Anne Tóc Đỏ Làng Avonlea
Chương 23: Chuyện Tình của Cô Lavendar
“Cháu định chiều nay sẽ đi bộ đến Nhà Vọng,” Anne nói vào một buổi trưa thứ Sáu tháng Mười hai.
“Có vẻ như tuyết sắp rơi đấy,” bà Marilla băn khoăn.
“Cháu sẽ đến nơi trước khi tuyết xuống, và cháu định ở lại cả đêm. Diana không đi được vì có khách đến, và cháu chắc tối nay cô Lavendar sẽ rất ngóng cháu. Đã hai tuần rồi cháu không ghé qua.”
Kể từ ngày tháng Mười đó, Anne rất thường đến thăm Nhà Vọng. Thỉnh thoảng cô và Diana đánh xe đi, thỉnh thoảng họ đi bộ băng qua rừng. Khi Diana không đi được, Anne đi một mình. Giữa cô và cô Lavendar đã bừng nở một tình bạn nhiệt thành và hữu ích chỉ có thể có giữa một phụ nữ vẫn giữ được sự tươi mới của tuổi thanh xuân trong trái tim và tâm hồn cùng một cô gái có trí tưởng tượng và trực giác mạnh mẽ thay cho bề dày kinh nghiệm. Cuối cùng Anne cũng tìm được một “tri âm” thực sự, đồng thời Anne và Diana bước vào cuộc đời cô quạnh lẻ loi của cô Lavendar, đem theo niềm vui và niềm hứng khởi lành mạnh của cuộc sống bên ngoài, bởi từ lâu cô đã không còn giữ lại mối liên hệ gì với “thế giới lãng quên và bị lăng quên” nữa. Nhờ có bọn họ, căn nhà đá nhỏ xinh tràn đầy bầu không khí trẻ trung và sống động. Charlotta Đệ Tứ luôn chào đón họ với nụ cười rộng nhất của mình... và nụ cười của Charlotta lúc nào cũng rộng đến đáng sợ... cô bé yêu quý họ vì cô chủ kính yêu và cũng vì chính bản thân họ. Chưa bao giờ có nhiều “trò đùa tinh nghịch” diễn ra trong ngồi nhà đá như vào mùa thu nấn ná tươi đẹp năm đó, tháng Mười một tựa như tháng Mười lặp lại lần thứ hai, và ngay cả tháng Chạp cũng ngập tràn ánh nắng và hào quang của mùa hè.
Nhưng vào ngày đặc biệt này, dường như chợt nhớ ra mùa đông đã đến, tháng Chạp trở nên buồn chán ủ ê, gió ngưng đọng như đang chờ đợi những bông tuyết sắp rơi. Dù sao chăng nữa, Anne vẫn vui vẻ tận hưởng chuyến đi bộ xuyên qua mê cung rừng sồi xám xịt khổng lồ, dẫu đi một mình nhưng cô chẳng bao giờ cảm thấy cô độc cả; trí tưởng tượng lấp đầy lối đi của cô bằng những người bạn đồng hành vui vẻ, và cô giả vờ trò chuyện vui nhộn với bọn họ, còn dí dỏm và thú vị hơn trong đời thực, khi người đối thoại thỉnh thoảng lại không được hợp ý như mong đợi. Trong một tập hợp “ảo như thật” gồm những linh hồn được lựa chọn kỹ lưỡng, mọi người luôn nói đúng điều ta muốn họ nói, và vì vậy, ta có cơ hội nói lên đúng điều mà ta muốn nói ra. Vây quanh bởi những người bạn vô hình, Anne băng qua khu rừng đến lối đi linh sam ngay khi những bông tuyết lớn mềm mại bắt đầu phất phơ rơi xuống.
Ở khúc quanh đầu tiên, cô bắt gặp cô Lavendar đang đứng dưới một cây linh sam lớn cành lá xum xuê. Cô Lavendar mặc bộ váy màu đỏ sẫm ấm áp, đầu và vai quấn khăn choàng lụa màu xám bạc.
“Cô trông như nữ hoàng của các nàng tiên trong rừnglinh sam,” Anne vui vẻ cất tiếng gọi.
“Tôi biết tối nay cháu sẽ tới mà Anne,” cô Lavendar chạy vội tới. “Và tôi vui mừng gấp đôi bình thường, vì Charlotta Đệ Tứ không có nhà. Mẹ cô bé bị bệnh nên cô bé phải về nhà tối nay. Nếu cháu không tới thì chắc tôi sẽ cô đơn lắm... những giấc mơ và tiếng vọng không đủ để bầu bạn với tôi. ôi, Anne, cháu đẹp quá,” cô đột nhiên kêu lên, ngẩng nhìn cô gái cao thanh mảnh với khuôn mặt ửng hồng sau chuyến đi bộ dài. “Đẹp và trẻ trung quá! Mười bảy tuổi thật tuyệt vời, phải không cháu? Tôi thật ghen tỵ với cháu,” cô Lavendar thẳng thắn.
