Anne Tóc Đỏ Và Ngôi Nhà Mơ Ước
Chương 24: Quyển sách cuộc đời của thuyền trưởng Jim
“Em có một chú nhộng nâu ý tưởng bé xíu có thể nảy nở thành một chú bướm rực rỡ hoàn thiện,” Anne nói với Gilbert khi cô về đến nhà. Anh trở về sớm hơn cô mong đợi, và đang thưởng thức cái bánh anh đào của bà Susan. Bản thân bà Susan thì lượn lờ ở hậu cảnh, như một linh hồn hộ mệnh khá nghiêm nghị nhưng quảng đại, và nhìn Gilbert ăn bánh bằng vẻ vui sướng ngang với nỗi hân hoan của anh khi được ăn cái bánh vậy.
“Ý tưởng của em là gì vậy?” anh hỏi.
“Em chưa nói cho anh biết vội đâu... phải xem liệu em có làm được không đã.”
“Ford là người như thế nào?”
“Ồ, dễ thương lắm, và rất đẹp trai.”
“Tai đẹp lắm, bác sĩ thân mến ạ,” bà Susan chen ngang với vẻ thích thú.
“Anh ấy khoảng ba mươi hay ba lăm, em nghĩ thế, và anh ấy ấp ủ ý định viết một cuốn tiểu thuyết. Giọng nói của anh ấy dễ chịu và nụ cười bừng sáng, và anh ấy biết cách ăn mặc. Nhưng không hiểu sao trông có vẻ như cuộc đời cũng không đối xử dễ chịu gì lắm đối với anh ấy.”
Chiều hôm sau Owen Ford ghé sang mang theo bức thư ngắn từ Leslie gửi Anne; họ cùng ngắm hoàng hôn trong vườn rồi chèo một chuyến thuyền trăng trên vịnh, trong con thuyền nhỏ Gilbert đã sửa soạn cho những buổi dã ngoại mùa hè. Họ thích Owen ghê gớm và có cảm giác đã biết anh nhiều năm rồi, điều tạo nên sự cảm thông riêng biệt giữa những người nhà Joseph. “Cậu ấy cũng dễ thương như đôi tai của mình vậy, cô bác sĩ cưng ạ,” bà Susan nói, khi anh đã ra về. Anh đã bảo với bà Susan rằng anh chưa bao giờ nếm món nào như món bánh bơ đậu của bà và trái tim dễ dụ của bà Susan đã thuộc về anh mãi mãi.
“Cậu ấy có một kiểu riêng,” bà hồi tưởng, khi đang dọn những thứ còn thừa từ bữa tối. “Thật kỳ cục là cậu ấy không có vợ, vì một anh chàng như thế thì hỏi ai cũng được ấy chứ. À, có thể cậu ấy giống tôi, vẫn chưa gặp được đúng người.”
Bà Susan thật sự đã chìm trong những suy nghĩ khá là lãng mạn khi rửa bát đĩa.
Hai tối sau đó Anne đưa Owen Ford xuống mũi đất Bốn Làn Gió để giới thiệu anh với thuyền trưởng Jim. Những cánh đồng cỏ ba lá dọc bờ vịnh đang trắng lên trong gió Tây, và thuyền trưởng Jim có được một buổi hoàng hôn vào loại đẹp nhất để đem trưng bày. Bản thân ông vừa trở về từ một chuyến đi qua bên kia cảng.
“Ta phải qua nói với Henry Pollack là lão sắp chết. Ai nấy đều sợ không dám nói với lão. Họ đoán là lão sẽ làm dữ lắm, vì lão lúc nào cũng quyết tâm sống đến phát khiếp, và vẫn liên tục lên các loại kế hoạch cho mùa thu. Vợ lão nghĩ lão cần được thông báo và ta là người tốt nhất có thể khiến cho lão vỡ ra là lão không khỏe lên được. Henry và ta là bạn bè cũ... bọn ta cùng làm thủy thủ trên con tàu Mòng biển xám nhiều năm trời. Ờ, ta qua và ngồi xuống cạnh giường Henry rồi ta nói với lão, ta nói thẳng ra luôn, đơn giản gọn gàng, vì nếu có chuyện gì cần phải nói thì thà nói quách luôn từ đầu cho rồi, ta nói, ‘Bạn già ơi tôi nghĩ lần này ông sắp nhận lệnh đi chuyến cuối rồi đó,’ ta thì hơi run trong người, vì thật kinh khủng khi phải nói với một người rằng anh ta sắp chết khi mà anh ta không hề biết tí gì cả. Nhưng mà trời đất ơi, cháu gái Blythe, Henry ngước nhìn ta, với đôi mắt đen già sáng rực trên khuôn mặt khô héo, lão nói, ‘Nói cho tôi cái gì tôi chưa biết đi, Jim Boyd, nếu ông định cho tôi ít thông tin. Tôi đã biết chuyện đó một tuần nay rồi.’ Ta choáng quá có nói được gì đâu, và Henry, lão cười khùng khục. ‘Nhìn ông bước vào đây, mặt mày nghiêm trọng như một cái bia mộ và ngồi xuống đó tay chắp lên bụng, rồi đưa cho tôi cái mẩu tin cũ mốc đó kìa! Thật là đến con mèo cũng phải phá lên cười, Jim Boyd ạ,’ lão nói. ‘Ai bảo cho ông biết?’ ta nói, ngu ngu vậy đó. ‘Chả ai bảo cả,’ lão nói. ‘Tối thứ Ba tuần trước tôi đang nằm thao thức ở đây... và tự nhiên tôi biết. Trước đó tôi đã nghi rồi, nhưng lúc đó thì tôi biết. Tôi giấu không nói ra vì bà vợ tôi thôi. Vả lại tôi muốn xây cái nhà kho đó, vì Eben chẳng bao giờ làm cho ra hồn được. Nhưng mà dù sao thì, giờ ông đã nhẹ đầu rồi, Jim ạ, hãy cười lên và kể cho tôi nghe chuyện gì hay hay đi nào,’ Đó, chuyện là vậy đó. Mọi người ai cũng sợ không dám nói với lão còn lão thì đã biết từ hồi nào rồi. Kỳ lạ thay cái cách mẹ thiên nhiên chăm sóc chúng ta, có phải không nào, và cho ta biết cái gì cần biết khi đến lúc? Ta đã bao giờ kể cho cháu nghe chuyện Henry bị dính cái lưỡi câu vô mũi chưa, cháu gái Blythe?”
