Anne Tóc Đỏ Làng Avonlea
Chương 29: Thơ ca và văn xuôi
Trong tháng kế tiếp, cuộc sống của Anne có thể gọi là một vòng xoáy phấn khích, ít nhất là đối với vùng Avonlea nhỏ bé. Tầm quan trọng của công cuộc chuẩn bị các bộ quần áo khiêm tốn để mặc ở Redmond chỉ đứng ở hàng thứ hai thôi. Cô Lavendar chuẩn bị kết hôn, và căn nhà đá trở thành nơi diễn ra vô số các cuộc tư vấn, tính toán và thảo luận bất tận, Charlotta Đệ Tứ nhấp nhỏm chầu rìa mọi công việc trong tâm trạng kích động và vui sướng khôn xiết. Khi thợ may đến, việc lựa chọn và thử các bộ áo váy bắt đầu vởi bao niềm vui và cả mệt mỏi nữa. Anne và Diana dành phân nửa thời gian ở Nhà Vọng, nhiều đêm Anne không ngủ được vì băn khoăn không biết mình đã đúng hay sai khi khuyên cô Lavendar chọn màu nâu thay cho màu xanh dương cho bộ váy đi đường, hay chọn vải lụa xám làm bộ váy công chúa.
Mọi người có liên quan trong câu chuyện của cô Lavendar đều hết sức hạnh phúc. Paul Irving lao đến Chái Nhà Xanh để báo tin mừng cho Anne ngay khi ba kể cho cậu nghe.
“Em biết mình có thể tin tưởng rằng ba sẽ chọn cho em một người mẹ thứ hai thật tốt mà,” cậu tự hào. “Có được một người cha đáng tin cậy thì thật là tuyệt, cô giáo ạ. Em rất mến cô Lavendar. Bà nội cũng rất vui. Bà nói bà mừng khi ba không chọn một cô người Mỹ làm vợ thứ hai, bởi vì dẫu lần đầu ba đã chọn đúng, nhưng vận may chẳng đến hai lần. Bà Lynde nói bà ấy hết sức tán thành cuộc hôn nhân này, và nghĩ có lẽ cô Lavendar sẽ bớt đi những suy nghĩ kỳ dị để giống người bình thường, vì giờ cô ấy sắp lấy chồng rồi. Nhưng em mong là cô ấy sẽ không mất đi những ý tưởng đặc biệt của mình, cô giáo ạ, vì em rất thích những ý tưởng ấy. Và em không muốn cô ấy giống như mọi người. Chung quanh ta đã có quá đủ người bình thường rồi mà. Cô biết rõ mà, cô giáo.”
Charlotta Đệ Tứ cũng sướng mê tơi.
“Ôi, thưa cô, cô Shirley, mọi chuyện hóa ra đều thật tốt đẹp. Khi ông Irving và cô Lavendar quay lại từ tháp ngà của bọn họ, em sẽ đến Boston để sống cùng... mà em chỉ mới mười lăm tuổi đấy nhé, trong khi các chị em tới mười sáu tuổi mới được đi. Ông Irving thật tuyệt vời phải không? ông ấy tôn thờ cả mảnh đất dưới chân cô Lavendar bước, và em thỉnh thoảng cảm thấy thật xốn xang khi nhìn ánh mắt của ông ấy mỗi khi ông ấy ngắm cô Lavendar. Không sao diễn tả nổi bằng lời, thưa cô, cô Shirley. Em biết ơn chúa khủng khiếp khi họ yêu thương nhau đến vậy. Sau tất cả, đó là kết cục tốt nhất, dẫu nhiều người vẫn sống chung vui vẻ mà không có tình yêu. Em có một bà cô từng lấy chồng tới ba lần và nói rằng cô ấy kết hôn lần đầu vì tình yêu, hai lần sau chỉ là vì thuận tiện, cả ba lần cô đều hạnh phúc trừ thời điểm chồng chết. Nhưng em nghĩ cô em đã mạo hiểm, thưa cô, cô Shirley.”
“Ôi, mọi chuyện thật là lãng mạn quá,” Anne thổn thức kể cho bà Marilla vào tối hôm đó. “Nếu cháu không đi nhầm đường hôm sang nhà ông Kimball, cháu sẽ không bao giờ biết cô Lavendar, và nếu cháu không gặp cô ấy thì cháu đã không dẫn Paul theo... và em ấy sẽ không bao giờ viết thư cho ba kể về chuyến viếng thăm cô Lavendar ngay khi ông Irving chuẩn bị đi San Francisco. Ông Irving nói rằng ngay khi nhận được lá thư đó, ông lập tức quyết định nhờ người cộng sự của mình đi San Francisco để quay trở lại đây ngay, ông ấy không hề biết chút tin gì về cô Lavendar suốt mười lăm năm nay. Có người từng bảo ông ấy cô ấy sắp cưới, ông ấy cứ đinh ninh là thế nên chẳng hỏi ai về tin tức của cô ấy nữa. Và bây giờ mọi chuyện đã đi đúng hướng. Và cháu cũng giúp được một tay. Có lẽ, như bà Lynde nói, mọi việc đều được định sẵn, nó nhất định sẽ phát triển theo chiều hướng ấy. Nhưng dẫu có vậy thật, cháu cũng vui khi nghĩ mình là một công cụ của số phận. Vâng, đúng vậy, thật là lãng mạn quá chừng.”