“Nhưng tâm hồn cô cũng chỉ mới mười bảy tuổi mà,” Anne mỉm cười.
“Không, tôi già rồi... hay đúng hơn là đứng tuổi, nghe còn tệ hại hơn thế,” cô Lavendar thở dài. “Thỉnh thoảng tôi có thể giả vờ là mình chưa già, nhưng những lúc còn lại thì tôi ý thức rồ điều đó. Và tôi không thể dễ dàng chấp nhận như nhiều phụ nữ từng làm được. Hiện giờ tôi vẫn còn không cam lòng chẳng khác gì khi mới phát hiện sợi tóc bạc đầu tiên. Này, Anne, đừng làm ra vẻ như đang thấu hiểu nữa. Mười bảy tuổi không thể hiểu được đâu. Bây giờ tôi sẽ giả vờ là mình cũng mười bảy tuổi, tôi có thể làm được khi cháu có mặt ở đây. Cháu lúc nào cũng mang lại tuổi thanh xuân trong lòng bàn tay cứ như một món quà vậy. Chúng ta sẽ có một buổi tối vui vẻ. Uống trà trước đã... cháu muốn dùng trà với món gì nào? Chúng ta sẽ ăn bất cứ thứ gì cháu thích. Hãy nghĩ đến món gì đó ngon lành nhưng không dễ tiêu hóa đi.”
Tối hôm đó, những tràng cười lanh lảnh vui tươi tràn ngập căn nhà đá nhỏ bé. Nấu ăn, đánh chén, làm kẹo, cười đùa và “giả vờ”, rõ ràng cô Lavendar và Anne cư xử chẳng phù hợp chút nào với phẩm giá của một phụ nữ độc thân bốn mươi lăm tuổi và một cô giáo làng nghiêm trang. Và rồi khi đã mệt mỏi, họ ngồi xuống tấm thảm trước lò sưởi phòng khách, căn phòng chỉ được thắp sáng bởi ánh lửa dịu dàng và phảng phất mùi thơm ngọt ngào tỏa ra từ lọ hoa hồng mở nắp của cô Lavendar trên bệ lò sưởi. Gió bắt đầu nổi lên, thở dài và gào rú quanh mái hiên, tuyết nhẹ nhàng va vào cửa sổ cứ như hàng trăm yêu tinh tuyết đang gõ cửa xin vào.
“Tôi rất vui khi có cháu ở đây, Anne ạ,” cô Lavendar nhấm nháp thanh kẹo của mình. “Nếu không có cháu, tôi sẽ buồn lắm đấy... buồn hiu... buồn quạnh. Thật tuyệt khi mơ mộng với tưởng tượng vào ban ngày dưới ánh mặt trời, nhưng khi bóng đêm và bão táp kéo tới, chúng không khiến ta thỏa mãn được nữa. Khi ấy những thứ có thật trở nên cần thiết hơn. Nhưng cháu không hiểu đâu... mười bảy tuổi chẳng bao giờ hiếu được. Thuở mười bảy tuổi, mơ mộng là đủ lắm rồi, vì cháu biết thực tế đang chờ đợi mình phía trước. Khi tôi mười bảy, Anne ạ, tôi không nghĩ rằng ở tuổi bốn lăm, tôi chỉ là một cô gái già tóc bạc, chẳng có gì khác ngoài những giấc mơ trong đời.”
“Nhưng cô đâu phải là gái già,” Anne mỉm cười nhìn vào đôi mắt nâu sẫm khát khao của cô Lavendar. “Gái già là bẩm sinh... ta không thể trở thành gái già được.”
“Một số người sinh ra đã là gái già, một số chấp nhận cuộc sống độc thân, và một số bị buộc phải sống độc thân,” cô Lavendar nhại lại một cách châm biếm.
“Vậy thì cô là người chấp nhận cuộc sống độc thân rồi,”An ne phá lên cười, “Và cô đã làm rất tuyệt đến mức nếu mỗi cô gái già đều được như cô thì gái già sẽ trở thành mốt mất, cháu nghĩ thế.”
“Tôi luôn muốn làm mọi chuyện ở mức tốt nhất có thể,” cô Lavendar trầm tư, “Và vì tôi phải là gái già, tôi quyết tâm phải trở thành một cô gái già hết sức dễ thương. Nhiều người nói tôi kỳ quặc, nhưng đó chỉ vì tôi làm gái già theo cách riêng của tôi và không chịu bước theo lối mòn truyền thống. Anne, có ai kể cho cháu nghe chuyện giữa Stephen Irving và tôi không?”
“Có ạ,” Anne thành thật, “cháu nghe nói cô và ông ấy từng đính hôn.”