“Chưa ạ.”
“Ờ, hôm nay ta với lão nhắc lại chuyện đấy mà cười no. Chuyện xảy ra cũng gần ba chục năm trước rồi. Bữa nọ lão với ta và mấy gã nữa ra vịnh câu cá thu. Một ngày tuyệt vời… chưa bao giờ thấy một đàn cá thu như thế ở trong vịnh... và trong không khí hưng phấn chung Henry trở nên khá là điên rồ và xoay xở thế nào đó cắm được một cái lưỡi câu xuyên thẳng qua một bên mũi. Ờ, vậy đó; một bên là cái ngạnh còn bên kia là một mẩu chì bự chảng, thế nên không thể lôi ra được. Chúng ta muốn đưa lão lên bờ ngay tắp lự, nhưng Henry chịu chơi lắm; lão nói lão thà chết còn hơn bỏ lại một mẻ cá như thế, trừ phi bị uốn ván; rồi lão cứ thế tiếp tục câu, tay năm tay mười giật cá còn mồm thì vẫn không ngừng rên rẩm. Cuối cùng đàn cá cũng đi qua và bọn ta vào bờ với một mẻ khấm khá; ta có một cái giũa và bắt đầu cố giũa xuyên qua cái móc câu. Ta đã cố nhẹ nhàng hết mức, nhưng mà mấy đứa phải nghe Henry kia... không, không nên nghe đâu. Cũng may không có cô nào quanh đó. Henry không phải là người hay chửi thề, nhưng mà lão đã nghe vài lời kiểu đó dọc bờ biển hồi ấy, và lão lôi hết ra khỏi trí nhớ mà ném vào ta. Cuối cùng lão tuyên bố lão không chịu nổi nữa và ta không có tí cảm thông nào hết. Thế là bọn ta ngừng lại và ta đánh xe đưa lão đến một ông bác sĩ ở Charlottetown, ba mươi lăm dặm... hồi đó chẳng có ma nào ở gần hơn... với cái móc câu quý hóa thò lò từ mũi lão. Khi bọn ta đến đấy bác sĩ Crabb già cứ thế lấy cái giũa và giũa qua cái móc y hệt như ta đã cố làm, chỉ có điều ông ấy không để ý tí teo gì đến việc phải nhẹ tay nhẹ chân hết!”
Chuyến thăm người bạn cũ của thuyền trưởng Jim đã gợi lại rất nhiều kỷ niệm và ông giờ đang ở đỉnh điểm của sự hồi cố.
“Hôm nay Henry hỏi liệu ta có nhớ cái lần cha cố già Chiniquy làm phép phù hộ cho cái thuyền của Alexander MacAllister không. Một chuyện cũ nữa... và thật như kinh Phúc âm luôn. Chính ta có mặt trên thuyền mà. Một sáng bình minh nọ, bọn ta ra khơi, ổng và ta, trên chiếc thuyền của Alexander MacAllister. Ngoài ra còn có một thằng bé người Pháp trên thuyền nữa... dĩ nhiên là người Cơ Đốc. Mấy đứa biết là cha cố già Chiniquy đã cải đạo qua Tin Lành, thế nên mấy người Cơ Đốc chả thấy ổng được cái việc gì mấy nữa. Ờ, bọn ta ngồi ngoài vịnh dưới ánh nắng như thiêu đến tận trưa, và chả được một miếng nào. Khi chúng ta lên bờ cha cố già Chiniquy phải đi, thế là ổng nói bằng cái giọng lịch sự đặc trưng của ổng, ‘Rất tiếc ta không thể ra khơi với cậu chiều nay, cậu MacAllister ạ, nhưng ta để lại cho cậu lời chúc phúc của ta. Cậu sẽ bắt được một nghìn con cá chiều nay.’ Ờ, bọn ta không bắt được một nghìn, nhưng bọn ta bắt được chính xác chín trăm chín mươi chín con... mẻ cá lớn nhất đối với một cái thuyền nhỏ trên khắp cả bờ biển Bắc mùa hè năm đó. Kỳ lạ, phải không nào? Alexander MacAllister mới nói với Andrew Peters, ‘Nào, giờ thì cậu nghĩ gì về cha Chiniquy hở?’ ‘Ờ,’ Andrew gầm gừ, ‘Tôi nghĩ lão quỷ già vẫn còn sót lại chút phép.’ Trời ơi, hôm nay Henry cười vụ đó mới ghê chứ!”
