Bác Sĩ Zhivago
Chương 67
Tối hôm sau chàng gặp Lara. Chàng gặp nàng ở phòng soạn đồ. Trước mặt nàng để một đống quần áo cuộn tròn.
Nàng đang ủi.
Phòng soạn đồ là một trong các phòng ở tầng trên cùng và trông xuống vườn cây. Đây là nơi đặt các ấm samova, dọn vào bát đĩa các món ăn từ dưới nhà bếp chuyển lên bằng một cái cần trục quay tay, chuyển bát đĩa bẩn xuống để rửa. Cũng tại đây người ta cất các thứ sổ sách thống kê vật dụng của bệnh viện, tiến hành kiểm kê bát đĩa, quần áo. Những lúc rỗi rãi, người ta đến đó ngồi nghỉ và đây cũng là chỗ hẹn hò gặp gỡ.
Các cửa sổ đều mở. Mùi hoa đoạn bay vào phòng, rồi mùi đăng đắng của các cành cây già giống như trong các công viên cũ và mùi thán khí hơi nồng nồng của hai chiếc bàn ủi mà Lara đang lần lượt sử dụng, mỗi lúc để trên lò một chiếc cho nóng.
- Tối hôm qua sao ông không gõ cửa phòng tôi? Mazmoaden Flori có kể với tôi. Mà ông làm thế cũng phải. Lúc ấy tôi đã đi nằm, không thể mời ông vào được. À quên, chào ông. Ấy, xin ông cẩn thận kẻo bẩn quần áo. Chỗ nào cũng vương vãi bụi than!
- Hình như cô ủi đồ cho cả bệnh viện.
- Không, phần lớn là quần áo của tôi. Ông thì lúc nào cũng trêu tôi, bảo tôi sẽ chẳng bao bao giờ rời bỏ chốn này. Bây giờ thì tôi đi thật. Đấy ông xem, tôi đang sửa soạn, thu xếp các thứ. Hễ xong là cuốn gói ngay. Tôi đi Ural, còn ông về Moskva. Sau này, nếu người ta có hỏi bác sĩ Zhivago: "Ông có nghe nói đến cái xó Meliuzev hay không?", chắc ông sẽ trả lời: "Không thì phải" - "Còn cái cô Lara là ai nhỉ?" - "Tôi không hề biết cô ta".
- Được cứ cho là như vậy đi. Còn việc xuống các xã của cô thế nào? Ở nông thôn có dễ chịu không?
- Nói vắn tắt vài lời sao được? Ủa, mấy cái bàn ủi này chóng nguội quá! Nhờ ông đưa cho tôi cái nóng, nếu không phiền ông. Kia kìa, ở trên lò. Và ông làm ơn đặt chiếc này vào chỗ đó giùm. Phải rồi. Cám ơn ông. Nông thôn thì cũng tuy chỗ. Tất cả đều phụ thuộc vào dân làng. Có làng, dân chăm chỉ làm ăn. Ở đó cũng tàm tạm. Có nơi chỉ toàn những người nghiện rượu. Ở đấy, đất bỏ hoang trông đến sợ.
- Cô chỉ bịa. Những người nghiện rượu nào kia? Cô hiểu tình hình nông thôn gớm. Đất bỏ hoang chẳng qua vì không còn ai, đàn ông đi lính cả rồi. Được rồi. Thế các Hội đồng tự quản cách mạng mởi thành lập thì sao?
- Về những người nghiện rượu, ông lầm đấy, tôi có bằng chứng. Còn Hội đồng tự quản ấy à? Còn phải khổ với họ nhiều lắm. Các huấn lệnh không áp dụng được. Ở các xã không tìm đâu ra người làm việc. Dân quên lúc này chỉ quan tâm đến vấn đề ruộng đất. Tôi có ghé qua trại Razdonoi. Đẹp lắm? Ông nên đến thăm trại đó. Mùa xuân vừa rồi, trại bị đốt phá, kho lúa bị thiêu, cây ăn quả cháy xém, một phần mặt tiền bị ám đen muội than. Tôi có tìm cách đến Zybusino, nhưng không được. Nhưng đâu đâu người ta cũng quả quyết là chuyện anh chàng câm điếc biết nói chẳng phải chuyện bịa. Người ta tả diện mạo hẳn hoi. Người ta bảo hắn còn trẻ, có học thức.