“Đúng vậy... hai mươi lăm năm trước... cả đời người. Và chúng tôi định sẽ cưới nhau vào mùa xuân năm sau đó. Tôi đã may áo cưới, dẫu chẳng ai ngoài mẹ tôi và Stephen biết được điều đó. Chúng tôi dường như đã đính hôn với nhau cả cuộc đời rồi, có thể nói như vậy. Khi Stephen còn nhỏ, mẹ anh ấy đưa anh ấy đi cùng mỗi khi đến thăm mẹ tôi; lần thứ hai đến chơi... anh ấy chín tuổi còn tôi sáu tuổi... ở trong vườn anh ấy bảo tôi rằng anh ấy quyết tâm cưới tôi khi lớn lên. Tôi nhớ mình đã nói 'cám ơn'; và khi anh ấy đi rồi, tôi nghiêm túc bảo mẹ mình rằng tôi nhẹ nhõm cả người vì không còn sợ sẽ trở thành một cô gái già nữa. Ôi, người mẹ tội nghiệp của tôi đã phá lên cười giòn giã!”
“Rồi chuyện gì đã xảy ra?” Anne như dừng thở.
“Chúng tôi cãi nhau về một chuyện ngốc nghếch tầm thường ngớ ngẩn. Tầm thường tới mức, cháu tin không, tôi còn không nhớ nó đã bắt đầu thế nào. Tôi chẳng biết ai mới là người có lỗi nhiều hơn. Stephen là người bắt đầu cuộc cãi vã, nhưng có lẽ tôi đã kích động anh ấy bằng những lời ngu ngốc của mình. Cháu biết đấy, anh ấy có một vài đối thủ cạnh tranh. Tôi tự phụ, thích làm đỏm và muốn trêu anh ấy một chút. Anh ấy lại là một người đàn ông nhạy cảm dễ kích động. Và thế là chúng tôi giận dữ chia tay nhau. Nhưng tôi nghĩ mọi chuyện sẽ ổn thôi, và lẽ ra mọi chuyện đã ổn nếu Stephen không quay lại quá sớm. Anne thân yêu, tôi lấy làm tiếc phải nói rằng”... cô Lavendar hạ giọng như là sắp thú nhận tội giết người, “tôi là một người giận dai khủng khiếp, ồ, cháu đừng cười... đó là sự thật. Tôi rất hay dỗi, và Stephen quay lại khi tôi vẫn chưa nguôi cơn giận. Tôi không thèm nghe anh ấy, không chịu tha thứ cho anh ấy, vì vậy anh ấy đã ra đi vĩnh viễn. Anh ấy quá kiêu hãnh để quay lại van xin. Và rồi tôi giận vì anh ấy không chịu đến. Lẽ ra tôi nên nhắn cho anh ấy, nhưng tôi không thể hạ mình làm thế. Tôi cũng kiêu hãnh như anh ấy vậy... kiêu hãnh và giận dai là một sự kết hợp tồi tệ, Anne ạ. Nhưng tôi chẳng thể đem lòng thương bất cứ ai khác, mà tôi cũng chẳng muốn làm thế. Tôi biết tôi thà làm gái già một nghìn năm còn hơn là cưới bất kỳ ai không phải Stephen Irving. ôi, mọi chuyện giờ chẳng khác gì một giấc mơ. Cháu nhìn có vẻ cảm thông quá, Anne ạ... cảm thông đúng kiểu chỉ mười bảy tuổi mới có được. Nhưng đừng làm quá nhé. Tôi thực sự rất hạnh phúc và hài lòng về bản thân, mặc dù trái tim tôi tan vỡ. Tim tôi đã tan vỡ, nếu một trái tim có thể tan vỡ thật, khi tôi hiểu ra Stephen Irving sẽ không quay trở lại. Nhưng Anne ơi, một trái tim tan vỡ trong đời thực không đáng sợ bằng một nửa như trong tiểu thuyết đâu. Nó khá giống như một chiếc răng sâu... dẫu cháu không cho rằng cách ví von ấy lãng mạn tí nào. Thỉnh thoảng nó lại đau nhói từng cơn và khiến cháu mất ngủ, nhưng giữa những cơn đau đó, nó vẫn để cháu tận hưởng cuộc sống, những giấc mơ, tiếng vọng và kẹo đậu phộng cứ như chẳng có gì đáng kể. Và giờ thì cháu có vẻ thất vọng rồi. Cháu nghĩ tôi chẳng thú vị bằng một nửa so với năm phút trước đây, khi cháu cho rằng tôi luôn là nạn nhân của một quá khứ đau thương dũng cảm nép mình dưới nụ cười mạnh mẽ. Đó là điều tồi tệ nhất... hay cũng là điều tốt đẹp nhất... của đời thực, Anne ạ. Nó sẽ không làm cháu tuyệt vọng. Nó cứ liên tục cố gắng làm cháu cảm thấy dễ chịu... và thành công... ngay cả khi cháu quyết trở nên buồn bã một cách lãng mạn. Thanh kẹo này ngon tuyệt phải không? Tôi đã ăn quá nhiều rồi nhưng tôi cứ mặc kệ.”
Sau một khoảng lặng ngắn, cô Lavendar đột ngột lên tiếng,
“Tôi bị sốc khi nghe về con trai của Stephen ngày đầu tiên cháu đến đây, Anne ạ. Từ đó đến nay, tôi vẫn chưa thể nhắc đến thằng bé với cháu, nhưng tôi luôn muốn biết tất cả mọi chuyện về thằng bé ấy. Nó là người thế nào?”
