Bác Sĩ Zhivago
Chương 73
Đêm ấy ở Sukhinichi, một bác phu khuân vác cư xử theo lối xưa rất tử tế, đã dẫn bác sĩ Zhivago đi qua những tuyến đường ray tối mò lên cửa sau một toa hạng nhì của chuyến tàu vừa đến, một chuyến tàu không được thông báo trên bảng giờ tàu.
Bác phu khuân vác vừa dùng chìa khoá mở cửa toa và ném bọc đồ của bác sĩ Zhivago lên đầu toa, đã phải giằng co một hồi với tay nhân viên kiểm soát. Ông này nhất định bắt cả hai người phải xuống ngay, sau nhờ bác sĩ nói khéo, ông ta mới bỏ đi và biến mất hút như có phép độn thổ.
Chuyến tàu bí ẩn ấy có một mục đích đặc biệt, chạy nhanh và đỗ rất ít thời gian, hình như có một đơn vị bảo vệ. Trong toa có thể đi lại thoải mái.
Ngăn bác sĩ Zhivago bước vào có một cây nến đã cháy hết một nửa, cắm trên chiếc bàn con. Ngọn lửa nến chập chờn theo luồng gió lọt vào qua chiếc cửa kính đã hạ thấp. Cây nến là của người hành khách duy nhất trong ngăn. Đấy là một thanh niên tóc vàng, cứ nhìn chân tay anh ta dài lòng thòng và cử động quá ư dễ dàng và ở các khớp, y như các bộ phận đã nới ốc của một đồ vật có thể tháo lắp, cũng có thể đoán anh ta chắc phải rất cao. Anh ta đang ngồi ưỡn người thoải mái trên đi- văng gần cửa sổ. Thấy Zhivago vào, anh ta lịch sự nhổm dậy, đổi lại tư thế ngồi cho ngay ngắn hơn.
Dưới gầm đi- văng có một vật gì trông như đống giẻ lau. Đột nhiên đống giẻ lau ấy cựa quậy và một con chó săn tai cụp bò ra, làm nhộn cả lên. Nó đánh hơi và nhìn Zhivago, đoạn sục sạo các xó duỗi chân duỗi cẳng uyển chuyển chẳng kém chủ nó bắt chéo chân vào rồi lại duỗi ra. Lát sau, nghe lệnh chủ, con chó vẫy đuôi chui xuống nằm ở gầm đi- văng đúng như lúc nãy, như một đống giẻ lau.
Bây giờ Zhivago mới nhìn thấy khẩu súng hai nòng để trong bao súng, cái túi đạn bằng da và một cái túi săn nhét đầy chim, treo trên móc áo ở trong ngăn toa.
Chàng thanh niên đó là một tay thợ săn.
Đặc tính của anh ta là nói luôn mồm. Vởi một nụ cười dễ thương anh ta vội bắt chuyện với bác sĩ Vừa nói chuyện, anh ta vừa nhìn chòng chọc, đúng là nhìn chòng chọc, vào miệng Zhivago.
Giọng nói của anh ta nghe the thé, những lúc lên cao cứ như tiếng kim khí va chạm vào nhau. Lại còn một điều lạ: xem chừng anh ta rõ ràng là người Nga, nhưng lại phát một nguyên âm, cụ thể là âm "ư" rất kỳ dị, giọng nghe lướt như âm "u" của tiếng Pháp hay âm "i" của tiếng Đức. Hơn nữa, âm "ư" đọc sai ấy, anh ta phát ra hết sức vất vả, phải dụng tâm đọc mạnh hơn các âm khác, như phải hét lên một chút.
Vừa mở đầu câu chuyện, anh ta đã giáng cho bác sĩ một câu này:
- Suyết ngày hôm qua, tôi đã bắn đuộc bao nhuy là chim quy- ốc (Suốt ngày hôm qua, tôi đã bắn được bao nhiêu là chim quốc).
Thỉnh thoảng, lúc nào anh ta để ý đến giọng nói hơn, anh ta thắng được cái tật phát âm sai của mình, nhưng lúc quên lại đọc như cũ.