- Hôm qua bà Ustina đã tốn công tốn sức bênh vực anh ta.
- Vừa về đến đây, tôi đã thấy một đống việc từ Razdonoi vừa đưa đến. Đã bao lần tôi bảo người ta đừng động chạm tới bất cứ cái gì ở đó. Việc ở đấy còn chưa đủ bận hay sao. Sáng nay vừa có lính đem thư ông quận đòi mượn bằng được bộ đồ trà bằng bạc và bộ ly rượu bằng pha lê của bà bá tước. Chỉ mượn một tối, rồi sẽ trả lại. Ai chẳng biết họ trả lại như thế nào! Khéo không được một nửa. Họ bảo có tiệc tùng chiêu đãi một nhân vật mới đến.
- À tôi biết rồi! Đó là ông uỷ viên mới của mặt trận. Tôi tình cờ đã gặp anh ta. Anh ta đang định giải quyết vấn đề đám binh sĩ đào ngũ, bao vây và tước khí giới họ. Tay uỷ viên còn trẻ người non dạ, chưa biết làm việc. Nhà cầm quyền ở đây đề nghị sử dụng kỵ binh, nhưng anh ta muốn khuất phục họ bằng nước mắt. Anh ta bảo dân là trẻ con, vân vân, cho nên tất cả chỉ là trò trẻ con. Trung uý Galiulin có thể ngăn, bảo đừng có đánh thức con mãnh thú đang ngủ, hãy để việc đó cho chúng tôi. Nhưng can sao nổi một kẻ đã có chủ định sẵn. Cô nghe đây Cô hãy nghỉ tay và nghe tôi nói điều này. Chỉ nay mai ở đây sẽ xảy ta một cuộc hỗn loạn ngoài sức tưởng tượng. Chúng ta cũng không có cách gì ngăn lại. Tôi rất mong thấy cô rời bo chốn này, trước khi chuyện đó ập tới.
- Sẽ chẳng có gì xẩy ra cả. Ông chỉ phóng đại thôi. Mà tôi cũng sắp đi rồi. Song không thể muốn một cái là bỏ đi. Phải bàn giao giấy tờ kê khai tài sản, nếu không họ tưởng mình ăn cắp cái này cái nọ. Và rồi cũng chưa biết bàn giao cho ai? Đó là cả một vấn đề. Tôi đã khổ sở với các thứ sổ sách ấy… và phần thưởng chỉ toàn là sự trách móc. Tôi đã chuyển của cải của bà Giabrinscaia vào sổ tài khoản của bệnh viện, vì ý nghĩa của sắc lệnh là như vậy Thế mà bây giờ người ta lại bảo đấy chỉ là thủ đoạn bảo vệ tài sản cho bà bá tước. Thật là tồi tệ!
- Thôi cô cứ mặc xác những chiếc thảm với các thứ bát đĩa ấy đi. Thây kệ chúng! Hơi đâu mà bận tâm! Chán quá, tối hôm qua tôi lại không được gặp cô. Tôi có nguồn cảm hứng rất tuyệt. Giá gặp cô hôm qua, tôi đã cắt nghĩa cho cô nghe toàn bộ cơ học thiên thể, đã giả đáp mọi câu hỏi oái oăm. Không, tôi nói thật đấy, tôi đã muốn kể với cô nhiều chuyện. Chuyện vợ tôi, con trai tôi, cuộc đời tôi. Trời ơi, chẳng lẽ một người đàn ông không thể nói chuyện với một người đàn bà cùng tuổi để khỏi bị dị nghị là có dụng ý ngấm ngầm, hay sao? Hừ, ngấm với chả ngầm, mặc xác chúng!
