vào, người nhễ nhại mồ hôi.
- Về lúc nào thế? – Ông Kim hỏi.
- Vừa đạp xe về đây xong. Nhiều chuyện hay lắm nên chỉ kịp uống một ngụm nước rồi chạy qua đây để kể cho anh nghe – Ông Côn nói giọng hào hứng rồi kéo ghế ngồi xuống.
- Văn phòng vừa phát cho gói chè Ba Đình, vội gì thì vội, ngồi đấy nghỉ một lát cho khỏe, tớ đi pha ấm chè mới rồi mấy anh em vừa uống vừa nghe – Nói xong ông Kim cầm cái ấm đứng lên.
- Anh để đấy tôi đi pha cho – Ông Côn giành lấy cái ấm – Ai lại để bí thư đi pha nước cho mình uống bao giờ.
- Ngồi đấy. Tớ tình nguyện phục vụ.
Ông Kim bước ra sân đổ bã chè.
Ông Côn là ủy viên thường vụ, trưởng Ban nông nghiệp tỉnh ủy. Một con người năng nổ, nhiệt tình, tâm huyết với nông dân, vì thế ông Kim hết sức quý trọng. Cũng giống như ông Quốc, ông là phụ tá đắc lực của ông Kim. Từ việc nhỏ đến việc lớn, bao giờ ông Kim cũng hỏi ý kiến của ông Côn. Đưa chén nước mới pha cho ông Côn, ông Kim hỏi:
- Ông xuống Hồng Vân có đến sáu, bảy hôm ấy nhỉ?
- Chín hôm cả thảy.
- Tình hình ở đấy thế nào?
- Có hai việc nổi bật mà nếu không bị cấm đoán thì có thể nhân rộng ra toàn tỉnh.
- Sao lại có chuyện cấm đoán ở đây?
- Vì sao tôi sẽ nói với hai anh sau – Nói xong ông Côn kể lại chuyện đảng ủy và Ban quản trị xã Hồng Vân khoán cho các hộ xã viên nuôi cá trong ao vườn nhà mình, chia đất cho xã viên làm vụ ngô xen canh. Càng nghe mắt ông Kim càng sáng lên. Đến khi không kìm được nỗi vui mừng, khoái quá ông vỗ đùi kêu lên:
- Thế là đã có chiến sĩ xông lên mở cửa mở rồi các ông ạ!
- Sáng mai nhất định tớ phải xuống Vĩnh Hòa. Rủ cả chị Thường cùng đi. Nhất định tớ phải xuống đó mới được – Ông Kim nói giọng đầy hào hứng.
- Chè uống được không? – Vừa bước vào phòng, ông Kim hỏi.
- Anh pha mà chưa uống à?
- Tớ pha cho ông chứ tớ có nghiện chè đâu. Lâu lắm mới được phân phối một gói Ba Đình đấy, không biết đã mốc chưa?
- Còn uống được. Anh cho gọi tôi sang có việc gì đấy?
- Tình hình phát triển của Hợp tác xã nông nghiệp ngày càng bộc lộ rõ chiều hướng đi xuống rất đáng lo ngại. Tớ định bảo tay Đình soạn tài liệu để mở một đợt sinh hoạt chính trị cho các đảng viên trong toàn tỉnh về công tác nông nghiệp trong tình hình mới, định trao đổi với ông xem có nên không.
Ông Quốc cười:
- Cứ nghe anh gọi để bàn công việc là tôi đoán ngay anh gặp chỉ để bàn chuyện nông nghiệp và nông dân thôi chứ chẳng có chuyện gì.
