Bảo Đại, Hay Là Những Ngày Cuối Cùng Của Vương Quốc An Nam
Quyển 2 - Chương 5
Ngày 3 tháng 9 một chiếc máy bay kiểu Liberator của không quân hoàng gia Anh bay thấp qua thành phố, sau vài vòng lượn thấp đã thả ra ba chiếc dù màu.
Không có người, chỉ là ba chiếc thùng gỗ dày, đóng đai chắc chắn. Một chiếc rơi xuống vạt ruộng trên cánh đồng An Cựu, lọt ngay vào tay lực lượng bộ đội giải phóng quân Huế đóng gần đó. Hai chiếc khác rơi xuống sân trường Thiên Hựu, nơi có khoảng 200 gia đình Pháp kiều và cha đạo ở các giáo xứ trong tỉnh tập trung về đây từ sau đảo chính Nhật mồng 9 tháng 3 năm 1945.
Đã nổ ra cuộc đụng độ nhỏ giữa Pháp kiều và dân quân, tự vệ Việt Minh để tranh nhau chiếm đoạt hai chiếc hòm gỗ được thả xuống sân trường. Cả hai bên đều có thương vong. Một người Pháp gục ngã vì trúng đạn tiểu liên của Việt Minh. Một thanh niên tự vệ có nhiệm vụ canh gác khu vực Pháp kiều tên là Lê Văn Mười bị trúng đạn tiểu liên, hôm sau được chính quyền địa phương tổ chức lễ tang trọng thể. Không ai biết số người bị thương ở cả hai phía Pháp và Việt là bao nhiêu.
Hai hòm gỗ được khui ra. Tuyệt nhiên không có vũ khí. Hết thảy đều chở thuốc men và lương thực. Có cả những chiếc gương có đục lỗ để làm tín hiệu cho máy bay.
Nạn nhân Pháp tên là Chenevier, được chôn trong vườn nhà thờ chứ không phải ở nghĩa địa vì nghĩa địa do Việt Minh kiểm soát. Quan tài làm bằng những mảnh gỗ phế loại, phủ cờ tam tài.
Sau đó một số người Pháp bị người Việt bắt đem đi đã được thả về. Một người khác tên là Meynier bị bắt giải đi đâu không ai rõ (1).
Hai trăm Pháp kiều chen chúc trong khu phố Tây, sau sự kiện ngày 3 tháng 9 sống nơm nớp lo sợ bị trả thù. Nghe đâu mỗi căn nhà đều được đánh dấu trong sơ đồ tấn công của tự vệ.
Mấy ngày sau, ngày 11 tháng 9 máy bay Đồng minh trở lại, hạ cánh đường hoàng xuống sân bay Phú Bài, mang theo một toán gồm 6 quân nhân Mỹ hoặc có thể có người Pháp trà trộn vào lấy danh nghĩa phái bộ Đồng minh, có nhiệm vụ điều tra, tìm hiểu số phận phi công Đồng minh bị Nhật bắn rơi trên chiến trường Đông Dương trước đây, và tiếp tế cho tù binh Pháp. Họ được chính quyền địa phương đón tiếp nồng nhiệt, nhân dân đứng chật hai bên đường Tự Đức mang cờ, biểu ngữ “Hoan nghênh phái bộ Đồng minh (Welcome to the Allied Mission), “Quyết chiến đấu cho nền độc lập của Việt Nam (Struggle for independence of Vietnam), “Nước Việt Nam của người Việt Nam” (Vietnam to vietnamese) hoan nghênh phái bộ Đồng minh. Trong buổi tiếp kiến chính quyền địa phương, phái bộ Đồng minh nhắc lại sự kiện thả dù tiếp tế cho Pháp kiều tuần trước. Đại diện chính quyền giải thích: sở dĩ có vụ đụng độ đó là do trước đó 8 ngày có vụ biệt kích Pháp nhảy dù xuống Hiền Sĩ cách Huế 25 cây số về phía Tây, yêu cầu từ nay muốn tiếp tế cho tù binh và Pháp kiều, xin chuyển qua Uỷ ban nhân dân tỉnh(2). Tại khách sạn Morin phái bộ tiếp xúc với Pháp kiều, hứa sẽ chuyển giúp thư tín. Từ mùa thu 1940 những người Pháp ở Huế cũng như nơi khác không gửi được gì về gia đình ở Pháp vì từ khi bại trận, mọi quan hệ thư tín và buôn bán giữa chính quốc và Đông Dương hầu như bị cắt đứt. Một nhà báo Mỹ liên lạc được với Pháp kiều, mang theo thư từ Nam Kỳ và cả những tin tốt lành. Có những người thân trong gia đình của binh sĩ Pháp đi thoát về Sài Gòn vượt qua cả nghìn cây số đường rừng phần lớn là phía Lào, con đường họ đi sau này được gọi là đường mòn Hồ Chí Minh. Nhiều người trong bọn họ bị ốm dọc đường nhưng vẫn cố đi thoát vào đến Sài Gòn.