- Ấy chết, xin cô cứ ủi đi, cứ ủi đi, đừng để ý đến tôi, cứ mặc tôi nói. Tôi còn nói dài. Cô nghĩ mà xem, thời gian này mới lạ lùng làm sao! Và cô với tôi đang sống trong đó. Bao nhiêu đời mới xảy ra một lần những chuyện chưa từng thấy này. Cô nghĩ xem: cả nước Nga đã mất nóc, chúng ta cùng với toàn thể nhân dân đang sống ngoài trời, phóng khoáng. Chẳng còn ai kiểm soát chúng ta. Tự do! Tự do thực sự, chứ không phải thứ tự do trong những lời nói suông, trong những đòi hỏi quyền lợi, mà nền tự do từ trên trời rơi xuống quá cả sự mong đợi. Cái tự do vì tình cờ, vì ngộ nhận mà có. Hết thảy mọi người bây giờ mới hùng vĩ và lúng túng biết mấy! Cô có nhận thấy thế không? Dường như ai cũng cảm thấy mình bị đè bẹp bởi chính mình, bởi cái sức mạnh phi thường vừa được khám phá của mình. Nhưng xin cô cứ ủi đi. Cô không có ý kiến gì à? Cô không ngán chứ? Để tôi đưa cô chiếc bàn ủi kia. Hôm qua, tôi có quan sát cuộc mít tinh ban đêm. Một cảnh tượng kỳ lạ. Nước Nga, người mẹ thân yêu của chúng ta, đã thức tỉnh lòng dạ, bồn chồn, cứ đi đi lại lại, cứ nói mãi không biết chán. Và không phải chỉ có loài người lên tiếng. Những ngôi sao và cây cối cũng hợp nhau bàn bạc, các đoá hoa đêm cũng triết lý và các toà nhà bằng đá cũng họp mít tinh. Cứ như trong Phúc âm phải không cô? Như thời các Sứ đồ. Cô còn nhớ câu nói của Thánh Phao- lồ chứ: "Hãy nói tiếng lạ hãy nói tiên tri! Hãy cầu nguyện được ơn thông dịch".
- Về phần các ngôi sao và cây cối họp mít tinh, tôi hiểu. Tôi hiểu ý ông muốn nói gì. Tôi cũng từng có cảm giác như vậy.
- Chiến tranh đã làm xong một nửa công việc. Nửa còn lại cách mạng cũng đã hoàn tất. Chiến tranh là sự gián đoạn cuộc sống một cách giả tạo, tựa hồ có thể làm cho sự tồn tại lùi lại (thật vô nghĩa!). Cách mạng đã bùng ra ngoài ý muốn, như một tiếng thở dài bị kìm giữ từ lâu. Mỗi người đã sống lại, đã hồi sinh, tất cả mọi người đều biến đổi, đảo lộn. Có thể nói rằng mỗi người đều trải qua hai cuộc cách mạng, một của riêng mình, một của tất cả mọi người. Tôi có cảm tưởng, chủ nghĩa xã hội là một biển lớn, biển độc đáo. Biển đời sống, phải, cái đời sống mà người ta được thấy trên các bức hoạ, cái đời sống đã được thiên tài hoá, được làm giàu bằng sức sáng tạo. Nhưng hiện nay người ta đã quyết định nếm trải nó không phải trong sách vở, mà trong bản thân mình, không phải theo kiểu trừu tượng, mà trong thực tế.
Giọng nói của Zhivago bất ngờ run lên, biểu lộ mối cảm xúc vừa phát khởi. Lara ngừng tay ủi đồ, nhìn chàng một cách nghiêm trang và bỡ ngỡ. Zhivago lúng túng, quên cả điều mình vừa nói. Chàng ngập ngừng một lát rồi nói tiếp, nói tràn cung mây, nghĩ sao nói vậy.
- Lúc này ta tha thiết muốn được sống một cách trung thực và có tác dụng! Được dự phần vào niềm hứng khởi của toàn dân! Thế mà giữa niềm vui sướng tràn ngập nơi hết thảy mọi người đó, tôi lại bắt gặp ánh mắt buồn rầu khó hiểu của cô bắt gặp cái nhìn phiêu diêu tận đâu đâu, có lẽ ở một chốn xa xăm nào đó. Còn gì mà tôi không sẵn lòng hy sinh, để nó đừng buồn như thế nữa, để nét mặt cô lộ rõ sự hài lòng về số phận và để cô khỏi cần đến bất cứ cái gì của bất cứ ai? Để một người thân yêu của cô, một người bạn hay chồng cô (tốt hơn hết nếu đó là một quân nhân) sẽ nắm lấy cánh tay tôi mà bảo tôi đừng bận tâm đến số phận cô, đừng săn sóc cô nữa. Tôi sẽ giằng tay ra, gạt hắn đi và… Chết chửa, tôi đã không giữ lời. Mong cô tha lỗi cho.