“Cậu bé ấy là đứa trẻ đáng yêu ngọt ngào nhất mà cháu biết, cô Lavendar ạ... và cậu bé cũng hay tưởng tượng nhiều thứ, cũng như cô cháu mình vậy.”
“Tôi rất mong được gặp thằng bé,” cô Lavendar khẽ thốt, như đang tự nói với mình. “Tôi tự hỏi liệu thằng bé có giống như cậu bé trong mơ sống với tôi ở đây không... cậu bé trong mơ của tôi.”
“Nếu cô muốn gặp Paul thì lúc nào đó cháu sẽ dẫn cậu bé tới cùng,” Anne nói.
“Tôi muốn chứ... nhưng đừng nhanh quá nhé. Để tôi làm quen với suy nghĩ đó đã. Có thể việc gặp Paul sẽ đau đớn nhiều hơn vui vẻ... lỡ thằng bé quá giống Stephen... hay lỡ thằng bé không đủ giống anh ấy. Một tháng nữa cháu hãy dẫn cậu bé lại nhé.”
Theo đó, một tháng sau, Anne và Paul đi bộ băng rừng tới căn nhà đá và gặp cô Lavendar đang thơ thẩn trên lối đi. Cô không ngờ là họ tới lúc đó, và mặt cô tái nhợt đi.
“Vậy đây là con trai Stephen,” cô Lavendar thì thào, cầm lấy tay Paul và quan sát cậu trong khi cậu đứng đó, đẹp trai và ngây thơ trong bộ áo choàng và mũ lông bé nhỏ bảnh bao. “Thằng... thằng bé rất giống cha.”
“Ai cũng nói cháu giống ba như tạc,” Paul thoải mái công nhận.
Anne thở ra một hơi nhẹ nhõm khi quan sát cảnh gặp gỡ này. Cô nhận ra cô Lavendar và Paul đã “hợp” nhau ngay và sẽ không có sự gò bó hay miễn cưỡng nào giữa bọn họ. Cô Lavendar là một người rất khéo léo, dẫu ưa thích mơ mộng và lãng mạn, và sau giây phút thất thần ngắn ngủi đầu tiên, cô giấu đi cảm xúc của mình và vui vẻ chơi đùa với Paul một cách tự nhiên cứ như cậu chỉ là con của một người quen bất kỳ đến thăm cô. Họ có một buổi chiều tuyệt vời bên nhau cùng một bữa đại tiệc toàn những món béo ngậy thay cho bữa tối, nếu bà Irving biết được thì sẽ giơ tay kinh hãi vì cho rằng những món ăn đó sẽ hủy diệt hệ tiêu hóa của Paul mãi mãi.
“Hãy đến lần nữa nhé, chàng trai,” cô Lavendar bắt tay từ biệt Paul.
“Nếu cô muốn thì cô có thể hôn cháu,” Paul nghiêm túc nói.
Cô Lavendar cúi xuống hôn cậu.
“Vì sao cháu biết cô muốn hôn cháu?” cô khẽ hỏi.
“Bởi vì cách cô nhìn cháu hệt như mẹ cháu từng nhìn khi mẹ muốn hôn cháu. Nói chung cháu không thích hôn hít. Bọn con trai là vậy. Cô biết đấy, cô Lewis. Nhưng cháu nghĩ cháu cũng thích cô hôn cháu. Và đương nhiên cháu sẽ đến thăm cô nữa. Cháu nghĩ cháu muốn cô trở thành một người bạn đặc biệt của cháu, nếu cô không phản đối.”
“Cô... cô không nghĩ là mình sẽ phản đối,” cô Lavendar đáp rồi quay lưng bước vội vào nhà. Nhưng một lát sau đó; cô đã đứng bên cửa sổ vẫy tay cười chào tạm biệt họ.
“Em thích cô Lavendar,” Paul tuyên bố khi họ đi bộ qua rừng sồi. “Em thích cách cô ấy nhìn em, thích căn nhà đá và thích cả Charlotta Đệ Tứ nữa. Em ước bà nội Irving có Charlotta Đệ Tứ thay vì Mary Joe. Em chắc là Charlotta Đệ Tứ sẽ không nghĩ em bị tâm thần khi nghe em kể về những suy nghĩ của mình. Bữa trà hôm nay thật tuyệt vời, phải không cô giáo? Bà nội nói một cậu bé không nên suy nghĩ nhiều về thức ăn, nhưng thỉnh thoảng điều đó không thể tránh được khi cậu ta đang đói ngấu. Cô hiểu mà, cô giáo. Em không cho rằng cô Lavendar sẽ ép một cậu bé ăn cháo vào buổi sáng nếu cậu ta không muốn. Cô ấy sẽ làm những thức ngon mà cậu ta thích. Nhưng đương nhiên”... Paul luôn là một cậu bé công bằng... “như vậy thì sẽ không tốt lắm cho cậu ta. Nhưng dù sao thì thỉnh thoảng thay đổi chút cũng tốt, cô giáo ạ. Cô biết mà.”