“Ông có biết anh Ford đây là ai không, hở thuyền trưởng Jim?” Anne hỏi, khi thấy mạch suy tưởng của thuyền trưởng Jim tạm thời đã cạn. “Cháu muốn ông thử đoán.”
Thuyền trưởng Jim lắc đầu.
“Ta chưa bao giờ giỏi cái món đoán mò cả, cháu gái Blythe ạ, nhưng mà không hiểu sao ta đã nhìn thấy đôi mắt kia ở đâu rồi nhỉ?... vì đúng là ta đã từng nhìn thấy mà.”
“Ông hãy nghĩ về một buổi sáng tháng Chín cách đây nhiều năm rồi,” Anne nói, nhỏ nhẹ. “Hãy nghĩ về một con tàu dong buồm vào vịnh... một con tàu từ lâu đã được trông ngóng và đã không còn hy vọng. Hãy nghĩ đến cái ngày con tàu Royal William cập bờ và cái nhìn đầu tiên ông đặt lên cô dâu thầy giáo.”
Thuyền trưởng Jim đứng bật dậy.
“Đấy là đôi mắt của Persis Selwym” ông gần như hét lên. “Cậu không thể là con trai của bà được... cậu hẳn là...”
“Cháu ngoại bà; vâng, cháu là con trai của Alice Selwyn đây ạ.”
Thuyền trưởng Jim nhảy bổ vào Owen Ford và bắt tay anh lại từ đầu.
“Con trai của Alice Selwym! Chúa ơi, chào mừng cậu! Rất nhiều lần ta đã tự hỏi con cháu của thầy giáo giờ sống ở đâu. Ta biết không có ai trên đảo. Alice... Alice... đứa bé đầu tiên từng được sinh ra trong căn nhà nhỏ đó. Chưa có đứa trẻ nào mang lại nhiều niềm vui hơn! Ta đã bế nựng con bé hàng trăm lần. Chính từ đầu gối ta mà nó đã tự mình bước những bước đầu tiên. Ta như đang thấy khuôn mặt mẹ nó ngắm nhìn nó... thế mà đã sáu mươi năm rồi. Cô ấy có còn sống không?”
“Không ạ, bà mất từ khi cháu còn bé.”
“Ôi, thật không phải khi ta lại sống mà nghe cái tin đó,” thuyền trưởng Jim thở dài. “Nhưng ta thật tâm vui mừng khôn xiết khi gặp cháu. Mang ta về với tuổi trẻ một chút xíu. Mấy đứa chưa biết được chuyện đó đáng giá thế nào đâu. Cháu gái Blythe đây có cái biệt tài đó... nó thường xuyên làm ta cảm thấy thế.”
Thuyền trưởng Jim còn hào hứng hơn khi ông phát hiện ra Owen Ford là cái mà ông gọi là một “tay viết thực thụ”. Ông ngước nhìn anh như một thực thể siêu phàm. Thuyền trưởng Jim biết Anne có viết lách, nhưng ông chưa bao giờ đặt nặng chuyện đó quá. Thuyền trưởng Jim nghĩ phụ nữ là những sinh vật tuyệt vời, cần được đi bầu, và tất cả những thứ khác họ muốn, Chúa phù hộ cho trái tim của họ; nhưng ông không tin rằng họ có thể viết.
“Cứ xem Một tình yêu cuồng dại thì biết,” ông phản đối. “Một phụ nữ viết cái đó và cứ nhìn nó mà xem... một trăm ba chục chương trong khi có thể kể hết trong mười chương. Một phụ nữ viết văn không bao giờ biết đến đâu thì dừng; vấn đề là chỗ đó. Căn cốt của văn hay là phải biết đến đâu thì dừng.”
“Anh Ford đây muốn nghe vài câu chuyện của ông đấy thuyền trưởng Jim ạ,” Anne nói. “Ông kể cho anh ấy nghe chuyện ông thuyền trưởng phát điên và tưởng mình là Gã Hà Lan Biết Bay đi.”