“Bác thì chẳng thấy có gì gọi là lãng mạn lãng xẹt cả,” bà Marilla nói với giọng quả quyết. Bà nghĩ Anne hơi quá tham công tiếc việc, chẳng cần cứ ba ngày thì mất đến hai hôm phải “chạy như vịt” lên Nhà Vọng để giúp cô Lavendar, cô cháu của bà đã có quá nhiều việc phải làm để chuẩn bị đi học đại học rồi. “Ban đầu, hai người trẻ tuổi khờ khạo cãi nhau rồi dỗi hờn, sau đó Steve Irving đi sang Mỹ, sau một thời gian thì lấy vợ ở đó và hoàn toàn hạnh phúc về mọi mặt. Rồi vợ anh ta chết, chờ một khoảng thời gian cho phải phép, anh ta nghĩ muốn về nhà xem mối tình đầu có chịu chấp nhận lại mình không. Trong thời gian đó, cô nàng sống độc thân, có lẽ bởi vì chẳng ai đủ tốt chịu hỏi cưới, cuối cùng thì họ gặp lại và quyết định cưới nhau. Nào, nói cho bác biết, lãng mạn ở chỗ nào?”
“Ôi, nếu nói như bác thì chẳng có chút lãng mạn nào thật,” Anne thở hắt ra như có ai vừa dội nước lạnh vào người. “Cháu cho rằng mọi chuyện có vẻ là như thế trong văn xuôi. Nhưng nếu nhìn qua lăng kính thơ ca thì hoàn toàn khác hẳn... và cháu nghĩ mọi thứ sẽ đẹp đẽ hơn...” Anne bình tĩnh lại, mắt cô lấp lánh, má ửng hồng... “khi được nhìn qua lăng kính thơ ca.”
Bà Marilla nhìn khuôn mặt thanh xuân sáng rỡ và kiềm chế không nói thêm lời châm biếm nào nữa. Có lẽ cuối cùng bà cũng nhận ra rằng đúng như Anne nói, có “óc tưởng tượng và khả năng tiên đoán” vẫn tốt hơn... đó là khả năng bẩm sinh mà trần gian không thể ban cho hay lấy đi được... khả năng đó giúp con người có thể nhìn cuộc đời qua một lăng kính luôn biến đổi... hay là đầy tính phát lộ nhỉ?... nơi mọi vật dường như được bao phủ bởi một luồng ánh sáng thiên đường đầy vẻ mỹ lệ và tươi mới mà những người như bà và Charlotta Đệ Tứ, vốn nhìn đời qua những áng vãn xuôi khô khan, không tài nào cảm nhận được.
“Đám cưới tổ chức khi nào?” bà hỏi sau một thoáng im lặng.
“Ngày thứ Tư cuối cùng trong tháng Tám. Họ sẽ kết hôn trong vườn dưới giàn kim ngân... nơi ông Irving cầu hôn cô ấy hai mươi lăm năm về trước. Bác Marilla, điều đó quả thật là lãng mạn, dẫu được diễn đạt bằng văn xuôi. Chẳng có nhiều khách tham gia, ngoại trừ bà Irving, Paul, Gilbert, Diana, cháu và mấy người anh em họ của cô Lavendar. Rồi cô chú ấy sẽ đi chuyến tàu sáu giờ chiều để đến bờ biến Thái Bình Dương. Khi họ trở về vào mùa thu, Paul và Charlotta Đệ Tứ sẽ đến Boston sống chung với họ. Nhưng Nhà Vọng sẽ được để nguyên như cũ... đương nhiên họ sẽ bán đám gà mái và con bò, dùng ván đóng kín cửa sổ... họ sẽ trở về đó nghỉ vào mỗi mùa hè. Cháu rất vui. Mùa đông tới ở Redmond, chắc cháu sẽ đau đớn lắm nếu căn nhà đá đáng yêu ấy bị tước sạch hết mọi đồ đạc, phòng ốc bỏ hoang... hay tệ hơn, có những người lạ sống trong đó. Nhưng giờ thì cháu có thế nhớ về nó đúng như nó hiện giờ, vui vẻ chờ đợi cuộc sống và nụ cười mà mùa hè sẽ mang lại.”
