Bạn Chanh
Chương 92: Sống chết có nhau
Tôi có một ông nội đại soái ca, và một bà nội tiểu mỹ nhân.
Lúc nhỏ mỗi lần đi chơi, tôi sợ gặp phải ông nội nhất, bởi vì ông nội chẳng mấy khi cười.
Thế nhưng một khi bà nội xuất hiện, thì tôi liền vui vẻ.
Tôi thích bà nội. Cơm bà nội nấu rất ngon. Hơn nữa, bà nội cực kỳ giỏi làm các món ngọt và bánh bông lan, hình dáng đa dạng, mỗi lần đều khiến tôi rất ngạc nhiên thích thú. Bà nội còn kể chuyện cho tôi nghe, kết cục của những nam nữ nhân vật chính đó đều rất hạnh phúc. Tôi thích lắm.
Trong nhà ông nội có một vườn hoa lớn, trong vườn hoa lớn có một xích đu bự. Khi đến nhà ông nội, tôi đều phải đi chơi xích đu, khi đu, chiếc váy nhỏ xinh của tôi cũng phập phồng theo cùng. Khi đu đến mức cao nhất, tôi cảm thấy mình như đang bay lên vậy.
Tôi tưởng xích đu này là để cho tôi chơi cơ.
Nhưng có một ngày, lúc ba dẫn tôi đến nhà ông nội, cách hàng rào, tôi nhìn thấy ông nội và bà nội cùng nhau ngồi trên xích đu. Ông bà chơi xích đu chẳng lên cao được như tôi, chỉ chầm chậm tới lui, tới lui.
Bà nội lột vỏ một viên kẹo, sau đó nhét vào miệng ông nội.
Viên kẹo đó chắc chắn là ngọt lắm. Bởi vì mắt ông nội cười đến cong hết cả lên. Giống y chang như mắt tôi vậy.
Tôi rất ngưỡng mộ ông bà không cần phải đi học, mỗi ngày cứ chơi đùa như thế, trông thật là hạnh phúc, thật là vui vẻ.
----
Sau khi đi học, tôi thấy rất không quen, ngày nào cũng làm ầm ĩ, cuối tuần tôi còn mè nheo đòi mẹ dẫn ra ngoài chơi nữa, cho nên số lần đến nhà ông nội cũng ít dần.
Ông nội rất lạnh nhạt, bà nội thì dễ gần, còn tôi vẫn rất sợ ông nội.
Sau này tôi biết được, ba cũng rất sợ ông nội.
Nghe mẹ nói, lúc trước ông nội không quan tâm đến ba lắm. Lúc bà nội mang thai cô út, ba quá nghịch ngợm, đụng phải bà nội, kết quả là hại bà nội bị té lộn mèo.
Bởi vì chuyện đó, ông nội nổi trận lôi đình, một phát đá ba văng xa mấy mét.
Mẹ nói, suýt chút thì ba thật sự mất mạng.
May nhờ có bà nội cầu xin.
Nếu không thì, tôi cũng không thể ra đời được rồi.
Nghe xong chuyện này, tôi càng thêm sợ ông. Lúc tôi không nghe lời, mẹ thường mang ông nội ra để dọa tôi, thế là tôi liền ngoan ngoãn.
Sau này có một ngày, tôi đột nhiên cảm thấy, ông nội đối xử với tôi hơi chút không còn lạnh nhạt như trước kia nữa.
Tôi suy nghĩ một hồi, cảm thấy chắc là do tôi thi được điểm 10, cho nên ông vui.
Đến khi lớn khôn rất lâu sau này, tôi mới biết được, đó là do sau khi tôi thay răng, có mọc một chiếc răng khểnh. Chiếc răng đó rất giống với chiếc răng khểnh nhỏ của bà nội.
----
Lúc lên trung học, tình cảm của tôi chớm nở, trong lúc tình cờ, tôi gặp được cháu trai ngoại của bà Thẩm. Cậu ấy thanh tú tao nhã, cực kỳ hút mắt.
Mới lần đầu gặp, lòng tôi đã bắt đầu nhung nhớ, bèn tìm cớ liên tiếp đến nhà ông nội, muốn tạo ra càng nhiều lần vô tình gặp mặt.
Nhưng mà, cậu ấy không đến nữa.
Lần thứ hai gặp cậu ấy, là trong tiệc sinh nhật của bà nội.
Bạn bè của bà nội không nhiều, bà Thẩm coi như là một trong số đó.
Nghe nói lúc ông bà nội kết hôn, không hề gửi thiệp mời đến bà Thẩm, bởi vì lúc đó bà đang mất tích. Thế nhưng vào hôm tổ chức hôn lễ, bà Thẩm không mời mà đến, còn là đến với thân phận là bạn của cô dâu, gửi bao lì xì rất lớn nữa.
