Bí Mật Căn Phòng Đỏ (The red Pavilion)
Chương 8
Địch công chủ trì một phiên tòa
Ông thẩm vấn những người có liên quan đến vụ án
Địch công và Mã Tông bước xuống kiệu ở phía trước ngôi đền tuyệt đẹp nằm ở phía bắc của đường phố chính. Quan án đã nhận ra những cột trụ cao màu đỏ phía trước cánh cổng bằng cẩm thạch lộng lẫy khi ông đi ngang qua đây vào ngày hôm qua, lúc vừa mới đến đảo Thiên Đường.
- Đền thờ này thờ vị thần nào thế ? – ông hỏi người trưởng phu kiệu.
- Thờ Thần Tài, thưa đại nhân! Mỗi du khách khi đến hòn đảo này đều vào đó thắp hương và cầu nguyện trước khi thử vận may của mình tại các sòng bạc.
Nơi cư trú của Phong Đại đối diện trực tiếp với đền thờ. Đó là một khu dinh thự rộng lớn được bao quanh bởi một bức tường cao vừa mới trát vữa. Phong Đại đến gặp quan án tại sân phía trước được lót đá cẩm thạch trắng. Phía sau là một tòa nhà hai tầng rộng lớn với cánh cổng bằng gỗ được chạm khắc và mái nhà được trang trí bằng những phù điêu bằng đồng lấp lánh trong ánh nắng ban mai.
Phong dẫn quan án vào thư viện trong khi chờ ông ta thay đổi trang phục, quản gia của ông đưa Mã Tông đến văn phòng của bộ đầu ở phía đông để anh xác nhận rằng tất cả mọi thứ chuẩn bị cho phiên tòa đã sẵn sàng.
Phong mở cửa thư viện để Địch công bước vào, đó là một căn phòng lớn trang trí nội thất sang trọng. Ông mời quan án ngồi xuống chiếc bàn trà kiểu cổ bằng gỗ mun chạm khắc. Trong khi nhấm nháp tách trà thơm lừng quan án nhìn với vẻ tò mò kệ sách ở bức tường đối diện. Nó được chất đầy những quyển sách và một số trong đó gắn các ghi chú bằng giấy. Phong Đại, nhìn theo hướng nhìn của quan án, nói với một nụ cười gượng gạo:
- Bản thân tôi phải thú nhận rằng tôi không phải là một học giả, thưa đại nhân! Tôi mua những quyển sách này từ rất lâu, chủ yếu bởi vì tôi nghĩ đã là một thư viện thì phải có sách trong đó! Tôi sử dụng căn phòng này như một phòng tiếp khách, thật vậy. Nhưng bạn tôi, Tào Phan Tề, thường đến đây để tham khảo những quyển sách, ông ta quan tâm đến lịch sử và triết học. Và con gái tôi, Bích Ngọc, cũng sử dụng thư viện này. Cô ta đã có một số kỹ năng trong làm thơ và cô ta rất thích đọc sách.
- Sau đó, cô ta sẽ kết hôn với nhà thơ Khởi Vu Phổ và đó sẽ là “ một mối tình văn học do trời định ” như mọi người thường nói – Địch công vừa cười vừa nhận xét – Tôi nghe nói rằng chàng trai đó không được may mắn tại các sòng bạc, nhưng anh ta xuất thân từ một gia đình giàu có, tôi nghĩ thế.
- Không, không phải như thế. Anh ta đã mất tất cả mọi thứ mà anh ta có, đó là sự thật. Trong trường hợp này may mắn lại là kết quả của sự bất hạnh. Khi Khởi đến tìm tôi xin vay một ít tiền làm lộ phí để tiếp tục hành trình đi đến thủ đô, con gái tôi tình cờ nhìn thấy anh ta và ngay lúc đó yêu anh ta. Thật lòng mà nói, con gái tôi đã được mười chín tuổi và cho đến bây giờ luôn từ chối các người đến cầu hôn. Tôi mời Khởi đến nhà tôi một vài lần và tính toán cho anh ta thấy được con gái tôi. Sau đó Tào Phan Tề nói rằng Khởi có vẻ rất ấn tượng với con gái của tôi và Tào đứng ra làm người mai mối cho cuộc đính hôn của họ. Nếu nói về vấn đề tài chính, tôi được xem là một người đàn ông giàu có, và hạnh phúc của tôi chính là đứa con gái duy nhất mà tôi quan tâm chăm sóc. Nếu làm rể tôi, theo pháp luật, Khởi sẽ có rất nhiều quyền lợi và sung túc.
Ông ta dừng lại. Ông hắng giọng và hỏi sau một lúc do dự:
- Đại nhân có ý kiến gì về cái chết bất đắc kỳ tử của Hoa hậu ?
- Tôi không bao giờ cố đưa ra ý kiến trước khi tôi biết tất cả sự thật – quan án trả lời cộc lốc – Hiện nay chúng ta phải chờ kết quả khám nghiệm tử thi. Tôi cũng muốn biết thêm về người đàn ông đã tự sát vì cô ấy, viện sĩ Lý Liên. Cho tôi biết anh ta là loại người như thế nào ?
Phong trầm ngâm vuốt ria mép của ông ta.
- Tôi gặp anh ta duy nhất có một lần – ông trả lời chậm rãi – đó là vào ngày 19, khi anh ta đến gặp tôi để giải quyết các thiệt hại gây ra bởi vụ va chạm trên sông giữa thuyền của tôi và của anh ta. Anh ta là một người đàn ông đẹp trai nhưng kiêu căng, rất ý thức về sự nổi tiếng của mình, tôi nghĩ thế. Tôi không làm khó dễ gì anh ta vì tôi biết cha anh ta, quan ngự y Lý Huy. Đó là một người đàn ông rất nổi tiếng trong những năm tuổi trẻ. Đẹp trai, mạnh khỏe, dí dỏm trong những cuộc trò chuyện và rất nổi tiếng trong giới thượng lưu. Vào thời đó, mỗi khi ông ta ghé lại hòn đảo này trên đường đi đến thủ đô tất cả các kỹ nữ đều chạy theo ông ta. Nhưng ông ta rất biết giữ gìn! Là một ứng cử viên của viện Kiểm sát ông ta nhận thấy không thể để danh tiếng của mình bị hoen ố. Tôi dám cá là ông ta đã làm cho trái tim của nhiều cô gái tại đây tan vỡ! Phải, như đại nhân đã biết, hai mươi lăm năm trước ông ta đã kết hôn với con gái của một quan chức cao cấp và được bổ nhiệm làm người đứng đầu Viện kiểm sát hoàng gia. Sáu năm trước ông ta nghĩ hưu và lui về ẩn dật ở thôn trang của mình tại miền núi phía bắc nơi đây. Thật không may là gia đình ông gặp một số rủi ro về tài chính theo như tôi được biết. Nhưng số tài sản còn lại vẫn đảm bảo cho họ một cuộc sống giàu sang, tôi nghĩ thế.
