Ba Đường Luân Hồi
Quyển 2 Chương 6
Để trả thù, Tông Hàng đặt cho con ưng biển này cái tên “đóa hoa nạnh nùng”, mỗi lần cho nó ăn cá hay uống rượu đều gọi “A Hoa, A Hoa”, lòng tràn trề cảm giác tự đắc rất A Q (*): Cứ lấy tên quê mùa ra gọi mi đấy, ai bảo mi coi thường ta!
Càng tức hơn là con ưng biển này chẳng ra dáng vật nuôi gì cả. Chó mèo bình thường được cho ăn hay chơi đùa cùng vài lần, dù không đến mức lấy thân báo đáp nhưng khi thấy bạn cũng sẽ tỏ ra đặc biệt đáng yêu. Nhưng con chim này thì không, cần ăn thì ăn, cần uống thì uống, sau đó vẫn tiếp tục trước sau như một nhìn hắn không lọt mắt.
Dựa vào đâu chứ, mi đẹp mi có quyền chắc?
Tông Hàng đương lúc rảnh rỗi không có công ăn việc làm gì, thế là đi vòng vòng quan sát nó đủ 360 độ: các loài chim nước bình thường chắc đều trông thế này, toàn thân lông vũ đen tuyền, con mắt màu lục đồng lấp lóe ánh kim sắc lạnh, mỏ màu xám trắng, nếu nói có gì đặc biệt thì hẳn là dưới con ngươi sâu thẳm màu xanh có một đốm bớt không lớn lắm màu trắng hơi hơi lộ ánh cam, giống như lòng đỏ trứng đánh lẫn trong lòng trắng trứng.
Tông Hàng quyết định: Lúc chia tay nhất định phải cho nó biết tay, người đàn ông đánh thắng cá sấu bất cứ lúc nào cũng không thể chịu thua.
(*) A Q là nhân vật chính trong cuốn truyện vừa “A Q chính truyện” mang màu sắc châm biếm sâu cay của đại văn hào Lỗ Tấn, được xây dựng là một kẻ xuất thân bần nông, ít học, không có nghề nghiệp ổn định, sống theo lối suy nghĩ cực kỳ gàn dở và điên khùng mà anh ta gọi là “thắng lợi tinh thần”, ví dụ như khi bị đánh thì anh ta sẽ nghĩ thầm: “Mày đánh tao là đang đánh bố mày”. A Q là điển hình cho loại người bắt nạt kẻ yếu bợ đỡ kẻ mạnh và tự thuyết phục bản thân rằng mình có tinh thần cao cả hơn những kẻ áp bức mình ngay trong khi anh ta đang phải chịu bị chúng bạo ngược. Qua A Q, Lỗ Tấn đã chỉ ra tính cách dân tộc cực đoan sai trái và và cho thấy hậu quả trớ trêu của nó của dân tộc Trung Hoa thời bấy giờ.
***
Hành trình đường thủy tất cả đều rất thông thuận, một người một chim vào đến Lào thì đổi sang ngồi xe khách, cùng chen chúc với nhau ở góc sâu nhất trong khoang hành lý, yên lặng chờ đợi thời gian từng giờ trông qua trong bóng tối xóc nảy ngập tràn những thứ mùi kỳ quái.
Số lần đỗ lại của xe nhiều hơn so với thuyền, lúc lúc lại có người tới dỡ hành lý, thỉnh thoảng lại có ánh sáng xuyên vào giữa kẽ hở hành lý, trong vầng sáng lướt qua đủ các khuôn mặt. Có một lần, Tông Hàng còn trông thấy có người đeo súng, căng thẳng đến độ không dám thở mạnh cái nào.
Cũng may chỉ hãi hùng thế thôi chứ không có nguy hiểm thực sự nào, sau khi xuống xe thì thuận lợi hội hợp với người dắt đường.
Tay dắt đường tướng mạo giản dị, trung thực, khác xa hình tượng dữ tợn được đắp nặn trong phim ảnh. Gã ra hiệu bảo Tông Hàng xách lồng con ưng biển, cứ đi theo gã là được.
Tông Hàng hơi lo lắng: “Liệu có bị bắt không?”
Nghe nói biên phòng trong nước quản rất nghiêm.
Người kia nói: “Đường biên giới dài lắm, hơn nữa, hổ cũng có lúc ngủ gật mà.”
“Liệu có mìn không?”
Người nọ liếc xéo hắn, hẳn là cảm thấy câu hỏi của hắn rất ngu xuẩn: “Có đường mòn, đi qua đi lại rất nhiều lần rồi.”
Đoạn đường này tuy phải xuyên rừng vượt núi nhưng cũng không nguy hiểm như trong tưởng tượng mà giống dạo chơi núi rừng hơn, lúc đi lúc nghỉ, có một số chỗ khi tới, người dắt đường sẽ cảnh giác xem xét xung quanh một vòng, huýt sáo một tiếng nghe như tiếng chim, ở sâu trong rừng sẽ có tiếng huýt sáo đáp lại, ngay sau đó sẽ có hai người đi tới gia nhập vào đội ngũ đi chui. Nhóm người từ hai ba người tăng lên năm sáu người, bảy tám người, tạo thành hình một con rắn giữa rừng cây rậm rạp, lặng lẽ không một tiếng động.
Tiếp đó nữa, không có biển báo biên giới, cũng không bị chặn lại, bị bắn hay xảy ra cảnh tượng cuống cuồng chạy loạn gì, lúc đi từ trên sườn núi xuống tới bên rìa một con đường đất, người dắt đường nói: “Tới rồi.”