Tôi cảm thấy, đây chính là tình bạn.
Bà Thẩm là một người kỳ lạ. Đến giờ tôi cũng không biết bà rốt cuộc như thế nào, nghe nói bà và ông chú Phượng dây dưa với nhau cả nửa đời, mãi không kết hôn.
Bà Thẩm nhìn thấy tôi liền cười, “Lớn lên lại là một mỹ nhân nhỉ. Đáng tiếc là vẫn không hơn được Thái Mỹ.”
Tôi hoàn toàn trợn tròn mắt.
Cháu ngoại trai của Bà Thẩm thật sự rất tuấn tú, tôi cứ chăm chú ngắm nhìn, tim nảy bùm bụp bùm bụp. Có lẽ là do tôi không biết rụt rè, tâm tư thiếu nữ này trong hai lần gặp gỡ ngắn ngủi đã bị nhìn thấu.
Bà nội tìm cơ hội nói chuyện với tôi, rằng cháu ngoại của Bà Thẩm, cùng tôi có quan hệ máu mủ.
Tôi không tin. Nghe nói con gái của bà Thẩm không rõ cha là ai, hơn nữa tướng mạo đó trông cũng đâu giống ông chú Phương đâu.
Thế nhưng bà nội cười, cũng không giải thích thêm gì nữa.
Sau hôm đó, một năm trời sau tôi mới gặp lại mối tình đầu kia. Nhưng lúc này, tôi đã biết được rằng cậu ấy thật sự có quan hệ máu mủ với tôi.
Tôi nói ấy, ông chú Phượng sao lại cam tâm tình nguyện đi nuôi con gái cho người khác chứ.
Nói về ông chú Phượng, tôi chỉ gặp qua vài lần. Ông nội cực kỳ ghét ông ấy, cho nên thường thường chỉ có bà Thẩm đến chơi với bà nội.
Ông nội cũng không thích bà Thẩm lắm.
Tôi nghi ngờ, ngoại trừ bà nội, cô út, và đứa cháu có chiếc răng khểnh là tôi, chắc ông nội nhìn ai cũng thấy ghét quá.
Nhưng mà bà nội nói, ông nội là người ngoài lạnh trong nóng.
Còn tôi thì có dịp nhìn thấy lúc ông nội ném tia mắt sắc như dao cạo về phía bà nội, lúc đó tôi sợ đến chẳng dám nhìn ông.
Nhưng bà nội vẫn cười nói, “Chung tiên sinh, em nói anh nghe…”
“Anh không muốn nghe.” Ông nội lạnh như cục băng.
Bà nội chẳng chút sợ sệt, “Nói anh nghe này…” Sau đó bà bắt đầu tự nói chuyện.
Tôi không khỏi khâm phục dũng khí của bà.
Đổi lại là tôi, nếu như ông nội nói không muốn nghe, thì tôi nhất định là chẳng dám hé răng nói một chữ đâu.
----
Có một hôm, bạn cùng bàn lật tờ tạp chí giải trí, tôi vô tình nhìn thấy tin đồn về ông nội.
Tuy rằng ông nội đã quá năm mươi, nhưng sức hấp dẫn vô hạn, mấy cô gái người trước tiếp bước người sau, nhiều không đếm xuể. Dù sao cũng là có tiền mà.
Trước kia rất lâu, tôi từng nhìn thấy tấm hình chụp chung của ông nội và một ngôi sao nữ. Ông nội gây áp lực với giới truyền thông, sau đó thì không thấy tin tức gì liên quan nữa.
Tôi hỏi bạn cùng bàn mượn tờ tạp chí, nhìn cho rõ tấm hình mờ mờ kia.
Quả thật là ông nội.
Cô người mẫu này trẻ trung xinh đẹp, là kiểu mà bà nội còn lâu mới sánh bằng.
Tôi nhớ lại mấy năm nay bà nội không ngừng nói ông nội tốt, tôi có chút cảm thấy không đáng thay cho bà.
Mấy ngày sau, tôi cố ý để tờ tạp chí trước mặt bà nội.
Bà nội nhìn thấy, chỉ cười.
Chuyện này hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến bà. Bà vẫn như cũ, làm các món ăn ông yêu thích, nói những lời ông thích nghe.
Ông nội cũng chỉ cười vui vẻ khi ở bên bà.
Cuối cùng tôi cũng biết, sự tin tưởng của bà nội với ông nội đã đạt đến mức độ không thể lay chuyển rồi. Cũng không biết năm đó ông nội làm sao lừa được bà nội nữa.
