Bảo Đại, Hay Là Những Ngày Cuối Cùng Của Vương Quốc An Nam
Quyển 2 - Chương 22
Thắng lợi của quân Pháp chỉ là tạm thời. Bộ đội Việt Minh tưởng như tan rã, tan biến vào vùng rừng núi, nhưng vài ngày sau lại xuất hiện. Họ chiến đấu bền bỉ, kiên quyết, không hề lay chuyển trước muôn vàn khó khăn. Không bao giờ có thể tiêu diệt được họ dù có gây cho họ những thất bại tạm thời lúc đầu. Còn quân viễn chinh Pháp, chẳng mấy chốc đã tăng quân số tới một trăm nghìn người gồm cả lính Âu, Bắc Phi, nguỵ quân người Việt được Pháp trang bị. Họ chỉ làm chủ được các thành phố, thị trấn, đường cái lớn, những địa điểm quan trọng, xây dựng hệ thống cứ điểm, boong-ke, tháp canh để bảo vệ vùng kiểm soát. Nhưng quanh họ là những vòng vây, tầng tầng lớp lớp… Họ chỉ làm chủ được ban ngày còn ban đêm bộ đội, du kích Việt Nam mặc sức tung hoành bất chấp pháo sáng, vũ khí hơn hẳn của đối phương. Lê dương Bắc Phi, lính dù hết thảy đều kinh hoàng… Một mối lo sợ âm ỉ, kéo dài, phát sinh ngay từ sau những cuộc giao chiến đầu tiên, mỗi ngày một tăng lên sau những cuộc đụng độ đẫm máu để lại những xác chết của đồng đội thu nhặt được mỗi sớm mai.
Quân Nhật, quân Anh, quân Trung Hoa, tất cả đều đã rút về nước. Từ đây chỉ còn hai địch thủ Việt và Pháp đối mặt nhau.
Chiến sự lan rộng khắp nước. Mỗi thị trấn, mỗi mảnh ruộng đều có thể là nơi diễn ra một trận phục kích, là mục tiêu của một trận pháo kích bằng súng cối. Trên mỗi đoạn đường nhỏ có thể có bẫy chông, làm bằng tre già rắn như thép sắt xuyên thủng da thịt.
Hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn được xem như những thủ đô thời chiến. Tại đây không xa mặt trận bao nhiêu, nhưng cuộc sóng khá hẳn. Tiền bạc từ Pháp rót sang để chi trả cho cuộc tái chiếm thuộc địa tràn ngập khắp các phố phường, các hiệu buôn. Các công ty vận tải, những nhà buôn, nhà ngân hàng và cả những nhà chứa là những nơi tiền vào như nước…
Trong lúc người Pháp lẫn người Việt yên vị trong cuộc sống sung túc và nguy hiểm nầy thì một sự thật đập vào mắt: không thể đè bẹp đối phương, không hy vọng một thắng lợi quyết định, dứt khoát bằng giải pháp thuần tuý quân sự. Việt Minh, được đa số dân chúng ủng hộ tự nguyện hay không tự nguyện, là một đối thủ quá vững chắc, rất khó nắm bắt.
Hồ Chí Minh và chính phủ của ông đã rời khỏi Bắc Bộ phủ ở trung tâm thành phố Hà Nội, phân tán các cơ quan lãnh đạo ra từng bộ phận nhỏ và di chuyển đến vùng tứ giác tây bắc thủ đô và nam đồng bằng sông Hồng để tiến hành cuộc chiến tranh du kích kinh điển hầu như không thể dập tắt được.
Bộ chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp cũng phải thú nhận không đủ lực lượng giành chiến thắng quân sự. Có nên thương lượng không? Nhất định là phải thương lượng để tìm ra một giải pháp, nhưng lập trường hai bên còn xa nhau quá. Paris không chấp nhận cho sự độc lập của Việt Nam mà chỉ nói sẽ dành cho Việt Nam quy chế một Quốc gia Liên kết dưới sự kiểm soát của họ. Trong lúc Việt Minh coi Pháp là xâm lược nên đòi trước hết phải tôn trọng chủ quyền hoàn toàn và trọn vẹn của Việt Nam.
Chiến tranh sẽ kéo dài và nhất là bộ tổng chỉ huy Pháp không nhận ra được chung cuộc sẽ như thế nào.
