Bách Niên Thân
Chương 2
Trong giới đổ đấu chỉ cần là người có chút tên tuổi thì đều biết, về chính thống, có thực lực nhất chính là Triển Du Huy, còn về mặt ngầm, có bản lĩnh hàng đầu chính là Hãm Không đảo.
Nói tới Triển Du Huy, nghe đồn người này là một kỳ tài đổ đấu. Đổ đấu có bốn môn phái: Mạc Kim, Phát Khâu, Bàn Sơn, Tá Lĩnh. Trong đó hai phái Bàn Sơn Tá Lĩnh nhân tài như lá mùa thu, chỉ còn lại có hai phái Mạc Kim Phát Khâu. Triển Du Huy chính là tiểu thiếu gia truyền môn của phái Phát Khâu, bối phận lớn tới mức ngay cả mấy lão tiền bối trong giới đổ đấu cũng phải tôn kính gọi cậu một tiếng “tiểu sư thúc”. Chuyện này vốn chẳng có gì, thế nhưng kỳ lạ ở chỗ mấy vị lão tiền bối này lại chẳng có lấy chút nào là không phục cả, nguyên do trong đó cũng rất sâu xa. Nghe đâu Triển Du Huy đã từng kinh qua rất nhiều ngôi mộ lớn, có một số ngôi mộ bên trong có chứa minh khí (*) rất dễ hỏng, chỉ cần mở cửa mộ ra là đồ vật coi như bị phá hủy hết. Các nhà khảo cổ học khác bó tay không biết làm sao, bèn thương lượng tìm Triển Du Huy giải quyết phiền phức này. Triển Du Huy chẳng mảy may do dự, đêm hôm ấy liền tự mình chuẩn bị đồ đạc, một xẻng Toàn Phong (*) đào thẳng tới mộ thất chủ, chỉ cần một lần là gom hết những minh khí quý giá kia ra, khiến cho đám người cùng đi cảm ơn rối rít, suýt nữa thì coi cậu là Bồ Tát sống mà quỳ lạy.
(*) Minh khí: Vật thu nhỏ tượng trưng cho đồ dùng hằng ngày, người xưa thường chôn theo trong mộ người chết.
(*) Xẻng Toàn Phong (旋风铲): Là một trong những công cụ trộm mộ của Mạc Kim Giáo úy trong tiểu thuyết “Ma thổi đèn”, có tác dụng đào động để trộm mộ.
Thứ hai, lại nói đến đạo làm người của cậu. Những người ở chung với cậu không ai là không khen cậu “Quân tử khiêm tốn, đoan trì ổn trọng”, song bản thân cậu lại chưa bao giờ để tâm tới những đánh giá ấy. Về mặt lễ tiết, đến cả những người già cả cổ hủ nhất cũng không bới ra nổi một lỗi, từ khi còn nhỏ đã thường xuyên được bậc cha chú khen ngợi là ông cụ nhà họ Triển thật biết cách dạy con, sau này lớn lên lại càng được mọi người tán thưởng, có thể nói là danh tiếng cực kỳ tốt.
Thứ ba, về phần tại sao lại gọi là Ngự Miêu Triển Chiêu… Việc này cũng không rõ, có người suy đoán, khả năng là Triển Du Huy có công phu khinh thân cao siêu, thêm vào đó là tính cách ôn hòa khiêm tốn, hơn nữa còn là người từ giang hồ gia nhập triều đình, nên mới bị mấy kẻ ngồi lê đôi mách đặt cho cái biệt danh như thế. Cũng may tính tình Triển Du Huy hiền lành, người ta đùa giỡn gọi cậu một tiếng Triển Chiêu, cậu cũng không hề khó chịu đáp lại. Thế là dần dần lâu ngày, cái biệt danh ấy liền được truyền ra khắp giới đổ đấu. Độ phổ biến lớn tới mức khiến phần lớn những tay mơ mới nhập giới còn “chỉ biết Triển Ngự Miêu, không biết Triển Du Huy”… cũng có thể xem là một chuyện lạ năm châu.