"Cái này là bệnh quỷ gì nhỉ? - Zhivago nghĩ thầm. - Chắc chắn là mình đã đọc thấy ở đâu về hiện tượng này. Một bác sĩ như mình phải biết, vậy mà lại quên biến đi mất. Một thứ bệnh não, sinh ra tật đọc sai. Nhưng cái lối nói léo xéo này nghe thật tức cười không thể nào giữ nghiêm trang được. Chịu không sao trò chuyện nổi. Tốt hơn hết là trèo lên trên kia mà ngủ".
Zhivago đã làm như vậy. Khi chàng đang sửa soạn nằm ở giường trên, anh thanh niên hỏi có cần tắt nến đi không, sợ ánh sáng làm phiền bác sĩ chăng. Zhivago nhận lời đề nghị với lòng biết ơn. Người bạn đường tắt nến. Tối om. Cửa kính vẫn còn để mở nửa chừng.
- Anh có bằng lòng hạ hẳn cửa sổ xuống không? - Zhivago hỏi. - Anh không sợ kẻ trộm à?
Anh kia không trả lời. Zhivago nhắc lại thật to câu vừa hỏi, anh ta vẫn im lặng.
Zhivago bèn bật diêm xem người bạn đường có làm sao không. Chẳng lẽ mới thoáng một cái anh ta đã kịp ra bên ngoài? Hay là anh ta ngủ rồi? Lại càng khó tin hơn nữa.
Nhưng không. Anh kia vẫn ở nguyên chỗ cũ, hai mắt mở thao láo, miệng mỉm cười nhìn bác sĩ đang ngồi giường trên, thòng hai chân xuống.
Que diêm đã tắt, Zhivago bật thêm que nữa, và dưới ánh sáng của nó, chàng nhắc lại lần thứ ba câu hỏi của mình, vì muốn người kia trả lời cho dứt khoát.
- Tuỳ ông, - anh ta trả lời ngay, - tôi chả có gì mà sợ mất trộm. Vả lại, có lẽ không nên đóng hẳn. Sẽ khó thở.
"Thú vị chưa! Zhivago nghĩ thầm. - Một người thật kỳ dị! Hẳn anh ta có thói quen chỉ nói chuyện lúc có ánh sáng. Và vừa rồi anh ta nói rất đúng giọng, chẳng sai âm nào cả! Thật quỷ cũng không hiểu nổi!".
Bác phu khuân vác vừa dùng chìa khoá mở cửa toa và ném bọc đồ của bác sĩ Zhivago lên đầu toa, đã phải giằng co một hồi với tay nhân viên kiểm soát. Ông này nhất định bắt cả hai người phải xuống ngay, sau nhờ bác sĩ nói khéo, ông ta mới bỏ đi và biến mất hút như có phép độn thổ.
Chuyến tàu bí ẩn ấy có một mục đích đặc biệt, chạy nhanh và đỗ rất ít thời gian, hình như có một đơn vị bảo vệ. Trong toa có thể đi lại thoải mái.
Ngăn bác sĩ Zhivago bước vào có một cây nến đã cháy hết một nửa, cắm trên chiếc bàn con. Ngọn lửa nến chập chờn theo luồng gió lọt vào qua chiếc cửa kính đã hạ thấp. Cây nến là của người hành khách duy nhất trong ngăn. Đấy là một thanh niên tóc vàng, cứ nhìn chân tay anh ta dài lòng thòng và cử động quá ư dễ dàng và ở các khớp, y như các bộ phận đã nới ốc của một đồ vật có thể tháo lắp, cũng có thể đoán anh ta chắc phải rất cao. Anh ta đang ngồi ưỡn người thoải mái trên đi- văng gần cửa sổ. Thấy Zhivago vào, anh ta lịch sự nhổm dậy, đổi lại tư thế ngồi cho ngay ngắn hơn.
Dưới gầm đi- văng có một vật gì trông như đống giẻ lau. Đột nhiên đống giẻ lau ấy cựa quậy và một con chó săn tai cụp bò ra, làm nhộn cả lên. Nó đánh hơi và nhìn Zhivago, đoạn sục sạo các xó duỗi chân duỗi cẳng uyển chuyển chẳng kém chủ nó bắt chéo chân vào rồi lại duỗi ra. Lát sau, nghe lệnh chủ, con chó vẫy đuôi chui xuống nằm ở gầm đi- văng đúng như lúc nãy, như một đống giẻ lau.