Lúc vào cấp ba, việc học hành khá bận rộn, tôi không có nhiều thời gian đi thăm ông bà. Đại học, tôi ra nước ngoài học ngành y, một năm chẳng về nhà được mấy lần. Cho đến khi tôi học hành thành tài trở về, mới qua nhà ông nội được thường xuyên hơn.
Năm tháng dần trôi, ông bà nội dần già. Sinh lão bệnh tử, đây là quy luật tự nhiên ở đời.
Bà nội kiểm tra, phát hiện bị ung thư.
Tôi vẫn còn nhớ, lúc tôi đưa tờ báo cáo xét nghiệm cho ông nội, mắt ông tràn ra nỗi bi thương sâu sắc.
Bà nội nằm viện tại bệnh viện nơi tôi làm việc, cho nên tôi chăm sóc bà rất tiện.
Bà nội vẫn mỗi ngày cười trong trẻo, kéo lấy tay ông nội, “Chung tiên sinh, em nói anh nghe…”
“Ừm.” Ông nội sẽ nhàn nhạt trả lời.
Chúng tôi giấu giếm bệnh tình với bà.
Thế nhưng bà dần dần hao mòn, chắc hẳn bà đã dự liệu được chuyện gì đó.
Một ngày, lúc tôi tiêm thuốc cho bà, bà đột nhiên nói với tôi, “Đời này bà nội thật sự là hạnh phúc lắm rồi.”
Tôi gật đầu. Câu này lúc trước bà vẫn thường hay nói, rằng bà đã dùng hết toàn bộ bất hạnh của mình để đổi lấy tình yêu với ông nội.
Gương mặt bà tràn nụ cười, mắt có ánh lệ, “Bà đã chẳng còn gì tiếc nuối nữa.”
Chúng tôi dùng thuốc men tốt nhất để duy trì sinh mạng cho bà nội, nhưng càng ngày thì bà lại càng than đau đớn.
Ngày lại ngày, ông nội càng thêm u ám, tính khí càng ngày càng nóng nảy.
Bà nội vẫn không sợ ông, vẫn nói chuyện tùy hứng, “Em muốn về nhà, ở nơi này hôi quá. Hôi chết đi được.”
Ông nội thỏa hiệp, ngay ngày đó để bà xuất viện.
Lúc về nhà, bà nội còn đang truyền dịch, tôi bèn đi theo xe để coi sóc.
Bà nội kề vào gần người ông nội, “Em có hơi lạnh.”
Ông nội vội vàng ôm lấy bà, nắm lấy bàn tay đầy lỗ kim tiêm của bà, khẽ khàng hỏi, “Vẫn lạnh à?”
Bà nội lắc đầu, sau đó nhìn bàn tay mình đang nắm lấy tay ông nội, “Chung tiên sinh, em gầy đi rồi…”
Ông nội đỡ lấy đầu bà, cho tựa vào ngực mình, thấp giọng nói, “Tiểu Sơn Trà mập ú nù.”
Bà nội nghe thế, cười thành tiếng.
----
Bệnh của bà nội đã không thể nào khỏe lại nữa.
Bà tỏ ra rất thư thái, mỗi khi đến lúc hoàng hôn đều kêu ông nội đẩy xe lăn cùng bà đi tản bộ.
Ông nội im lặng làm theo.
Tôi không biết trong những ngày tháng sau cuối đó, họ đã nói những chuyện gì. Đối diện trước cái chết, loài người thật nhỏ bé.
Sau này, việc ăn uống bài tiết của bà nội đều chỉ có thể hoàn thành trên giường.
Tôi vốn muốn giúp, nhưng ông nội không cho. Ông đích thân thay những vật dơ, sau đó tỉ mỉ giúp bà lau sạch sẽ.
Lúc này bà nội sẽ cười. Bà an ủi ông, “Chung tiên sinh, đừng sợ. Em xuống đó sẽ đợi anh, em nhất định sẽ đợi anh.”
“Được, hứa rồi nhé.” Ông nội cẩn thận ngoéo tay với bà.
Tôi cảm thấy tâm tình của bà nội rất tốt. Sau đó, vào một buổi tối, lúc tôi đi kiểm tra đầu kim, tôi bắt gặp, bà nội nhìn ông nội đang ngủ ở bên cạnh, rồi lặng lẽ rơi nước mắt.
Tôi tìm đến những ngôi chùa nổi tiếng nhất, cầu nguyện cho bà sống lâu trăm tuổi.
Cầu nguyện, chung quy vẫn chỉ là cầu nguyện. Ngày biệt li, cuối cùng cũng đã đến.
Bà nội gọi tất cả mọi người đến phòng của mình, sau đó căn dặn từng người một. Bà lặp lại rất nhiều lần, “Đời này, ta hạnh phúc lắm.”
Cuối cùng, chúng tôi đều rời khỏi phòng, để mình ông nội ở lại với bà.