- Tôi chưa bao giờ gặp quan ngự y Lý Huy – quan án nói – nhưng tôi biết ông ta là một quan chức tài năng. Thật là đáng tiếc vì sức khỏe kém đã buộc ông ta phải nghĩ hưu. Ông ta bị bệnh gì thế?
- Điều đó thì tôi cũng không biết, thưa đại nhân. Nó phải rất nghiêm trọng vì tôi nghe nói là ông ta không ra khỏi nhà trong gần một năm nay. Đó là lý do tại sao mà người chú của Viện sĩ phải đến đây để lấy xác chết như tôi đã nói với đại nhân đêm qua.
- Một số người nói – Địch công nói tiếp – Viện sĩ không phải là loại đàn ông có thể tự tử vì một người phụ nữ.
- Không phải vì phụ nữ - Phong nói với nụ cười ranh mãnh – nhưng vì bản thân anh ta! Như tôi đã nói với đại nhân, anh ta là một người vô cùng kiêu ngạo. Việc Hoa hậu từ chối anh ta sẽ được bàn tán khắp nơi ở trong tỉnh này và do đó làm niềm tự hào của anh ta bị tổn thương khiến anh ta tự tử, tôi nghĩ thế.
- Có lẽ ông nói đúng – quan án đồng ý – Người chú đã lấy đi tất cả giấy tờ của Viện sĩ phải không ?
Phong vỗ tay lên trán.
- Ngài nhắc tôi mới nhớ ! – ông ta kêu lên – Tôi quên đưa cho ông ta những tài liệu tìm thấy trên bàn của người chết.
Ông ta đứng lên và lấy từ ngăn kéo bàn làm việc một gói bọc trong giấy màu nâu. Địch công mở nó ra và nhìn lướt qua nội dung bên trong. Sau một thời gian ông nhìn lên và nhận xét:
- Viện sĩ là một người đàn ông rất ngăn nắp. Ông ta đã cẩn thận ghi lại tất cả các chi phí phát sinh trong thời gian ở đây, bao gồm cả chi phí những người phụ nữ mà anh ta qua đêm. Tôi thấy ở đây có tên của Ngọc Hoa, Cẩm Chướng và Mẫu đơn.
- Đó là những kỹ nữ hạng hai – Phong giải thích.
- Anh ta trả tiền cho ba kỹ nữ đó vào ngày 25 theo như tôi thấy. Nhưng không có thanh toán nào cho cái tên Nguyệt Thu.
- Cô ta đã có mặt hầu như mọi lúc bên cạnh Viện sĩ – Phong nói – những chi phí đó luôn được tính trong hoá đơn của nhà hàng. Nếu như...mối quan hệ của họ thân mật hơn, trong trường hợp này là một kỹ nữ hạng nhất như Nguyệt Thu, thì khách hàng sẽ tặng cho cô một món quà lúc chia tay. Nó thuộc về một... khía cạnh thương mại.
Phong có vẻ đau đớn khi nghĩ rằng phải hạ mình xuống để bóc trần các mánh khoé trong việc kinh doanh của mình. Ông nhanh chóng lấy một tờ giấy trong đống giấy trước mặt quan án và nói tiếp:
- Đây là những ghi chú của Viện sĩ, chứng minh rằng trong giờ phút cuối cùng anh ta cũng nghĩ về Hoa hậu của chúng tôi. Đó là lý do mà tôi đã triệu tập cô ta để hỏi về việc đó và cô ta tiết lộ là anh ta đề nghị mua lại cô nhưng cô đã từ chối.
Địch công nghiên cứu tờ giấy. Rõ ràng Viện sĩ đã cố gắng dùng bút vẽ một vòng tròn hoàn chỉnh trước khi anh ta tự sát. Anh ta đồ đi đồ lại nhiều lần sau đó ghi bên dưới ba lần hai chữ “ Nguyệt Thu”. Đút tờ giấy vào tay áo của mình, ông đứng dậy và nói:
- Bây giờ chúng ta đi đến phòng xử án.
Văn phòng của người quản lý hòn đảo chiếm toàn bộ khu vực phía đông của biệt thự. Phong dẫn quan án đi qua các hành lang nơi bốn nhân viên đang bận rộn sửa soạn giấy bút cho phiên toà để đến một đại sảnh lớn. Phía trước cánh cửa mở rộng là bốn cây cột bằng sơn mài màu đỏ, đối diện là một khu vườn hoa được chăm sóc kỹ lưỡng. Có sáu người đàn ông đang đứng chờ tại đó. Quan án nhận ra Tào Phan Tề, ông chủ tiệm đồ cổ Ôn Nguyên và nhà thơ Khởi Vu Phổ. Còn ba người còn lại thì ông không biết.
Sau khi đáp lễ lại sự cúi chào của những người kia, Địch công ngồi xuống chiếc ghế bành cao sau bàn xử án. Ông thầm đánh giá sự sang trọng của hội trường tòa án nơi đây. Bàn xử án được phủ gấm đỏ thêu chỉ vàng và những vật dụng đặt trên đó là những món đồ cổ đắt giá. Nghiên mực được chạm khắc, đồ chặn giấy bằng cẩm thạch màu xanh lá cây, hộp đựng con dấu bằng gỗ đàn hương và bút lông có cán bằng ngà voi cho thấy nơi đây giống như là bộ sưu tập đồ cổ của một người giàu có hơn là vật dụng trong một phiên tòa. Sàn nhà lát gạch màu và bức tường phía sau treo một tấm bình phong với hình ảnh miêu tả của sóng và những đám mây. Địch công có quan điểm toà án nơi công cộng càng đơn giản càng tốt để triều đình không lãng phí tiền thuế vào những sự xa xỉ không cần thiết. Nhưng trên đảo Thiên Đường này ngay cả một nơi như tòa án cũng phô bày sự giàu sang của nó.