Đây là chuyện hay nhất của thuyền trưởng Jim. Nó là một hỗn hợp của hãi hùng và hài hước, và mặc dù Anne đã nghe vài lần cô vẫn cười sảng khoái và run rẩy dữ dội y hệt Ford. Chuyện này lại nối tiếp chuyện khác, vì thuyền trưởng Jim đã có một khán giả thỏa lòng mình. Ông kể tàu của ông bị một con tàu thủy đâm chìm ra sao; bọn cướp biển Mã Lai đã lên tàu ông như thế nào; tàu ông đã bắt lửa ra sao; ông đã giúp một tù nhân Chính trị trốn khỏi một nước cộng hòa Nam Phi như thế nào; ông đã bị đắm tàu một mùa thu nọ ở eo Magdalens và kẹt ở đó một mùa đông; một con hổ bị sổng trên boong thủy thủ của ông đã nổi loạn và bỏ lại ông trên một hòn đảo hoang... chuyện này và rất nhiều chuyện khác nữa, bi đát hay hài hước hay kinh dị, thuyền trưởng Jim đều kể lại. Sự bí hiểm của biển cả, sự mê hoặc của những vùng đất xa xôi, sự mời gọi của phiêu lưu, tiếng cười của thế giới... những người nghe của ông trải nghiệm và cảm nhận được tất cả. Owen Ford lắng nghe, tay chống đầu, và con Bạn Đầu gầm gừ bên gối, đôi mắt rực sáng dán chặt vào khuôn mặt nhăn nheo hùng hồn của thuyền trưởng Jim.
“Ông cho anh Ford xem cuốn sách cuộc đời của ông đi, thuyền trưởng Jim!” Anne nói, khi ông cuối cùng cũng tuyên bố tiết mục kể chuyện hôm nay đến đây phải tạm kết thúc.
“Ồ, cậu ấy không muốn bận đầu với cái thứ đó đâu mà,” thuyền trưởng Jim phản đối, dù đang ngấm ngầm muốn khoe ra phát chết.
“Cháu không mong gì hơn được xem nó đâu, thuyền trưởng Boyd ạ,” Owen nói. “Nếu nó chỉ tuyệt vời bằng một nửa những câu chuyện của ông thôi thì cũng đã đáng xem rồi.”
Với một sự miễn cưỡng giả tạo thuyền trưởng Jim lôi cuốn sách cuộc đời của mình từ trong tủ ngăn kéo cũ ra đưa cho Owen.
“Ta nghĩ chắc cậu không thèm vật lộn lâu với đám chữ viết tay của ta đâu mà. Ta chưa bao giờ được học hành tử tế cả,” ông nhận xét vẻ vô tư lự. “Chỉ viết ra đó để giải trí cho thằng cháu Joe của ta. Nó lúc nào cũng muốn nghe chuyện. Mới hôm qua tới đây mà nói với ta, vẻ quở phạt, khi ta đang lôi một con cá tuyết nặng hai chục cân ra khỏi thuyền, ‘Ông Jim, cá tuyết chẳng phải là một con vật khờ khạo ư?’ Các cháu thấy đấy ta vẫn nói với nó, rằng nó phải đối xử thiệt tốt với những con vật khờ khạo, và không được làm chúng đau bằng bất cứ cách nào. Ta thoát hiểm bằng cách nói rằng cá tuyết thì cũng khờ đấy nhưng nó không phải một con vật, nhưng mà Joe không có vẻ gì là hài lòng, và bản thân ta cũng không thỏa mãn. Ta phải hết sức cẩn thận những gì nói với đám nhỏ. Tụi nó nhìn thấu qua người ta ấy.”
Trong khi nói, thuyền trưởng Jim quan sát Owen Ford từ khóe mắt khi anh nghiên cứu cuốn sách cuộc đời, và một lúc sau, khi thấy vị khách của mình đang đắm chìm trong những trang sách, ông mỉm cười quay về phía tủ chạn mà bắt tay châm một ấm trà. Owen Ford tách mình ra khỏi cuốn sách, cũng miễn cưỡng y như một gã keo kiệt rứt khỏi đống vàng của hắn, đủ lâu để uống tách trà, rồi thì lại háo hức quay lại ngay với đống vàng.
“Ồ, cậu có thể mang cái thứ đó về nhà nếu muốn,” thuyền trưởng Jim nói, như thể cái “thứ đó” không phải là vật sở hữu quý giá nhất của ông. “Ta phải đi xuống lôi cái thuyền của ta lên dốc một ít. Gió đang vào. Mấy đứa có nhận thấy bầu trời đêm nay không?
Trời cá thu và đuôi ngựa cái
Làm tàu cao dong cánh buồm lùn.”
Owen Ford vui sướng đón nhận cuốn sách. Trên đường về Anne kể anh nghe câu chuyện về Margaret quá cố.
“Vị thuyền trưởng già ấy là một con người tuyệt vời,” anh nói. “Ông ấy đã sống một cuộc đời như thế! Chao ôi, trong một tuần của đời mình ông ấy phiêu lưu còn nhiều hơn phần lớn chúng ta sống cả đời. Chị có thực sự nghĩ chuyện của ông toàn là chuyện thật không?”