Ông nội không ăn không uống, ôm lấy di thể của bà nội, ở trong phòng cả một ngày trời.
Khi ra ngoài, ông nhàn nhạt dặn các cửa hàng đồ hiệu đưa các mẫu quần áo trong mùa đó đến. Ông chọn lựa từng món từng món một.
Ông nội chải đầu cho bà nội, rồi thay cho bà bộ quần áo đẹp đẽ nhất.
Khi nhân viên nhà tang lễ đến, ông nội vuốt ve má của bà nội, lâu thiệt lâu cũng không buông tay. Đến khi di thể của bà được khiêng ra khỏi phòng, ông đột nhiên đuổi ra theo, ép nhân viên nhà tang lễ bỏ xuống.
Ông ôm lấy bà thật chặt, đôi vai run lên từng cơn từng cơn.
Ông đấu lưng lại với chúng tôi.
Cho nên tôi có thể nói, cả đời này tôi cũng chưa từng nhìn thấy ông nội rơi nước mắt. Trong lòng của tôi, ông mãi mãi là bậc trưởng bối mạnh mẽ oai hùng, khiến cho tôi vô cùng sùng kính.
Sau khi bà nội ra đi, ông nội cũng già yếu theo. Thân thể tráng kiện trước kia của ông, chỉ sau một đêm đã sụp đổ.
Không bao lâu sau, ông nội bị nhiễm phong hàn. Vốn chỉ là bệnh nhỏ, không biết thế nào, giống như trị không khỏi vậy.
Cô út nói, trời đất của ông nội sụp mất rồi.
Ông nội vẫn bệnh chưa khỏi thì đã đi đến thành phố Z. Sau khi trở về, ông lộ rõ vẻ nhẹ nhõm thư thái không ít.
Chúng tôi tưởng rằng ông đã nghĩ thông.
Nhưng cuối cùng ông vẫn ra đi. Sau khi bà nội mất được hai tháng. Hưởng thọ 91 tuổi.
Ai có thể ngờ, một cơn phong hàn nho nhỏ cũng có thể thành trí mạng.
Di ngôn của ông nội chẳng bao câu. Hơn nữa, câu then chốt không phải việc phân chia di sản, mà là ông muốn được hợp táng với bà nội ở dưới ngọn núi của hang Âm Dương.
Ông ra đi rất bình thản.
Tôi nghĩ, đó là bởi vì ông biết rằng chúng tôi nhất định sẽ hoàn thành di nguyện của ông.
Sau này tôi thu dọn di vật của ông bà, lật ra quyển album hình cưới của hai người.
Nam thì khôi ngô, nữ thì xinh đẹp. Trông giống như một đôi thần tiên quyến lữ vậy.
----
Một năm sau, do cơ duyên đưa đẩy, tôi đến thành phố Z.
Lúc tôi đến bái tế ông bà nội, trên đường đi ngang qua thôn xóm dưới núi, nghe được một ông cụ già đang hát. Khi nghe kỹ càng, lời hát có hai chữ âm dương.
Tôi hiếu kỳ, đi lên hỏi vài câu.
Ông cụ rất sảng khoái, được hỏi liền trả lời.
Tôi cám ơn xong, tiếp tục đi về nơi ông bà nội.
Ông nội là người vô thần, nhưng ông lại tin truyền thuyết về hang Âm Dương. Nghĩ cũng có thể biết được, nỗi ám ảnh của ông về bà sâu nặng biết chừng nào, sâu đến nỗi ông muốn đời đời kiếp kiếp được cùng bà bầu bạn.
Tôi đứng trước mộ phần của ông bà, cúi người thật thấp.
Tôi đã từng nghe kể qua về ngọn núi này, câu chuyện đẹp đẽ của ông bà bắt đầu chính tại nơi đây. Mà nay, họ đang an nghỉ trên chính nơi chốn tình yêu đã nảy nở.
Nếu như hang Âm Dương thật sự thần linh, vậy thì tôi thành tâm cầu chúc cho ông bà mãi mãi hạnh phúc ân ái.
----
Câu chuyện ngắn ngủi về ông bà nội đến đây là kết thúc.
Ngoài ra, ba tôi tên là Chung Bất Li, cô út tên là Hứa Bất Khí. (Bất li, bất khí: không rời, không bỏ)
Còn tôi, ông nội đặt tên: Chung Chanh.
Cám ơn đã lắng nghe.
~M~: Muốn chú thích thêm rằng phần “bất li bất khí này” ở bản chưa chỉnh sửa là đoạn mà Chanh Tử say rượu hát nhảm vài câu hát trong bài Trái táo nhỏ của Chopstick Brothers, cách mượn rượu tỏ tình của nàng ở bản chỉnh sửa đã bị bỏ mất.