“Có vẻ như tuyết sắp rơi đấy,” bà Marilla băn khoăn.
“Cháu sẽ đến nơi trước khi tuyết xuống, và cháu định ở lại cả đêm. Diana không đi được vì có khách đến, và cháu chắc tối nay cô Lavendar sẽ rất ngóng cháu. Đã hai tuần rồi cháu không ghé qua.”
Kể từ ngày tháng Mười đó, Anne rất thường đến thăm Nhà Vọng. Thỉnh thoảng cô và Diana đánh xe đi, thỉnh thoảng họ đi bộ băng qua rừng. Khi Diana không đi được, Anne đi một mình. Giữa cô và cô Lavendar đã bừng nở một tình bạn nhiệt thành và hữu ích chỉ có thể có giữa một phụ nữ vẫn giữ được sự tươi mới của tuổi thanh xuân trong trái tim và tâm hồn cùng một cô gái có trí tưởng tượng và trực giác mạnh mẽ thay cho bề dày kinh nghiệm. Cuối cùng Anne cũng tìm được một “tri âm” thực sự, đồng thời Anne và Diana bước vào cuộc đời cô quạnh lẻ loi của cô Lavendar, đem theo niềm vui và niềm hứng khởi lành mạnh của cuộc sống bên ngoài, bởi từ lâu cô đã không còn giữ lại mối liên hệ gì với “thế giới lãng quên và bị lăng quên” nữa. Nhờ có bọn họ, căn nhà đá nhỏ xinh tràn đầy bầu không khí trẻ trung và sống động. Charlotta Đệ Tứ luôn chào đón họ với nụ cười rộng nhất của mình... và nụ cười của Charlotta lúc nào cũng rộng đến đáng sợ... cô bé yêu quý họ vì cô chủ kính yêu và cũng vì chính bản thân họ. Chưa bao giờ có nhiều “trò đùa tinh nghịch” diễn ra trong ngồi nhà đá như vào mùa thu nấn ná tươi đẹp năm đó, tháng Mười một tựa như tháng Mười lặp lại lần thứ hai, và ngay cả tháng Chạp cũng ngập tràn ánh nắng và hào quang của mùa hè.
Nhưng vào ngày đặc biệt này, dường như chợt nhớ ra mùa đông đã đến, tháng Chạp trở nên buồn chán ủ ê, gió ngưng đọng như đang chờ đợi những bông tuyết sắp rơi. Dù sao chăng nữa, Anne vẫn vui vẻ tận hưởng chuyến đi bộ xuyên qua mê cung rừng sồi xám xịt khổng lồ, dẫu đi một mình nhưng cô chẳng bao giờ cảm thấy cô độc cả; trí tưởng tượng lấp đầy lối đi của cô bằng những người bạn đồng hành vui vẻ, và cô giả vờ trò chuyện vui nhộn với bọn họ, còn dí dỏm và thú vị hơn trong đời thực, khi người đối thoại thỉnh thoảng lại không được hợp ý như mong đợi. Trong một tập hợp “ảo như thật” gồm những linh hồn được lựa chọn kỹ lưỡng, mọi người luôn nói đúng điều ta muốn họ nói, và vì vậy, ta có cơ hội nói lên đúng điều mà ta muốn nói ra. Vây quanh bởi những người bạn vô hình, Anne băng qua khu rừng đến lối đi linh sam ngay khi những bông tuyết lớn mềm mại bắt đầu phất phơ rơi xuống.
Ở khúc quanh đầu tiên, cô bắt gặp cô Lavendar đang đứng dưới một cây linh sam lớn cành lá xum xuê. Cô Lavendar mặc bộ váy màu đỏ sẫm ấm áp, đầu và vai quấn khăn choàng lụa màu xám bạc.
“Cô trông như nữ hoàng của các nàng tiên trong rừnglinh sam,” Anne vui vẻ cất tiếng gọi.
“Tôi biết tối nay cháu sẽ tới mà Anne,” cô Lavendar chạy vội tới. “Và tôi vui mừng gấp đôi bình thường, vì Charlotta Đệ Tứ không có nhà. Mẹ cô bé bị bệnh nên cô bé phải về nhà tối nay. Nếu cháu không tới thì chắc tôi sẽ cô đơn lắm... những giấc mơ và tiếng vọng không đủ để bầu bạn với tôi. ôi, Anne, cháu đẹp quá,” cô đột nhiên kêu lên, ngẩng nhìn cô gái cao thanh mảnh với khuôn mặt ửng hồng sau chuyến đi bộ dài. “Đẹp và trẻ trung quá! Mười bảy tuổi thật tuyệt vời, phải không cháu? Tôi thật ghen tỵ với cháu,” cô Lavendar thẳng thắn.
“Nhưng tâm hồn cô cũng chỉ mới mười bảy tuổi mà,” Anne mỉm cười.