Phong Đại và Mã Tông vẫn đứng ở hai bên bàn xử án. Người thư lại ghi chép của tòa án ngồi xuống ở một cái bàn thấp cạnh bức tường và hai trong số những người đàn ông mà quan án không biết bây giờ ngồi vào vị trí của họ ở bên phải và trái bàn xử án. Hai người cầm gậy dài bằng tre tuyên bố họ là hai bộ đầu đặc biệt của toà án.
Quan án xem xét các giấy tờ đã chuẩn bị sẵn sàng cho ông, sau đó đập búa và nói:
- Ta, hội thẩm của tòa án huyện Tần Hoài, tuyên bố mở phiên toà. Ta sẽ bắt đầu với vụ án của Viện sĩ Lý Liên. Trước mặt ta là giấy chứng tử được soạn thảo bởi thẩm phán Lỗ, nói rằng Viện sĩ đã tự sát vào ngày 25 vì thất vọng do mối tình đơn phương với nàng kỹ nữ tên Nguyệt Thu, Hoa hậu của đảo Thiên Đường. Ta thấy báo cáo khám nghiệm tử thi nói rằng Viện sĩ đã tự sát bằng cách cắt đứt tĩnh mạch phải của mình bằng con dao găm của ông ta. Trên mặt và cánh tay của người chết tìm thấy vết trầy xước mỏng, Người chết không có khuyết tật gì về cơ thể nhưng hai bên cổ có chỗ hơi sưng lên không xác định được nguồn gốc.
Quan án ngước nhìn lên và nói:
- Hãy cho nhân viên điều tra đến trước công đường. Ta muốn có một báo cáo chi tiết về những vết sưng này.
Một ông già với bộ râu nhọn đến trước bàn xử án. Ông ta quỳ xuống và nói:
- Kẻ hèn này là chủ tiệm thuốc trên hòn đảo này và đồng thời là nhân viên điều tra của tòa án nơi đây. Về những vết sưng được tìm thấy trên cơ thể của Viện sĩ, tôi xin nói rõ rằng nó ở hai bên cổ, phía dưới tai. Nó có kích thước bằng một hòn đá cẩm thạch lớn. Da nơi đó không bị đổi màu, không có lỗ hay bị thủng, vết sưng đó có lẽ nguyên nhân là từ bên trong.
- Ta đã hiểu – Địch công nói – Sau khi xác minh một vài chi tiết, ta xác nhận đây là một vụ tự tử.
Ông đập búa lên bàn và nói tiếp:
- Thứ hai, tòa án này xem xét đến cái chết của cô kỹ nữ Nguyệt Thu vào đêm qua tại Căn Phòng Đỏ. Bây giờ ta muốn nghe về báo cáo khám nghiệm tử thi.
- Kẻ hèn này – ông già nhân viên điều tra vội lên tiếng – kiểm tra vào lúc nửa đêm thi thể của cô Nguyên Phong, hay còn gọi là Nguyệt Thu. Tôi phát hiện ra cô ta chết do suy tim, có lẽ do cô ta uống quá nhiều rượu.
Quan án nhướng mày và nói cộc lốc:
- Ta muốn ngươi nói rõ hơn về nhận xét vừa rồi.
- Trong hai tháng vừa qua, thưa đại nhân, người quá cố đã hai lần hỏi ý kiến của tôi về tình trạng cô ta thường xuyên bị chóng mặt và hồi hộp. Tôi thấy rằng sức khỏe cô ta không được tốt nên đã cho cô ta uống một loại thuốc để điều trị và khuyên cô ta nên nghĩ ngơi, tránh xa các loại rượu. Tôi cũng đã báo cáo việc này cho người quản lý các nhà thổ. Tôi xin nói là người chết chỉ có uống thuốc của tôi chứ không hề thay đổi lối sống của cô ta.
- Tôi thúc giục cô ta phải nghe theo lời của đại phu, thưa đại nhân – Phong vội vã tiếp lới – Chúng tôi luôn luôn nhấn mạnh rằng các cô kỹ nữ chuyên nghiệp tại đây phải tuân theo sự tư vấn về y tế, vì lợi ích của chính bản thân họ và của chúng tôi. Nhưng cô ta không nghe, và kể từ khi cô ta là Hoa hậu…
Địch công gật đầu.
- Nói tiếp đi! – Ông ra lệnh cho nhân viên điều tra.
- Ngoài các điểm màu xanh trên cổ họng cô ta và một vài vết trầy xước trên cánh tay, cơ thể của người quá cố không có dấu vết của bạo lực. Kể từ khi tôi được cho biết là đêm qua cô ta uống quá nhiều tôi đi đến kết luận là sau khi cô ta đặt mình xuống giường để ngủ, cô ta đột nhiên trở nên khó thở. Cô ta đã nhảy ra khỏi giường và trong một nỗ lực điên cuồng để thở cô đã dùng cả hai tay cào vào cổ họng của mình. Sau đó, cô ta đã ngã quỵ xuống sàn nhà và trong cơn đau đớn trước khi chết cô đã dùng tay cào vào tấm thảm, điều này được chứng minh bằng những sợi bông màu đỏ tôi tìm thấy trong móng tay của cô ta. Trên cơ sở các sự kiện vừa nêu, thưa đại nhân, tôi đi đến kết luận nguyên nhân cái chết là do một cơn đau tim đột ngột.
Quan án ra hiệu và người thư lại đọc lại lời khai của nhân viên điều tra như ông ta đã khai. Khi người nhân viên điều tra đóng dấu ngón tay vào tờ khai, Địch công cho ông ta lui ra và quay lại hỏi Phong Đại:
- Ông biết gì về lai lịch của cô kỹ nữ Nguyệt Thu ?