Hết
Lúc nhỏ mỗi lần đi chơi, tôi sợ gặp phải ông nội nhất, bởi vì ông nội chẳng mấy khi cười.
Thế nhưng một khi bà nội xuất hiện, thì tôi liền vui vẻ.
Tôi thích bà nội. Cơm bà nội nấu rất ngon. Hơn nữa, bà nội cực kỳ giỏi làm các món ngọt và bánh bông lan, hình dáng đa dạng, mỗi lần đều khiến tôi rất ngạc nhiên thích thú. Bà nội còn kể chuyện cho tôi nghe, kết cục của những nam nữ nhân vật chính đó đều rất hạnh phúc. Tôi thích lắm.
Trong nhà ông nội có một vườn hoa lớn, trong vườn hoa lớn có một xích đu bự. Khi đến nhà ông nội, tôi đều phải đi chơi xích đu, khi đu, chiếc váy nhỏ xinh của tôi cũng phập phồng theo cùng. Khi đu đến mức cao nhất, tôi cảm thấy mình như đang bay lên vậy.
Tôi tưởng xích đu này là để cho tôi chơi cơ.
Nhưng có một ngày, lúc ba dẫn tôi đến nhà ông nội, cách hàng rào, tôi nhìn thấy ông nội và bà nội cùng nhau ngồi trên xích đu. Ông bà chơi xích đu chẳng lên cao được như tôi, chỉ chầm chậm tới lui, tới lui.
Bà nội lột vỏ một viên kẹo, sau đó nhét vào miệng ông nội.
Viên kẹo đó chắc chắn là ngọt lắm. Bởi vì mắt ông nội cười đến cong hết cả lên. Giống y chang như mắt tôi vậy.
Tôi rất ngưỡng mộ ông bà không cần phải đi học, mỗi ngày cứ chơi đùa như thế, trông thật là hạnh phúc, thật là vui vẻ.
----
Sau khi đi học, tôi thấy rất không quen, ngày nào cũng làm ầm ĩ, cuối tuần tôi còn mè nheo đòi mẹ dẫn ra ngoài chơi nữa, cho nên số lần đến nhà ông nội cũng ít dần.
Ông nội rất lạnh nhạt, bà nội thì dễ gần, còn tôi vẫn rất sợ ông nội.
Sau này tôi biết được, ba cũng rất sợ ông nội.
Nghe mẹ nói, lúc trước ông nội không quan tâm đến ba lắm. Lúc bà nội mang thai cô út, ba quá nghịch ngợm, đụng phải bà nội, kết quả là hại bà nội bị té lộn mèo.
Bởi vì chuyện đó, ông nội nổi trận lôi đình, một phát đá ba văng xa mấy mét.
Mẹ nói, suýt chút thì ba thật sự mất mạng.
May nhờ có bà nội cầu xin.
Nếu không thì, tôi cũng không thể ra đời được rồi.
Nghe xong chuyện này, tôi càng thêm sợ ông. Lúc tôi không nghe lời, mẹ thường mang ông nội ra để dọa tôi, thế là tôi liền ngoan ngoãn.
Sau này có một ngày, tôi đột nhiên cảm thấy, ông nội đối xử với tôi hơi chút không còn lạnh nhạt như trước kia nữa.
Tôi suy nghĩ một hồi, cảm thấy chắc là do tôi thi được điểm 10, cho nên ông vui.
Đến khi lớn khôn rất lâu sau này, tôi mới biết được, đó là do sau khi tôi thay răng, có mọc một chiếc răng khểnh. Chiếc răng đó rất giống với chiếc răng khểnh nhỏ của bà nội.
----
Lúc lên trung học, tình cảm của tôi chớm nở, trong lúc tình cờ, tôi gặp được cháu trai ngoại của bà Thẩm. Cậu ấy thanh tú tao nhã, cực kỳ hút mắt.
Mới lần đầu gặp, lòng tôi đã bắt đầu nhung nhớ, bèn tìm cớ liên tiếp đến nhà ông nội, muốn tạo ra càng nhiều lần vô tình gặp mặt.
Nhưng mà, cậu ấy không đến nữa.
Lần thứ hai gặp cậu ấy, là trong tiệc sinh nhật của bà nội.
Bạn bè của bà nội không nhiều, bà Thẩm coi như là một trong số đó.
Nghe nói lúc ông bà nội kết hôn, không hề gửi thiệp mời đến bà Thẩm, bởi vì lúc đó bà đang mất tích. Thế nhưng vào hôm tổ chức hôn lễ, bà Thẩm không mời mà đến, còn là đến với thân phận là bạn của cô dâu, gửi bao lì xì rất lớn nữa.