“Không, tôi già rồi... hay đúng hơn là đứng tuổi, nghe còn tệ hại hơn thế,” cô Lavendar thở dài. “Thỉnh thoảng tôi có thể giả vờ là mình chưa già, nhưng những lúc còn lại thì tôi ý thức rồ điều đó. Và tôi không thể dễ dàng chấp nhận như nhiều phụ nữ từng làm được. Hiện giờ tôi vẫn còn không cam lòng chẳng khác gì khi mới phát hiện sợi tóc bạc đầu tiên. Này, Anne, đừng làm ra vẻ như đang thấu hiểu nữa. Mười bảy tuổi không thể hiểu được đâu. Bây giờ tôi sẽ giả vờ là mình cũng mười bảy tuổi, tôi có thể làm được khi cháu có mặt ở đây. Cháu lúc nào cũng mang lại tuổi thanh xuân trong lòng bàn tay cứ như một món quà vậy. Chúng ta sẽ có một buổi tối vui vẻ. Uống trà trước đã... cháu muốn dùng trà với món gì nào? Chúng ta sẽ ăn bất cứ thứ gì cháu thích. Hãy nghĩ đến món gì đó ngon lành nhưng không dễ tiêu hóa đi.”
Tối hôm đó, những tràng cười lanh lảnh vui tươi tràn ngập căn nhà đá nhỏ bé. Nấu ăn, đánh chén, làm kẹo, cười đùa và “giả vờ”, rõ ràng cô Lavendar và Anne cư xử chẳng phù hợp chút nào với phẩm giá của một phụ nữ độc thân bốn mươi lăm tuổi và một cô giáo làng nghiêm trang. Và rồi khi đã mệt mỏi, họ ngồi xuống tấm thảm trước lò sưởi phòng khách, căn phòng chỉ được thắp sáng bởi ánh lửa dịu dàng và phảng phất mùi thơm ngọt ngào tỏa ra từ lọ hoa hồng mở nắp của cô Lavendar trên bệ lò sưởi. Gió bắt đầu nổi lên, thở dài và gào rú quanh mái hiên, tuyết nhẹ nhàng va vào cửa sổ cứ như hàng trăm yêu tinh tuyết đang gõ cửa xin vào.
“Tôi rất vui khi có cháu ở đây, Anne ạ,” cô Lavendar nhấm nháp thanh kẹo của mình. “Nếu không có cháu, tôi sẽ buồn lắm đấy... buồn hiu... buồn quạnh. Thật tuyệt khi mơ mộng với tưởng tượng vào ban ngày dưới ánh mặt trời, nhưng khi bóng đêm và bão táp kéo tới, chúng không khiến ta thỏa mãn được nữa. Khi ấy những thứ có thật trở nên cần thiết hơn. Nhưng cháu không hiểu đâu... mười bảy tuổi chẳng bao giờ hiếu được. Thuở mười bảy tuổi, mơ mộng là đủ lắm rồi, vì cháu biết thực tế đang chờ đợi mình phía trước. Khi tôi mười bảy, Anne ạ, tôi không nghĩ rằng ở tuổi bốn lăm, tôi chỉ là một cô gái già tóc bạc, chẳng có gì khác ngoài những giấc mơ trong đời.”
“Nhưng cô đâu phải là gái già,” Anne mỉm cười nhìn vào đôi mắt nâu sẫm khát khao của cô Lavendar. “Gái già là bẩm sinh... ta không thể trở thành gái già được.”
“Một số người sinh ra đã là gái già, một số chấp nhận cuộc sống độc thân, và một số bị buộc phải sống độc thân,” cô Lavendar nhại lại một cách châm biếm.
“Vậy thì cô là người chấp nhận cuộc sống độc thân rồi,”An ne phá lên cười, “Và cô đã làm rất tuyệt đến mức nếu mỗi cô gái già đều được như cô thì gái già sẽ trở thành mốt mất, cháu nghĩ thế.”
“Tôi luôn muốn làm mọi chuyện ở mức tốt nhất có thể,” cô Lavendar trầm tư, “Và vì tôi phải là gái già, tôi quyết tâm phải trở thành một cô gái già hết sức dễ thương. Nhiều người nói tôi kỳ quặc, nhưng đó chỉ vì tôi làm gái già theo cách riêng của tôi và không chịu bước theo lối mòn truyền thống. Anne, có ai kể cho cháu nghe chuyện giữa Stephen Irving và tôi không?”
“Có ạ,” Anne thành thật, “cháu nghe nói cô và ông ấy từng đính hôn.”
“Đúng vậy... hai mươi lăm năm trước... cả đời người. Và chúng tôi định sẽ cưới nhau vào mùa xuân năm sau đó. Tôi đã may áo cưới, dẫu chẳng ai ngoài mẹ tôi và Stephen biết được điều đó. Chúng tôi dường như đã đính hôn với nhau cả cuộc đời rồi, có thể nói như vậy. Khi Stephen còn nhỏ, mẹ anh ấy đưa anh ấy đi cùng mỗi khi đến thăm mẹ tôi; lần thứ hai đến chơi... anh ấy chín tuổi còn tôi sáu tuổi... ở trong vườn anh ấy bảo tôi rằng anh ấy quyết tâm cưới tôi khi lớn lên. Tôi nhớ mình đã nói 'cám ơn'; và khi anh ấy đi rồi, tôi nghiêm túc bảo mẹ mình rằng tôi nhẹ nhõm cả người vì không còn sợ sẽ trở thành một cô gái già nữa. Ôi, người mẹ tội nghiệp của tôi đã phá lên cười giòn giã!”