Phong Đại lấy một số giấy tờ từ tay áo của mình và trả lời:
- Sáng sớm hôm nay tôi đã có tất cả giấy tờ của cô ta được gởi đến từ văn phòng chính của chúng tôi, thưa đại nhân – Ông đọc một số tờ giấy và nói tiếp – Cô ấy là con gái một viên quan nhỏ tại kinh thành, cha cô ta đã bán cô cho một quán rượu khi ông ta lâm vào cảnh nợ nần. Là một cô gái được giáo dục tốt và thông minh, cô ấy nghĩ rằng làm một kỹ nữ ở quán rượu sẽ không phát huy được tài năng của mình, và cô bắt đầu hờn dỗi. Chủ sở hữu của cô sau đó bán cô cho một ma cô với giá hai miếng vàng. Hắn đưa cô đến hòn đảo này và sau khi ban quản lý hòn đảo nghe cô ấy hát và nhảy múa, cô đã được mua lại với giá ba miếng vàng. Chuyện đó xảy ra cách đây hai năm. Cô bắt đầu học nghệ từ những học giả nổi tiếng trong nước và các nghệ sĩ đi qua đây, và sau đó nhanh chóng trở thành một trong những kỹ nữ hàng đầu. Bốn tháng trước, trong việc lựa chọn Hoa hậu cho hòn đảo cô đã được tất cả nhất trí bầu chọn. Tôi chưa từng thấy cô bị ai khiếu nại và cô cũng chưa từng dính vào bất cứ vụ rắc rối nào.
- Được rồi – Địch công nói – Ông có thể thông báo cho thân nhân của cô ta đến lấy thi thể về chôn cất. Bây giờ ta muốn nghe lời khai của ông chủ tiệm đồ cổ Ôn Nguyên.
Ôn Nguyên có vẻ ngơ ngác khi nghe quan án gọi đến tên mình. Khi ông ta đã quỳ xuống trước bàn xử án, Địch công ra lệnh:
- Hãy kể những việc làm của ngươi sau khi rời bữa ăn tối tại khách sạn Gia Hạc.
- Kẻ hèn này rời bữa ăn tối sớm, thưa đại nhân, bởi vì tôi có một cuộc hẹn với một vị khách hàng quan trọng. Đó là để thảo luận về việc mua một bức tranh cổ rất giá trị. Từ nhà hàng tôi đã đi thẳng về cửa hàng của tôi.
- Vị khách hàng đó là ai và ông ta nói chuyện với ngươi trong bao lâu ?
- Đó là Uỷ viên họ Hoàng, thưa đại nhân, hiện đang ở trong nhà trọ thứ hai trên con đường này. Nhưng tôi đã chờ ông ta một cách vô ích. Khi nãy tôi đã gặp ông ta trên đường tới đây và ông ta nói rằng cuộc hẹn của chúng tôi là vào đêm nay chứ không phải đêm qua. Chắc là tôi nghe lầm khi nói chuyện với ông ta vào hai ngày trước đây.
- Ngưng lại – Địch công nói. Ông ra hiệu cho người thư lại, người này đọc lời khai của Ôn Nguyên. Ông chủ tiệm đồ cổ đồng ý lời khai đó là chính xác và đóng dấu tay của mình lên đó. Quan án cho ông ta lui xuống và gọi Khởi Vu Phổ đến trước bàn xử án. Ông nói:
- Khởi Vu Phổ, ngươi hãy kể những việc ngươi đã làm sau khi rời bữa ăn tối.
- Kẻ hèn này – Khởi trả lời – xin được thưa với đại nhân là tôi rời bữa ăn tối khá sớm vì cảm thấy không được khỏe. Tôi định đi đến phòng tắm của nhà hàng nhưng vì nhầm lẫn nên đã đi đến phòng thay đồ của các kỹ nữ. Tôi hỏi một người phục vụ để anh ta dẫn tôi đến phòng tắm, sau đó tôi rời khỏi nhà hàng và đi bộ đến công viên. Tôi đi dạo quanh đó cho đến nữa đêm. Sau đó, tôi cảm thấy tốt hơn nhiều và quay trở về chỗ trọ của mình.
images
Địch công và Phong Đại thẩm vấn Khởi Vu Phổ
- Hãy ghi lại lời khai này – Địch công nói.
Khi nhà thơ đã đóng dấu tay vào tờ khai mà người thư lại đưa cho, quan án đập búa lên bàn và tuyên bố:
- Vụ án về cái chết của kỹ nữ Nguyệt Thu tạm thời để lại cho đến khi có thông báo mới.
Ngay sau đó ông đập búa và tuyên bố bãi đường. Trước khi đứng lên ông cúi xuống thì thầm với Mã Tông:
- Đi và tìm ông Uỷ viên họ Hoàng. Sau đó chạy sang khách sạn Gia Hạc và chỗ trọ của Khởi Vu Phổ để xác minh những lời khai của họ. Quay trở lại đây để báo cáo mọi việc cho ta.
Quay sang Phong Đại, ông nói:
- Ta muốn có một cuộc nói chuyện riêng với ông Tào. Ông có thể đưa chúng tôi đến một căn phòng riêng tư nơi chúng ta không bị quấy rầy lúc trò chuyện?
- Chắc chắn rồi, thưa đại nhân! Tôi sẽ đưa đại nhân đến một căn phòng trong khu vườn. Nó nằm ở sân phía sau nơi những bà vợ của tôi đang ở, không ai có thể đi vào đó từ bên ngoài – ông ngập ngừng một lúc rồi rụt rè nói tiếp – Xin cho phép tôi hỏi đại nhân một vấn đề, tôi không hiểu tại sao đại nhân lại quyết định tạm dừng cả hai vụ án đó lại. Chỉ là một vụ án đơn giản, một vụ là tự tử và vụ kia là tử vong do suy tim… Tôi có thể nghĩ rằng…
- Ồ - Địch công nói một cách mơ hồ - chỉ vì ta muốn biết thêm về những việc liên quan đến hai vụ án này. Chỉ là để hoàn chỉnh chúng thôi, có thể nói như thế.