- Tớ có hai thứ nghiện. Nghiện thuốc lào và nghiện nông dân ông không biết hay sao – Nhấp một ngụm nước, ông Kim nói tiếp – Mấy tuần vừa rồi tớ dành toàn bộ thời gian cùng với một số Bí thư huyện ủy đi xuống các Hợp tác xã để đánh giá tình hình sản xuất trong ba vụ lúa vừa qua. Làm rõ lí do vì sao vụ sau năng suất tiếp tục xuống thấp hơn vụ trước, vì sao nông dân không còn thiết tha với ruộng đồng, làm ẩu, làm dối. Câu hỏi đã được giải đáp phần nào. Quyền làm chủ của người nông dân trong sản xuất bị tước bỏ. Từ đó dẫn đến mâu thuẫn giữa lợi ích của người nông dân với Hợp tác xã. Khắc phục được việc này không phải dễ vì nó vướng vào chủ trương đường lối. Trong khi chờ cấp trên nghiên cứu và điều chỉnh lại một số điểm không hợp lí trong cơ chế, chúng ta cần mở một đợt sinh hoạt chính trị trong tỉnh đảng bộ. Tổ chức Đảng các cấp phải trả lời cho được câu hỏi: Vì sao tổ chức Đảng lãnh đạo trong lĩnh vực nông nghiệp mà để dân thiếu đói? Vì sao có đảng viên xin ra khỏi Đảng để làm kinh tế gia đình? Làm sao sản xuất phát triển nhằm đáp ứng với tình hình mới?
- Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp giống như một bức tường chắc chắn nhằm ngăn cản mọi tư tưởng và biện pháp được coi là không chính thống xâm nhập vào bên trong Hợp tác xã thì dù đảng viên có trách nhiệm đến mấy cũng chỉ biết đứng nhìn mà thôi.
Đang lúc ông Kim và ông Quốc nói chuyện say sưa thì ông Côn bước vào, người nhễ nhại mồ hôi.
- Về lúc nào thế? – Ông Kim hỏi.
- Vừa đạp xe về đây xong. Nhiều chuyện hay lắm nên chỉ kịp uống một ngụm nước rồi chạy qua đây để kể cho anh nghe – Ông Côn nói giọng hào hứng rồi kéo ghế ngồi xuống.
- Văn phòng vừa phát cho gói chè Ba Đình, vội gì thì vội, ngồi đấy nghỉ một lát cho khỏe, tớ đi pha ấm chè mới rồi mấy anh em vừa uống vừa nghe – Nói xong ông Kim cầm cái ấm đứng lên.
- Anh để đấy tôi đi pha cho – Ông Côn giành lấy cái ấm – Ai lại để bí thư đi pha nước cho mình uống bao giờ.
- Ngồi đấy. Tớ tình nguyện phục vụ.
Ông Kim bước ra sân đổ bã chè.
Ông Côn là ủy viên thường vụ, trưởng Ban nông nghiệp tỉnh ủy. Một con người năng nổ, nhiệt tình, tâm huyết với nông dân, vì thế ông Kim hết sức quý trọng. Cũng giống như ông Quốc, ông là phụ tá đắc lực của ông Kim. Từ việc nhỏ đến việc lớn, bao giờ ông Kim cũng hỏi ý kiến của ông Côn. Đưa chén nước mới pha cho ông Côn, ông Kim hỏi:
- Ông xuống Hồng Vân có đến sáu, bảy hôm ấy nhỉ?
- Chín hôm cả thảy.
- Tình hình ở đấy thế nào?
- Có hai việc nổi bật mà nếu không bị cấm đoán thì có thể nhân rộng ra toàn tỉnh.
- Sao lại có chuyện cấm đoán ở đây?
- Vì sao tôi sẽ nói với hai anh sau – Nói xong ông Côn kể lại chuyện đảng ủy và Ban quản trị xã Hồng Vân khoán cho các hộ xã viên nuôi cá trong ao vườn nhà mình, chia đất cho xã viên làm vụ ngô xen canh. Càng nghe mắt ông Kim càng sáng lên. Đến khi không kìm được nỗi vui mừng, khoái quá ông vỗ đùi kêu lên:
- Thế là đã có chiến sĩ xông lên mở cửa mở rồi các ông ạ!
- Sáng mai nhất định tớ phải xuống Vĩnh Hòa. Rủ cả chị Thường cùng đi. Nhất định tớ phải xuống đó mới được – Ông Kim nói giọng đầy hào hứng.
Tác giả :
Vân Thảo