Ý kiến của họ thay đổi tuỳ theo những người nắm quyền hành ở Paris. Những người thuộc đảng xã hội mong muốn tìm ra một giải pháp thoả thuận với Hồ Chí Minh, dù có sự kiện đêm 19 tháng chạp năm 1946 và cuộc đụng độ quyết liệt đang diễn ra. Trái lại, những người lãnh đạo Phong trào Cộng hoà bình dân (MRP), nay mai sẽ đứng ra thành lập chính phủ từ chối không thương lượng với chính phủ “cộng sản”, hy vọng “Việt Nam hoá chiến tranh – dùng người Việt đánh người Việt” và dựng lên một nhân vật có thể đối trọng với lãnh tụ cách mạng.
Người đó dĩ nhiên là Bảo Đại dù có thời kỳ hợp tác với Nhật Bản, hay đã từng làm cố vấn tối cao cho chính phủ cụ Hồ, dù tính cách chán đời và lối sống tài tử của ông. Lucien Bodard – một nhà báo chuyên viết về Việt Nam đánh giá Bảo Đại là chàng “Hamlet da vàng lẩn tránh trong tâm trạng phủ định và trác táng. Ông ta lúc nào cũng do dự giữa
trách nhiệm lịch sử và hưởng thụ”.
Ngày 1 tháng tư năm 1947, Emile Bollaert, mới được bổ nhiệm làm cao uỷ Đông Dương đáp máy bay của hãng Air France đến Hà Nội. Cùng đi có vợ, hai con và chánh văn phòng Pierre Messmer. Đã thành thông lệ các quan chức đi công cán bao giờ cũng có vợ con và người thân đi cùng. Trong suốt thời gian làm việc ở Đông Dương, có chiến tranh hay không, cao uỷ sẽ lợi dụng những chuyến đi về Paris để hưởng những cuộc du lịch ngắn ngày. Trên đường đi, mỗi dịp dừng chân tại các thủ đô hay thành phố, ông tranh thủ đi thăm thú các nơi, khám phá nhiều cảnh quan mới lạ, bao giờ ông cũng có vợ, con cùng đi. Ngay khi đi Vatican để yết kiến giáo hoàng cũng có con gái Jacqueline đi theo. Khi ông đặt chân xuống đường băng sân bay Tân Sơn Nhất, ông đã mang sẵn trong túi áo, một tài liệu đánh máy mười một trang. Đó là mười một trang “huấn thị”, như một bản điều lệnh, một bản hướng dẫn hành động để tránh được những điều dại dột, sai lầm, để chắc chắn là ông áp dụng đúng chính sách đã được Paris quyết định.
Đối với chính phủ Hồ Chí Minh thì sao? Trong tài liệu ghi rõ: kiên quyết lên án.
Thế còn vấn đề Độc lập cho Việt Nam? Được, nhưng độc lập trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp, không có quân đội riêng, không có ngoại giao riêng, tất cả đều kèm theo sự kiểm soát chặt chẽ về chính trị. Câu kèm theo biện pháp nầy gợi lại bóng ma của đô đốc Courbet, của tướng De Courcy và các phế đế hồi giữa thế kỷ XIX.
Trong tài liệu, ghi rõ “Một thí nghiệm cũ, cách đây một trăm năm, chứng tỏ bỏ qua một số bảo đảm nào đó là quá sớm”(1).
Cuối cùng, với Bảo Đại, bản tài liệu nói rõ: “Lập lại bộ máy cai trị cũ, nhưng không tỏ ra là chúng ta lập lại triều đại quân chủ“.
Ít nhất là phải như thế. Ký tên dưới bản huấn thị có Thủ tướng Nội các Paul Ramadier, người của đảng Xã hội, còn có phó thủ tướng Maurice Thorez, tổng bí thư đảng Cộng sản.
***
Tại Hongkong, “Con Trời” Bảo Đại không làm gì hết. Ông ta nghỉ ngơi, thưởng thức lạc thú trên đời. Năm 1932, ông đã do dự khi rời Paris để về nước nắm quyền bính. Năm 1945, ông đã thoái vị hơi vội, rồi rong chơi ở Trung Hoa trong lúc đất nước lầm than vì có mặt của quân đội chiếm đóng nước ngoài và lo sợ xảy ra nội chiến. Vậy việc gì ông phải từ bỏ những thói quen cũ của mình. Trong khi ông không chính thức được giao “một chức trách rõ rệt” nào. Ông được tự do. Ông tự nhủ: còn chưa bằng những người khác.