Trên thế giới này có nhiều tình yêu lãng mạn hơn những gì đang xảy ra với hai người trung niên đang yêu trong căn nhà đá. Anne tình cờ bắt gặp một mối tình lãng mạn khác vào một buổi chiều khi theo lối mòn trong rừng xuyên qua dốc Vườn Quả tiến vào vườn nhà Barry. Diana Barry và Fred Wright đang đứng dưới cây liễu cổ thụ. Diana tựa vào thân cây màu xám, hàng mi chấp chới phía trên đôi má ửng đỏ. Một tay của cô nằm trong tay Fredf anh đang đứng cúi mặt sát vào cô, thì thầm gì đó bằng một giọng trầm tha thiết. Vào giây phút thần tiên đó, trên thế giới như chẳng còn ai khác ngoại trừ bọn họ, vì vậy chẳng ai nhìn thấy Anne. Anne sững sờ nhìn họ một thoáng, hiểu ra rồi lặng lẽ quay vào khu rừng linh sam, không dừng bước cho tới khi vào đến căn phòng trên gác của mình, ở đó, cô thở hổn hển ngồi xuống bên cửa sổ và cố gắng ổn định lại những suy nghĩ rối bời của mình.
“Diana và Fred yêu nhau,” cô thở gấp. “ôi, họ dường như đã quá... quá... quá sức trưởng thành rồi.”
Dạo gần đây, Anne cũng nghi ngờ rằng Diana đã quyết định bỏ rơi giấc mơ thuở nhỏ về người anh hùng u buồn kiểu Byron. Nhưng “mắt thấy bằng mấy tai nghe”, huống gì lúc trước Anne chỉ sinh nghi mà thôi, giờ thì cô gần như là bị sốc nặng khi thấy điều mình e sợ trở thành sự thật. Tiếp theo đó là một cảm giác lạ kỳ, có chút cô đơn... cứ như, bằng một cách nào đó, Diana đã bước tiếp vào một thế giới mới, đóng lại cánh cửa sau lưng, để Anne ở bên ngoài.
“Mọi thứ thay đổi quá nhanh khiến mình phát sợ,” Anne nghĩ bụng với chút tủi thân. “Và mình e là chuyện này sẽ khiến mình và Diana trở nên có chút xa cách. Chắc là mình chẳng thể kể cho cậu ấy mọi bí mật của mình được nữa... cậu ấy có thể mách vởi Fred. Mà cậu ấy thấy gì ở Fred chứ? Anh ta dễ thương vui tính... nhưng chỉ là Fred Wright thôi.”
Đó luôn là một câu hỏi rất khó trả lời... một người thấy cái gì hay ở một người khác? Nhưng dù sao thì như vậy cũng là may, vì nếu mọi người đều có sở thích giống nhau... à, trong trường hợp đó, thì “Ai cũng muốn mụ vợ của tôi” như ông già người da đỏ nói vậy. Rõ ràng là Diana có nhìn thấy cái gì đó hay ho ở Fred Wright, dẫu đôi mắt của Anne có thể không phát hiện ra được. Chiều hôm sau, Diana ghé sang Chái Nhà Xanh, một cô gái trẻ e thẹn trầm ngâm, và kể cho Anne toàn bộ câu chuyện trong căn phòng chái Đông được ánh tà dương bao bọc. Cả hai cô gái òa lên khóc, ôm hôn nhau rồi phá lên cười.
“Tớ hạnh phúc quá,” Diana nói, “nhưng thật là kỳ cục khi nghĩ rằng tớ đã đính hôn.”
“Cảm giác đính hôn như thế nào?” Anne tò mò.
“À, điều đó phụ thuộc vào người mà cậu đính ước,” Diana nói với vẻ biết tuốt kênh kiệu của những người đã đính hôn trước những người còn độc thân. “Đính hôn với Fred thì vô cùng tuyệt vời... nhưng tớ nghĩ tớ sẽ cảm thấy tệ hại nếu phải đính hôn với bất cứ ai khác.”
“Vậy thì thật xui xẻo cho những người còn lại, vì chỉ có mỗi một Fred trên đời này thôi,” Anne phá lên cười.
“Ôi Anne, cậu chẳng hiểu gì cả,” Diana bực bội. “Ý tớ không phải là thế... thật khó giải thích mà. Bỏ qua đi, rồi cậu sẽ hiểu, khi đến lượt cậu.”
