Bảy Viễn Thủ Lĩnh Bình Xuyên
Chương 46
Nguyễn Bình lắng nghe Mười Trí trình bày lý do khiến Bảy Viễn về thành đầu Tây.
Nghe xong, anh lấy ra một xấp tài liệu và đưa từng tờ một:
- Anh Mười xem xấp tài liệu này rồi ta bàn tiếp câu chuyện về Bảy Viễn.
Tài liệu thứ nhất là truyền đơn máy bay Pháp rải trắng Ðồng Tháp Mười trong đó Bảy Viễn lên án Việt Minh độc quyền yêu nước, diệt trừ các chính đảng khác, tảo thanh giáo phái. Ðây là tuyên ngôn của Ðại tá Lê Văn Viễn, Tư lệnh Bình Xuyên, nguyên là Khu bộ phó Chiến khu 7.
Mười Trí lắc đầu lia lịa:
- Lời lẽ trong tuyên ngôn không phải của Bảy Viễn mà của thằng Phòng Nhì, có thể là do Năm Tài soạn cho Bảy Viễn ký.
Nguyễn Bình gật:
- Cũng có thể như anh Mười nghĩ. Trong vụ này, Bảy Viễn chỉ là con cờ của Phòng Nhì. Anh Mười xem tiếp tài liệu thứ hai.
Vừa liếc qua vài hàng, Mười Trí tái sắc. Ðó là công điện của binh sĩ Liên khu Bình Xuyên gửi lên Bộ tư lệnh Khu 7 tố cáo Bảy Viễn, Mười Trí và Tư Hoạnh lợi dụng xương máu của binh sĩ Bình Xuyên. Công điện chỉ có 4 điểm vắn gọn:
1. Chiến sĩ Bình Xuyên đổ xương máu chiến đấu ba năm nay không phải là một vài tên du đãng, thổ phỉ hay Phòng Nhì, bọn com măng đô.
2. Những người anh cả của chúng tôi là anh Ba Dương, ông Tám Mạnh, ông Năm Hà... Còn mấy ông Bảy Viễn, Mười Trí, Tư Hoạnh lâu nay trở nên trụy lạc, không xứng đáng là đàn anh chúng tôi nữa.
3. Chúng tôi hy sinh cho Tổ quốc chớ không hy sinh cho cá nhân bọn anh chị không xứng đáng ấy.
4. Yêu cầu cho không tôi làm người chiến sĩ của cách mạng chớ không làm nô lệ cho bọn quân phiệt.
Nguyễn Bình hỏi:
- Anh Mười nghĩ gì về bốn điểm trong công điện của mấy ngàn binh sĩ thuộc Liên khu Bình xuyên?
- Họ nói đúng. Có điều họ "cột" tôi với Bảy Viễn là oan cho tôi, anh Ba có thấy không?
Nguyễn Bình cười:
- Có những điều người trong cuộc không thấy mà người ngoài thấy rất rõ. Như đánh cờ tướng vậy. Lúc nãy anh Mười nói không ai biết rành Bảy Viễn hơn anh Mười. Ðó là do anh Mười chủ quan. Tôi nhìn nhận anh Mười hiểu rõ Bảy Viễn thời xa xưa, khi hai người còn là hai hảo hớn. Còn ba năm nay, do mỗi người đóng quân một nơi nên anh Mười không nắm Bảy Viễn bằng mật thám và Phòng Nhì của Pháp, cũng như anh Mười không hiểu Bảy Viễn bằng công an và tình báo của ta.