Ông đã đổi tên. Không còn Hoàng đế Bảo Đại. Cũng không phải công dân Vĩnh Thuỵ mà là Wang Kunney tiên sinh, một người Trung Hoa. Muôn năm sự kín đáo, sự mai danh ẩn tích?
Tuy nhiên ông vẫn gặp các nhà báo, vui lòng giải thích lối sống của ông, những cung cách mới của ông. Nhiều nhà báo nhanh chóng có thói quen đến thăm ông hoàng bị phế truất kỳ dị, không buồn, cũng không phải thôi thúc hỏi thăm tin tức vợ con đang sống ở Huế dưới chính quyền Việt Minh ra sao. Ông đi dạo trên bãi tắm, phô trương người tình của mình, trước tiên là Lệ Hà, tiếp theo là Mộng Điệp, một mối tình khác của ông.
Đầu đội mũ panama, mình mặc chiếc một áo sơmi lụa bạch theo kiểu Trung Quốc, quần ống rộng thùng thình; giấu mặt bằng cặp kính râm to, Bảo Đại sống như một thường dân vô công rồi nghề. Như mọi người, ông đi xe công cộng chật lèn của Hongkong, tắm, chơi gôn, chơi quần vợt. Ông luôn luôn làm cho các chính khách bám quanh ông phải ngạc nhiên thán phục.
Dáng dấp trẻ trung, thân hình lực sĩ, tuổi mới gần ba mươi tư, nhưng phần lớn thời gian rỗi ông phân chia giữa cờ bạc và thể thao. Tối tối, ông lao đến Paramount, vũ trường lớn nhất của thành phố. Ông thường xuyên lui tới các ca lâu tửu quán. Ngay từ giữa thời kỳ cách mạng ở Hà Nội, ông đã là khách quen của những hộp đêm ở Hà Nội. Cần gì? Ông yêu thích cái không khí choáng lộn, trong những đêm bất tận, thích cái nhìn của những người đi lướt qua bên ông trên sàn nhảy hay trong các sới bạc.
Thế nhưng ông túng thiếu, gần như nghèo túng. Hoàng đế mà như thế thì nghèo cùng cực rồi. Tiền ông quăng trên các bàn bạc hoặc thanh toán tiền phòng khách sạn tồi tàn của ông là của cô nhân tình Lý Lệ Hà chi trả. Cô nầy đã phải mở két, biếu ông tất cả tiền tiết kiệm của một cô gái nhảy nửa thượng lưu, số tiền lên tới vài trăm bạc kiên trì tích cóp được nhờ tài quyến rũ của cô.
Ông có thật là một con người vô dụng như các tạp chí miêu tả ông không? Ông có đóng kịch khi tỏ ra là một nhà du lịch biếm hoạ? Ông đã làm hết sức để cho chân dung về ông có thể tin được. Ông không chỉ là chàng thanh niên rám nắng, tươi cười luôn luôn xuất hiện trên các tạp chí. Tuy nhiên báo chí đã lưu lại hình ảnh ấy và qua báo chí công chúng tin rằng cựu hoàng chỉ là một con người như thế. Tiếng tăm của ông bị vẩn đục những thành công chính trị sau nầy của ông sẽ bị phai mờ vì những chuyện bê bối trong đời tư của ông. Một số bài báo đã có dụng ý tạo nên hình ảnh về ông chỉ là một kẻ ăn chơi trác táng không thể sửa được.
Một tờ báo ở Nam Bộ, tờ Duy Tân đã đăng một tin giật gân, đầu đề chạy suốt trên tám cột báo: “Một cô gái người Hoa tên là Trần Nỷ – được biết nhiều hơn với cái tên Jenny Wong – từ Hongkong sang Sài Gòn, đi tìm những người có vai vế trong hội đồng hoàng tộc để báo cho biết cô đã có mang với Bảo Đại và đứa trẻ sau nầy ra đời sẽ được chính thức hoá như thế nào trong hội đồng hoàng tộc?”. Bài báo bị Sở kiểm duyệt đục bỏ(2).