Nói xong về Triển Du Huy, lại nói đến Hãm Không đảo. Thực chất Hão Không đảo không phải là một hòn đảo, mà là một tổ chức trộm mộ có tiếng. Khéo là khéo ở chỗ năm người chủ của Hãm Không đảo đều chiếm hết cả năm cái họ Lư Hàn Từ Tưởng Bạch, mấy người thảo luận, để cho dễ nhớ tên, bèn dứt khoát đổi hết tên theo thứ tự của Hãm Không ngũ nghĩa, đồng thời đặt tên cho tổ chức là Hãm Không đảo.
Trong năm vị chủ nhân của Hãm Không đảo, lão đại Lư Phương có một cửa hàng minh khí đã mở được mấy đời ở Phan gia viên Bắc Kinh, số minh khí hắn nắm trong tay ít nhất cũng phải tới 70%. Giao thiệp rộng, mặt mũi lớn, tất cả mọi mặt đều là bộ mặt của Hãm Không, mỗi khi đổ đấu, đồ vật giống nhau, Hãm Không có thể kiếm lời đầy bồn đầy chậu hoàn toàn dựa cả vào quan hệ truyền lại từ đời này qua đời khác của lão đại họ Lư.
Lão nhị Hàn Chương là con buôn vũ khí khét tiếng trên chợ đen. Vũ khí ra sao, chỉ cần anh có thể nghĩ đến thì hắn ắt sẽ có đường để kiếm ra. Ngay cả súng trường Shiki 38 thời kháng chiến, chỉ cần anh muốn là hắn có thể giao hẳn nguyên cây mới toanh. Hàn Chương từng tuyên bố, trên đời này, Hàn Chương hắn ngoại trừ bom nguyên tử ra thì không có gì là không lấy được. Trang bị của Hãm Không người trong giới đổ đấu đều biết là cực kỳ ngon nghẻ, tất cả đều dựa vào thủ đoạn của Hàn lão nhị cả.
Lão tam Từ Khánh là người phái Bàn Sơn, tuy hình dáng cao lớn thô kệch, nhưng chiêu “Bàn Sơn Phân Giáp Thuật” lại tinh túy tới tận bậc lão bối, hơn nữa còn sở hữu sức mạnh ngàn cân, nghe đồn khi còn hành nghề trộm một mình từng tay không bẻ gãy cả cổ địch. Người trong giới đều nói, có thể mời Từ Khánh đi gắp Lạt Ma (*), kể cả xuất hiện một con đại tống tử (*) ngàn năm cũng chẳng cần phải lo lắng.
(*) Gắp Lạt Ma (夹喇嘛): Tiếng lóng của dân trộm mộ, chỉ người cầm đầu một vụ đổ đấu lớn, thời xưa còn gọi là “Tróc đấu”.
(*) Tống tử (粽子): Tiếng lóng của dân trộm mộ, chỉ thi thể được lưu giữ khá hoàn hảo, không bị mục nát nhưng đã biến thành quỷ. Tìm thấy “tống tử” chính là đã gặp phiền phức lớn, chỉ cương thi, ác quỷ, ma tà quỷ quái… Từ này bắt nguồn từ tác phẩm “Ma thổi đèn”, trong lời cuối sách tác giả cũng nói rõ “tống tử” là một từ do chính tác giả hư cấu nên, trước giờ không có từ này. Trong tiếng Việt, “tống tử” cũng có nghĩa là bánh chưng hay bánh ú.
Lão tứ Tưởng Bình thì lại là một bậc thầy hiếm thấy chuyên đổ đấu dưới nước, kỹ thuật bơi cực kỳ tốt, có thể lặn xuống 100 mét mà không cần phải dùng tới bình dưỡng khí, nghe đồn còn từng lặn xuống cả Tây Sa (*), có điều số không đủ hên nên không tìm thấy xác tàu đắm, nhưng một người bình thường lại có thể bơi qua bơi lại dưới đáy biển sâu như thế cũng đủ thấy được bản lĩnh dưới nước của hắn cao siêu tới mức độ nào.