Giọng nói của Zhivago một lần nữa lại biểu lộ cảm xúc của chàng. Chàng phẩy tay bực bội, cảm thấy mất hẳn tự nhiên, bèn đứng dậy đi ra phía cửa sổ. Chàng quay lưng vào phía trong, chống khuỷu tay lên bờ cửa sổ, tựa cằm lên bàn tay và đưa mắt nhìn sâu vào bóng tối ngoài vườn cây một cách lơ đãng, nhìn mà chẳng thấy gì.
Lara đi vòng chiếc bàn ủi đò kê từ chỗ bàn viết đến mép cửa sổ bên kia, nàng dừng lại sau lưng bác sĩ, cách vài bước ở giữa phòng.
- Ôi từ trước đến giờ tôi vẫn sợ chuyện này, - nàng nói khẽ như nói riêng với mình. - Thật là một sự nhầm lẫn tai hại! Thôi, ông Zhivago, không nên thế. Chết chửa, xem này, lỗi tại ông đấy! - Nàng kêu lên và chạy lại bên bàn ủi đồ: một chiếc sơ- mi để quên dưới bàn ủi đang bốc khói khét lẹt. - ông Zhivago, xin ông thông minh một chút, hãy sang chỗ bà Flori uống một ly nước, đi đi ông bạn thân mến, rồi trở lại đây, như một người tôi đã quen thấy và muốn thấy. Ông Zhivago, ông nghe đấy chứ? Tôi biết ông có đủ can đảm để làm việc đó. Ông hãy làm đi, tôi xin ông.
Từ hôm ấy, giữa họ không xảy ra chuyện nào tương tự.
Một tuần sau, Lara lên đường.
Nàng đang ủi.
Phòng soạn đồ là một trong các phòng ở tầng trên cùng và trông xuống vườn cây. Đây là nơi đặt các ấm samova, dọn vào bát đĩa các món ăn từ dưới nhà bếp chuyển lên bằng một cái cần trục quay tay, chuyển bát đĩa bẩn xuống để rửa. Cũng tại đây người ta cất các thứ sổ sách thống kê vật dụng của bệnh viện, tiến hành kiểm kê bát đĩa, quần áo. Những lúc rỗi rãi, người ta đến đó ngồi nghỉ và đây cũng là chỗ hẹn hò gặp gỡ.
Các cửa sổ đều mở. Mùi hoa đoạn bay vào phòng, rồi mùi đăng đắng của các cành cây già giống như trong các công viên cũ và mùi thán khí hơi nồng nồng của hai chiếc bàn ủi mà Lara đang lần lượt sử dụng, mỗi lúc để trên lò một chiếc cho nóng.
- Tối hôm qua sao ông không gõ cửa phòng tôi? Mazmoaden Flori có kể với tôi. Mà ông làm thế cũng phải. Lúc ấy tôi đã đi nằm, không thể mời ông vào được. À quên, chào ông. Ấy, xin ông cẩn thận kẻo bẩn quần áo. Chỗ nào cũng vương vãi bụi than!
- Hình như cô ủi đồ cho cả bệnh viện.
- Không, phần lớn là quần áo của tôi. Ông thì lúc nào cũng trêu tôi, bảo tôi sẽ chẳng bao bao giờ rời bỏ chốn này. Bây giờ thì tôi đi thật. Đấy ông xem, tôi đang sửa soạn, thu xếp các thứ. Hễ xong là cuốn gói ngay. Tôi đi Ural, còn ông về Moskva. Sau này, nếu người ta có hỏi bác sĩ Zhivago: "Ông có nghe nói đến cái xó Meliuzev hay không?", chắc ông sẽ trả lời: "Không thì phải" - "Còn cái cô Lara là ai nhỉ?" - "Tôi không hề biết cô ta".