Mười Trí nhăn mặt nhưng Ba Bình nói tiếp:
- Chính vì chủ quan, xét đoán con người qua trái tim chớ không theo khối óc, nên anh Mười không đánh giá đúng mức sự hư hỏng của Bảy Viễn. Cùng đi giang hồ như nhau, nhưng anh Mười khác Bảy Viễn. Trước nhất, anh Mười là nhà nông, quen lao động, do đó biết quý trọng thành quả lao động, không lấy của phi nghĩa, không chơi với người phi nghĩa. Còn Bảy Viễn thuộc thành phần lưu manh thành thị, cái gì có lợi là làm, bất chấp chính tà, đúng sai. Một người có bản năng bất lương như vậy rất dễ sa ngã. Tám Tám, Phó văn phòng bọn đó báo cáo đầy đũ và chuyện Phòng Nhì tiếp tế xa xỉ phẩm, thậm chí cả gái nhảy các vũ trường xuống Tắc Cây Mắm giúp vui ngài Khu Bộ phó. Nghe nói chính anh Mười cũng đã khử một bà Khu Bộ phó xấc láo dám "mày tao" với bạn thân của chồng.
Mười Trí:
- Số Tám Tâm rất đỏ, vì theo tôi biết thì Bảy Viễn đã nghi Tám Tâm là người của Khu bố trí nắm văn phòng Chi đội 9. Bảy Viễn có lần muốn thủ tiêu, nhưng dọc đường Tám Tâm kể công thế nào đó mà Bảy Viễn xiêu lòng cho ghe quay trở lại. Tánh Bảy Viễn như cọp, nóng đó mà cũng nguội đó.
Nguyễn Bình:
- Tôi mời anh Mười tới đây để làm vài việc cấp bách, anh Mười nên thảo một lá thư ngỏ gửi cho Bảy Viễn hay là một lời thanh minh để đồng bào biết đôi bạn giang hồ năm xưa nay mỗi người đi một ngỏ theo đúng lý tưởng của mình. Tôi sẽ in thật nhiều và cho các Ban công tác thành phát cho dân biết là Mười Trí đã đoạn tuyệt khi Bảy Viễn đi sai đường. Anh Mười nghĩ sao?
- Tôi làm ngay tại đây cho anh. Tôi rất cần thanh minh cho Anh em Liên khu Bình Xuyên biết Mười Trí đã bỏ rượu, tu tỉnh từ khi đi theo cách mạng, khác xa Bảy Viễn. Tôi cũng cần nói cho bọn Phòng Nhì biết Mười Trí không dễ dụ như Bảy Viễn đâu.
Ba Bình đưa giấy bút cho Mười Trí:
- Anh cứ viết như anh nói.
Ngày thường Mười Trí viết rất khó khăn, nhưng đụng việc xúc phạm tới danh dự, anh viết thật nhanh.
Ba Bình đọc:
Lời thanh minh:
Ông Lê Văn Viễn đã gạt được một số ít chiến sĩ ra đầu Tây. Vừa rồi ông ra tuyên ngôn ủng hộ bù nhìn Bảo Ðại và Nguyễn Văn Xuân. Trước đây có Nguyễn Hòa Hiệp, Năm Lửa, nay tới Bảy Viễn.
Bọn chạy theo giặc thì đồng bào Nam Bộ chẳng lạ gì. Nhưng tôi là bạn thân của Bảy Viễn nên phải có đôi lời thanh minh.
Tôi rất buồn đã không ngăn cản được người bạn từng thề đồng sanh đồng tử từ thuở nhỏ.
Chúng tôi từng đi giang hồ, từng chống cường quyền thực dân, từng vào tù ra khám, nhiều lần vượt ngục Côn Ðảo về đất liền. Từ năm 1945, chúng tôi di kháng chiến đánh Tây giành độc lập.
Mỗi người đóng quân một nơi nên chúng tôi xa nhau. Do đó mà bọn phản động chui vào xúi giục Bảy Viễn chống Việt Minh. Nay thì Bảy Viễn ra mặt đầu Tây, không màng lời khuyên can của tôi.
Bảy Viển đã chôn vùi thanh danh giang hồ mã thượng, thiêu hủy sự nghiệp ba năm chiến đấu chống thực dân.
Tôi bác bỏ tình bạn qua một bên, quyết theo kháng chiến tới cùng để giành độc lập, tự do, và hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Vì chánh nghĩa, vì quốc dân, ta quyết chiến, ta sẽ thắng.
Văn phòng quân sự ngày 25. 6. 1948.