“Chúa ban phúc lành cho cậu, Diana thương yêu nhất trần đời, giờ thì tớ hiểu rồi. Trí tưởng tượng dùng để làm gì nếu nó không thể giúp ta nhìn cuộc đời thông qua đôi mắt của người khác chứ?”
“Cậu phải làm phù dâu cho tớ, Anne ạ, cậu nhớ đấy. Hứa với tớ đi... dẫu cậu có đang ở bất cứ đâu khi tớ lập gia đình.”
“Tớ sẵn sàng đi cùng trời cuối đất nếu cần,” Anne long trọng hứa hẹn.
“Đương nhiên là còn phải đợi rất lâu,” Diana đỏ mặt. “ít nhất là ba năm... vì tớ mới mười tám, và mẹ nói không đứa con gái nào của bà có thể lấy chồng trước hai mươi mốt tuổi. Hơn nữa, cha Fred sẽ mua nông trại của Abraham Fletcher cho anh ấy, và nói là anh ấy phải trả hết hai phần ba số nợ trước khi được chuyển giao sở hữu. Nhưng ba năm cũng chẳng phải là quá nhiều cho việc chuẩn bị đồ nội thất, vì tớ chưa làm được tí đồ đạc nào coi được cả. Nhưng từ ngày mai tớ sẽ bắt tay vào việc đan khăn lót chén đĩa ngay. Myra Gillis có tới ba mươi bảy tấm khăn lót khi lấy chồng, và tớ quyết tâm mình sẽ không thua kém chị ta.”
“Tớ cho rằng không thể nào lo việc nội trợ khi chỉ có ba mươi sáu tấm khăn lót được,” Anne gật gù với nét mặt nghiêm trang nhưng ánh mắt lại lấp lánh.
Diana lộ vẻ tổn thương.
“Tớ không ngờ cậu lại lấy tớ làm trò đùa, Anne ạ,” cô trách móc.
“Bạn yêu quý ơi, tớ đâu có lấy cậu làm trò đùa,” Anne kêu lên vẻ ân hận. “Tớ chỉ trêu cậu một chút xíu thôi. Tớ biết cậu sẽ là người nội trợ bé bỏng tài giỏi nhất trên thế giới này mà. Và tớ nghĩ thật dễ thương làm sao khi cậu lo toan trước cho tổ ấm trong mơ của cậu.”
Vừa mới thốt ra từ “tổ ấm trong mơ”, Anne đã bị nó cuốn hút và bắt đầu dựng lên một tổ ấm trong mơ cho riêng mình. Đương nhiên, nam chủ nhân lý tưởng của cô phải là một quý ông da sẫm, cao ngạo và u buồn, nhưng lạ thay, bóng dáng Gilbert Blythe cũng xuất hiện trong đó, giúp cô treo tranh ảnh, sắp xếp vườn tược, làm những công việc lặt vặt khác mà một vị anh hùng cao ngạo u buồn coi là không xứng với phẩm giá của anh ta. Anne cố xóa đi hình ảnh của Gilbert trong tòa lâu đài ở Tây Ban Nha của mình, nhưng chẳng hiểu sao, bóng dáng anh vẫn cứ cương quyết ở lại. Thế là Anne vì quá bận bịu đành để mặc anh ở đó và tiếp tục theo đuổi công trình trên mây của mình một cách quyết liệt đến mức “tổ ấm trong mơ” của cô đã xây xong và trang bị đầy đủ trước khi Diana kịp lên tiếng lần nữa.
“Anne ạ, tớ nghĩ chắc cậu tức cười lắm khi thấy tớ thích Fred đến vậy trong khi anh ấy khác hẳn kiểu người mà tớ luôn nói là muốn lấy làm chồng... kiểu vừa cao vừa ốm đấy? Nhưng chẳng hiểu sao tớ không muốn Fred cao hay ốm làm gì... bởi vì, cậu không thấy sao, khi đó thì anh ấy chẳng còn là Fred nữa. Đương nhiên,” Diana ủ rũ nói tiếp, “chúng tớ sẽ trở thành một cặp vợ chồng béo ú ù u. Nhưng dù sao chăng nữa, vẫn còn hơn là một người vừa lùn vừa mập, người còn lại vừa cao vừa ốm như Morgan Sloane và vợ ông ta. Bà Lynde nói họ luôn làm bà nghĩ tới số 10 khi đi chung với nhau.”