Điều kiện sống trong khu phố Tây sút kém hẳn. Người Pháp phải đặt mua thực phẩm tại một cửa hàng tiếp tế do Việt Minh phụ trách. Sau khi trả tiền được lĩnh một tích kê hẹn hôm sau lấy hàng. Không còn bánh mỳ, bơ, cà phê, những đồ ăn, thức uống quen thuộc của người Pháp, nhưng lại được Việt Minh coi là đồ xa xỉ.
Đêm đêm nghe thấy nhiều tiếng súng chẳng biết vì lý do gì, ai bắn và bắn ai, những tin đồn thảm sát. Từng đêm người sống trong khu đi nằm với câu hỏi đêm nay sẽ là đêm cuối cùng chăng. Rồi những hồi trống rung lên càng dồn dập vào buổi sáng sớm.
Giọng điệu đã trở nên căng thẳng nhất là từ sau ngày Pháp gây hấn ở Nam Bộ, 23 tháng 9 năm 1945.
Tình hình đó khiến Paris lo ngại. Một báo cáo đề ngày 22 tháng 9 năm 1945 của các tổ chức mật vụ Pháp ở Việt Nam cho biết: “Tình cảnh của các kiều dân Pháp, bị tập trung hay quản thúc rất bấp bênh. Những vụ lộn xộn ngày càng nhiều. Nguy cơ về một cuộc tàn sát hàng loạt vẫn tồn tại và ngày càng nghiêm trọng”(3).
Chú thích:
(1) Elula Perrin, sách đã dẫn.
(2) Báo Cứu quốc số 43 ngày 14 tháng 9 năm 1945.
(3) CAOM, Lưu trữ bộ Pháp quốc Hải ngoại, hồ sơ 1211NF.
Không có người, chỉ là ba chiếc thùng gỗ dày, đóng đai chắc chắn. Một chiếc rơi xuống vạt ruộng trên cánh đồng An Cựu, lọt ngay vào tay lực lượng bộ đội giải phóng quân Huế đóng gần đó. Hai chiếc khác rơi xuống sân trường Thiên Hựu, nơi có khoảng 200 gia đình Pháp kiều và cha đạo ở các giáo xứ trong tỉnh tập trung về đây từ sau đảo chính Nhật mồng 9 tháng 3 năm 1945.
Đã nổ ra cuộc đụng độ nhỏ giữa Pháp kiều và dân quân, tự vệ Việt Minh để tranh nhau chiếm đoạt hai chiếc hòm gỗ được thả xuống sân trường. Cả hai bên đều có thương vong. Một người Pháp gục ngã vì trúng đạn tiểu liên của Việt Minh. Một thanh niên tự vệ có nhiệm vụ canh gác khu vực Pháp kiều tên là Lê Văn Mười bị trúng đạn tiểu liên, hôm sau được chính quyền địa phương tổ chức lễ tang trọng thể. Không ai biết số người bị thương ở cả hai phía Pháp và Việt là bao nhiêu.
Hai hòm gỗ được khui ra. Tuyệt nhiên không có vũ khí. Hết thảy đều chở thuốc men và lương thực. Có cả những chiếc gương có đục lỗ để làm tín hiệu cho máy bay.
Nạn nhân Pháp tên là Chenevier, được chôn trong vườn nhà thờ chứ không phải ở nghĩa địa vì nghĩa địa do Việt Minh kiểm soát. Quan tài làm bằng những mảnh gỗ phế loại, phủ cờ tam tài.
Sau đó một số người Pháp bị người Việt bắt đem đi đã được thả về. Một người khác tên là Meynier bị bắt giải đi đâu không ai rõ (1).
Hai trăm Pháp kiều chen chúc trong khu phố Tây, sau sự kiện ngày 3 tháng 9 sống nơm nớp lo sợ bị trả thù. Nghe đâu mỗi căn nhà đều được đánh dấu trong sơ đồ tấn công của tự vệ.