“Đương nhiên rồi. Tôi chắc chắn là thuyền trưởng Jim không thể nói dối; và hơn nữa, tất cả những người ở quanh đây đều nói mọi thứ đã xảy ra đúng như ông kể. Đã từng có rất nhiều bạn tàu của ông ấy còn sống để làm chứng cho ông. Ông là một trong những thuyền trưởng viễn dương kiểu cũ cuối cùng của đảo Hoàng Tử Edward. Giờ họ gần như tuyệt chủng rồi.”
“Ý tưởng của em là gì vậy?” anh hỏi.
“Em chưa nói cho anh biết vội đâu... phải xem liệu em có làm được không đã.”
“Ford là người như thế nào?”
“Ồ, dễ thương lắm, và rất đẹp trai.”
“Tai đẹp lắm, bác sĩ thân mến ạ,” bà Susan chen ngang với vẻ thích thú.
“Anh ấy khoảng ba mươi hay ba lăm, em nghĩ thế, và anh ấy ấp ủ ý định viết một cuốn tiểu thuyết. Giọng nói của anh ấy dễ chịu và nụ cười bừng sáng, và anh ấy biết cách ăn mặc. Nhưng không hiểu sao trông có vẻ như cuộc đời cũng không đối xử dễ chịu gì lắm đối với anh ấy.”
Chiều hôm sau Owen Ford ghé sang mang theo bức thư ngắn từ Leslie gửi Anne; họ cùng ngắm hoàng hôn trong vườn rồi chèo một chuyến thuyền trăng trên vịnh, trong con thuyền nhỏ Gilbert đã sửa soạn cho những buổi dã ngoại mùa hè. Họ thích Owen ghê gớm và có cảm giác đã biết anh nhiều năm rồi, điều tạo nên sự cảm thông riêng biệt giữa những người nhà Joseph. “Cậu ấy cũng dễ thương như đôi tai của mình vậy, cô bác sĩ cưng ạ,” bà Susan nói, khi anh đã ra về. Anh đã bảo với bà Susan rằng anh chưa bao giờ nếm món nào như món bánh bơ đậu của bà và trái tim dễ dụ của bà Susan đã thuộc về anh mãi mãi.
“Cậu ấy có một kiểu riêng,” bà hồi tưởng, khi đang dọn những thứ còn thừa từ bữa tối. “Thật kỳ cục là cậu ấy không có vợ, vì một anh chàng như thế thì hỏi ai cũng được ấy chứ. À, có thể cậu ấy giống tôi, vẫn chưa gặp được đúng người.”
Bà Susan thật sự đã chìm trong những suy nghĩ khá là lãng mạn khi rửa bát đĩa.
Hai tối sau đó Anne đưa Owen Ford xuống mũi đất Bốn Làn Gió để giới thiệu anh với thuyền trưởng Jim. Những cánh đồng cỏ ba lá dọc bờ vịnh đang trắng lên trong gió Tây, và thuyền trưởng Jim có được một buổi hoàng hôn vào loại đẹp nhất để đem trưng bày. Bản thân ông vừa trở về từ một chuyến đi qua bên kia cảng.
“Ta phải qua nói với Henry Pollack là lão sắp chết. Ai nấy đều sợ không dám nói với lão. Họ đoán là lão sẽ làm dữ lắm, vì lão lúc nào cũng quyết tâm sống đến phát khiếp, và vẫn liên tục lên các loại kế hoạch cho mùa thu. Vợ lão nghĩ lão cần được thông báo và ta là người tốt nhất có thể khiến cho lão vỡ ra là lão không khỏe lên được. Henry và ta là bạn bè cũ... bọn ta cùng làm thủy thủ trên con tàu Mòng biển xám nhiều năm trời. Ờ, ta qua và ngồi xuống cạnh giường Henry rồi ta nói với lão, ta nói thẳng ra luôn, đơn giản gọn gàng, vì nếu có chuyện gì cần phải nói thì thà nói quách luôn từ đầu cho rồi, ta nói, ‘Bạn già ơi tôi nghĩ lần này ông sắp nhận lệnh đi chuyến cuối rồi đó,’ ta thì hơi run trong người, vì thật kinh khủng khi phải nói với một người rằng anh ta sắp chết khi mà anh ta không hề biết tí gì cả. Nhưng mà trời đất ơi, cháu gái Blythe, Henry ngước nhìn ta, với đôi mắt đen già sáng rực trên khuôn mặt khô héo, lão nói, ‘Nói cho tôi cái gì tôi chưa biết đi, Jim Boyd, nếu ông định cho tôi ít thông tin. Tôi đã biết chuyện đó một tuần nay rồi.’ Ta choáng quá có nói được gì đâu, và Henry, lão cười khùng khục. ‘Nhìn ông bước vào đây, mặt mày nghiêm trọng như một cái bia mộ và ngồi xuống đó tay chắp lên bụng, rồi đưa cho tôi cái mẩu tin cũ mốc đó kìa! Thật là đến con mèo cũng phải phá lên cười, Jim Boyd ạ,’ lão nói. ‘Ai bảo cho ông biết?’ ta nói, ngu ngu vậy đó. ‘Chả ai bảo cả,’ lão nói. ‘Tối thứ Ba tuần trước tôi đang nằm thao thức ở đây... và tự nhiên tôi biết. Trước đó tôi đã nghi rồi, nhưng lúc đó thì tôi biết. Tôi giấu không nói ra vì bà vợ tôi thôi. Vả lại tôi muốn xây cái nhà kho đó, vì Eben chẳng bao giờ làm cho ra hồn được. Nhưng mà dù sao thì, giờ ông đã nhẹ đầu rồi, Jim ạ, hãy cười lên và kể cho tôi nghe chuyện gì hay hay đi nào,’ Đó, chuyện là vậy đó. Mọi người ai cũng sợ không dám nói với lão còn lão thì đã biết từ hồi nào rồi. Kỳ lạ thay cái cách mẹ thiên nhiên chăm sóc chúng ta, có phải không nào, và cho ta biết cái gì cần biết khi đến lúc? Ta đã bao giờ kể cho cháu nghe chuyện Henry bị dính cái lưỡi câu vô mũi chưa, cháu gái Blythe?”