“Ôi chao,” Anne tự nhủ vào đêm hôm đó, khi chải tóc trước tấm gương đóng khung mạ vàng, “mình mừng khi Diana hạnh phúc và thỏa mãn như vậy. Nhưng khi đến lượt mình... nếu quả thật có ngày đấy... mình ước sẽ có gì ly kỳ hồi hộp hơn cơ. Nhưng Diana cũng từng nghĩ thế đó thôi. Mình nghe cậu ấy lặp đi lặp lại rằng cậu ấy sẽ không bao giờ chịu đính hôn một cách làng nhàng không kèn không trống đâu... anh chàng phải làm điều gì đó thật tuyệt vời mới thuyết phục được cậu ấy. Nhưng cậu ấy đã thay đổi. Có lẽ mình cũng sẽ thay đổi giống cậu ấy. Nhưng mình sẽ không thế đâu... mình quyết tâm rồi. Ôi, mình nghĩ các cuộc đính hôn thật rối bời, nhất là khi chúng xảy đến với những người bạn thân thiết của mình.”
Mọi người có liên quan trong câu chuyện của cô Lavendar đều hết sức hạnh phúc. Paul Irving lao đến Chái Nhà Xanh để báo tin mừng cho Anne ngay khi ba kể cho cậu nghe.
“Em biết mình có thể tin tưởng rằng ba sẽ chọn cho em một người mẹ thứ hai thật tốt mà,” cậu tự hào. “Có được một người cha đáng tin cậy thì thật là tuyệt, cô giáo ạ. Em rất mến cô Lavendar. Bà nội cũng rất vui. Bà nói bà mừng khi ba không chọn một cô người Mỹ làm vợ thứ hai, bởi vì dẫu lần đầu ba đã chọn đúng, nhưng vận may chẳng đến hai lần. Bà Lynde nói bà ấy hết sức tán thành cuộc hôn nhân này, và nghĩ có lẽ cô Lavendar sẽ bớt đi những suy nghĩ kỳ dị để giống người bình thường, vì giờ cô ấy sắp lấy chồng rồi. Nhưng em mong là cô ấy sẽ không mất đi những ý tưởng đặc biệt của mình, cô giáo ạ, vì em rất thích những ý tưởng ấy. Và em không muốn cô ấy giống như mọi người. Chung quanh ta đã có quá đủ người bình thường rồi mà. Cô biết rõ mà, cô giáo.”
Charlotta Đệ Tứ cũng sướng mê tơi.
“Ôi, thưa cô, cô Shirley, mọi chuyện hóa ra đều thật tốt đẹp. Khi ông Irving và cô Lavendar quay lại từ tháp ngà của bọn họ, em sẽ đến Boston để sống cùng... mà em chỉ mới mười lăm tuổi đấy nhé, trong khi các chị em tới mười sáu tuổi mới được đi. Ông Irving thật tuyệt vời phải không? ông ấy tôn thờ cả mảnh đất dưới chân cô Lavendar bước, và em thỉnh thoảng cảm thấy thật xốn xang khi nhìn ánh mắt của ông ấy mỗi khi ông ấy ngắm cô Lavendar. Không sao diễn tả nổi bằng lời, thưa cô, cô Shirley. Em biết ơn chúa khủng khiếp khi họ yêu thương nhau đến vậy. Sau tất cả, đó là kết cục tốt nhất, dẫu nhiều người vẫn sống chung vui vẻ mà không có tình yêu. Em có một bà cô từng lấy chồng tới ba lần và nói rằng cô ấy kết hôn lần đầu vì tình yêu, hai lần sau chỉ là vì thuận tiện, cả ba lần cô đều hạnh phúc trừ thời điểm chồng chết. Nhưng em nghĩ cô em đã mạo hiểm, thưa cô, cô Shirley.”
“Ôi, mọi chuyện thật là lãng mạn quá,” Anne thổn thức kể cho bà Marilla vào tối hôm đó. “Nếu cháu không đi nhầm đường hôm sang nhà ông Kimball, cháu sẽ không bao giờ biết cô Lavendar, và nếu cháu không gặp cô ấy thì cháu đã không dẫn Paul theo... và em ấy sẽ không bao giờ viết thư cho ba kể về chuyến viếng thăm cô Lavendar ngay khi ông Irving chuẩn bị đi San Francisco. Ông Irving nói rằng ngay khi nhận được lá thư đó, ông lập tức quyết định nhờ người cộng sự của mình đi San Francisco để quay trở lại đây ngay, ông ấy không hề biết chút tin gì về cô Lavendar suốt mười lăm năm nay. Có người từng bảo ông ấy cô ấy sắp cưới, ông ấy cứ đinh ninh là thế nên chẳng hỏi ai về tin tức của cô ấy nữa. Và bây giờ mọi chuyện đã đi đúng hướng. Và cháu cũng giúp được một tay. Có lẽ, như bà Lynde nói, mọi việc đều được định sẵn, nó nhất định sẽ phát triển theo chiều hướng ấy. Nhưng dẫu có vậy thật, cháu cũng vui khi nghĩ mình là một công cụ của số phận. Vâng, đúng vậy, thật là lãng mạn quá chừng.”