Ông thẩm vấn những người có liên quan đến vụ án
Địch công và Mã Tông bước xuống kiệu ở phía trước ngôi đền tuyệt đẹp nằm ở phía bắc của đường phố chính. Quan án đã nhận ra những cột trụ cao màu đỏ phía trước cánh cổng bằng cẩm thạch lộng lẫy khi ông đi ngang qua đây vào ngày hôm qua, lúc vừa mới đến đảo Thiên Đường.
- Đền thờ này thờ vị thần nào thế ? – ông hỏi người trưởng phu kiệu.
- Thờ Thần Tài, thưa đại nhân! Mỗi du khách khi đến hòn đảo này đều vào đó thắp hương và cầu nguyện trước khi thử vận may của mình tại các sòng bạc.
Nơi cư trú của Phong Đại đối diện trực tiếp với đền thờ. Đó là một khu dinh thự rộng lớn được bao quanh bởi một bức tường cao vừa mới trát vữa. Phong Đại đến gặp quan án tại sân phía trước được lót đá cẩm thạch trắng. Phía sau là một tòa nhà hai tầng rộng lớn với cánh cổng bằng gỗ được chạm khắc và mái nhà được trang trí bằng những phù điêu bằng đồng lấp lánh trong ánh nắng ban mai.
Phong dẫn quan án vào thư viện trong khi chờ ông ta thay đổi trang phục, quản gia của ông đưa Mã Tông đến văn phòng của bộ đầu ở phía đông để anh xác nhận rằng tất cả mọi thứ chuẩn bị cho phiên tòa đã sẵn sàng.
Phong mở cửa thư viện để Địch công bước vào, đó là một căn phòng lớn trang trí nội thất sang trọng. Ông mời quan án ngồi xuống chiếc bàn trà kiểu cổ bằng gỗ mun chạm khắc. Trong khi nhấm nháp tách trà thơm lừng quan án nhìn với vẻ tò mò kệ sách ở bức tường đối diện. Nó được chất đầy những quyển sách và một số trong đó gắn các ghi chú bằng giấy. Phong Đại, nhìn theo hướng nhìn của quan án, nói với một nụ cười gượng gạo:
- Bản thân tôi phải thú nhận rằng tôi không phải là một học giả, thưa đại nhân! Tôi mua những quyển sách này từ rất lâu, chủ yếu bởi vì tôi nghĩ đã là một thư viện thì phải có sách trong đó! Tôi sử dụng căn phòng này như một phòng tiếp khách, thật vậy. Nhưng bạn tôi, Tào Phan Tề, thường đến đây để tham khảo những quyển sách, ông ta quan tâm đến lịch sử và triết học. Và con gái tôi, Bích Ngọc, cũng sử dụng thư viện này. Cô ta đã có một số kỹ năng trong làm thơ và cô ta rất thích đọc sách.
- Sau đó, cô ta sẽ kết hôn với nhà thơ Khởi Vu Phổ và đó sẽ là “ một mối tình văn học do trời định ” như mọi người thường nói – Địch công vừa cười vừa nhận xét – Tôi nghe nói rằng chàng trai đó không được may mắn tại các sòng bạc, nhưng anh ta xuất thân từ một gia đình giàu có, tôi nghĩ thế.
- Không, không phải như thế. Anh ta đã mất tất cả mọi thứ mà anh ta có, đó là sự thật. Trong trường hợp này may mắn lại là kết quả của sự bất hạnh. Khi Khởi đến tìm tôi xin vay một ít tiền làm lộ phí để tiếp tục hành trình đi đến thủ đô, con gái tôi tình cờ nhìn thấy anh ta và ngay lúc đó yêu anh ta. Thật lòng mà nói, con gái tôi đã được mười chín tuổi và cho đến bây giờ luôn từ chối các người đến cầu hôn. Tôi mời Khởi đến nhà tôi một vài lần và tính toán cho anh ta thấy được con gái tôi. Sau đó Tào Phan Tề nói rằng Khởi có vẻ rất ấn tượng với con gái của tôi và Tào đứng ra làm người mai mối cho cuộc đính hôn của họ. Nếu nói về vấn đề tài chính, tôi được xem là một người đàn ông giàu có, và hạnh phúc của tôi chính là đứa con gái duy nhất mà tôi quan tâm chăm sóc. Nếu làm rể tôi, theo pháp luật, Khởi sẽ có rất nhiều quyền lợi và sung túc.
Ông ta dừng lại. Ông hắng giọng và hỏi sau một lúc do dự:
- Đại nhân có ý kiến gì về cái chết bất đắc kỳ tử của Hoa hậu ?
- Tôi không bao giờ cố đưa ra ý kiến trước khi tôi biết tất cả sự thật – quan án trả lời cộc lốc – Hiện nay chúng ta phải chờ kết quả khám nghiệm tử thi. Tôi cũng muốn biết thêm về người đàn ông đã tự sát vì cô ấy, viện sĩ Lý Liên. Cho tôi biết anh ta là loại người như thế nào ?
Phong trầm ngâm vuốt ria mép của ông ta.
- Tôi gặp anh ta duy nhất có một lần – ông trả lời chậm rãi – đó là vào ngày 19, khi anh ta đến gặp tôi để giải quyết các thiệt hại gây ra bởi vụ va chạm trên sông giữa thuyền của tôi và của anh ta. Anh ta là một người đàn ông đẹp trai nhưng kiêu căng, rất ý thức về sự nổi tiếng của mình, tôi nghĩ thế. Tôi không làm khó dễ gì anh ta vì tôi biết cha anh ta, quan ngự y Lý Huy. Đó là một người đàn ông rất nổi tiếng trong những năm tuổi trẻ. Đẹp trai, mạnh khỏe, dí dỏm trong những cuộc trò chuyện và rất nổi tiếng trong giới thượng lưu. Vào thời đó, mỗi khi ông ta ghé lại hòn đảo này trên đường đi đến thủ đô tất cả các kỹ nữ đều chạy theo ông ta. Nhưng ông ta rất biết giữ gìn! Là một ứng cử viên của viện Kiểm sát ông ta nhận thấy không thể để danh tiếng của mình bị hoen ố. Tôi dám cá là ông ta đã làm cho trái tim của nhiều cô gái tại đây tan vỡ! Phải, như đại nhân đã biết, hai mươi lăm năm trước ông ta đã kết hôn với con gái của một quan chức cao cấp và được bổ nhiệm làm người đứng đầu Viện kiểm sát hoàng gia. Sáu năm trước ông ta nghĩ hưu và lui về ẩn dật ở thôn trang của mình tại miền núi phía bắc nơi đây. Thật không may là gia đình ông gặp một số rủi ro về tài chính theo như tôi được biết. Nhưng số tài sản còn lại vẫn đảm bảo cho họ một cuộc sống giàu sang, tôi nghĩ thế.