“Chưa ạ.”
“Ờ, hôm nay ta với lão nhắc lại chuyện đấy mà cười no. Chuyện xảy ra cũng gần ba chục năm trước rồi. Bữa nọ lão với ta và mấy gã nữa ra vịnh câu cá thu. Một ngày tuyệt vời… chưa bao giờ thấy một đàn cá thu như thế ở trong vịnh... và trong không khí hưng phấn chung Henry trở nên khá là điên rồ và xoay xở thế nào đó cắm được một cái lưỡi câu xuyên thẳng qua một bên mũi. Ờ, vậy đó; một bên là cái ngạnh còn bên kia là một mẩu chì bự chảng, thế nên không thể lôi ra được. Chúng ta muốn đưa lão lên bờ ngay tắp lự, nhưng Henry chịu chơi lắm; lão nói lão thà chết còn hơn bỏ lại một mẻ cá như thế, trừ phi bị uốn ván; rồi lão cứ thế tiếp tục câu, tay năm tay mười giật cá còn mồm thì vẫn không ngừng rên rẩm. Cuối cùng đàn cá cũng đi qua và bọn ta vào bờ với một mẻ khấm khá; ta có một cái giũa và bắt đầu cố giũa xuyên qua cái móc câu. Ta đã cố nhẹ nhàng hết mức, nhưng mà mấy đứa phải nghe Henry kia... không, không nên nghe đâu. Cũng may không có cô nào quanh đó. Henry không phải là người hay chửi thề, nhưng mà lão đã nghe vài lời kiểu đó dọc bờ biển hồi ấy, và lão lôi hết ra khỏi trí nhớ mà ném vào ta. Cuối cùng lão tuyên bố lão không chịu nổi nữa và ta không có tí cảm thông nào hết. Thế là bọn ta ngừng lại và ta đánh xe đưa lão đến một ông bác sĩ ở Charlottetown, ba mươi lăm dặm... hồi đó chẳng có ma nào ở gần hơn... với cái móc câu quý hóa thò lò từ mũi lão. Khi bọn ta đến đấy bác sĩ Crabb già cứ thế lấy cái giũa và giũa qua cái móc y hệt như ta đã cố làm, chỉ có điều ông ấy không để ý tí teo gì đến việc phải nhẹ tay nhẹ chân hết!”
Chuyến thăm người bạn cũ của thuyền trưởng Jim đã gợi lại rất nhiều kỷ niệm và ông giờ đang ở đỉnh điểm của sự hồi cố.
“Hôm nay Henry hỏi liệu ta có nhớ cái lần cha cố già Chiniquy làm phép phù hộ cho cái thuyền của Alexander MacAllister không. Một chuyện cũ nữa... và thật như kinh Phúc âm luôn. Chính ta có mặt trên thuyền mà. Một sáng bình minh nọ, bọn ta ra khơi, ổng và ta, trên chiếc thuyền của Alexander MacAllister. Ngoài ra còn có một thằng bé người Pháp trên thuyền nữa... dĩ nhiên là người Cơ Đốc. Mấy đứa biết là cha cố già Chiniquy đã cải đạo qua Tin Lành, thế nên mấy người Cơ Đốc chả thấy ổng được cái việc gì mấy nữa. Ờ, bọn ta ngồi ngoài vịnh dưới ánh nắng như thiêu đến tận trưa, và chả được một miếng nào. Khi chúng ta lên bờ cha cố già Chiniquy phải đi, thế là ổng nói bằng cái giọng lịch sự đặc trưng của ổng, ‘Rất tiếc ta không thể ra khơi với cậu chiều nay, cậu MacAllister ạ, nhưng ta để lại cho cậu lời chúc phúc của ta. Cậu sẽ bắt được một nghìn con cá chiều nay.’ Ờ, bọn ta không bắt được một nghìn, nhưng bọn ta bắt được chính xác chín trăm chín mươi chín con... mẻ cá lớn nhất đối với một cái thuyền nhỏ trên khắp cả bờ biển Bắc mùa hè năm đó. Kỳ lạ, phải không nào? Alexander MacAllister mới nói với Andrew Peters, ‘Nào, giờ thì cậu nghĩ gì về cha Chiniquy hở?’ ‘Ờ,’ Andrew gầm gừ, ‘Tôi nghĩ lão quỷ già vẫn còn sót lại chút phép.’ Trời ơi, hôm nay Henry cười vụ đó mới ghê chứ!”