“Bác thì chẳng thấy có gì gọi là lãng mạn lãng xẹt cả,” bà Marilla nói với giọng quả quyết. Bà nghĩ Anne hơi quá tham công tiếc việc, chẳng cần cứ ba ngày thì mất đến hai hôm phải “chạy như vịt” lên Nhà Vọng để giúp cô Lavendar, cô cháu của bà đã có quá nhiều việc phải làm để chuẩn bị đi học đại học rồi. “Ban đầu, hai người trẻ tuổi khờ khạo cãi nhau rồi dỗi hờn, sau đó Steve Irving đi sang Mỹ, sau một thời gian thì lấy vợ ở đó và hoàn toàn hạnh phúc về mọi mặt. Rồi vợ anh ta chết, chờ một khoảng thời gian cho phải phép, anh ta nghĩ muốn về nhà xem mối tình đầu có chịu chấp nhận lại mình không. Trong thời gian đó, cô nàng sống độc thân, có lẽ bởi vì chẳng ai đủ tốt chịu hỏi cưới, cuối cùng thì họ gặp lại và quyết định cưới nhau. Nào, nói cho bác biết, lãng mạn ở chỗ nào?”
“Ôi, nếu nói như bác thì chẳng có chút lãng mạn nào thật,” Anne thở hắt ra như có ai vừa dội nước lạnh vào người. “Cháu cho rằng mọi chuyện có vẻ là như thế trong văn xuôi. Nhưng nếu nhìn qua lăng kính thơ ca thì hoàn toàn khác hẳn... và cháu nghĩ mọi thứ sẽ đẹp đẽ hơn...” Anne bình tĩnh lại, mắt cô lấp lánh, má ửng hồng... “khi được nhìn qua lăng kính thơ ca.”
Bà Marilla nhìn khuôn mặt thanh xuân sáng rỡ và kiềm chế không nói thêm lời châm biếm nào nữa. Có lẽ cuối cùng bà cũng nhận ra rằng đúng như Anne nói, có “óc tưởng tượng và khả năng tiên đoán” vẫn tốt hơn... đó là khả năng bẩm sinh mà trần gian không thể ban cho hay lấy đi được... khả năng đó giúp con người có thể nhìn cuộc đời qua một lăng kính luôn biến đổi... hay là đầy tính phát lộ nhỉ?... nơi mọi vật dường như được bao phủ bởi một luồng ánh sáng thiên đường đầy vẻ mỹ lệ và tươi mới mà những người như bà và Charlotta Đệ Tứ, vốn nhìn đời qua những áng vãn xuôi khô khan, không tài nào cảm nhận được.
“Đám cưới tổ chức khi nào?” bà hỏi sau một thoáng im lặng.
“Ngày thứ Tư cuối cùng trong tháng Tám. Họ sẽ kết hôn trong vườn dưới giàn kim ngân... nơi ông Irving cầu hôn cô ấy hai mươi lăm năm về trước. Bác Marilla, điều đó quả thật là lãng mạn, dẫu được diễn đạt bằng văn xuôi. Chẳng có nhiều khách tham gia, ngoại trừ bà Irving, Paul, Gilbert, Diana, cháu và mấy người anh em họ của cô Lavendar. Rồi cô chú ấy sẽ đi chuyến tàu sáu giờ chiều để đến bờ biến Thái Bình Dương. Khi họ trở về vào mùa thu, Paul và Charlotta Đệ Tứ sẽ đến Boston sống chung với họ. Nhưng Nhà Vọng sẽ được để nguyên như cũ... đương nhiên họ sẽ bán đám gà mái và con bò, dùng ván đóng kín cửa sổ... họ sẽ trở về đó nghỉ vào mỗi mùa hè. Cháu rất vui. Mùa đông tới ở Redmond, chắc cháu sẽ đau đớn lắm nếu căn nhà đá đáng yêu ấy bị tước sạch hết mọi đồ đạc, phòng ốc bỏ hoang... hay tệ hơn, có những người lạ sống trong đó. Nhưng giờ thì cháu có thế nhớ về nó đúng như nó hiện giờ, vui vẻ chờ đợi cuộc sống và nụ cười mà mùa hè sẽ mang lại.”