“Rồi chuyện gì đã xảy ra?” Anne như dừng thở.
“Chúng tôi cãi nhau về một chuyện ngốc nghếch tầm thường ngớ ngẩn. Tầm thường tới mức, cháu tin không, tôi còn không nhớ nó đã bắt đầu thế nào. Tôi chẳng biết ai mới là người có lỗi nhiều hơn. Stephen là người bắt đầu cuộc cãi vã, nhưng có lẽ tôi đã kích động anh ấy bằng những lời ngu ngốc của mình. Cháu biết đấy, anh ấy có một vài đối thủ cạnh tranh. Tôi tự phụ, thích làm đỏm và muốn trêu anh ấy một chút. Anh ấy lại là một người đàn ông nhạy cảm dễ kích động. Và thế là chúng tôi giận dữ chia tay nhau. Nhưng tôi nghĩ mọi chuyện sẽ ổn thôi, và lẽ ra mọi chuyện đã ổn nếu Stephen không quay lại quá sớm. Anne thân yêu, tôi lấy làm tiếc phải nói rằng”... cô Lavendar hạ giọng như là sắp thú nhận tội giết người, “tôi là một người giận dai khủng khiếp, ồ, cháu đừng cười... đó là sự thật. Tôi rất hay dỗi, và Stephen quay lại khi tôi vẫn chưa nguôi cơn giận. Tôi không thèm nghe anh ấy, không chịu tha thứ cho anh ấy, vì vậy anh ấy đã ra đi vĩnh viễn. Anh ấy quá kiêu hãnh để quay lại van xin. Và rồi tôi giận vì anh ấy không chịu đến. Lẽ ra tôi nên nhắn cho anh ấy, nhưng tôi không thể hạ mình làm thế. Tôi cũng kiêu hãnh như anh ấy vậy... kiêu hãnh và giận dai là một sự kết hợp tồi tệ, Anne ạ. Nhưng tôi chẳng thể đem lòng thương bất cứ ai khác, mà tôi cũng chẳng muốn làm thế. Tôi biết tôi thà làm gái già một nghìn năm còn hơn là cưới bất kỳ ai không phải Stephen Irving. ôi, mọi chuyện giờ chẳng khác gì một giấc mơ. Cháu nhìn có vẻ cảm thông quá, Anne ạ... cảm thông đúng kiểu chỉ mười bảy tuổi mới có được. Nhưng đừng làm quá nhé. Tôi thực sự rất hạnh phúc và hài lòng về bản thân, mặc dù trái tim tôi tan vỡ. Tim tôi đã tan vỡ, nếu một trái tim có thể tan vỡ thật, khi tôi hiểu ra Stephen Irving sẽ không quay trở lại. Nhưng Anne ơi, một trái tim tan vỡ trong đời thực không đáng sợ bằng một nửa như trong tiểu thuyết đâu. Nó khá giống như một chiếc răng sâu... dẫu cháu không cho rằng cách ví von ấy lãng mạn tí nào. Thỉnh thoảng nó lại đau nhói từng cơn và khiến cháu mất ngủ, nhưng giữa những cơn đau đó, nó vẫn để cháu tận hưởng cuộc sống, những giấc mơ, tiếng vọng và kẹo đậu phộng cứ như chẳng có gì đáng kể. Và giờ thì cháu có vẻ thất vọng rồi. Cháu nghĩ tôi chẳng thú vị bằng một nửa so với năm phút trước đây, khi cháu cho rằng tôi luôn là nạn nhân của một quá khứ đau thương dũng cảm nép mình dưới nụ cười mạnh mẽ. Đó là điều tồi tệ nhất... hay cũng là điều tốt đẹp nhất... của đời thực, Anne ạ. Nó sẽ không làm cháu tuyệt vọng. Nó cứ liên tục cố gắng làm cháu cảm thấy dễ chịu... và thành công... ngay cả khi cháu quyết trở nên buồn bã một cách lãng mạn. Thanh kẹo này ngon tuyệt phải không? Tôi đã ăn quá nhiều rồi nhưng tôi cứ mặc kệ.”
Sau một khoảng lặng ngắn, cô Lavendar đột ngột lên tiếng,
“Tôi bị sốc khi nghe về con trai của Stephen ngày đầu tiên cháu đến đây, Anne ạ. Từ đó đến nay, tôi vẫn chưa thể nhắc đến thằng bé với cháu, nhưng tôi luôn muốn biết tất cả mọi chuyện về thằng bé ấy. Nó là người thế nào?”