Tới rồi? Đã tới dưới bầu trời Trung Quốc rồi sao?
Tông Hàng kinh ngạc, quan sát chung quanh, âm thầm hạ quyết tâm: Sau này nhất định phải tố cáo con đường mòn tội ác này, tuy rằng hắn cũng nhập cảnh trái phép nhưng hắn có công tố cáo, như vậy sẽ không coi là bị ô uế nữa.
Những người đồng hành nhanh chóng tản ra, theo quy định, không được nói chuyện với nhau, đi cũng phải đi bốn phương tám hướng, tuyệt đối không được cùng đường.
Chỉ còn lại Tông Hàng và con ưng biển, ngồi xổm ven đường đợi người ủy thác tới nhận. Người dắt đường thu lại lồng sắt, ngồi đối diện hút thuốc đợi cùng.
Gã còn phải thu số tiền còn lại.
Đi đường thuận lợi như vậy, Tông Hàng đã quên sạch chuyện “cho biết tay”. Thật sự thì giờ nghĩ lại, còn phải tán thưởng con ưng biển này một câu: Nhọc nhằn thế mà một con súc sinh lại có thể biểu hiện như một tay nhập cảnh trái phép già đời, bình tĩnh không hoảng hốt, vào thời điểm quan trọng chưa từng ngoác mỏ kêu loạn lần nào.
Xuất sắc!
Trong lòng Tông Hàng bỗng nhẹ nhõm, ngắt hoa ngắt cỏ xung quanh cầm lại đi qua, vụng về quấn quấn thắt thắt, thừa dịp ưng biển không để ý, đeo vào cổ nó.
Vốn còn muốn nói thêm đôi câu, nhưng đám Dịch Tiêu đến rất nhanh, một chiếc xe van màu đỏ từ xa lái tới, cửa sổ bên ghế lái phụ hạ xuống, Tỉnh Tụ hưng phấn vẫy tay với hắn: “Bên này, Tông Hàng, bên này!”
Qua cửa sổ xe, cô đưa tiền cho người dắt đường.
Xe này là xe thuê, chỉ chở ba người họ. Dịch Tiêu che đầu che mặt, ngồi trong góc hàng ghế cuối cùng. Tông Hàng lên xe chị cũng chẳng buồn ngước mắt cái nào.
Có thể nhìn ra được Tỉnh Tụ đang là người lo liệu cho chuyến đi, cô vừa thúc giục tài xế lái xe, vừa quay sang giải thích với Tông Hàng: “Thời gian hơi eo hẹp, cậu không tiện đi máy bay nên bọn tôi thuê xe đi Giang Tây.”
Tinh thần của cô không tệ, về nước rồi, nhìn đâu cũng thấy thân thiết, dù tâm sự nặng lòng cũng không còn cảm giác bị đè nén nữa.
Tông Hàng ừ một tiếng, cài dây an toàn vào.
Xe đi đến cuối đường thì rẽ sang hướng khác, trước mặt có một chiếc xe máy lái tới.
Tay lái là một cô gái.
Ở nông thôn, xe máy chiếm đa số, cũng không phải là không có phụ nữ đi xe máy nhưng Tông Hàng cảm thấy, như thế này cũng không đáng gọi là tay lái: Tay lái là tượng trưng cho thân phận, phải có dáng vóc có tư thái có kỹ thuật mới được.
Hắn nhìn chăm chú không dời mắt: Tốc độ xe rất nhanh, sau đuôi xe mù mịt khói bụi đất vàng, gần như lướt sát qua xe van.
Thông thường, quy tắc trên đường là xe nhỏ phải nhường xe lớn, vậy mà xe máy này lại không nhường xe van, tài xế hơi không vui: “Không muốn sống nữa à?”
Tông Hàng thì lại “oa” một tiếng, còn quay đầu lại nhìn theo: “Kỹ thuật lái tốt quá.”
Không phải chỉ có đi vèo một phát qua thôi sao, kỹ thuật tốt chỗ nào? Tỉnh Tụ tò mò: “Sao cậu nhìn ra được?”
Tông Hàng tỏ ra “mình là người trong nghề”: “Tôi cũng từng là một tay lái đó.”
Tỉnh Tụ ngờ vực nhìn hắn.
Cô cảm thấy, Tông Hàng là tay lái ô tô đụng thì chắc đúng.
***
Từ xa, Dịch Táp trông thấy người dắt đường và Ô Quỷ đang ngồi ven đường.
Cô đỗ xe lại gần đó, cởi mũ bảo hiểm. Trời tháng Bảy, nền nhiệt của cả nước tăng cao, đi đâu cũng nắng nóng.
Cô phẩy phẩy tay quạt gió.
Người dắt đường thoáng chần chừ: “Cô Dịch?”
“Có nhận đô la Mĩ không?”
“Nhận.”
Dịch Táp búng cuộn đô la Mĩ qua, chịu ảnh hưởng của đám Tây ba lô, cô cũng thích cuộn tiền lại thành dạng ống giống cuộn phim, cảm thấy lúc búng đi trông rất ngầu. Nhưng người dắt đường hiển nhiên vẫn tư duy theo kiểu dân trong nước, mở từng tờ ra đếm, lại còn bóp bóp vò vò.
Bấy giờ Dịch Táp mới nhìn sang Ô Quỷ.
Ô Quỷ đón lấy ánh mắt cô, đứng đó trông mà ủ rũ, trên cổ còn đeo một vòng hoa cỏ đan. Rõ ràng là một con chim dữ, khí chất lại bỗng nhiên tụt xuống.