Trung đoàn trưởng TÐ 303 Huỳnh Văn Trí.
Nghe xong, anh lấy ra một xấp tài liệu và đưa từng tờ một:
- Anh Mười xem xấp tài liệu này rồi ta bàn tiếp câu chuyện về Bảy Viễn.
Tài liệu thứ nhất là truyền đơn máy bay Pháp rải trắng Ðồng Tháp Mười trong đó Bảy Viễn lên án Việt Minh độc quyền yêu nước, diệt trừ các chính đảng khác, tảo thanh giáo phái. Ðây là tuyên ngôn của Ðại tá Lê Văn Viễn, Tư lệnh Bình Xuyên, nguyên là Khu bộ phó Chiến khu 7.
Mười Trí lắc đầu lia lịa:
- Lời lẽ trong tuyên ngôn không phải của Bảy Viễn mà của thằng Phòng Nhì, có thể là do Năm Tài soạn cho Bảy Viễn ký.
Nguyễn Bình gật:
- Cũng có thể như anh Mười nghĩ. Trong vụ này, Bảy Viễn chỉ là con cờ của Phòng Nhì. Anh Mười xem tiếp tài liệu thứ hai.
Vừa liếc qua vài hàng, Mười Trí tái sắc. Ðó là công điện của binh sĩ Liên khu Bình Xuyên gửi lên Bộ tư lệnh Khu 7 tố cáo Bảy Viễn, Mười Trí và Tư Hoạnh lợi dụng xương máu của binh sĩ Bình Xuyên. Công điện chỉ có 4 điểm vắn gọn:
1. Chiến sĩ Bình Xuyên đổ xương máu chiến đấu ba năm nay không phải là một vài tên du đãng, thổ phỉ hay Phòng Nhì, bọn com măng đô.
2. Những người anh cả của chúng tôi là anh Ba Dương, ông Tám Mạnh, ông Năm Hà... Còn mấy ông Bảy Viễn, Mười Trí, Tư Hoạnh lâu nay trở nên trụy lạc, không xứng đáng là đàn anh chúng tôi nữa.
3. Chúng tôi hy sinh cho Tổ quốc chớ không hy sinh cho cá nhân bọn anh chị không xứng đáng ấy.
4. Yêu cầu cho không tôi làm người chiến sĩ của cách mạng chớ không làm nô lệ cho bọn quân phiệt.
Nguyễn Bình hỏi:
- Anh Mười nghĩ gì về bốn điểm trong công điện của mấy ngàn binh sĩ thuộc Liên khu Bình xuyên?
- Họ nói đúng. Có điều họ "cột" tôi với Bảy Viễn là oan cho tôi, anh Ba có thấy không?
Nguyễn Bình cười:
- Có những điều người trong cuộc không thấy mà người ngoài thấy rất rõ. Như đánh cờ tướng vậy. Lúc nãy anh Mười nói không ai biết rành Bảy Viễn hơn anh Mười. Ðó là do anh Mười chủ quan. Tôi nhìn nhận anh Mười hiểu rõ Bảy Viễn thời xa xưa, khi hai người còn là hai hảo hớn. Còn ba năm nay, do mỗi người đóng quân một nơi nên anh Mười không nắm Bảy Viễn bằng mật thám và Phòng Nhì của Pháp, cũng như anh Mười không hiểu Bảy Viễn bằng công an và tình báo của ta.
Mười Trí nhăn mặt nhưng Ba Bình nói tiếp:
- Chính vì chủ quan, xét đoán con người qua trái tim chớ không theo khối óc, nên anh Mười không đánh giá đúng mức sự hư hỏng của Bảy Viễn. Cùng đi giang hồ như nhau, nhưng anh Mười khác Bảy Viễn. Trước nhất, anh Mười là nhà nông, quen lao động, do đó biết quý trọng thành quả lao động, không lấy của phi nghĩa, không chơi với người phi nghĩa. Còn Bảy Viễn thuộc thành phần lưu manh thành thị, cái gì có lợi là làm, bất chấp chính tà, đúng sai. Một người có bản năng bất lương như vậy rất dễ sa ngã. Tám Tám, Phó văn phòng bọn đó báo cáo đầy đũ và chuyện Phòng Nhì tiếp tế xa xỉ phẩm, thậm chí cả gái nhảy các vũ trường xuống Tắc Cây Mắm giúp vui ngài Khu Bộ phó. Nghe nói chính anh Mười cũng đã khử một bà Khu Bộ phó xấc láo dám "mày tao" với bạn thân của chồng.