Báo chí Pháp còn khẳng định một cách quả quyết hơn. Trong tờ Paris Presse, Merry Bromberger viết: “Muốn gặp Bảo Đại ở Hongkong chỉ cần dạo mười bốn hộp đêm trong thành phố, dễ hơn là tìm ông trong một khách sạn Anh”(3)…
Thời gian qua đi, diễn biến các sự kiện, thái độ lừng chừng do dự của người Pháp làm cho Bảo Đại chán chường, mệt mỏi, chậm chạp, lười biếng, vỡ mộng nữa, hơn thời kỳ trị vì ở kinh đô Huế. Tuy nhiên, theo ghi chép của một nhân viên tình báo Pháp (SDECE) “trí tuệ của ông vẫn rất sắc sảo giống như quan hệ tầm thường không làm nhụt thú hưởng lạc và dan díu tình ái dễ dãi“.
Cố vấn tối cao của chính phủ Hồ Chí Minh chẳng bao lâu nối lại sự tiếp xúc với người Pháp.
Quân Nhật, quân Anh, quân Trung Hoa, tất cả đều đã rút về nước. Từ đây chỉ còn hai địch thủ Việt và Pháp đối mặt nhau.
Chiến sự lan rộng khắp nước. Mỗi thị trấn, mỗi mảnh ruộng đều có thể là nơi diễn ra một trận phục kích, là mục tiêu của một trận pháo kích bằng súng cối. Trên mỗi đoạn đường nhỏ có thể có bẫy chông, làm bằng tre già rắn như thép sắt xuyên thủng da thịt.
Hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn được xem như những thủ đô thời chiến. Tại đây không xa mặt trận bao nhiêu, nhưng cuộc sóng khá hẳn. Tiền bạc từ Pháp rót sang để chi trả cho cuộc tái chiếm thuộc địa tràn ngập khắp các phố phường, các hiệu buôn. Các công ty vận tải, những nhà buôn, nhà ngân hàng và cả những nhà chứa là những nơi tiền vào như nước…
Trong lúc người Pháp lẫn người Việt yên vị trong cuộc sống sung túc và nguy hiểm nầy thì một sự thật đập vào mắt: không thể đè bẹp đối phương, không hy vọng một thắng lợi quyết định, dứt khoát bằng giải pháp thuần tuý quân sự. Việt Minh, được đa số dân chúng ủng hộ tự nguyện hay không tự nguyện, là một đối thủ quá vững chắc, rất khó nắm bắt.
Hồ Chí Minh và chính phủ của ông đã rời khỏi Bắc Bộ phủ ở trung tâm thành phố Hà Nội, phân tán các cơ quan lãnh đạo ra từng bộ phận nhỏ và di chuyển đến vùng tứ giác tây bắc thủ đô và nam đồng bằng sông Hồng để tiến hành cuộc chiến tranh du kích kinh điển hầu như không thể dập tắt được.
Bộ chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp cũng phải thú nhận không đủ lực lượng giành chiến thắng quân sự. Có nên thương lượng không? Nhất định là phải thương lượng để tìm ra một giải pháp, nhưng lập trường hai bên còn xa nhau quá. Paris không chấp nhận cho sự độc lập của Việt Nam mà chỉ nói sẽ dành cho Việt Nam quy chế một Quốc gia Liên kết dưới sự kiểm soát của họ. Trong lúc Việt Minh coi Pháp là xâm lược nên đòi trước hết phải tôn trọng chủ quyền hoàn toàn và trọn vẹn của Việt Nam.
Chiến tranh sẽ kéo dài và nhất là bộ tổng chỉ huy Pháp không nhận ra được chung cuộc sẽ như thế nào.
Ý kiến của họ thay đổi tuỳ theo những người nắm quyền hành ở Paris. Những người thuộc đảng xã hội mong muốn tìm ra một giải pháp thoả thuận với Hồ Chí Minh, dù có sự kiện đêm 19 tháng chạp năm 1946 và cuộc đụng độ quyết liệt đang diễn ra. Trái lại, những người lãnh đạo Phong trào Cộng hoà bình dân (MRP), nay mai sẽ đứng ra thành lập chính phủ từ chối không thương lượng với chính phủ “cộng sản”, hy vọng “Việt Nam hoá chiến tranh – dùng người Việt đánh người Việt” và dựng lên một nhân vật có thể đối trọng với lãnh tụ cách mạng.