Đặc biệt ghê… Là thằng dở hơi dở hám nào táy máy đây?
***
Cách “17/7” chỉ còn lại không đến hai ngày, lại còn không thể đi máy bay, thời gian bỗng trở nên vô cùng quý giá, từ Vân Nam phải đi qua ít nhất ba tỉnh nữa, còn phải đi suốt ngày đêm.
Chiều tối ăn bún ở Quế Lâm, tài xế bảo mọi người cứ từ từ ăn: Anh ta có anh em ở đây, để anh ta liên lạc xem có thể mời đi cùng không, đi được thì càng tốt, trên đường hai người thay phiên nhau lái, hiệu suất sẽ tăng lên gấp mười, đi đường đêm chỉ là chuyện nhỏ, đến kịp không thành vấn đề.
Không biết có phải bún hơi cay quá không mà Tông Hàng ăn không quen lắm, mới ăn được nửa bát bụng đã không thoải mái.
Quán ăn nhỏ, không có nhà vệ sinh, chủ quán chỉ cho hắn ra ngoài cửa đến đầu phố thì rẽ, có một nhà vệ sinh công cộng ở đó.
Giải quyết xong xuôi rồi, xe van đỏ còn chưa quay lại, Tông Hàng cũng không vội, đi dạo dọc theo con phố, lúc đi qua trước một cửa hàng thì bỗng lùi về.
Là một tiệm tạp hóa nhỏ. Quế Lâm là thành phố du lịch nên có rất nhiều những tiệm tạp hóa bán cả đồ lưu niệm. Trước cửa tiệm này dựng một cái giá bưu thiếp, hình vẽ trên bưu thiếp cũng phổ thông, đều là cảnh núi sông trăng sáng rừng trúc các kiểu đặc trưng của Quế Lâm.
Tông Hàng nhìn chằm chằm một hồi, tim bỗng đập thình thình.
Hắn vào tiệm, hỏi mua găng tay trước, chủ tiệm lấy một đôi găng tay lao động cho hắn, hắn đeo lên thử, rồi hỏi mua thêm bút, tem và bưu thiếp.
Đều là những món đồ bình thường, chủ tiệm thu tiền của hắn mà cũng chẳng đếm xỉa tới.
Sau khi ra cửa, Tông Hàng quẹo vào một con ngõ, đặt bưu thiếp lên tường, tay trái xiêu xiêu vẹo vẹo viết chữ.
Không viết tên người nhân, trong ô địa chỉ là địa chỉ nhà.
Nội dung chỉ có hai chữ, Bình an.
Hắn không cách nào liên lạc được với người nhà, với tính của Tông Tất Thắng, chỉ cần có chút tin tức xác thực thôi nhất định sẽ huy động nhân lực truy tìm tận gốc.
Nhưng hắn cũng không đành lòng cắt đứt hoàn toàn mọi tin tức, Đồng Hồng rất hay suy nghĩ linh tinh, sức khỏe lại không tốt, sợ bà không chịu nổi.
Hắn muốn gửi chút tin tức dù mê mang không rõ nhưng vẫn đem lại hi vọng cho họ.
Bưu thiếp này hắn dự định đến một nơi hẻo lánh của tỉnh nào đó khác rồi bỏ vào thùng thư gửi đi.
Hắn không chạm trực tiếp vào bưu thiếp, sẽ không để lại dấu vân tay.
Bưu thiếp của Quế Lâm nhưng lại không gửi từ Quế Lâm, sẽ rất khó điều tra ra ngọn nguồn.
Dùng tay trái viết chữ, không thể nhận biết được bút tích.
Gửi về nhà, viết “Bình an”, Tông Tất Thắng và Đồng Hồng ắt sẽ liên hệ tấm bưu thiếp này với biến cố gần đây xảy ra với gia đình.
Họ sẽ đứng ngồi không yên, suy đoán đủ đường, nhưng trong suy đoán này sẽ lấp ló chút hi vọng bé nhỏ, sẽ khiến cuộc sống không quá tuyệt vọng, sẽ khiến họ dù thấp thỏm lo lắng nhưng vẫn cam tâm đợi chờ.
Qua một khoảng thời gian nữa, hắn lại làm y như thế, gửi thêm một tấm, nội dung có thể viết là “Chờ thêm chút nữa”, “Sắp rồi” hoặc gì đó khác.
Thường nói giữa người thân với nhau luôn có cảm ứng tâm linh, ba mẹ có thể nương theo mấy chữ xiên xẹo này mà hiểu cho tình cảnh của hắn, thông cảm cho nỗi khổ của hắn.
Hắn sẽ về nhà.
***
Đêm mười sáu tháng Bảy, rốt cuộc cũng cách điểm đến không còn bao xa.
Tông Hàng chỉ biết là “Giang Tây”, cụ thể là ở đâu thì chịu, lúc đi trên đường quốc lộ có mơ hồ trông thấy “Hồ Bà Dương” trên biển quảng cáo, lại đi thêm một lúc nữa, choán lấy trước mắt là một vùng nước mênh mông không nhìn đến bờ.
Tài xế xem chỉ dẫn trên điện thoại, vừa đi vừa tìm men theo bờ hồ, cuối cùng dừng lại ở bến thuyền thị trấn.
Nơi đây đèn đuốc sáng trưng, trên mặt hồ đậu hơn mười con thuyền, to nhỏ đủ cả, lớn nhất là thuyền du lịch loại nhỏ, dài tầm bốn, năm mươi mét, cao ba tầng, chứa hai, ba trăm người cũng vẫn dư dả.