(*) Tây Sa: Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Bốn chủ nhân đứng đầu Hãm Không đảo tuy nói là nổi danh, song nổi danh nhất mà tuổi tác cũng nhỏ nhất lại là lão ngũ, Bạch Ngọc Đường. Bạch lão ngũ không giống với mấy người anh của mình, không phải là kẻ đổ đấu nhiều năm mà thành danh. Có người nói Bạch ngũ gia chính là truyền nhân của Mạc Kim Giáo úy chính thống, trẻ tuổi tài cao, can đảm cẩn trọng, Mạc Kim Giáo úy theo thông lệ là ba người một nhóm, nhưng hắn ta bao lâu nay vẫn độc lai độc vãng. Khiến cho hắn nổi danh chính là khi mới xuất đạo đã một mình đi trộm một ngôi mộ lớn ở Lĩnh Nam, lấy ra được một đống minh khí. Có một số kẻ trong giới từng kết bè kết nhóm chui vào ngôi mộ đó một lần, kết quả phát hiện ra mười mấy con tống tử, khắp mặt đất la liệt toàn là xác cơ quan đã hỏng cùng tống tử đứt tay tàn chân, cảnh tượng hoang phế không thể tả. Thế là sau khi ra khỏi mộ, đám người đó liền đem chuyện Bạch lão ngũ một mình làm thịt mười mấy con tống tử ấy đi rêu rao trắng trợn, làm cho người trong giới ai ai cũng biết. Bạch lão ngũ liền nhanh chóng trở nên nổi tiếng như vậy đó.
Không giống những tên trộm mộ khác ngoại hình bình thường chẳng có gì đáng chú ý, Bạch Ngọc Đường sinh ra đã được trời ban cho vẻ ngoài vô cùng đẹp đẽ, gương mặt sắc sảo, song đôi mắt hoa đào đầy dữ tợn đã xóa sạch nét nữ tính trên khuôn mặt. Hắn hành sự tàn nhẫn, không chừa thủ đoạn nào, đối xử lạnh nhạt với người ngoài, tài cao khí ngạo, như thể ngoài những người thường xuyên ở chung với hắn ra thì tất cả những người khác đều không đáng để giao du vậy. Có bệnh ưa sạch sẽ, chỉ thích màu trắng, quần áo mỗi ngày đổi một bộ, tuyệt đối không cho phép trên người có dính một hạt cát… Nói chung là, người trong giới tổng kết lại một câu chuẩn không cần chỉnh: Tính tình Bạch lão ngũ này giống Cẩm Mao Thử trong Thất Hiệp Ngũ Nghĩa y như đúc, chẳng khác nào từ trong truyện bước ra cả.
Nói tới Triển Du Huy, nghe đồn người này là một kỳ tài đổ đấu. Đổ đấu có bốn môn phái: Mạc Kim, Phát Khâu, Bàn Sơn, Tá Lĩnh. Trong đó hai phái Bàn Sơn Tá Lĩnh nhân tài như lá mùa thu, chỉ còn lại có hai phái Mạc Kim Phát Khâu. Triển Du Huy chính là tiểu thiếu gia truyền môn của phái Phát Khâu, bối phận lớn tới mức ngay cả mấy lão tiền bối trong giới đổ đấu cũng phải tôn kính gọi cậu một tiếng “tiểu sư thúc”. Chuyện này vốn chẳng có gì, thế nhưng kỳ lạ ở chỗ mấy vị lão tiền bối này lại chẳng có lấy chút nào là không phục cả, nguyên do trong đó cũng rất sâu xa. Nghe đâu Triển Du Huy đã từng kinh qua rất nhiều ngôi mộ lớn, có một số ngôi mộ bên trong có chứa minh khí (*) rất dễ hỏng, chỉ cần mở cửa mộ ra là đồ vật coi như bị phá hủy hết. Các nhà khảo cổ học khác bó tay không biết làm sao, bèn thương lượng tìm Triển Du Huy giải quyết phiền phức này. Triển Du Huy chẳng mảy may do dự, đêm hôm ấy liền tự mình chuẩn bị đồ đạc, một xẻng Toàn Phong (*) đào thẳng tới mộ thất chủ, chỉ cần một lần là gom hết những minh khí quý giá kia ra, khiến cho đám người cùng đi cảm ơn rối rít, suýt nữa thì coi cậu là Bồ Tát sống mà quỳ lạy.
(*) Minh khí: Vật thu nhỏ tượng trưng cho đồ dùng hằng ngày, người xưa thường chôn theo trong mộ người chết.
(*) Xẻng Toàn Phong (旋风铲): Là một trong những công cụ trộm mộ của Mạc Kim Giáo úy trong tiểu thuyết “Ma thổi đèn”, có tác dụng đào động để trộm mộ.