- Được cứ cho là như vậy đi. Còn việc xuống các xã của cô thế nào? Ở nông thôn có dễ chịu không?
- Nói vắn tắt vài lời sao được? Ủa, mấy cái bàn ủi này chóng nguội quá! Nhờ ông đưa cho tôi cái nóng, nếu không phiền ông. Kia kìa, ở trên lò. Và ông làm ơn đặt chiếc này vào chỗ đó giùm. Phải rồi. Cám ơn ông. Nông thôn thì cũng tuy chỗ. Tất cả đều phụ thuộc vào dân làng. Có làng, dân chăm chỉ làm ăn. Ở đó cũng tàm tạm. Có nơi chỉ toàn những người nghiện rượu. Ở đấy, đất bỏ hoang trông đến sợ.
- Cô chỉ bịa. Những người nghiện rượu nào kia? Cô hiểu tình hình nông thôn gớm. Đất bỏ hoang chẳng qua vì không còn ai, đàn ông đi lính cả rồi. Được rồi. Thế các Hội đồng tự quản cách mạng mởi thành lập thì sao?
- Về những người nghiện rượu, ông lầm đấy, tôi có bằng chứng. Còn Hội đồng tự quản ấy à? Còn phải khổ với họ nhiều lắm. Các huấn lệnh không áp dụng được. Ở các xã không tìm đâu ra người làm việc. Dân quên lúc này chỉ quan tâm đến vấn đề ruộng đất. Tôi có ghé qua trại Razdonoi. Đẹp lắm? Ông nên đến thăm trại đó. Mùa xuân vừa rồi, trại bị đốt phá, kho lúa bị thiêu, cây ăn quả cháy xém, một phần mặt tiền bị ám đen muội than. Tôi có tìm cách đến Zybusino, nhưng không được. Nhưng đâu đâu người ta cũng quả quyết là chuyện anh chàng câm điếc biết nói chẳng phải chuyện bịa. Người ta tả diện mạo hẳn hoi. Người ta bảo hắn còn trẻ, có học thức.
- Hôm qua bà Ustina đã tốn công tốn sức bênh vực anh ta.
- Vừa về đến đây, tôi đã thấy một đống việc từ Razdonoi vừa đưa đến. Đã bao lần tôi bảo người ta đừng động chạm tới bất cứ cái gì ở đó. Việc ở đấy còn chưa đủ bận hay sao. Sáng nay vừa có lính đem thư ông quận đòi mượn bằng được bộ đồ trà bằng bạc và bộ ly rượu bằng pha lê của bà bá tước. Chỉ mượn một tối, rồi sẽ trả lại. Ai chẳng biết họ trả lại như thế nào! Khéo không được một nửa. Họ bảo có tiệc tùng chiêu đãi một nhân vật mới đến.
- À tôi biết rồi! Đó là ông uỷ viên mới của mặt trận. Tôi tình cờ đã gặp anh ta. Anh ta đang định giải quyết vấn đề đám binh sĩ đào ngũ, bao vây và tước khí giới họ. Tay uỷ viên còn trẻ người non dạ, chưa biết làm việc. Nhà cầm quyền ở đây đề nghị sử dụng kỵ binh, nhưng anh ta muốn khuất phục họ bằng nước mắt. Anh ta bảo dân là trẻ con, vân vân, cho nên tất cả chỉ là trò trẻ con. Trung uý Galiulin có thể ngăn, bảo đừng có đánh thức con mãnh thú đang ngủ, hãy để việc đó cho chúng tôi. Nhưng can sao nổi một kẻ đã có chủ định sẵn. Cô nghe đây Cô hãy nghỉ tay và nghe tôi nói điều này. Chỉ nay mai ở đây sẽ xảy ta một cuộc hỗn loạn ngoài sức tưởng tượng. Chúng ta cũng không có cách gì ngăn lại. Tôi rất mong thấy cô rời bo chốn này, trước khi chuyện đó ập tới.