Mấy ngày sau, ngày 11 tháng 9 máy bay Đồng minh trở lại, hạ cánh đường hoàng xuống sân bay Phú Bài, mang theo một toán gồm 6 quân nhân Mỹ hoặc có thể có người Pháp trà trộn vào lấy danh nghĩa phái bộ Đồng minh, có nhiệm vụ điều tra, tìm hiểu số phận phi công Đồng minh bị Nhật bắn rơi trên chiến trường Đông Dương trước đây, và tiếp tế cho tù binh Pháp. Họ được chính quyền địa phương đón tiếp nồng nhiệt, nhân dân đứng chật hai bên đường Tự Đức mang cờ, biểu ngữ “Hoan nghênh phái bộ Đồng minh (Welcome to the Allied Mission), “Quyết chiến đấu cho nền độc lập của Việt Nam (Struggle for independence of Vietnam), “Nước Việt Nam của người Việt Nam” (Vietnam to vietnamese) hoan nghênh phái bộ Đồng minh. Trong buổi tiếp kiến chính quyền địa phương, phái bộ Đồng minh nhắc lại sự kiện thả dù tiếp tế cho Pháp kiều tuần trước. Đại diện chính quyền giải thích: sở dĩ có vụ đụng độ đó là do trước đó 8 ngày có vụ biệt kích Pháp nhảy dù xuống Hiền Sĩ cách Huế 25 cây số về phía Tây, yêu cầu từ nay muốn tiếp tế cho tù binh và Pháp kiều, xin chuyển qua Uỷ ban nhân dân tỉnh(2). Tại khách sạn Morin phái bộ tiếp xúc với Pháp kiều, hứa sẽ chuyển giúp thư tín. Từ mùa thu 1940 những người Pháp ở Huế cũng như nơi khác không gửi được gì về gia đình ở Pháp vì từ khi bại trận, mọi quan hệ thư tín và buôn bán giữa chính quốc và Đông Dương hầu như bị cắt đứt. Một nhà báo Mỹ liên lạc được với Pháp kiều, mang theo thư từ Nam Kỳ và cả những tin tốt lành. Có những người thân trong gia đình của binh sĩ Pháp đi thoát về Sài Gòn vượt qua cả nghìn cây số đường rừng phần lớn là phía Lào, con đường họ đi sau này được gọi là đường mòn Hồ Chí Minh. Nhiều người trong bọn họ bị ốm dọc đường nhưng vẫn cố đi thoát vào đến Sài Gòn.
Điều kiện sống trong khu phố Tây sút kém hẳn. Người Pháp phải đặt mua thực phẩm tại một cửa hàng tiếp tế do Việt Minh phụ trách. Sau khi trả tiền được lĩnh một tích kê hẹn hôm sau lấy hàng. Không còn bánh mỳ, bơ, cà phê, những đồ ăn, thức uống quen thuộc của người Pháp, nhưng lại được Việt Minh coi là đồ xa xỉ.
Đêm đêm nghe thấy nhiều tiếng súng chẳng biết vì lý do gì, ai bắn và bắn ai, những tin đồn thảm sát. Từng đêm người sống trong khu đi nằm với câu hỏi đêm nay sẽ là đêm cuối cùng chăng. Rồi những hồi trống rung lên càng dồn dập vào buổi sáng sớm.
Giọng điệu đã trở nên căng thẳng nhất là từ sau ngày Pháp gây hấn ở Nam Bộ, 23 tháng 9 năm 1945.
Tình hình đó khiến Paris lo ngại. Một báo cáo đề ngày 22 tháng 9 năm 1945 của các tổ chức mật vụ Pháp ở Việt Nam cho biết: “Tình cảnh của các kiều dân Pháp, bị tập trung hay quản thúc rất bấp bênh. Những vụ lộn xộn ngày càng nhiều. Nguy cơ về một cuộc tàn sát hàng loạt vẫn tồn tại và ngày càng nghiêm trọng”(3).
Chú thích:
(1) Elula Perrin, sách đã dẫn.
(2) Báo Cứu quốc số 43 ngày 14 tháng 9 năm 1945.
(3) CAOM, Lưu trữ bộ Pháp quốc Hải ngoại, hồ sơ 1211NF.
Tác giả :
Daniel Grandclément