Gần mép nước bày đủ hàng quán vỉa hè, sạp nối tiếp sạp, người đông nườm nượp, ầm ĩ ồn ào chén qua chén lại, cách xa như vậy mà vẫn có thể nghe thấy tiếng chơi đố số, ngửi được mùi tôm cá tươi nướng.
Dịch Tiêu bảo Tông Hàng: “Hai người đi ăn gì trước đi, chọn chỗ kia xa nhất ấy, lát nữa tôi sẽ tìm hai người sau.”
Chị làm việc trước nay vẫn luôn thần bí, Tông Hàng cũng không hỏi nhiều, chỉ đội mũ che nắng cho thật kín, kéo vành mũ xuống hết cỡ: Tuy đây không phải Campuchia nhưng cũng chẳng biết Tông Tất Thắng loan truyền thông báo tìm người rộng đến mức nào, cẩn thận chút vẫn hơn.
Hai người ngồi vào sạp quán kia, chọn ít đồ nướng. Vị trí của quán này khá hẻo lánh, buôn bán cũng không thể đắt khách được bằng mấy quán kia.
Tông Hàng không ăn được tôm cá, chỉ có thể hút đồ uống nhìn đông nhìn tây, nhìn một hồi dần nhìn ra đầu mối.
Hàng quán vỉa hè đương nhiên cũng có khách lẻ từ trong huyện ra đây ăn đêm, nhưng trừ những vị khách đó ra thì đa phần đều quen biết nhau.
Bởi luôn có người đi “tuần rượu”, tay xách chai bia tay cầm cốc nhựa, cứ đến một sạp là lại rót đầy một cốc nâng lên, rất nhiều người trong quán sẽ lập tức reo hò ầm ĩ rồi nâng cốc theo.
Uống xong ở sạp này, người đó đi sang sạp kế, lại lần nữa nâng chén, lại một trận hò reo, giống như chú rể đi mời rượu các bàn vậy.
Nhưng người “tuần rượu” không chỉ có một, bởi vậy nên hết lượt này lại đến lượt khác, không lúc nào được yên lặng, có vài người uống xong rút lui sớm, loạng chà loạng choạng đi về phía thuyền du lịch: Người ngoài nhìn thì tưởng là du thuyền du ngoạn nhưng người cùng thuyền thì đều biết đó là nửa đêm cập bờ ăn đêm.
Tông Hàng chưa từng thấy cảnh tượng nào thế này, cảm thấy rất thú vị, đang xem say sưa thì một anh chàng chừng hăm lăm, hăm sáu tuổi chợt bước đến, vẻ mặt hớn hở, rất tự nhiên ngồi xuống đối diện hắn: “Cậu là Tông Hàng?”
Tông Hàng sửng sốt, còn chưa nghĩ ra phải đáp thế nào, người kia đã bắn như súng liên thanh.
“Tôi là Trương Hữu Hợp, làm phụ bếp trên ‘Costa’, chính là cái thuyền đằng sau kia đó.”
Anh ta chỉ vào con thuyền du lịch sau lưng.
“Cậu nhớ cho kĩ, tôi là anh họ cậu, tôi có việc gấp phải đi, nhưng trên thuyền thiếu người, sau khi thương lượng với trưởng kíp, đã đồng ý cho cậu làm thay tôi, cậu thân thể khỏe mạnh, không mắc bệnh truyền nhiễm, phụ bếp cũng chỉ là giúp đỡ cắt rau cắt thịt, cậu làm được.”
Anh ta vừa nói vừa đưa thẻ nhân viên qua: “Bên phía trưởng kíp và đồng nghiệp tôi đều đã đánh tiếng trước rồi, nói với bên ngoài cậu chính là Trương Hữu Hợp, bạn gái cậu ở chung một gian với cậu, tình huống này trên thuyền rất bình thường, mọi người đều mở một mắt nhắm một mắt cho qua, sẽ không dò xét chi tiết.”
Tông Hàng hơi hiểu.
Đây cũng là do Dịch Tiêu sắp xếp, anh chàng Trương Hữu Hợp này chỉ là một người đã nhận được lợi ích bằng mấy ngày làm công, đến đây giúp chị truyền lời.
“Còn gì nữa không?”
Trương Hữu Hợp gãi đầu: “Còn gì nữa á? Hết rồi.”
Vậy lên thuyền rồi tính tiếp vậy.
Tông Hàng đeo thẻ nhân viên của Trương Hữu Hợp vào, xách hành lí dẫn Tỉnh Tụ lên thuyền.
Thuyền du lịch chỉ dừng tạm thời, không bắc cầu nổi, chỉ kê hai phiến ván gỗ làm lối cho người lên xuống, ở cửa lên thuyền có người canh chừng, đại khái là sợ người không có phép đi chui lên thuyền.
Tông Hàng tới gần, chìa thẻ nhân viên ra, hiển nhiên là Trương Hữu Hợp cũng đã đánh tiếng “nhờ giúp đỡ” tới đây, người kia vui vẻ: “Là cậu à.”
Vừa nói vừa kéo vách ngăn ra cho qua.
Vừa qua vách ngăn, mới đi được hai bước, phía sau bỗng vang lên một giọng nữ vừa ngọt vừa mềm: “Anh Tiểu Khương!”
Một cánh cửa sổ ở tầng trên cùng bị đẩy ra, có người đàn ông trung niên đang gọi điện thoại ngạc nhiên nhìn về phía này rồi cười rộ vẫy tay chào.
Tông Hàng nổi hết cả da gà.