Người đó dĩ nhiên là Bảo Đại dù có thời kỳ hợp tác với Nhật Bản, hay đã từng làm cố vấn tối cao cho chính phủ cụ Hồ, dù tính cách chán đời và lối sống tài tử của ông. Lucien Bodard – một nhà báo chuyên viết về Việt Nam đánh giá Bảo Đại là chàng “Hamlet da vàng lẩn tránh trong tâm trạng phủ định và trác táng. Ông ta lúc nào cũng do dự giữa
trách nhiệm lịch sử và hưởng thụ”.
Ngày 1 tháng tư năm 1947, Emile Bollaert, mới được bổ nhiệm làm cao uỷ Đông Dương đáp máy bay của hãng Air France đến Hà Nội. Cùng đi có vợ, hai con và chánh văn phòng Pierre Messmer. Đã thành thông lệ các quan chức đi công cán bao giờ cũng có vợ con và người thân đi cùng. Trong suốt thời gian làm việc ở Đông Dương, có chiến tranh hay không, cao uỷ sẽ lợi dụng những chuyến đi về Paris để hưởng những cuộc du lịch ngắn ngày. Trên đường đi, mỗi dịp dừng chân tại các thủ đô hay thành phố, ông tranh thủ đi thăm thú các nơi, khám phá nhiều cảnh quan mới lạ, bao giờ ông cũng có vợ, con cùng đi. Ngay khi đi Vatican để yết kiến giáo hoàng cũng có con gái Jacqueline đi theo. Khi ông đặt chân xuống đường băng sân bay Tân Sơn Nhất, ông đã mang sẵn trong túi áo, một tài liệu đánh máy mười một trang. Đó là mười một trang “huấn thị”, như một bản điều lệnh, một bản hướng dẫn hành động để tránh được những điều dại dột, sai lầm, để chắc chắn là ông áp dụng đúng chính sách đã được Paris quyết định.
Đối với chính phủ Hồ Chí Minh thì sao? Trong tài liệu ghi rõ: kiên quyết lên án.
Thế còn vấn đề Độc lập cho Việt Nam? Được, nhưng độc lập trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp, không có quân đội riêng, không có ngoại giao riêng, tất cả đều kèm theo sự kiểm soát chặt chẽ về chính trị. Câu kèm theo biện pháp nầy gợi lại bóng ma của đô đốc Courbet, của tướng De Courcy và các phế đế hồi giữa thế kỷ XIX.
Trong tài liệu, ghi rõ “Một thí nghiệm cũ, cách đây một trăm năm, chứng tỏ bỏ qua một số bảo đảm nào đó là quá sớm”(1).
Cuối cùng, với Bảo Đại, bản tài liệu nói rõ: “Lập lại bộ máy cai trị cũ, nhưng không tỏ ra là chúng ta lập lại triều đại quân chủ“.
Ít nhất là phải như thế. Ký tên dưới bản huấn thị có Thủ tướng Nội các Paul Ramadier, người của đảng Xã hội, còn có phó thủ tướng Maurice Thorez, tổng bí thư đảng Cộng sản.
***
Tại Hongkong, “Con Trời” Bảo Đại không làm gì hết. Ông ta nghỉ ngơi, thưởng thức lạc thú trên đời. Năm 1932, ông đã do dự khi rời Paris để về nước nắm quyền bính. Năm 1945, ông đã thoái vị hơi vội, rồi rong chơi ở Trung Hoa trong lúc đất nước lầm than vì có mặt của quân đội chiếm đóng nước ngoài và lo sợ xảy ra nội chiến. Vậy việc gì ông phải từ bỏ những thói quen cũ của mình. Trong khi ông không chính thức được giao “một chức trách rõ rệt” nào. Ông được tự do. Ông tự nhủ: còn chưa bằng những người khác.
Ông đã đổi tên. Không còn Hoàng đế Bảo Đại. Cũng không phải công dân Vĩnh Thuỵ mà là Wang Kunney tiên sinh, một người Trung Hoa. Muôn năm sự kín đáo, sự mai danh ẩn tích?
Tuy nhiên ông vẫn gặp các nhà báo, vui lòng giải thích lối sống của ông, những cung cách mới của ông. Nhiều nhà báo nhanh chóng có thói quen đến thăm ông hoàng bị phế truất kỳ dị, không buồn, cũng không phải thôi thúc hỏi thăm tin tức vợ con đang sống ở Huế dưới chính quyền Việt Minh ra sao. Ông đi dạo trên bãi tắm, phô trương người tình của mình, trước tiên là Lệ Hà, tiếp theo là Mộng Điệp, một mối tình khác của ông.