Mười Trí:
- Số Tám Tâm rất đỏ, vì theo tôi biết thì Bảy Viễn đã nghi Tám Tâm là người của Khu bố trí nắm văn phòng Chi đội 9. Bảy Viễn có lần muốn thủ tiêu, nhưng dọc đường Tám Tâm kể công thế nào đó mà Bảy Viễn xiêu lòng cho ghe quay trở lại. Tánh Bảy Viễn như cọp, nóng đó mà cũng nguội đó.
Nguyễn Bình:
- Tôi mời anh Mười tới đây để làm vài việc cấp bách, anh Mười nên thảo một lá thư ngỏ gửi cho Bảy Viễn hay là một lời thanh minh để đồng bào biết đôi bạn giang hồ năm xưa nay mỗi người đi một ngỏ theo đúng lý tưởng của mình. Tôi sẽ in thật nhiều và cho các Ban công tác thành phát cho dân biết là Mười Trí đã đoạn tuyệt khi Bảy Viễn đi sai đường. Anh Mười nghĩ sao?
- Tôi làm ngay tại đây cho anh. Tôi rất cần thanh minh cho Anh em Liên khu Bình Xuyên biết Mười Trí đã bỏ rượu, tu tỉnh từ khi đi theo cách mạng, khác xa Bảy Viễn. Tôi cũng cần nói cho bọn Phòng Nhì biết Mười Trí không dễ dụ như Bảy Viễn đâu.
Ba Bình đưa giấy bút cho Mười Trí:
- Anh cứ viết như anh nói.
Ngày thường Mười Trí viết rất khó khăn, nhưng đụng việc xúc phạm tới danh dự, anh viết thật nhanh.
Ba Bình đọc:
Lời thanh minh:
Ông Lê Văn Viễn đã gạt được một số ít chiến sĩ ra đầu Tây. Vừa rồi ông ra tuyên ngôn ủng hộ bù nhìn Bảo Ðại và Nguyễn Văn Xuân. Trước đây có Nguyễn Hòa Hiệp, Năm Lửa, nay tới Bảy Viễn.
Bọn chạy theo giặc thì đồng bào Nam Bộ chẳng lạ gì. Nhưng tôi là bạn thân của Bảy Viễn nên phải có đôi lời thanh minh.
Tôi rất buồn đã không ngăn cản được người bạn từng thề đồng sanh đồng tử từ thuở nhỏ.
Chúng tôi từng đi giang hồ, từng chống cường quyền thực dân, từng vào tù ra khám, nhiều lần vượt ngục Côn Ðảo về đất liền. Từ năm 1945, chúng tôi di kháng chiến đánh Tây giành độc lập.
Mỗi người đóng quân một nơi nên chúng tôi xa nhau. Do đó mà bọn phản động chui vào xúi giục Bảy Viễn chống Việt Minh. Nay thì Bảy Viễn ra mặt đầu Tây, không màng lời khuyên can của tôi.
Bảy Viển đã chôn vùi thanh danh giang hồ mã thượng, thiêu hủy sự nghiệp ba năm chiến đấu chống thực dân.
Tôi bác bỏ tình bạn qua một bên, quyết theo kháng chiến tới cùng để giành độc lập, tự do, và hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Vì chánh nghĩa, vì quốc dân, ta quyết chiến, ta sẽ thắng.
Văn phòng quân sự ngày 25. 6. 1948.
Trung đoàn trưởng TÐ 303 Huỳnh Văn Trí.
Tác giả :
Nguyên Hùng