Bây giờ Zhivago mới nhìn thấy khẩu súng hai nòng để trong bao súng, cái túi đạn bằng da và một cái túi săn nhét đầy chim, treo trên móc áo ở trong ngăn toa.
Chàng thanh niên đó là một tay thợ săn.
Đặc tính của anh ta là nói luôn mồm. Vởi một nụ cười dễ thương anh ta vội bắt chuyện với bác sĩ Vừa nói chuyện, anh ta vừa nhìn chòng chọc, đúng là nhìn chòng chọc, vào miệng Zhivago.
Giọng nói của anh ta nghe the thé, những lúc lên cao cứ như tiếng kim khí va chạm vào nhau. Lại còn một điều lạ: xem chừng anh ta rõ ràng là người Nga, nhưng lại phát một nguyên âm, cụ thể là âm "ư" rất kỳ dị, giọng nghe lướt như âm "u" của tiếng Pháp hay âm "i" của tiếng Đức. Hơn nữa, âm "ư" đọc sai ấy, anh ta phát ra hết sức vất vả, phải dụng tâm đọc mạnh hơn các âm khác, như phải hét lên một chút.
Vừa mở đầu câu chuyện, anh ta đã giáng cho bác sĩ một câu này:
- Suyết ngày hôm qua, tôi đã bắn đuộc bao nhuy là chim quy- ốc (Suốt ngày hôm qua, tôi đã bắn được bao nhiêu là chim quốc).
Thỉnh thoảng, lúc nào anh ta để ý đến giọng nói hơn, anh ta thắng được cái tật phát âm sai của mình, nhưng lúc quên lại đọc như cũ.
"Cái này là bệnh quỷ gì nhỉ? - Zhivago nghĩ thầm. - Chắc chắn là mình đã đọc thấy ở đâu về hiện tượng này. Một bác sĩ như mình phải biết, vậy mà lại quên biến đi mất. Một thứ bệnh não, sinh ra tật đọc sai. Nhưng cái lối nói léo xéo này nghe thật tức cười không thể nào giữ nghiêm trang được. Chịu không sao trò chuyện nổi. Tốt hơn hết là trèo lên trên kia mà ngủ".
Zhivago đã làm như vậy. Khi chàng đang sửa soạn nằm ở giường trên, anh thanh niên hỏi có cần tắt nến đi không, sợ ánh sáng làm phiền bác sĩ chăng. Zhivago nhận lời đề nghị với lòng biết ơn. Người bạn đường tắt nến. Tối om. Cửa kính vẫn còn để mở nửa chừng.
- Anh có bằng lòng hạ hẳn cửa sổ xuống không? - Zhivago hỏi. - Anh không sợ kẻ trộm à?
Anh kia không trả lời. Zhivago nhắc lại thật to câu vừa hỏi, anh ta vẫn im lặng.
Zhivago bèn bật diêm xem người bạn đường có làm sao không. Chẳng lẽ mới thoáng một cái anh ta đã kịp ra bên ngoài? Hay là anh ta ngủ rồi? Lại càng khó tin hơn nữa.
Nhưng không. Anh kia vẫn ở nguyên chỗ cũ, hai mắt mở thao láo, miệng mỉm cười nhìn bác sĩ đang ngồi giường trên, thòng hai chân xuống.
Que diêm đã tắt, Zhivago bật thêm que nữa, và dưới ánh sáng của nó, chàng nhắc lại lần thứ ba câu hỏi của mình, vì muốn người kia trả lời cho dứt khoát.
- Tuỳ ông, - anh ta trả lời ngay, - tôi chả có gì mà sợ mất trộm. Vả lại, có lẽ không nên đóng hẳn. Sẽ khó thở.
"Thú vị chưa! Zhivago nghĩ thầm. - Một người thật kỳ dị! Hẳn anh ta có thói quen chỉ nói chuyện lúc có ánh sáng. Và vừa rồi anh ta nói rất đúng giọng, chẳng sai âm nào cả! Thật quỷ cũng không hiểu nổi!".
Tác giả :
Boris Pasternak