Thứ hai, lại nói đến đạo làm người của cậu. Những người ở chung với cậu không ai là không khen cậu “Quân tử khiêm tốn, đoan trì ổn trọng”, song bản thân cậu lại chưa bao giờ để tâm tới những đánh giá ấy. Về mặt lễ tiết, đến cả những người già cả cổ hủ nhất cũng không bới ra nổi một lỗi, từ khi còn nhỏ đã thường xuyên được bậc cha chú khen ngợi là ông cụ nhà họ Triển thật biết cách dạy con, sau này lớn lên lại càng được mọi người tán thưởng, có thể nói là danh tiếng cực kỳ tốt.
Thứ ba, về phần tại sao lại gọi là Ngự Miêu Triển Chiêu… Việc này cũng không rõ, có người suy đoán, khả năng là Triển Du Huy có công phu khinh thân cao siêu, thêm vào đó là tính cách ôn hòa khiêm tốn, hơn nữa còn là người từ giang hồ gia nhập triều đình, nên mới bị mấy kẻ ngồi lê đôi mách đặt cho cái biệt danh như thế. Cũng may tính tình Triển Du Huy hiền lành, người ta đùa giỡn gọi cậu một tiếng Triển Chiêu, cậu cũng không hề khó chịu đáp lại. Thế là dần dần lâu ngày, cái biệt danh ấy liền được truyền ra khắp giới đổ đấu. Độ phổ biến lớn tới mức khiến phần lớn những tay mơ mới nhập giới còn “chỉ biết Triển Ngự Miêu, không biết Triển Du Huy”… cũng có thể xem là một chuyện lạ năm châu.
Nói xong về Triển Du Huy, lại nói đến Hãm Không đảo. Thực chất Hão Không đảo không phải là một hòn đảo, mà là một tổ chức trộm mộ có tiếng. Khéo là khéo ở chỗ năm người chủ của Hãm Không đảo đều chiếm hết cả năm cái họ Lư Hàn Từ Tưởng Bạch, mấy người thảo luận, để cho dễ nhớ tên, bèn dứt khoát đổi hết tên theo thứ tự của Hãm Không ngũ nghĩa, đồng thời đặt tên cho tổ chức là Hãm Không đảo.
Trong năm vị chủ nhân của Hãm Không đảo, lão đại Lư Phương có một cửa hàng minh khí đã mở được mấy đời ở Phan gia viên Bắc Kinh, số minh khí hắn nắm trong tay ít nhất cũng phải tới 70%. Giao thiệp rộng, mặt mũi lớn, tất cả mọi mặt đều là bộ mặt của Hãm Không, mỗi khi đổ đấu, đồ vật giống nhau, Hãm Không có thể kiếm lời đầy bồn đầy chậu hoàn toàn dựa cả vào quan hệ truyền lại từ đời này qua đời khác của lão đại họ Lư.
Lão nhị Hàn Chương là con buôn vũ khí khét tiếng trên chợ đen. Vũ khí ra sao, chỉ cần anh có thể nghĩ đến thì hắn ắt sẽ có đường để kiếm ra. Ngay cả súng trường Shiki 38 thời kháng chiến, chỉ cần anh muốn là hắn có thể giao hẳn nguyên cây mới toanh. Hàn Chương từng tuyên bố, trên đời này, Hàn Chương hắn ngoại trừ bom nguyên tử ra thì không có gì là không lấy được. Trang bị của Hãm Không người trong giới đổ đấu đều biết là cực kỳ ngon nghẻ, tất cả đều dựa vào thủ đoạn của Hàn lão nhị cả.
Lão tam Từ Khánh là người phái Bàn Sơn, tuy hình dáng cao lớn thô kệch, nhưng chiêu “Bàn Sơn Phân Giáp Thuật” lại tinh túy tới tận bậc lão bối, hơn nữa còn sở hữu sức mạnh ngàn cân, nghe đồn khi còn hành nghề trộm một mình từng tay không bẻ gãy cả cổ địch. Người trong giới đều nói, có thể mời Từ Khánh đi gắp Lạt Ma (*), kể cả xuất hiện một con đại tống tử (*) ngàn năm cũng chẳng cần phải lo lắng.