Người đàn ông kia đã cả đống tuổi thế rồi mà còn gọi “anh Tiểu Khương”, gã này lắm thể diện ghê cơ, cô kia cũng thật hết lời để cạn.
Hắn quay đầu lại nhìn.
Càng tức hơn là con ưng biển này chẳng ra dáng vật nuôi gì cả. Chó mèo bình thường được cho ăn hay chơi đùa cùng vài lần, dù không đến mức lấy thân báo đáp nhưng khi thấy bạn cũng sẽ tỏ ra đặc biệt đáng yêu. Nhưng con chim này thì không, cần ăn thì ăn, cần uống thì uống, sau đó vẫn tiếp tục trước sau như một nhìn hắn không lọt mắt.
Dựa vào đâu chứ, mi đẹp mi có quyền chắc?
Tông Hàng đương lúc rảnh rỗi không có công ăn việc làm gì, thế là đi vòng vòng quan sát nó đủ 360 độ: các loài chim nước bình thường chắc đều trông thế này, toàn thân lông vũ đen tuyền, con mắt màu lục đồng lấp lóe ánh kim sắc lạnh, mỏ màu xám trắng, nếu nói có gì đặc biệt thì hẳn là dưới con ngươi sâu thẳm màu xanh có một đốm bớt không lớn lắm màu trắng hơi hơi lộ ánh cam, giống như lòng đỏ trứng đánh lẫn trong lòng trắng trứng.
Tông Hàng quyết định: Lúc chia tay nhất định phải cho nó biết tay, người đàn ông đánh thắng cá sấu bất cứ lúc nào cũng không thể chịu thua.
(*) A Q là nhân vật chính trong cuốn truyện vừa “A Q chính truyện” mang màu sắc châm biếm sâu cay của đại văn hào Lỗ Tấn, được xây dựng là một kẻ xuất thân bần nông, ít học, không có nghề nghiệp ổn định, sống theo lối suy nghĩ cực kỳ gàn dở và điên khùng mà anh ta gọi là “thắng lợi tinh thần”, ví dụ như khi bị đánh thì anh ta sẽ nghĩ thầm: “Mày đánh tao là đang đánh bố mày”. A Q là điển hình cho loại người bắt nạt kẻ yếu bợ đỡ kẻ mạnh và tự thuyết phục bản thân rằng mình có tinh thần cao cả hơn những kẻ áp bức mình ngay trong khi anh ta đang phải chịu bị chúng bạo ngược. Qua A Q, Lỗ Tấn đã chỉ ra tính cách dân tộc cực đoan sai trái và và cho thấy hậu quả trớ trêu của nó của dân tộc Trung Hoa thời bấy giờ.
***
Hành trình đường thủy tất cả đều rất thông thuận, một người một chim vào đến Lào thì đổi sang ngồi xe khách, cùng chen chúc với nhau ở góc sâu nhất trong khoang hành lý, yên lặng chờ đợi thời gian từng giờ trông qua trong bóng tối xóc nảy ngập tràn những thứ mùi kỳ quái.
Số lần đỗ lại của xe nhiều hơn so với thuyền, lúc lúc lại có người tới dỡ hành lý, thỉnh thoảng lại có ánh sáng xuyên vào giữa kẽ hở hành lý, trong vầng sáng lướt qua đủ các khuôn mặt. Có một lần, Tông Hàng còn trông thấy có người đeo súng, căng thẳng đến độ không dám thở mạnh cái nào.
Cũng may chỉ hãi hùng thế thôi chứ không có nguy hiểm thực sự nào, sau khi xuống xe thì thuận lợi hội hợp với người dắt đường.
Tay dắt đường tướng mạo giản dị, trung thực, khác xa hình tượng dữ tợn được đắp nặn trong phim ảnh. Gã ra hiệu bảo Tông Hàng xách lồng con ưng biển, cứ đi theo gã là được.
Tông Hàng hơi lo lắng: “Liệu có bị bắt không?”
Nghe nói biên phòng trong nước quản rất nghiêm.
Người kia nói: “Đường biên giới dài lắm, hơn nữa, hổ cũng có lúc ngủ gật mà.”
“Liệu có mìn không?”
Người nọ liếc xéo hắn, hẳn là cảm thấy câu hỏi của hắn rất ngu xuẩn: “Có đường mòn, đi qua đi lại rất nhiều lần rồi.”
Đoạn đường này tuy phải xuyên rừng vượt núi nhưng cũng không nguy hiểm như trong tưởng tượng mà giống dạo chơi núi rừng hơn, lúc đi lúc nghỉ, có một số chỗ khi tới, người dắt đường sẽ cảnh giác xem xét xung quanh một vòng, huýt sáo một tiếng nghe như tiếng chim, ở sâu trong rừng sẽ có tiếng huýt sáo đáp lại, ngay sau đó sẽ có hai người đi tới gia nhập vào đội ngũ đi chui. Nhóm người từ hai ba người tăng lên năm sáu người, bảy tám người, tạo thành hình một con rắn giữa rừng cây rậm rạp, lặng lẽ không một tiếng động.
Tiếp đó nữa, không có biển báo biên giới, cũng không bị chặn lại, bị bắn hay xảy ra cảnh tượng cuống cuồng chạy loạn gì, lúc đi từ trên sườn núi xuống tới bên rìa một con đường đất, người dắt đường nói: “Tới rồi.”
Tới rồi? Đã tới dưới bầu trời Trung Quốc rồi sao?