- Tôi chưa bao giờ gặp quan ngự y Lý Huy – quan án nói – nhưng tôi biết ông ta là một quan chức tài năng. Thật là đáng tiếc vì sức khỏe kém đã buộc ông ta phải nghĩ hưu. Ông ta bị bệnh gì thế?
- Điều đó thì tôi cũng không biết, thưa đại nhân. Nó phải rất nghiêm trọng vì tôi nghe nói là ông ta không ra khỏi nhà trong gần một năm nay. Đó là lý do tại sao mà người chú của Viện sĩ phải đến đây để lấy xác chết như tôi đã nói với đại nhân đêm qua.
- Một số người nói – Địch công nói tiếp – Viện sĩ không phải là loại đàn ông có thể tự tử vì một người phụ nữ.
- Không phải vì phụ nữ - Phong nói với nụ cười ranh mãnh – nhưng vì bản thân anh ta! Như tôi đã nói với đại nhân, anh ta là một người vô cùng kiêu ngạo. Việc Hoa hậu từ chối anh ta sẽ được bàn tán khắp nơi ở trong tỉnh này và do đó làm niềm tự hào của anh ta bị tổn thương khiến anh ta tự tử, tôi nghĩ thế.
- Có lẽ ông nói đúng – quan án đồng ý – Người chú đã lấy đi tất cả giấy tờ của Viện sĩ phải không ?
Phong vỗ tay lên trán.
- Ngài nhắc tôi mới nhớ ! – ông ta kêu lên – Tôi quên đưa cho ông ta những tài liệu tìm thấy trên bàn của người chết.
Ông ta đứng lên và lấy từ ngăn kéo bàn làm việc một gói bọc trong giấy màu nâu. Địch công mở nó ra và nhìn lướt qua nội dung bên trong. Sau một thời gian ông nhìn lên và nhận xét:
- Viện sĩ là một người đàn ông rất ngăn nắp. Ông ta đã cẩn thận ghi lại tất cả các chi phí phát sinh trong thời gian ở đây, bao gồm cả chi phí những người phụ nữ mà anh ta qua đêm. Tôi thấy ở đây có tên của Ngọc Hoa, Cẩm Chướng và Mẫu đơn.
- Đó là những kỹ nữ hạng hai – Phong giải thích.
- Anh ta trả tiền cho ba kỹ nữ đó vào ngày 25 theo như tôi thấy. Nhưng không có thanh toán nào cho cái tên Nguyệt Thu.
- Cô ta đã có mặt hầu như mọi lúc bên cạnh Viện sĩ – Phong nói – những chi phí đó luôn được tính trong hoá đơn của nhà hàng. Nếu như...mối quan hệ của họ thân mật hơn, trong trường hợp này là một kỹ nữ hạng nhất như Nguyệt Thu, thì khách hàng sẽ tặng cho cô một món quà lúc chia tay. Nó thuộc về một... khía cạnh thương mại.
Phong có vẻ đau đớn khi nghĩ rằng phải hạ mình xuống để bóc trần các mánh khoé trong việc kinh doanh của mình. Ông nhanh chóng lấy một tờ giấy trong đống giấy trước mặt quan án và nói tiếp:
- Đây là những ghi chú của Viện sĩ, chứng minh rằng trong giờ phút cuối cùng anh ta cũng nghĩ về Hoa hậu của chúng tôi. Đó là lý do mà tôi đã triệu tập cô ta để hỏi về việc đó và cô ta tiết lộ là anh ta đề nghị mua lại cô nhưng cô đã từ chối.
Địch công nghiên cứu tờ giấy. Rõ ràng Viện sĩ đã cố gắng dùng bút vẽ một vòng tròn hoàn chỉnh trước khi anh ta tự sát. Anh ta đồ đi đồ lại nhiều lần sau đó ghi bên dưới ba lần hai chữ “ Nguyệt Thu”. Đút tờ giấy vào tay áo của mình, ông đứng dậy và nói:
- Bây giờ chúng ta đi đến phòng xử án.
Văn phòng của người quản lý hòn đảo chiếm toàn bộ khu vực phía đông của biệt thự. Phong dẫn quan án đi qua các hành lang nơi bốn nhân viên đang bận rộn sửa soạn giấy bút cho phiên toà để đến một đại sảnh lớn. Phía trước cánh cửa mở rộng là bốn cây cột bằng sơn mài màu đỏ, đối diện là một khu vườn hoa được chăm sóc kỹ lưỡng. Có sáu người đàn ông đang đứng chờ tại đó. Quan án nhận ra Tào Phan Tề, ông chủ tiệm đồ cổ Ôn Nguyên và nhà thơ Khởi Vu Phổ. Còn ba người còn lại thì ông không biết.
Sau khi đáp lễ lại sự cúi chào của những người kia, Địch công ngồi xuống chiếc ghế bành cao sau bàn xử án. Ông thầm đánh giá sự sang trọng của hội trường tòa án nơi đây. Bàn xử án được phủ gấm đỏ thêu chỉ vàng và những vật dụng đặt trên đó là những món đồ cổ đắt giá. Nghiên mực được chạm khắc, đồ chặn giấy bằng cẩm thạch màu xanh lá cây, hộp đựng con dấu bằng gỗ đàn hương và bút lông có cán bằng ngà voi cho thấy nơi đây giống như là bộ sưu tập đồ cổ của một người giàu có hơn là vật dụng trong một phiên tòa. Sàn nhà lát gạch màu và bức tường phía sau treo một tấm bình phong với hình ảnh miêu tả của sóng và những đám mây. Địch công có quan điểm toà án nơi công cộng càng đơn giản càng tốt để triều đình không lãng phí tiền thuế vào những sự xa xỉ không cần thiết. Nhưng trên đảo Thiên Đường này ngay cả một nơi như tòa án cũng phô bày sự giàu sang của nó.