(*) Gắp Lạt Ma (夹喇嘛): Tiếng lóng của dân trộm mộ, chỉ người cầm đầu một vụ đổ đấu lớn, thời xưa còn gọi là “Tróc đấu”.
(*) Tống tử (粽子): Tiếng lóng của dân trộm mộ, chỉ thi thể được lưu giữ khá hoàn hảo, không bị mục nát nhưng đã biến thành quỷ. Tìm thấy “tống tử” chính là đã gặp phiền phức lớn, chỉ cương thi, ác quỷ, ma tà quỷ quái… Từ này bắt nguồn từ tác phẩm “Ma thổi đèn”, trong lời cuối sách tác giả cũng nói rõ “tống tử” là một từ do chính tác giả hư cấu nên, trước giờ không có từ này. Trong tiếng Việt, “tống tử” cũng có nghĩa là bánh chưng hay bánh ú.
Lão tứ Tưởng Bình thì lại là một bậc thầy hiếm thấy chuyên đổ đấu dưới nước, kỹ thuật bơi cực kỳ tốt, có thể lặn xuống 100 mét mà không cần phải dùng tới bình dưỡng khí, nghe đồn còn từng lặn xuống cả Tây Sa (*), có điều số không đủ hên nên không tìm thấy xác tàu đắm, nhưng một người bình thường lại có thể bơi qua bơi lại dưới đáy biển sâu như thế cũng đủ thấy được bản lĩnh dưới nước của hắn cao siêu tới mức độ nào.
(*) Tây Sa: Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Bốn chủ nhân đứng đầu Hãm Không đảo tuy nói là nổi danh, song nổi danh nhất mà tuổi tác cũng nhỏ nhất lại là lão ngũ, Bạch Ngọc Đường. Bạch lão ngũ không giống với mấy người anh của mình, không phải là kẻ đổ đấu nhiều năm mà thành danh. Có người nói Bạch ngũ gia chính là truyền nhân của Mạc Kim Giáo úy chính thống, trẻ tuổi tài cao, can đảm cẩn trọng, Mạc Kim Giáo úy theo thông lệ là ba người một nhóm, nhưng hắn ta bao lâu nay vẫn độc lai độc vãng. Khiến cho hắn nổi danh chính là khi mới xuất đạo đã một mình đi trộm một ngôi mộ lớn ở Lĩnh Nam, lấy ra được một đống minh khí. Có một số kẻ trong giới từng kết bè kết nhóm chui vào ngôi mộ đó một lần, kết quả phát hiện ra mười mấy con tống tử, khắp mặt đất la liệt toàn là xác cơ quan đã hỏng cùng tống tử đứt tay tàn chân, cảnh tượng hoang phế không thể tả. Thế là sau khi ra khỏi mộ, đám người đó liền đem chuyện Bạch lão ngũ một mình làm thịt mười mấy con tống tử ấy đi rêu rao trắng trợn, làm cho người trong giới ai ai cũng biết. Bạch lão ngũ liền nhanh chóng trở nên nổi tiếng như vậy đó.
Không giống những tên trộm mộ khác ngoại hình bình thường chẳng có gì đáng chú ý, Bạch Ngọc Đường sinh ra đã được trời ban cho vẻ ngoài vô cùng đẹp đẽ, gương mặt sắc sảo, song đôi mắt hoa đào đầy dữ tợn đã xóa sạch nét nữ tính trên khuôn mặt. Hắn hành sự tàn nhẫn, không chừa thủ đoạn nào, đối xử lạnh nhạt với người ngoài, tài cao khí ngạo, như thể ngoài những người thường xuyên ở chung với hắn ra thì tất cả những người khác đều không đáng để giao du vậy. Có bệnh ưa sạch sẽ, chỉ thích màu trắng, quần áo mỗi ngày đổi một bộ, tuyệt đối không cho phép trên người có dính một hạt cát… Nói chung là, người trong giới tổng kết lại một câu chuẩn không cần chỉnh: Tính tình Bạch lão ngũ này giống Cẩm Mao Thử trong Thất Hiệp Ngũ Nghĩa y như đúc, chẳng khác nào từ trong truyện bước ra cả.
Tác giả :
Cửu Thạch Minh