“Ông có biết anh Ford đây là ai không, hở thuyền trưởng Jim?” Anne hỏi, khi thấy mạch suy tưởng của thuyền trưởng Jim tạm thời đã cạn. “Cháu muốn ông thử đoán.”
Thuyền trưởng Jim lắc đầu.
“Ta chưa bao giờ giỏi cái món đoán mò cả, cháu gái Blythe ạ, nhưng mà không hiểu sao ta đã nhìn thấy đôi mắt kia ở đâu rồi nhỉ?... vì đúng là ta đã từng nhìn thấy mà.”
“Ông hãy nghĩ về một buổi sáng tháng Chín cách đây nhiều năm rồi,” Anne nói, nhỏ nhẹ. “Hãy nghĩ về một con tàu dong buồm vào vịnh... một con tàu từ lâu đã được trông ngóng và đã không còn hy vọng. Hãy nghĩ đến cái ngày con tàu Royal William cập bờ và cái nhìn đầu tiên ông đặt lên cô dâu thầy giáo.”
Thuyền trưởng Jim đứng bật dậy.
“Đấy là đôi mắt của Persis Selwym” ông gần như hét lên. “Cậu không thể là con trai của bà được... cậu hẳn là...”
“Cháu ngoại bà; vâng, cháu là con trai của Alice Selwyn đây ạ.”
Thuyền trưởng Jim nhảy bổ vào Owen Ford và bắt tay anh lại từ đầu.
“Con trai của Alice Selwym! Chúa ơi, chào mừng cậu! Rất nhiều lần ta đã tự hỏi con cháu của thầy giáo giờ sống ở đâu. Ta biết không có ai trên đảo. Alice... Alice... đứa bé đầu tiên từng được sinh ra trong căn nhà nhỏ đó. Chưa có đứa trẻ nào mang lại nhiều niềm vui hơn! Ta đã bế nựng con bé hàng trăm lần. Chính từ đầu gối ta mà nó đã tự mình bước những bước đầu tiên. Ta như đang thấy khuôn mặt mẹ nó ngắm nhìn nó... thế mà đã sáu mươi năm rồi. Cô ấy có còn sống không?”
“Không ạ, bà mất từ khi cháu còn bé.”
“Ôi, thật không phải khi ta lại sống mà nghe cái tin đó,” thuyền trưởng Jim thở dài. “Nhưng ta thật tâm vui mừng khôn xiết khi gặp cháu. Mang ta về với tuổi trẻ một chút xíu. Mấy đứa chưa biết được chuyện đó đáng giá thế nào đâu. Cháu gái Blythe đây có cái biệt tài đó... nó thường xuyên làm ta cảm thấy thế.”
Thuyền trưởng Jim còn hào hứng hơn khi ông phát hiện ra Owen Ford là cái mà ông gọi là một “tay viết thực thụ”. Ông ngước nhìn anh như một thực thể siêu phàm. Thuyền trưởng Jim biết Anne có viết lách, nhưng ông chưa bao giờ đặt nặng chuyện đó quá. Thuyền trưởng Jim nghĩ phụ nữ là những sinh vật tuyệt vời, cần được đi bầu, và tất cả những thứ khác họ muốn, Chúa phù hộ cho trái tim của họ; nhưng ông không tin rằng họ có thể viết.
“Cứ xem Một tình yêu cuồng dại thì biết,” ông phản đối. “Một phụ nữ viết cái đó và cứ nhìn nó mà xem... một trăm ba chục chương trong khi có thể kể hết trong mười chương. Một phụ nữ viết văn không bao giờ biết đến đâu thì dừng; vấn đề là chỗ đó. Căn cốt của văn hay là phải biết đến đâu thì dừng.”
“Anh Ford đây muốn nghe vài câu chuyện của ông đấy thuyền trưởng Jim ạ,” Anne nói. “Ông kể cho anh ấy nghe chuyện ông thuyền trưởng phát điên và tưởng mình là Gã Hà Lan Biết Bay đi.”