Tôi cảm thấy, đây chính là tình bạn.
Bà Thẩm là một người kỳ lạ. Đến giờ tôi cũng không biết bà rốt cuộc như thế nào, nghe nói bà và ông chú Phượng dây dưa với nhau cả nửa đời, mãi không kết hôn.
Bà Thẩm nhìn thấy tôi liền cười, “Lớn lên lại là một mỹ nhân nhỉ. Đáng tiếc là vẫn không hơn được Thái Mỹ.”
Tôi hoàn toàn trợn tròn mắt.
Cháu ngoại trai của Bà Thẩm thật sự rất tuấn tú, tôi cứ chăm chú ngắm nhìn, tim nảy bùm bụp bùm bụp. Có lẽ là do tôi không biết rụt rè, tâm tư thiếu nữ này trong hai lần gặp gỡ ngắn ngủi đã bị nhìn thấu.
Bà nội tìm cơ hội nói chuyện với tôi, rằng cháu ngoại của Bà Thẩm, cùng tôi có quan hệ máu mủ.
Tôi không tin. Nghe nói con gái của bà Thẩm không rõ cha là ai, hơn nữa tướng mạo đó trông cũng đâu giống ông chú Phương đâu.
Thế nhưng bà nội cười, cũng không giải thích thêm gì nữa.
Sau hôm đó, một năm trời sau tôi mới gặp lại mối tình đầu kia. Nhưng lúc này, tôi đã biết được rằng cậu ấy thật sự có quan hệ máu mủ với tôi.
Tôi nói ấy, ông chú Phượng sao lại cam tâm tình nguyện đi nuôi con gái cho người khác chứ.
Nói về ông chú Phượng, tôi chỉ gặp qua vài lần. Ông nội cực kỳ ghét ông ấy, cho nên thường thường chỉ có bà Thẩm đến chơi với bà nội.
Ông nội cũng không thích bà Thẩm lắm.
Tôi nghi ngờ, ngoại trừ bà nội, cô út, và đứa cháu có chiếc răng khểnh là tôi, chắc ông nội nhìn ai cũng thấy ghét quá.
Nhưng mà bà nội nói, ông nội là người ngoài lạnh trong nóng.
Còn tôi thì có dịp nhìn thấy lúc ông nội ném tia mắt sắc như dao cạo về phía bà nội, lúc đó tôi sợ đến chẳng dám nhìn ông.
Nhưng bà nội vẫn cười nói, “Chung tiên sinh, em nói anh nghe…”
“Anh không muốn nghe.” Ông nội lạnh như cục băng.
Bà nội chẳng chút sợ sệt, “Nói anh nghe này…” Sau đó bà bắt đầu tự nói chuyện.
Tôi không khỏi khâm phục dũng khí của bà.
Đổi lại là tôi, nếu như ông nội nói không muốn nghe, thì tôi nhất định là chẳng dám hé răng nói một chữ đâu.
----
Có một hôm, bạn cùng bàn lật tờ tạp chí giải trí, tôi vô tình nhìn thấy tin đồn về ông nội.
Tuy rằng ông nội đã quá năm mươi, nhưng sức hấp dẫn vô hạn, mấy cô gái người trước tiếp bước người sau, nhiều không đếm xuể. Dù sao cũng là có tiền mà.
Trước kia rất lâu, tôi từng nhìn thấy tấm hình chụp chung của ông nội và một ngôi sao nữ. Ông nội gây áp lực với giới truyền thông, sau đó thì không thấy tin tức gì liên quan nữa.
Tôi hỏi bạn cùng bàn mượn tờ tạp chí, nhìn cho rõ tấm hình mờ mờ kia.
Quả thật là ông nội.
Cô người mẫu này trẻ trung xinh đẹp, là kiểu mà bà nội còn lâu mới sánh bằng.
Tôi nhớ lại mấy năm nay bà nội không ngừng nói ông nội tốt, tôi có chút cảm thấy không đáng thay cho bà.
Mấy ngày sau, tôi cố ý để tờ tạp chí trước mặt bà nội.
Bà nội nhìn thấy, chỉ cười.
Chuyện này hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến bà. Bà vẫn như cũ, làm các món ăn ông yêu thích, nói những lời ông thích nghe.
Ông nội cũng chỉ cười vui vẻ khi ở bên bà.
Cuối cùng tôi cũng biết, sự tin tưởng của bà nội với ông nội đã đạt đến mức độ không thể lay chuyển rồi. Cũng không biết năm đó ông nội làm sao lừa được bà nội nữa.
Lúc vào cấp ba, việc học hành khá bận rộn, tôi không có nhiều thời gian đi thăm ông bà. Đại học, tôi ra nước ngoài học ngành y, một năm chẳng về nhà được mấy lần. Cho đến khi tôi học hành thành tài trở về, mới qua nhà ông nội được thường xuyên hơn.