Tông Hàng kinh ngạc, quan sát chung quanh, âm thầm hạ quyết tâm: Sau này nhất định phải tố cáo con đường mòn tội ác này, tuy rằng hắn cũng nhập cảnh trái phép nhưng hắn có công tố cáo, như vậy sẽ không coi là bị ô uế nữa.
Những người đồng hành nhanh chóng tản ra, theo quy định, không được nói chuyện với nhau, đi cũng phải đi bốn phương tám hướng, tuyệt đối không được cùng đường.
Chỉ còn lại Tông Hàng và con ưng biển, ngồi xổm ven đường đợi người ủy thác tới nhận. Người dắt đường thu lại lồng sắt, ngồi đối diện hút thuốc đợi cùng.
Gã còn phải thu số tiền còn lại.
Đi đường thuận lợi như vậy, Tông Hàng đã quên sạch chuyện “cho biết tay”. Thật sự thì giờ nghĩ lại, còn phải tán thưởng con ưng biển này một câu: Nhọc nhằn thế mà một con súc sinh lại có thể biểu hiện như một tay nhập cảnh trái phép già đời, bình tĩnh không hoảng hốt, vào thời điểm quan trọng chưa từng ngoác mỏ kêu loạn lần nào.
Xuất sắc!
Trong lòng Tông Hàng bỗng nhẹ nhõm, ngắt hoa ngắt cỏ xung quanh cầm lại đi qua, vụng về quấn quấn thắt thắt, thừa dịp ưng biển không để ý, đeo vào cổ nó.
Vốn còn muốn nói thêm đôi câu, nhưng đám Dịch Tiêu đến rất nhanh, một chiếc xe van màu đỏ từ xa lái tới, cửa sổ bên ghế lái phụ hạ xuống, Tỉnh Tụ hưng phấn vẫy tay với hắn: “Bên này, Tông Hàng, bên này!”
Qua cửa sổ xe, cô đưa tiền cho người dắt đường.
Xe này là xe thuê, chỉ chở ba người họ. Dịch Tiêu che đầu che mặt, ngồi trong góc hàng ghế cuối cùng. Tông Hàng lên xe chị cũng chẳng buồn ngước mắt cái nào.
Có thể nhìn ra được Tỉnh Tụ đang là người lo liệu cho chuyến đi, cô vừa thúc giục tài xế lái xe, vừa quay sang giải thích với Tông Hàng: “Thời gian hơi eo hẹp, cậu không tiện đi máy bay nên bọn tôi thuê xe đi Giang Tây.”
Tinh thần của cô không tệ, về nước rồi, nhìn đâu cũng thấy thân thiết, dù tâm sự nặng lòng cũng không còn cảm giác bị đè nén nữa.
Tông Hàng ừ một tiếng, cài dây an toàn vào.
Xe đi đến cuối đường thì rẽ sang hướng khác, trước mặt có một chiếc xe máy lái tới.
Tay lái là một cô gái.
Ở nông thôn, xe máy chiếm đa số, cũng không phải là không có phụ nữ đi xe máy nhưng Tông Hàng cảm thấy, như thế này cũng không đáng gọi là tay lái: Tay lái là tượng trưng cho thân phận, phải có dáng vóc có tư thái có kỹ thuật mới được.
Hắn nhìn chăm chú không dời mắt: Tốc độ xe rất nhanh, sau đuôi xe mù mịt khói bụi đất vàng, gần như lướt sát qua xe van.
Thông thường, quy tắc trên đường là xe nhỏ phải nhường xe lớn, vậy mà xe máy này lại không nhường xe van, tài xế hơi không vui: “Không muốn sống nữa à?”
Tông Hàng thì lại “oa” một tiếng, còn quay đầu lại nhìn theo: “Kỹ thuật lái tốt quá.”
Không phải chỉ có đi vèo một phát qua thôi sao, kỹ thuật tốt chỗ nào? Tỉnh Tụ tò mò: “Sao cậu nhìn ra được?”
Tông Hàng tỏ ra “mình là người trong nghề”: “Tôi cũng từng là một tay lái đó.”
Tỉnh Tụ ngờ vực nhìn hắn.
Cô cảm thấy, Tông Hàng là tay lái ô tô đụng thì chắc đúng.
***
Từ xa, Dịch Táp trông thấy người dắt đường và Ô Quỷ đang ngồi ven đường.
Cô đỗ xe lại gần đó, cởi mũ bảo hiểm. Trời tháng Bảy, nền nhiệt của cả nước tăng cao, đi đâu cũng nắng nóng.
Cô phẩy phẩy tay quạt gió.
Người dắt đường thoáng chần chừ: “Cô Dịch?”
“Có nhận đô la Mĩ không?”
“Nhận.”
Dịch Táp búng cuộn đô la Mĩ qua, chịu ảnh hưởng của đám Tây ba lô, cô cũng thích cuộn tiền lại thành dạng ống giống cuộn phim, cảm thấy lúc búng đi trông rất ngầu. Nhưng người dắt đường hiển nhiên vẫn tư duy theo kiểu dân trong nước, mở từng tờ ra đếm, lại còn bóp bóp vò vò.
Bấy giờ Dịch Táp mới nhìn sang Ô Quỷ.
Ô Quỷ đón lấy ánh mắt cô, đứng đó trông mà ủ rũ, trên cổ còn đeo một vòng hoa cỏ đan. Rõ ràng là một con chim dữ, khí chất lại bỗng nhiên tụt xuống.
Đặc biệt ghê… Là thằng dở hơi dở hám nào táy máy đây?
***
Cách “17/7” chỉ còn lại không đến hai ngày, lại còn không thể đi máy bay, thời gian bỗng trở nên vô cùng quý giá, từ Vân Nam phải đi qua ít nhất ba tỉnh nữa, còn phải đi suốt ngày đêm.