Phong Đại và Mã Tông vẫn đứng ở hai bên bàn xử án. Người thư lại ghi chép của tòa án ngồi xuống ở một cái bàn thấp cạnh bức tường và hai trong số những người đàn ông mà quan án không biết bây giờ ngồi vào vị trí của họ ở bên phải và trái bàn xử án. Hai người cầm gậy dài bằng tre tuyên bố họ là hai bộ đầu đặc biệt của toà án.
Quan án xem xét các giấy tờ đã chuẩn bị sẵn sàng cho ông, sau đó đập búa và nói:
- Ta, hội thẩm của tòa án huyện Tần Hoài, tuyên bố mở phiên toà. Ta sẽ bắt đầu với vụ án của Viện sĩ Lý Liên. Trước mặt ta là giấy chứng tử được soạn thảo bởi thẩm phán Lỗ, nói rằng Viện sĩ đã tự sát vào ngày 25 vì thất vọng do mối tình đơn phương với nàng kỹ nữ tên Nguyệt Thu, Hoa hậu của đảo Thiên Đường. Ta thấy báo cáo khám nghiệm tử thi nói rằng Viện sĩ đã tự sát bằng cách cắt đứt tĩnh mạch phải của mình bằng con dao găm của ông ta. Trên mặt và cánh tay của người chết tìm thấy vết trầy xước mỏng, Người chết không có khuyết tật gì về cơ thể nhưng hai bên cổ có chỗ hơi sưng lên không xác định được nguồn gốc.
Quan án ngước nhìn lên và nói:
- Hãy cho nhân viên điều tra đến trước công đường. Ta muốn có một báo cáo chi tiết về những vết sưng này.
Một ông già với bộ râu nhọn đến trước bàn xử án. Ông ta quỳ xuống và nói:
- Kẻ hèn này là chủ tiệm thuốc trên hòn đảo này và đồng thời là nhân viên điều tra của tòa án nơi đây. Về những vết sưng được tìm thấy trên cơ thể của Viện sĩ, tôi xin nói rõ rằng nó ở hai bên cổ, phía dưới tai. Nó có kích thước bằng một hòn đá cẩm thạch lớn. Da nơi đó không bị đổi màu, không có lỗ hay bị thủng, vết sưng đó có lẽ nguyên nhân là từ bên trong.
- Ta đã hiểu – Địch công nói – Sau khi xác minh một vài chi tiết, ta xác nhận đây là một vụ tự tử.
Ông đập búa lên bàn và nói tiếp:
- Thứ hai, tòa án này xem xét đến cái chết của cô kỹ nữ Nguyệt Thu vào đêm qua tại Căn Phòng Đỏ. Bây giờ ta muốn nghe về báo cáo khám nghiệm tử thi.
- Kẻ hèn này – ông già nhân viên điều tra vội lên tiếng – kiểm tra vào lúc nửa đêm thi thể của cô Nguyên Phong, hay còn gọi là Nguyệt Thu. Tôi phát hiện ra cô ta chết do suy tim, có lẽ do cô ta uống quá nhiều rượu.
Quan án nhướng mày và nói cộc lốc:
- Ta muốn ngươi nói rõ hơn về nhận xét vừa rồi.
- Trong hai tháng vừa qua, thưa đại nhân, người quá cố đã hai lần hỏi ý kiến của tôi về tình trạng cô ta thường xuyên bị chóng mặt và hồi hộp. Tôi thấy rằng sức khỏe cô ta không được tốt nên đã cho cô ta uống một loại thuốc để điều trị và khuyên cô ta nên nghĩ ngơi, tránh xa các loại rượu. Tôi cũng đã báo cáo việc này cho người quản lý các nhà thổ. Tôi xin nói là người chết chỉ có uống thuốc của tôi chứ không hề thay đổi lối sống của cô ta.
- Tôi thúc giục cô ta phải nghe theo lời của đại phu, thưa đại nhân – Phong vội vã tiếp lới – Chúng tôi luôn luôn nhấn mạnh rằng các cô kỹ nữ chuyên nghiệp tại đây phải tuân theo sự tư vấn về y tế, vì lợi ích của chính bản thân họ và của chúng tôi. Nhưng cô ta không nghe, và kể từ khi cô ta là Hoa hậu…
Địch công gật đầu.
- Nói tiếp đi! – Ông ra lệnh cho nhân viên điều tra.
- Ngoài các điểm màu xanh trên cổ họng cô ta và một vài vết trầy xước trên cánh tay, cơ thể của người quá cố không có dấu vết của bạo lực. Kể từ khi tôi được cho biết là đêm qua cô ta uống quá nhiều tôi đi đến kết luận là sau khi cô ta đặt mình xuống giường để ngủ, cô ta đột nhiên trở nên khó thở. Cô ta đã nhảy ra khỏi giường và trong một nỗ lực điên cuồng để thở cô đã dùng cả hai tay cào vào cổ họng của mình. Sau đó, cô ta đã ngã quỵ xuống sàn nhà và trong cơn đau đớn trước khi chết cô đã dùng tay cào vào tấm thảm, điều này được chứng minh bằng những sợi bông màu đỏ tôi tìm thấy trong móng tay của cô ta. Trên cơ sở các sự kiện vừa nêu, thưa đại nhân, tôi đi đến kết luận nguyên nhân cái chết là do một cơn đau tim đột ngột.
Quan án ra hiệu và người thư lại đọc lại lời khai của nhân viên điều tra như ông ta đã khai. Khi người nhân viên điều tra đóng dấu ngón tay vào tờ khai, Địch công cho ông ta lui ra và quay lại hỏi Phong Đại:
- Ông biết gì về lai lịch của cô kỹ nữ Nguyệt Thu ?