- Sẽ chẳng có gì xẩy ra cả. Ông chỉ phóng đại thôi. Mà tôi cũng sắp đi rồi. Song không thể muốn một cái là bỏ đi. Phải bàn giao giấy tờ kê khai tài sản, nếu không họ tưởng mình ăn cắp cái này cái nọ. Và rồi cũng chưa biết bàn giao cho ai? Đó là cả một vấn đề. Tôi đã khổ sở với các thứ sổ sách ấy… và phần thưởng chỉ toàn là sự trách móc. Tôi đã chuyển của cải của bà Giabrinscaia vào sổ tài khoản của bệnh viện, vì ý nghĩa của sắc lệnh là như vậy Thế mà bây giờ người ta lại bảo đấy chỉ là thủ đoạn bảo vệ tài sản cho bà bá tước. Thật là tồi tệ!
- Thôi cô cứ mặc xác những chiếc thảm với các thứ bát đĩa ấy đi. Thây kệ chúng! Hơi đâu mà bận tâm! Chán quá, tối hôm qua tôi lại không được gặp cô. Tôi có nguồn cảm hứng rất tuyệt. Giá gặp cô hôm qua, tôi đã cắt nghĩa cho cô nghe toàn bộ cơ học thiên thể, đã giả đáp mọi câu hỏi oái oăm. Không, tôi nói thật đấy, tôi đã muốn kể với cô nhiều chuyện. Chuyện vợ tôi, con trai tôi, cuộc đời tôi. Trời ơi, chẳng lẽ một người đàn ông không thể nói chuyện với một người đàn bà cùng tuổi để khỏi bị dị nghị là có dụng ý ngấm ngầm, hay sao? Hừ, ngấm với chả ngầm, mặc xác chúng!
- Ấy chết, xin cô cứ ủi đi, cứ ủi đi, đừng để ý đến tôi, cứ mặc tôi nói. Tôi còn nói dài. Cô nghĩ mà xem, thời gian này mới lạ lùng làm sao! Và cô với tôi đang sống trong đó. Bao nhiêu đời mới xảy ra một lần những chuyện chưa từng thấy này. Cô nghĩ xem: cả nước Nga đã mất nóc, chúng ta cùng với toàn thể nhân dân đang sống ngoài trời, phóng khoáng. Chẳng còn ai kiểm soát chúng ta. Tự do! Tự do thực sự, chứ không phải thứ tự do trong những lời nói suông, trong những đòi hỏi quyền lợi, mà nền tự do từ trên trời rơi xuống quá cả sự mong đợi. Cái tự do vì tình cờ, vì ngộ nhận mà có. Hết thảy mọi người bây giờ mới hùng vĩ và lúng túng biết mấy! Cô có nhận thấy thế không? Dường như ai cũng cảm thấy mình bị đè bẹp bởi chính mình, bởi cái sức mạnh phi thường vừa được khám phá của mình. Nhưng xin cô cứ ủi đi. Cô không có ý kiến gì à? Cô không ngán chứ? Để tôi đưa cô chiếc bàn ủi kia. Hôm qua, tôi có quan sát cuộc mít tinh ban đêm. Một cảnh tượng kỳ lạ. Nước Nga, người mẹ thân yêu của chúng ta, đã thức tỉnh lòng dạ, bồn chồn, cứ đi đi lại lại, cứ nói mãi không biết chán. Và không phải chỉ có loài người lên tiếng. Những ngôi sao và cây cối cũng hợp nhau bàn bạc, các đoá hoa đêm cũng triết lý và các toà nhà bằng đá cũng họp mít tinh. Cứ như trong Phúc âm phải không cô? Như thời các Sứ đồ. Cô còn nhớ câu nói của Thánh Phao- lồ chứ: "Hãy nói tiếng lạ hãy nói tiên tri! Hãy cầu nguyện được ơn thông dịch".
- Về phần các ngôi sao và cây cối họp mít tinh, tôi hiểu. Tôi hiểu ý ông muốn nói gì. Tôi cũng từng có cảm giác như vậy.