Trên thế giới này có nhiều tình yêu lãng mạn hơn những gì đang xảy ra với hai người trung niên đang yêu trong căn nhà đá. Anne tình cờ bắt gặp một mối tình lãng mạn khác vào một buổi chiều khi theo lối mòn trong rừng xuyên qua dốc Vườn Quả tiến vào vườn nhà Barry. Diana Barry và Fred Wright đang đứng dưới cây liễu cổ thụ. Diana tựa vào thân cây màu xám, hàng mi chấp chới phía trên đôi má ửng đỏ. Một tay của cô nằm trong tay Fredf anh đang đứng cúi mặt sát vào cô, thì thầm gì đó bằng một giọng trầm tha thiết. Vào giây phút thần tiên đó, trên thế giới như chẳng còn ai khác ngoại trừ bọn họ, vì vậy chẳng ai nhìn thấy Anne. Anne sững sờ nhìn họ một thoáng, hiểu ra rồi lặng lẽ quay vào khu rừng linh sam, không dừng bước cho tới khi vào đến căn phòng trên gác của mình, ở đó, cô thở hổn hển ngồi xuống bên cửa sổ và cố gắng ổn định lại những suy nghĩ rối bời của mình.
“Diana và Fred yêu nhau,” cô thở gấp. “ôi, họ dường như đã quá... quá... quá sức trưởng thành rồi.”
Dạo gần đây, Anne cũng nghi ngờ rằng Diana đã quyết định bỏ rơi giấc mơ thuở nhỏ về người anh hùng u buồn kiểu Byron. Nhưng “mắt thấy bằng mấy tai nghe”, huống gì lúc trước Anne chỉ sinh nghi mà thôi, giờ thì cô gần như là bị sốc nặng khi thấy điều mình e sợ trở thành sự thật. Tiếp theo đó là một cảm giác lạ kỳ, có chút cô đơn... cứ như, bằng một cách nào đó, Diana đã bước tiếp vào một thế giới mới, đóng lại cánh cửa sau lưng, để Anne ở bên ngoài.
“Mọi thứ thay đổi quá nhanh khiến mình phát sợ,” Anne nghĩ bụng với chút tủi thân. “Và mình e là chuyện này sẽ khiến mình và Diana trở nên có chút xa cách. Chắc là mình chẳng thể kể cho cậu ấy mọi bí mật của mình được nữa... cậu ấy có thể mách vởi Fred. Mà cậu ấy thấy gì ở Fred chứ? Anh ta dễ thương vui tính... nhưng chỉ là Fred Wright thôi.”
Đó luôn là một câu hỏi rất khó trả lời... một người thấy cái gì hay ở một người khác? Nhưng dù sao thì như vậy cũng là may, vì nếu mọi người đều có sở thích giống nhau... à, trong trường hợp đó, thì “Ai cũng muốn mụ vợ của tôi” như ông già người da đỏ nói vậy. Rõ ràng là Diana có nhìn thấy cái gì đó hay ho ở Fred Wright, dẫu đôi mắt của Anne có thể không phát hiện ra được. Chiều hôm sau, Diana ghé sang Chái Nhà Xanh, một cô gái trẻ e thẹn trầm ngâm, và kể cho Anne toàn bộ câu chuyện trong căn phòng chái Đông được ánh tà dương bao bọc. Cả hai cô gái òa lên khóc, ôm hôn nhau rồi phá lên cười.
“Tớ hạnh phúc quá,” Diana nói, “nhưng thật là kỳ cục khi nghĩ rằng tớ đã đính hôn.”
“Cảm giác đính hôn như thế nào?” Anne tò mò.
“À, điều đó phụ thuộc vào người mà cậu đính ước,” Diana nói với vẻ biết tuốt kênh kiệu của những người đã đính hôn trước những người còn độc thân. “Đính hôn với Fred thì vô cùng tuyệt vời... nhưng tớ nghĩ tớ sẽ cảm thấy tệ hại nếu phải đính hôn với bất cứ ai khác.”
“Vậy thì thật xui xẻo cho những người còn lại, vì chỉ có mỗi một Fred trên đời này thôi,” Anne phá lên cười.
“Ôi Anne, cậu chẳng hiểu gì cả,” Diana bực bội. “Ý tớ không phải là thế... thật khó giải thích mà. Bỏ qua đi, rồi cậu sẽ hiểu, khi đến lượt cậu.”
“Chúa ban phúc lành cho cậu, Diana thương yêu nhất trần đời, giờ thì tớ hiểu rồi. Trí tưởng tượng dùng để làm gì nếu nó không thể giúp ta nhìn cuộc đời thông qua đôi mắt của người khác chứ?”
“Cậu phải làm phù dâu cho tớ, Anne ạ, cậu nhớ đấy. Hứa với tớ đi... dẫu cậu có đang ở bất cứ đâu khi tớ lập gia đình.”
“Tớ sẵn sàng đi cùng trời cuối đất nếu cần,” Anne long trọng hứa hẹn.