“Cậu bé ấy là đứa trẻ đáng yêu ngọt ngào nhất mà cháu biết, cô Lavendar ạ... và cậu bé cũng hay tưởng tượng nhiều thứ, cũng như cô cháu mình vậy.”
“Tôi rất mong được gặp thằng bé,” cô Lavendar khẽ thốt, như đang tự nói với mình. “Tôi tự hỏi liệu thằng bé có giống như cậu bé trong mơ sống với tôi ở đây không... cậu bé trong mơ của tôi.”
“Nếu cô muốn gặp Paul thì lúc nào đó cháu sẽ dẫn cậu bé tới cùng,” Anne nói.
“Tôi muốn chứ... nhưng đừng nhanh quá nhé. Để tôi làm quen với suy nghĩ đó đã. Có thể việc gặp Paul sẽ đau đớn nhiều hơn vui vẻ... lỡ thằng bé quá giống Stephen... hay lỡ thằng bé không đủ giống anh ấy. Một tháng nữa cháu hãy dẫn cậu bé lại nhé.”
Theo đó, một tháng sau, Anne và Paul đi bộ băng rừng tới căn nhà đá và gặp cô Lavendar đang thơ thẩn trên lối đi. Cô không ngờ là họ tới lúc đó, và mặt cô tái nhợt đi.
“Vậy đây là con trai Stephen,” cô Lavendar thì thào, cầm lấy tay Paul và quan sát cậu trong khi cậu đứng đó, đẹp trai và ngây thơ trong bộ áo choàng và mũ lông bé nhỏ bảnh bao. “Thằng... thằng bé rất giống cha.”
“Ai cũng nói cháu giống ba như tạc,” Paul thoải mái công nhận.
Anne thở ra một hơi nhẹ nhõm khi quan sát cảnh gặp gỡ này. Cô nhận ra cô Lavendar và Paul đã “hợp” nhau ngay và sẽ không có sự gò bó hay miễn cưỡng nào giữa bọn họ. Cô Lavendar là một người rất khéo léo, dẫu ưa thích mơ mộng và lãng mạn, và sau giây phút thất thần ngắn ngủi đầu tiên, cô giấu đi cảm xúc của mình và vui vẻ chơi đùa với Paul một cách tự nhiên cứ như cậu chỉ là con của một người quen bất kỳ đến thăm cô. Họ có một buổi chiều tuyệt vời bên nhau cùng một bữa đại tiệc toàn những món béo ngậy thay cho bữa tối, nếu bà Irving biết được thì sẽ giơ tay kinh hãi vì cho rằng những món ăn đó sẽ hủy diệt hệ tiêu hóa của Paul mãi mãi.
“Hãy đến lần nữa nhé, chàng trai,” cô Lavendar bắt tay từ biệt Paul.
“Nếu cô muốn thì cô có thể hôn cháu,” Paul nghiêm túc nói.
Cô Lavendar cúi xuống hôn cậu.
“Vì sao cháu biết cô muốn hôn cháu?” cô khẽ hỏi.
“Bởi vì cách cô nhìn cháu hệt như mẹ cháu từng nhìn khi mẹ muốn hôn cháu. Nói chung cháu không thích hôn hít. Bọn con trai là vậy. Cô biết đấy, cô Lewis. Nhưng cháu nghĩ cháu cũng thích cô hôn cháu. Và đương nhiên cháu sẽ đến thăm cô nữa. Cháu nghĩ cháu muốn cô trở thành một người bạn đặc biệt của cháu, nếu cô không phản đối.”
“Cô... cô không nghĩ là mình sẽ phản đối,” cô Lavendar đáp rồi quay lưng bước vội vào nhà. Nhưng một lát sau đó; cô đã đứng bên cửa sổ vẫy tay cười chào tạm biệt họ.
“Em thích cô Lavendar,” Paul tuyên bố khi họ đi bộ qua rừng sồi. “Em thích cách cô ấy nhìn em, thích căn nhà đá và thích cả Charlotta Đệ Tứ nữa. Em ước bà nội Irving có Charlotta Đệ Tứ thay vì Mary Joe. Em chắc là Charlotta Đệ Tứ sẽ không nghĩ em bị tâm thần khi nghe em kể về những suy nghĩ của mình. Bữa trà hôm nay thật tuyệt vời, phải không cô giáo? Bà nội nói một cậu bé không nên suy nghĩ nhiều về thức ăn, nhưng thỉnh thoảng điều đó không thể tránh được khi cậu ta đang đói ngấu. Cô hiểu mà, cô giáo. Em không cho rằng cô Lavendar sẽ ép một cậu bé ăn cháo vào buổi sáng nếu cậu ta không muốn. Cô ấy sẽ làm những thức ngon mà cậu ta thích. Nhưng đương nhiên”... Paul luôn là một cậu bé công bằng... “như vậy thì sẽ không tốt lắm cho cậu ta. Nhưng dù sao thì thỉnh thoảng thay đổi chút cũng tốt, cô giáo ạ. Cô biết mà.”
Tác giả :
Lucy Maud Montgomery