Chiều tối ăn bún ở Quế Lâm, tài xế bảo mọi người cứ từ từ ăn: Anh ta có anh em ở đây, để anh ta liên lạc xem có thể mời đi cùng không, đi được thì càng tốt, trên đường hai người thay phiên nhau lái, hiệu suất sẽ tăng lên gấp mười, đi đường đêm chỉ là chuyện nhỏ, đến kịp không thành vấn đề.
Không biết có phải bún hơi cay quá không mà Tông Hàng ăn không quen lắm, mới ăn được nửa bát bụng đã không thoải mái.
Quán ăn nhỏ, không có nhà vệ sinh, chủ quán chỉ cho hắn ra ngoài cửa đến đầu phố thì rẽ, có một nhà vệ sinh công cộng ở đó.
Giải quyết xong xuôi rồi, xe van đỏ còn chưa quay lại, Tông Hàng cũng không vội, đi dạo dọc theo con phố, lúc đi qua trước một cửa hàng thì bỗng lùi về.
Là một tiệm tạp hóa nhỏ. Quế Lâm là thành phố du lịch nên có rất nhiều những tiệm tạp hóa bán cả đồ lưu niệm. Trước cửa tiệm này dựng một cái giá bưu thiếp, hình vẽ trên bưu thiếp cũng phổ thông, đều là cảnh núi sông trăng sáng rừng trúc các kiểu đặc trưng của Quế Lâm.
Tông Hàng nhìn chằm chằm một hồi, tim bỗng đập thình thình.
Hắn vào tiệm, hỏi mua găng tay trước, chủ tiệm lấy một đôi găng tay lao động cho hắn, hắn đeo lên thử, rồi hỏi mua thêm bút, tem và bưu thiếp.
Đều là những món đồ bình thường, chủ tiệm thu tiền của hắn mà cũng chẳng đếm xỉa tới.
Sau khi ra cửa, Tông Hàng quẹo vào một con ngõ, đặt bưu thiếp lên tường, tay trái xiêu xiêu vẹo vẹo viết chữ.
Không viết tên người nhân, trong ô địa chỉ là địa chỉ nhà.
Nội dung chỉ có hai chữ, Bình an.
Hắn không cách nào liên lạc được với người nhà, với tính của Tông Tất Thắng, chỉ cần có chút tin tức xác thực thôi nhất định sẽ huy động nhân lực truy tìm tận gốc.
Nhưng hắn cũng không đành lòng cắt đứt hoàn toàn mọi tin tức, Đồng Hồng rất hay suy nghĩ linh tinh, sức khỏe lại không tốt, sợ bà không chịu nổi.
Hắn muốn gửi chút tin tức dù mê mang không rõ nhưng vẫn đem lại hi vọng cho họ.
Bưu thiếp này hắn dự định đến một nơi hẻo lánh của tỉnh nào đó khác rồi bỏ vào thùng thư gửi đi.
Hắn không chạm trực tiếp vào bưu thiếp, sẽ không để lại dấu vân tay.
Bưu thiếp của Quế Lâm nhưng lại không gửi từ Quế Lâm, sẽ rất khó điều tra ra ngọn nguồn.
Dùng tay trái viết chữ, không thể nhận biết được bút tích.
Gửi về nhà, viết “Bình an”, Tông Tất Thắng và Đồng Hồng ắt sẽ liên hệ tấm bưu thiếp này với biến cố gần đây xảy ra với gia đình.
Họ sẽ đứng ngồi không yên, suy đoán đủ đường, nhưng trong suy đoán này sẽ lấp ló chút hi vọng bé nhỏ, sẽ khiến cuộc sống không quá tuyệt vọng, sẽ khiến họ dù thấp thỏm lo lắng nhưng vẫn cam tâm đợi chờ.
Qua một khoảng thời gian nữa, hắn lại làm y như thế, gửi thêm một tấm, nội dung có thể viết là “Chờ thêm chút nữa”, “Sắp rồi” hoặc gì đó khác.
Thường nói giữa người thân với nhau luôn có cảm ứng tâm linh, ba mẹ có thể nương theo mấy chữ xiên xẹo này mà hiểu cho tình cảnh của hắn, thông cảm cho nỗi khổ của hắn.
Hắn sẽ về nhà.
***
Đêm mười sáu tháng Bảy, rốt cuộc cũng cách điểm đến không còn bao xa.
Tông Hàng chỉ biết là “Giang Tây”, cụ thể là ở đâu thì chịu, lúc đi trên đường quốc lộ có mơ hồ trông thấy “Hồ Bà Dương” trên biển quảng cáo, lại đi thêm một lúc nữa, choán lấy trước mắt là một vùng nước mênh mông không nhìn đến bờ.
Tài xế xem chỉ dẫn trên điện thoại, vừa đi vừa tìm men theo bờ hồ, cuối cùng dừng lại ở bến thuyền thị trấn.
Nơi đây đèn đuốc sáng trưng, trên mặt hồ đậu hơn mười con thuyền, to nhỏ đủ cả, lớn nhất là thuyền du lịch loại nhỏ, dài tầm bốn, năm mươi mét, cao ba tầng, chứa hai, ba trăm người cũng vẫn dư dả.
Gần mép nước bày đủ hàng quán vỉa hè, sạp nối tiếp sạp, người đông nườm nượp, ầm ĩ ồn ào chén qua chén lại, cách xa như vậy mà vẫn có thể nghe thấy tiếng chơi đố số, ngửi được mùi tôm cá tươi nướng.