Năm tháng dần trôi, ông bà nội dần già. Sinh lão bệnh tử, đây là quy luật tự nhiên ở đời.
Bà nội kiểm tra, phát hiện bị ung thư.
Tôi vẫn còn nhớ, lúc tôi đưa tờ báo cáo xét nghiệm cho ông nội, mắt ông tràn ra nỗi bi thương sâu sắc.
Bà nội nằm viện tại bệnh viện nơi tôi làm việc, cho nên tôi chăm sóc bà rất tiện.
Bà nội vẫn mỗi ngày cười trong trẻo, kéo lấy tay ông nội, “Chung tiên sinh, em nói anh nghe…”
“Ừm.” Ông nội sẽ nhàn nhạt trả lời.
Chúng tôi giấu giếm bệnh tình với bà.
Thế nhưng bà dần dần hao mòn, chắc hẳn bà đã dự liệu được chuyện gì đó.
Một ngày, lúc tôi tiêm thuốc cho bà, bà đột nhiên nói với tôi, “Đời này bà nội thật sự là hạnh phúc lắm rồi.”
Tôi gật đầu. Câu này lúc trước bà vẫn thường hay nói, rằng bà đã dùng hết toàn bộ bất hạnh của mình để đổi lấy tình yêu với ông nội.
Gương mặt bà tràn nụ cười, mắt có ánh lệ, “Bà đã chẳng còn gì tiếc nuối nữa.”
Chúng tôi dùng thuốc men tốt nhất để duy trì sinh mạng cho bà nội, nhưng càng ngày thì bà lại càng than đau đớn.
Ngày lại ngày, ông nội càng thêm u ám, tính khí càng ngày càng nóng nảy.
Bà nội vẫn không sợ ông, vẫn nói chuyện tùy hứng, “Em muốn về nhà, ở nơi này hôi quá. Hôi chết đi được.”
Ông nội thỏa hiệp, ngay ngày đó để bà xuất viện.
Lúc về nhà, bà nội còn đang truyền dịch, tôi bèn đi theo xe để coi sóc.
Bà nội kề vào gần người ông nội, “Em có hơi lạnh.”
Ông nội vội vàng ôm lấy bà, nắm lấy bàn tay đầy lỗ kim tiêm của bà, khẽ khàng hỏi, “Vẫn lạnh à?”
Bà nội lắc đầu, sau đó nhìn bàn tay mình đang nắm lấy tay ông nội, “Chung tiên sinh, em gầy đi rồi…”
Ông nội đỡ lấy đầu bà, cho tựa vào ngực mình, thấp giọng nói, “Tiểu Sơn Trà mập ú nù.”
Bà nội nghe thế, cười thành tiếng.
----
Bệnh của bà nội đã không thể nào khỏe lại nữa.
Bà tỏ ra rất thư thái, mỗi khi đến lúc hoàng hôn đều kêu ông nội đẩy xe lăn cùng bà đi tản bộ.
Ông nội im lặng làm theo.
Tôi không biết trong những ngày tháng sau cuối đó, họ đã nói những chuyện gì. Đối diện trước cái chết, loài người thật nhỏ bé.
Sau này, việc ăn uống bài tiết của bà nội đều chỉ có thể hoàn thành trên giường.
Tôi vốn muốn giúp, nhưng ông nội không cho. Ông đích thân thay những vật dơ, sau đó tỉ mỉ giúp bà lau sạch sẽ.
Lúc này bà nội sẽ cười. Bà an ủi ông, “Chung tiên sinh, đừng sợ. Em xuống đó sẽ đợi anh, em nhất định sẽ đợi anh.”
“Được, hứa rồi nhé.” Ông nội cẩn thận ngoéo tay với bà.
Tôi cảm thấy tâm tình của bà nội rất tốt. Sau đó, vào một buổi tối, lúc tôi đi kiểm tra đầu kim, tôi bắt gặp, bà nội nhìn ông nội đang ngủ ở bên cạnh, rồi lặng lẽ rơi nước mắt.
Tôi tìm đến những ngôi chùa nổi tiếng nhất, cầu nguyện cho bà sống lâu trăm tuổi.
Cầu nguyện, chung quy vẫn chỉ là cầu nguyện. Ngày biệt li, cuối cùng cũng đã đến.
Bà nội gọi tất cả mọi người đến phòng của mình, sau đó căn dặn từng người một. Bà lặp lại rất nhiều lần, “Đời này, ta hạnh phúc lắm.”
Cuối cùng, chúng tôi đều rời khỏi phòng, để mình ông nội ở lại với bà.
Ông nội không ăn không uống, ôm lấy di thể của bà nội, ở trong phòng cả một ngày trời.