Phong Đại lấy một số giấy tờ từ tay áo của mình và trả lời:
- Sáng sớm hôm nay tôi đã có tất cả giấy tờ của cô ta được gởi đến từ văn phòng chính của chúng tôi, thưa đại nhân – Ông đọc một số tờ giấy và nói tiếp – Cô ấy là con gái một viên quan nhỏ tại kinh thành, cha cô ta đã bán cô cho một quán rượu khi ông ta lâm vào cảnh nợ nần. Là một cô gái được giáo dục tốt và thông minh, cô ấy nghĩ rằng làm một kỹ nữ ở quán rượu sẽ không phát huy được tài năng của mình, và cô bắt đầu hờn dỗi. Chủ sở hữu của cô sau đó bán cô cho một ma cô với giá hai miếng vàng. Hắn đưa cô đến hòn đảo này và sau khi ban quản lý hòn đảo nghe cô ấy hát và nhảy múa, cô đã được mua lại với giá ba miếng vàng. Chuyện đó xảy ra cách đây hai năm. Cô bắt đầu học nghệ từ những học giả nổi tiếng trong nước và các nghệ sĩ đi qua đây, và sau đó nhanh chóng trở thành một trong những kỹ nữ hàng đầu. Bốn tháng trước, trong việc lựa chọn Hoa hậu cho hòn đảo cô đã được tất cả nhất trí bầu chọn. Tôi chưa từng thấy cô bị ai khiếu nại và cô cũng chưa từng dính vào bất cứ vụ rắc rối nào.
- Được rồi – Địch công nói – Ông có thể thông báo cho thân nhân của cô ta đến lấy thi thể về chôn cất. Bây giờ ta muốn nghe lời khai của ông chủ tiệm đồ cổ Ôn Nguyên.
Ôn Nguyên có vẻ ngơ ngác khi nghe quan án gọi đến tên mình. Khi ông ta đã quỳ xuống trước bàn xử án, Địch công ra lệnh:
- Hãy kể những việc làm của ngươi sau khi rời bữa ăn tối tại khách sạn Gia Hạc.
- Kẻ hèn này rời bữa ăn tối sớm, thưa đại nhân, bởi vì tôi có một cuộc hẹn với một vị khách hàng quan trọng. Đó là để thảo luận về việc mua một bức tranh cổ rất giá trị. Từ nhà hàng tôi đã đi thẳng về cửa hàng của tôi.
- Vị khách hàng đó là ai và ông ta nói chuyện với ngươi trong bao lâu ?
- Đó là Uỷ viên họ Hoàng, thưa đại nhân, hiện đang ở trong nhà trọ thứ hai trên con đường này. Nhưng tôi đã chờ ông ta một cách vô ích. Khi nãy tôi đã gặp ông ta trên đường tới đây và ông ta nói rằng cuộc hẹn của chúng tôi là vào đêm nay chứ không phải đêm qua. Chắc là tôi nghe lầm khi nói chuyện với ông ta vào hai ngày trước đây.
- Ngưng lại – Địch công nói. Ông ra hiệu cho người thư lại, người này đọc lời khai của Ôn Nguyên. Ông chủ tiệm đồ cổ đồng ý lời khai đó là chính xác và đóng dấu tay của mình lên đó. Quan án cho ông ta lui xuống và gọi Khởi Vu Phổ đến trước bàn xử án. Ông nói:
- Khởi Vu Phổ, ngươi hãy kể những việc ngươi đã làm sau khi rời bữa ăn tối.
- Kẻ hèn này – Khởi trả lời – xin được thưa với đại nhân là tôi rời bữa ăn tối khá sớm vì cảm thấy không được khỏe. Tôi định đi đến phòng tắm của nhà hàng nhưng vì nhầm lẫn nên đã đi đến phòng thay đồ của các kỹ nữ. Tôi hỏi một người phục vụ để anh ta dẫn tôi đến phòng tắm, sau đó tôi rời khỏi nhà hàng và đi bộ đến công viên. Tôi đi dạo quanh đó cho đến nữa đêm. Sau đó, tôi cảm thấy tốt hơn nhiều và quay trở về chỗ trọ của mình.
images
Địch công và Phong Đại thẩm vấn Khởi Vu Phổ
- Hãy ghi lại lời khai này – Địch công nói.
Khi nhà thơ đã đóng dấu tay vào tờ khai mà người thư lại đưa cho, quan án đập búa lên bàn và tuyên bố:
- Vụ án về cái chết của kỹ nữ Nguyệt Thu tạm thời để lại cho đến khi có thông báo mới.
Ngay sau đó ông đập búa và tuyên bố bãi đường. Trước khi đứng lên ông cúi xuống thì thầm với Mã Tông:
- Đi và tìm ông Uỷ viên họ Hoàng. Sau đó chạy sang khách sạn Gia Hạc và chỗ trọ của Khởi Vu Phổ để xác minh những lời khai của họ. Quay trở lại đây để báo cáo mọi việc cho ta.
Quay sang Phong Đại, ông nói:
- Ta muốn có một cuộc nói chuyện riêng với ông Tào. Ông có thể đưa chúng tôi đến một căn phòng riêng tư nơi chúng ta không bị quấy rầy lúc trò chuyện?
- Chắc chắn rồi, thưa đại nhân! Tôi sẽ đưa đại nhân đến một căn phòng trong khu vườn. Nó nằm ở sân phía sau nơi những bà vợ của tôi đang ở, không ai có thể đi vào đó từ bên ngoài – ông ngập ngừng một lúc rồi rụt rè nói tiếp – Xin cho phép tôi hỏi đại nhân một vấn đề, tôi không hiểu tại sao đại nhân lại quyết định tạm dừng cả hai vụ án đó lại. Chỉ là một vụ án đơn giản, một vụ là tự tử và vụ kia là tử vong do suy tim… Tôi có thể nghĩ rằng…
- Ồ - Địch công nói một cách mơ hồ - chỉ vì ta muốn biết thêm về những việc liên quan đến hai vụ án này. Chỉ là để hoàn chỉnh chúng thôi, có thể nói như thế.
Tác giả :
Robert van Gulik