- Chiến tranh đã làm xong một nửa công việc. Nửa còn lại cách mạng cũng đã hoàn tất. Chiến tranh là sự gián đoạn cuộc sống một cách giả tạo, tựa hồ có thể làm cho sự tồn tại lùi lại (thật vô nghĩa!). Cách mạng đã bùng ra ngoài ý muốn, như một tiếng thở dài bị kìm giữ từ lâu. Mỗi người đã sống lại, đã hồi sinh, tất cả mọi người đều biến đổi, đảo lộn. Có thể nói rằng mỗi người đều trải qua hai cuộc cách mạng, một của riêng mình, một của tất cả mọi người. Tôi có cảm tưởng, chủ nghĩa xã hội là một biển lớn, biển độc đáo. Biển đời sống, phải, cái đời sống mà người ta được thấy trên các bức hoạ, cái đời sống đã được thiên tài hoá, được làm giàu bằng sức sáng tạo. Nhưng hiện nay người ta đã quyết định nếm trải nó không phải trong sách vở, mà trong bản thân mình, không phải theo kiểu trừu tượng, mà trong thực tế.
Giọng nói của Zhivago bất ngờ run lên, biểu lộ mối cảm xúc vừa phát khởi. Lara ngừng tay ủi đồ, nhìn chàng một cách nghiêm trang và bỡ ngỡ. Zhivago lúng túng, quên cả điều mình vừa nói. Chàng ngập ngừng một lát rồi nói tiếp, nói tràn cung mây, nghĩ sao nói vậy.
- Lúc này ta tha thiết muốn được sống một cách trung thực và có tác dụng! Được dự phần vào niềm hứng khởi của toàn dân! Thế mà giữa niềm vui sướng tràn ngập nơi hết thảy mọi người đó, tôi lại bắt gặp ánh mắt buồn rầu khó hiểu của cô bắt gặp cái nhìn phiêu diêu tận đâu đâu, có lẽ ở một chốn xa xăm nào đó. Còn gì mà tôi không sẵn lòng hy sinh, để nó đừng buồn như thế nữa, để nét mặt cô lộ rõ sự hài lòng về số phận và để cô khỏi cần đến bất cứ cái gì của bất cứ ai? Để một người thân yêu của cô, một người bạn hay chồng cô (tốt hơn hết nếu đó là một quân nhân) sẽ nắm lấy cánh tay tôi mà bảo tôi đừng bận tâm đến số phận cô, đừng săn sóc cô nữa. Tôi sẽ giằng tay ra, gạt hắn đi và… Chết chửa, tôi đã không giữ lời. Mong cô tha lỗi cho.
Giọng nói của Zhivago một lần nữa lại biểu lộ cảm xúc của chàng. Chàng phẩy tay bực bội, cảm thấy mất hẳn tự nhiên, bèn đứng dậy đi ra phía cửa sổ. Chàng quay lưng vào phía trong, chống khuỷu tay lên bờ cửa sổ, tựa cằm lên bàn tay và đưa mắt nhìn sâu vào bóng tối ngoài vườn cây một cách lơ đãng, nhìn mà chẳng thấy gì.
Lara đi vòng chiếc bàn ủi đò kê từ chỗ bàn viết đến mép cửa sổ bên kia, nàng dừng lại sau lưng bác sĩ, cách vài bước ở giữa phòng.
- Ôi từ trước đến giờ tôi vẫn sợ chuyện này, - nàng nói khẽ như nói riêng với mình. - Thật là một sự nhầm lẫn tai hại! Thôi, ông Zhivago, không nên thế. Chết chửa, xem này, lỗi tại ông đấy! - Nàng kêu lên và chạy lại bên bàn ủi đồ: một chiếc sơ- mi để quên dưới bàn ủi đang bốc khói khét lẹt. - ông Zhivago, xin ông thông minh một chút, hãy sang chỗ bà Flori uống một ly nước, đi đi ông bạn thân mến, rồi trở lại đây, như một người tôi đã quen thấy và muốn thấy. Ông Zhivago, ông nghe đấy chứ? Tôi biết ông có đủ can đảm để làm việc đó. Ông hãy làm đi, tôi xin ông.
Từ hôm ấy, giữa họ không xảy ra chuyện nào tương tự.
Một tuần sau, Lara lên đường.
Tác giả :
Boris Pasternak