Khi ra ngoài, ông nhàn nhạt dặn các cửa hàng đồ hiệu đưa các mẫu quần áo trong mùa đó đến. Ông chọn lựa từng món từng món một.
Ông nội chải đầu cho bà nội, rồi thay cho bà bộ quần áo đẹp đẽ nhất.
Khi nhân viên nhà tang lễ đến, ông nội vuốt ve má của bà nội, lâu thiệt lâu cũng không buông tay. Đến khi di thể của bà được khiêng ra khỏi phòng, ông đột nhiên đuổi ra theo, ép nhân viên nhà tang lễ bỏ xuống.
Ông ôm lấy bà thật chặt, đôi vai run lên từng cơn từng cơn.
Ông đấu lưng lại với chúng tôi.
Cho nên tôi có thể nói, cả đời này tôi cũng chưa từng nhìn thấy ông nội rơi nước mắt. Trong lòng của tôi, ông mãi mãi là bậc trưởng bối mạnh mẽ oai hùng, khiến cho tôi vô cùng sùng kính.
Sau khi bà nội ra đi, ông nội cũng già yếu theo. Thân thể tráng kiện trước kia của ông, chỉ sau một đêm đã sụp đổ.
Không bao lâu sau, ông nội bị nhiễm phong hàn. Vốn chỉ là bệnh nhỏ, không biết thế nào, giống như trị không khỏi vậy.
Cô út nói, trời đất của ông nội sụp mất rồi.
Ông nội vẫn bệnh chưa khỏi thì đã đi đến thành phố Z. Sau khi trở về, ông lộ rõ vẻ nhẹ nhõm thư thái không ít.
Chúng tôi tưởng rằng ông đã nghĩ thông.
Nhưng cuối cùng ông vẫn ra đi. Sau khi bà nội mất được hai tháng. Hưởng thọ 91 tuổi.
Ai có thể ngờ, một cơn phong hàn nho nhỏ cũng có thể thành trí mạng.
Di ngôn của ông nội chẳng bao câu. Hơn nữa, câu then chốt không phải việc phân chia di sản, mà là ông muốn được hợp táng với bà nội ở dưới ngọn núi của hang Âm Dương.
Ông ra đi rất bình thản.
Tôi nghĩ, đó là bởi vì ông biết rằng chúng tôi nhất định sẽ hoàn thành di nguyện của ông.
Sau này tôi thu dọn di vật của ông bà, lật ra quyển album hình cưới của hai người.
Nam thì khôi ngô, nữ thì xinh đẹp. Trông giống như một đôi thần tiên quyến lữ vậy.
----
Một năm sau, do cơ duyên đưa đẩy, tôi đến thành phố Z.
Lúc tôi đến bái tế ông bà nội, trên đường đi ngang qua thôn xóm dưới núi, nghe được một ông cụ già đang hát. Khi nghe kỹ càng, lời hát có hai chữ âm dương.
Tôi hiếu kỳ, đi lên hỏi vài câu.
Ông cụ rất sảng khoái, được hỏi liền trả lời.
Tôi cám ơn xong, tiếp tục đi về nơi ông bà nội.
Ông nội là người vô thần, nhưng ông lại tin truyền thuyết về hang Âm Dương. Nghĩ cũng có thể biết được, nỗi ám ảnh của ông về bà sâu nặng biết chừng nào, sâu đến nỗi ông muốn đời đời kiếp kiếp được cùng bà bầu bạn.
Tôi đứng trước mộ phần của ông bà, cúi người thật thấp.
Tôi đã từng nghe kể qua về ngọn núi này, câu chuyện đẹp đẽ của ông bà bắt đầu chính tại nơi đây. Mà nay, họ đang an nghỉ trên chính nơi chốn tình yêu đã nảy nở.
Nếu như hang Âm Dương thật sự thần linh, vậy thì tôi thành tâm cầu chúc cho ông bà mãi mãi hạnh phúc ân ái.
----
Câu chuyện ngắn ngủi về ông bà nội đến đây là kết thúc.
Ngoài ra, ba tôi tên là Chung Bất Li, cô út tên là Hứa Bất Khí. (Bất li, bất khí: không rời, không bỏ)
Còn tôi, ông nội đặt tên: Chung Chanh.
Cám ơn đã lắng nghe.
~M~: Muốn chú thích thêm rằng phần “bất li bất khí này” ở bản chưa chỉnh sửa là đoạn mà Chanh Tử say rượu hát nhảm vài câu hát trong bài Trái táo nhỏ của Chopstick Brothers, cách mượn rượu tỏ tình của nàng ở bản chỉnh sửa đã bị bỏ mất.
Hết
Tác giả :
Giá Oản Chúc