Đầu đội mũ panama, mình mặc chiếc một áo sơmi lụa bạch theo kiểu Trung Quốc, quần ống rộng thùng thình; giấu mặt bằng cặp kính râm to, Bảo Đại sống như một thường dân vô công rồi nghề. Như mọi người, ông đi xe công cộng chật lèn của Hongkong, tắm, chơi gôn, chơi quần vợt. Ông luôn luôn làm cho các chính khách bám quanh ông phải ngạc nhiên thán phục.
Dáng dấp trẻ trung, thân hình lực sĩ, tuổi mới gần ba mươi tư, nhưng phần lớn thời gian rỗi ông phân chia giữa cờ bạc và thể thao. Tối tối, ông lao đến Paramount, vũ trường lớn nhất của thành phố. Ông thường xuyên lui tới các ca lâu tửu quán. Ngay từ giữa thời kỳ cách mạng ở Hà Nội, ông đã là khách quen của những hộp đêm ở Hà Nội. Cần gì? Ông yêu thích cái không khí choáng lộn, trong những đêm bất tận, thích cái nhìn của những người đi lướt qua bên ông trên sàn nhảy hay trong các sới bạc.
Thế nhưng ông túng thiếu, gần như nghèo túng. Hoàng đế mà như thế thì nghèo cùng cực rồi. Tiền ông quăng trên các bàn bạc hoặc thanh toán tiền phòng khách sạn tồi tàn của ông là của cô nhân tình Lý Lệ Hà chi trả. Cô nầy đã phải mở két, biếu ông tất cả tiền tiết kiệm của một cô gái nhảy nửa thượng lưu, số tiền lên tới vài trăm bạc kiên trì tích cóp được nhờ tài quyến rũ của cô.
Ông có thật là một con người vô dụng như các tạp chí miêu tả ông không? Ông có đóng kịch khi tỏ ra là một nhà du lịch biếm hoạ? Ông đã làm hết sức để cho chân dung về ông có thể tin được. Ông không chỉ là chàng thanh niên rám nắng, tươi cười luôn luôn xuất hiện trên các tạp chí. Tuy nhiên báo chí đã lưu lại hình ảnh ấy và qua báo chí công chúng tin rằng cựu hoàng chỉ là một con người như thế. Tiếng tăm của ông bị vẩn đục những thành công chính trị sau nầy của ông sẽ bị phai mờ vì những chuyện bê bối trong đời tư của ông. Một số bài báo đã có dụng ý tạo nên hình ảnh về ông chỉ là một kẻ ăn chơi trác táng không thể sửa được.
Một tờ báo ở Nam Bộ, tờ Duy Tân đã đăng một tin giật gân, đầu đề chạy suốt trên tám cột báo: “Một cô gái người Hoa tên là Trần Nỷ – được biết nhiều hơn với cái tên Jenny Wong – từ Hongkong sang Sài Gòn, đi tìm những người có vai vế trong hội đồng hoàng tộc để báo cho biết cô đã có mang với Bảo Đại và đứa trẻ sau nầy ra đời sẽ được chính thức hoá như thế nào trong hội đồng hoàng tộc?”. Bài báo bị Sở kiểm duyệt đục bỏ(2).
Báo chí Pháp còn khẳng định một cách quả quyết hơn. Trong tờ Paris Presse, Merry Bromberger viết: “Muốn gặp Bảo Đại ở Hongkong chỉ cần dạo mười bốn hộp đêm trong thành phố, dễ hơn là tìm ông trong một khách sạn Anh”(3)…
Thời gian qua đi, diễn biến các sự kiện, thái độ lừng chừng do dự của người Pháp làm cho Bảo Đại chán chường, mệt mỏi, chậm chạp, lười biếng, vỡ mộng nữa, hơn thời kỳ trị vì ở kinh đô Huế. Tuy nhiên, theo ghi chép của một nhân viên tình báo Pháp (SDECE) “trí tuệ của ông vẫn rất sắc sảo giống như quan hệ tầm thường không làm nhụt thú hưởng lạc và dan díu tình ái dễ dãi“.
Cố vấn tối cao của chính phủ Hồ Chí Minh chẳng bao lâu nối lại sự tiếp xúc với người Pháp.
Tác giả :
Daniel Grandclément