Dịch Tiêu bảo Tông Hàng: “Hai người đi ăn gì trước đi, chọn chỗ kia xa nhất ấy, lát nữa tôi sẽ tìm hai người sau.”
Chị làm việc trước nay vẫn luôn thần bí, Tông Hàng cũng không hỏi nhiều, chỉ đội mũ che nắng cho thật kín, kéo vành mũ xuống hết cỡ: Tuy đây không phải Campuchia nhưng cũng chẳng biết Tông Tất Thắng loan truyền thông báo tìm người rộng đến mức nào, cẩn thận chút vẫn hơn.
Hai người ngồi vào sạp quán kia, chọn ít đồ nướng. Vị trí của quán này khá hẻo lánh, buôn bán cũng không thể đắt khách được bằng mấy quán kia.
Tông Hàng không ăn được tôm cá, chỉ có thể hút đồ uống nhìn đông nhìn tây, nhìn một hồi dần nhìn ra đầu mối.
Hàng quán vỉa hè đương nhiên cũng có khách lẻ từ trong huyện ra đây ăn đêm, nhưng trừ những vị khách đó ra thì đa phần đều quen biết nhau.
Bởi luôn có người đi “tuần rượu”, tay xách chai bia tay cầm cốc nhựa, cứ đến một sạp là lại rót đầy một cốc nâng lên, rất nhiều người trong quán sẽ lập tức reo hò ầm ĩ rồi nâng cốc theo.
Uống xong ở sạp này, người đó đi sang sạp kế, lại lần nữa nâng chén, lại một trận hò reo, giống như chú rể đi mời rượu các bàn vậy.
Nhưng người “tuần rượu” không chỉ có một, bởi vậy nên hết lượt này lại đến lượt khác, không lúc nào được yên lặng, có vài người uống xong rút lui sớm, loạng chà loạng choạng đi về phía thuyền du lịch: Người ngoài nhìn thì tưởng là du thuyền du ngoạn nhưng người cùng thuyền thì đều biết đó là nửa đêm cập bờ ăn đêm.
Tông Hàng chưa từng thấy cảnh tượng nào thế này, cảm thấy rất thú vị, đang xem say sưa thì một anh chàng chừng hăm lăm, hăm sáu tuổi chợt bước đến, vẻ mặt hớn hở, rất tự nhiên ngồi xuống đối diện hắn: “Cậu là Tông Hàng?”
Tông Hàng sửng sốt, còn chưa nghĩ ra phải đáp thế nào, người kia đã bắn như súng liên thanh.
“Tôi là Trương Hữu Hợp, làm phụ bếp trên ‘Costa’, chính là cái thuyền đằng sau kia đó.”
Anh ta chỉ vào con thuyền du lịch sau lưng.
“Cậu nhớ cho kĩ, tôi là anh họ cậu, tôi có việc gấp phải đi, nhưng trên thuyền thiếu người, sau khi thương lượng với trưởng kíp, đã đồng ý cho cậu làm thay tôi, cậu thân thể khỏe mạnh, không mắc bệnh truyền nhiễm, phụ bếp cũng chỉ là giúp đỡ cắt rau cắt thịt, cậu làm được.”
Anh ta vừa nói vừa đưa thẻ nhân viên qua: “Bên phía trưởng kíp và đồng nghiệp tôi đều đã đánh tiếng trước rồi, nói với bên ngoài cậu chính là Trương Hữu Hợp, bạn gái cậu ở chung một gian với cậu, tình huống này trên thuyền rất bình thường, mọi người đều mở một mắt nhắm một mắt cho qua, sẽ không dò xét chi tiết.”
Tông Hàng hơi hiểu.
Đây cũng là do Dịch Tiêu sắp xếp, anh chàng Trương Hữu Hợp này chỉ là một người đã nhận được lợi ích bằng mấy ngày làm công, đến đây giúp chị truyền lời.
“Còn gì nữa không?”
Trương Hữu Hợp gãi đầu: “Còn gì nữa á? Hết rồi.”
Vậy lên thuyền rồi tính tiếp vậy.
Tông Hàng đeo thẻ nhân viên của Trương Hữu Hợp vào, xách hành lí dẫn Tỉnh Tụ lên thuyền.
Thuyền du lịch chỉ dừng tạm thời, không bắc cầu nổi, chỉ kê hai phiến ván gỗ làm lối cho người lên xuống, ở cửa lên thuyền có người canh chừng, đại khái là sợ người không có phép đi chui lên thuyền.
Tông Hàng tới gần, chìa thẻ nhân viên ra, hiển nhiên là Trương Hữu Hợp cũng đã đánh tiếng “nhờ giúp đỡ” tới đây, người kia vui vẻ: “Là cậu à.”
Vừa nói vừa kéo vách ngăn ra cho qua.
Vừa qua vách ngăn, mới đi được hai bước, phía sau bỗng vang lên một giọng nữ vừa ngọt vừa mềm: “Anh Tiểu Khương!”
Một cánh cửa sổ ở tầng trên cùng bị đẩy ra, có người đàn ông trung niên đang gọi điện thoại ngạc nhiên nhìn về phía này rồi cười rộ vẫy tay chào.
Tông Hàng nổi hết cả da gà.
Người đàn ông kia đã cả đống tuổi thế rồi mà còn gọi “anh Tiểu Khương”, gã này lắm thể diện ghê cơ, cô kia cũng thật hết lời để cạn.
Hắn quay đầu lại nhìn.
Tác giả :
Vĩ Ngư