Đây là chuyện hay nhất của thuyền trưởng Jim. Nó là một hỗn hợp của hãi hùng và hài hước, và mặc dù Anne đã nghe vài lần cô vẫn cười sảng khoái và run rẩy dữ dội y hệt Ford. Chuyện này lại nối tiếp chuyện khác, vì thuyền trưởng Jim đã có một khán giả thỏa lòng mình. Ông kể tàu của ông bị một con tàu thủy đâm chìm ra sao; bọn cướp biển Mã Lai đã lên tàu ông như thế nào; tàu ông đã bắt lửa ra sao; ông đã giúp một tù nhân Chính trị trốn khỏi một nước cộng hòa Nam Phi như thế nào; ông đã bị đắm tàu một mùa thu nọ ở eo Magdalens và kẹt ở đó một mùa đông; một con hổ bị sổng trên boong thủy thủ của ông đã nổi loạn và bỏ lại ông trên một hòn đảo hoang... chuyện này và rất nhiều chuyện khác nữa, bi đát hay hài hước hay kinh dị, thuyền trưởng Jim đều kể lại. Sự bí hiểm của biển cả, sự mê hoặc của những vùng đất xa xôi, sự mời gọi của phiêu lưu, tiếng cười của thế giới... những người nghe của ông trải nghiệm và cảm nhận được tất cả. Owen Ford lắng nghe, tay chống đầu, và con Bạn Đầu gầm gừ bên gối, đôi mắt rực sáng dán chặt vào khuôn mặt nhăn nheo hùng hồn của thuyền trưởng Jim.
“Ông cho anh Ford xem cuốn sách cuộc đời của ông đi, thuyền trưởng Jim!” Anne nói, khi ông cuối cùng cũng tuyên bố tiết mục kể chuyện hôm nay đến đây phải tạm kết thúc.
“Ồ, cậu ấy không muốn bận đầu với cái thứ đó đâu mà,” thuyền trưởng Jim phản đối, dù đang ngấm ngầm muốn khoe ra phát chết.
“Cháu không mong gì hơn được xem nó đâu, thuyền trưởng Boyd ạ,” Owen nói. “Nếu nó chỉ tuyệt vời bằng một nửa những câu chuyện của ông thôi thì cũng đã đáng xem rồi.”
Với một sự miễn cưỡng giả tạo thuyền trưởng Jim lôi cuốn sách cuộc đời của mình từ trong tủ ngăn kéo cũ ra đưa cho Owen.
“Ta nghĩ chắc cậu không thèm vật lộn lâu với đám chữ viết tay của ta đâu mà. Ta chưa bao giờ được học hành tử tế cả,” ông nhận xét vẻ vô tư lự. “Chỉ viết ra đó để giải trí cho thằng cháu Joe của ta. Nó lúc nào cũng muốn nghe chuyện. Mới hôm qua tới đây mà nói với ta, vẻ quở phạt, khi ta đang lôi một con cá tuyết nặng hai chục cân ra khỏi thuyền, ‘Ông Jim, cá tuyết chẳng phải là một con vật khờ khạo ư?’ Các cháu thấy đấy ta vẫn nói với nó, rằng nó phải đối xử thiệt tốt với những con vật khờ khạo, và không được làm chúng đau bằng bất cứ cách nào. Ta thoát hiểm bằng cách nói rằng cá tuyết thì cũng khờ đấy nhưng nó không phải một con vật, nhưng mà Joe không có vẻ gì là hài lòng, và bản thân ta cũng không thỏa mãn. Ta phải hết sức cẩn thận những gì nói với đám nhỏ. Tụi nó nhìn thấu qua người ta ấy.”
Trong khi nói, thuyền trưởng Jim quan sát Owen Ford từ khóe mắt khi anh nghiên cứu cuốn sách cuộc đời, và một lúc sau, khi thấy vị khách của mình đang đắm chìm trong những trang sách, ông mỉm cười quay về phía tủ chạn mà bắt tay châm một ấm trà. Owen Ford tách mình ra khỏi cuốn sách, cũng miễn cưỡng y như một gã keo kiệt rứt khỏi đống vàng của hắn, đủ lâu để uống tách trà, rồi thì lại háo hức quay lại ngay với đống vàng.
“Ồ, cậu có thể mang cái thứ đó về nhà nếu muốn,” thuyền trưởng Jim nói, như thể cái “thứ đó” không phải là vật sở hữu quý giá nhất của ông. “Ta phải đi xuống lôi cái thuyền của ta lên dốc một ít. Gió đang vào. Mấy đứa có nhận thấy bầu trời đêm nay không?
Trời cá thu và đuôi ngựa cái
Làm tàu cao dong cánh buồm lùn.”
Owen Ford vui sướng đón nhận cuốn sách. Trên đường về Anne kể anh nghe câu chuyện về Margaret quá cố.
“Vị thuyền trưởng già ấy là một con người tuyệt vời,” anh nói. “Ông ấy đã sống một cuộc đời như thế! Chao ôi, trong một tuần của đời mình ông ấy phiêu lưu còn nhiều hơn phần lớn chúng ta sống cả đời. Chị có thực sự nghĩ chuyện của ông toàn là chuyện thật không?”
“Đương nhiên rồi. Tôi chắc chắn là thuyền trưởng Jim không thể nói dối; và hơn nữa, tất cả những người ở quanh đây đều nói mọi thứ đã xảy ra đúng như ông kể. Đã từng có rất nhiều bạn tàu của ông ấy còn sống để làm chứng cho ông. Ông là một trong những thuyền trưởng viễn dương kiểu cũ cuối cùng của đảo Hoàng Tử Edward. Giờ họ gần như tuyệt chủng rồi.”
Tác giả :
Lucy Maud Montgomery