“Đương nhiên là còn phải đợi rất lâu,” Diana đỏ mặt. “ít nhất là ba năm... vì tớ mới mười tám, và mẹ nói không đứa con gái nào của bà có thể lấy chồng trước hai mươi mốt tuổi. Hơn nữa, cha Fred sẽ mua nông trại của Abraham Fletcher cho anh ấy, và nói là anh ấy phải trả hết hai phần ba số nợ trước khi được chuyển giao sở hữu. Nhưng ba năm cũng chẳng phải là quá nhiều cho việc chuẩn bị đồ nội thất, vì tớ chưa làm được tí đồ đạc nào coi được cả. Nhưng từ ngày mai tớ sẽ bắt tay vào việc đan khăn lót chén đĩa ngay. Myra Gillis có tới ba mươi bảy tấm khăn lót khi lấy chồng, và tớ quyết tâm mình sẽ không thua kém chị ta.”
“Tớ cho rằng không thể nào lo việc nội trợ khi chỉ có ba mươi sáu tấm khăn lót được,” Anne gật gù với nét mặt nghiêm trang nhưng ánh mắt lại lấp lánh.
Diana lộ vẻ tổn thương.
“Tớ không ngờ cậu lại lấy tớ làm trò đùa, Anne ạ,” cô trách móc.
“Bạn yêu quý ơi, tớ đâu có lấy cậu làm trò đùa,” Anne kêu lên vẻ ân hận. “Tớ chỉ trêu cậu một chút xíu thôi. Tớ biết cậu sẽ là người nội trợ bé bỏng tài giỏi nhất trên thế giới này mà. Và tớ nghĩ thật dễ thương làm sao khi cậu lo toan trước cho tổ ấm trong mơ của cậu.”
Vừa mới thốt ra từ “tổ ấm trong mơ”, Anne đã bị nó cuốn hút và bắt đầu dựng lên một tổ ấm trong mơ cho riêng mình. Đương nhiên, nam chủ nhân lý tưởng của cô phải là một quý ông da sẫm, cao ngạo và u buồn, nhưng lạ thay, bóng dáng Gilbert Blythe cũng xuất hiện trong đó, giúp cô treo tranh ảnh, sắp xếp vườn tược, làm những công việc lặt vặt khác mà một vị anh hùng cao ngạo u buồn coi là không xứng với phẩm giá của anh ta. Anne cố xóa đi hình ảnh của Gilbert trong tòa lâu đài ở Tây Ban Nha của mình, nhưng chẳng hiểu sao, bóng dáng anh vẫn cứ cương quyết ở lại. Thế là Anne vì quá bận bịu đành để mặc anh ở đó và tiếp tục theo đuổi công trình trên mây của mình một cách quyết liệt đến mức “tổ ấm trong mơ” của cô đã xây xong và trang bị đầy đủ trước khi Diana kịp lên tiếng lần nữa.
“Anne ạ, tớ nghĩ chắc cậu tức cười lắm khi thấy tớ thích Fred đến vậy trong khi anh ấy khác hẳn kiểu người mà tớ luôn nói là muốn lấy làm chồng... kiểu vừa cao vừa ốm đấy? Nhưng chẳng hiểu sao tớ không muốn Fred cao hay ốm làm gì... bởi vì, cậu không thấy sao, khi đó thì anh ấy chẳng còn là Fred nữa. Đương nhiên,” Diana ủ rũ nói tiếp, “chúng tớ sẽ trở thành một cặp vợ chồng béo ú ù u. Nhưng dù sao chăng nữa, vẫn còn hơn là một người vừa lùn vừa mập, người còn lại vừa cao vừa ốm như Morgan Sloane và vợ ông ta. Bà Lynde nói họ luôn làm bà nghĩ tới số 10 khi đi chung với nhau.”
“Ôi chao,” Anne tự nhủ vào đêm hôm đó, khi chải tóc trước tấm gương đóng khung mạ vàng, “mình mừng khi Diana hạnh phúc và thỏa mãn như vậy. Nhưng khi đến lượt mình... nếu quả thật có ngày đấy... mình ước sẽ có gì ly kỳ hồi hộp hơn cơ. Nhưng Diana cũng từng nghĩ thế đó thôi. Mình nghe cậu ấy lặp đi lặp lại rằng cậu ấy sẽ không bao giờ chịu đính hôn một cách làng nhàng không kèn không trống đâu... anh chàng phải làm điều gì đó thật tuyệt vời mới thuyết phục được cậu ấy. Nhưng cậu ấy đã thay đổi. Có lẽ mình cũng sẽ thay đổi giống cậu ấy. Nhưng mình sẽ không thế đâu... mình quyết tâm rồi. Ôi, mình nghĩ các cuộc đính hôn thật rối bời, nhất là khi chúng xảy đến với những người bạn thân thiết của mình.”
Tác giả :
Lucy Maud Montgomery